Việt Nam Sử Lược
Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919. Trung tâm học liệu in lần thứ nhất vào năm 1971, nhóm Sách Việt chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1994.
Việt Sử Toàn Thư
Do sử gia Phạm Văn Sơn soạn thảo vào năm 1960, hội chuyên gia Việt Nam chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1996.
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhóm nghiên cứu sử địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881. Viện Sử học dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Thanh Quyên chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
Việt Sử Tiêu Án
Do Ngô Thời Sỹ soạn thảo vào năm 1775. Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
Đại Việt Thông Sử
Do Lê Quý Đôn soạn thảo vào năm 1759. Lê Mạnh Liêu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1973. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Do nhiều sử gia nhà Trần và nhà Lê soạn thảo ra. Năm 1993, nhà XBKHXH ấn hành bản chữ Quốc Ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty và Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 1999.
Lam Sơn Thực Lục
Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15. Mạc Bảo Thần dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1944. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Tuyết Mai và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
Thiền Uyển Tập Anh
Soạn thảo vào đời nhà Trần, khoảng thế kỷ 14. Sách viết về các thiền sư đời Lý, Trần, v.v... tuy nhiên lại cho biết rất nhiều dữ kiện lịch sử vào các thời kỳ đó. Lê Mạnh Thát dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1976. Lê Bắc chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
An Nam Chí Lược
Do Lê Tắc soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại Học Huế dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2000.
Đại Việt Sử Lược
Do một tác giả khuyết danh soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14. Nguyễn Gia Tường dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.
http://www.shcd.de/lichsu%20vn/lichsuvn.htm
--------
- Lý Thường Kiệt – Wikipedia tiếng Việt
Lý Thường Kiệt [1] (chữ Hán: 李常傑; tên thật là Ngô Tuấn; 1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. ...vi.wikipedia.org/wiki/Lý_Thường_Kiệt
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; tên thật là Ngô Tuấn; 1019–1105) là một danh tướng nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay. Có tài liệu ([2]) lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An. Tháng 2 năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4).
- Trần Hưng Đạo – Wikipedia tiếng Việt
Năm 4,5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ái châu, là nơi giam cầm trọng tội. Trưởng Công chúa Thuỵ Bà thương anh ...vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Hưng_Đạo
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232 [cần dẫn nguồn].
Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.
Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.
- Nguyễn Trãi – Wikipedia tiếng Việt
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt ...vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Trãi
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông được xem là một anh hùng dân tộc của Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới.
Lê Thái Tông
Lê Thái Tông (chữ Hán: 黎太宗;1423-1442) có tên là Lê Nguyên Long (黎元龍), là vua thứ hai nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1433 đến 1442. Ông sinh ra tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.
Lê Nguyên Long là con thứ hai của vua Lê Thái Tổ, mẹ là Phạm Thị Ngọc Trần. Ông sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch năm 1423.
Lê Thánh Tông.
Hoàng đế Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497[1]), húy Lê Tư Thành (黎思誠), còn có húy khác là Lê Hạo (黎灝), là vị vua thứ năm ???(hay la vi vua thu tu sau Le Nhan Tong) thời Lê sơ và là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Trong lúc trị vì, ông đã đưa ra nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ông cũng đã mở mang bờ cõi nước Đại Việt bằng cách đánh chiếm thủ đô của nước Chiêm Thành, sát nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước. Ông trị vì từ năm 1460 đến 1497 và được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn hóa và là người coi trọng người hiền tài. Thụy hiệu do vua Lê Hiến Tông đặt là Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế.
Bài chính: Luật Hồng Đức
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với quân xâm lược nước ngoài;
Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;
Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh;
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng.
Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;
Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ[4];
Chính sách hình sự nghiêm minh nhưng nhân đạo.
Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Một lần, ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con trai Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
------
Bản đồ Đại Việt
Bản đồ Hoàng thành Thăng Long thời Hồng Đức (1490)
Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ chi tiết và đầy đủ về lãnh thổ Đại Việt và bộ bản đồ các vương quốc trong vùng (gọi là Thiên hạ bản đồ).
Bộ bản đồ Đại Việt được hoàn thành năm 1490, gồm 13 thừa tuyên (sau đó đổi làm xứ) như sau:
Nam Sách gồm (Hải Dương, Hải Phòng ngày nay), quản lĩnh 4 phủ, 18 huyện;
Thiên Trường (Sơn Nam) gồm (Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên ngày nay), quản lĩnh 11 phủ, 42 huyện;
Quốc Oai (Sơn Tây) gồm Hà Tây, Sơn Tây, Vĩnh Phúc ngày nay), quản lĩnh 6 phủ, 24 huyện;
Bắc Giang (Kinh Bắc) gồm (Bắc Giang, Bắc Ninh ngày nay), quản lĩnh 4 phủ, 19 huyện;
An Bang là (Quảng Ninh ngày nay), quản lĩnh 1 phủ, 3 huyện, 4 châu;
Tuyên Quang gồm (Tuyên Quang, Hà Giang ngày nay), quản lĩnh 1 phủ, 2 huyện, 5 châu;
Hưng Hóa gồm (Phú Thọ, Yên Bái ngày nay), quản lĩnh 3 phủ, 4 huyện, 17 châu;
Lạng Sơn gồm (Cao Bằng, lạng Sơn ngày nay), quản lĩnh 1 phủ, 7 châu;
Thái Nguyên (Ninh Sóc) gồm (Thái Nguyên, Bắc Cạn ngày nay), quản lĩnh 3 phủ, 8 huyện, 7 châu;
Thanh Hóa gồm (Thanh Hóa, Ninh Bình ngày nay), quản lĩnh 4 phủ, 16 huyện, 4 châu;
Nghệ An gồm (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), quản lĩnh 8 phủ, 18 huyện, 2 châu;
Thuận Hóa gồm (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), quản lĩnh 2 phủ, 7 huyện, 4 châu;
Quảng Nam gồm (Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam ngày nay)
đạo thừa tuyên Quảng Nam được bổ sung sau cùng sau khi Đại Việt chiếm được miền bắc của Champa (1471)
Lại đổi Trung đô phủ làm Phụng Thiên, quản lĩnh 2 huyện.
No comments:
Post a Comment