Phó Thủ tướng, Bộ trưởng lo lắng về sự giả dối – lo lắng thật không?
Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11.2008 ông Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục gởi ngành giáo dục có bày tỏ “lo lắng về sự giả dối tồn tại trong ngành và xã hội; đồng thời hy vọng đến năm 2010 môi trường trong sạch được tái lập ở các trường học.”
Đọc thư ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Sứ tôi suy nghĩ khá lung. Sự giả dối ở VN hiện tại bắt đầu từ đâu, vì sao nó đang làm ông Phó TT bận tâm nói với thầy trò trong ngày này. Giá như ông Phó TT tìm hiểu nguyên nhân sẽ không khó. Nhưng ông Phó TT lại kiêm cả Bộ trưởng nên có quá nhiều việc, ta thử tìm hộ ông. Với thực tế VN hiện tại, Sứ tôi tìm được những điều giả dối ở đây:
A- Từ vĩ mô:
- Thần tượng: Hồ Chí Minh đã được đảng và nhà nước đem làm thần tượng ngay từ khi còn sống là người không vợ con, không riêng tư để lo cho dân nước với muôn vàn đức tính khiêm tốn, giản dị…
Một người bạn tôi bảo “Hồ Chí Minh là con người không có thật”. Anh giải thích “một con người có những yếu tố sau đây để xác định: Tên tuổi, quê quán, ông bà, cha mẹ, ngày chết và di chúc sau khi chết.
Tên tuổi không thật, ông họ Nguyễn Sinh tên là Côông. Quê quán không thật, vì đảng nói ông quê Nam Đàn, Nghệ An, nhưng nhiều tài liệu (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyá»
n_Sinh_Sắc ) và cả ông giáo sư sử học Trần Quốc Vượng (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/08/050808_trongcoi.shtml ) , nói ông là người Quỳnh lưu. Ông bà, cha mẹ thì chỉ xác định được cha mẹ là Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan, ông ngoại là Hoàng Đường.
Riêng ông bà nội thì không có, nghĩa là ông Sắc từ đất chui lên. Nếu có, thì hẳn mộ ông nội Hồ Chí Minh phải to hơn mộ ông ta nhiều. Bằng chứng nữa là nếu có tổ tiên, khi chết hẳn ông đã đi thăm gặp ông bà tổ tiên, nhưng ông chỉ đi thăm “cụ Các Mác – Cụ Lênin” mà thôi.
Ngày chết cũng không đúng, trong Điếu văn của đảng ghi ngày 3.9.1969 nhưng sau đó đảng lại cho là ngày 2.9.1969. Di chúc đọc trong lễ tang là di chúc giả, vài chục năm sau đảng đưa di chúc khác ra bảo đây mới là thật, nhưng nghe đâu di chúc đó cũng chưa hẳn thật nốt.
Lại nghe rằng ông khiêm tốn, nhưng cuốn sách ca ngợi ông nhiều nhất, hơn cả các anh hùng dân tộc khác trong lịch sử… lại là cuốn sách do chính ông viết ca ngợi mình mang tên Trần Dân Tiên. Cũng nghe rằng ông hi sinh gia đình riêng, nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng ông có vợ và không chỉ một vợ, ông lại có không chỉ một con.
Những yếu tố xác định con người không đúng thì không thể có con người thật. Vậy nên ông là người không có thật.
Với những khuất tất trên, thần tượng của dân tộc Việt Nam do đảng dựng nên đã chứa những điều giả dối.
- Quốc hiệu: Quốc hiệu CHXHCN Việt Nam không thật. XHCN là cái gì, giờ hỏi ngay Nông Đức Mạnh, chức to nhất trong đảng cũng phải đến botay.com. Ông ta bảo là “CNXH dần dần sẽ rõ nét hơn” chứ hiện nay đang trong thời kỳ quá độ. Vậy là chưa có XHCN, vậy là mới chỉ là ước mơ sao lại xưng là nước XHCN được?
Nếu em Lê Văn Tám ngày trước anh hùng dũng cảm ước mơ sau này làm tổng bí thư, thì phải gọi ngay là Tổng Bí thứ Lê Văn Tám? May chưa gọi, nếu không lại phải tổ chức Quốc tang cho Tổng bí thư Lê Văn Tám sau khi em làm “đuốc sống”, châm lửa xăng vào người chạy mấy chục mét vào các kho xăng Thị Nghè.
Ở đó, chứa đựng sự giả dối.
- Thể chế: Hiến pháp ghi Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, nhưng đảng lại đứng cao hơn Quốc Hội để điều khiển Quốc Hội. Đảng là một bộ phận thuộc tổ chức của Mặt trận Tổ Quốc, nhưng MTTQ lại đứng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Nhân dân làm chủ, nhưng đảng lại là ông chủ của nhân dân. Ở đó chứa đựng những nghịch lý – những điều giả dối.
- Pháp luật: Văn bản quốc hội ghi rõ ràng xây dựng một nhà nước pháp quyền. Nhưng văn kiện của đảng khẳng định đảng lãnh đạo tuyệt đối đất nước. Như vậy ở VN đang là một nhà nước “đảng quyền”.
Ở đó chứa đựng sự giả dối.
- Đường lối truyên truyền: Những câu “nhân dân ta tuyệt đối tin tưởng và đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã chọn” hoặc “thể theo nguyện vọng của đồng bào, đồng chí. Đảng ta quyết định gìn giữ lâu dài thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh”... cùng với những câu tương tự khác như “uy tín, tín nhiệm của cá nhân Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa” – Lời Nguyễn Thế Thảo.
Tất cả đều là những câu nói ba xạo. Chưa bao giờ nhân dân được trưng cầu ý kiến hoặc hỏi qua nửa câu. Vậy sao đảng biết dân tuyệt đối tin tưởng, sao đảng biết nguyện vọng của đa số dân là ướp xác Hồ Chí Minh, sao Nguyễn Thế Thảo biết ông Ngô Quang Kiệt không còn uy tín.
Những câu nói đó đã được thực tế kiểm nghiệm, nhất là qua trận lụt ngập vừa qua và cho kết quả ngược lại. Ở đó chứa đựng sự giả dối.
B- Từ Vi mô:
- Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước trả lời hãng truyền hình CNN một đằng, về Việt Nam đã cho công bố bản trả lời một nẻo, cắt xén và thêm thắt theo đúng đường lối của đảng. Việc này đã bị vạch trần trước dư luận quốc tế. Đặc biệt câu của ông Triết về vụ xử LM Nguyễn Văn Lý “Việc xét xử ông ta được Hội đồng giám mục VN và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” là hoàn toàn bịa đặt, đã bị Hội Đồng GM Việt Nam chính thức phản đối.
Ở đó chứa đựng sự giả dối.
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, khi lên làmThủ tướng chính phủ cam kết chống tham nhũng, lãng phí, nếu không sẽ xin từ chức. Thế nhưng ông càng cam kết, tham nhũng càng phình to. Sau một thời gian, Nguyễn Việt Tiến trắng án đĩnh đạc bước ra khỏi nhà tù. Còn nhà báo và công an chống tham nhũng lại vào tù thay để đổi chỗ. Đến nay, câu nói của ông không ai được nhắc đến nữa, trên các báo đã xoá hết câu nói này.
Cũng TT Nguyễn Tấn Dũng nói “Tôi xin nói suy nghĩ riêng của mình. Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối!”. Khi gặp TGM Ngô Quang Kiệt, ông hứa xem xét giải quyết đất đai ở 42 Nhà Chung. Thế nhưng ông lại xua quân làm vườn hoa ăn cướp như đánh giặc cả đêm. Trong cuộc gặp mặt với Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông Dũng lại lên án TGM Ngô Quang Kiệt có lời nói “xúc phạm” dân tộc, đất nước mà chính ông phải biết đó là sự dối trá của báo chí VN.
Cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không tăng giá xăng dầu đến cuối năm, đùng một cái ông tăng đến 30%. Báo chí nào đã nhỡ đăng lời ông tuyên bố trước đây được phen trị tội. Lại nữa khi xăng tăng, chính phủ của ông tuyên bố giá xăng theo giá thị trường, nhưng khi giá dầu thế giới giảm còn 1/3, ông vẫn độc quyền không cho giảm theo vì sợ dân sốc…
Ở đó, chứa đựng sự giả dối.
- Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị (Bộ này hình như chỉ còn tồn tại ở vài nơi trên thế giới hiện nay), khi dân chúng ngập trong biển nước mấy ngày vẫn họp về “tôn giáo” rồi mắng mỏ nhân dân là ỷ lại, trông chờ vào nhà nước mà không tự lực chống thiên tai. Rằng TP đã có chậm trễ nhưng có lý do khách quan… Vài hôm sau phải xin lỗi và nói ngược lại rằng TP đã chủ động và “bãi bỏ các cuộc họp” để chống thiên tai.
Những lời nói và hành động bất nhất của ông chứa đựng sự giả dối.
- Ông Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố phong trào “hai không” rồi “bốn không” trong ngành giáo dục. Nhưng càng nhiều “không” thì lại càng nhiều “có”. Đến nay chắc chỉ còn một “không” là “không thể làm gì nữa”. Nhân dân đã chỉ rõ với ông là chỉ cần một không thôi là đủ - không độc quyền, độc tôn. Nhưng ông đâu có nghe.
Cũng ông Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố quan điểm “Học phí chắc chắn sẽ phải tăng. Có thể phải chấp nhận cả việc số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí”. Câu này được phóng viên ghi âm hẳn hoi. Nhưng khi báo chí đăng lên, thì ông phản ứng rằng: “tôi, Nguyễn Thiện Nhân, không thể là người thiếu lý trí và lương tâm tới mức đã phát biểu như báo đã trích dẫn”. Thậm chí ông còn đòi “xử lý người có trách nhiệm liên quan theo luật báo chí”. Câu nói của ông được đưa lên mạng, ông im thin thít không một lời xin lỗi độc giả và nhân dân.
Ở đó, chứa đựng sự giả dối.
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đưa ra một câu nói nổi tiếng, rằng: “Tình trạng một giường cho hai, ba người bệnh sẽ được khắc phục trong vòng từ hai đến ba năm tới”. Đến tròn một năm, tình hình không những không biến chuyển mà còn xấu hơn, khi người ta nhắc lại ông cho báo chí bào chữa là không có nói ý đó.
Lời hứa của ông Bộ trưởng này và nhiều bộ trưởng khác trước Quốc hội cũng chỉ là chuyện qua đường mà nói theo ngôn ngữ dân gian là “miệng quan, trôn trẻ”.
Nhưng chưa nghiêm túc, trang trọng bằng lời thề của đảng viên khi vào đảng cộng sản “Hi sinh suốt đời vì lý tưởng cộng sản, vì hạnh phúc của nhân dân”… Nhưng khi đã vào đảng, thì lời thề như cá trê chui ống. Đến khi không thể chứa chấp nổi vì dân đã biết, đã “tha hoá, biến chất” thành xấu xa, hoặc nội bộ đánh nhau sứt đầu, mẻ trán lại vứt ra quần chúng – đống rác của đảng.
Những lời hứa, lời thề đó chứa đựng sự giả dối.
Tất cả những ví dụ trên đây được sưu tầm, để truy tìm nguồn gốc của “sự giả dối tồn tại trong ngành và xã hội” hộ ông Nguyễn Thiện Nhân.
Nếu ông thực sự có lòng lo lắng, xin ông hãy tìm cách chữa cơn bệnh này từ gốc của nó. Cũng xin đừng phát động, lo lắng như phong trào “hai không” rồi “bốn không” của ngành giáo dục những năm qua. Kiểu đánh bùn sang ao như phong trào “hai không” những năm qua, học sinh thi trượt lần 1 cho thi lại lần 2 để đảm bảo tỷ lệ đỗ bằng và cao hơn mọi năm…
Cách đó ắt hẳn chỉ để làm trò cười cho thiên hạ. Những trò cười đắt giá mà ngân sách phải trả và đất nước chịu hậu hoạ.
Thưa ông Nhân
Ông “hy vọng đến năm 2010 môi trường trong sạch được tái lập…”. Nếu được thế thì thật là Đại Phúc cho đất nước. Nhưng xin nhắc lại rằng: muốn chữa được bệnh, cần phải chữa tận gốc.
Tôi cũng mong lắm, mong lắm thay.
Nhưng, tôi lại nghi ngờ đây là phong trào “một không”cuối cùng của ông chăng.
Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2008.
Thái Sứ
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews/bandocviet/phongvien/abc.htm
Tuesday, November 25, 2008
Bộ trưởng giáo dục: “Sự giả dối vẫn đang tồn tại...”
Thiện Giao, phóng viên RFA
2008-11-21
20 tháng 11, ngày mặc định ý nghĩa vinh danh thầy cô giáo, không biết từ bao giờ đã trở thành thời điểm để người ta mổ xẻ các vấn nạn giáo dục Việt Nam.
AFP PHOTO
Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân (thứ 2 bên phải), tiếp đón và thảo luận với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte (thứ 2 bên trái) tại Hà Nội hôm 11-9-2008.
Thực trạng hiện nay là học sinh vẫn bỏ học, giáo viên vẫn tất bật làm thêm ngoài giờ, chất lượng giáo dục xuống cấp, sách giáo khoa nặng nề… Tất cả, xem chừng vẫn không có giải pháp rốt ráo.
2 không, 6 đặc trưng
Theo công luận nhận xét , thì ngày 20 tháng 11 năm nay, thư của ông Bộ Trưởng Giáo Dục gởi cho cả nước vẫn tiếp tục những khẩu hiệu có công thức già cỗi tính bằng thế hệ, như chương trình vận động “hai không” để tái lập môi trường giáo dục “sáu đặc trưng,”, v.v…
Bức thư ngỏ của ông Bộ Trưởng xem chừng vẫn không giới thiệu được giải pháp nào rốt ráo cho vấn nạn giáo dục, ngoại trừ một sự thừa nhận chân thành: “…Sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và xã hội.”
Trong một bài viết với tựa đề “Bài Toán Khó Giải” của Đoàn Lan đăng trên blog Tạp Chí Phía Trước, tác giả trình bày 4 khiếm khuyết của ngành giáo dục hiện nay. Các khiếm khuyết bao gồm: nặng lý thuyết, thiếu thực hành; xơ cứng trong năng lực dạy và học; thiếu vắng nghiên cứu khoa học; và tình trạng ê a – “thầy đọc – trò chép.”
Tác giả mở đầu bài phân tích:
“Hơn một thập niên trước đây, khi nói đến đại học Việt Nam, người ta thường nhắc đến cơn ác mộng đặc trưng “thi vượt rào:” [đó là] qua hai năm học đại cương, nếu không qua được “cửa ải” này, [sinh viên] sẽ phải rời trường.
Rất nhiều cuộc “đại cách mạng” trong giáo dục đại học đã được hô hào phát động từ ngày đó; kỳ thi vượt rào cũng đã bị “khai tử.” Nhưng đã bước sang thế kỷ 21, vẫn thấy còn tồn tại nhiều điều chưa hợp lý để có thể nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.”
Một trong những điểm yếu được tác giả chỉ ra trong bài viết, là tình trạng “đóng khung kiến thức” trong phạm vi sách giáo khoa, bộ sách được xem là rất hàn lâm, nhưng nặng nề và xa rời thực tế. Tác giả viết:
"Thầy Cô dìu dắt, nâng bước cho Học Trò", hình ảnh thường thấy trong xã hội giàu truyền thống hiếu học của Việt Nam.
“Một điểm yếu trong chương trình đào tạo là bộ chuẩn kiến thức các môn học ở mỗi bậc học ít được phổ biến rộng rãi cho tất cả các thầy cô, mà trái lại Bộ chỉ đẩy mạnh phổ biến sách giáo khoa do Bộ xuất bản.
Đây không chỉ là một cách làm độc quyền, mà tai hại hơn nữa là nó triệt tiêu các sáng kiến của thầy cô, không dám làm gì khác ngoài phạm vi quyển sách giáo khoa cho phép.”
Quá nhiều bất cập
Sách giáo khoa, trong bối cảnh giáo dục phổ thông, có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng cũng có thể gây ra tổn thất không nhỏ.
Một số nhà giáo dục Việt Nam cho rằng, quan niệm giáo dục không đúng, chương trình phổ thông hàn lâm, thì thực chất giáo dục càng thấp. Xin trình bày quan điểm mà giáo sư Phạm Phụ đã từng đưa ra trước đây.
“Tính hàn lâm quá nặng. Bây giờ đã là nền giáo dục cho số đông, nền giáo dục gây ra tổn thất rất lớn cho người học và đất nước nói chung. Về sách giáo khoa, tôi nghĩ trước hết phải thay đổi quan niệm về giáo dục phổ thông trước.
Việc soạn sách thì không khó. Chúng ta có thể thăm vài nước có điều kiện tương tự, rồi ta sửa đổi cho phù hợp. Có nước giàu hơn Việt Nam nhiều còn tự nhận không đủ lực, phải đi học người khác về sửa lại. Chương trình phổ thông hàn lâm thì kết quả thực chất rất ít.
Chương trình hiện nay, đánh giá tạm gọi là lạc quan, chỉ thích hợp cho 10 đến 20% học sinh. Còn lại, hiệu quả rất thấp. Hiện nay, từ Tú Tài vào Đại Học, kể cả Cao Đẳng, đã trên dưới 40% rồi. Như vậy, nếu trung học không hiệu quả thì đại học chịu ảnh hưởng.”
Cũng trong phân tích “Bài Toán Khó Giải,” tác giả Đoàn Lan nhấn mạnh đến tình trạng liên quan đến “năng lực sáng tạo của người dạy và học.” Về tình trạng này, một số nhà giáo dục, nhà văn hoá, đã từng phân tích, và đưa ra lý giải liên quan đến “tư duy giáo dục,” hay “triết lý giáo dục.”
Nói ngắn gọn, theo cách trình bày của nhà văn Nguyên Ngọc, là “nền giáo dục này định làm cái gì đây?”
“Triết lý giáo dục, có người gọi là tư duy giáo dục, có thể nói nôm na, là đặt câu hỏi: nền giáo dục này định làm cái gì đây? Nền giáo dục này định đào tạo ra những con người theo kiểu nào?”
Và ông nhận định, rằng có những nền giáo dục “đào tạo con người học thuộc lòng những điều gọi là chân lý… những chân lý mà người ta cho là bất di bất dịch.”
Nền giáo dục ấy, cũng theo Nguyên Ngọc, sẽ đào tạo ra những sản phẩm tương xứng: “không thể hành xử thành công ở đời, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.”
Ông tái xác định một điều, có thể xem là tuyên ngôn giáo dục hiện đại, đã được đương kim Hiệu Trưởng Đại Học Harvard nói với sinh viên của trường đại học danh tiếng này:
“Đại học không phải là tạo ra con người dùng ngay bây giờ. Tân hiệu trưởng Harvard nói rằng, con người đó phải liên hệ với cả quá khứ và tương lai, chứ không chỉ là hiện tại. Chính những con người như vậy mới có thể hành động thành công, độc lập và đầy hiệu quả trong xã hội hiện đại.”
Bài toán khó giải
Vâng, trong khi giáo dục hiện đại cần mang tính nhân văn, kết nối nhuần nhuyễn giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nền giáo dục hiện nay tại Việt Nam vẫn còn loay hoay trong những chân lý được xem là “bất di bất dịch.”
Những chân lý trong nội dung, những ràng buộc không thể phá vỡ trong chính sách, đã, đang và có thể sẽ tiếp tục đặt những chiếc rào cản quá cao cho cả người học và người dạy. Những chiếc rào ấy cần phải được phá đi bằng chính những đột phá mạnh bạo trong chính sách giáo dục.
Điều này dường như đã được blogger Huy Đức đề cập đến trong bài viết “Đừng Đặt Cái ‘Gánh’ Của Bộ Trưởng Lên Vai Nhà Giáo.”
Tác giả viết:
“Sau buổi tọa đàm có phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, báo Tuổi Trẻ, ngày 18-11, hồ hởi rằng: “Tất cả ở trong tầm tay nhà giáo.” “Đổi mới phương pháp giảng dạy,” tên của cuộc tọa đàm, là một câu chuyện lớn. Đề cao vai trò của các nhà giáo nhân ngày 20 tháng 11 có thể là đã “cài” lên ngực họ những “đóa hoa,” nhưng cũng có thể, đã đặt một gánh quá nặng lên vai các thầy cô giáo.”
Trong ngày 17 tháng 11, ông Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã dự giờ bộ môn Giáo Dục Công Dân tại 2 trường trung học ở Sài Gòn.
Tại một trong 2 buổi dự giờ này, theo tin của VietNamNet, các học sinh thảo luận những gì nên làm và những gì không nên làm.
Kết quả, “100% học sinh giơ tay phát biểu và nói như cháo chảy những điểm không nên làm, như không trộm cắp, không ma tuý, không chơi games.”
Bài báo viết tiếp, rằng “đây là những điểm cơ bản được nói đi nói lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng rất ít có hiệu quả trên thực tế.”
Có một phát biểu của ông Bộ Trưởng mà blogger Huy Đức ghi nhận và đưa vào bài viết của tác giả, đó là Bộ Trưởng Nhân muốn học sinh trở thành “đồng tác giả” của quá trình giảng dạy, chấm dứt tình trạng ê a đọc chép.
Hiển nhiên, chấm dứt tình trạng đọc chép là ý muốn tích cực, phù hợp lời kêu gọi mà những nhà giáo dục đưa ra từ lâu nay.
Tuy nhiên, blogger Huy Đức phân tích, rằng học sinh trở thành “đồng tác giả” trong quá trình giảng dạy là một việc không thể “đẩy từ dưới lên.” Anh viết:
“Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đúng khi đưa ra khái niệm “đồng tác giả.” Tuy nhiên, để những ý tưởng giáo dục đó có thể bước qua được những cánh cổng vững chắc đi vào trong các nhà trường, chính ông phải bắt đầu bằng chính sách…
Thay vì nhồi nhét một cách hiểu xơ cứng cho học sinh, hãy trang bị cho các em phương pháp tìm kiếm các dữ liệu và khả năng tư duy độc lập.”
Để kết thúc bài viết này, xin được trích một đoạn ngắn trong bức thư ngỏ mà ông Bộ Trưởng Giáo Dục kiêm Phó Thủ Tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố 2 ngày trước ngày Hiến Chương Các Nhà Giáo năm nay:
Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
“Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã ký kết kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua Xây Dựng Trường Học Thân Thiện, Học Sinh Tích Cực giai đoạn 2008 – 2013.
Theo đó, ngày Di Sản Văn Hoá Việt Nam sẽ là Ngày Về Nguồn để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động đặc biệt của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và của các trường.”
---------------------------
Vừa rồi là những ý kiến nhận định được phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận từ một số blog liên quan đến tình trạng giáo dục Việt Nam hiện nay.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org .
http://www.doi-thoai.com/baimoi1108_314.html
2008-11-21
20 tháng 11, ngày mặc định ý nghĩa vinh danh thầy cô giáo, không biết từ bao giờ đã trở thành thời điểm để người ta mổ xẻ các vấn nạn giáo dục Việt Nam.
AFP PHOTO
Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân (thứ 2 bên phải), tiếp đón và thảo luận với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte (thứ 2 bên trái) tại Hà Nội hôm 11-9-2008.
Thực trạng hiện nay là học sinh vẫn bỏ học, giáo viên vẫn tất bật làm thêm ngoài giờ, chất lượng giáo dục xuống cấp, sách giáo khoa nặng nề… Tất cả, xem chừng vẫn không có giải pháp rốt ráo.
2 không, 6 đặc trưng
Theo công luận nhận xét , thì ngày 20 tháng 11 năm nay, thư của ông Bộ Trưởng Giáo Dục gởi cho cả nước vẫn tiếp tục những khẩu hiệu có công thức già cỗi tính bằng thế hệ, như chương trình vận động “hai không” để tái lập môi trường giáo dục “sáu đặc trưng,”, v.v…
Bức thư ngỏ của ông Bộ Trưởng xem chừng vẫn không giới thiệu được giải pháp nào rốt ráo cho vấn nạn giáo dục, ngoại trừ một sự thừa nhận chân thành: “…Sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và xã hội.”
Trong một bài viết với tựa đề “Bài Toán Khó Giải” của Đoàn Lan đăng trên blog Tạp Chí Phía Trước, tác giả trình bày 4 khiếm khuyết của ngành giáo dục hiện nay. Các khiếm khuyết bao gồm: nặng lý thuyết, thiếu thực hành; xơ cứng trong năng lực dạy và học; thiếu vắng nghiên cứu khoa học; và tình trạng ê a – “thầy đọc – trò chép.”
Tác giả mở đầu bài phân tích:
“Hơn một thập niên trước đây, khi nói đến đại học Việt Nam, người ta thường nhắc đến cơn ác mộng đặc trưng “thi vượt rào:” [đó là] qua hai năm học đại cương, nếu không qua được “cửa ải” này, [sinh viên] sẽ phải rời trường.
Rất nhiều cuộc “đại cách mạng” trong giáo dục đại học đã được hô hào phát động từ ngày đó; kỳ thi vượt rào cũng đã bị “khai tử.” Nhưng đã bước sang thế kỷ 21, vẫn thấy còn tồn tại nhiều điều chưa hợp lý để có thể nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam.”
Một trong những điểm yếu được tác giả chỉ ra trong bài viết, là tình trạng “đóng khung kiến thức” trong phạm vi sách giáo khoa, bộ sách được xem là rất hàn lâm, nhưng nặng nề và xa rời thực tế. Tác giả viết:
"Thầy Cô dìu dắt, nâng bước cho Học Trò", hình ảnh thường thấy trong xã hội giàu truyền thống hiếu học của Việt Nam.
“Một điểm yếu trong chương trình đào tạo là bộ chuẩn kiến thức các môn học ở mỗi bậc học ít được phổ biến rộng rãi cho tất cả các thầy cô, mà trái lại Bộ chỉ đẩy mạnh phổ biến sách giáo khoa do Bộ xuất bản.
Đây không chỉ là một cách làm độc quyền, mà tai hại hơn nữa là nó triệt tiêu các sáng kiến của thầy cô, không dám làm gì khác ngoài phạm vi quyển sách giáo khoa cho phép.”
Quá nhiều bất cập
Sách giáo khoa, trong bối cảnh giáo dục phổ thông, có thể mang lại lợi ích lớn, nhưng cũng có thể gây ra tổn thất không nhỏ.
Một số nhà giáo dục Việt Nam cho rằng, quan niệm giáo dục không đúng, chương trình phổ thông hàn lâm, thì thực chất giáo dục càng thấp. Xin trình bày quan điểm mà giáo sư Phạm Phụ đã từng đưa ra trước đây.
“Tính hàn lâm quá nặng. Bây giờ đã là nền giáo dục cho số đông, nền giáo dục gây ra tổn thất rất lớn cho người học và đất nước nói chung. Về sách giáo khoa, tôi nghĩ trước hết phải thay đổi quan niệm về giáo dục phổ thông trước.
Việc soạn sách thì không khó. Chúng ta có thể thăm vài nước có điều kiện tương tự, rồi ta sửa đổi cho phù hợp. Có nước giàu hơn Việt Nam nhiều còn tự nhận không đủ lực, phải đi học người khác về sửa lại. Chương trình phổ thông hàn lâm thì kết quả thực chất rất ít.
Chương trình hiện nay, đánh giá tạm gọi là lạc quan, chỉ thích hợp cho 10 đến 20% học sinh. Còn lại, hiệu quả rất thấp. Hiện nay, từ Tú Tài vào Đại Học, kể cả Cao Đẳng, đã trên dưới 40% rồi. Như vậy, nếu trung học không hiệu quả thì đại học chịu ảnh hưởng.”
Cũng trong phân tích “Bài Toán Khó Giải,” tác giả Đoàn Lan nhấn mạnh đến tình trạng liên quan đến “năng lực sáng tạo của người dạy và học.” Về tình trạng này, một số nhà giáo dục, nhà văn hoá, đã từng phân tích, và đưa ra lý giải liên quan đến “tư duy giáo dục,” hay “triết lý giáo dục.”
Nói ngắn gọn, theo cách trình bày của nhà văn Nguyên Ngọc, là “nền giáo dục này định làm cái gì đây?”
“Triết lý giáo dục, có người gọi là tư duy giáo dục, có thể nói nôm na, là đặt câu hỏi: nền giáo dục này định làm cái gì đây? Nền giáo dục này định đào tạo ra những con người theo kiểu nào?”
Và ông nhận định, rằng có những nền giáo dục “đào tạo con người học thuộc lòng những điều gọi là chân lý… những chân lý mà người ta cho là bất di bất dịch.”
Nền giáo dục ấy, cũng theo Nguyên Ngọc, sẽ đào tạo ra những sản phẩm tương xứng: “không thể hành xử thành công ở đời, nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay.”
Ông tái xác định một điều, có thể xem là tuyên ngôn giáo dục hiện đại, đã được đương kim Hiệu Trưởng Đại Học Harvard nói với sinh viên của trường đại học danh tiếng này:
“Đại học không phải là tạo ra con người dùng ngay bây giờ. Tân hiệu trưởng Harvard nói rằng, con người đó phải liên hệ với cả quá khứ và tương lai, chứ không chỉ là hiện tại. Chính những con người như vậy mới có thể hành động thành công, độc lập và đầy hiệu quả trong xã hội hiện đại.”
Bài toán khó giải
Vâng, trong khi giáo dục hiện đại cần mang tính nhân văn, kết nối nhuần nhuyễn giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nền giáo dục hiện nay tại Việt Nam vẫn còn loay hoay trong những chân lý được xem là “bất di bất dịch.”
Những chân lý trong nội dung, những ràng buộc không thể phá vỡ trong chính sách, đã, đang và có thể sẽ tiếp tục đặt những chiếc rào cản quá cao cho cả người học và người dạy. Những chiếc rào ấy cần phải được phá đi bằng chính những đột phá mạnh bạo trong chính sách giáo dục.
Điều này dường như đã được blogger Huy Đức đề cập đến trong bài viết “Đừng Đặt Cái ‘Gánh’ Của Bộ Trưởng Lên Vai Nhà Giáo.”
Tác giả viết:
“Sau buổi tọa đàm có phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, báo Tuổi Trẻ, ngày 18-11, hồ hởi rằng: “Tất cả ở trong tầm tay nhà giáo.” “Đổi mới phương pháp giảng dạy,” tên của cuộc tọa đàm, là một câu chuyện lớn. Đề cao vai trò của các nhà giáo nhân ngày 20 tháng 11 có thể là đã “cài” lên ngực họ những “đóa hoa,” nhưng cũng có thể, đã đặt một gánh quá nặng lên vai các thầy cô giáo.”
Trong ngày 17 tháng 11, ông Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã dự giờ bộ môn Giáo Dục Công Dân tại 2 trường trung học ở Sài Gòn.
Tại một trong 2 buổi dự giờ này, theo tin của VietNamNet, các học sinh thảo luận những gì nên làm và những gì không nên làm.
Kết quả, “100% học sinh giơ tay phát biểu và nói như cháo chảy những điểm không nên làm, như không trộm cắp, không ma tuý, không chơi games.”
Bài báo viết tiếp, rằng “đây là những điểm cơ bản được nói đi nói lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng rất ít có hiệu quả trên thực tế.”
Có một phát biểu của ông Bộ Trưởng mà blogger Huy Đức ghi nhận và đưa vào bài viết của tác giả, đó là Bộ Trưởng Nhân muốn học sinh trở thành “đồng tác giả” của quá trình giảng dạy, chấm dứt tình trạng ê a đọc chép.
Hiển nhiên, chấm dứt tình trạng đọc chép là ý muốn tích cực, phù hợp lời kêu gọi mà những nhà giáo dục đưa ra từ lâu nay.
Tuy nhiên, blogger Huy Đức phân tích, rằng học sinh trở thành “đồng tác giả” trong quá trình giảng dạy là một việc không thể “đẩy từ dưới lên.” Anh viết:
“Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đúng khi đưa ra khái niệm “đồng tác giả.” Tuy nhiên, để những ý tưởng giáo dục đó có thể bước qua được những cánh cổng vững chắc đi vào trong các nhà trường, chính ông phải bắt đầu bằng chính sách…
Thay vì nhồi nhét một cách hiểu xơ cứng cho học sinh, hãy trang bị cho các em phương pháp tìm kiếm các dữ liệu và khả năng tư duy độc lập.”
Để kết thúc bài viết này, xin được trích một đoạn ngắn trong bức thư ngỏ mà ông Bộ Trưởng Giáo Dục kiêm Phó Thủ Tướng nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố 2 ngày trước ngày Hiến Chương Các Nhà Giáo năm nay:
Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.
“Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh đã ký kết kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi đua Xây Dựng Trường Học Thân Thiện, Học Sinh Tích Cực giai đoạn 2008 – 2013.
Theo đó, ngày Di Sản Văn Hoá Việt Nam sẽ là Ngày Về Nguồn để tuyên truyền, tổ chức các hoạt động đặc biệt của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và của các trường.”
---------------------------
Vừa rồi là những ý kiến nhận định được phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận từ một số blog liên quan đến tình trạng giáo dục Việt Nam hiện nay.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau.
Mong quí vị đóng vai trò cầu nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org .
http://www.doi-thoai.com/baimoi1108_314.html
GS Hoàng Tuỵ: Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn
Thứ Hai, 24/11/2008 - 3:38 PM
http://dantri.com.vn/Sukien/Benh-gia-doi-dang-thanh-noi-nhuc-lon/2008/11/261474.vip
GS Hoàng Tuỵ, một nhà khoa học nổi tiếng về sự chính trực.
(Dân trí) - “Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép định sẵn. Rồi trung thực thế nào được khi mà chẳng công chức nào sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả”.
Ở tuổi bát tuần, sức khoẻ của GS Hoàng Tụy không còn dồi dào nhưng trí tuệ của ông vẫn sáng láng và trái tim ông vẫn ngùn ngụt cháy như thời trai trẻ, đặc biệt là thái độ của một trí thức yêu nước với các vấn đề về quốc kế dân sinh và giáo dục.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của GS Hoàng Tuỵ - nhà toán học số một của Việt Nam, với PV Dân trí:
Lương không đủ sống làm nảy sinh các căn bệnh của giáo dục
Thưa GS, trong bức thư gửi thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua (http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Hang-van-thay-co-giao-dang-phai-chap-nhan-su-khong-cong-bang/2008/11/260800.vip ), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã rất lo lắng trước sự giả dối tồn tại trong ngành và toàn xã hội. Là nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, ông nghĩ gì về nhận xét này?
Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.
Còn trong lĩnh vực giáo dục, một môi trường cần sự trong sáng?
Sinh ra trong một gia đình có đến 4 người là các giáo sư nổi tiếng (Hoàng Phê, Hoàng Chúng, Hoàng Quý), GS Hoàng Tụy là cháu gọi Tổng đốc Hà Nội, người anh hùng Hoàng Diệu là bác ruột.
27 tuổi, ông làm Trưởng ban Tu thư (biên soạn chương trình và sách giáo khoa). Ông là cha đẻ của thuyết Tối ưu toàn cục lừng danh trong toán học, đồng thời là tác giả của hơn 150 công trình công bố trên quốc tế...
Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, năm 1996.
Tôi không nói ở đây sự giả dối nhiều hơn ở lĩnh vực khác nhưng cũng không nói là ít hơn. Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép đã quy định sẵn, gần như bất di bất dịch từ mấy chục năm - giữa một thế giới thường xuyên biến động.
Rồi trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả.
Ngay khi mới nhận cương vị đứng đầu ngành Giáo dục, ông Nhân đã đặt ra hai vấn đề mấu chốt này và điều đó khiến chúng tôi rất mừng. Rồi đến hôm nay, ông lại phải nhắc lại điều đó một cách buồn bã.
Thưa ông, có lẽ cũng cần một sự cảm thông bởi dù là Phó Thủ tướng nhưng Bộ trưởng Nhân nhiều khi cũng "lực bất tòng tâm", bí bách như người "múa gậy trong bị" bởi chỉ một việc tăng lương cho giáo viên, Bộ trưởng Nhân đã nhiều lần đề xuất nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận?
Muốn chống tiêu cực, muốn người ta trung thực làm việc hết lòng thì điều mấu chốt là tiền lương phải đủ để người ta sống. Sinh thời, có lần Tổng bí thư Lê Duẩn hỏi về việc chống tiêu cực, tôi cũng đã trả lời thẳng thắn như vậy. Trong môi trường giáo dục, khi tiền lương không đủ sống thì người ta sẽ tìm cách xoay xở để bù đắp lại. Còn xoay xở như thế nào đó chính là nguyên nhân các căn bệnh chủ yếu của giáo dục hiện nay.
Lấy việc lọt vào top 200 làm mục tiêu là một sai lệch
Cách đây ít ngày, GS Simon Marginson (ĐH Melbourne - Australia) có nói mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trường đại học lọt vào top 200 trong số các trường đại học nổi tiếng thế giới là rất khó và khi đặt ra mà không đạt được thì sẽ là "thất bại" cho mục tiêu kế tiếp. Là người có hơn 30 năm "lang thang" khắp các trường đại học nổi tiếng thế giới, ông có đồng tình với nhận xét này?
Ở đây có 2 phần. Thứ nhất, tôi không đồng tình với GS Simon về phần đánh giá cao các bảng xếp hạng đại học đã được công bố mấy năm nay bởi nó không phù hợp với những gì tôi đã tận mắt chứng kiến và sự đánh giá chung của nhiều giới khoa học tôi được quen biết. Cách xếp hạng hiện nay thường thiên về các trường nằm trong khối Anh - Mỹ mà xem nhẹ các nước khác như Pháp, Đức và đặc biệt là Nga. Mặt khác, có một số đại học được xếp hạng rất cao mà theo cảm nhận của nhiều người hiểu biết thì không thể như vậy được.
Còn vế thứ hai?
Vế thứ hai, tôi đồng tình với ý kiến đó là một mục tiêu không thực tế, không thiết thực vừa có thể làm sai lệch hướng phấn đấu hội nhập của chúng ta. Không nên cân đo, đong đếm mình bằng một cái cân, một cái thước... không có độ tin cậy cao. Thật ngạc nhiên khi có vị lãnh đạo ngành còn đòi hỏi phải cố gắng đạt mục tiêu đó trước năm 2020.
Chiến lược giáo dục 2008-2020 chỉ là một bản kế hoạch dài hạn
Khi trả lời phỏng vấn chúng tôi, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã đặt vấn đề cần có một cuộc cách mạng giáo dục triệt để (http://dantri.com.vn/Sukien/De-nghi-mot-cuoc-cai-cach-giao-duc-triet-de/2008/9/251829.vip ) . Theo ông, điều này đã thật sự cần thiết?
Ngay từ năm 2004, chúng tôi gồm 24 nhà khoa học và giáo dục trong đó có 5 giáo sư Việt kiều đã có bản kiến nghị chính thức gửi lên Trung ương, đề nghị cần phải "xây dựng lại giáo dục từ gốc", tức là phải thực hiện về một cuộc cách mạng giáo dục triệt để. Bản kiến nghị này đã được sự ủng hộ khá rộng rãi của xã hội, các nhà khoa học và các nhà quản lý.
Trước đó, ngay từ 1995, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã triệu tập một cuộc họp quan trọng 3 ngày về giáo dục. Nhiều ý kiến xác đáng đã được phát triển trong cuộc họp đó, về sau được nghi lại trong Nghị quyết T.W.II (khoá 8) về giáo dục và khoa học. Tiếc rằng Nghị quyết rất đúng đắn nhưng triển khai thực hiện bất cập nên sau gần 10 năm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phải cay đắng thừa nhận chúng ta không thành công trong khoa học và giáo dục.
Theo ông, không thành công hay thất bại?
Đó là sự thất bại, thất bại lớn.
Ông có quá mạnh mẽ và vì bức xúc mà thiếu khách quan?
Không phải tôi nói mà thực tế cuộc sống đòi hỏi. Chúng ta đã tốn không biết bao nhiêu thời gian, sức lực và tiền của. Ngay cả những người ở ngoài, ví như ông Lý Quang Diệu chẳng hạn, không phải vô cớ mà khi thăm Việt Nam, ông đã thẳng thắn khuyên chúng ta rằng: Thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế!
Liệu chúng ta đã cần ngay một cuộc cách mạng triệt để?
Rất cần. Trong khung cảnh chương trình và sách giáo khoa hiện nay, nếu cải tiến thì cũng chỉ tạo sự thay đổi lẻ tẻ và không cơ bản. Trong khi đó, thời gian không còn cho phép chần chừ. Chúng ta đã chờ đợi điều đó xảy ra hàng chục năm nay rồi.
Nhưng được biết vừa qua, Bộ GD-ĐT đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020?
Chúng tôi đã nghiên cứu bản dự thảo này và nhận thấy bản Dự thảo chưa thể hiện tư duy giáo dục cần thiết. Nó không phải là bản "Chiến lược" mà chỉ là một bản kế hoạch dài hạn được soạn thảo theo lối làm kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi cái đều áp đặt từ trên xuống trong khi đáng lý ra, chúng ta phải làm ngược lại.
Thi tốt nghiệp là lạc hậu và kém nhân bản
Trong khi chờ đợi kế hoạch cải cách giáo dục thì theo ông có những vấn đề cấp bách gì cần giải quyết?
Khâu đột phá là giáo dục trung học phổ thông và thi cử. Cần thay đổi tổ chức và chương trình, cách dạy ở THPT, để mở ra hai hướng chính cho học sinh đã xong THCS: một hướng đào tạo nghề và một hướng chuẩn bị tổng quát.
Có nghĩa phải cải cách thi THPT?
Thi tốt nghiệp các cấp là việc làm lạc hậu nhất, kém hiệu quả nhất một tàn tích còn sót của lối học cũ. Nó hoàn thiện một chu trình: "Học để thi - Thi để lấy bằng - Lấy bằng để làm quan". Trong khi đó đáng lý học phần nào thi ngay phần đó, thi để học cho tốt, chứ không phải thi vì mảnh bằng.
Nhưng bỏ thi thì lấy gì để kiểm tra kiến thức của người học?
Tôi không nói bỏ thi mà là bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Hiện nay, các nước có nền giáo dục tiên tiến không có kiểu thi tốt nghiệp như ta. Giống như việc sản xuất một cỗ máy, họ kiểm tra thật kỹ chất lượng từng chi tiết và khi hoàn thiện, chỉ kiểm tra việc lắp ráp. Trong khi đó ở ta thì gần như bỏ qua khâu kiểm tra chi tiết mà chờ lắp hoàn thiện một cái máy rồi mới kiểm tra tổng thể. Cách làm này đã bộc lộ rất rõ những hạn chế mà nền giáo dục của chúng ta đang phải gánh chịu. Một số nước việc thi cử còn nhẹ hơn ta nhiều như Hàn Quốc, Trung Quốc mà người ta còn gọi là "địa ngục thi cử", không biết ở ta nên gọi như thế nào?
Kinh doanh giáo dục là sự phá hoại ghê gớm
Ông là người phản đối thương mại hoá giáo dục một cách quyết liệt. Tại sao vậy?
Tôi không phản đối thương mại giáo dục mà chỉ phản đối cách thương mại hoá như hiện nay. Trường tư vì lợi nhuận phải được đối xử như các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành khác. Nó phải hoạt động như mọi doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp. Còn đối với trường tư phi lợi nhuận thì Nhà nước có thể và nên hỗ trợ về vốn, đất, và không thu thuế.
Nhưng có thông tin rằng hầu hết các trường nổi tiếng trên thế giới đều hoạt động theo mục đích kinh doanh?
Đó là thông tin sai sự thật do thiếu thông tin hoặc vụ lợi. Theo tôi được biết, tất cả các trường tư nổi tiếng thế giới đều hoạt động phi lợi nhuận. Làm giáo dục chạy theo mục đích kiếm tiền sẽ phá hoại ghê gớm nền giáo dục.
Xin cám ơn Giáo sư!
Bùi Hoàng Tám
(Thực hiện)
http://www.doi-thoai.com/baimoi1108_348.html
http://dantri.com.vn/Sukien/Benh-gia-doi-dang-thanh-noi-nhuc-lon/2008/11/261474.vip
GS Hoàng Tuỵ, một nhà khoa học nổi tiếng về sự chính trực.
(Dân trí) - “Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép định sẵn. Rồi trung thực thế nào được khi mà chẳng công chức nào sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả”.
Ở tuổi bát tuần, sức khoẻ của GS Hoàng Tụy không còn dồi dào nhưng trí tuệ của ông vẫn sáng láng và trái tim ông vẫn ngùn ngụt cháy như thời trai trẻ, đặc biệt là thái độ của một trí thức yêu nước với các vấn đề về quốc kế dân sinh và giáo dục.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của GS Hoàng Tuỵ - nhà toán học số một của Việt Nam, với PV Dân trí:
Lương không đủ sống làm nảy sinh các căn bệnh của giáo dục
Thưa GS, trong bức thư gửi thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua (http://dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/Hang-van-thay-co-giao-dang-phai-chap-nhan-su-khong-cong-bang/2008/11/260800.vip ), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã rất lo lắng trước sự giả dối tồn tại trong ngành và toàn xã hội. Là nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực, ông nghĩ gì về nhận xét này?
Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.
Còn trong lĩnh vực giáo dục, một môi trường cần sự trong sáng?
Sinh ra trong một gia đình có đến 4 người là các giáo sư nổi tiếng (Hoàng Phê, Hoàng Chúng, Hoàng Quý), GS Hoàng Tụy là cháu gọi Tổng đốc Hà Nội, người anh hùng Hoàng Diệu là bác ruột.
27 tuổi, ông làm Trưởng ban Tu thư (biên soạn chương trình và sách giáo khoa). Ông là cha đẻ của thuyết Tối ưu toàn cục lừng danh trong toán học, đồng thời là tác giả của hơn 150 công trình công bố trên quốc tế...
Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, năm 1996.
Tôi không nói ở đây sự giả dối nhiều hơn ở lĩnh vực khác nhưng cũng không nói là ít hơn. Bản chất của giáo dục là trung thực và sáng tạo. Nhưng sáng tạo thế nào khi mà mọi thứ đều phải theo một lề lối, khuôn phép đã quy định sẵn, gần như bất di bất dịch từ mấy chục năm - giữa một thế giới thường xuyên biến động.
Rồi trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả.
Ngay khi mới nhận cương vị đứng đầu ngành Giáo dục, ông Nhân đã đặt ra hai vấn đề mấu chốt này và điều đó khiến chúng tôi rất mừng. Rồi đến hôm nay, ông lại phải nhắc lại điều đó một cách buồn bã.
Thưa ông, có lẽ cũng cần một sự cảm thông bởi dù là Phó Thủ tướng nhưng Bộ trưởng Nhân nhiều khi cũng "lực bất tòng tâm", bí bách như người "múa gậy trong bị" bởi chỉ một việc tăng lương cho giáo viên, Bộ trưởng Nhân đã nhiều lần đề xuất nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận?
Muốn chống tiêu cực, muốn người ta trung thực làm việc hết lòng thì điều mấu chốt là tiền lương phải đủ để người ta sống. Sinh thời, có lần Tổng bí thư Lê Duẩn hỏi về việc chống tiêu cực, tôi cũng đã trả lời thẳng thắn như vậy. Trong môi trường giáo dục, khi tiền lương không đủ sống thì người ta sẽ tìm cách xoay xở để bù đắp lại. Còn xoay xở như thế nào đó chính là nguyên nhân các căn bệnh chủ yếu của giáo dục hiện nay.
Lấy việc lọt vào top 200 làm mục tiêu là một sai lệch
Cách đây ít ngày, GS Simon Marginson (ĐH Melbourne - Australia) có nói mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trường đại học lọt vào top 200 trong số các trường đại học nổi tiếng thế giới là rất khó và khi đặt ra mà không đạt được thì sẽ là "thất bại" cho mục tiêu kế tiếp. Là người có hơn 30 năm "lang thang" khắp các trường đại học nổi tiếng thế giới, ông có đồng tình với nhận xét này?
Ở đây có 2 phần. Thứ nhất, tôi không đồng tình với GS Simon về phần đánh giá cao các bảng xếp hạng đại học đã được công bố mấy năm nay bởi nó không phù hợp với những gì tôi đã tận mắt chứng kiến và sự đánh giá chung của nhiều giới khoa học tôi được quen biết. Cách xếp hạng hiện nay thường thiên về các trường nằm trong khối Anh - Mỹ mà xem nhẹ các nước khác như Pháp, Đức và đặc biệt là Nga. Mặt khác, có một số đại học được xếp hạng rất cao mà theo cảm nhận của nhiều người hiểu biết thì không thể như vậy được.
Còn vế thứ hai?
Vế thứ hai, tôi đồng tình với ý kiến đó là một mục tiêu không thực tế, không thiết thực vừa có thể làm sai lệch hướng phấn đấu hội nhập của chúng ta. Không nên cân đo, đong đếm mình bằng một cái cân, một cái thước... không có độ tin cậy cao. Thật ngạc nhiên khi có vị lãnh đạo ngành còn đòi hỏi phải cố gắng đạt mục tiêu đó trước năm 2020.
Chiến lược giáo dục 2008-2020 chỉ là một bản kế hoạch dài hạn
Khi trả lời phỏng vấn chúng tôi, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã đặt vấn đề cần có một cuộc cách mạng giáo dục triệt để (http://dantri.com.vn/Sukien/De-nghi-mot-cuoc-cai-cach-giao-duc-triet-de/2008/9/251829.vip ) . Theo ông, điều này đã thật sự cần thiết?
Ngay từ năm 2004, chúng tôi gồm 24 nhà khoa học và giáo dục trong đó có 5 giáo sư Việt kiều đã có bản kiến nghị chính thức gửi lên Trung ương, đề nghị cần phải "xây dựng lại giáo dục từ gốc", tức là phải thực hiện về một cuộc cách mạng giáo dục triệt để. Bản kiến nghị này đã được sự ủng hộ khá rộng rãi của xã hội, các nhà khoa học và các nhà quản lý.
Trước đó, ngay từ 1995, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã triệu tập một cuộc họp quan trọng 3 ngày về giáo dục. Nhiều ý kiến xác đáng đã được phát triển trong cuộc họp đó, về sau được nghi lại trong Nghị quyết T.W.II (khoá 8) về giáo dục và khoa học. Tiếc rằng Nghị quyết rất đúng đắn nhưng triển khai thực hiện bất cập nên sau gần 10 năm, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phải cay đắng thừa nhận chúng ta không thành công trong khoa học và giáo dục.
Theo ông, không thành công hay thất bại?
Đó là sự thất bại, thất bại lớn.
Ông có quá mạnh mẽ và vì bức xúc mà thiếu khách quan?
Không phải tôi nói mà thực tế cuộc sống đòi hỏi. Chúng ta đã tốn không biết bao nhiêu thời gian, sức lực và tiền của. Ngay cả những người ở ngoài, ví như ông Lý Quang Diệu chẳng hạn, không phải vô cớ mà khi thăm Việt Nam, ông đã thẳng thắn khuyên chúng ta rằng: Thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế!
Liệu chúng ta đã cần ngay một cuộc cách mạng triệt để?
Rất cần. Trong khung cảnh chương trình và sách giáo khoa hiện nay, nếu cải tiến thì cũng chỉ tạo sự thay đổi lẻ tẻ và không cơ bản. Trong khi đó, thời gian không còn cho phép chần chừ. Chúng ta đã chờ đợi điều đó xảy ra hàng chục năm nay rồi.
Nhưng được biết vừa qua, Bộ GD-ĐT đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020?
Chúng tôi đã nghiên cứu bản dự thảo này và nhận thấy bản Dự thảo chưa thể hiện tư duy giáo dục cần thiết. Nó không phải là bản "Chiến lược" mà chỉ là một bản kế hoạch dài hạn được soạn thảo theo lối làm kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mọi cái đều áp đặt từ trên xuống trong khi đáng lý ra, chúng ta phải làm ngược lại.
Thi tốt nghiệp là lạc hậu và kém nhân bản
Trong khi chờ đợi kế hoạch cải cách giáo dục thì theo ông có những vấn đề cấp bách gì cần giải quyết?
Khâu đột phá là giáo dục trung học phổ thông và thi cử. Cần thay đổi tổ chức và chương trình, cách dạy ở THPT, để mở ra hai hướng chính cho học sinh đã xong THCS: một hướng đào tạo nghề và một hướng chuẩn bị tổng quát.
Có nghĩa phải cải cách thi THPT?
Thi tốt nghiệp các cấp là việc làm lạc hậu nhất, kém hiệu quả nhất một tàn tích còn sót của lối học cũ. Nó hoàn thiện một chu trình: "Học để thi - Thi để lấy bằng - Lấy bằng để làm quan". Trong khi đó đáng lý học phần nào thi ngay phần đó, thi để học cho tốt, chứ không phải thi vì mảnh bằng.
Nhưng bỏ thi thì lấy gì để kiểm tra kiến thức của người học?
Tôi không nói bỏ thi mà là bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Hiện nay, các nước có nền giáo dục tiên tiến không có kiểu thi tốt nghiệp như ta. Giống như việc sản xuất một cỗ máy, họ kiểm tra thật kỹ chất lượng từng chi tiết và khi hoàn thiện, chỉ kiểm tra việc lắp ráp. Trong khi đó ở ta thì gần như bỏ qua khâu kiểm tra chi tiết mà chờ lắp hoàn thiện một cái máy rồi mới kiểm tra tổng thể. Cách làm này đã bộc lộ rất rõ những hạn chế mà nền giáo dục của chúng ta đang phải gánh chịu. Một số nước việc thi cử còn nhẹ hơn ta nhiều như Hàn Quốc, Trung Quốc mà người ta còn gọi là "địa ngục thi cử", không biết ở ta nên gọi như thế nào?
Kinh doanh giáo dục là sự phá hoại ghê gớm
Ông là người phản đối thương mại hoá giáo dục một cách quyết liệt. Tại sao vậy?
Tôi không phản đối thương mại giáo dục mà chỉ phản đối cách thương mại hoá như hiện nay. Trường tư vì lợi nhuận phải được đối xử như các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành khác. Nó phải hoạt động như mọi doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp. Còn đối với trường tư phi lợi nhuận thì Nhà nước có thể và nên hỗ trợ về vốn, đất, và không thu thuế.
Nhưng có thông tin rằng hầu hết các trường nổi tiếng trên thế giới đều hoạt động theo mục đích kinh doanh?
Đó là thông tin sai sự thật do thiếu thông tin hoặc vụ lợi. Theo tôi được biết, tất cả các trường tư nổi tiếng thế giới đều hoạt động phi lợi nhuận. Làm giáo dục chạy theo mục đích kiếm tiền sẽ phá hoại ghê gớm nền giáo dục.
Xin cám ơn Giáo sư!
Bùi Hoàng Tám
(Thực hiện)
http://www.doi-thoai.com/baimoi1108_348.html
TQ công bố dự án dầu khí khổng lồ
25 Tháng 11 2008
Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Cnooc Ltd công bố dự án gần 30 tỷ đôla để thăm dò dầu khí nước sâu tại Biển Đông.
Theo hãng tin Bloomberg hôm 24/11, dự án của Cnooc Ltd, trị giá 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương 29 tỷ đôla sẽ được thực hiện từ 2009 cùng với công ty mẹ của họ là tập đoàn Cnooc.
Cnooc đã từng muốn mua Unocal của Hoa Kỳ hồi 2005 nhưng không được
Tuyên bố được đưa ra tại Thẩm Quyến cho giới báo chí tiếng Hoa hôm 22/11 và được các hãng thông tấn đăng lại.
Tuy nhiên, có vẻ như động thái của Cnooc tức China National Offshore Corp. được tính toán để chờ phản ứng của các nước trong vùng.
Bloomberg trích lời một chuyên gia tư vấn từ công ty UOB-Kay Hian Ltd ở Thượng Hải nói rằng Cnooc “sẽ cần phải giải quyết vấn đề quan hệ với các nước khác.''
Vì Cnooc là tập đoàn dầu khí của nhà nước nên hoạt động của họ chắc chắn được chính quyền ủng hộ.
Tiềm năng rất lớn
Quan điểm của giới quan sát ngành dầu khí Trung Quốc cho tới nay là nhu cầu năng lượng tăng cao nên Trung Quốc sẽ đào xuống vùng “Biển Nam Trung Hoa, nơi nguồn nguyên liệu chưa được khai thác”.
Bước đầu Cnooc sẽ đào sâu các giếng dầu sẵn có.
Cnooc sẽ cần phải giải quyết vấn đề quan hệ với các nước khác
Chuyên gia Vương Âu Siêu từ Thượng Hải
Nguồn tin chưa được kiểm chứng còn nói dự án của Cnooc, dự tính kéo dài đến 2020 sẽ có sự hợp tác của đối tác nước ngoài vì Trung Quốc chưa tự làm chủ công nghệ khoan vùng nước sâu.
Bản tin của Bloomberg nhắc rằng các đối tác hiện nay của Cnooc có Devon Energy Corp., Husky Energy Inc. và Anadarko Petroleum Corp.
Vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Trung Hoa, có 3,5 triệu km vuông, bằng một phần ba diện tích đất liền của Trung Quốc.
Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đã phản đối có hiệu quả một kế hoạch của Exxon Mobil Corp., công ty dầu khí hàng đầu thế giới, hợp tác với Việt Nam để khai thác dầu ở vùng Trung Quốc coi là “vi phạm lãnh thổ” của họ.
Cổ phiếu của Cnooc tăng 2% trên thị trường chứng khoán ở Hong Kong khi tin về dự án vĩ đại của họ được loan ra, bất chấp chỉ số Hang Seng sụt 1,6 điểm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081125_cnoocsouthchinasea.shtml
Sóng ngầm dưới mặt Biển Đông
17 Tháng 11 2008
Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông - www.seasfoundation.org
Một số thử thách đối diện Việt Nam trong đàm phán về Vịnh Bắc Bộ
Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang đàm phán phân định chủ quyền đoạn từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng.
Tuyên bố chung của Thủ tướng hai nước ngày 25/10/2008 nói, “Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này”.
Cuộc đàm phán này đã diễn ra từ vài năm, Việt Nam và Trung Quốc đang “từng bước thu hẹp khác biệt”, lãnh đạo hai bên “nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán” và đẩy nhanh việc khởi động khảo sát chung.
Nhưng đến nay phạm vi chính xác của vùng đàm phán hay khảo sát chung, những đòi hỏi và lập luận mà hai bên đưa ra, cũng như những thoả thuận đã đạt được vẫn chưa được công bố.
Cuộc đàm phán này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến ranh giới biển của Việt Nam ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bên ngoài vùng biển này. Đặc biệt, nó có thể ảnh hưởng tới chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Nhưng đây là cuộc đàm phán rất phức tạp và Việt Nam phải đối diện rất nhiều thử thách. Trước hết vì nó liên quan đến Hoàng Sa, nhưng những thử thách đó cũng xuất phát từ những khu vực ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa.
Yếu tố Hoàng Sa
Trong tầm ảnh hưởng có thể của Hoàng Sa, Việt Nam và Trung Quốc sẽ dựa vào Hoàng Sa để đòi hỏi những vùng nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa.
Trên thực tế, năm 1996 Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở thẳng xung quanh Hoàng Sa, đòi hỏi một vùng nội thuỷ diện tích 17.400 km² bên trong và một vùng lãnh hải 12 hải lý bên ngoài đường cơ sở đó.
Một số vụ xuống đường xảy ra ở Việt Nam cuối 2007 vì chuyện Biển Đông
Nhưng đường cơ sở này vi phạm UNCLOS. Trung Quốc cũng có thể sẽ đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn những vùng này và lấn sang phía bên Việt Nam của đường trung tuyến.
Nếu Việt Nam chấp nhận những đòi hỏi này thì có nghĩa là Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam được hưởng sẽ bị thu hẹp.
Ngược lại, Việt Nam có thể dựa trên chủ quyền đối với Hoàng Sa để đòi hỏi những vùng biển bên kia đường trung tuyến. Tuy nhiên, Trung Quốc, với lợi thế là nước mạnh và đang chiếm đóng Hoàng Sa (dù sự chiếm đóng đó bất hợp pháp theo luật quốc tế), sẽ khó mà chấp nhận những yêu sách đó của Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam khó đạt được công bằng trong đàm phán về vùng biển trong tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa cho đến khi nào vấn đề chủ quyền Hoàng Sa được giải quyết một cách công bằng, ví dụ như thông qua Toà án Công lý Quốc tế.
Bên ngoài Hoàng Sa
Bên ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, Trung Quốc cũng tranh chấp ngay cả những vùng biển rõ ràng thuộc về Việt Nam.
Năm 2004 Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Kantan 3 tới hoạt động tại khu vực có toạ độ 17°26'42" Bắc, 108°19'05" Đông, cách Việt Nam 63 hải lý và cách Trung Quốc 67 hải lý , cách các đảo gần nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa 205 hải lý, tức là ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối với lý do “Căn cứ vào luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” .
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là khu vực này nằm bên Trung Quốc của vùng biển ngoài của Vịnh Bắc Bộ, do đó Trung Quốc cho rằng sự phản đối của Việt Nam không có cơ sở và không thể chấp nhận được .
Cho tới nay Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã công bố một số lô dầu khí lấn sang bên Việt Nam của đường trung tuyến. Trong những lô dầu khí này, vùng LD29-1 nằm hoàn toàn bên Việt Nam và phân nửa vùng LD20-1 nằm bên Việt Nam của đường trung tuyến.
Theo bản đồ năm 2002 của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thì hai vùng dầu khí này đang được triển khai. Vùng lấn sang bên Việt Nam nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, cách bờ biển đất liền của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc dưới 75 hải lý, cách các đảo gần nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa từ 160 hải lý tới 215 hải lý.
Vẫn tồn tại nhiều thử thách để Việt Nam đạt được sự công bằng trong việc phân định chủ quyền và hợp tác với Trung Quốc trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Việc Trung Quốc thừa nhận chủ quyền đối với một khu vực dù cách Việt Nam 63 hải lý, cách Trung Quốc 67 hải lý, bên ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, và đối với những khu vực tương tự, nói lên phần nào thử thách mà Việt Nam phải đối diện trong đàm phán.
Trong vùng biển ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, Việt Nam phải vượt qua những thử thách này để đạt được một hiệp định ranh giới biển công bằng. Một hiệp ranh giới biển công bằng rất cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền trước những trường hợp xâm lấn như trên.
Những điều trên cho thấy, đằng sau tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc, vẫn tồn tại nhiều thử thách để Việt Nam đạt được sự công bằng trong việc phân định chủ quyền và hợp tác với Trung Quốc trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần quan tâm về cuộc đàm phán phân định và trao đổi hợp tác ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cần tìm hiểu thêm về sự công bằng cho đất nước và để biết rõ về những thử thách đang đối diện để đạt được sự công bằng ấy.
Ý chí, kiến thức của mỗi người sẽ làm nên sức mạnh từ toàn dân và điều này sẽ giúp Việt Nam đối phó với những thử thách nhằm bảo toàn chủ quyền của đất nước mà tiền nhân đã để lại.
Bài viết thể hiện quan điểm của hai tác giả: Dương Danh Huy từ Anh và Lê Minh Phiếu từ Pháp. Tài liệu tham khảo xem trong các đường dẫn ở bên phải trang
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/11/081117_eastseaargument.shtml
Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Cnooc Ltd công bố dự án gần 30 tỷ đôla để thăm dò dầu khí nước sâu tại Biển Đông.
Theo hãng tin Bloomberg hôm 24/11, dự án của Cnooc Ltd, trị giá 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương 29 tỷ đôla sẽ được thực hiện từ 2009 cùng với công ty mẹ của họ là tập đoàn Cnooc.
Cnooc đã từng muốn mua Unocal của Hoa Kỳ hồi 2005 nhưng không được
Tuyên bố được đưa ra tại Thẩm Quyến cho giới báo chí tiếng Hoa hôm 22/11 và được các hãng thông tấn đăng lại.
Tuy nhiên, có vẻ như động thái của Cnooc tức China National Offshore Corp. được tính toán để chờ phản ứng của các nước trong vùng.
Bloomberg trích lời một chuyên gia tư vấn từ công ty UOB-Kay Hian Ltd ở Thượng Hải nói rằng Cnooc “sẽ cần phải giải quyết vấn đề quan hệ với các nước khác.''
Vì Cnooc là tập đoàn dầu khí của nhà nước nên hoạt động của họ chắc chắn được chính quyền ủng hộ.
Tiềm năng rất lớn
Quan điểm của giới quan sát ngành dầu khí Trung Quốc cho tới nay là nhu cầu năng lượng tăng cao nên Trung Quốc sẽ đào xuống vùng “Biển Nam Trung Hoa, nơi nguồn nguyên liệu chưa được khai thác”.
Bước đầu Cnooc sẽ đào sâu các giếng dầu sẵn có.
Cnooc sẽ cần phải giải quyết vấn đề quan hệ với các nước khác
Chuyên gia Vương Âu Siêu từ Thượng Hải
Nguồn tin chưa được kiểm chứng còn nói dự án của Cnooc, dự tính kéo dài đến 2020 sẽ có sự hợp tác của đối tác nước ngoài vì Trung Quốc chưa tự làm chủ công nghệ khoan vùng nước sâu.
Bản tin của Bloomberg nhắc rằng các đối tác hiện nay của Cnooc có Devon Energy Corp., Husky Energy Inc. và Anadarko Petroleum Corp.
Vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Trung Hoa, có 3,5 triệu km vuông, bằng một phần ba diện tích đất liền của Trung Quốc.
Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đã phản đối có hiệu quả một kế hoạch của Exxon Mobil Corp., công ty dầu khí hàng đầu thế giới, hợp tác với Việt Nam để khai thác dầu ở vùng Trung Quốc coi là “vi phạm lãnh thổ” của họ.
Cổ phiếu của Cnooc tăng 2% trên thị trường chứng khoán ở Hong Kong khi tin về dự án vĩ đại của họ được loan ra, bất chấp chỉ số Hang Seng sụt 1,6 điểm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081125_cnoocsouthchinasea.shtml
Sóng ngầm dưới mặt Biển Đông
17 Tháng 11 2008
Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông - www.seasfoundation.org
Một số thử thách đối diện Việt Nam trong đàm phán về Vịnh Bắc Bộ
Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang đàm phán phân định chủ quyền đoạn từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng.
Tuyên bố chung của Thủ tướng hai nước ngày 25/10/2008 nói, “Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này”.
Cuộc đàm phán này đã diễn ra từ vài năm, Việt Nam và Trung Quốc đang “từng bước thu hẹp khác biệt”, lãnh đạo hai bên “nhất trí đẩy nhanh tiến trình đàm phán” và đẩy nhanh việc khởi động khảo sát chung.
Nhưng đến nay phạm vi chính xác của vùng đàm phán hay khảo sát chung, những đòi hỏi và lập luận mà hai bên đưa ra, cũng như những thoả thuận đã đạt được vẫn chưa được công bố.
Cuộc đàm phán này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến ranh giới biển của Việt Nam ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bên ngoài vùng biển này. Đặc biệt, nó có thể ảnh hưởng tới chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Nhưng đây là cuộc đàm phán rất phức tạp và Việt Nam phải đối diện rất nhiều thử thách. Trước hết vì nó liên quan đến Hoàng Sa, nhưng những thử thách đó cũng xuất phát từ những khu vực ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa.
Yếu tố Hoàng Sa
Trong tầm ảnh hưởng có thể của Hoàng Sa, Việt Nam và Trung Quốc sẽ dựa vào Hoàng Sa để đòi hỏi những vùng nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa.
Trên thực tế, năm 1996 Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở thẳng xung quanh Hoàng Sa, đòi hỏi một vùng nội thuỷ diện tích 17.400 km² bên trong và một vùng lãnh hải 12 hải lý bên ngoài đường cơ sở đó.
Một số vụ xuống đường xảy ra ở Việt Nam cuối 2007 vì chuyện Biển Đông
Nhưng đường cơ sở này vi phạm UNCLOS. Trung Quốc cũng có thể sẽ đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn những vùng này và lấn sang phía bên Việt Nam của đường trung tuyến.
Nếu Việt Nam chấp nhận những đòi hỏi này thì có nghĩa là Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam được hưởng sẽ bị thu hẹp.
Ngược lại, Việt Nam có thể dựa trên chủ quyền đối với Hoàng Sa để đòi hỏi những vùng biển bên kia đường trung tuyến. Tuy nhiên, Trung Quốc, với lợi thế là nước mạnh và đang chiếm đóng Hoàng Sa (dù sự chiếm đóng đó bất hợp pháp theo luật quốc tế), sẽ khó mà chấp nhận những yêu sách đó của Việt Nam.
Như vậy, Việt Nam khó đạt được công bằng trong đàm phán về vùng biển trong tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa cho đến khi nào vấn đề chủ quyền Hoàng Sa được giải quyết một cách công bằng, ví dụ như thông qua Toà án Công lý Quốc tế.
Bên ngoài Hoàng Sa
Bên ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, Trung Quốc cũng tranh chấp ngay cả những vùng biển rõ ràng thuộc về Việt Nam.
Năm 2004 Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Kantan 3 tới hoạt động tại khu vực có toạ độ 17°26'42" Bắc, 108°19'05" Đông, cách Việt Nam 63 hải lý và cách Trung Quốc 67 hải lý , cách các đảo gần nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa 205 hải lý, tức là ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối với lý do “Căn cứ vào luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” .
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là khu vực này nằm bên Trung Quốc của vùng biển ngoài của Vịnh Bắc Bộ, do đó Trung Quốc cho rằng sự phản đối của Việt Nam không có cơ sở và không thể chấp nhận được .
Cho tới nay Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã công bố một số lô dầu khí lấn sang bên Việt Nam của đường trung tuyến. Trong những lô dầu khí này, vùng LD29-1 nằm hoàn toàn bên Việt Nam và phân nửa vùng LD20-1 nằm bên Việt Nam của đường trung tuyến.
Theo bản đồ năm 2002 của Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thì hai vùng dầu khí này đang được triển khai. Vùng lấn sang bên Việt Nam nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, cách bờ biển đất liền của Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc dưới 75 hải lý, cách các đảo gần nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa từ 160 hải lý tới 215 hải lý.
Vẫn tồn tại nhiều thử thách để Việt Nam đạt được sự công bằng trong việc phân định chủ quyền và hợp tác với Trung Quốc trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
Việc Trung Quốc thừa nhận chủ quyền đối với một khu vực dù cách Việt Nam 63 hải lý, cách Trung Quốc 67 hải lý, bên ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, và đối với những khu vực tương tự, nói lên phần nào thử thách mà Việt Nam phải đối diện trong đàm phán.
Trong vùng biển ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa, Việt Nam phải vượt qua những thử thách này để đạt được một hiệp định ranh giới biển công bằng. Một hiệp ranh giới biển công bằng rất cần thiết cho việc bảo vệ chủ quyền trước những trường hợp xâm lấn như trên.
Những điều trên cho thấy, đằng sau tuyên bố chung của Việt Nam và Trung Quốc, vẫn tồn tại nhiều thử thách để Việt Nam đạt được sự công bằng trong việc phân định chủ quyền và hợp tác với Trung Quốc trong vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần quan tâm về cuộc đàm phán phân định và trao đổi hợp tác ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cần tìm hiểu thêm về sự công bằng cho đất nước và để biết rõ về những thử thách đang đối diện để đạt được sự công bằng ấy.
Ý chí, kiến thức của mỗi người sẽ làm nên sức mạnh từ toàn dân và điều này sẽ giúp Việt Nam đối phó với những thử thách nhằm bảo toàn chủ quyền của đất nước mà tiền nhân đã để lại.
Bài viết thể hiện quan điểm của hai tác giả: Dương Danh Huy từ Anh và Lê Minh Phiếu từ Pháp. Tài liệu tham khảo xem trong các đường dẫn ở bên phải trang
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/11/081117_eastseaargument.shtml
ký giả Lý Kiến Trúc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Văn Canh về tình hình Biển Đông Việt Nam
Lý Kiến Trúc: Kính chào Giáo sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Freevn.net và báo Văn Hóa, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo sư và cám ơn Giáo sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.
GS Nguyễn Văn Canh: Chào nhà báo Lý Kiến Trúc và chào tất cả quý thính giả, tôi rất lấy làm hân hạnh có mặt ngày hôm nay để trả lời một số câu hỏi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra liên quan tới Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa cũng như liên quan tới một điểm nào đó trên vùng lãnh thổ của Việt Nam. Nhà báo hỏi câu gì tôi sẽ cố gắng trả lời câu đó.
LKT: Vâng thưa Giáo sư, trước khi có cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi và Đại sứ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn, thì chúng tôi đã liên lạc được với một vài giới chức và biết rằng tập tài liệu Bạch Thư mà Giáo sư là tác giả đã gửi đến các cơ cấu quan trọng của Hoa Kỳ ở hành pháp, lập pháp và tới Tổng thư ký và 192 thành viên Liên hiệp quốc.
Chính vì tác động của cuốn Bạch Thư này,cho nên chúng tôi nghĩ rằng nó đã gây ra một cá sự bối rối đối với chính quyền Hà Nội hiện nay, vì cuốn Bạch Thư đã nói lên tất cả, có thể nói rằng đó là sự thật mà người Việt quốc gia tại hải ngoại đã nắm được, liên quan đến vấn đề biên giới Việt Trung, về vịnh Bắc việt, về Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Đại sứ Lê Công Phụng qua một số trung gian đã tổ chức cho chúng tôi có một cuộc phỏng vấn, trong đó ông Phụng có nói về quá trình đàm phán biên giới Việt Trung giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì theo Giáo sư trong cái quá trình đàm phán này kể từ năm 1991 tức là năm Việt Nam bắt tay lại với Trung Quốc, Giáo sư có theo dõi trong quá trình đàm phán giữa Việt Nam Trung Quốc, Giáo sư có nhận thấy có gì khác lạ trong đó hay không.?
GS Nguyễn Văn Canh: Quá trình đàm phán không phải từ 1991 đâu. Các đàm phán này đã có từ trước 1979 tức là trước khi Trung Cộng đánh Việt cộng vào năm đó. Hai bên cũng đã có những cái thương thảo. Việt cộng lúc đầu thì vẫn cứ dựa vào cái hiệp ước Pháp - Thanh tức là hiệp ước Thiên Tân 1885, với Công ước 1887 làm nền tảng thương thuyết, trong khi Trung Cộng không nhìn nhận hiệp ước ấy. Cái khác lạ là cuối cùng Trung cộng đòi cái gì, thì về sau này Việt cộng thỏa mãn những cái đòi hỏi đó, nghĩa là đường ranh do công ước 1887 không còn được dùng làm căn bản để thương thuyết nữa. Không giữ được đường ranh giới ấy, thì hậu quả là hợp thức hóa những lấn chiếm của Trung Cộng.
LKT: Thưa Giáo sư, trong cuộc phỏng vấn với ông Lê Công Phụng về quá trình đàm phán thì ông Phụng có nói là dựa trên căn bản pháp lý của hòa ước Thiên Tân năm 1985 và năm 1987, đồng thời dựa trên luật biển của hiệp ước 1982, vậy thì thưa Giáo sư nếu mà họ nói là họ dựa trên hai cái cơ sở pháp lý đó thì tại sao càng ngày càng lùi dần để cho Trung cộng lấn áp như vậy?
GS Nguyễn Văn Canh: Theo tôi nghĩ thì cái sự lùi dần và nhượng bộ Trung cộng đó là do cái đám lãnh đạo của Cộng sản VN ngày nay trở thành tay sai của Trung cộng mà trong các bài viết của tôi, tôi gọi họ là thừa sai, và về sau vì cái mức độ thừa sai của họ, nên gọi họ là thái thú người bản xứ để thực hiện cái mưu đồ bá quyền của Trung cộng tại vùng Đông Nam.
Nhà báo có hỏi đến Hiệp Ước Thiên Tân ký năm 1885. Hiệp ước này đã thi hành hơn 100 năm nay mà VC viện dẫn để điều đình với TC, thì tôi chẳng thấy có gì làm căn bản cả. Như vậy khi thương lượng, VC đã theo đòi hỏi của TC và mặc thị hủy bỏ hiệp ước ấy rồi để có ranh giới mới. Đó là công tác bán đất bán biển. Ngoài ra, họ còn có hành vi mặc thị giúp sát nhập một phần Việt Nam vào lãnh thổ Trung Hoa. Cũng có thể thêm rằng các hành động của họ như là thực hiện đồng hóa dân Việt Nam trở thành người Tàu, như là điều mà Trường Chinh đã công bố năm 1951 với tư cách là Tổng thư ký đảng Lao Động . Và cái ranh giới mới mà TC vẽ trên Biển Đông của Việt nam mà người ta gọi là “lưỡi rồng” trên bản đồ mới mà Trung cộng đã vẽ lại và phổ biến lại vào tháng 6 năm 2006 vừa rồi là một thí dụ về việc Đảng Cộng sản Việt nam thực hiện mục tiêu của bá quyền Trung cộng. Cho đến này, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào, chống lại âm mưu này của TC. Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong những tháng gấn đây bị đàn ap dã man là một thí dụ khác.
Những đường ranh mới của biển Đông mà Trung cộng nhận có chủ quyền đi sát vào bờ biển Việt Nam và như thế chặn mất cái khu Không Gian Sinh Tồn của dân Việt, và chút nữa đây tôi sẽ nói điều đó ở cái phần sau. (Xem hình bản đồ “lưỡi rồng”
LKT: Vâng thưa Giáo sư, trở lại những cuộc đàm phán trên bộ thì ông Lê Công Phụng nói rằng người ta đổ tội cho ông là bán đất ở trên vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ông ta khẳng định rằng là không có mất bao nhiêu cây số vuông nào cả và ải Nam Quan vẫn còn nguyên cũng như thác Bản Giốc vẫn còn. Thưa Giáo sư, Giáo sư có đồng ý với những lời mà ông Lê Công Phụng phát biểu vừa qua trên đài Á Châu Tự Do hay không?
GS Nguyễn Văn Canh: Sai, hoàn toàn sai, và tôi có thể nói rằng nói dối thì đúng hơn. Nghe bài phỏng vấn ấy, tôi thấy ông ta có xác nhận rằng nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dựa lên trên hiệp ước Pháp - Thanh vào năm 1885 tức hiệp ước Thiên Tân ký giữa Patenôtre và Lý Hồng Chương để làm căn bản. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Nếu mà chúng ta tham chiếu vào những tài liệu chính của đảng Cộng sản Việt Nam như tài liệu có nhan đề là “ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” đưa ra thì những gì đã được trình bày là hoàn toàn sai.
Tôi lấy thí dụ như là khu Trình Tường sát với lại Móng Cái. Cái khu đó dài tới 6 cây số chiều ngang của biên giới và sâu một cây số rưỡi ở trong đất Việt đã bị Trung cộng lấy tất cả phần đó và sát nhập vào một cái gọi là công xã Đông Hưng. Như vậy bảo rằng không mất một cây số nào có nghĩa là gì? Như thế và trong suốt cả dọc biên giới đó có 40 địa điểm như vậy, và rất nhiều điạ điểm ở nơi đó Trung cộng sang đuổi người Việt đi chỗ khác và chiếm nhà đất, rồi đưa người Trung cộng sang để lập nghiệp, rối hợp thức hóa.
Có những nơi khác dài tới 9 cây số và sâu vào một cây số rưỡi, và như thế Lê Công Phụng nói rằng “một cây số vuông sai lệch giữa hai bên “ như thế hoàn toàn không đúng. Tôi có tài liệu mà chính Đảng Việt cộng đưa ra để tố cáo Trung cộng liên quan tới vấn đề ấy. Vấn đề như vậy là vấn đề hơi dài thành ra tôi không thể nói được ở đây.
Nay, tôi kèm theo một ít tóm lược để cho đầy đủ hơn. Nhưng cái phần quan trọng bây giờ đó là vấn đề Trường sa, hậu quả của những hành động của Hồ Chí Minh như thế nào để mà mất Hoàng Sa và Trường Sa và là mối nguy hiểm quá lớn cho quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt, cũng như là nhà báo Lý Kiến Trúc có nói nó liên quan tới hòa bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á Châu. Thực sự thì nguy cơ bất ổn có thể đi xa hơn nữa.
LKT: Thưa Giáo sư, xin phép Giáo sư được phép trở lại sự kiện Trường Sa và Hoàng Sa. Tiếp tục câu chuyện hôm nay, thưa Giáo sư, có một cái điểm này khá quan trọng mà ông Lê Công Phụng có vẻ rất như là ưu tư và cũng bày tỏ cái sự bứt rứt cá nhân của ông ta về biên giới Việt Trung, tức là, hiện nay thì ông Phụng thổ lộ ra là từ giờ cho đến tháng 12 cuối năm nay sẽ phải dứt điểm cái cao điểm rất quan trọng dọc theo biên giới Việt – Trung. Về các cao điểm đó, thưa Giáo sư tôi có hỏi ông Phụng rằng có phải những cao điểm đó chính là những con đường chiến lược mà từ ngàn năm nay quân Tàu đã từng dùng nó để tiến quân xâm lăng Việt Nam hay không, thì ông trả lời là có khả năng trong đó. Chẳng hạn như con đường chiến lược của Ải Nam Quan, nó tựa như là một cái sạn lộ, cái độc đạo để tiến quân xuống Việt Nam. Sáu cao điểm đó hiện nay còn đang trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư có nắm vững về những cao điểm đó hay không và đối với Giáo sư những cao điểm đó nó có vị trí quan trọng như thế nào trong cái bối cảnh hiện nay giữa mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc?
GS Nguyễn Văn Canh: Trước hết, Bắc Kinh từ nhiều năm nay áp lực với Việt cộng là hoàn tất mau việc cắm mốc. Tại sao? Để “ cho sự việc đã rồi” và như thế không thể đảo ngược được những gỉ mà VC đã cam kết qua hiệp ước biên giới 1999. Và chúng đòi hỏi rằng hoàn tất công tác này trong năm 2008. VC đang chạy theo thời điểm đó. Sau khi cắm mốc xong, thì Bắc Kinh sẽ cho phổ biến bản đồ về đường ranh mới. Lúc đó ta mới biết bao nhiêu và ở nơi nào. VC không dám phổ biến bản đồ trước. Kế đó, tôi có biết một phần nào chắc chắn liên quan đến các cao điểm đó. Có hai con đường đáng kể mà quân Trung Hoa sử dụng để xâm lăng Việt nam. Đó là cái phần Ải Nam Quan thuộc Lạng sơn và phần thứ hai nữa là phần trên tỉnh Hà Giang.
Về phần Ải Nam Quan, thì nếu chúng ta nhìn về hướng Bắc, có hai cái dãy núi ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định về phía tay trái. Hai cái dãy núi đó nằm sát cửa Ải Nam Quan, là con đường tiến quân vào Việt nam. Hai dãy núi đó tôi có đầy đủ tên hai dãy núi đó và bây giờ thì Trung cộng chiếm hẳn. Chúng đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi. Mặt khác, về phía tay phải, có một cái khu gọi là khu Bình Độ 400 (thuộc huyện Cao Lộc) mà vị trí của nó là ở sau cái cột mốc 26 (căn cứ theo hiệp ước Thiên Tân) cũng đã nằm ở trong lãnh thổ Trung cộng. Vậy thì cả hai cao địa nằm ở hai bên ải Nam Quan đã giúp bảo vệ lãnh thổ, nghĩa là kiểm soát đường tiến quân của Bắc phương để bảo vệ Việt nam đã mất. Trung Hoa hồi xưa xâm lấn Việt Nam đi qua ngả đó đều bị đánh bại và bị tiêu diệt ở nơi đó. Bây giờ thì vùng đất hiểm trở bảo vệ đất Tổ đã thuộc của Trung cộng. Đó là cái nơi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra là điểm chiến lược thì bây giờ đã nằm ở trong tay của Trung cộng;
Điểm thứ hai là vị trí chiến lược khác là ở biên giới Hà Giang. Tại Hà Giang vào thời gian chiến tranh 1979, thì Trung cộng đã đưa tới 3 quân đoàn, cộng với 2 sư đoàn độc lập từ Côn Minh ( tổng cộng là 14 sư đoàn) sang để đánh chiếm cái khu biên giới bắc Hà Giang . Con đường tiến quân vào Việt nam tại khu vực này với núi non hiểm trở để bảo vệ quê hương cũng không còn là đất của Việt nam nữa.
Và tại nơi này, trước kia ông cha của chúng ta cũng đã ngăn chặn quân Tàu xâm lăng tiến qua ngả đó. Hiện bây giờ quân Tàu đã chiếm cứ, họ đã giữ chặt cái khu vực đó và đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi. Hai trong 5 dãy núi đó Trung cộng đã đổi tên thành Lão Sơn và Giải Âm Sơn ( xin xem phần tóm lược đính kèm). Mai này, nếu Trung cộng sẽ còn mang quân sang chiếm thêm đất, và cả 2 khu vực Lạng Sơn và Hà Giang này không còn, thì quân nhà Hán sẽ thong thả tiến sang.
LKT: Kính thưa quý vị khán thính giả, phần đầu tiên chúng tôi vừa kết thúc với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới và các đường ranh giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được Giáo sư tỏ bày rất là rõ và đồng thời Giáo sư cũng phản hồi lại những lời nói của ông Lê Công Phụng vừa qua. Chúng tôi nghĩ rằng là đây là những lời phản hồi của một vị Giáo sư Tiến sĩ đã có rất nhiều công trình để nghiên cứu những hồ sơ này. Thưa Giáo sư, chúng ta vừa mới đề cập đến cái tình hình của Ải Nam Quan đồng thời nói tới Ải Nam Quan thì người Việt Nam cũng không quên được thác Bản Giốc. Đó là một thắng cảnh có thể nói là đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam chúng ta ở miền Bắc, và bây giờ theo như mọi người hiểu thì thác Bản Giốc và cũng theo như lời ông Lê Công Phụng thì thác Bản Giốc nay một nửa về phía bên Trung quốc, điều đó có đúng không thưa Giáo sư?
GS Nguyễn Văn Canh: Vấn đề kiểm chứng để xác nhận thì tôi không có chắc cho lắm vì Đảng CSVN dấu nhẹm mọi việc. Nhưng mà tôi nghĩ rằng chuyện mất thác Bản Giốc là đúng. Thác Bản Giốc trước kia ở sâu trong nội địa của Việt Nam và ngày nay đã nằm một nửa ở bên Trung Cộng và nhất là Trung Cộng họ đã xây một cái đập bằng xi măng cốt sắt ở cái khúc sông Qui Thuận để chặn lại và từ đó thác Bản Giốc một nửa thuộc về Trung Hoa đúng như là Lê Công Phụng nói. Vậy thì nếu có cắm mốc thì chắc chắn phải cắm mốc mới và họ dự trù là ở trên giữa thác Bản Giốc, thay vì hồi xưa theo biên giới hồi Pháp Thanh thì biên giới ấy nằm ở mãi phía bắc, chứ không phải là giữa thác Bản Giốc như ngày nay. Hình trong tài liệu đính kèm có thể nói rõ hơn về tính trạng của thác ấy..
LKT: Nhưng mà thưa Giáo sư ông Lê Công Phụng nói là dựa trên hai bản đồ mà Việt Nam đưa ra và Trung Quốc đưa ra, cái bản đồ Pháp Thanh đó thì cái mốc của thác Bản Giốc đó nằm giữa dòng sông vào thời đó, thì cái điều đó có đúng không?
GS Nguyễn Văn Canh: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi biết chắc rằng riêng cái phần thác Bản Giốc đó nằm sâu trong nội địa của chúng ta và chiếu theo tài liệu của VC, thì trước đây TC mang 2000 người lính đi qua biên giới để đổ bê-tông cốt sắt kè một cái nhánh sông dọc theo Việt Nam để họ làm thay đổi cái dòng sông đó và cái thác Bản Giốc đó trước kia nằm ở trong lãnh thổ của chúng ta, bây giờ vào sát một nửa thì như vậy chúng ta cũng đã mất phân nửa thác Bản Giốc. Cách đây mới mấy ngày, tòa Đại sử TC tại Hà nội tổ chức một cuộc du ngoạn từ Việt nam đến thăm thác Bản Giốc. Trong nhóm du khách được mời có cả viên chức đảng CSVN, có cả thông tấn xã v.v..Để làm gì? Để chứng tỏ thác này nay là của TC: Một nơi thắng cảnh nổi tiếng được đặt tên là Đệ Nhất Hùng Quan (dĩ nhiên của Trung Hoa). Nó cũng là một tín hiệu bảo cho ĐCNVN, cho dân chúng VN, cho thế giới biết rằng không có thể đảo ngược được tình thê nữa. Chắc chắn, ĐCSVN lại ngậm miệng như từ trước đến nay. Xin xem hình ở phần đính kèm. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì? Thức tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hành được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyêt nghị của Hội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc. Mà ở HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực.
Trung cộng lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Vận động được một nghị quyêt trong trường hợp này không giản dị để đạt mục tiêu .Nhất là CHXHCNVN lại không có khả năng, không uy tín quốc tế gì, có lẽ uy tín này ở mức thấp nhất, dù có ngồi trong Hội Đồng Bảo An. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cường hành” các quyết định của Tòa án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh quốc tế để hành động.
Tuyên bố của Bush, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Michalak và những gì được phản ảnh ở Hội nghị Shangri-La.... là biểu tượng của sự hỗ trợ quốc tế cho chính nghĩa của dân tộc Việt nam. Và đồng thời với quyền lợi của quốc tế trên Biển Đông là nguyên cớ quan trọng để giúp bảo vệ tài sản của ông cha ta đã đổ xương máu giữ gìn và để lại. Cũng có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa có những hành động khác.
Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc..... thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt cộng.
LKT: Còn về Vịnh Bắc Bộ và huyện Tam Sa cũng như Nghị định thư về viêc đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, theo sự trình bày của Giáo sư trong một số ngày gần đây và trong các cuộc hội thảo của GS thì Vịnh Bắc Việt hiện nay đã được coi gần như là sự toa rập của Việt Nam đối với Trung Quốc để Trung quốc khống chế cái Vịnh Bắc Việt đó, xin Giáo sư có thể mô tả sự khống chế Vịnh Bắc Việt đó như thế nào và sự phân chia Vịnh Bắc Việt đó giữa những vùng đánh cá đó ra sao, quyền lợi kinh tế hai bên như thế nào và quyền lợi hải sản, khoáng sản..., lợi và hại như thế nào đối với Việt Nam và Trung Quốc?
GS Nguyễn Văn Canh: Quý vị thính giả và khán giả đã biết được rằng vào năm 2000 tháng 12, Việt cộng và Trung cộng đã ký cái hiệp định liên quan tới việc phân định vùng Vịnh Bắc Việt. Ngoài ra họ kèm theo một cái hiệp định khác nữa là hiệp định về nghề cá trong vùng Vịnh. Lê Công Phụng có nói rằng dựa theo Công ước 1887 để hai bên phân định lại Vịnh Bắc Việt và không mất bao nhiêu hay chẳng mất tí gì cả, và còn được lợi nhiều ngàn cây số vuông đựa theo luật biển (1982) mà Phụng đã từ chối. Vậy thì bây giờ tôi chứng minh xem là mất bao nhiêu và tình trạng của Vịnh Bắc Việt hiện nay ra làm sao.
Cái bản đồ của chúng ta ở đây là cái bản đồ của Vịnh Bắc Việt do công ước 1887 qui định và họ vẽ theo sự thỏa thuận của hai bên. ( xem bản đồ trong bài đính kèm). Bắt đầu từ ở đây là Móng Cái và chúng ta có thấy một cái đường Màu Đỏ, Bắc Nam, kéo từ ở Móng Cái đi xuống cửa vịnh, và một bên là Hoàng Linh (?) của Hải Nam, và một bên là Cồn Cỏ của Bắc Việt của chúng ta. Đó là cửa vịnh và chiều ngang vào khoảng 130 hải lý gì đó. Tôi nhấn mạnh lại rằng cái đường Màu Đỏ này là đường trong bản đồ của Công Ước 1887 ký giữa nhà Thanh với người Pháp. Đường màu đỏ này nằm ở phía đông của đảo Trà Cổ chạy xuống dưới phía dưới, đến cửa Vịnh. Phần ở phía Tây của đường màu đỏ này thuộc Việt Nam và phía Đông là của Trung Hoa.
Trước khi thỏa thuận với nhau, Lý Hồng Chương của nhà Thanh lại phàn nàn rất nhiều là Trung Hoa bị mất nhiều, nhượng lãnh thổ cho Pháp quá nhiều và cứ đòi đi đòi lại, kêu nài để “xin thêm chút đỉnh”, thì lúc đó cái anh Constan là đại diện chính phủ Pháp (để sang ký Công Ước để chia vùng vịnh này) muốn về Pháp mau, cho xong việc. bèn nhượng cho một cái mũi gọi là mũi Bắc Luân, cách Móng Cái độ khoảng độ 20 hay 30 cây số hay gì đó về phía Đông, và ngoài ra còn có một cái làng ở phía bên kia biên giới gọi là làng Sóc Sơn ( của Việt nam do cha Piêrre cai quản) cũng cho Trung Hoa luôn. Thành ra mình chỉ còn lại từ ở Móng cái đi xuống. Nêu không thì, phải vẽ đường Màu Đỏ từ Mũi Bắc Luân, không phải từ Móng Cái.
Và họ vẽ một đường Màu Đỏ như thế này để phân chia. Theo công ước ấy, thì đó là đường ranh giới phân chia Vịnh. Vùng vịnh có diện tích là bao nhiêu? Diện tích Vịnh có khoảng độ 123,700cây số vuông. Căn cứ vào đường ranh giới Màu Đỏ này, thì Việt Nam có khoảng 77 ngàn cây số vuông và Trung Hoa có số còn lại, vì theo thỏa ước Pháp Thanh là 64% cho Việt nam và Trung Hoa còn có 46% mà thôi. Bây giờ khi mà ký cái hiệp ước năm 2000 chia đôi như vậy thì họ dựa vào đâu? Việt Nam đòi rằng vẫn dùng hiệp ước Pháp Thanh là căn bản, nhưng Trung cộng bảo không, vì cái hiệp ước đó là do đế quốc Pháp nó ăn gian, nó áp bức Trung quốc và Trung quốc lúc đó phải nhượng bộ và đó là một hiệp ước bất bình đẳng, cho nên bây giờ Trung cộng muốn công bằng hơn. Từ thập niên 1970 TC đã đòi như thế, bên Việt cộng cũng không chịu chia lại. Trung cộng việc cớ rằng cái đường Màu Đỏ là đường quản lý hành chánh các đảo mà thôi, không là đường phân chia biên giới. Vậy, phải xóa bài làm lại biên giới. Nếu mà nhìn vào cái hiệp ước Pháp Thanh để mà biết rõ cái đường đó là đường quản lý hành chánh hay là đường ranh giới, thì rõ ràng trong Công Ước đó nó nói rõ rằng đây là cái đường ranh giới giữa hai bên. Nhưng mà Trung cộng ảnh sử dụng sức mạnh của mình, sử dụng áp lực với Việt cộng, cứ nhất quyết bảo rằng đây là đường hành chánh chứ không phải đường ranh giới. Ngày nay thì đúng là những cái điều gì mà Trung cộng nó đòi hỏi thì Việt cộng đã thỏa mãn hết.
Ngày nay cái hiệp ước Vịnh Bắc Việt như thế nào? TC đòi rằng bắt đầu từ ở Móng Cáy chạy ra giữa Vịnh, rồi đi xuống, cắt đôi vịnh. Để được như thế, thì đường phân định ranh giói bắt đầu từ Móng Cáí chạy xuống đến cửa vịnh. Từ đây, họ chia ra đôi. Cả thảy có 21 điểm chuẩn, bắt đầu từ điểm 1, ở Móng Cái, như trên bản đồ đính kèm, dường ấy chạy vòng ra giữa Vịnh cho tới điểm 21.
Tất cả cái phần phía Đông là của Trung cộng, còn phần phía tây là của Việt Nam. Kết quả Việt nam chỉ còn có 54%, Trung quốc còn lại 46% gì đó. Khi mà xác định lại cái ranh giới như thế thì Việt nam mất hơn 11.000 cây số vuông. Khi mà cái hiệp ước phân chia Vịnh này đã được chấp thuận như vậy, Trung cộng nó còn tham lam. Chúng bảo rằng bây giờ chúng muốn có một cái hiệp ước đánh cá chung.
Như vậy, thực tế nó là hai cái hiệp ước, một cái hiệp ước phân định về lãnh thổ và một cái hiệp ước nữa là hiệp ước về đánh cá chung. Vậy, cái hiệp ước đánh cá nó như thế nào? Hiệp ước ấy ấn định rằng từ đường phân ranh giữa hai bên như vậy, mỗi bên phải góp vào 30.5 hải lý để có vùng đánh cá chung. Nghĩa là cùng nhau đánh cá. Đây là vùng lớn, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 20 và diện tích là 35 ngàn cây số vuông . Hiệp ước kéo dài 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm nữa là 15 năm. Chưa hết, ngoài ra còn có một vùng nữa là trên phía bắc đảo Long Vĩ. Đó là một cái vùng gọi là vùng quá độ nhỏ hơn và vùng quá độ chỉ có giới hạn là 4 năm mà thôi. Câu hỏi là tại làm sao mà sau khi chia Vịnh rồi, lại còn có đánh cá chung?
Tại sao Việt cộng lại chấp nhận cái phần đánh cá chung đó? Việt cộng không đủ khả năng đánh cá hay sao mà lại hợp tác với Trung cộng để đánh cá? Đây là một cái nhượng bộ mà người ta không thể tưởng tượng được đối với Trung cộng. Ngư dân Việt chỉ dùng dụng cụ thô sơ, thuyền gỗ, ít mã lực, như vậy thì đánh cá chung như thế nào khi mà tàu đánh cá của Trung cộng có những đoàn tàu to lớn, tàu đánh cá lớn với 200 mã lực, đánh cá rất sâu và hai tàu hai bên kéo lưới dài tới 60 hải lý, tức là hơn 100 cây số. Như vậy hợp tác như thế nào và chia cá ra làm sao? Ngoài ra, hạm đội đánh cá này sẽ kéo đi kéo lại nó vét cá trong vùng vịnh và vào sát bờ vịnh như thế trong 15 năm, thì không còn cá cho người Việt của mình. Ngư dân tỉnh Thái Bình và suốt dọc cái mà Trần đức Lương thỏa hiệp với Trung cộng để thiết lập “vành đai kinh tế” vào năm 2005, thì còn gì để mà sinh sống. Hiện nay, có ngư dân đã phải đi xa xuống phía Nam bằng thuyền gỗ để hành nghề sinh sống. Hồi tháng 7 năm 2007, một số ngư dân đã bị hải quân Nam Dương bắn chết vì hành nghề trong vùng biển của họ.
Về thực tế, tình trạng thi hành việc đánh cá chung có một cái phần mà rất là bất lợi cho ngư phủ người Việt. Muốn hành nghề ở trong khu đánh cá chung này thì phải có giấy phép. Ai là người cấp giấy phép? Đối với phía Việt cộng, thì cái đảng bộ CS cũng như là hành chánh ở địa phương cấp giấy phép. Có nhiều ngư phủ xin giấy phép phải đóng tiền.
Tiền này quá cao. Có người không có tiền đóng để lấy cái giấy phép hành nghề. Khi họ đánh cá, ngay cả ở trong vùng vịnh của mình theo hiệp định mới và khu này lại nằm ở trong vùng đánh cá chung, thì ngư phủ Trung cộng ( không nhất thiết là hải quân TC, hay tuần cảnh TC v.v.) có quyền hỏi là giấy phép. Không xuất trình được giấy phép thì ngư phủ TC “trấn lột” hết cá, tức là nó cướp hết cá, rồi chuyển sang thuyền của chúng, trước khi đuổi ngư phủ Việt về.
Theo hiểu biết của tôi, thì trong vùng đánh cá chung có một khu vực ở giữa vịnh, là vùng nước sâu , có loại cá là cá “đáy”. Cá ấy sống ở sâu dưới nước. Cá này rất đắt giá. Ngư dân Việt không có tàu lớn, không có ngư cụ tối tân để đánh loại cá này. TC có phương tiện đánh bắt loại cá này.
Và một điểm khác nữa là chúng ta đã thấy có một sự kiện là mồng 8 tháng 1 năm 2005 một số thuyền đánh cá của ngư phủ Thanh Hóa ở vị trí màu đỏ mà tôi đánh dấu trên bản đồ trong bài đính kèm hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới, cách cái đường ranh mới chỗ phân chia vùng vịnh này là vào khoảng độ 12 cây số về phía Tây, ở cái điểm chuẩn số 14 của đường phân chia vịnh này, khi đang đánh cá ở đấy thì bất thình lình tàu hải quân Trung cộng loại tàu sắt của hải quân Trung cộng tới gần, hạ cờ Trung cộng xuống, bắn một loạt. Một số ngư thuyền bị chìm. Ít nhất là 9 ngư phủ Việt Nam chết ngay tại chỗ. Một ngư dân đánh cá ở gần đó, thấy súng nổ và nhìn thấy có chuyện xảy ra, chạy trốn về Thanh Hóa. Một tàu của hải quân Trung cộng đuổi , bắt nhiều phát đạn vào thuyền của nạn nhân, đến tận bờ biển Việt Nam, rối mới bỏ đi.
Đấy tình trạng phân chia vùng vịnh cũng như là vùng đánh cá chung như vậy. Người ta có thấy một điều như thế này: Hai hiệp ước đó ký vào tháng 12 năm 2000 nhưng mà tại làm sao đến tận 2004 quốc hội VC mới phê chuẩn, trong khi đó hiệp ước trên đất liền chỉ có 6 tháng sau là phê chuẩn (tháng 6 năm 2000).
Thế tại sao như vậy? Báo chí quốc tế họ cũng đi tìm hiểu, họ trả lời rằng sở dĩ mà Việt cộng không dám phê chuẩn ngay là vì sợ rằng những cái tàu đánh cá của Trung cộng là những tàu rất lớn, và cả một hạm đội hành nghề thành từng đoàn như vậy và không thể qua mặt quốc tế được. Quốc tế đã nhìn thấy, thì biết được rằng Việt cộng là cái anh đã nhượng bộ quá nhiều những quyền lợi của dân tộc của mình và sợ rằng ở trong nước dân chúng phản ứng cho nên họ kéo dài. Do đó Giang Trạch Dân năm 2002 sang tận nơi đòi là phải phê chuẩn sớm. Việt cộng lúc đó mới rục rịch, mới chuyển động và đến năm 2004 thì quốc hội Việt Nam mới phê chuẩn!!!
LKT: Thưa Giáo sư, Giáo sư mới trình bày sự thiệt hại vô cùng to lớn của Việt Nam ở trong vùng Vịnh Bắc Việt và đồng thời cái hiệp ước thứ hai là hiệp ước mà họ gọi là Nghị Định Thư về đánh cá chung; vậy thì rõ ràng bây giờ cái vùng đánh cá chung này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế cho Trung quốc mà vừa mang đến cái ảnh hưởng của các tàu sắt, tàu lớn của Trung quốc đi qua đi lại sát cạnh bờ biển Việt Nam. Đối với Giáo sư, thì về an ninh quốc phòng của Vịnh Bắc Việt này bây giờ hiện trạng nó như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Ồ! cái này là một cái nguy hiểm nữa, là vì đã nhượng bộ một nửa cái vịnh rồi, thế thì hải quân TC có thể tiến sát bờ biển VN hơn. Rồi lại nhượng quyền cho TC cái quyền cùng kiểm soát sát đến tận bờ biển nữa. Trung cộng đòi Việt cộng là bây giờ “tôi với anh phải tuần tra chung”. Việt cộng với Trung cộng là đồng ý với nhau là lập các toán hải quân để tuần tra trong vùng Vịnh. Tuần tra chung cái gì? Để kiểm soát VC mà thôi.
Trung cộng ảnh lớn quá có sực mạnh hải quân nhiều hơn. Chúng ăn hiếp VC chứ còn VC làm sao ăn hiếp được TC. Tuần tra chung có nghĩa là cái tàu hải quân của Trung cộng đi sát vào bờ biển mình để kiểm soát Việt nam. Chứ thực sự thì trong vùng Vịnh chỉ có Việt cộng và Trung cộng Không có quốc gia đệ tam nào, hay nhóm ăn cướp nào dám vào đó để gây bất ổn cho Trung Cộng. Dĩ nhiên về phương diên an ninh, VC lại càng không dám làm gì đối với Trung Cộng . Đó là chưa kể đế kiểm soát những tài nguyên nằm ở dưới biển, bảo vệ tàu khoa học của Trung cộng thỉnh thoảng đi vào sâu trong lãnh hải của vịnh, trong phạm vi phần biên giới mới để mà tìm tòi dầu hỏa.
LKT: Vậy thì theo như cái bản đồ này thì thưa Giáo sư, Bắc việt gần ngay khu vực sát đảo Hải Nam mà bây giờ Trung Cộng đang xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử. Từ cái ranh giới này của vịnh co xa bao nhiêu đâu, tại sao bây giờ lại có chuyện lập cái căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam sau cái hiệp định này?
GS Nguyễn Văn Canh: Đây là phần khác. Về phần này Trung cộng coi như nó chiếm vùng vịnh rồi đó. Thế nhưng liên hệ đến căn cứ Tam Á, cái căn cứ tàu ngầm nguyên tử, Tam Á, thì Trung cộng muốn chiếm tới toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa ở phía nam và hết cả biển đông để tiến tới Đông Nam Á.
LKT: Như vậy là những hiệp ước về vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Việt là những điểm đầu tiên để tiến gần về phương Nam phải không?
GS Canh: Đúng. Đã có tin Bộ tư lệnh hải quân TC đã dọn về đây.
LKT: Thưa Giáo sư, tiến gần về phương nam, thì phương nam gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, theo cái nhìn của Giáo sư, quần đảo Hoàng Sa nó đang nằm trong tình trạng như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Về quần đảo Hoàng Sa thì chúng ta biết được rằng đến năm 1974 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để bảo về cái phần đất còn lại là khu Nguyệt Thiềm của quần đảo này.
Về Hoàng Sa, và tôi cũng nhân dịp này ca ngợi sự hy sinh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng bảo vệ đất Tổ. Những tin tức lúc trước mình không biết, nhưng về sau này theo tài liệu của TC, thì biết được rằng viên đô đốc, tên là Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải, lúc đó là Tư lệnh mặt trận cùng với bộ Tham mưu Hành-quân đã bỏ mình tại Hoàng Sa. Ngoài ra, 4 đại-tá, 1 trung ta, đều là hạm trưởng các chiến hạm đều chung số phận. Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm, không được trang bị bằng hỏa tiễn như của TC, và đối đấu với một lực lượng hung hậu gồm 11 chiến hạm. Về phía Hải quân VNCH, sĩ quan cao cấp nhất là hải quân Thiếu tá Ngụy văn Thà cùng với 58 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ hải đảo của tổ tiên để lại.
Từ đó, Hòang sa đã nằm trong tay Trung Cộng. Và cho đến nay, Lê công Phụng mới thú nhận sự thật này. Tại đây, Trung cộng đã xây rất nhiều căn cứ quân sự. Căn cứ quân sự đầu tiên mà người ta thường hay nhắc đến đó là căn cứ Phú Lâm hay tên quốc tế gọi là Woody.
Trên căn cứ này ngay từ thập niên 1980 TC đã xây rất nhiều những cơ sở cho quân sự và có thể chứa được cả ngàn lính ở đó, xây hồ nước ngọt, xây các bãi trực thăng và cả phi đạo. Phi đạo này bây giờ được nới rộng ra và dài tới 2,600 m để cho phi cơ phóng pháo lên xuống. Có kho xăng dầu nằm ở đây. Lúc đầu nó là một căn cứ tiền phương để tiến tới phương nam, nối liền với lại Trường Sa và xa hơn nữa.
Ngoài ra, có đảo thứ hai là đảo Hoàng Sa mà người ta gọi là Pattle. Đảo Hoàng Sa này đến năm 1974 còn thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Có rất nhiều cơ sở quân sự nằm ở trên đảo này. Chúng ta thấy được một vài cái hình ảnh khác nữa. Đây là một cái hình ảnh đảo Tri Tôn và đảo này sát gần với Đà Nẵng của chúng ta nhất. Đây là bộ chỉ huy quân sự của quân đội TC ở đảo Tri Tôn. Đây là hình một cái căn cứ quân sự khác. Đây cái mốc chủ quyền trên đảo Tri Tôn. Đây là một đảo gọi là đảo Cây hoặc là Cù Mộc. Đây là một cái bộ chỉ huy quân đội Trung cộng xây trên đảo Quang Hà thuộc Hoàng Sa. Đảo này thuộc nhóm Tuyên Đức....
LKT: Như vậy thì tất cả đảo Hoàng Sa đã được khống chế bởi các bộ tư lệnh quân đội của Trung Quốc. Vậy thì ngoài ra đã vừa mất về đảo, vừa mất về an ninh quốc phòng mà còn mất về kinh tế, thì thưa Giáo sư nghĩ như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Bây giờ toàn bộ quần đảo này nó nắm hết tất cả rồi. Tháng 6 năm 1992, chúng đã ký khế ước với công ty Crestone của Mỹ để tìm dò dầu hòa ở một khu vực 25,000 cây số vuông ơ phía nam quần Đảo Hoàng Sa. Thompson, chủ tịch của Crestone còn tuyên bố rằng TC hứa sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ công tác tìm và khai thác dầu. Những phân chim hồi xưa Việt Nam Cộng Hòa của mình khai thác và đến việc đánh cá chăng nữa nó cũng kiểm soát. Nó cấm ngư phủ mình đến và có nhiều khi ngư phủ của mình lạc đến, nó bắn chết, hay ít nhất là bi bắt cầm tù và nộp tiền phạt vì xâm phạm lãnh hải Trung Hoa. Dĩ nhiên, các căn cứ quân sự ở đó là chỉ dấu cho thấy chúng luôn đe doa Việt nam.
LKT: Thưa Giáo sư nói đến đảo Hoàng sa thì nhân đây chúng tôi cũng nhận được một vài sự kiện có tính chất thời sự hiện nay. Đó là vừa mới rồi chúng tôi có đọc những bản tin thông báo là Trung cộng họ sẵn sàng mời Việt Nam tham gia chung, để khai thác những tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa, thì điều đó theo Giáo sư có nhận thấy ý kiến đó nếu mà có thật của phía bên Trung quốc thì theo ý kiến của Giáo sư như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Nếu mà cái đó có thật thì đó chỉ là một cái lời nói như thế để cho vui mà thôi, chứ hiện nay nó đã hoàn toàn kiểm soát cả quần đảo Hoàng Sa, như Lê Công Phụng ngày nay mới dám xác nhận, khi nói rằng “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc của Trung quốc và Hoàng Sa về phương diện lịch sử và pháp lý là luôn luôn mãi mãi là của Việt Nam”. Quần đảo này hoàn toàn ở trong tay Trung cộng, rồi thì không bao giờ chúng muốn nhượng một cái quyền lợi cho ai khác. Tôi không tin là cái chuyện đó là chuyện thật.
LKT: Vâng, thưa Giáo sư có nghĩ rằng có cái khía cạnh khác khi mà Trung quốc tự nhiên lại mời Việt Nam tham dự khai thác chung những nguồn lợi trên Hoàng Sa không?
GS Nguyễn Văn Canh: Không, tôi không nghĩ thế. Nếu có, thì đó chỉ là một cái chiến thuật tuyên truyền mà thôi. Ngay trên vùng biên giới, chúng cho quân đội đến đuổi dân Việt ra khỏi nhà để cho dân TC sang chiếm . Có khi còn đốt nhà, nếu người Việt chống đối. Đốt nhà rồi, cho dân TC sang làm nhà lại và cư trú ngay khoảng đất đó. Với tinh thần đó, thì làm sao có việc mời VC vào khai thác chung tài nguyên. Ngược lại vào tháng 12 năm 2005, VC họp với TC tại Bắc Kinh rồi phổ biến tin tức về hợp tác tìm dò dầu hỏa chung ở vùng quân đảo Trường Sa. Có việc đó. Nghĩa là VC mời TC vào hợp tác với ý định chia lời thì có. Nhưng ngược lại TC cho VC hợp tác làm ăn để chia lời thì không có đâu. Hợp tác đánh cá chung trong vùng Vịnh Bắc Việt là thí dụ khác.
LKT: Dạ vâng, để trở lại cái sự bành trướng của Trung quốc về phương nam, thì chúng đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa và thật ra cái quần đảo Trường Sa khu vực biển này nó rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với Vịnh Bắc Bộ và cái nguồn tài nguyên có thể nói rằng vô tận đối với Việt Nam. Đồng thời nó cũng là vùng tranh chấp giữa 6 nước châu Á. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư nghĩ thế nào về quần đảo Trường Sa hiện nay nó đang nổi cộm lên những vấn đề, chẳng hạn như là hãng dầu ExxonMobil đã bị Trung quốc đuổi đi và đồng thời Trường Sa hiện nay đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa?
GS Canh: À, chúng ta biết được rằng khi Nguyễn Tấn Dũng sang gặp ông Bush thì có ý mời cho Mỹ quốc vào Việt Nam và người ta hiểu rằng nếu mà Mỹ quốc vào Việt Nam như thế thì mang cái quyền lợi kinh tế, để rồi Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi kinh tế và bảo vệ Việt cộng. Họ đã tính toán như vậy. Việc tính toán đó thực hiện được hay không, chắc là nó cũng không có giản dị như là họ nghĩ đâu.
Chúng ta nhìn vào cái ranh giới mới của Trung cộng vẽ đường màu đỏ Trung cộng vẽ ra trên bản đồ đây; có người gọi là bản đồ ‘lưỡi rồng’. Lãnh hải của Trung cộng như vậy bao gồm toàn vùng Biển Đông. Liệu Mỹ có mang quân đến đánh đuổi TC ra khỏi Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà chúng đã chiếm, để giúp VN bảo toàn lãnh thổ không? Còn nói rằng, “đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa”, thì không hẳn là đúng. Hạm đội Mỹ vẫn hiện diện tại vùng biển này. Mỹ tuyên bố rằng không từ bỏ sự hiện diện của Mỹ ở nơi đây Chắc chắn là vì quyền lợi cũa Mỹ, Mỹ sẽ không bỏ biển Đông, nhất là lưu thông hàng hóa và buôn bán hai chiều mỗi năm lên tới ngàn tỉ Mỹ Kim. Dĩ nhiên, TC có thực sự đe dọa quyền lợi của Mỹ chưa hay đe dọa tới giới hạn nào? Đó là vấn đề để Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ. Còn về công ty ExxonMobil thì Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố bảo vệ ExxonMobil. Công ti này cho biết họ sẽ tiếp tục tìm dò và khai thác dầu. BP thấy thế đã tuyên bố quay trở lại.
LKT: Tức là bản đồ ‘lưỡi rồng’ bao hết cả khu vực biển Nam Hải với lại Trường Sa.
GS Nguyễn Văn Canh: Bao hết tất cả cái khu vực này là 3 triệu rưỡi cây số vuông mà Lê Minh Nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa của phủ thủ tướng của Việt cộng vào đầu thập niên 1980 tuyên bố rằng cả Biển Đông có ba triệu rưỡi cây số vuông thì nó chiếm ba triệu. Nếu nhìn vào cái bản đồ (lưỡi rồng) mới này thì diện tích mà Trung cộng muốn chiếm lớn hơn là 3 triệu, vì nay nó sát với bờ của đường ranh bản đồ biển Việt Nam hơn. Vậy thì bây giờ câu hỏi khoảng cách giữa cái đường ranh mới với lại bờ biển của Việt nam dài bao xa? Tôi không có tọa độ để biết nó nằm sát với bờ biển Việt nam như thế nào? Nhưng so sánh khoảng cách cửa Vịnh là khoảng dưới 130 hải lý hay gì đó. Đường này được chia 2. Mỗi bên một nửa là khoảng hơn 60 hải lý. Nếu nhìn khoảng cách từ Cam Ranh ra tới ranh giới mới với khoảng cách ½ cửa vịnh, thì khoảng cách này ngắn hơn. Như vậy chỉ còn có khi chỉ 40 hay 50 hải lý mà thôi. Điều này cho thấy rằng cái âm mưu của Trung cộng hết sức là lớn lao, và tham vọng của chúng lớn lắm. Chúng còn âm mưu tiến xa hơn chứ không phải chỉ giới hạn ở Trường Sa.
Bắt đầu từ đảo Hải Nam, chúng ta có thấy cái căn cứ Tam Á. Đó là một căn cứ hải quân ‘bí mật’ mà người ta vừa mới phát hiện ra vào tháng Tư 2008. Căn cứ Tam Á này là căn cứ hết sức là quan trọng để mà khởi đầu công cuộc tiến về phía nam.
Căn cứ Tam Á đó nó có hai phần, phần thứ nhất là căn cứ bí mật có khả năng chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử 094. Hiện nay người ta biết được rằng Trung Cộng đã có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử này. Chúng có thể trang bị hỏa tiễn liên lục địa bắn xa gần 10.000 cây số mà đầu đạn nguyên tử đó là loại đầu đạn có nhiều đạn.. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tiên đoán rằng trong năm năm tới nữa nó sẽ có thêm 5 chiếc nữa.
Ngoài ra, Trung cộng có khoảng độ 57 chiếc, và một số là loại Song S20 được trang bị bằng máy diesel của Đức. Khi chạy ngầm ở dưới biển không phát tiếng động, thành ra từ ở trên vệ tinh không có thể khám phá ra được khi nó nằm sâu ở dưới nước. Một số tàu ngầm này có trang bị hỏa tiễn tầm xa vào 1000 dặm, loại hỏa tiễn có tên là Yingji-8, có thể bắn từ ở dưới nước để tiêu diệt hàng không mẫu hạm ở trên mặt nước. Tam Á là căn cứ hết sức nguy hiểm và phía trái của căn cứ này là vùng biển có tầm sâu là 5000 mét, là nơi rất tốt để làm nơi trú ẩn cho các tàu ngầm nguyên tử.
Phần thứ hai liên quan tới 3 cái cầu tàu. Đây là cái cầu tàu dành cho hàng không mẫu hạm và chuẩn bị để đủ giúp cho 6 hàng không mẫu hạm có thể đậu được ở đây và tất cả những phương tiện trang bị dụng cụ hay là quân lính hay hỏa tiễn có thể đưa lên trên hàng không mẫu hạm. Hiện bây giờ mới xây xong một cái dài 800m, còn hai cái nữa thì đang chuẩn bị xây. Câu hỏi là khi mà xây cầu tàu cho hàng không mẫu hạm như thế này thì Trung cộng đã có tàu chưa. Câu trả lời là chưa có, nhưng mà bây giờ đang chuẩn bị có.
Vào năm 1995 một bài viết của tôi để cho Viện Nghiên Cứu Hoover cũng như để cho chính quyền Mỹ họ biết rằng Trung cộng vào lúc đó họ tính rằng cái năm 2000 thì họ có một hạm đội biển xanh hoạt động ở biển Đông. Hạm đội biển xanh này dự trù đến năm 2000 sẽ có ít nhất là một cái hàng không mẫu hạm, Họ đã thượng lượng với Ukraine để mua một chiếc Varyag với giá 2 tỉ MK.
Tôi có in hình Varyag trong cuốn Bạch Thư. Nhưng cho đến năm 2000 chẳng thấy gì cả và cho đến bây giờ mới tìm thấy được một tài liệu liên quan tới hàng không mẫu hạm đó. Đặng Tiểu Bình có ra lệnh rằng ngưng mua hàng không mẩu hạm để dành tiền sản xuất võ khí sinh hóa. Nếu lập Hạm Đội Biển Xanh với hàng không mẫu hạm đó ngay bây giờ thì chưa đủ sức để chống Mỹ, thì sẽ bị tiêu diệt, thành ra hoãn lại. Giờ tin tức mới nhất là một thời gian ngắn nữa là chiếc tâu cũ Varyag hay Kuznestsov của Liên bang Sô viết mà họ mua trước đây sẽ sữa chữa xong.
LKT: Dạ thưa Giáo sư, trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, ông ấy có nói rằng trong cuộc tìm kiếm những quân nhân mất tích của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ đã khởi động những cuộc tìm kiếm đó và cuộc tìm kiếm đó đang khởi động rất tốt, vậy thì điều đó nó nói lên ý nghĩa gì trong vấn đề an ninh quốc phòng ở Vịnh Bắc Việt, thưa Giáo sư?
GS Nguyễn Văn Canh: À! cái điều này thì tôi cũng đã biết. Từ lâu rồi ngay từ thập niên 1980 thì cũng đã có cái vấn đề bàn thảo với Việt cộng là tìm kiếm người Mỹ mất tích ở khắp nơi và trong đó có tìm kiếm người Mỹ Mất Tích ở Vịnh Bắc Việt. Tại nơi đây khi máy bay Mỹ vào Việt Nam bắn ở vùng Bắc Việt thì có một số rơi ở Vịnh Bắc Việt. Bây giờ, muốn tìm người Mỹ Mất Tích nơi đó, thì hai bên cũng đã thỏa thuận trên nguyên tắc với nhau một số điều kiện để mà tìm dò những máy bay rơi ở đó. Điều này có nghĩa rằng Việt cộng sẽ xúc tiến nhiều hơn nữa để tiếp tay với Mỹ, thỏa mãn những cái đòi hỏi của Mỹ về người Mỹ mất tích. Rồi thì khi mà giúp được Mỹ như thế thì cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tay bảo vệ an ninh cho Việt cộng, Nhưng mà theo tôi nghĩ cái điều đó còn khó khăn lắm, còn xa vời, tại vì ảnh hưởng của Trung cộng đối với Việt cộng nó quá lớn đi. Tôi gọi những người lãnh đạo Việt cộng bây giờ là những người thừa sai của TC để thực hiện những mưu đồ của Trung cộng. Như thế, điều ấy khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
LKT: Thưa Giáo sư, cũng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Michael Michalak, chúng tôi có đặt một câu hỏi: theo như là lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thì Việt Nam hiện nay họ đang có phương án đưa vấn đề Hoàng Sa Trường sa ra tòa án quốc tế và có thể dựa trên luật Biển 1982 tại San Francisco. Tôi có hỏi ý kiến đó với ông Đại sứ Hoa Kỳ thì ông Đại sứ nói đó là câu chuyện nó phải diễn tiến như vậy, quý vị cứ tự nhiên. Vậy theo ý kiến của Giáo sư về hai cái lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng và Đại sứ Michalak như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh:Theo tôi thấy thì những lời tuyên bố đó của Michael Michalak chỉ là lời tuyên bố bình thường mà thôi. Giải quyết tranh chấp quốc tế thì đã có các cơ cấu quốc tế phụ trách. Đó là Tòa án quốc tế và luật biển 1982 ( không phải ở San Francisco). Còn với Việt cộng thì như Lê công Phụng nói về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam đang dự tính đưa vấn đề ra Tòa Án Quốc Tế, đây là một điều rất tích cực. Như nhà báo Lý Kiến Trúc đã nói là do cái Bạch Thư và việc công bố Bạch Thư, cũng như là bản lên tiếng của Ủy ban Bảo toàn Lãnh thổ vào ngày 15 tháng Chín vừa rồi, cũng như tuyên bố của tôi với đài phát thanh Á châu Tự do, từ trước đến nay, VC ngậm miệng không bao giờ xác nhận Hoàng Sa đã mất. Nay thì mới xác nhận “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc Trung Quốc” và “có nhiều người đòi đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và đấu tranh ở Liên Hiệp Quốc”, và “chúng ta đanh dự tính...” Nhiều người đã hỏi là cái giải pháp cho Trường Sa và Hoàng Sa như thế nào? Câu tôi trả lời trong hiện trạng là tòa án quốc tế, không ai có thể làm gì khác hơn là vấn đề tòa án quốc tế. Với giải pháp tòa án quốc tế, thì ai là người có quyền đưa ra vấn đề đó, ai là người có trách nhiệm đưa ra vấn đề đó. Vấn đề lãnh thổ, lãnh hải là thuộc quyền của quốc gia, và chỉ có quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc mới có quyền nêu Trường hợp này là CHXHCNVN . vấn đề đó trước tòa án quốc tế.
Thành ra vì vậy, tôi đòi hỏi là cái trách nhiệm nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải nêu vấn đề đó, và tôi đòi hỏi rằng đảng Cộng sản Việt Nam phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm công việc đó, vì chúng tôi chỉ là những tư nhân, là những người yêu nước Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi là họ phải bảo vệ quyền lợi những đất đai của ông cha để lại..
Khi nói tới giải pháp tòa án quốc tế, có nghĩa là phải chơi cái trò luật Biển mà quốc tế kêu gọi. Lên tiếng về ủng hộ “vẹn toàn lãnh thổ” mà TT Bush nêu ra, và kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp ( luật biển và tòa án quốc tế) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Đại sứ Michalak về chơi trò luật Biển là như vậy, không phải giải quyết bằng võ lực.
Về vấn đề này, tháng 5 vừa qua, khi sang bên Hawaii dự lễ chiến sĩ trận vong ở bên đó, tôi có nói chuyện với ĐĐ Thimothy Keating, Tổng tư lệnh Quân Đội Mỹ, vùng Thái Bình Dương về mối nguy cơ của Trung Cộng và về việc chúng tôi đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để cảnh giác những người ấy. Sau đó, chúng tôi gửi tài liệu cho ông ta. Vào ngày 30 tháng 6, tại Hội Nghị Shangri-La ở Singapore, ông ấy tuyên bố rằng không có người nào có thể đánh bại được Hoa Kỳ đâu và nếu mà có tranh chấp gì với nhau thì đã có luật Biển. Tuyên bố của Michalak cũng nằm trong giới hạn đó. Đó là điều mà cả quốc tế muốn. Đó là luật chơi của các nước văn minh và của cộng đồng quốc tế, với mong muốn là duy trì ổn cố, trật tự và hòa bình cho nhân loại.
LKT: Nhưng mà thưa Giáo sư chúng tôi cũng xin phép được nhắc lại lời nói của ông Lê Công Phụng là dù phương án Việt Nam có đưa ra nhưng vấn đề là ở chỗ Trung quốc họ không chịu ngồi vào hội nghị thì không có cách nào để có thể nói chuyện được, như vậy thì như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Vâng! Đúng. Có thể là nó không chịu. Điều này không thể được viện dẫn để tránh né trách nhiệm. Ngay cả đến khi mà nó chịu ngồi trong bàn ‘hội nghị’, tham dự vào tòa án quốc tế mà do Việt cộng nêu ra như vậy và giả thử rằng cái phán quyết thắng về phần ‘nguyên cáo’- mà tôi chắc chắn một nghìn phần trăm là thắng, với những gì trình bày trong cuốn Bạch Thư có đầy đủ yếu tố về phương diện lịch sử, về phương diện pháp lý cũng như là về phương diện địa lý ( dù chỉ là sơ lược để làm căn bản cho hồ sơ vụ kiện). Tài sản của chúng ta gồm toàn thể Hoàng Sa dù nay bị chiếm đóng. Còn Trường Sa ở xa mãi dưới phía Nam, Trung cộng không làm gì được, không có cách gì biện minh được rằng chúng có chủ quyền ở trên đó. Ngay cả với Hoàng Sa, như về phương diện địa lý, tôi đã dựa theo Bản đồ của National Geographic Society ( 1968), có in trong cuốn “Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của học giả Vũ hữu San để chứng minh rằng Hoàng Sa là của Việt nam. Thí dụ đảo Tri Tôn mà tôi thường nói nó sát với lại bờ biển Đà Nẵng của mình. Đảo ấy cách bờ biển Việt nam là một trăm hai mươi ba hải hải lý thôi, trong khi đó từ một hòn đảo khác, gần Trung Hoa Lục địa nhất, thì khoảng cách xa hơn. Đấy là chưa kể đến cái lục địa nằm ở dưới quần đảo Hoàng Sa là giải đất nối liền với lục địa Việt nam. Vào năm 1925 hải học viện Nha Trang có cử một toán khoa học gia đi ra ngoài Hoàng Sa để nghiên cứu. Toán đó đã tìm thấy được rằng Hoàng Sa là một lục địa của Việt Nam chìm dưới biển nối liền với đất Việt Nam.
Trong khi đó về hướng bắc có hai cái rãnh nước sâu cả ngàn thước, nó tách Hoàng Sa với lại đất của Trung Hoa. Như thế, Hoàng Sa không thể nào thuộc về bên Trung Hoa được. Chỉ một điểm đó thôi, thì mình cũng đã thắng rồi. Chưa kể về phương diện lịch sử thì GS Trần huy Bích của Đại Học University of Southern California đã liệt kê đầy đủ các tài liệu với nhiều nguồn gốc khác nhau chứng minh rằng cả 2 quần đảo này là cùa Việt nam từ lâu đời. Còn về phương diện pháp lý, tôi xử dụng cái tài liệu của Giáo sư Monique Chemillier- Gendreau của Đại học Paris chứng minh chủ quyền của Việt nam trên 2 quần đảo ấy. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì? Thực tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hánh được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyêt nghị cua Đội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc. Mà HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực. Trung cộng lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cưởng hành” các quyết định của Tòa án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh cho hành động nào đó của Việt nam về sau. Có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa.
Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc, thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt cộng. Đòi lại các phần đất đã mất hay ngăn ngữa bọn Bắc kinh tiếp tục lấn chiếm thêm trong trường hợp có một phán quyết như vậy sẽ nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. Đó là điều rất quan trọng, vì lẽ trong trật tự thế giới mới, không ai có thễ đi ngược lại, chống lại các mục tiêu hòa bình và trật tự của thế giới như một số kẻ điên cuồng đã làm trong thế kỷ trước. Nếu việc đó xảy ra thì hậu quả là những kẻ điên cuồng như vậy sẽ bị gánh chịu một cách thê thảm. Âm mưu của Trung cộng là càng kéo dài sự chiếm đóng thì càng hay, để tạo một sự đã rồi và 100 năm sau, không ai có thể làm gì được. Vả sự đồng lõa của Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt nam là giúp Trung cộng đạt mục tiêu đó. Vậy ít nhất, bây giờ, người Việt hải ngoại phải có nghĩa vụ làm những gì để đạt nền tảng cho công việc bảo tồn đất tổ trong tương lai, kể cả trong trường kỳ. Hãy nhìn những hình ảnh mà tôi cho trình chiếu sau đây về những kiến trúc kiên cố trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có ý niệm về nguy cơ đó. Cũng nên xem các hình ành về các tòa nhà xây trong khu vực thác Bản Giốc nữa.
LKT: Sự trình bày toàn cảnh rất chi tiết của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới Việt Trung, về Vịnh Bắc Việt, về Nghị Định Thư đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, về Hoàng Sa và Trường Sa và về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ rất là đầy đủ. Vậy thì thưa Giáo sư, sau khi cái toàn cảnh mà được Giáo sư vẽ ra như thế thì đối với chúng ta là người Việt quốc gia tại hải ngoại, dù chúng ta không còn chính quyền trong tay, vì chúng ta không có một chính phủ lưu vong, nhưng chúng ta có một trách nhiệm đó là tình yêu nước thiêng liêng của người Việt Nam tại hải ngoại, với trách nhiệm đó theo Giáo sư thì chúng ta sẽ làm như thế nào đối với vấn đề mà chúng tôi xin được tạm trích câu “Quốc gia Hưng vong, Thất phu Hữu trách” ?
GS Nguyễn Văn Canh: Cái câu hỏi này khó quá theo ý của nhà báo cũng như là trong suốt cả hàng mấy chục năm nay, đi đến đâu tôi cũng bị hỏi là bây giờ ông làm gì để lấy lại nước, lấy lại Hoàng Sa Trường Sa hay v.v..., thì tôi trả lời là chúng tôi chỉ là người tị nạn cộng sản. Là người trí thức, thì chúng tôi biết là chúng tôi phải làm gì trong giới hạn của chúng tôi. Ít nhất trong cuốn Bạch Thư Hoàng Sa và Trường Sa này, chúng tôi nói cho thế giới và phải cảnh giác, cho thế giới biết rằng đây nó là một nguy cơ lớn, mà nguy cơ lớn này không phải là chỉ cho dân tộc Việt Nam đâu, mà nguy cơ lớn này cho cả toàn thế giới. Vì thế, trong thư mà gửi cho Tổng Thư Ký và cho 192 thành viên của Liên hiệp Quốc cũng như là các chính phủ quốc gia ở trên thế giới , chúng tôi cảnh giác cho họ biết để họ có thể suy nghĩ, chuẩn bị cho những tình thế xấu nhất mà tôi nghĩ sẽ xảy ra. Giải quyết tình thế xấu nhất ấy sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Việt nam. Quyền lợi của dân Việt đi song hành với quyền lợi của thế giới. Đó là hòa bình, ôn cố, trước hết là trong khu vực, và có liên hệ mật thiết với thế giới./
--------------------------------------------------------------------------------
ĐÍNH KÈM CỦA GS NGUYỄN VĂN CANH
Sau đây là một ít con số và địa điểm trích dẫn từ tài liệu “ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” do Đảng Cộng sản Việt nam phổ biến năm 1979 (1). Tài liệu này cho thấy Lê công Phụng nói dối hoàn toàn.
1) Về chênh lệch hơn 1 cây số trên suốt dọc biên giới dài 1450 cây số.
a) Khu vực Trình Tường, Quảng Ninh. Khu vực này dài 6 cây số và TC chiếm sâu vào lãnh thổ Việt nam hơn 1 cây số. Khu vực này nay sát nhập vào công xã Đồng Tâm, Đông hưng. Đường biên giới mới lùi tới đồi Khâu Trúc cùa Việt nam.
b)Và các xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc thuộc Lạng sơn; Khẳm Khâu, thuộc Cao Bằng; Tà Lũng, Là Phù Phìn, Minh Tân thuộc Hà Tuyên; xã Năm Chảy ở Hoàng Liên Sơn ( xả này dài hơn 4 km và sâu hơn 1 km) cũng đã nằm trong lãnh thổ TC. Riêng tại xã Năm Chảy, Việt nam mất một diện tích độ 300 hectares. Tổng cộng có độ 40 đia điểm tương tự trên đường biên giới bị TC chiếm và đưa dân sang lập nghiệp, rồi hợp thức hóa.
c) Ngay tại Ải Nam Quan, hồi 1955, Hồ chí Minh nhờ Mao trạch Đông nới dài thêm 300 m đường hỏa xa của Trung Hoa sang Viet nam để 2 đường hỏa xa của 2 bên nối liền với nhau cho thuận tiện giao thông. Mao chập thuận và sau một thời gian Hồ nói rằng đường biên giới của Việt nam ở cách nơi nối giáp đó về hướng Bắc là 300m như đã có từ cả trăm năn nay. Hồ được bảo rằng biên giới là nơi hai đường hỏa xa nối với nhau. Mật 300m. Hồ câm miệng. Chưa hết, về sau này lính TC khiêng cột mốc số 18, nơi biên giới quốc gia tại Ải Nam Quan trên quốc lộ 1 vào sâu độ 200m nữa. Như vậy nơi đó mật độ ½ cây số.
d) Khiêng các mộc số 136 ở Cao Bằng, các mốc số 41,42 43 ở Lạng Sơn thuộc các khu vực Kùm Mu, Kim Ngân, và Mẫu Sơn (dài 9 cây số) sâu vào nội địa Việt nam 2 km50, mất diện tích là 1,000 hectares; khu vực Nà Pàng-Kéo Trình ( mốc 29,30, 31) ở Cao Bằng, dài 6 km 450, sâu vào đất Việt nam 1 km300, mất diện tích là 200 hectares.
e) Thác bản Giốc: Tại khu cột mốc số 53 thuộc xã Đàm Thúy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc của Việt nam. TC cho cả ngàn lính sang lãnh thổ VN đổ bê tông cốt sắt cắt ngang nhánh sông biên giới, vẽ lại bản đồ chiếm một phần Thác Bản Giốc và cướp cả cồn Pò Thoong của Việt nam. 1. Phần chính Thác bản Gốc, nằm phía Bắc, nay đã thuộc Trung Cộng.và đã đổi tên thành Detian Waterfall 2. Phần phụ nằm về phía Nam, còn là của Việt nam Nguồn bài viết: blogger Măng Nguồn ảnh: blogger Điếu Cày
f) Dùng lực lượng võ trang đàn áp người Việt, trục xuất họ và chiếm nhà đất của họ, rồi đưa dân Trung cộng sang lập nghiệp tại nhiều nơi thay thế dân Việt....
2. Về các điểm cao . Cuối cùng “còn 6 điểm cao” và “chúng ta đưa đường biên giới chạy lên gữa các điểm cao đó.” Lới biện minh này cho thấy rằng 27 điểm nêu trên là của Việt nam, và như thế nằm trong lãnh thổ Việt nam. Trung cộng đã chiếm 27 điểm ấy. Nay vì nhờ “đấu tranh quyết liệt” nên TC đã trà lai, chỉ trừ 6 điểm cao. Sáu điểm cao này được hiểu là các dãy núi nằm dọc biên giới. Nay Phụng đã “thành công” đưa đường biên giới lên giữa các các điểm cao, hay giữa các dãy núi ấy, và như vậy là không mất đất. Vậy lời khai này, nếu có đúng là sự thật, thì đã tự nó tố cáo có chấp thuận chuyển nhượng một diện tích đất tính từ phân nửa ( ½) đỉnh của cả 6 dãy núi kể trên về phía Bắc. Ngoài ra, Phụng trả lời làm sao về các dãy núi sau: -Các dãy núi 1250, 1545, 1509, 772 và 233 thuộc tỉnh Hà Giang đã thuộc Trung Cộng. Người ta được biết, dãy 1509 là núi Đất thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên đã lọt vào tay TC và TC đã đổi tên thành Lão Sơn. Và dãy 1250 là núi Bắc, TC đã đối tên thành Giải Âm Sơn. Các cao địa này là vị trí chiến lược để phòng thủ Việt nam chống quân Bắc phương. Các dã này nay đã chuyển cho Trung Cộng.
Các dãy 820 và 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng sơn nằm sát cạnh cửa Ải Nam Quan về phía Tây, cạnh quốc lộ 1, là cũng vào tay TC. Và khu Bình Độ 400 huyện Cao Lộc, Lạng sơn , nằm sau cột mốc 26, về phía Đông của quốc lộ 1 cũng cùng chung số phận. Các dãy núi này cũng là các khu vực quan yếu cho việc phòng thủ, ngăn quân xâm lăng đến từ phương Bắc. Tại nơi đây, nhờ địa thế hiểm trở, ông cha chúng ta đã đánh bại quân thù. Mất các vùng đất này, Việt nam gặp nhiều khó khăn bảo vệ giang sơn. Vậy với bằng cớ nêu trên, Đảng Cộng Sản trả lời với quốc dân Việt nam như thế nào khi nói rằng chỉ mất có 1 cây số? (1) Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà nội, 1979; (Library of Congress Online Catalog
II.VÙNG VỊNH BẮC VIỆT. Phụng tuyên bố: “Chúng ta phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là dựa trên luật pháp quốc tế....Khi ký kết hiệp định, nếu như so diện tích giữa chúng ta và Trung Quốc, thì chúng ta hơn Trung Quốc 8 nghìn cây số vuông. Chúng ta không mất. Tại sao Trung Quốc chấp nhận cho chúng ta hơn 8 nghìn cây số vuông? Bởi vì bờ biển của ta là bờ biển lõm, nó vòng vào thế này, bờ biển Trung Quốc Hải Nam thì nó vòng ra thế này. .... Nói mất 10 nghìn thước vuông (sic) thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, thế nào. .... Cũng có lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia.Câu hỏi: Phụng nhấn mạnh đến luật quốc tế làm cơ sở “đàm phán”, đặc biệt là nhấn mạnh đến hiệp ước Thiên Tân 1885 làm nền tảng thương thuyết rối kết luận rằng không những không mất 10,000 cấy số vuông, (không phải 10,000 thước như nói ở trên) , mà còn được lợi 8000 cây số vuông do TC ‘cho VC’. Hơn nữa, TC còn xung phong cho VC 3000 cây số vuông, đổi lại TC chỉ muốn 150 cây số vuông và VC không chịu ...., và “giữ được chủ quyền đất đai và, lợi ích quốc gia” Với lời tuyên bố trên, VC đã ‘đại thành công’ trong đàm phán với kẻ thù thuộc dòng dõi nhà Hán tham lam, dù theo thói quen chúng lấn từng thước đất (không phải cây số) của Việt nam. Một số trường hợp như xảy ra ở trên mà nhiều người biết và chính Đảng CSVN đã tố cáo mà Phụng có cả gan dấu giếm, thì ở những nơi Đảng cấm dân chúng lui tới, hoặc rừng núi sâu, hay ở các nơi xa trong vịnh Bắc việt, liệu có ai có phương tiện và cơ hội để tìm biết được sự thật? Phụng tỏ ra “có vẻ” rất hài lòng, nếu không nói rằng hãnh diện, khi nói rằng TC đã cho “ta” 8,000 cây số vuông, và TC còn xung phong cho thêm 3,000 cây số khác mà “ta” không [thèm] nhận, chỉ để đổi lấy 150 cs mà thôi. Câu hỏi có liên quan đến khía cạnh phân định vùng Vịnh Bắc Việt bắt nguồn từ Hiệp Ước Thiên Tân được Pháp và nhà Thanh ký năm 1885. Để thi hành Hiệp ước này, hai bên đạ ký một văn kiên gọi là công ước 1887 trong đó họ ấn định ranh giới trong vùng vịnh. Trong vùng này, họ vẻ một bàn đồ chia Vịnh làm 2. Trên bản đồ, họ vẽ một đường thẳng Bắc Nam bắt đầu từ Móng Cái, chạy qua đảo Trà Cổ xuống cửa vịnh: bên phúa Đông, tại một điểm ở đảo Hải Nam và còn bên phía Tây là đảo Cồn Cỏ của Việt nam. Đường ấy được đặt tên là Đường Màu Đỏ, được Công ước gọi là đường phân chỉa ranh giới trong Vịnh. Hiệp ước Thiên Tân do Patrenôtre của Pháp ký với Lý Hồng Chương của nhà Thanh tháng 6 năm 1885 là luật quốc tế đấy. Hiệp ước đó đã dược thi hành hơn 100 năm rồi. Và được Màu Đỏ là Ranh Giới phân chìa Vịnh. Nay TC đòi xét lại sự phân chia vùng vịnh này với âm mưu chiếm thêm lãnh hải của Việt nam. TC ngang ngược tuyên bố đường màu đỏ chỉ là đường “hành chánh” để chỉ định các đảo trong khu vực này, đòi hủy bỏ đường đó để lập ra đường ranh giới chính thức. VC đã nhượng bộ và vẽ lại đường ranh và đường đó nay chạy qua 21 điểm nằm giữa vịnh để phân chia vịnh làm 2 như đươc qui định trong hiệp ước 2000. VC đã nhượng bộ và hậu quả là hiến dâng một phần lãnh hải cho TC. Hiến dâng bao nhiêu? Tổng số diện tích vùng Vịnh là 123, 700 cây số vuông. Và Công ước 1887 qui định rằng Việt nam có 63% hay 77,931 cs vuông, phía TH có 37% hay 45,769 cs vuông. Nay hiệp ước phân chia lại Vịnh do VC ký với TC được phân chia lại thì VN chỉ còn được 54% hay 66,798 cs vuông và TC được tăng từ 37% lên 46% hay 56,902 .
Kết quả là VC nhượng cho TC 11,133 cs vuông./
NGUYỄN VĂN CANH Hoa Kỳ tháng 11/2008
Xem thêm cuộc phỏng vấn Gs Nguyễn Văn Canh thực hiện bởi Truyền Hình SBTN phát đi 24/24 từ Hoa Kỳ (Saigon Broadcasting Television Network)
http://www.youtube.com/watch?v=kCEZg2RmYo4
http://www.youtube.com/watch?v=eF7Im7hkS78
http://www.youtube.com/watch?v=d1n1qLxF8Ss
http://www.youtube.com/watch?v=9al5nHWgncg
http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article4730
GS Nguyễn Văn Canh: Chào nhà báo Lý Kiến Trúc và chào tất cả quý thính giả, tôi rất lấy làm hân hạnh có mặt ngày hôm nay để trả lời một số câu hỏi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra liên quan tới Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa cũng như liên quan tới một điểm nào đó trên vùng lãnh thổ của Việt Nam. Nhà báo hỏi câu gì tôi sẽ cố gắng trả lời câu đó.
LKT: Vâng thưa Giáo sư, trước khi có cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi và Đại sứ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn, thì chúng tôi đã liên lạc được với một vài giới chức và biết rằng tập tài liệu Bạch Thư mà Giáo sư là tác giả đã gửi đến các cơ cấu quan trọng của Hoa Kỳ ở hành pháp, lập pháp và tới Tổng thư ký và 192 thành viên Liên hiệp quốc.
Chính vì tác động của cuốn Bạch Thư này,cho nên chúng tôi nghĩ rằng nó đã gây ra một cá sự bối rối đối với chính quyền Hà Nội hiện nay, vì cuốn Bạch Thư đã nói lên tất cả, có thể nói rằng đó là sự thật mà người Việt quốc gia tại hải ngoại đã nắm được, liên quan đến vấn đề biên giới Việt Trung, về vịnh Bắc việt, về Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Đại sứ Lê Công Phụng qua một số trung gian đã tổ chức cho chúng tôi có một cuộc phỏng vấn, trong đó ông Phụng có nói về quá trình đàm phán biên giới Việt Trung giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì theo Giáo sư trong cái quá trình đàm phán này kể từ năm 1991 tức là năm Việt Nam bắt tay lại với Trung Quốc, Giáo sư có theo dõi trong quá trình đàm phán giữa Việt Nam Trung Quốc, Giáo sư có nhận thấy có gì khác lạ trong đó hay không.?
GS Nguyễn Văn Canh: Quá trình đàm phán không phải từ 1991 đâu. Các đàm phán này đã có từ trước 1979 tức là trước khi Trung Cộng đánh Việt cộng vào năm đó. Hai bên cũng đã có những cái thương thảo. Việt cộng lúc đầu thì vẫn cứ dựa vào cái hiệp ước Pháp - Thanh tức là hiệp ước Thiên Tân 1885, với Công ước 1887 làm nền tảng thương thuyết, trong khi Trung Cộng không nhìn nhận hiệp ước ấy. Cái khác lạ là cuối cùng Trung cộng đòi cái gì, thì về sau này Việt cộng thỏa mãn những cái đòi hỏi đó, nghĩa là đường ranh do công ước 1887 không còn được dùng làm căn bản để thương thuyết nữa. Không giữ được đường ranh giới ấy, thì hậu quả là hợp thức hóa những lấn chiếm của Trung Cộng.
LKT: Thưa Giáo sư, trong cuộc phỏng vấn với ông Lê Công Phụng về quá trình đàm phán thì ông Phụng có nói là dựa trên căn bản pháp lý của hòa ước Thiên Tân năm 1985 và năm 1987, đồng thời dựa trên luật biển của hiệp ước 1982, vậy thì thưa Giáo sư nếu mà họ nói là họ dựa trên hai cái cơ sở pháp lý đó thì tại sao càng ngày càng lùi dần để cho Trung cộng lấn áp như vậy?
GS Nguyễn Văn Canh: Theo tôi nghĩ thì cái sự lùi dần và nhượng bộ Trung cộng đó là do cái đám lãnh đạo của Cộng sản VN ngày nay trở thành tay sai của Trung cộng mà trong các bài viết của tôi, tôi gọi họ là thừa sai, và về sau vì cái mức độ thừa sai của họ, nên gọi họ là thái thú người bản xứ để thực hiện cái mưu đồ bá quyền của Trung cộng tại vùng Đông Nam.
Nhà báo có hỏi đến Hiệp Ước Thiên Tân ký năm 1885. Hiệp ước này đã thi hành hơn 100 năm nay mà VC viện dẫn để điều đình với TC, thì tôi chẳng thấy có gì làm căn bản cả. Như vậy khi thương lượng, VC đã theo đòi hỏi của TC và mặc thị hủy bỏ hiệp ước ấy rồi để có ranh giới mới. Đó là công tác bán đất bán biển. Ngoài ra, họ còn có hành vi mặc thị giúp sát nhập một phần Việt Nam vào lãnh thổ Trung Hoa. Cũng có thể thêm rằng các hành động của họ như là thực hiện đồng hóa dân Việt Nam trở thành người Tàu, như là điều mà Trường Chinh đã công bố năm 1951 với tư cách là Tổng thư ký đảng Lao Động . Và cái ranh giới mới mà TC vẽ trên Biển Đông của Việt nam mà người ta gọi là “lưỡi rồng” trên bản đồ mới mà Trung cộng đã vẽ lại và phổ biến lại vào tháng 6 năm 2006 vừa rồi là một thí dụ về việc Đảng Cộng sản Việt nam thực hiện mục tiêu của bá quyền Trung cộng. Cho đến này, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào, chống lại âm mưu này của TC. Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong những tháng gấn đây bị đàn ap dã man là một thí dụ khác.
Những đường ranh mới của biển Đông mà Trung cộng nhận có chủ quyền đi sát vào bờ biển Việt Nam và như thế chặn mất cái khu Không Gian Sinh Tồn của dân Việt, và chút nữa đây tôi sẽ nói điều đó ở cái phần sau. (Xem hình bản đồ “lưỡi rồng”
LKT: Vâng thưa Giáo sư, trở lại những cuộc đàm phán trên bộ thì ông Lê Công Phụng nói rằng người ta đổ tội cho ông là bán đất ở trên vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ông ta khẳng định rằng là không có mất bao nhiêu cây số vuông nào cả và ải Nam Quan vẫn còn nguyên cũng như thác Bản Giốc vẫn còn. Thưa Giáo sư, Giáo sư có đồng ý với những lời mà ông Lê Công Phụng phát biểu vừa qua trên đài Á Châu Tự Do hay không?
GS Nguyễn Văn Canh: Sai, hoàn toàn sai, và tôi có thể nói rằng nói dối thì đúng hơn. Nghe bài phỏng vấn ấy, tôi thấy ông ta có xác nhận rằng nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dựa lên trên hiệp ước Pháp - Thanh vào năm 1885 tức hiệp ước Thiên Tân ký giữa Patenôtre và Lý Hồng Chương để làm căn bản. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Nếu mà chúng ta tham chiếu vào những tài liệu chính của đảng Cộng sản Việt Nam như tài liệu có nhan đề là “ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” đưa ra thì những gì đã được trình bày là hoàn toàn sai.
Tôi lấy thí dụ như là khu Trình Tường sát với lại Móng Cái. Cái khu đó dài tới 6 cây số chiều ngang của biên giới và sâu một cây số rưỡi ở trong đất Việt đã bị Trung cộng lấy tất cả phần đó và sát nhập vào một cái gọi là công xã Đông Hưng. Như vậy bảo rằng không mất một cây số nào có nghĩa là gì? Như thế và trong suốt cả dọc biên giới đó có 40 địa điểm như vậy, và rất nhiều điạ điểm ở nơi đó Trung cộng sang đuổi người Việt đi chỗ khác và chiếm nhà đất, rồi đưa người Trung cộng sang để lập nghiệp, rối hợp thức hóa.
Có những nơi khác dài tới 9 cây số và sâu vào một cây số rưỡi, và như thế Lê Công Phụng nói rằng “một cây số vuông sai lệch giữa hai bên “ như thế hoàn toàn không đúng. Tôi có tài liệu mà chính Đảng Việt cộng đưa ra để tố cáo Trung cộng liên quan tới vấn đề ấy. Vấn đề như vậy là vấn đề hơi dài thành ra tôi không thể nói được ở đây.
Nay, tôi kèm theo một ít tóm lược để cho đầy đủ hơn. Nhưng cái phần quan trọng bây giờ đó là vấn đề Trường sa, hậu quả của những hành động của Hồ Chí Minh như thế nào để mà mất Hoàng Sa và Trường Sa và là mối nguy hiểm quá lớn cho quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt, cũng như là nhà báo Lý Kiến Trúc có nói nó liên quan tới hòa bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á Châu. Thực sự thì nguy cơ bất ổn có thể đi xa hơn nữa.
LKT: Thưa Giáo sư, xin phép Giáo sư được phép trở lại sự kiện Trường Sa và Hoàng Sa. Tiếp tục câu chuyện hôm nay, thưa Giáo sư, có một cái điểm này khá quan trọng mà ông Lê Công Phụng có vẻ rất như là ưu tư và cũng bày tỏ cái sự bứt rứt cá nhân của ông ta về biên giới Việt Trung, tức là, hiện nay thì ông Phụng thổ lộ ra là từ giờ cho đến tháng 12 cuối năm nay sẽ phải dứt điểm cái cao điểm rất quan trọng dọc theo biên giới Việt – Trung. Về các cao điểm đó, thưa Giáo sư tôi có hỏi ông Phụng rằng có phải những cao điểm đó chính là những con đường chiến lược mà từ ngàn năm nay quân Tàu đã từng dùng nó để tiến quân xâm lăng Việt Nam hay không, thì ông trả lời là có khả năng trong đó. Chẳng hạn như con đường chiến lược của Ải Nam Quan, nó tựa như là một cái sạn lộ, cái độc đạo để tiến quân xuống Việt Nam. Sáu cao điểm đó hiện nay còn đang trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư có nắm vững về những cao điểm đó hay không và đối với Giáo sư những cao điểm đó nó có vị trí quan trọng như thế nào trong cái bối cảnh hiện nay giữa mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc?
GS Nguyễn Văn Canh: Trước hết, Bắc Kinh từ nhiều năm nay áp lực với Việt cộng là hoàn tất mau việc cắm mốc. Tại sao? Để “ cho sự việc đã rồi” và như thế không thể đảo ngược được những gỉ mà VC đã cam kết qua hiệp ước biên giới 1999. Và chúng đòi hỏi rằng hoàn tất công tác này trong năm 2008. VC đang chạy theo thời điểm đó. Sau khi cắm mốc xong, thì Bắc Kinh sẽ cho phổ biến bản đồ về đường ranh mới. Lúc đó ta mới biết bao nhiêu và ở nơi nào. VC không dám phổ biến bản đồ trước. Kế đó, tôi có biết một phần nào chắc chắn liên quan đến các cao điểm đó. Có hai con đường đáng kể mà quân Trung Hoa sử dụng để xâm lăng Việt nam. Đó là cái phần Ải Nam Quan thuộc Lạng sơn và phần thứ hai nữa là phần trên tỉnh Hà Giang.
Về phần Ải Nam Quan, thì nếu chúng ta nhìn về hướng Bắc, có hai cái dãy núi ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định về phía tay trái. Hai cái dãy núi đó nằm sát cửa Ải Nam Quan, là con đường tiến quân vào Việt nam. Hai dãy núi đó tôi có đầy đủ tên hai dãy núi đó và bây giờ thì Trung cộng chiếm hẳn. Chúng đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi. Mặt khác, về phía tay phải, có một cái khu gọi là khu Bình Độ 400 (thuộc huyện Cao Lộc) mà vị trí của nó là ở sau cái cột mốc 26 (căn cứ theo hiệp ước Thiên Tân) cũng đã nằm ở trong lãnh thổ Trung cộng. Vậy thì cả hai cao địa nằm ở hai bên ải Nam Quan đã giúp bảo vệ lãnh thổ, nghĩa là kiểm soát đường tiến quân của Bắc phương để bảo vệ Việt nam đã mất. Trung Hoa hồi xưa xâm lấn Việt Nam đi qua ngả đó đều bị đánh bại và bị tiêu diệt ở nơi đó. Bây giờ thì vùng đất hiểm trở bảo vệ đất Tổ đã thuộc của Trung cộng. Đó là cái nơi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra là điểm chiến lược thì bây giờ đã nằm ở trong tay của Trung cộng;
Điểm thứ hai là vị trí chiến lược khác là ở biên giới Hà Giang. Tại Hà Giang vào thời gian chiến tranh 1979, thì Trung cộng đã đưa tới 3 quân đoàn, cộng với 2 sư đoàn độc lập từ Côn Minh ( tổng cộng là 14 sư đoàn) sang để đánh chiếm cái khu biên giới bắc Hà Giang . Con đường tiến quân vào Việt nam tại khu vực này với núi non hiểm trở để bảo vệ quê hương cũng không còn là đất của Việt nam nữa.
Và tại nơi này, trước kia ông cha của chúng ta cũng đã ngăn chặn quân Tàu xâm lăng tiến qua ngả đó. Hiện bây giờ quân Tàu đã chiếm cứ, họ đã giữ chặt cái khu vực đó và đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi. Hai trong 5 dãy núi đó Trung cộng đã đổi tên thành Lão Sơn và Giải Âm Sơn ( xin xem phần tóm lược đính kèm). Mai này, nếu Trung cộng sẽ còn mang quân sang chiếm thêm đất, và cả 2 khu vực Lạng Sơn và Hà Giang này không còn, thì quân nhà Hán sẽ thong thả tiến sang.
LKT: Kính thưa quý vị khán thính giả, phần đầu tiên chúng tôi vừa kết thúc với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới và các đường ranh giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được Giáo sư tỏ bày rất là rõ và đồng thời Giáo sư cũng phản hồi lại những lời nói của ông Lê Công Phụng vừa qua. Chúng tôi nghĩ rằng là đây là những lời phản hồi của một vị Giáo sư Tiến sĩ đã có rất nhiều công trình để nghiên cứu những hồ sơ này. Thưa Giáo sư, chúng ta vừa mới đề cập đến cái tình hình của Ải Nam Quan đồng thời nói tới Ải Nam Quan thì người Việt Nam cũng không quên được thác Bản Giốc. Đó là một thắng cảnh có thể nói là đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam chúng ta ở miền Bắc, và bây giờ theo như mọi người hiểu thì thác Bản Giốc và cũng theo như lời ông Lê Công Phụng thì thác Bản Giốc nay một nửa về phía bên Trung quốc, điều đó có đúng không thưa Giáo sư?
GS Nguyễn Văn Canh: Vấn đề kiểm chứng để xác nhận thì tôi không có chắc cho lắm vì Đảng CSVN dấu nhẹm mọi việc. Nhưng mà tôi nghĩ rằng chuyện mất thác Bản Giốc là đúng. Thác Bản Giốc trước kia ở sâu trong nội địa của Việt Nam và ngày nay đã nằm một nửa ở bên Trung Cộng và nhất là Trung Cộng họ đã xây một cái đập bằng xi măng cốt sắt ở cái khúc sông Qui Thuận để chặn lại và từ đó thác Bản Giốc một nửa thuộc về Trung Hoa đúng như là Lê Công Phụng nói. Vậy thì nếu có cắm mốc thì chắc chắn phải cắm mốc mới và họ dự trù là ở trên giữa thác Bản Giốc, thay vì hồi xưa theo biên giới hồi Pháp Thanh thì biên giới ấy nằm ở mãi phía bắc, chứ không phải là giữa thác Bản Giốc như ngày nay. Hình trong tài liệu đính kèm có thể nói rõ hơn về tính trạng của thác ấy..
LKT: Nhưng mà thưa Giáo sư ông Lê Công Phụng nói là dựa trên hai bản đồ mà Việt Nam đưa ra và Trung Quốc đưa ra, cái bản đồ Pháp Thanh đó thì cái mốc của thác Bản Giốc đó nằm giữa dòng sông vào thời đó, thì cái điều đó có đúng không?
GS Nguyễn Văn Canh: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi biết chắc rằng riêng cái phần thác Bản Giốc đó nằm sâu trong nội địa của chúng ta và chiếu theo tài liệu của VC, thì trước đây TC mang 2000 người lính đi qua biên giới để đổ bê-tông cốt sắt kè một cái nhánh sông dọc theo Việt Nam để họ làm thay đổi cái dòng sông đó và cái thác Bản Giốc đó trước kia nằm ở trong lãnh thổ của chúng ta, bây giờ vào sát một nửa thì như vậy chúng ta cũng đã mất phân nửa thác Bản Giốc. Cách đây mới mấy ngày, tòa Đại sử TC tại Hà nội tổ chức một cuộc du ngoạn từ Việt nam đến thăm thác Bản Giốc. Trong nhóm du khách được mời có cả viên chức đảng CSVN, có cả thông tấn xã v.v..Để làm gì? Để chứng tỏ thác này nay là của TC: Một nơi thắng cảnh nổi tiếng được đặt tên là Đệ Nhất Hùng Quan (dĩ nhiên của Trung Hoa). Nó cũng là một tín hiệu bảo cho ĐCNVN, cho dân chúng VN, cho thế giới biết rằng không có thể đảo ngược được tình thê nữa. Chắc chắn, ĐCSVN lại ngậm miệng như từ trước đến nay. Xin xem hình ở phần đính kèm. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì? Thức tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hành được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyêt nghị của Hội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc. Mà ở HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực.
Trung cộng lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Vận động được một nghị quyêt trong trường hợp này không giản dị để đạt mục tiêu .Nhất là CHXHCNVN lại không có khả năng, không uy tín quốc tế gì, có lẽ uy tín này ở mức thấp nhất, dù có ngồi trong Hội Đồng Bảo An. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cường hành” các quyết định của Tòa án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh quốc tế để hành động.
Tuyên bố của Bush, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Michalak và những gì được phản ảnh ở Hội nghị Shangri-La.... là biểu tượng của sự hỗ trợ quốc tế cho chính nghĩa của dân tộc Việt nam. Và đồng thời với quyền lợi của quốc tế trên Biển Đông là nguyên cớ quan trọng để giúp bảo vệ tài sản của ông cha ta đã đổ xương máu giữ gìn và để lại. Cũng có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa có những hành động khác.
Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc..... thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt cộng.
LKT: Còn về Vịnh Bắc Bộ và huyện Tam Sa cũng như Nghị định thư về viêc đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, theo sự trình bày của Giáo sư trong một số ngày gần đây và trong các cuộc hội thảo của GS thì Vịnh Bắc Việt hiện nay đã được coi gần như là sự toa rập của Việt Nam đối với Trung Quốc để Trung quốc khống chế cái Vịnh Bắc Việt đó, xin Giáo sư có thể mô tả sự khống chế Vịnh Bắc Việt đó như thế nào và sự phân chia Vịnh Bắc Việt đó giữa những vùng đánh cá đó ra sao, quyền lợi kinh tế hai bên như thế nào và quyền lợi hải sản, khoáng sản..., lợi và hại như thế nào đối với Việt Nam và Trung Quốc?
GS Nguyễn Văn Canh: Quý vị thính giả và khán giả đã biết được rằng vào năm 2000 tháng 12, Việt cộng và Trung cộng đã ký cái hiệp định liên quan tới việc phân định vùng Vịnh Bắc Việt. Ngoài ra họ kèm theo một cái hiệp định khác nữa là hiệp định về nghề cá trong vùng Vịnh. Lê Công Phụng có nói rằng dựa theo Công ước 1887 để hai bên phân định lại Vịnh Bắc Việt và không mất bao nhiêu hay chẳng mất tí gì cả, và còn được lợi nhiều ngàn cây số vuông đựa theo luật biển (1982) mà Phụng đã từ chối. Vậy thì bây giờ tôi chứng minh xem là mất bao nhiêu và tình trạng của Vịnh Bắc Việt hiện nay ra làm sao.
Cái bản đồ của chúng ta ở đây là cái bản đồ của Vịnh Bắc Việt do công ước 1887 qui định và họ vẽ theo sự thỏa thuận của hai bên. ( xem bản đồ trong bài đính kèm). Bắt đầu từ ở đây là Móng Cái và chúng ta có thấy một cái đường Màu Đỏ, Bắc Nam, kéo từ ở Móng Cái đi xuống cửa vịnh, và một bên là Hoàng Linh (?) của Hải Nam, và một bên là Cồn Cỏ của Bắc Việt của chúng ta. Đó là cửa vịnh và chiều ngang vào khoảng 130 hải lý gì đó. Tôi nhấn mạnh lại rằng cái đường Màu Đỏ này là đường trong bản đồ của Công Ước 1887 ký giữa nhà Thanh với người Pháp. Đường màu đỏ này nằm ở phía đông của đảo Trà Cổ chạy xuống dưới phía dưới, đến cửa Vịnh. Phần ở phía Tây của đường màu đỏ này thuộc Việt Nam và phía Đông là của Trung Hoa.
Trước khi thỏa thuận với nhau, Lý Hồng Chương của nhà Thanh lại phàn nàn rất nhiều là Trung Hoa bị mất nhiều, nhượng lãnh thổ cho Pháp quá nhiều và cứ đòi đi đòi lại, kêu nài để “xin thêm chút đỉnh”, thì lúc đó cái anh Constan là đại diện chính phủ Pháp (để sang ký Công Ước để chia vùng vịnh này) muốn về Pháp mau, cho xong việc. bèn nhượng cho một cái mũi gọi là mũi Bắc Luân, cách Móng Cái độ khoảng độ 20 hay 30 cây số hay gì đó về phía Đông, và ngoài ra còn có một cái làng ở phía bên kia biên giới gọi là làng Sóc Sơn ( của Việt nam do cha Piêrre cai quản) cũng cho Trung Hoa luôn. Thành ra mình chỉ còn lại từ ở Móng cái đi xuống. Nêu không thì, phải vẽ đường Màu Đỏ từ Mũi Bắc Luân, không phải từ Móng Cái.
Và họ vẽ một đường Màu Đỏ như thế này để phân chia. Theo công ước ấy, thì đó là đường ranh giới phân chia Vịnh. Vùng vịnh có diện tích là bao nhiêu? Diện tích Vịnh có khoảng độ 123,700cây số vuông. Căn cứ vào đường ranh giới Màu Đỏ này, thì Việt Nam có khoảng 77 ngàn cây số vuông và Trung Hoa có số còn lại, vì theo thỏa ước Pháp Thanh là 64% cho Việt nam và Trung Hoa còn có 46% mà thôi. Bây giờ khi mà ký cái hiệp ước năm 2000 chia đôi như vậy thì họ dựa vào đâu? Việt Nam đòi rằng vẫn dùng hiệp ước Pháp Thanh là căn bản, nhưng Trung cộng bảo không, vì cái hiệp ước đó là do đế quốc Pháp nó ăn gian, nó áp bức Trung quốc và Trung quốc lúc đó phải nhượng bộ và đó là một hiệp ước bất bình đẳng, cho nên bây giờ Trung cộng muốn công bằng hơn. Từ thập niên 1970 TC đã đòi như thế, bên Việt cộng cũng không chịu chia lại. Trung cộng việc cớ rằng cái đường Màu Đỏ là đường quản lý hành chánh các đảo mà thôi, không là đường phân chia biên giới. Vậy, phải xóa bài làm lại biên giới. Nếu mà nhìn vào cái hiệp ước Pháp Thanh để mà biết rõ cái đường đó là đường quản lý hành chánh hay là đường ranh giới, thì rõ ràng trong Công Ước đó nó nói rõ rằng đây là cái đường ranh giới giữa hai bên. Nhưng mà Trung cộng ảnh sử dụng sức mạnh của mình, sử dụng áp lực với Việt cộng, cứ nhất quyết bảo rằng đây là đường hành chánh chứ không phải đường ranh giới. Ngày nay thì đúng là những cái điều gì mà Trung cộng nó đòi hỏi thì Việt cộng đã thỏa mãn hết.
Ngày nay cái hiệp ước Vịnh Bắc Việt như thế nào? TC đòi rằng bắt đầu từ ở Móng Cáy chạy ra giữa Vịnh, rồi đi xuống, cắt đôi vịnh. Để được như thế, thì đường phân định ranh giói bắt đầu từ Móng Cáí chạy xuống đến cửa vịnh. Từ đây, họ chia ra đôi. Cả thảy có 21 điểm chuẩn, bắt đầu từ điểm 1, ở Móng Cái, như trên bản đồ đính kèm, dường ấy chạy vòng ra giữa Vịnh cho tới điểm 21.
Tất cả cái phần phía Đông là của Trung cộng, còn phần phía tây là của Việt Nam. Kết quả Việt nam chỉ còn có 54%, Trung quốc còn lại 46% gì đó. Khi mà xác định lại cái ranh giới như thế thì Việt nam mất hơn 11.000 cây số vuông. Khi mà cái hiệp ước phân chia Vịnh này đã được chấp thuận như vậy, Trung cộng nó còn tham lam. Chúng bảo rằng bây giờ chúng muốn có một cái hiệp ước đánh cá chung.
Như vậy, thực tế nó là hai cái hiệp ước, một cái hiệp ước phân định về lãnh thổ và một cái hiệp ước nữa là hiệp ước về đánh cá chung. Vậy, cái hiệp ước đánh cá nó như thế nào? Hiệp ước ấy ấn định rằng từ đường phân ranh giữa hai bên như vậy, mỗi bên phải góp vào 30.5 hải lý để có vùng đánh cá chung. Nghĩa là cùng nhau đánh cá. Đây là vùng lớn, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 20 và diện tích là 35 ngàn cây số vuông . Hiệp ước kéo dài 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm nữa là 15 năm. Chưa hết, ngoài ra còn có một vùng nữa là trên phía bắc đảo Long Vĩ. Đó là một cái vùng gọi là vùng quá độ nhỏ hơn và vùng quá độ chỉ có giới hạn là 4 năm mà thôi. Câu hỏi là tại làm sao mà sau khi chia Vịnh rồi, lại còn có đánh cá chung?
Tại sao Việt cộng lại chấp nhận cái phần đánh cá chung đó? Việt cộng không đủ khả năng đánh cá hay sao mà lại hợp tác với Trung cộng để đánh cá? Đây là một cái nhượng bộ mà người ta không thể tưởng tượng được đối với Trung cộng. Ngư dân Việt chỉ dùng dụng cụ thô sơ, thuyền gỗ, ít mã lực, như vậy thì đánh cá chung như thế nào khi mà tàu đánh cá của Trung cộng có những đoàn tàu to lớn, tàu đánh cá lớn với 200 mã lực, đánh cá rất sâu và hai tàu hai bên kéo lưới dài tới 60 hải lý, tức là hơn 100 cây số. Như vậy hợp tác như thế nào và chia cá ra làm sao? Ngoài ra, hạm đội đánh cá này sẽ kéo đi kéo lại nó vét cá trong vùng vịnh và vào sát bờ vịnh như thế trong 15 năm, thì không còn cá cho người Việt của mình. Ngư dân tỉnh Thái Bình và suốt dọc cái mà Trần đức Lương thỏa hiệp với Trung cộng để thiết lập “vành đai kinh tế” vào năm 2005, thì còn gì để mà sinh sống. Hiện nay, có ngư dân đã phải đi xa xuống phía Nam bằng thuyền gỗ để hành nghề sinh sống. Hồi tháng 7 năm 2007, một số ngư dân đã bị hải quân Nam Dương bắn chết vì hành nghề trong vùng biển của họ.
Về thực tế, tình trạng thi hành việc đánh cá chung có một cái phần mà rất là bất lợi cho ngư phủ người Việt. Muốn hành nghề ở trong khu đánh cá chung này thì phải có giấy phép. Ai là người cấp giấy phép? Đối với phía Việt cộng, thì cái đảng bộ CS cũng như là hành chánh ở địa phương cấp giấy phép. Có nhiều ngư phủ xin giấy phép phải đóng tiền.
Tiền này quá cao. Có người không có tiền đóng để lấy cái giấy phép hành nghề. Khi họ đánh cá, ngay cả ở trong vùng vịnh của mình theo hiệp định mới và khu này lại nằm ở trong vùng đánh cá chung, thì ngư phủ Trung cộng ( không nhất thiết là hải quân TC, hay tuần cảnh TC v.v.) có quyền hỏi là giấy phép. Không xuất trình được giấy phép thì ngư phủ TC “trấn lột” hết cá, tức là nó cướp hết cá, rồi chuyển sang thuyền của chúng, trước khi đuổi ngư phủ Việt về.
Theo hiểu biết của tôi, thì trong vùng đánh cá chung có một khu vực ở giữa vịnh, là vùng nước sâu , có loại cá là cá “đáy”. Cá ấy sống ở sâu dưới nước. Cá này rất đắt giá. Ngư dân Việt không có tàu lớn, không có ngư cụ tối tân để đánh loại cá này. TC có phương tiện đánh bắt loại cá này.
Và một điểm khác nữa là chúng ta đã thấy có một sự kiện là mồng 8 tháng 1 năm 2005 một số thuyền đánh cá của ngư phủ Thanh Hóa ở vị trí màu đỏ mà tôi đánh dấu trên bản đồ trong bài đính kèm hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới, cách cái đường ranh mới chỗ phân chia vùng vịnh này là vào khoảng độ 12 cây số về phía Tây, ở cái điểm chuẩn số 14 của đường phân chia vịnh này, khi đang đánh cá ở đấy thì bất thình lình tàu hải quân Trung cộng loại tàu sắt của hải quân Trung cộng tới gần, hạ cờ Trung cộng xuống, bắn một loạt. Một số ngư thuyền bị chìm. Ít nhất là 9 ngư phủ Việt Nam chết ngay tại chỗ. Một ngư dân đánh cá ở gần đó, thấy súng nổ và nhìn thấy có chuyện xảy ra, chạy trốn về Thanh Hóa. Một tàu của hải quân Trung cộng đuổi , bắt nhiều phát đạn vào thuyền của nạn nhân, đến tận bờ biển Việt Nam, rối mới bỏ đi.
Đấy tình trạng phân chia vùng vịnh cũng như là vùng đánh cá chung như vậy. Người ta có thấy một điều như thế này: Hai hiệp ước đó ký vào tháng 12 năm 2000 nhưng mà tại làm sao đến tận 2004 quốc hội VC mới phê chuẩn, trong khi đó hiệp ước trên đất liền chỉ có 6 tháng sau là phê chuẩn (tháng 6 năm 2000).
Thế tại sao như vậy? Báo chí quốc tế họ cũng đi tìm hiểu, họ trả lời rằng sở dĩ mà Việt cộng không dám phê chuẩn ngay là vì sợ rằng những cái tàu đánh cá của Trung cộng là những tàu rất lớn, và cả một hạm đội hành nghề thành từng đoàn như vậy và không thể qua mặt quốc tế được. Quốc tế đã nhìn thấy, thì biết được rằng Việt cộng là cái anh đã nhượng bộ quá nhiều những quyền lợi của dân tộc của mình và sợ rằng ở trong nước dân chúng phản ứng cho nên họ kéo dài. Do đó Giang Trạch Dân năm 2002 sang tận nơi đòi là phải phê chuẩn sớm. Việt cộng lúc đó mới rục rịch, mới chuyển động và đến năm 2004 thì quốc hội Việt Nam mới phê chuẩn!!!
LKT: Thưa Giáo sư, Giáo sư mới trình bày sự thiệt hại vô cùng to lớn của Việt Nam ở trong vùng Vịnh Bắc Việt và đồng thời cái hiệp ước thứ hai là hiệp ước mà họ gọi là Nghị Định Thư về đánh cá chung; vậy thì rõ ràng bây giờ cái vùng đánh cá chung này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế cho Trung quốc mà vừa mang đến cái ảnh hưởng của các tàu sắt, tàu lớn của Trung quốc đi qua đi lại sát cạnh bờ biển Việt Nam. Đối với Giáo sư, thì về an ninh quốc phòng của Vịnh Bắc Việt này bây giờ hiện trạng nó như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Ồ! cái này là một cái nguy hiểm nữa, là vì đã nhượng bộ một nửa cái vịnh rồi, thế thì hải quân TC có thể tiến sát bờ biển VN hơn. Rồi lại nhượng quyền cho TC cái quyền cùng kiểm soát sát đến tận bờ biển nữa. Trung cộng đòi Việt cộng là bây giờ “tôi với anh phải tuần tra chung”. Việt cộng với Trung cộng là đồng ý với nhau là lập các toán hải quân để tuần tra trong vùng Vịnh. Tuần tra chung cái gì? Để kiểm soát VC mà thôi.
Trung cộng ảnh lớn quá có sực mạnh hải quân nhiều hơn. Chúng ăn hiếp VC chứ còn VC làm sao ăn hiếp được TC. Tuần tra chung có nghĩa là cái tàu hải quân của Trung cộng đi sát vào bờ biển mình để kiểm soát Việt nam. Chứ thực sự thì trong vùng Vịnh chỉ có Việt cộng và Trung cộng Không có quốc gia đệ tam nào, hay nhóm ăn cướp nào dám vào đó để gây bất ổn cho Trung Cộng. Dĩ nhiên về phương diên an ninh, VC lại càng không dám làm gì đối với Trung Cộng . Đó là chưa kể đế kiểm soát những tài nguyên nằm ở dưới biển, bảo vệ tàu khoa học của Trung cộng thỉnh thoảng đi vào sâu trong lãnh hải của vịnh, trong phạm vi phần biên giới mới để mà tìm tòi dầu hỏa.
LKT: Vậy thì theo như cái bản đồ này thì thưa Giáo sư, Bắc việt gần ngay khu vực sát đảo Hải Nam mà bây giờ Trung Cộng đang xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử. Từ cái ranh giới này của vịnh co xa bao nhiêu đâu, tại sao bây giờ lại có chuyện lập cái căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam sau cái hiệp định này?
GS Nguyễn Văn Canh: Đây là phần khác. Về phần này Trung cộng coi như nó chiếm vùng vịnh rồi đó. Thế nhưng liên hệ đến căn cứ Tam Á, cái căn cứ tàu ngầm nguyên tử, Tam Á, thì Trung cộng muốn chiếm tới toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa ở phía nam và hết cả biển đông để tiến tới Đông Nam Á.
LKT: Như vậy là những hiệp ước về vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Việt là những điểm đầu tiên để tiến gần về phương Nam phải không?
GS Canh: Đúng. Đã có tin Bộ tư lệnh hải quân TC đã dọn về đây.
LKT: Thưa Giáo sư, tiến gần về phương nam, thì phương nam gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, theo cái nhìn của Giáo sư, quần đảo Hoàng Sa nó đang nằm trong tình trạng như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Về quần đảo Hoàng Sa thì chúng ta biết được rằng đến năm 1974 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để bảo về cái phần đất còn lại là khu Nguyệt Thiềm của quần đảo này.
Về Hoàng Sa, và tôi cũng nhân dịp này ca ngợi sự hy sinh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng bảo vệ đất Tổ. Những tin tức lúc trước mình không biết, nhưng về sau này theo tài liệu của TC, thì biết được rằng viên đô đốc, tên là Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải, lúc đó là Tư lệnh mặt trận cùng với bộ Tham mưu Hành-quân đã bỏ mình tại Hoàng Sa. Ngoài ra, 4 đại-tá, 1 trung ta, đều là hạm trưởng các chiến hạm đều chung số phận. Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm, không được trang bị bằng hỏa tiễn như của TC, và đối đấu với một lực lượng hung hậu gồm 11 chiến hạm. Về phía Hải quân VNCH, sĩ quan cao cấp nhất là hải quân Thiếu tá Ngụy văn Thà cùng với 58 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ hải đảo của tổ tiên để lại.
Từ đó, Hòang sa đã nằm trong tay Trung Cộng. Và cho đến nay, Lê công Phụng mới thú nhận sự thật này. Tại đây, Trung cộng đã xây rất nhiều căn cứ quân sự. Căn cứ quân sự đầu tiên mà người ta thường hay nhắc đến đó là căn cứ Phú Lâm hay tên quốc tế gọi là Woody.
Trên căn cứ này ngay từ thập niên 1980 TC đã xây rất nhiều những cơ sở cho quân sự và có thể chứa được cả ngàn lính ở đó, xây hồ nước ngọt, xây các bãi trực thăng và cả phi đạo. Phi đạo này bây giờ được nới rộng ra và dài tới 2,600 m để cho phi cơ phóng pháo lên xuống. Có kho xăng dầu nằm ở đây. Lúc đầu nó là một căn cứ tiền phương để tiến tới phương nam, nối liền với lại Trường Sa và xa hơn nữa.
Ngoài ra, có đảo thứ hai là đảo Hoàng Sa mà người ta gọi là Pattle. Đảo Hoàng Sa này đến năm 1974 còn thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Có rất nhiều cơ sở quân sự nằm ở trên đảo này. Chúng ta thấy được một vài cái hình ảnh khác nữa. Đây là một cái hình ảnh đảo Tri Tôn và đảo này sát gần với Đà Nẵng của chúng ta nhất. Đây là bộ chỉ huy quân sự của quân đội TC ở đảo Tri Tôn. Đây là hình một cái căn cứ quân sự khác. Đây cái mốc chủ quyền trên đảo Tri Tôn. Đây là một đảo gọi là đảo Cây hoặc là Cù Mộc. Đây là một cái bộ chỉ huy quân đội Trung cộng xây trên đảo Quang Hà thuộc Hoàng Sa. Đảo này thuộc nhóm Tuyên Đức....
LKT: Như vậy thì tất cả đảo Hoàng Sa đã được khống chế bởi các bộ tư lệnh quân đội của Trung Quốc. Vậy thì ngoài ra đã vừa mất về đảo, vừa mất về an ninh quốc phòng mà còn mất về kinh tế, thì thưa Giáo sư nghĩ như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Bây giờ toàn bộ quần đảo này nó nắm hết tất cả rồi. Tháng 6 năm 1992, chúng đã ký khế ước với công ty Crestone của Mỹ để tìm dò dầu hòa ở một khu vực 25,000 cây số vuông ơ phía nam quần Đảo Hoàng Sa. Thompson, chủ tịch của Crestone còn tuyên bố rằng TC hứa sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ công tác tìm và khai thác dầu. Những phân chim hồi xưa Việt Nam Cộng Hòa của mình khai thác và đến việc đánh cá chăng nữa nó cũng kiểm soát. Nó cấm ngư phủ mình đến và có nhiều khi ngư phủ của mình lạc đến, nó bắn chết, hay ít nhất là bi bắt cầm tù và nộp tiền phạt vì xâm phạm lãnh hải Trung Hoa. Dĩ nhiên, các căn cứ quân sự ở đó là chỉ dấu cho thấy chúng luôn đe doa Việt nam.
LKT: Thưa Giáo sư nói đến đảo Hoàng sa thì nhân đây chúng tôi cũng nhận được một vài sự kiện có tính chất thời sự hiện nay. Đó là vừa mới rồi chúng tôi có đọc những bản tin thông báo là Trung cộng họ sẵn sàng mời Việt Nam tham gia chung, để khai thác những tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa, thì điều đó theo Giáo sư có nhận thấy ý kiến đó nếu mà có thật của phía bên Trung quốc thì theo ý kiến của Giáo sư như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Nếu mà cái đó có thật thì đó chỉ là một cái lời nói như thế để cho vui mà thôi, chứ hiện nay nó đã hoàn toàn kiểm soát cả quần đảo Hoàng Sa, như Lê Công Phụng ngày nay mới dám xác nhận, khi nói rằng “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc của Trung quốc và Hoàng Sa về phương diện lịch sử và pháp lý là luôn luôn mãi mãi là của Việt Nam”. Quần đảo này hoàn toàn ở trong tay Trung cộng, rồi thì không bao giờ chúng muốn nhượng một cái quyền lợi cho ai khác. Tôi không tin là cái chuyện đó là chuyện thật.
LKT: Vâng, thưa Giáo sư có nghĩ rằng có cái khía cạnh khác khi mà Trung quốc tự nhiên lại mời Việt Nam tham dự khai thác chung những nguồn lợi trên Hoàng Sa không?
GS Nguyễn Văn Canh: Không, tôi không nghĩ thế. Nếu có, thì đó chỉ là một cái chiến thuật tuyên truyền mà thôi. Ngay trên vùng biên giới, chúng cho quân đội đến đuổi dân Việt ra khỏi nhà để cho dân TC sang chiếm . Có khi còn đốt nhà, nếu người Việt chống đối. Đốt nhà rồi, cho dân TC sang làm nhà lại và cư trú ngay khoảng đất đó. Với tinh thần đó, thì làm sao có việc mời VC vào khai thác chung tài nguyên. Ngược lại vào tháng 12 năm 2005, VC họp với TC tại Bắc Kinh rồi phổ biến tin tức về hợp tác tìm dò dầu hỏa chung ở vùng quân đảo Trường Sa. Có việc đó. Nghĩa là VC mời TC vào hợp tác với ý định chia lời thì có. Nhưng ngược lại TC cho VC hợp tác làm ăn để chia lời thì không có đâu. Hợp tác đánh cá chung trong vùng Vịnh Bắc Việt là thí dụ khác.
LKT: Dạ vâng, để trở lại cái sự bành trướng của Trung quốc về phương nam, thì chúng đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa và thật ra cái quần đảo Trường Sa khu vực biển này nó rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với Vịnh Bắc Bộ và cái nguồn tài nguyên có thể nói rằng vô tận đối với Việt Nam. Đồng thời nó cũng là vùng tranh chấp giữa 6 nước châu Á. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư nghĩ thế nào về quần đảo Trường Sa hiện nay nó đang nổi cộm lên những vấn đề, chẳng hạn như là hãng dầu ExxonMobil đã bị Trung quốc đuổi đi và đồng thời Trường Sa hiện nay đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa?
GS Canh: À, chúng ta biết được rằng khi Nguyễn Tấn Dũng sang gặp ông Bush thì có ý mời cho Mỹ quốc vào Việt Nam và người ta hiểu rằng nếu mà Mỹ quốc vào Việt Nam như thế thì mang cái quyền lợi kinh tế, để rồi Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi kinh tế và bảo vệ Việt cộng. Họ đã tính toán như vậy. Việc tính toán đó thực hiện được hay không, chắc là nó cũng không có giản dị như là họ nghĩ đâu.
Chúng ta nhìn vào cái ranh giới mới của Trung cộng vẽ đường màu đỏ Trung cộng vẽ ra trên bản đồ đây; có người gọi là bản đồ ‘lưỡi rồng’. Lãnh hải của Trung cộng như vậy bao gồm toàn vùng Biển Đông. Liệu Mỹ có mang quân đến đánh đuổi TC ra khỏi Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà chúng đã chiếm, để giúp VN bảo toàn lãnh thổ không? Còn nói rằng, “đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa”, thì không hẳn là đúng. Hạm đội Mỹ vẫn hiện diện tại vùng biển này. Mỹ tuyên bố rằng không từ bỏ sự hiện diện của Mỹ ở nơi đây Chắc chắn là vì quyền lợi cũa Mỹ, Mỹ sẽ không bỏ biển Đông, nhất là lưu thông hàng hóa và buôn bán hai chiều mỗi năm lên tới ngàn tỉ Mỹ Kim. Dĩ nhiên, TC có thực sự đe dọa quyền lợi của Mỹ chưa hay đe dọa tới giới hạn nào? Đó là vấn đề để Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ. Còn về công ty ExxonMobil thì Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố bảo vệ ExxonMobil. Công ti này cho biết họ sẽ tiếp tục tìm dò và khai thác dầu. BP thấy thế đã tuyên bố quay trở lại.
LKT: Tức là bản đồ ‘lưỡi rồng’ bao hết cả khu vực biển Nam Hải với lại Trường Sa.
GS Nguyễn Văn Canh: Bao hết tất cả cái khu vực này là 3 triệu rưỡi cây số vuông mà Lê Minh Nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa của phủ thủ tướng của Việt cộng vào đầu thập niên 1980 tuyên bố rằng cả Biển Đông có ba triệu rưỡi cây số vuông thì nó chiếm ba triệu. Nếu nhìn vào cái bản đồ (lưỡi rồng) mới này thì diện tích mà Trung cộng muốn chiếm lớn hơn là 3 triệu, vì nay nó sát với bờ của đường ranh bản đồ biển Việt Nam hơn. Vậy thì bây giờ câu hỏi khoảng cách giữa cái đường ranh mới với lại bờ biển của Việt nam dài bao xa? Tôi không có tọa độ để biết nó nằm sát với bờ biển Việt nam như thế nào? Nhưng so sánh khoảng cách cửa Vịnh là khoảng dưới 130 hải lý hay gì đó. Đường này được chia 2. Mỗi bên một nửa là khoảng hơn 60 hải lý. Nếu nhìn khoảng cách từ Cam Ranh ra tới ranh giới mới với khoảng cách ½ cửa vịnh, thì khoảng cách này ngắn hơn. Như vậy chỉ còn có khi chỉ 40 hay 50 hải lý mà thôi. Điều này cho thấy rằng cái âm mưu của Trung cộng hết sức là lớn lao, và tham vọng của chúng lớn lắm. Chúng còn âm mưu tiến xa hơn chứ không phải chỉ giới hạn ở Trường Sa.
Bắt đầu từ đảo Hải Nam, chúng ta có thấy cái căn cứ Tam Á. Đó là một căn cứ hải quân ‘bí mật’ mà người ta vừa mới phát hiện ra vào tháng Tư 2008. Căn cứ Tam Á này là căn cứ hết sức là quan trọng để mà khởi đầu công cuộc tiến về phía nam.
Căn cứ Tam Á đó nó có hai phần, phần thứ nhất là căn cứ bí mật có khả năng chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử 094. Hiện nay người ta biết được rằng Trung Cộng đã có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử này. Chúng có thể trang bị hỏa tiễn liên lục địa bắn xa gần 10.000 cây số mà đầu đạn nguyên tử đó là loại đầu đạn có nhiều đạn.. Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tiên đoán rằng trong năm năm tới nữa nó sẽ có thêm 5 chiếc nữa.
Ngoài ra, Trung cộng có khoảng độ 57 chiếc, và một số là loại Song S20 được trang bị bằng máy diesel của Đức. Khi chạy ngầm ở dưới biển không phát tiếng động, thành ra từ ở trên vệ tinh không có thể khám phá ra được khi nó nằm sâu ở dưới nước. Một số tàu ngầm này có trang bị hỏa tiễn tầm xa vào 1000 dặm, loại hỏa tiễn có tên là Yingji-8, có thể bắn từ ở dưới nước để tiêu diệt hàng không mẫu hạm ở trên mặt nước. Tam Á là căn cứ hết sức nguy hiểm và phía trái của căn cứ này là vùng biển có tầm sâu là 5000 mét, là nơi rất tốt để làm nơi trú ẩn cho các tàu ngầm nguyên tử.
Phần thứ hai liên quan tới 3 cái cầu tàu. Đây là cái cầu tàu dành cho hàng không mẫu hạm và chuẩn bị để đủ giúp cho 6 hàng không mẫu hạm có thể đậu được ở đây và tất cả những phương tiện trang bị dụng cụ hay là quân lính hay hỏa tiễn có thể đưa lên trên hàng không mẫu hạm. Hiện bây giờ mới xây xong một cái dài 800m, còn hai cái nữa thì đang chuẩn bị xây. Câu hỏi là khi mà xây cầu tàu cho hàng không mẫu hạm như thế này thì Trung cộng đã có tàu chưa. Câu trả lời là chưa có, nhưng mà bây giờ đang chuẩn bị có.
Vào năm 1995 một bài viết của tôi để cho Viện Nghiên Cứu Hoover cũng như để cho chính quyền Mỹ họ biết rằng Trung cộng vào lúc đó họ tính rằng cái năm 2000 thì họ có một hạm đội biển xanh hoạt động ở biển Đông. Hạm đội biển xanh này dự trù đến năm 2000 sẽ có ít nhất là một cái hàng không mẫu hạm, Họ đã thượng lượng với Ukraine để mua một chiếc Varyag với giá 2 tỉ MK.
Tôi có in hình Varyag trong cuốn Bạch Thư. Nhưng cho đến năm 2000 chẳng thấy gì cả và cho đến bây giờ mới tìm thấy được một tài liệu liên quan tới hàng không mẫu hạm đó. Đặng Tiểu Bình có ra lệnh rằng ngưng mua hàng không mẩu hạm để dành tiền sản xuất võ khí sinh hóa. Nếu lập Hạm Đội Biển Xanh với hàng không mẫu hạm đó ngay bây giờ thì chưa đủ sức để chống Mỹ, thì sẽ bị tiêu diệt, thành ra hoãn lại. Giờ tin tức mới nhất là một thời gian ngắn nữa là chiếc tâu cũ Varyag hay Kuznestsov của Liên bang Sô viết mà họ mua trước đây sẽ sữa chữa xong.
LKT: Dạ thưa Giáo sư, trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, ông ấy có nói rằng trong cuộc tìm kiếm những quân nhân mất tích của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ đã khởi động những cuộc tìm kiếm đó và cuộc tìm kiếm đó đang khởi động rất tốt, vậy thì điều đó nó nói lên ý nghĩa gì trong vấn đề an ninh quốc phòng ở Vịnh Bắc Việt, thưa Giáo sư?
GS Nguyễn Văn Canh: À! cái điều này thì tôi cũng đã biết. Từ lâu rồi ngay từ thập niên 1980 thì cũng đã có cái vấn đề bàn thảo với Việt cộng là tìm kiếm người Mỹ mất tích ở khắp nơi và trong đó có tìm kiếm người Mỹ Mất Tích ở Vịnh Bắc Việt. Tại nơi đây khi máy bay Mỹ vào Việt Nam bắn ở vùng Bắc Việt thì có một số rơi ở Vịnh Bắc Việt. Bây giờ, muốn tìm người Mỹ Mất Tích nơi đó, thì hai bên cũng đã thỏa thuận trên nguyên tắc với nhau một số điều kiện để mà tìm dò những máy bay rơi ở đó. Điều này có nghĩa rằng Việt cộng sẽ xúc tiến nhiều hơn nữa để tiếp tay với Mỹ, thỏa mãn những cái đòi hỏi của Mỹ về người Mỹ mất tích. Rồi thì khi mà giúp được Mỹ như thế thì cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tay bảo vệ an ninh cho Việt cộng, Nhưng mà theo tôi nghĩ cái điều đó còn khó khăn lắm, còn xa vời, tại vì ảnh hưởng của Trung cộng đối với Việt cộng nó quá lớn đi. Tôi gọi những người lãnh đạo Việt cộng bây giờ là những người thừa sai của TC để thực hiện những mưu đồ của Trung cộng. Như thế, điều ấy khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
LKT: Thưa Giáo sư, cũng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Michael Michalak, chúng tôi có đặt một câu hỏi: theo như là lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thì Việt Nam hiện nay họ đang có phương án đưa vấn đề Hoàng Sa Trường sa ra tòa án quốc tế và có thể dựa trên luật Biển 1982 tại San Francisco. Tôi có hỏi ý kiến đó với ông Đại sứ Hoa Kỳ thì ông Đại sứ nói đó là câu chuyện nó phải diễn tiến như vậy, quý vị cứ tự nhiên. Vậy theo ý kiến của Giáo sư về hai cái lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng và Đại sứ Michalak như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh:Theo tôi thấy thì những lời tuyên bố đó của Michael Michalak chỉ là lời tuyên bố bình thường mà thôi. Giải quyết tranh chấp quốc tế thì đã có các cơ cấu quốc tế phụ trách. Đó là Tòa án quốc tế và luật biển 1982 ( không phải ở San Francisco). Còn với Việt cộng thì như Lê công Phụng nói về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam đang dự tính đưa vấn đề ra Tòa Án Quốc Tế, đây là một điều rất tích cực. Như nhà báo Lý Kiến Trúc đã nói là do cái Bạch Thư và việc công bố Bạch Thư, cũng như là bản lên tiếng của Ủy ban Bảo toàn Lãnh thổ vào ngày 15 tháng Chín vừa rồi, cũng như tuyên bố của tôi với đài phát thanh Á châu Tự do, từ trước đến nay, VC ngậm miệng không bao giờ xác nhận Hoàng Sa đã mất. Nay thì mới xác nhận “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc Trung Quốc” và “có nhiều người đòi đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và đấu tranh ở Liên Hiệp Quốc”, và “chúng ta đanh dự tính...” Nhiều người đã hỏi là cái giải pháp cho Trường Sa và Hoàng Sa như thế nào? Câu tôi trả lời trong hiện trạng là tòa án quốc tế, không ai có thể làm gì khác hơn là vấn đề tòa án quốc tế. Với giải pháp tòa án quốc tế, thì ai là người có quyền đưa ra vấn đề đó, ai là người có trách nhiệm đưa ra vấn đề đó. Vấn đề lãnh thổ, lãnh hải là thuộc quyền của quốc gia, và chỉ có quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc mới có quyền nêu Trường hợp này là CHXHCNVN . vấn đề đó trước tòa án quốc tế.
Thành ra vì vậy, tôi đòi hỏi là cái trách nhiệm nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải nêu vấn đề đó, và tôi đòi hỏi rằng đảng Cộng sản Việt Nam phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm công việc đó, vì chúng tôi chỉ là những tư nhân, là những người yêu nước Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi là họ phải bảo vệ quyền lợi những đất đai của ông cha để lại..
Khi nói tới giải pháp tòa án quốc tế, có nghĩa là phải chơi cái trò luật Biển mà quốc tế kêu gọi. Lên tiếng về ủng hộ “vẹn toàn lãnh thổ” mà TT Bush nêu ra, và kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp ( luật biển và tòa án quốc tế) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Đại sứ Michalak về chơi trò luật Biển là như vậy, không phải giải quyết bằng võ lực.
Về vấn đề này, tháng 5 vừa qua, khi sang bên Hawaii dự lễ chiến sĩ trận vong ở bên đó, tôi có nói chuyện với ĐĐ Thimothy Keating, Tổng tư lệnh Quân Đội Mỹ, vùng Thái Bình Dương về mối nguy cơ của Trung Cộng và về việc chúng tôi đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để cảnh giác những người ấy. Sau đó, chúng tôi gửi tài liệu cho ông ta. Vào ngày 30 tháng 6, tại Hội Nghị Shangri-La ở Singapore, ông ấy tuyên bố rằng không có người nào có thể đánh bại được Hoa Kỳ đâu và nếu mà có tranh chấp gì với nhau thì đã có luật Biển. Tuyên bố của Michalak cũng nằm trong giới hạn đó. Đó là điều mà cả quốc tế muốn. Đó là luật chơi của các nước văn minh và của cộng đồng quốc tế, với mong muốn là duy trì ổn cố, trật tự và hòa bình cho nhân loại.
LKT: Nhưng mà thưa Giáo sư chúng tôi cũng xin phép được nhắc lại lời nói của ông Lê Công Phụng là dù phương án Việt Nam có đưa ra nhưng vấn đề là ở chỗ Trung quốc họ không chịu ngồi vào hội nghị thì không có cách nào để có thể nói chuyện được, như vậy thì như thế nào?
GS Nguyễn Văn Canh: Vâng! Đúng. Có thể là nó không chịu. Điều này không thể được viện dẫn để tránh né trách nhiệm. Ngay cả đến khi mà nó chịu ngồi trong bàn ‘hội nghị’, tham dự vào tòa án quốc tế mà do Việt cộng nêu ra như vậy và giả thử rằng cái phán quyết thắng về phần ‘nguyên cáo’- mà tôi chắc chắn một nghìn phần trăm là thắng, với những gì trình bày trong cuốn Bạch Thư có đầy đủ yếu tố về phương diện lịch sử, về phương diện pháp lý cũng như là về phương diện địa lý ( dù chỉ là sơ lược để làm căn bản cho hồ sơ vụ kiện). Tài sản của chúng ta gồm toàn thể Hoàng Sa dù nay bị chiếm đóng. Còn Trường Sa ở xa mãi dưới phía Nam, Trung cộng không làm gì được, không có cách gì biện minh được rằng chúng có chủ quyền ở trên đó. Ngay cả với Hoàng Sa, như về phương diện địa lý, tôi đã dựa theo Bản đồ của National Geographic Society ( 1968), có in trong cuốn “Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của học giả Vũ hữu San để chứng minh rằng Hoàng Sa là của Việt nam. Thí dụ đảo Tri Tôn mà tôi thường nói nó sát với lại bờ biển Đà Nẵng của mình. Đảo ấy cách bờ biển Việt nam là một trăm hai mươi ba hải hải lý thôi, trong khi đó từ một hòn đảo khác, gần Trung Hoa Lục địa nhất, thì khoảng cách xa hơn. Đấy là chưa kể đến cái lục địa nằm ở dưới quần đảo Hoàng Sa là giải đất nối liền với lục địa Việt nam. Vào năm 1925 hải học viện Nha Trang có cử một toán khoa học gia đi ra ngoài Hoàng Sa để nghiên cứu. Toán đó đã tìm thấy được rằng Hoàng Sa là một lục địa của Việt Nam chìm dưới biển nối liền với đất Việt Nam.
Trong khi đó về hướng bắc có hai cái rãnh nước sâu cả ngàn thước, nó tách Hoàng Sa với lại đất của Trung Hoa. Như thế, Hoàng Sa không thể nào thuộc về bên Trung Hoa được. Chỉ một điểm đó thôi, thì mình cũng đã thắng rồi. Chưa kể về phương diện lịch sử thì GS Trần huy Bích của Đại Học University of Southern California đã liệt kê đầy đủ các tài liệu với nhiều nguồn gốc khác nhau chứng minh rằng cả 2 quần đảo này là cùa Việt nam từ lâu đời. Còn về phương diện pháp lý, tôi xử dụng cái tài liệu của Giáo sư Monique Chemillier- Gendreau của Đại học Paris chứng minh chủ quyền của Việt nam trên 2 quần đảo ấy. Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó không chịu thì mình làm gì? Thực tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hánh được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyêt nghị cua Đội Đồng Bảo An, Liên Hiệp Quốc. Mà HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 hội Viên Thường Trực. Trung cộng lại là một trong 5 người đó. Chúng sẽ phủ quyết. Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành. Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cưởng hành” các quyết định của Tòa án. Vậy, thì mình chẳng làm gì được. Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh cho hành động nào đó của Việt nam về sau. Có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa.
Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng. Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc, thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền bắc Kinh đã cướp với sự đồng lõa của Việt cộng. Đòi lại các phần đất đã mất hay ngăn ngữa bọn Bắc kinh tiếp tục lấn chiếm thêm trong trường hợp có một phán quyết như vậy sẽ nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. Đó là điều rất quan trọng, vì lẽ trong trật tự thế giới mới, không ai có thễ đi ngược lại, chống lại các mục tiêu hòa bình và trật tự của thế giới như một số kẻ điên cuồng đã làm trong thế kỷ trước. Nếu việc đó xảy ra thì hậu quả là những kẻ điên cuồng như vậy sẽ bị gánh chịu một cách thê thảm. Âm mưu của Trung cộng là càng kéo dài sự chiếm đóng thì càng hay, để tạo một sự đã rồi và 100 năm sau, không ai có thể làm gì được. Vả sự đồng lõa của Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt nam là giúp Trung cộng đạt mục tiêu đó. Vậy ít nhất, bây giờ, người Việt hải ngoại phải có nghĩa vụ làm những gì để đạt nền tảng cho công việc bảo tồn đất tổ trong tương lai, kể cả trong trường kỳ. Hãy nhìn những hình ảnh mà tôi cho trình chiếu sau đây về những kiến trúc kiên cố trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có ý niệm về nguy cơ đó. Cũng nên xem các hình ành về các tòa nhà xây trong khu vực thác Bản Giốc nữa.
LKT: Sự trình bày toàn cảnh rất chi tiết của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới Việt Trung, về Vịnh Bắc Việt, về Nghị Định Thư đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, về Hoàng Sa và Trường Sa và về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ rất là đầy đủ. Vậy thì thưa Giáo sư, sau khi cái toàn cảnh mà được Giáo sư vẽ ra như thế thì đối với chúng ta là người Việt quốc gia tại hải ngoại, dù chúng ta không còn chính quyền trong tay, vì chúng ta không có một chính phủ lưu vong, nhưng chúng ta có một trách nhiệm đó là tình yêu nước thiêng liêng của người Việt Nam tại hải ngoại, với trách nhiệm đó theo Giáo sư thì chúng ta sẽ làm như thế nào đối với vấn đề mà chúng tôi xin được tạm trích câu “Quốc gia Hưng vong, Thất phu Hữu trách” ?
GS Nguyễn Văn Canh: Cái câu hỏi này khó quá theo ý của nhà báo cũng như là trong suốt cả hàng mấy chục năm nay, đi đến đâu tôi cũng bị hỏi là bây giờ ông làm gì để lấy lại nước, lấy lại Hoàng Sa Trường Sa hay v.v..., thì tôi trả lời là chúng tôi chỉ là người tị nạn cộng sản. Là người trí thức, thì chúng tôi biết là chúng tôi phải làm gì trong giới hạn của chúng tôi. Ít nhất trong cuốn Bạch Thư Hoàng Sa và Trường Sa này, chúng tôi nói cho thế giới và phải cảnh giác, cho thế giới biết rằng đây nó là một nguy cơ lớn, mà nguy cơ lớn này không phải là chỉ cho dân tộc Việt Nam đâu, mà nguy cơ lớn này cho cả toàn thế giới. Vì thế, trong thư mà gửi cho Tổng Thư Ký và cho 192 thành viên của Liên hiệp Quốc cũng như là các chính phủ quốc gia ở trên thế giới , chúng tôi cảnh giác cho họ biết để họ có thể suy nghĩ, chuẩn bị cho những tình thế xấu nhất mà tôi nghĩ sẽ xảy ra. Giải quyết tình thế xấu nhất ấy sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Việt nam. Quyền lợi của dân Việt đi song hành với quyền lợi của thế giới. Đó là hòa bình, ôn cố, trước hết là trong khu vực, và có liên hệ mật thiết với thế giới./
--------------------------------------------------------------------------------
ĐÍNH KÈM CỦA GS NGUYỄN VĂN CANH
Sau đây là một ít con số và địa điểm trích dẫn từ tài liệu “ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” do Đảng Cộng sản Việt nam phổ biến năm 1979 (1). Tài liệu này cho thấy Lê công Phụng nói dối hoàn toàn.
1) Về chênh lệch hơn 1 cây số trên suốt dọc biên giới dài 1450 cây số.
a) Khu vực Trình Tường, Quảng Ninh. Khu vực này dài 6 cây số và TC chiếm sâu vào lãnh thổ Việt nam hơn 1 cây số. Khu vực này nay sát nhập vào công xã Đồng Tâm, Đông hưng. Đường biên giới mới lùi tới đồi Khâu Trúc cùa Việt nam.
b)Và các xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc thuộc Lạng sơn; Khẳm Khâu, thuộc Cao Bằng; Tà Lũng, Là Phù Phìn, Minh Tân thuộc Hà Tuyên; xã Năm Chảy ở Hoàng Liên Sơn ( xả này dài hơn 4 km và sâu hơn 1 km) cũng đã nằm trong lãnh thổ TC. Riêng tại xã Năm Chảy, Việt nam mất một diện tích độ 300 hectares. Tổng cộng có độ 40 đia điểm tương tự trên đường biên giới bị TC chiếm và đưa dân sang lập nghiệp, rồi hợp thức hóa.
c) Ngay tại Ải Nam Quan, hồi 1955, Hồ chí Minh nhờ Mao trạch Đông nới dài thêm 300 m đường hỏa xa của Trung Hoa sang Viet nam để 2 đường hỏa xa của 2 bên nối liền với nhau cho thuận tiện giao thông. Mao chập thuận và sau một thời gian Hồ nói rằng đường biên giới của Việt nam ở cách nơi nối giáp đó về hướng Bắc là 300m như đã có từ cả trăm năn nay. Hồ được bảo rằng biên giới là nơi hai đường hỏa xa nối với nhau. Mật 300m. Hồ câm miệng. Chưa hết, về sau này lính TC khiêng cột mốc số 18, nơi biên giới quốc gia tại Ải Nam Quan trên quốc lộ 1 vào sâu độ 200m nữa. Như vậy nơi đó mật độ ½ cây số.
d) Khiêng các mộc số 136 ở Cao Bằng, các mốc số 41,42 43 ở Lạng Sơn thuộc các khu vực Kùm Mu, Kim Ngân, và Mẫu Sơn (dài 9 cây số) sâu vào nội địa Việt nam 2 km50, mất diện tích là 1,000 hectares; khu vực Nà Pàng-Kéo Trình ( mốc 29,30, 31) ở Cao Bằng, dài 6 km 450, sâu vào đất Việt nam 1 km300, mất diện tích là 200 hectares.
e) Thác bản Giốc: Tại khu cột mốc số 53 thuộc xã Đàm Thúy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc của Việt nam. TC cho cả ngàn lính sang lãnh thổ VN đổ bê tông cốt sắt cắt ngang nhánh sông biên giới, vẽ lại bản đồ chiếm một phần Thác Bản Giốc và cướp cả cồn Pò Thoong của Việt nam. 1. Phần chính Thác bản Gốc, nằm phía Bắc, nay đã thuộc Trung Cộng.và đã đổi tên thành Detian Waterfall 2. Phần phụ nằm về phía Nam, còn là của Việt nam Nguồn bài viết: blogger Măng Nguồn ảnh: blogger Điếu Cày
f) Dùng lực lượng võ trang đàn áp người Việt, trục xuất họ và chiếm nhà đất của họ, rồi đưa dân Trung cộng sang lập nghiệp tại nhiều nơi thay thế dân Việt....
2. Về các điểm cao . Cuối cùng “còn 6 điểm cao” và “chúng ta đưa đường biên giới chạy lên gữa các điểm cao đó.” Lới biện minh này cho thấy rằng 27 điểm nêu trên là của Việt nam, và như thế nằm trong lãnh thổ Việt nam. Trung cộng đã chiếm 27 điểm ấy. Nay vì nhờ “đấu tranh quyết liệt” nên TC đã trà lai, chỉ trừ 6 điểm cao. Sáu điểm cao này được hiểu là các dãy núi nằm dọc biên giới. Nay Phụng đã “thành công” đưa đường biên giới lên giữa các các điểm cao, hay giữa các dãy núi ấy, và như vậy là không mất đất. Vậy lời khai này, nếu có đúng là sự thật, thì đã tự nó tố cáo có chấp thuận chuyển nhượng một diện tích đất tính từ phân nửa ( ½) đỉnh của cả 6 dãy núi kể trên về phía Bắc. Ngoài ra, Phụng trả lời làm sao về các dãy núi sau: -Các dãy núi 1250, 1545, 1509, 772 và 233 thuộc tỉnh Hà Giang đã thuộc Trung Cộng. Người ta được biết, dãy 1509 là núi Đất thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên đã lọt vào tay TC và TC đã đổi tên thành Lão Sơn. Và dãy 1250 là núi Bắc, TC đã đối tên thành Giải Âm Sơn. Các cao địa này là vị trí chiến lược để phòng thủ Việt nam chống quân Bắc phương. Các dã này nay đã chuyển cho Trung Cộng.
Các dãy 820 và 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng sơn nằm sát cạnh cửa Ải Nam Quan về phía Tây, cạnh quốc lộ 1, là cũng vào tay TC. Và khu Bình Độ 400 huyện Cao Lộc, Lạng sơn , nằm sau cột mốc 26, về phía Đông của quốc lộ 1 cũng cùng chung số phận. Các dãy núi này cũng là các khu vực quan yếu cho việc phòng thủ, ngăn quân xâm lăng đến từ phương Bắc. Tại nơi đây, nhờ địa thế hiểm trở, ông cha chúng ta đã đánh bại quân thù. Mất các vùng đất này, Việt nam gặp nhiều khó khăn bảo vệ giang sơn. Vậy với bằng cớ nêu trên, Đảng Cộng Sản trả lời với quốc dân Việt nam như thế nào khi nói rằng chỉ mất có 1 cây số? (1) Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà nội, 1979; (Library of Congress Online Catalog
II.VÙNG VỊNH BẮC VIỆT. Phụng tuyên bố: “Chúng ta phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là dựa trên luật pháp quốc tế....Khi ký kết hiệp định, nếu như so diện tích giữa chúng ta và Trung Quốc, thì chúng ta hơn Trung Quốc 8 nghìn cây số vuông. Chúng ta không mất. Tại sao Trung Quốc chấp nhận cho chúng ta hơn 8 nghìn cây số vuông? Bởi vì bờ biển của ta là bờ biển lõm, nó vòng vào thế này, bờ biển Trung Quốc Hải Nam thì nó vòng ra thế này. .... Nói mất 10 nghìn thước vuông (sic) thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, thế nào. .... Cũng có lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia.Câu hỏi: Phụng nhấn mạnh đến luật quốc tế làm cơ sở “đàm phán”, đặc biệt là nhấn mạnh đến hiệp ước Thiên Tân 1885 làm nền tảng thương thuyết rối kết luận rằng không những không mất 10,000 cấy số vuông, (không phải 10,000 thước như nói ở trên) , mà còn được lợi 8000 cây số vuông do TC ‘cho VC’. Hơn nữa, TC còn xung phong cho VC 3000 cây số vuông, đổi lại TC chỉ muốn 150 cây số vuông và VC không chịu ...., và “giữ được chủ quyền đất đai và, lợi ích quốc gia” Với lời tuyên bố trên, VC đã ‘đại thành công’ trong đàm phán với kẻ thù thuộc dòng dõi nhà Hán tham lam, dù theo thói quen chúng lấn từng thước đất (không phải cây số) của Việt nam. Một số trường hợp như xảy ra ở trên mà nhiều người biết và chính Đảng CSVN đã tố cáo mà Phụng có cả gan dấu giếm, thì ở những nơi Đảng cấm dân chúng lui tới, hoặc rừng núi sâu, hay ở các nơi xa trong vịnh Bắc việt, liệu có ai có phương tiện và cơ hội để tìm biết được sự thật? Phụng tỏ ra “có vẻ” rất hài lòng, nếu không nói rằng hãnh diện, khi nói rằng TC đã cho “ta” 8,000 cây số vuông, và TC còn xung phong cho thêm 3,000 cây số khác mà “ta” không [thèm] nhận, chỉ để đổi lấy 150 cs mà thôi. Câu hỏi có liên quan đến khía cạnh phân định vùng Vịnh Bắc Việt bắt nguồn từ Hiệp Ước Thiên Tân được Pháp và nhà Thanh ký năm 1885. Để thi hành Hiệp ước này, hai bên đạ ký một văn kiên gọi là công ước 1887 trong đó họ ấn định ranh giới trong vùng vịnh. Trong vùng này, họ vẻ một bàn đồ chia Vịnh làm 2. Trên bản đồ, họ vẽ một đường thẳng Bắc Nam bắt đầu từ Móng Cái, chạy qua đảo Trà Cổ xuống cửa vịnh: bên phúa Đông, tại một điểm ở đảo Hải Nam và còn bên phía Tây là đảo Cồn Cỏ của Việt nam. Đường ấy được đặt tên là Đường Màu Đỏ, được Công ước gọi là đường phân chỉa ranh giới trong Vịnh. Hiệp ước Thiên Tân do Patrenôtre của Pháp ký với Lý Hồng Chương của nhà Thanh tháng 6 năm 1885 là luật quốc tế đấy. Hiệp ước đó đã dược thi hành hơn 100 năm rồi. Và được Màu Đỏ là Ranh Giới phân chìa Vịnh. Nay TC đòi xét lại sự phân chia vùng vịnh này với âm mưu chiếm thêm lãnh hải của Việt nam. TC ngang ngược tuyên bố đường màu đỏ chỉ là đường “hành chánh” để chỉ định các đảo trong khu vực này, đòi hủy bỏ đường đó để lập ra đường ranh giới chính thức. VC đã nhượng bộ và vẽ lại đường ranh và đường đó nay chạy qua 21 điểm nằm giữa vịnh để phân chia vịnh làm 2 như đươc qui định trong hiệp ước 2000. VC đã nhượng bộ và hậu quả là hiến dâng một phần lãnh hải cho TC. Hiến dâng bao nhiêu? Tổng số diện tích vùng Vịnh là 123, 700 cây số vuông. Và Công ước 1887 qui định rằng Việt nam có 63% hay 77,931 cs vuông, phía TH có 37% hay 45,769 cs vuông. Nay hiệp ước phân chia lại Vịnh do VC ký với TC được phân chia lại thì VN chỉ còn được 54% hay 66,798 cs vuông và TC được tăng từ 37% lên 46% hay 56,902 .
Kết quả là VC nhượng cho TC 11,133 cs vuông./
NGUYỄN VĂN CANH Hoa Kỳ tháng 11/2008
Xem thêm cuộc phỏng vấn Gs Nguyễn Văn Canh thực hiện bởi Truyền Hình SBTN phát đi 24/24 từ Hoa Kỳ (Saigon Broadcasting Television Network)
http://www.youtube.com/watch?v=kCEZg2RmYo4
http://www.youtube.com/watch?v=eF7Im7hkS78
http://www.youtube.com/watch?v=d1n1qLxF8Ss
http://www.youtube.com/watch?v=9al5nHWgncg
http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article4730
Subscribe to:
Posts (Atom)