Monday, June 30, 2008

Vì sao sau một ngàn năm đô hộ, bá quyền Trung Quốc vẫn không Hán hoá được Việt Nam?

Phong Uyên

Từ thượng cổ, người Trung Hoa đã tự tạo cho mình niềm tin rằng vua chúa của họ là “Thiên tử” (con Trời), được ban cho “thiên mệnh” trị vì bàn dân thiên hạ. Từ khi vị hoàng đế đầu tiên (Tần Thủy Hoàng đế) thống nhất các nước nằm trong lưu vực sông Hoàng, nơi này được gọi là Trung Quốc – hàm ý quốc gia ở trung tâm toàn cõi đất.


Trăm họ tộc Hoa người Trung quốc được coi là thần dân. Những dân tộc không cùng dòng giống với người Hoa sống ở những khoảng đất chung quanh đều bị coi là man di như Hung Nô phía Bắc, Bách Việt phía Nam. Sau nhà Tần, các triều đại nhà Hán vẫn lấy danh nghĩa làm theo “mệnh trời”, tiếp tục chính sách bành trướng của Tần Thủy Hoàng chiếm hữu đất đai của các dân tộc này sáp nhập vào Trung Quốc. Còn tinh vi hơn, đàn bà con gái của các dân tộc này bị ép lấy người Hán, để rồi con cái họ trở thành người Hán vì mang huyết thống cha theo chế độ phụ hệ một chiều của người Tàu; bằng cách này, chỉ sau vài trăm năm, các dân tộc này đều bị tuyệt giống. Thật ra, đó là cách duy nhất để cung cấp nhân công cho một nền kinh tế có căn bản là nông nghiệp, khi người Hán chỉ là thiểu số so với toàn thể số dân đại lục Trung Hoa thời đó (vào khoảng 50 triệu, bằng dân số đế quốc La Mã cùng thời). Trong khoảng một ngàn năm gần như toàn thể các tộc Bách Việt sống ở phía Nam sông Dương Tử đều đã bị Hán hoá và tuyệt chủng. Chỉ còn lại duy nhất một dân tộc thoát được nạn này là dân tộc Lạc Việt, tổ tiên chủ yếu của dân tộc Việt Nam sau này: không những không bị đồng hoá mà, kỳ diệu hơn, còn giành được độc lập, giữ được một phần đất phía Bắc và tiếp tục bành trướng về phía Nam để tạo thành một quốc gia riêng, biệt lập với Trung Quốc, điều đã khiến cho cuộc Nam tiến của người Hán xuống cực Nam của vùng Đông Nam Á bị khựng lại từ hơn một ngàn năm nay.


Tôi đã thử tìm hiểu vì sao lại có được cái phép lạ đó. Theo tôi suy nghĩ, đó là nhờ ở bốn nhân tố:


Ý thức quốc gia của người Lạc Việt đã rất sớm nẩy nở, đủ sức chống lại ý thức bá quyền Đại Hán ngay từ khởi đầu.
Tinh thần dân tộc của người Lạc Việt đã vượt qua được giới hạn bộ tộc để đủ sức đương đầu với chủng tộc Đại Hán.
Truyền thống mẫu hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán theo chế độ phụ hệ, giúp cho dân Việt Nam bảo tồn được giống nòi.
Thể chế lạc tướng - lạc hầu được tồn lưu dưới hình thức cơ chế làng xã đã giúp dân Việt bảo vệ được nền tự chủ của mình.

Tôi cũng xin nói cho rõ hơn là cái nghĩa của từ “quốc gia” tôi bàn luận ở đây không cùng nghĩa với từ “quốc gia” bây giờ, và cũng không đồng nghĩa với chữ “quốc” trong “liệt quốc” thời Chiến quốc, mà có nghĩa “quốc gia Nam Việt” đối lập với “Trung Quốc” nhà Hán.


Theo tôi, chính Triệu Đà, để phục vụ tham vọng của mình, đã là người tạo cho dân Việt ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc theo cái nghĩa đó. Trong lịch sử nhân loại có nhiều trường hợp như vậy: Alexandre Đại đế người Macédoine làm dạng danh nước Hi Lạp. Guillaume le Conquérant người Pháp lập ra nước Anh, trong quá khứ luôn luôn thù địch với Pháp. Napoléon người Corse đã đưa nước Pháp tới tột đỉnh vinh quang. Không kể những hung thần như Thành Cát Tư Hãn người Mông Cổ lập ra nhà Nguyên, Staline người Georgie, Hitler người Áo v.v...


Ý thức quốc gia


Khi Tần Thủy Hoàng mất, Triệu Đà chỉ là một viên lệnh úy tầm thường gốc người nước Ngụy thuộc tộc Hoa, nhưng là người có chí khí, đã biết lợi dụng thời thế hợp quần một số tộc Việt để xưng đế lập ra nước Nam Việt cùng thời với Trung Quốc của Hán Cao Tổ. Theo các nhà sử học phương Tây, sở dĩ nước Tần thắng được các nước khác, không phải vì có Tần Thủy Hoàng mà vì nước Tần là nước có thể chế, có hành chính qui củ, có quân đội mạnh, vũ khí tân tiến hơn các nước khác thời bấy giờ. Từng là một viên tiểu lại của nhà Tần, Triệu Đà đã lấy kinh nghiệm nước Tần để gây dựng nước Nam Viêt thành một quốc gia tân tiến ngang, nếu không nói là hơn Trung Quốc của nhà Hán thời sơ khai, nhất là về quân sự (đánh chiếm Trường Sa). Có thể nói trên lục điạ Trung Hoa và gần như cả Đông Nam Á thời đó, chỉ có hai quốc gia ngang sức đương đầu với nhau là Trung Quốc và Nam Việt. Cả hai đều có cơ cấu phỏng theo nước Tần. Nhờ vậy người Bách Việt trong nước Nam Việt của Triệu Đà có ý thức quốc gia rất sớm và sau một ngàn năm bị đô hộ vẫn giữ được ý thức đó để tái lập lại nước Việt sau này. Người Hán cho đó là khi quân, một thế giới không thể có hai nước, một điều phạm đến “thiên mệnh” của Trung Quốc, nên dùng đủ mọi phương kế kể cả phương kế bỉ ổi nhất là mỹ nhân kế Cù thị để xoá bỏ cho bằng được nước Nam Việt. Khi tiêu diệt được nhà Triệu, nước Nam Việt bị đổi thành Giao Chỉ bộ và bị chia nhỏ thành 9 quận cho mất tang tích một quốc gia đã dám đương đầu với Trung Quốc. Tuy vậy người Trung Hoa cho tới ngày nay vẫn luôn luôn bị ám ảnh bởi một quốc gia đã dám chống đối mình ngay từ sơ khởi, nên không có gì lạ khi nhà Thanh vì mặc cảm đã bắt Gia Long phải đổi quốc hiệu mà ông dự kiến “Nam Việt” thành “Việt Nam”. Trong thâm tâm, người Tàu vẫn coi Việt Nam là Giao Chỉ quận hay An Nam đô hộ phủ. Chứng cớ là khi người Pháp mới đặt chân xuống miền Nam, hỏi mấy chú Chệt tên nước này là gì, mấy chú vẫn nói tên là “Giao Chỉ”. Tây nghe âm Tàu đọc trại là “Cochin”. Lại sợ lầm với tên đất Cochin bên Ấn Độ, nên đặt lại là “Cochinchine” để phân biệt (từ tố “-chine” có nghĩa là “Trung Quốc”).


Tinh thần dân tộc

Là một nhà chính trị khôn ngoan, Triệu Đà đưa ra chủ trương liên kết mọi tộc Việt trong nước Nam Việt với nhau (như trong câu “người trong một nước phải thương nhau cùng”), điều đã khiến cho mọi tộc Việt vượt qua được giới hạn bộ tộc của mình, đi đến một ý niệm cao hơn là ý niệm về dân tộc Việt. Tinh thần dân tộc lại càng thêm vững mạnh khi Triệu Đà đem lại cho dân tộc Việt vinh quang đầu tiên bằng chiến công đánh chiếm Trường Sa [1] của Trung Quốc. Hơn một ngàn năm sau Lý Thường Kiệt noi gương đem quân tràn qua Tàu đánh phá các châu Khâm, Liêm. Rồi lại gần 1000 năm sau nữa, sau trận Đống Đa làm nhà Thanh khiếp đảm, Thanh đế Càn Long sợ Quang Trung sang đánh và đòi đất, phải vội vàng hứa gả con gái cho và hứa trả lại Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).


Chế độ mẫu hệ và truyền thống lạc tướng - lạc hầu

Khi lập Văn vương [2] , cháu đích tôn con Mị Nương và Trọng Thủy, lên kế nghiệp mình, Triệu Đà có ý muốn nương theo chế độ mẫu hệ của người Lạc Việt để Việt hoá dòng giống mình, ngõ hầu triều đại nhà Triệu trở thành triều đại quy mô đầu tiên của dân Việt và sau này có thể dựa vào dân tộc Việt chống lại được sự bành trướng của Trung quốc. Trong lịch sử nhân loại, những dân tộc yếu muốn bảo vê được sự sống còn của nòi giống mình trước những dân tộc mạnh hơn đều chỉ có cách là duy trì liên hệ gia đình theo mẫu hệ. Thí dụ điển hình nhất là dân tộc Do Thái, 2000 năm mất nước, phải di tản đến mọi nơi trên thế giới, trước đó đã bao lần bị lưu đầy qua nhiều nước khác mà vẫn bảo tồn được dân tộc (cùng truyền thống văn hoá) của mình nhờ – không cần biết cha là thuộc dòng giống nào – tự coi mình là người Do Thái nếu mẹ là người Do Thái. Người Hán cũng biết vậy nên đã mưu tính đưa Cù thị vào làm vợ lẽ Anh Tề để con của Cù thị (có với tình nhân của thị là Thiếu Quý) là thái tử Hưng máu Tàu 100% sau này lên ngôi đem đất nước dâng lại cho nhà Hán. Quả nhiên là như vậy: khi Minh vương Anh Tề mất, Hưng lên ngôi (tức Ai vương) tính cùng mẹ đem nước dâng cho nhà Hán. Khi tể tướng Lữ Gia biết, giết mẹ con Cù thị và sứ giả nhà Hán, đưa Dương vương có mẹ người Việt lên thay thì đã quá muộn. Lại gặp tướng giỏi nhà Hán là Phục Ba tướng quân nên dân Việt đành chịu thua. Một ngàn năm sau, khi phản công lại Lý Thường Kiệt ở Khâm châu và Liêm châu, nhà Tống lại đem tích “Cù thị vị quốc hi sinh” như một Chiêu quân cống Hồ ra ca tụng nhằm cổ võ quân sĩ. Đủ biết là sự hiện hữu của nước Nam Việt đối lập với Trung Quốc vẫn là một mối hận trong tâm thức người Tàu.

Cũng có lẽ nhờ giữ được truyền thống mẫu hệ trong phong tục nên đã có những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và Bà Triệu. Noi gương Triệu Đà, nhiều quan lại, sĩ tử người Hán, được cử qua “Hán hoá” dân Giao Chỉ, đã lấy vợ Việt không chịu trở về Trung quốc và con cháu không những đều trở thành người Việt mà còn nổi lên chống lại người Hán như trường hợp Sĩ Nhiếp, hoặc trường hợp Vạn Xuân vương Lý Bôn... Ngoài ra, nhiều tăng thống gốc Việt hay mẹ Việt như Tăng Khương Hội còn trở về Trung Quốc thuyết giảng đạo Phật theo văn hoá và tư tưởng Việt. Có thể suy luận là trong 1000 năm bị đô hộ, sở dĩ dân Việt Nam không bị đồng hoá là vì chính sách Hán hoá “lấy vợ Việt để đẻ con Hán” lại có hậu quả ngược lại, “gậy ông đập lưng ông”, là các con cháu có “mẹ Việt” đều trở thành người Việt, giữ gìn huyết thống Giao Chỉ và truyền thống văn hoá Việt, nhờ vậy đã không những không bị Hán hoá mà ngược lại, còn “Việt hoá” người Tàu qua đô hộ. Khả năng “Việt hoá” mạnh mẽ đó không những đã giúp dân Việt bảo vệ được nòi giống của mình trước người phương Bắc mà còn có thể, trong cuộc bành trướng về phương Nam, đồng hoá những dân tộc khác từng một thời hưng thịnh như Chiêm Thành, Chân Lạp, cũng như sau này đã “Việt hoá” những người Tàu Minh Hương để mở mang miền Nam.

Truyền thống lạc tướng - lạc hầu ẩn mình dưới những cơ chế làng xã cũng đã giúp cho dân Việt bảo tồn được nền tự chủ của mình trong suốt thời kỳ bị đô hộ, vì “phép vua thua lệ làng”: phép tắc của các quan thái thú Tàu cũng không thể vượt qua được lũy tre làng. Nhờ vậy mà “ý thức quốc gia” vẫn tiếp tục trường tồn tuy bị thu hẹp trong ý thức “làng nước”: làng chỉ là nước được thu nhỏ lại, và vị Thần Hoàng được thờ ở đình làng như những anh hùng dân tộc, những bậc thánh linh thiêng sẽ phù hộ cho người dân giữ làng giữ nước; còn làng là còn nước, bảo vệ làng là bảo vệ nước.


Để kết luận

Trong lịch sử thế giới từ cổ chí kim, từ Đông qua Tây, không một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, sau một ngàn năm bị đô hộ bởi một nước lớn và mạnh như Trung Quốc, không những vẫn bảo tồn được nòi giống mà còn vẫn giữ được cơ cấu quốc gia, và lại tiếp tục duy trì nền tự chủ của mình trong suốt thời gian một ngàn năm nữa. Đó là nhờ ở những nhân tố mà tôi đã nêu ở trên, cũng như nhờ ở sự khôn khéo của ông cha ta đã biết lúc cương lúc nhu, lúc tiến lúc lùi, tuy giữ hình thức triều cống ba năm một lần nhưng vẫn luôn luôn cảnh giác, coi phương Bắc là giặc, là kẻ thù, không bao giờ coi là bạn cả.

Chỉ có gần đây, trong khoảng thời gian 30 năm từ 1949 đến 1979, vì ý thức hệ, vì muốn độc tôn chiếm hữu quyền hành, giới cầm quyền Việt Nam mới coi kẻ thù truyền kiếp là huynh trưởng, là ân nhân, để rồi tự nguyện trở thành tên lính tiền phong, đem xương máu của chính đồng bào mình bảo vệ “ân nhân” vốn là kẻ thù đó. Khi bị người “anh em” dạy cho một bài học biên giới mới tỉnh ngộ thì đã muộn: chủ nghĩa bành trướng Đại Hán cũng vẫn y nguyên như 2000 năm về trước, cho dù được che giấu dưới chiêu bài “chủ nghĩa quốc tế vô sản”, “môi hở răng lạnh”; kế sách “Cù thị” vẫn tái diễn mà trong đó, [các lãnh tụ] Đảng Cộng sản Việt Nam không khác nào một thứ “thái tử Hưng”. Tuy nhiên, lần này, bá quyền Trung Quốc có nhiều hi vọng thành công: họ đang sử dụng ưu thế kinh tế, chính trị, quân sự của mình để tạo ra một sợi dây xích trói chặt Việt Nam bốn bề từ biên giới phía Bắc bọc qua Hoàng Sa - Trường Sa phía Đông, dọc theo sông Mê Kông từ Tây Tạng tới những nước đã bị khống chế như Lào, Cam Bốt phía Tây. Việt Nam hiện nay đã như cá nằm trong rọ. Bành trướng Đại Hán có thể tiếp tục thực hiện âm mưu làm bá chủ Đông Nam Á và Biển Đông mà gần như không còn chướng ngại vật Việt Nam.

Làm thế nào thoát được vòng cương toả của Trung Quốc để tạ lỗi với tổ tiên, với đất nước? Dù sớm hay muộn, chính quyền cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải trả lời câu hỏi này.

--------------------------------------------------------------------------------
[1]Địa danh Trường Sa ở đây là thành phố cổ hiện đang là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Còn “Trường Sa” với tư cách là tên gọi quần đảo trên biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc gọi là “Nam Sa”. Đời Hán, thành Trường Sa là kinh đô của “Trường Sa quốc”, một trong số chư hầu của nhà Hán. Theo sử sách, vào khoảng sau năm 195 TrCN, Nam Việt vương Triệu Đà đã từng tấn công Trường Sa quốc, chiếm đất của nước này. Đây là hành động chủ yếu mang tính tự vệ, vì nhà Hán (sau khi Hán Cao tổ Lưu Bang đã chết, Lữ hậu thâu tóm chính sự) khi đó bộc lộ tham vọng thôn tính Nam Việt, mà Trường Sa là ngả tiến quân thuận tiện nhất. (Các chú thích đều của talawas.)
[2]Để độc giả tiện theo dõi đoạn trích dẫn sử liệu này của tác giả Phong Uyên, talawas xin tóm lược dòng chính lưu của cây phả hệ nhà Triệu (gồm cả thảy 5 đời vua) đã cai trị Nam Việt quốc, như sau: Triệu Vũ vương (tức Triệu Đà, trị vì từ 207 TrCN đến 137 TrCN), Triệu Văn vương (tức Hồ, cháu đích tôn của Vũ vương và cháu ngoại của An Dương vương Thục Phán nước Âu Lạc; 137 TrCN – 125 TrCN), Triệu Minh vương (tức Anh Tề, 125 TrCN – 113 TrCN), Triệu Ai vương (tức Hưng, 113 TrCN – 112 TrCN; thực ra Hưng là con của Cù thị [vợ lẽ Minh vương] với Thiếu Quý, tình nhân của Cù thị – cả Cù thị lẫn Quý đều là người Hán), và Triệu Dương vương (con của Minh vương với quý phi người Việt; 112 TrCN – 111 TrCN). Đến đây (năm 111 TrCN), nhà Triệu mất nước Nam Việt vào tay nhà Hán.
(T Đ)

Với Nguyễn Chí Thiện

1954_1
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


1954_2
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


1954_3
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


1954_4
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


1954_5
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


1954_6
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Tố cáo cs 1
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Tố cáo cs 2
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



-------------
Thăm Úc
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



2002
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Ca nhạc biên giới

Một mảnh giang sơn
Get this widget Track details eSnips Social DNA


Kể từ ngày ấy
Get this widget Track details eSnips Social DNA


Gìn giữ đất biển VN
Get this widget Track details eSnips Social DNA



Nam quan Cà mau
Get this widget Track details eSnips Social DNA



Lửa Bolsa
Get this widget Track details eSnips Social DNA

Biên giới hải phận - Hoàng Trường Sa

Powered by eSnips.com


2002: CS dâng đất cho Trung quốc 1999-2000

Bùi Tín, Trần Độ, Ng. Gia Kiểng
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Nhân sĩ miền bắc, nam tố cáo cs bán nước
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Nguyễn Thanh Giang
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Bùi Tín, trao đổi với QĐNDVN
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


QĐNDVN là công cụ của ai ?
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Lý công Luận, phản ứng đồng bào VN ở Đông âu
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Nguyễn Minh Cần: âm mưu của Tàu cộng
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Sử gia: Phạm Cao Dương
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


hát: 1 tấc đất 1 tấc vàng
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Ls Trần Thanh Hiệp: hiệp ước bất bình đẳng !
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Ca nhạc

1
Powered by eSnips.com


2
Powered by eSnips.com


3
Powered by eSnips.com


4
Powered by eSnips.com


5
Powered by eSnips.com

Bài viết vài tác giả : giai đoạn lich sử

Hứa Hoành:
- Thỏa hiệp án 14/9/1946
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14268

- HuaHoanh-VaichuyenThatXayRaTrong9namKhangChien.pdf
- HuaHoanh-BiMatChuaDuocTietLo-MTGPMN.pdf

- Thăm trưỡng võ bị Hoàng phố
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14267

- HCM sao y bản chính cách mạng vô sản Trung cộng
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14266

- 15 ngày ở Quảng Đông
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14264

- Nội tình nước Nhật trước khi đầu hàng đồng minh
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14260

- Mặt trân dân chủ Đông dương, một tổ chức phản quốc
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14258

- Đông Dương đổi chủ
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14256

- Nhật đảo chánh Pháp và những thay đổi, xáo trộn ở VN
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14255

- Nam bộ dưới chế độ trực trị của Nhật 9/3-24/8/1945
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14253

- Thành tích chính quyền Trần Trọng Kim
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=14252

Ls Nguyễn Hữu Thống:
- Giải tỏa huyền thoại Hồ Chí Minh
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=36066

- Đạo làm người
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=23483

Mường Giang:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=188


Hồ Đinh:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=43

Minh Võ:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=196

Mai Thanh Truyết:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=128

Nguyễn Văn Canh:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=158

Đinh Lâm Thanh:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=338

Võ Long Triều:
http://webwarper.net/ww/~av/www.vietnamdaily.com/index.php?c=author&a=150


Lê Tùng Minh:
http://webwarper.net/ww/~av/www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=245&chude_id=44
1975-80: VIỆT NAM SAU THÁNG TƯ ĐEN (Sự phán xét của lịch sử)...
1981-85
1986-90
1991-95
1996-2000

Vài Tài liệu lịch sử (pdf):
http://groups.google.com/group/cl_pub01/files?hl=fr&upload=1

Về “Ho Chi Minh, the missing years” (I)

Minh Võ

Sophie Quinn-Judge và Ho Chi Minh, the missing years

Sophie Quinn-Judge, nữ tiến sĩ người Anh, ít được biết ngoài giới độc giả của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông trong hai thập kỷ trước. Nhưng với tác phẩm Hồ chí Minh: The Missing Years, 1919-1941 (1), bà đã đem sở trường của mình về môn Nga văn ra kéo chú ý của nhũng nhà nghiên cứu lịch sử vùng Viễn Đông.

Được tổ chức John D. and Catherine T. MacArthur Foundation và Quỹ Sưu Tầm Trung Ương của trường đại học Luân Đôn tài trợ, bà đã dành gần chục năm nghiên cứu các tài liệu mới được giải mật của Trung Tâm bảo tồn và tài liệu lịch sử hiện đại Nga, trước kia từng mang tên Viện Mác-Lênin và kho tài liệu tình báo hải ngoại Pháp tại Aix-en-Provence. Đó là những nguồn tài liệu chính yếu để dựa vào đó đưa ra những nhận định về Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên bà cũng đọc nhiều tác phẩm khác của các học giả, sử gia hay các nhà viết tiểu sử mà bà liệt kê trong thư mục thường được coi như nguồn tài liệu thứ yếu.

Theo bà, các tác giả đi trước, tả cũng như hữu, khi viết về Hồ Chí Minh đã nói quá đáng về nhân vật này, coi là nhân vật quan trọng của Quốc Tế Cộng Sản và là người trách nhiệm về tất cả công hay tội của Cộng sản Việt Nam. Tác giả có tham vọng đưa ra nhận định cân bằng và sát thực hơn, căn cứ vào những chứng liệu mới.

Tác giả và cuốn Ho Chi Minh, the missing years
Nguồn: temple.edu

Sách gồm 7 chương chia theo thứ tự thời gian:
1– Từ 1919-1923: Sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc với 8 điểm yêu sách tại hội nghị Hòa Bình ở Paris và một giải pháp cấp tiến.
2– Từ 1923-1924: Thành viên mới trong Quốc Tế Cộng Sản. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên, vai trò Hồ Chí Minh trong Quốc Tế Cộng Sản, đại hội V Quốc Tế Cộng Sản và chủ trương mặt trận thống nhất tại Trung Quốc, nhiệm vụ được giao.
3– Từ 1924-1928: Hoạt động tại Quảng Đông, phong trào nông dân tại đây, tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, sự sụp đổ của mặt trận thống nhất tại Trung Quốc.
4– Từ 1927-1929: Từ đường hướng cũ tới đường hướng mới, những chuyến đi, đại hội VI Quốc Tế Cộng Sản, hoạt động tại Xiêm, sự phát triển và rạn nứt của tổ chức Thanh Niên.
5– Từ 1930-1931: Cao trào cách mạng với những cán bộ được huấn luyện tại Liên Xô quay về nước, sự thống nhất đảng, những cuộc nổi dậy trong Năm Mới, những nhiệm vụ mới của Hồ Chí Minh và sự củng cố quyền lực của Trần Phú.
6– Từ 1931-1938: Chết ở Hồng Kông và chôn tại Mạc Tư Khoa? Hồ bị bắt, được thả rồi trở lại Liên Xô dự hội nghị VII Quốc Tế Cộng Sản, Mặt trận thống nhất tại Đông Dương.
7– Từ 1937- 1941: Trở về với con đường dẫn tới hội nghị trung ương kỳ 8, tình hình thế giới thay đổi, hội nghị Trung Ương kỳ 6 và những cuộc nổi dậy năm 1940, Hồ tiến gần biên giới và hội nghị Trung Ương kỳ 8.

Thoạt nhìn tựa sách The misssing years, người đọc hy vọng tác giả sẽ tập trung vào mấy năm từ trước vốn ít được nói tới, như thời gian trước 1917 là năm Hồ Chí Minh từ Anh sang định cư ở Pháp, hay thời gian từ 1934 đến 1938 là lúc Hồ bị cầm chân ở Liên Xô, nhất là lý do khiến ông bị (hay được?) sống, học tập thêm và làm việc tại đây trong một thời gian dài như vậy. Ngay những năm thụ huấn tại trường đại học Lênin cũng không được tác giả nói đến.

Nhưng có vẻ những tài liệu bằng Nga ngữ mà tác giả được tiếp cận đã không giúp bà xác quyết được điều gì quan trọng về “những năm thiếu vắng” hay chưa được biết đến này. Cho nên bà đã ghi rõ con số 1919-1941 sau mấy chữ The missing years của nhan sách và đã dành 257 trang sách để nói về hoạt động của Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 22 năm đó.

Tác phẩm cũng cho thấy Quinn-Judge đã phải dùng đến rất nhiều tư liệu thuộc nguồn thứ cấp và nói đến những sự kiện mà các nhà viết tiểu sử Hồ Chí Minh đã nói cả rồi. Vì thế, những điều gọi là mới mẻ quan trọng không có bao nhiêu.

Dường như sự đáng tiếc này khởi từ tình trạng những tài liệu về tình báo của bộ Pháp quốc Hải ngoại mà tác giả tiếp cận không thể bao quát cả thời gian 22 năm của Hồ Chí Minh đồng thời cũng có giới hạn của nó: Làm sao có thể tin báo cáo của các mật báo viên là chính xác? Và những lời cung khai của các nghi can đáng tin cậy đến chừng mực nào?

Còn về văn khố của Liên xô cũ nay được giải mật có lưu trữ đầy đủ những văn kiện lịch sử không? Trên thực tế, tại Liên Xô thường có những cuộc thanh trừng đẫm máu, phe nọ chống phe kia. Liệu những kẻ “phản loạn”, “phản cách mạng”, hay những nhà độc tài có dừng tay trong việc thiêu hủy hay vô hiệu hóa, hoặc ngụy tạo một số văn kiện để cố lấy lẽ phải về mình không?

Khi tài liệu không còn nguyên vẹn, những phần còn lại có thể cho người nghiên cứu kết luận một cách xác quyết không? Đó là chưa kể nhiều báo cáo được ký nhiều bí danh khác nhau, nhà nghiên cứu khó biết đích xác đó là của ai. Về việc một số tài liệu bỗng dưng biến mất, chỉ xin nêu ba trường hợp được chính tác giả xác nhận:

Thứ nhất, trang 88 chương 3, bà cho biết hầu hết (most) trong số 11 thư của Quốc Tế Nông Dân gửi Quốc, và Quốc báo cáo nhận đầy đủ, không tìm thấy bản sao trong hồ sơ của Quốc Tế Nông Dân, mục thư từ với Hồ Chí Minh.

Thứ hai, trang 177 chương 5, “giữa 23-7 và 2-9 (1930), Hồ bảo đã gửi cho FEB (Viễn Đông Vụ) 6 lá thư. Nhưng chỉ có một lá ngày 2-9 được tìm thấy trong văn khố của Quốc Tế Cộng Sản.” Hồ nói dối? Hay có người giấu những lá thư đó đi? Bà không dám xác quyết nhưng dùng động từ “claimed” cho người đọc có cảm tưởng bà không tin Hồ lắm.

Thứ ba, trang 203 chương 6, nói về đại hội 7 Quốc Tế Cộng Sản tác giả cho biết Hồ đã phê bình Đông Dương Cộng Sản Đảng và viết nhiều báo cáo nhưng không tìm thấy trong văn khố Liên Bang Nga.

Vì vậy, Quinn-Judge hay dùng các động từ có nội dung thiếu tính xác quyết như “claim, appear, seem, suggest, assume, would, might, would seem to show...” hoặc những câu nghi vấn “It is unclear, it was not known, one can not tell, I am not sure, we do not know for certain, it is hard to know, if it were correct, remain in the realm of conjecture...” Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa tác phẩm không cung cấp được một số dữ kiện hữu ích để nhận dạng Hồ Chí Minh đầy đủ hơn.

Cuối chương 1, tác giả cho biết trong thập niên 20, Hồ Chí Minh từng gia nhập hội Tam Điểm, nhưng theo đường lối đại hội IV Quốc Tế Cộng Sản đã cắt đứt liên hệ với tổ chức này.

Riêng chuyện Hồ Chí Minh dưới tên Nguyễn Ái Quốc trình thỉnh nguyện thư cho hội nghị Hòa Bình ở Versailles thì hầu hết các sử gia đều đã nói trước.

Chương 2, tác giả nhắc lại điều các sử gia đã viết là Hồ Chí Minh đến Liên Xô tham dự đại hội I Quốc Tế Nông Dân (Krestintern), được bầu vào trong số 11 ủy viên ban chấp hành Krestintern. Tác giả trưng dẫn văn kiện của Hồ muốn về Đông Dương qua ngả Trung Quốc, và đề nghị Quốc Tế Cộng Sản cấp nguyệt phí 100 Mỹ Kim để có thể làm nhiệm vụ thu lượm tin tức và công tác tuyên truyền. Tác giả cũng nói đến sách lược (tactics) mặt trận thống nhất mà Quốc Tế Cộng Sản định áp dụng tại Trung Hoa, bắt nguồn từ đề cương về các vấn đề thực dân và dân tộc của Lênin được thảo luận gay gắt tại đại hội V Quốc Tế Cộng Sản. (2)

Trong đoạn nói về Hồ Chí Minh và vị thế trong Quốc Tế Cộng Sản, tác giả cho biết không thấy văn kiện chính thức nào xác nhận Hồ Chí Minh học ở trường Lao Động Đông Phương, tức Trường Stalin cho đến năm 1936. Theo bà, nhà văn Nga Yevgeny Kobelev xác nhận chính Hồ Chí Minh đã thuật lại việc học tại trường này. Lãnh tụ Cộng Sản Ấn Manabendra N. Roy cũng cho biết Hồ có học tại đây. Nhưng bà không tin những người này mà cho rằng có thể (it is possible) Hồ chỉ tham dự một lớp huấn luyện nào đó về tổ chức nông dân trong thời gian ở đây, vì ông ta gắn bó với Krestintern.

Chỉ dựa vào việc không thấy các văn kiện chính thức trong văn khố để phủ nhận lời của các nhân chứng tên tuổi như Kobelev và Roy cũng khó thể coi là hợp lý.

Về sách lược mặt trận thống nhất được thảo luận tại đại hội V Quốc Tế Cộng Sản, sau khi cho biết Manuilski là phát ngôn viên quan điểm của Stalin, tác giả kể việc Hồ Chí Minh khuyên nên điều tra xem Nguyễn Thế Truyền vào đảng Cộng Sản chưa, nếu ông ta đã là cộng sản thì nên ra lệnh cho “xâm nhập nhóm Lập Hiến ở Paris để ‘noyauter’, tức làm “nhân” thao túng.” (3) Như vậy, ngay hồi ấy (1924) Hồ Chí Minh đã lãnh hội hoàn toàn tính sách lược giai đoạn của Lenin trong mặt trận thống nhất là Xâm nhập tổ chức địch để “noyauter”.


Mikhail Markovich Borodin (1884-1951)
Nguồn: republicanchina.org



Liền sau đó, tác giả nói đến vai trò Quốc Tế Cộng Sản trong mặt trận thống nhất tại Trung Quốc. Mỉa mai là mặt trận thống nhất này lại thực hiện từ trên, nghĩa là giữa các cấp lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc. Maring là người trong năm 1922 đã thành công trong việc thuyết phục 5 lãnh tụ cộng sản Trung Quốc chấp nhận sách lược mặt trận thống nhất giữa hai phe Quốc – Cộng Trung Hoa. Sau đó là hiệp ước Joffe- Sun, ký kết giữa Adolf Joffe, đại diện Liên Xô và Tôn Dật Tiên, lãnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, theo đó Liên Xô sẽ viện trợ có điều kiện cho Trung Quốc. Cùng lúc đó (đầu năm 1923) Viễn Đông Vụ trực tiếp dưới quyền chỉ huy của ban chấp hành trung ương Quốc Tế Cộng Sản được thành lập tại Trung Quốc. Giữa năm 1923 phái đoàn Borodin đến Quảng Châu, thủ phủ của Quảng Đông.

Theo tác giả, Hồ Chí Minh đến Quảng Đông khoảng 11/11/1924, với một sự hỗ trợ nhỏ bé. Đưa ra một số sự việc và trưng dẫn vài lá thư của Hồ, tác giả kết luận:


Người ta có thể nói khá chắc chắn rằng Hồ được phái đến Quảng Đông không phải để làm phụ tá hay thư ký cho Borodin như đã từng nghe nói. Tuy nhiên đúng là vị thế và sự liên hệ của ông đối vớí Quốc Tế Cộng Sản trong 2 năm 1923-1924 vẫn còn là một cái gì đó rắc rối khó hiểu. (4)

Tác giả cũng trưng dẫn một lá thư của Hồ Chí Minh gửi Petrov, người đứng đầu Cục Phương Đông trong Quốc Tế Cộng Sản để chứng minh dù được cảm tình của Manuilsky, Hồ Chí Minh vẫn không được ưu đãi. Trong thư có đoạn:
“Trong 3 tháng Chạp, Giêng và Hai, tôi ở phòng số 176, trong đó luôn có 4 hay 5 người. Ban ngày luôn ồn ào không sao làm việc được. Đêm đến thì bị rệp cắn không sao ngủ.” (5)

Chương 3 nói về hoạt động của Hồ tại Quảng Đông nhằm tạo dựng hạt nhân cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Hồ Chí Minh đến đây lúc 3 đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương của Trung Hoa Quốc Dân Đảng và 6 người khác trong đó có cả Mao Trạch Đông là ủy viên dự khuyết.

Như vậy, đường lối của Quốc Tế Cộng Sản trong giai đoạn này đã tạo điều kiện cho Hồ Chí Minh hoạt động một cách hết sức dễ dàng trong lòng đối phương. Việc Hồ làm được thì hầu hết các tác giả khác đã nói. Điều quan trọng là xâm nhập, lũng đoạn, thao túng, và phá hủy các tổ chức yêu nước khác chính kiến, không tán thành chủ nghĩa Cộng Sản.

Trong đoạn về phong trào nông dân Quảng Đông, tác giả cho biết vào tháng 8/1925 Quốc Tế Nông Dân (Krestintern) gửi cho Hồ 5000 rubles (khoảng 2500 MK lúc ấy) qua tài khoản của Borodin trong ngân hàng Viễn Đông và yêu cầu Hồ dùng số tiền này để thi hành 4 việc:

1- Sản xuất bích chương và các tập sách mỏng về vấn đề nông dân.
2- Gửi đại diện tới các tỉnh để tổ chức nông hội.
3- Phái một đồng chí Trung Hoa đáng tin cậy tới Mạc Tư Khoa để làm việc trong Quốc Tế Nông Dân.
4- Cung cấp cho Liên Xô những tin tức và tài liệu về phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Hồ trả lời sẽ làm đúng theo yêu cầu, trừ điều 3, vì không có ai đủ khả năng ngoại ngữ.

Tác giả cho biết Hồ nhận được tất cả 11 lá thư của Quốc Tế Nông Dân. Nhưng hầu hết những thư đó không thấy trong hồ sơ của Quốc Tế Nông Dân liên quan đến thư từ của Hồ. (6)

Tác giả không nói về lý do bị mất những lá thư này và cũng không tỏ ý nghi ngờ thư có thể bị giấu hoặc hủy do ghi lại những vấn đề nào đó.

Cũng trong đoạn này, tác giả thuật lại biến cố 20/03/1926 nhưng không cho biết lý do tại sao Tưởng Giới Thạch hạ lệnh bắt giữ khoảng 50 người trong số ủy viên chính trị cộng sản tại Hoàng Phố (?). Các cố vấn Xô Viết cũng bị giam lỏng tại nhà. Trước sự trấn áp, Borodin phải nhượng bộ theo yêu cầu của Quốc Dân Đảng, hạn chế vai trò của đảng viên Cộng Sản trong Quốc Dân Đảng. Từ đó, số đảng viên Cộng Sản trong các ủy ban của Trung Hoa Quốc Dân Đảng chỉ còn giữ tỷ lệ một phần ba và đảng viên Cộng Sản bị loại khỏi các chức chưởng cơ quan trong chính quyền Quốc Dân Đảng.

Về hoạt động của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tác giả dựa vào văn khố Tình Báo Hải Ngoại Pháp tiết lộ: Hồ thường nhận được những món tiền ủng hộ tổ chức Thanh Niên từ trong nước gửi ra, trong đó có Diệp Văn Kỳ, Khánh Kỳ (một thợ chụp hình, trước kia từng quen Hồ ở Paris) và cả Bùi Quang Chiêu lãnh tụ đảng Lập Hiến, (sau này bị Việt Minh thủ tiêu thời 1945-46). Tác giả cũng nhắc báo cáo 5 điểm của Hồ gửi về Liên xô mà hầu hết các tiểu sử gia đã đề cập. Trong số 5 năm điểm đó có điểm 5 đặc biệt là đã thành lập được một trường Tuyên Truyền. Trong cùng đoạn này, tác giả nói đến vai trò quan trọng của Jacques Doriot trong Quốc Tế Cộng Sản đối với Hồ Chí Minh. Nhân vật này triệt để ủng hộ sách lược mặt trận thống nhất loại liên hiệp Quốc Cộng Trung Hoa và khuyên Hồ Chí Minh: “Nhân dân Đông Dương chỉ có thể đi theo một con đường, nếu thực sự muốn thay đổi tình thế: đó là con đường đấu tranh cho Độc Lập”. Tác giả cho biết Doriot nhấn mạnh công nhân và nông dân là lực lượng đấu tranh chủ yếu nhưng cần gia tăng sự ủng hộ mặt trận thống nhất. Doriot viết tiếp:

“Đừng quên rằng dưới sự đô hộ của bọn đế quốc, toàn thể nhân dân (công nhân, nông dân, thương nhân và trí thức) chỉ trừ một thiểu số, vài phần tử đầu cơ trục lợi, đều muốn đánh đuổi đế quốc. Đừng coi nhẹ bất cứ cố gắng nào để lôi cuốn họ hàng ngày đứng vào tổ chức đấu tranh. Đừng từ khước sự hợp tác của họ.” (7)

Tác giả cũng trích dẫn nguồn tin của Trung Tâm Lưu Trữ và Nghiên Cứu Tài Liệu Lịch Sử Nga, cho biết Hồ Chí Minh có đệ trình Quốc Tế Cộng Sản một ngân sách một năm lên đến 40 ngàn nhân dân tệ Trung Quốc. Ngân khoản này dùng chi về di chuyển và đào tạo 100 cán bộ tuyên truyền ở Quảng Đông. Cộng thêm một ngàn rưởi cho hoạt động toàn thời gian của 10 cán bộ tuyên truyền và thêm 8 ngàn rưởi nữa cho công tác xuất bản phát hành, giao thông liên lạc... Ngoài ra còn một số chi phí cần thiết khác, kể cả dự trữ cho những khoản bất thường. (8)

Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng hoạt động tuyên truyền và đào tạo cán bộ tuyên truyền nên đã dồn ngân khoản do Quốc Tế Cộng Sản cấp để làm việc đó.

Về sự sụp đổ của mặt trận thống nhất, tác giả nói đến việc Tưởng Giới Thạch tấn công Cộng Sản Trung Quốc ngày 12/04/1927 khiến sách lược mặt trận của Liên Xô phá sản. Bà không cho biết lý do khiến Tưởng hành động như vậy, có lẽ vì không thấy tài liệu nào trong văn khố Nga về lý do đó.

Riêng các tài liệu Trung Hoa Dân Quốc cuối thập niên 1950 cho biết đầu năm 1927 nhà cầm quyền Trung Quốc bắt được một mật thư của tòa đại sứ Nga gửi cho Trung Cộng xúi

“dùng mọi biện pháp thúc đẩy quần chúng bài ngoại, khiêu khích người ngoại quốc trả thù. Muốn đạt mục đích này, không được lùi bước trước bất cứ thủ đoạn nào, ngay cả cướp bóc, tàn sát. Và khi có sự xô xát giữa người Âu và người Trung Hoa thì phóng đại ra để khuấy động dân gây rối loạn.”

Sau đó Quốc Dân Đảng lại bắt được một mật điện do Borodin gửi ủy viên quân sự Nga Dorosky ra lệnh cho ông này phá hoại kế hoạch Bắc tiến. (9)

Bà cũng cho biết, mặc dù có vụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa tấn công Cộng Sản tháng 4-1927, tổ chức Thanh Niên của Hồ Chí Minh vẫn tồn tại ở Quảng Đông, “nhờ liên hệ với phong trào giải phóng dân tộc không cộng sản, kể cả với nhóm tả phái trong Quốc Dân Đảng Trung Hoa.” (10)

Ba tháng sau biến cố tháng 4, trung ương Quốc Tế Cộng Sản ra tuyên bố kết án Quốc Dân Đảng Trung Hoa là phản động, và chỉ thị Cộng Sản Trung Quốc cảnh giác. Nhưng, tác giả trích Harold Isaacs,

“(Quốc Tế Cộng Sản) vẫn khuyên (Cộng Sản Trung Quốc) hãy ở lại trong Quốc Dân Đảng bằng cách áp dụng sách lược mặt trận thống nhất từ dưới, nghĩa là hành động trong quần chúng vô sản ... xây dựng những tổ chức lao động... tăng cường các nghiệp đoàn ... chuẩn bị quần chúng lao động hòng chuẩn bị cho những hành động quyết định... vũ trang cho công nhân và nông dân... tổ chức một bộ máy đảng đấu tranh bất hợp pháp có trình độ. (11)

Qua trưng dẫn trên, dù biết rõ “kẻ thù” là phản động, Quốc Tế Cộng Sản vẫn khuyên đồng chí không xa lìa mà cần ở lại tổ chức địch để tổ chức và tăng cường lực lượng của mình. Hồ Chí Minh đã thực thi đúng sách lược đó ở Hoa Nam với tổ chức Thanh Niên vào thời gian này và gần hai chục năm sau tại Việt Nam: Liên hiệp với các đảng đối lập dùng uy tín của họ củng cố lực lượng mình, tiêu diệt lực lượng địch. Sách lược thống nhất và liên hiệp với phong trào giải phóng dân tộc chỉ là diệu kế để tiêu diệt các tổ chức không cộng sản.

Chương 4, tác giả dựa vào tài liệu của Trung Tâm Lưu Trữ Tài Liệu Liên Bang Nga cho biết:

“Tháng 9-1927, Quốc Tế Cộng Sản ra huấn thị cho công việc tương lai của Hồ và phái ông ta sang Paris vào tháng 11 để phối hợp kế hoạch với ủy ban Thuộc địa của đảng Cộng Sản Pháp. Lúc này đảng Pháp Cộng lãnh trách nhiệm nuôi dưỡng cộng sản ở Đông Dương, nhưng trong thực tế các thành viên của đảng CS Pháp làm việc dưới sự kiểm soát chặt chẽ từ Mạc Tư Khoa.” (12)

Liền sau đó tác giả nói rõ:

“Mặc dầu Quốc Tế Cộng Sản đã hết ảo tưởng với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, những huấn thị mà Hồ Chí Minh mang theo sang Paris đã phản ánh sách lược mặt trận thống nhất với các lực lượng dân tộc. Bản huấn thị hai trang ghi “Quốc phải giúp hợp nhất các người cách mạng dân tộc trong số di dân Đông Dương (trước tiên ở Paris, rồi trên cả nước Pháp), bằng cách tạo ra một cái nhân cộng sản trong số những phần tử dân tộc đó...” (13)

Tác giả có vẻ muốn chứng minh Hồ ít liên hệ và ít được Quốc Tế Cộng Sản giúp đỡ nên đưa ra những trường hợp Hồ chí Minh không được ưu đãi hay ủng hộ, tuy nhiên những điều này lại cho thấy Hồ Chí Minh luôn lệ thuộc Quốc Tế Cộng Sản. Chẳng hạn trong đoạn đầu chương 4, tác giả viết:

“Mùa đông năm ấy (1927) Quốc Tế Cộng Sản quá bận rộn vì những vấn đề quan trọng hơn chuyến đi của Hồ Chí Minh... Nhưng đến tháng 4 Hồ vẫn chẳng nhận được tin tức gì của Mạc Tư Khoa hay của Doriot. Quốc Tế Nông Dân cũng chẳng giúp được gì. Ông ta phải hỏi xin họ cấp 500 Mỹ Kim và cho một “kế hoạch tổ chức thực tiễn để tôi có thể hoạt động hữu ích” (14)

Dù muốn dù không, mấy hàng trên đã chứng minh khá rõ sự lệ thuộc của Hồ Chí Minh vào Liên Xô, từ tài chính đến kế hoạch hoạt động.

(Còn tiếp)

--------------------------------------------------------------------------------

DCVOnline: Bài do tác giả gởi; DCVOnline biên tập, minh hoạ và đề tựa. Chú thích của tác giả. Nguồn: Hồ Chí Minh, Nhận định tổng hợp, Minh Võ, Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Tái bản lần 1, Virginia, 2006.

(1) Tạm dịch Hồ Chí Minh, những năm chưa biết đến, 1919-1941, University of California Berkeley, Los Angeles 2002.
(2, 3, 4, 6) SĐD tr. 46-48, 59, 64-66, 88
(5) Bức thư tìm thấy trong hồ sơ Trung Tâm lưu trữ tài liệu Liên Bang Nga (RC, 495, 154, 594...)
(7) SĐD tr 102. Tác giả dẫn tài liệu của Trung Tâm lưu trữ tài liệu Nga số RC, 495, 154, 555, p. 5.
(8) SĐD tr. 103.
(9) Sách lược Xâm Lăng của CS – Minh Võ, Sài Gòn 1970, tr. 25.
(10) SĐD tr. 108.
(11) SĐD tr. 110. Về hai chữ từ dưới, xin nhắc lại là đã có lúc tác giả nói đến thống nhất từ trên, nghĩa là thống nhất giữa các cấp lãnh đạo 2 bên.
(12) SĐD tr. 111.
(13) SĐD tr. 116. Chúng tôi nhấn mạnh mấy chữ sách lược và cái nhân, để lưu ý độc giả đến âm mưu của Quốc Tế Cộng Sản chỉ muốn dùng người yêu nước như bình phong, cái vỏ bề ngoài để che giấu và củng cố cái cốt lõi cộng sản của họ ở bên trong. Không có cái vỏ “sách lược mặt trận dân tộc”, thì không tạo được cái nhân, hoặc không bảo vệ được cái nhân cộng sản.

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5188
(DCV)

Hoa Kỳ chở hàng chục ngàn tấn lương thực đến Bắc Triều Tiên



Sự trợ giúp bắt đầu được đưa đến Bắc Triều Tiên trong cảnh đói. Một chiếc tàu chở hàng chục ngàn tấn mễ cốc từ Hoa Kỳ đã đến một bến cảng Bắc Triều Tiên. Đây là diễn tiến xảy ra sau khi Bình Nhưỡng thỏa thuận với Chương trình Lương thực Thế giới cho phép họ mở rộng tầm hoạt động tại Bắc Triều Tiên. Phái viên Kurt Achin của đài VOA tường thuật sự việc như sau.


Tàu chở hàng cứu trợ của Hoa Kỳ tại cảng Nampo ở Bắc Triều Tiên (hình năm 2003)

Chiếc tàu Hoa Kỳ chở 37,000 tấn lúa mì đã cập bến cảng Nampo của Bắc Triều Tiên ngày hôm qua. Đây là phần đầu trong nửa triệu tấn lương thực viện trợ mà Hoa Kỳ đã hứa cho quốc gia Bắc bán đảo Triều Tiên nghèo khó này. Hai hôm trước đó, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc đã ký kết một thỏa ước mới với Bình Nhưỡng nhằm gia tăng sự hiện diện của họ tại Bắc Triều Tiên.

Phát ngôn nhân Paul Risley của Văn phòng châu Á của Chương trình Lương thực Thế giới, cho biết thỏa thuận này là một tin tốt lành cho số dân suy dinh dưỡng của Bắc Triều Tiên.

Ông Risley nói: "Thỏa ước mới cho phép chúng tôi tăng thêm nhân viên, tăng thêm lượng lương thực đưa vào, và thay vì chỉ có thể nuôi ăn khoảng 1 triệu người như hiện nay, chúng tôi sẽ có thể cung cấp lương thực cho khoảng 5 triệu người được ước lượng là đói ăn".

Bắc Triều Tiên đã từng chịu cảnh thiếu lương thực nhiều thập niên qua, do tình trạng tự cô lập về kinh tế và quản lý tài nguyên sai lầm. Tình trạng khó khăn lên đến cực điểm vào giữa thập niên 90, là lúc người ta cho rằng có tới 1 triệu người Bắc Triều Tiên đã chết vì nạn đói. Trận lụt năm ngoái còn bị làm cho tệ hại hơn do núi đồi bị dọn sạch bởi dân chúng tìm thức ăn và củi đun, đã tác hại nghiêm trọng đến vụ mùa thu hoạch năm nay.

Thỏa ước ký hôm thứ Sáu cho phép Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc tăng từ 10 nhân viên lên thành 50 người vào năm tới. Thỏa thuận này cũng cho phép các toán phân phát lương thực được đến những vùng mà trước đây họ vẫn bị cấm.Theo ông Risley thì những lúc tuyệt vọng như vậy đã giúp thuyết phục Bắc Triều Tiên ra khỏi sự ẩn dật thường lệ của họ.

Ông Risley nói: "Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Bắc Triều Tiên ngày càng nhận thức rõ, và càng cởi mở hơn, về một sự hiện diện rộng rãi hơn của quốc tế…đặc biệt là trong việc trợ giúp lương thực".

Phát ngôn nhân Risley nói thêm rằng chuyến hàng của Hoa Kỳ đến hôm Chủ nhật là một phần nằm trong thỏa hiệp của Chương trình Lương thực Thế giới với Bắc Triều Tiên.

Ông Risley nói: "Hoa Kỳ đã tỏ ra lưỡng lự trong việc cung cấp đợt lương thực đầu tiên của họ, cho đến khi có một thỏa ước giữa Chương trình Lương thực Thế giới và Chính phủ Bắc Triều Tiên".

Chủ trương của Chương trình Lương thực Thế giới là chỉ phân phát lương thực ở những khu vực mà họ có thể giám sát để bảo đảm là lương thực được đến tay những người cần nhất.

Trước đây, Washington đã từng bày tỏ quan ngại rằng những sự viện trợ không được giám sát sẽ bị rơi vào tay quân đội Bắc Triều Tiên và quan chức cao cấp. Nam Triều Tiên cho tới nay vẫn chưa gởi lương thực sang giúp Bắc Triều Tiên, nhưng điều đó có thể thay đổi khi cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân có tiến triển.

Cho dù là không gởi lương thực đi nữa, Nam Triều Tiên vẫn trợ giúp miền Bắc trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Chương trình Lương thực Thế giới cho biết Nam Triều Tiên đóng góp phần lớn chi phí hoạt động của chương trình tại miền Bắc bán đảo.
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-06-30-voa10.cfm?rss=topstories

Vì sao cộng sản sợ tôn giáo?



Vì sao cộng sản sợ tôn giáo?

• VietCatholic News (Thứ Bảy 28/06/2008 08:44)

Tuổi đời của chủ nghĩa cộng sản so với tôn giáo thường được ví von như một chú "nhóc tì" với bà lão trăm tuổi, dẫu có thiên tài đến cỡ nào chú nhóc ấy cũng không thể hơn bà cụ kia cả về hiểu biết lẫn khôn ngoan.

Sinh sau đẻ muộn lẽ ra phải biết trọng người đi trước nhưng chắc do… "đẻ ngược" nên thay vì làm vậy, cộng sản lại ác cảm với tôn giáo. Ngoài miệng họ luôn bảo "tôn trọng tự do tín ngưỡng" nhưng qua cư xử cho thấy thâm tâm họ không muốn thấy bất kỳ tôn giáo nào "mạnh khỏe". Thậm chí có những thời điểm người có đạo còn bị xem như những công dân hạng hai, chỉ vì mấy chữ 'Thiên Chúa giáo' trong lý lịch mà mọi cửa ngõ đến với xã hội đều bị bịt kín. Linh mục, tu sĩ còn nặng nề hơn vì bị xem như những thành phần nguy hiểm.

Tôn giáo dạy con người "làm lành tránh dữ" chính quyền cũng bảo họ "xây dựng xã hội công bằng", cả hai đều cùng chí hướng lẽ ra phải là cặp đồng hành thân thiết nhưng thực tế lại luôn diễn ra trái ngược, vậy một trong hai ắt có kẻ đã nói dối! Bản chất tôn giáo không được phép làm điều đó, dối trá tôn giáo không thể tồn tại lâu đến hàng ngàn năm, vậy "còn ai trồng khoai đất này"?

Sự dối trá của đảng cộng sản đối với dân chúng trong nước là chuyện "xưa như trái đất", bởi đầu óc của những kẻ cầm quyền luôn nghĩ rằng "nhờ công ông Hồ, ơn mưa móc của đảng mới cứu cả dân tộc ra khỏi bị hai đế quốc sừng sỏ xâm lăng và thống nhất đất nước…" vì thế họ đã đối xử với dân như những đã chịu ơn họ (nhưng cái giá 80 triệu dân phải trả cho kiểu thống nhất ấy "đắt" và phi lý cỡ nào mọi người nay đều đã biết).

Đáng buồn hơn mỗi khi các thủ tướng hay chủ tịch nước công du nước ngoài tìm kiếm đầu tư cứu nền kinh tế, họ thường khoe 2 điều: VN có nền chính trị ổn định (nhưng thực chất là đàn áp khiến dân sợ chẳng ai dám "hó hé" biểu tình) và 2/3 dân số là lớp trẻ lại cần cù, chăm chỉ, chịu khó v.v… những "ưu điểm" chỉ có ở những nước độc tài VN, TQ, Miến Điện, chủ nhân "marketing" với đối tác khách về lực lượng lao động giá "bèo" 60-70 USD/tháng có khác gì đầy tớ.

Đúng là những đức tính trên là đáng quí, nhưng trên cương vị lãnh đạo một quốc gia mà lại lấy đó bảo là "ưu điểm" thì còn gì buồn hơn cho dân tộc? Một dân tộc có đến những bốn ngàn năm sách vở với Bia Văn Miếu, Quốc Tử Giám đầy đủ và còn sờ sờ ra đó, vậy vì nông nỗi gì mà nay đại đa số thế hệ trẻ chỉ có mỗi cái đức tính cần cù làm "bằng cấp" xin đi làm thuê gia công cho thiên hạ?

Từ ngày VN thống nhất đất nước nay đã 33 năm (1975-2008), chỉ cần 25 năm Nam Hàn đã vươn lên hàng thịnh vượng ở Châu Á sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vậy chính quyền VN đã làm gì suốt 33 năm qua để đến nỗi nay phải bắt đầu đi nhờ cậy nhờ xin gia công cho nước ngoài trong đó có cả Hàn Quốc?

Người viết bài này từng có dịp tiếp xúc với một số vị nước ngoài làm việc tại các văn phòng đại diện thương mại, công ty kinh doanh nước ngoài ở Sàigòn. Phải nói là hầu hết nhân viên người Việt đều giỏi hơn cả "sếp" của họ không chỉ về chuyên môn mà còn cả về khả năng giao tiếp khách hàng, trình độ ngoại ngữ, sử dụng máy tính v.v… người có học như vậy cũng đành chịu chấp nhận số phận làm thuê cho những kẻ dở hơn cả mình vì chẳng còn cơ hội nào tiến thân tốt hơn, thì nói gì đến những người lao động ở các tỉnh nghèo, ít học?

Với lối suy nghĩ "kẻ cả" như trên cùng sự độc quyền quản lý tất cả các phương tiện truyền thông, hệ thống giáo dục trong nước suốt hơn nửa thế kỷ qua càng khiến đảng CSVN cảm thấy tự tin hơn mỗi khi cần nói dối "ở VN không có ai bị bắt bớ giam cầm vì lý do tôn giáo hay bất đồng chính kiến mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật…"

Sở dĩ họ mạnh miệng vì biết rất rõ nhận thức về quyền lợi chính trị của đại đa số người dân trong nước hiện nay chỉ là những con số không to tướng. Dân chúng từ chỗ quá khổ bobo, củ mì ăn thay cơm gạo được như hôm nay có cái ăn cái mặc no đủ là mừng lắm rồi, mà không đủ trình độ nhận thức để tự hỏi vì đâu mình phải khổ. Từ đó cũng chẳng cần quan tâm ai đang nắm vận mệnh đất nước và đã lèo lái dân tộc đi về đâu? Việc này đối với họ chẳng quan trọng bằng sự hấp dẫn, hay dở của những bộ phim tình cảm ly kỳ Hàn Quốc, TQ và những trò giải trí thư giãn phủ đầy các kênh truyền hình.

Những người có trình độ trong nước chẳng phải ít, nhưng lại "bận rộn" trước những cơ hội làm ăn "béo bở" mà nhều người trong họ bảo "không đâu kiếm tiền nhanh, dễ sống như ở VN" họ thừa "nước đục thả câu" lợi dụng sự tha hóa của đảng viên, quan chức câu kết làm nghèo thêm cho dân chúng và tương lai đất nước với những khoản vay nợ hàng triệu, tỷ USD. Chế độ này càng sống lâu họ càng mừng là đằng khác.

Sau một ngày vất vả lăn lộn ngoài đường kiếm sống, tối đến những kẻ có tiền tìm đến các quán nhậu, những chốn vui chơi với đủ các kiểu ăn chơi không thua gì các nước giàu có. Người ít tiền thì về nhà, vợ chồng con cái bật TiVi lên tha hồ cười "híp mắt" lại với các games show, trầm trồ khen ngợi người đẹp các cuộc thi hoa hậu, giọng ca tiếng hát truyền hình, hò hét với đội tuyển bóng đá quốc gia và cả những xúc động (đầy lầm lẫn) bởi những chương trình quyên góp từ thiện mà những đối tượng, nạn nhân nghèo khổ kia lại do chính chế độ tạo nên v.v… "hết phim" mọi người lăn đùng ra ngủ.

Một ngày "hạnh phúc" của đại bộ phận dân chúng VN hiện nay là thế!

Nhưng đối với các tôn giáo, chuyện "che mắt thế gian" này không còn dễ dàng chính vì vậy mà họ sợ tôn giáo, từ sợ đi đến thù nghịch chẳng còn mấy bước. Có thể nhắm mắt nói mà chẳng sợ sai, những người cộng sản đứng trước các tôn giáo họ có hai điều sợ nhất đó là:

1. Sợ bị tranh giành quyền lực:

Những tôn giáo lớn, như ở VN là Phật giáo và Công Giáo, dưới cái nhìn của những kẻ vô thần chẳng tin có Chúa, Phật nào hết, đối với họ tôn giáo chỉ là loại tổ chức xã hội có dạng hơi "đặc biệt" nhưng rất có thế lực. Sở dĩ vậy vì với bản chất tham lam quyền lực nên hay " suy bụng ta ra bụng người" nghĩ ai cũng tham như họ.

Với đạo công giáo, số tín hữu những trên sáu triệu là con số quá lớn so với số đảng viên cộng sản của họ, cách tổ chức của giáo hội lại rất qui củ, có trên có dưới với kinh kệ giáo luật đầy đủ (nhưng có lẽ cũng bị xem giống như điều lệ đảng?). Sinh hoạt tôn giáo nề nếp đều đặn, tiếng nói của các vị chủ chăn được nhiều người lắng nghe, thêm vào đó là sự tuân phục của giáo hội đối với Tòa Thánh Vatican mà ảnh hưởng của Đức Thánh Cha trên trường quốc tế lại lớn v.v… tất cả những điều này gộp lại chẳng khác gì những "cái gai" với những chính thể độc tài.

Mặc dù chẳng bao giờ họ nói thẳng ra "sự khó chịu" về sự hiện diện của những tôn giáo lớn, nhưng sự ganh ghét ấy lại không khó nhận diện qua cách chính quyền "đánh phá"chia rẽ các tôn giáo trong nước trước giờ ra sao?.

Tất nhiên đây chỉ là hậu quả của lối suy nghĩ "tự kỷ ám thị", bản thân họ xấu nên hay đa nghi như Tào Tháo, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù đang "diễn biến hòa bình" và "căn bệnh hoang tưởng" này chỉ thấy xuất hiện ở những chính thể độc tài như VN,TQ, Miến Điện, Bắc Hàn v.v… bởi nếu chủ trương của Giáo hội Công giáo La Mã xem quyền lực thế gian là quan trọng, thì với tuổi đời hàng ngàn năm, đạo công giáo ắt hẳn đã trở thành quốc giáo tại nhiều quốc gia Châu Âu hằng ngàn năm nay tương tự như Hồi giáo đối với vùng Trung Đông.

Sự thiếu cởi mở, thậm chí có những lúc căng thẳng trong quan hệ giữa nhà nước và đạo công giáo bấy lâu không đơn giản vì khác biệt giữa vô thần và hữu thần như nhiều người vẫn nghĩ, mà chính là do sợ bị tôn giáo tranh giành ảnh hưởng. Ngay trong nội bộ phe cộng sản, tuy cùng một ý thức hệ nhưng vẫn luôn có những sự "lủng củng" mà nguyên nhân không gì khác ngoài tranh giành quyền lực lẫn nhau. Việc cho phép đảng viên mở công ty tư nhân, đồng nghĩa với việc đảng thừa nhận "tư bản bóc lột" từ xấu xa biến thành tốt đẹp, là loại "lỗi hệ thống" nghiêm trọng về mặt lý thuyết chủ nghĩa cộng sản, nhưng vẫn được xem như không có chuyện gì "ầm ĩ" thì vô thần hay hữu thần chẳng quan trọng gì với họ, miễn làm sao còn tiếp tục cai trị quốc gia.

Vì vậy chừng nào VN còn bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cộng sản thì dù chính quyền có "đổi mới" đến đâu, có gia nhập hết các tổ chức thương mại lớn hơn WTO nếu còn tổ chức nào như thế, tôn giáo và nhân quyền ở VN sẽ vẫn còn là những đề tài nóng không bao giờ dứt.

2. Sợ tôn giáo nhận ra bản chất xấu của họ:

Lý do thứ 2 này mới đáng nói kỹ hơn vì trước giờ được ít người đề cập đến và cũng không dễ gì nhận ra nó. Vi trùng chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi mà không thể với mắt thường, tương tự những giá trị "thật – ảo" trong cuộc sống chỉ hiện ra rõ hơn dưới chiếc "kính lúp" tôn giáo.

Vẫn là sự dối trá nhưng theo thời gian nó đã "tiến bộ" hóa thân từ thô thiển trở thành tinh vi, đẳng cấp dối trá thời sau cao hơn thời trước. Nay đến thời XHCN đã được nâng lên hàng "thượng thừa" phải gọi là "trí trá", vì là sản phẩm của những kẻ có ăn học nhưng cái tâm họ lại thiếu lương thiện, như ông bà xưa bảo "có tài mà thiếu đức" họ không ngần ngại đánh đổi hết 'ruột gan" để lấy bổng lộc vinh hoa phú quí. Để "trả ơn" đảng bảo làm gì họ làm theo nấy, cố moi hết kiến thức học hành ra để nghĩ cách phục vụ bất kể luận điệu đó là sai miễn là bảo vệ được chủ.

Nói về sự trí trá của cộng sản với Thiên Chúa Giáo mà không nhắc đến một sự cố "Thuyết tiến hoá" (1860) của nhà khoa học Charles Darwin (1809-1882) bị những kẻ vô thần đạo diễn làm cho méo mó đi, có lẽ là thiếu sót thậm chí có khi còn bị hiểu là vì sợ khoa học mà phải né tránh. Ngoài ra đây còn là sự "đấu trí" giữa đức tin của giáo hội và các lý thuyết gia các chính thể cộng sản mà các tín hữu thời nay có lẽ cũng cần biết sự kiện trí trá có tầm vóc lịch sử này.

Khi cho ra đời quyển "Nguồn gốc muôn loài" (The Origin of Species) vào năm 1860, Charles Darwin cho rằng có một mối dây liên hệ về giống nòi giữa con người và loài vượn. Tuyên bố này lập tức đã gây nên một cú "sốc" lớn cho Đạo Thiên Chúa chúng ta thời ấy vì nó hoàn toàn đi ngược lại tín điều con người do Thiên Chúa dựng nên (cũng tương tự như những gì đã diễn ra với giáo hội vào thế kỷ XVI khi nhà thiên văn Ý Galileo Galilei tuyên bố khám phá ra trái đất quay quanh mặt trời).

Thuyết tiến hóa sau đó được những các lý thuyết gia cộng sản tiếp tục khai thác như một "báu vật" để biện minh cho sự đáng tin cậy của "chủ nghĩa duy vật" với họ Chúa Trời, Thần Linh chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng loài người khéo nặn ra, rằng con người cũng chỉ ngang hàng với bao loài vật khác nhưng nhờ sớm thích nghi với thiên nhiên mà phát triển nhanh hơn những con vật khác v.v...

Mục đích của bài viết này không để bàn cãi về "Thuyết tiến hóa" lẫn "Duy vật Chủ nghĩa" mà để phản bác lại kiểu diễn dịch "lấn sân" thô thiển đem "râu khoa học cắm vào cằm tôn giáo" cũng như hậu quả tệ hại của việc lợi dụng danh nghĩa khoa học ấy dưới các chính thể cộng sản ra sao?

Nếu đồ thị hóa lịch sử nhân loại về mặt thời gian, đó sẽ là một đường thẳng có hai cực vô định mang các giá trị theo toán học là –x và +x vì cho đến nay khoa học vẫn không thể biết chính xác trái đất này có từ bao giờ và bao giờ sẽ kết thúc (cũng như từ đâu đến và sẽ đi về đâu?). Tất cả các công trình nghiên cứu về nguồn gốc loài người cho đến nay chỉ là giả thuyết, ngoại trừ một điều chắc chắn duy nhất ai cũng biết, đó là nhân loại đã đi từ không đến có, từ những cái vô định đến những cái được xác định hiện nay. Vì vậy khi làm lịch các nhà khoa học phải chọn một mốc thời điểm nào đó để làm mức 0 (zéro) và người ta đã chọn năm sinh của Chúa Giêsu gọi đó là "Công Nguyên". Càng lui về trước CN càng rất khó xác thời điểm nên "khoảng tối" mang những giá trị âm là hợp logic và dễ hiểu.

Lùi lại "hiện trường" thời đồ đá cũ khoảng 200 ngàn năm trước. Những ai từng có dịp tìm hiểu hay xem qua hình ảnh những di tích cổ được tìm thấy của thời kỳ này chắc hẳn đều không khỏi kinh ngạc, bởi sự "chẳng giống ai" của các vật dụng kiếm sống của con người thời ấy. Nếu không có sự xác nhận của các nhà khảo cổ, khó ai lại nghĩ đó là dụng cụ tạo lửa, giáo mác, dao, rựa dùng để săn bắt thú rừng v.v…nhưng cũng vào thời ấy ăn lông ở lỗ ấy con người đã biết thờ cúng thiên nhiên, sấm chớp được xem là dấu hiệu nổi giận của thần linh và nhiều dụng cụ thờ cúng có khắc hình tượng cũng được tìm thấy.

Điều kiện hình thành tín ngưỡng của nhân loại trong hoàn cảnh "nền văn minh" ảm đạm là vậy, mà ngày nay ai đó lại đòi hỏi tín ngưỡng phải ăn khớp với những khám phá của khoa học thế kỷ 19, 20 thì liệu đó có đúng là tư duy của những nhà khoa học chân chính hay được nghĩ ra bởi những cái đầu tầm thường và rỗng tuếch?

Đạo Thiên Chúa mặc dù hình thành sau đó rất lâu, vào lúc con người đã biết ghi chép thời Tổ Phụ Abraham, khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên. Gọi là "mới" so với người tiền sử nhưng cũng đã cách nay những 4 ngàn năm. Vài trăm năm cũng đã đủ làm thay hình đổi dạng một lục địa, vậy 4 ngàn năm trước "văn minh" thời Tổ Phụ Abraham ra sao?

Nhớ lại lịch sử VN, đây cũng là khoảng thời gian ra đời của nước Văn Lang và được sử sách Việt hiện nay mở đầu bằng chuyện "Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ một trăm người con, 50 con theo mẹ lên núi 50 con theo bố xuống biển v.v…"

Ngày nay ai cũng biết đó cũng chỉ là những chuyện… "phịa" 100% nhưng bao đời nay các sách giáo khoa ở VN đều dạy nguồn gốc của dân tộc mình là nòi giống "con Rồng cháu Tiên" như thế và những truyền thuyết loại này cũng chẳng thiếu ở nhiều quốc gia khác, "Ngàn lẻ một đêm" của xứ Ả Rập là thí dụ nhưng có nhà khoa học nào lại đi đòi hỏi tính xác thực của những loại truyền thuyết ấy trong giáo dục? Vậy với ý đồ gì những người theo chủ thuyết vô thần lại mượn danh nghĩa khoa học qua thuyết tiến hoá để đả kích chuyện "Adam và Eva là do Thiên Chúa dựng nên từ đất sét" của người có tín ngưỡng?

Niềm tin ấy không đơn giản như những loại truyền thuyết có tính cục bộ của trần gian như trên, mà mang một ý nghĩa rất sâu xa. Chuyện về "Adam – Eva" trong cựu ước mới chỉ là một phần của tổng thể niềm tin Thiên Chúa là chủ vũ trụ, được hình tượng hóa theo cách nghĩ của thời Tổ Phụ Abraham, để giải thích về sự hiện diện của loài người. Bởi nếu mọi người ai cũng biết rõ ở hai đầu cực của trục lịch sử nhân loại đã và sẽ ra sao, chắc chắn chẳng ai còn cần đến tôn giáo và cũng không thể do ngẫu nhiên mà ai đó đã nghĩ ra câu chuyện Adam – Eva nếu không được mặc khải từ Thiên Chúa, vì cho mãi đến tận ngày nay với một nền khoa học được cho là nguyên tử hiện đại nhưng con người vẫn còn đang bế tắc trong việc tìm hiểu cội nguồn của mình.

Đời người là quá ngắn ngủi so với tuổi trái đất và vũ trụ, sự hiện diện của kiếp người trên thế gian chỉ lâu cỡ… vài ngày "ăn nhờ ở đậu" trong một tòa nhà nào đó của khách lữ hành. Anh ta không thể nào biết cả móng lẫn nóc căn nhà ấy được xây ra sao vì chẳng phải là người xây nên nó, nhưng phải có tin là nó được làm an toàn thì mới dám "chui" vào đó để ở. Người có đạo cũng giống như vị khách lữ hành ấy, đức tin của họ không bị lệ thuộc nhiều vào việc có học nhiều hay học ít mà nhờ ơn thiêng liêng, kiến thức hay kinh nghiệm sống là những cơ hội quí báu cho họ nhận ra thêm giá trị đức tin của họ.

Mặc dù khoa học ngày nay đã rất tiến bộ nhưng ngay chính trái đất là nơi khoa học sinh ra mà nó cũng chưa khám phá hết, nói chi đến Thái dương hệ - giải Ngân Hà, Thiên Hà xa cả trăm năm tốc độ ánh sáng? Một khi khoa học còn đang phải "vất vả" đi tìm hiểu những cái đã có sẵn hàng triệu năm trước, dù tin hay không có Đấng nào đó dựng nên trời đất, nền khoa học ấy chỉ đáng là học trò trước vũ trụ này. Sống giữa khoảng không mênh mông đầy bí hiểm và một thế giới đầy rẫy những điều thật giả lẫn lộn, con người tìm đâu ra chỗ dựa về tinh thần cho cuộc đời ngắn ngủi này ngoài niềm tin tôn giáo?

Trong lĩnh vực khoa học có quốc gia nào trên thế giới hiện nay vượt qua nước Mỹ về khoa học vũ trụ, vậy mà trên mọi đồng Dollar quốc gia này thể hiện cho sức mạnh nhiều mặt của họ đều được in hàng chữ "In God We Trust". Không biết các khoa học gia, chính trị gia cộng sản học được gì từ hàng chữ đơn giản trên những tờ USD mà họ đang cẩn thận cất giữ chúng trong túi riêng hay két sắt?

Ngày nay công trình nghiên cứu của Charles Darwin không còn ai nghi ngờ gì về giá trị của nó, chỉ có điều không may là "thuyết tiến hóa" đã có thời bị cộng sản khai thác triệt để, biến nó thành công cụ chế giễu và đàn áp tôn giáo. Càng trí thức càng dễ bị "dính đòn", do tâm lý người học cao thường chỉ muốn tin vào những cái có "tính khách quan khoa học" mà tên tuổi sáng chói của Charles Darwin lại quá đủ đảm bảo cho điều đó. Nhưng họ có ngờ đâu chấp nhận lối suy diễn sai lệch ấy của chủ nghĩa vô thần, duy vật là đồng nghĩa với việc tự hạ cấp chính bản thân mình, đang từ hàng quí tộc xuống làm "phó thường dân", từ hàng "sinh linh" trong tôn giáo bị giáng xuống thành… giai cấp súc vật trong các xã hội cộng sản.

Nhưng vì lý do gì các lãnh đạo cộng sản lại thích xem con người giống loài vật hơn việc tôn là sinh linh?

Thưa, chính vì nó phù hợp với sách lược dùng đấu tranh vũ lực để giải quyết mâu thuẫn quyền lợi giữa các giai cấp trong xã hội do cộng sản đề xướng. Nhưng khi dùng vũ lực, tức súng đạn giáo mác cảnh "máu đổ đầu rơi" xảy ra là tất yếu thì họ lại sợ bị quần chúng phản đối là trái với đạo lý vì thế họ phải làm sao thay đổi quan niệm nhân phẩm biến thành "vật phẩm" giống như loài thú hoang "tao không cắn mày trước thì mày cũng sẽ nuốt tao" chỉ còn biết quyền lợi chung quanh miếng ăn thì họ mới dễ huy động cái họ gọi là "vùng lên hỡi khắp nô lệ ở thế gian…".

Dưới đây là những dẫn chứng từ lịch sử:

Người Pháp thua trận Điện Biên Phủ nhiều người bảo do bất ngờ, vì sách vở quân sự thế giới xưa nay chẳng thấy đâu dạy chiến thuật như Việt Minh làm: tháo rời những khẩu trọng pháo ra, vác nó lên đỉnh đồi cao bằng sức người ráp lại để nã đạn xuống đầu họ ở giữa lòng chảo. Nhưng đó là lý lẽ của những nhà quân sự.

Nếu nhìn trận Điện Biên Phủ bằng con mắt của người có đức tin chúng ta có thể nhận ra thêm họ thua còn vì đã "đụng" phải đối thủ quá bất nhân, xem mạng sống con người chỉ là đồ cỏ rác! Bằng chứng là Việt Minh đã "nướng" tổng cộng hết 4.020 sinh linh và 9.118 người khác bị thương, trong lúc người Pháp mặc dù thua trận nhưng tổn thất lại thấp hơn rất nhiều, chỉ 1.747 người chết, 5.240 người bị thương và dù còn đến 10.000 quân, người Pháp đã chấp nhận đầu hàng để binh lính khỏi chết thêm nhưng nếu là Việt Minh chắc chắn họ đã không làm vậy.

Câu chuyện về "anh hùng" Phan Đình Giót và Tô Vĩnh Diện trong trận đánh Điện Biên Phủ "lấy thân mình lấp lỗ châu mai" cũng giống như chuyện em bé đuốc sống Lê Văn Tám ở kho xăng Nhà Bè, rõ ràng là những người ảo nhưng được dựng nên phục vụ cho ý đồ đen tối "xả thân vì nước" của chính quyền Việt Minh thời ấy. (Những năm gần đây vì đã nhận ra tính chất phi nhân của huyền thoại sợ bị lên án mà đảng CSVN chẳng bao giờ cho sách báo nhắc đến, rất có thể sách giáo khoa tiểu học sau lần cải cách hiện nay sẽ loại bỏ chúng để các thế hệ sau chẳng còn ai nhớ gì về tội ác của họ?)

Trong cuộc chiến tiếp theo ở miền Nam, đã có rất nhiều sư đoàn, trung đoàn quân đội chính qui miền Bắc bị tiêu diệt toàn bộ trong những trận chiến đẫm máu tại chiến trường Huế, Khe Sanh Quảng Trị, Hạ Lào, Bình Long An Lộc v.v… từ năm 1968 đến 1972 mà mục tiêu của phe cộng sản khi ấy là gây áp lực với người Mỹ bằng mọi giá trên chiến trường để đổi lấy thế thượng phong của họ trên bàn đàm phán Paris và họ cũng đã nhẫn tâm làm được điều này bằng sự đánh đổi sinh mạng của vài hàng chục ngàn binh lính vô tội.

Tổng kết chiến tranh VN 1954-1975, VNCH và các nước đồng minh bị chết khoảng 300 ngàn nhưng thiệt hại về nhân mạng của phía cộng sản miền Bắc cao gấp bốn lần với trên 1,12 triệu người.

Việc xem rẻ mạng sống con người tại các quốc gia trong khối cộng sản cũng tương tự. Năm 2007 vừa qua đích thân tổng thống V.Putin đến Butovo để dự lễ tưởng niệm hơn 20 ngàn người được đã bị hành quyết tại trại giam này chỉ trong khoảng thời gian ngắn 8/1937 - 10/1938 và đây mới chỉ là một trong hàng trăm trại tù kiểu này ở Liên Xô.

Ở Trung quốc dưới thời Mao Trạch Đông theo quyển "Mao: The untold story" của Jung Chang và Jon Halliday (Bà Jung Chang là người gốc Hoa, có Cha bị giết trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa do Mao chủ xướng) hai người đã bỏ ra chục năm trời, dầy công cất bước, đặt chân đến mọi nơi để gặp và phỏng vấn các nhân chứng, nạn nhân của chế độ độc tài Mao, để thu lượm các chi tiết chung quanh Mao Trạch Đông. Tác giả ước lượng rằng con số người Trung Quốc bị giết hại dưới thời Mao lên đến 70 triệu người. Đây chỉ là tính đến con số người bị bức tử, hãm hại chết, chứ chưa tính đến những con số tử vong trong các cuộc chiến.

Còn theo ước tính của Ủy ban tư pháp Thượng viện Mỹ con số nạn nhân dưới thời kỳ Mao Trạch Đông (1946 – 1965) vào khoảng 60 triệu nhưng Liên Xô thì lại đưa ra con số thấp hơn nhiều chỉ khoảng 30 triệu người

Nhìn vào tấm gương vĩ đại hai bậc "đàn anh" của chính quyền các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn… mọi người Việt đều có quyền hỏi chính quyền Hà Nội hiện nay về con số nạn nhân chính xác ở VN dước chế độ cộng sản từ 1945 đến nay 2008 là bao nhiêu? Bởi không ai dám chắc trong dòng họ, bà con ruột thịt của mình sống rải rác khắp 3 miền đã không từng là nạn nhân của họ.

Tóm lại, chỉ có tôn giáo (đúng nghĩa) với việc đề cao các giá trị thiêng liêng và không lấy bả vinh hoa phú quí trần gian làm mục tiêu, mới có thể giúp con người nhận ra bản chất thật của các hiện tượng, những trào lưu xã hội để biết tính thiện ác của chúng ra sao?

Và đó chính là những điều đã khiến cộng sản từng lo sợ nên tìm mọi cách, kể cả việc lợi dụng các công trình nghiên cứu khoa học khách quan, để triệt hạ tôn giáo.


Alfonso Hoàng Gia Bảo