Vì sao cùng lúc cả 5 tướng chỉ huy Quân khu Thủ đô bị mất chức
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-07-30
Hôm thứ Hai vừa qua, 5 tướng lãnh chỉ huy Quân Khu Thủ Đô đồng loạt bị thuyên chuyển và cách chức, trả về Bộ Quốc Phòng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội Việt Nam đã xảy ra một sự kiện như vậy. Điều này có ý nghĩa gì?
vttruc-073008QuanKhuThuDoHN_thaydoi.mp3
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Hôm 28-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cách chức toàn bộ lãnh đạo Quân Khu Thủ Đô. Hình: Tổng thống Brazil và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết duyệt đội quân danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thanh Trúc hỏi chuyện Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy ở Pháp, người từng viết những bài tham luận và nghiên cứu về Quân Đội Nhân Dân Việt Nam được phổ biến hồi gần đây.
Kỷ luật của Bộ Quốc Phòng?
Thanh Trúc: Thưa Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, theo quan điểm của ông thì vì nguyên do nào các tướng lãnh chỉ huy ở Quân Khu Thủ Đô đã bị cách chức và trả về Bộ Quốc Phòng?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : Nguyên do chính xác thì tôi không nắm vững được, nhưng mà dựa theo những gì mà mình có thể suy đoán thì mình có thể nói rằng đây là một hình thức kỷ luật của Bộ Quốc Phòng dành cho những tướng lãnh, những người lãnh đạo cao cấp trong quân đội đã không chấp hành và không thực hiện những chủ trương của đảng và nhà nước.
Chính vì vậy mà phải có hàng loạt vụ cách chức những người trong bộ tư lệnh quân khu, mà vấn đề đặc biệt là người ta thắc mắc tại sao đồng loạt cùng một lúc chỉ có bộ tư lệnh quân khu thủ đô mới bị thôi, còn các quân khu khác không bị. Thành ra người ta mới đặt vấn đề, thí dụ có nhiều người nói đây là âm mưu ngăn chận sự nổi dậy thì tôi nghĩ rằng đây là một yếu tố không đứng vững.
Tôi nghĩ rằng mấy vị lãnh đạo quân sự tại Quân Khu Thủ Đô mà bị cách chức là tại vì có nguyên do như thế này: Ngày 20 tháng 6 vừa qua chính Bộ Trưởng Quốc Phòng - Phùng Quang Thanh đến thăm Quân Khu Thủ Đô, thật sự là để thăm hỏi và kiểm điểm sự sinh hoạt của Quân Khu Thủ Đô nhưng đồng thời cũng để cảnh cáo Ban Chỉ Huy của Quân Khu Thủ Đô là làm sao quản trị một cách đứng đắn cái quân khu của mình, tại vì có hiện tượng một số quân nhân trong quân khu này có tên trong danh sách nhưng không bao giờ có mặt trong đơn vị hết tại vì họ là những người được đi ra ngoài kinh doanh buôn bán hoặc làm những công tác phi quân sự.
Tôi nghĩ rằng khuynh hướng thiên về Hoa Kỳ, thiên về Phương Tây mạnh hơn nên mới có sự cải tổ này. Đây là một hình thức thay đổi và canh tân hoá quân đội Việt Nam tại Quân Khu Thủ Đô, và cũng tỏ ra một cách để mà có đủ khả năng, có trình độ cao để đối tác với Hoa Kỳ trong tuơng lai và cũng để đối phó với Trung Quốc.
TS Nguyễn Văn Huy
Chính vì vậy mà khả năng chiến đấu, khả năng bảo vệ thủ đô của binh sĩ Quân Khu Thủ Đô giảm đi. Đồng thời cũng có nguyên do khác nữa là từ trước tới nay phải hiểu là Đảng CSVN và Đảng CSTQ là thân thiện với nhau để bảo vệ chủ nghĩa xã hội tại bán đảo Đông Dương mà gần đây Việt Nam thấy rằng Trung Quốc càng ngày càng tỏ ra lấn lướt mình trên nhiều lãnh vực, nhất là về vấn đề lãnh thổ, trên biển và trên đất liền, chính vì vậy mà gây ra một số bất mãn trong chính quân đội.
Thật sự là quân đội nhân dân VN có đủ khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình nhưng vì chính sách của đảng và nhà nước CSVN vì thân Trung Quốc, không muốn làm phiền lòng Trung Quốc, thành ra họ phải chấp nhận im lặng để Trung Quốc lấn lướt mà mình không có phản ứng được.
Chính vì vậy mà trong nội bộ quân đội có phản ứng là những người lính, nhứt là những sĩ quan, những quân nhân trẻ, tức là những người từ 40-50 trở xuống muốn có một sự thay đổi.
Họ đang làm áp lực, thành ra gần đây chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng qua Mỹ, và trước đó đã có sự quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và quân đội VN trên vấn đề hợp tác song phương, trên vấn đề bảo vệ lãnh hải hoặc là canh tân kỹ thuật quân sự.
Chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng khuynh hướng thiên về Hoa Kỳ, thiên về Phương Tây mạnh hơn nên mới có sự cải tổ này. Đây là một hình thức thay đổi và canh tân hoá quân đội Việt Nam tại Quân Khu Thủ Đô, và cũng tỏ ra một cách để mà có đủ khả năng, có trình độ cao để đối tác với Hoa Kỳ trong tuơng lai và cũng để đối phó với Trung Quốc.
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Văn Huy, có lẽ ông đã biết 5 người thay thế 5 chức vụ tại Quân Khu Thủ Đô, ông nhận định về 5 khuôn mặt mới này như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy: Năm nhân vật lãnh đạo cao cấp của Quân Khu Thủ Đô bị thay đổi, những người đầu tiên là tư lệnh trưởng, người thứ hai là chính uỷ, tức là hai chức vụ cao nhứt, thì người lãnh đạo tối cao của Quân Khu Thủ Đô là một ông hiệu trưởng Học Viện Quân Sự Trung Ương, nó tượng trưng cho một khuynh hướng là những người có kiến thức, có tầm nhìn xa và có khả năng giao tế rộng lớn đối với thế giới.
Chính vì vậy họ đưa người này vô thế, tại vì trong tương lai sự hợp tác quân sự giữa Việt Nam và quốc tế, mà nói thẳng ra là với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á, sẽ thắm thiết hơn và liên tục hơn.
Chính vì vậy mà họ cần phải đưa ra một số người đại diện ngay tại thủ đô, tại vì thủ đô dù sao mấy người đó (quốc tế) có đến thì đến Hà Nội chứ không đến nơi khác, mà chính Quân Khu Thủ Đô là lực lượng quân sự bảo vệ thủ đô, đồng thời là lực lượng quân sự hộ tống hoặc là các tướng lãnh, hoặc là các chỉ huy quân sự thế giới mà họ có thể tiếp xúc thẳng với lại tư lệnh Quân Khu Thủ Đô để mà qua đó họ nhìn bộ đội cộng sản Việt Nam.
Như vậy sự thay đổi này rất cấn thiết tại vì trong tương lai chính quyền cộng sản Việt Nam đang có một tầm nhìn khác, quan hệ chiến lược khác với thế giới để có một chỗ đứng được tôn trọng hơn và đồng thời cũng để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
Khuynh hướng thân Mỹ
Thanh Trúc: Theo ông thì những quân khu khác liệu có sự thay đổi cấp chỉ huy hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : Chắc là sẽ có. Hiện nay Quân Khu I tức quân khu Lai Châu ở vùng biên giới là đã có một sự tăng cường thăm viếng của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng - Phùng Quang Thanh; lúc này Quân Khu I đang được chú ý rất là nhiều và trong tương lai sẽ được tăng cường và đồng thời sẽ được hiện đại hoá mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn.
Chính vì vậy một số khuynh hướng trong đảng cộng sản muốn Việt Nam có thế đứng tương đối độc lập hơn đối với Trung Quốc, tại vì đi với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thiệt hại chứ không có được lợi gì hết, lúc nào cũng bị ức hiếp mà không dám lên tiếng.
TS Nguyễn Văn Huy
Và quân khu thứ hai là Quân Khu II tại vùng lãnh thổ phía Tây thì cũng chắc sẽđược tăng cường. Nhưng đặc biệt hai quân khu III và IV chắc chắn là sẽ có sự - không phải là tăng cường mà một cách thay đổi những người có kiến thức rộng, có tầm nhìn xa, và trẻ tuổi, nghĩa là khỏang 50 chứ không phải trong lứa tuổi 60 như trước.
Ở phía Nam, tức Quân Khu VII và Quân khu IX thì nói chung cũng an toàn thành ra nếu có sự thay đổi thì cũng tương đối. Nhưng mà tại vì đó là những quân khu ở Miền Nam có sự giao tiếp với khách quốc tế, nhưng mà thường là giới kinh doanh nhiều hơn, thành ra chính vì vậy mà sẽ có ít sự thay đổi hơn là đối với Quân Khu I, Quân Khu II, Quân Khu III, Quân Khu IV, và Quân Khu V, đặc biệt là Quân Khu V tại vì vùng đó là Miền Trung và Tây Nguyên, chính vì vậy mà nó sẽ có sự thay đổi mạnh hơn.
Nhưng mà đây là lực lượng để tăng cường sự hiện diện của quân đội một cách mạnh mẽ để bảo vệ lãnh thổ một cách tích cực, tức là bảo vệ biên giới phía Tây, đồng thời bảo vệ vùng biển tức Hoàng Sa và Trường Sa.
Thanh Trúc : Thưa Ông, Việt Nam vẫn khẳng định tư thế đối tác chiến lược vớí Trung Quốc trong nhiều lãnh vực thế thì vấn đề đối tác chiến lược của Việt Nam vớí Hoa Kỳ có thể được hỉểu như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy : Vấn đề đối tác với Trung Quốc đó là chiến lược bắt buộc của Việt Nam phải đi cho dù không đồng ý với Trung Quốc hay là đồng ý với Trung Quốc, nhưng mà đối tác với Hoa Kỳ thì có sự dè dặt bởi vì hiện nay có khuynh hướng mới trong quân đội cũng như trong đảng cộng sản là phải kết thân với thế giới Phương Tây để từ đó có một sự hỗ trợ trên nhiều lãnh vực quốc tế, nhứt là Việt Nam hiện nay có mặt trong Hội Đồng Bảo An LHQ.
Chính vì vậy một số khuynh hướng trong đảng cộng sản muốn Việt Nam có thế đứng tương đối độc lập hơn đối với Trung Quốc, tại vì đi với Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thiệt hại chứ không có được lợi gì hết, lúc nào cũng bị ức hiếp mà không dám lên tiếng.
Đồng thời kỳ này có một khuynh hướng thứ hai là kết hợp với (Hoa Kỳ) mà thật sự Việt Nam cần Hoa Kỳ chứ Hoa Kỳ không cần Việt Nam, thành ra chính vì vậy mà đang có khuynh hướng xích gần với quân đội Hoa Kỳ, tức là lực lượng phòng vệ Đông Nam Á, để có những hợp tác quân sự chung trong vùng Biển Đông, và nhờ đó mà Việt Nam có cơ hội để tăng cường lực lượng hải quân đồng thời cũng tăng cường khả năng chiến đấu và tăng cường khả năng giao tế và thông tin với các quốc gia khác trong trường hợp có biến.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy.
(Trên đây là cuộc phỏng vấn của Thanh Trúc với Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy ở Pháp. Xin được nhắc lại là ý kiến của người được phỏng vấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/5-top-ranking-officers-in-Vietnamese-military-capital-zone-got-fired-TTruc-07302008152103.html
Hiện đại hóa quân đội
31/7/2008
Tờ báo chính thức của quân đội Việt Nam loan tin Quân khu Thủ đô Hà Nội đã thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội từ 30/07.
Báo Quân đội Nhân dân nói Bộ Quốc phòng đã 'tổ chức trọng thể' lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hôm 16/07 về việc tổ chức lại này.
Quyết định tổ chức lại Quân khu Thủ đô là bước thay đổi quan trọng trong hệ thống quốc phòng Việt Nam, thể hiện ở sự có mặt của các lãnh đạo cấp cao.
Hai Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có mặt tại buổi lễ.
Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng dự lễ lập ra Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Tờ Quân đội Nhân dân cũng nói các Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Nội, Hà Tây và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc nay đều thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội mở rộng.
Các nhà quan sát nói với BBC đây là bước đi nằm trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội Việt Nam vốn được cho là về mặt hiện đại chỉ hơn quân đội Lào và Campuchia trong khu vực.
Nhân sự mới
Toàn bộ dàn lãnh đạo cũ gồm năm tướng của Quân khu Thủ đô đã ra đi theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Năm tướng Nguyễn Như Hoạt, Nguyễn Đăng Sáp, Trần Trung Khương, Lê Hải Bình, và Nguyễn Văn Nghinh dường như đã bị gạt sang một bên.
Trước là quân khu nhưng thấy rằng lực lượng và phạm vi cũng phải chăng nên thành lập bộ tư lệnh cho vừa phải hơn
Tướng Nguyễn Đình Ước
Trung tướng Nguyễn Đình Ước, nhà nghiên cứu lịch sử quân đội đã về hưu nói với BBC từ Hà Nội rằng bộ tư lệnh chỉ ngang cấp quân đoàn, trong khi quân khu là cấp chỉ huy quân đoàn.
Mỗi quân đoàn ở Việt Nam hiện có ba đến bốn sư đoàn với khoảng 20.000 quân trong mỗi sư đoàn.
Tướng Ước nói thêm: ''Trước là quân khu nhưng thấy rằng lực lượng và phạm vi nó cũng phải chăng nên thành lập bộ tư lệnh cho vừa phải hơn.''
Ông Ước cũng nói cấp cao nhất ở quân khu là trung tướng trong khi ở bộ tư lệnh chỉ là thiếu tướng.
Năm chỉ huy mới của Bộ Tư lệnh Thủ đô bao gồm Đại tá Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh và Thiếu tướng Phùng Đình Thảo, Chính ủy.
Ông Tuấn được điều về từ vị trí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tây nay đã được sáp nhập về Hà Nội.
Tướng Phùng Đình Thảo vừa được thăng chức sau khi rời vị trí Chủ nhiệm chính trị Quân khu thủ đô cũ với hàm đại tá.
Người ta dự đoán ông Tuấn sẽ sớm được thăng thiếu tướng.
Bộ Tư lệnh sẽ thuộc quyền chỉ huy của Bộ trưởng Quốc phòng.
Việc chỉnh lý và điều động lại các đơn vị của Quân khu Thủ đô cũ ngoài các lý do chính trị còn được giới nhà báo tại Việt Nam bình luận rằng có vấn đề an toàn, an ninh.
Vụ một binh sĩ thuộc xí nghiệp quân đội X18 nổ súng bắn chết bốn đồng ngũ giữa tháng 6/2008 cho thấy cần chấn chỉnh kỷ luật, đặc biệt khi các đơn vị quân đội đóng ngay trong các khu dân cư.
Cũng có nguồn tin từ quân đội cho BBC hay bố trí lại các đơn vị báo hiệu quá trình tinh giản lực lượng quân sự, giảm bớt các cấp trung gian nhất là sĩ quan bàn giấy.
Hoàn cảnh mới
Việc Trung tướng Phạm Xuân Hùng từ vị trí Giám đốc Học Viện Quốc phòng lên làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng được bình luận rộng rãi.
Quân đội Nhân dân Việt Nam đang cần hiện đại hóa mạnh mẽ
Nhà quan sát Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp tin rằng khả năng ông Hùng có thể sẽ còn được lên cao nữa, kể cả vào chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Các nguồn tin ở Hà Nội cho hay tướng Phạm Xuân Hùng thuộc lớp người có học, biết ngoại ngữ.
Trình độ của các vị chỉ huy quân đội Việt Nam cần phải được nâng cao trong bối cảnh hợp tác quốc tế gia tăng, và nhu cầu thu nhận công nghệ quân sự cao cấp cũng lớn hơn trước.
Trước đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam dựa vào học thuyết 'toàn dân đánh giặc' nhưng trong thời đại kỹ thuật số, việc bảo vệ tổ quốc, nhất là các vùng biển, đảo, không phận rất cần công nghệ quốc phòng hiện đại.
Ngoài ra, như tờ Quân Đội Nhân Dân hôm 30/07 viết, Bộ Tư lệnh Thủ đô có nhiệm vụ "giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô."
Báo này cũng nói quân đội có nhiệm vụ "tuyệt đối trung thành với Đảng".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080731_viet_army.shtml
-----------------------------------------------------------------------------------
31/7/2008 6h30 RFA
Tại sao thay đổi 5 tướng cs quân khu HN ?
RFA phỏng vấn 1 sĩ quan trẻ HaNoi :
RFA
20080731RFA_630QuankhuThuDo_pv_1siquanHN.mp3
GG:
---------------------------------------------------------
Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô nói về quyết định cách chức các tướng lãnh
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-07-31
Việc cả 5 tướng lãnh thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô bị hoán chuyển và trả về Bộ Quốc Phòng là một sự kiện mới xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Chắc chắn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã là người đứng ra thi hành quyết định chung của cả Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng CSVN, nhưng phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy quyền lực của Thủ Tướng Dũng vẫn được yểm trợ và củng cố vững mạnh?
Và sự kiện ấy còn mang ý nghĩa gì, báo hịêu những điều gì cho lực lượng quân sự hùng mạnh này? Thanh Trúc phỏng vấn một sĩ quan phục vụ tại Quân Khu Thủ Đô, tỏ ra nắm vững nội tình quân khu này. Vị sĩ quan không muốn nêu tên và cấp bậc.
Đấu tranh giữa phe thân Mỹ và thân Trung Quốc
Thanh Trúc: Ông có cảm nhận gì về sự thuyên chuyển và cách chức bất ngờ này?
Sĩ quan QĐNDVN: Thật ra tôi chưa hiểu sâu sắc việc thay đổi này tại vì quyết định mặc dầu rõ ràng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định ký cái việc đó, nhưng mà ai đã ủng hộ cho ông Thủ Tướng Dũng ký một cái quyết định lớn như vậy?
Nhưng mà chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh vớí nhau rất quyết liệt.
Chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh vớí nhau rất quyết liệt.
Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô
Cái thứ hai nữa là cái việc Hà Nội là địa bàn có thể nói là một trong những địa bàn trọng điểm và vô cùng quan trọng. Mình chỉ cần nói một cách đơn giản thôi, việc tư lệnh một quân khu đóng tại Hà Nội -mà người ta đồng tình để người ta thay đổi - thực hiện cuộc cách mạng nào đó thì việc đó vô cùng dễ dàng. Khi đã thay đổi rồi thì lập tức tất cả các quân khu, các quân doàn, các đơn vị khác không kịp trở tay.
Trong cái tình hình như hiện nay, về mặt quân đội, do vậy là sự thay đổi này có thể là một sự thay đổi trong sự chuẩn bị nào đó, mà theo nhận định của cá nhân tôi, thay đổi một quân khu lớn như vậy, trọng điểm như vậy, rõ ràng là có một vấn đề gì đó.
Nếu như việc thay đổi này là hoàn toàn từ quyết định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ quyền lực để thay đổi một cái việc như thế thì có nghĩa là phe thân Mỹ đã mạnh lên rồi đó. Thực tế phe thân Mỹ đã mạnh lên rất nhiều rồi.
Thanh Trúc: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam thời gian gần đây có biểu hiện gì trong quan điểm về sự đối đầu hay thân thiện với Mỹ hay là với Trung Quốc không?
Sĩ quan QĐNDVN: Hiện bây giờ có hai vấn đề, một là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký cái việc này thì phải có một người nào đó trong quân đội ủng hộ, dứt khoát như thế, mà có lẽ mình thấy là Bộ Trưởng Quốc Phòng. Bộ Trưởng phải ủng hộ, phải ủng hộ thì mới ký được cái việc như thế. Như vậy khi mà Bộ Trưởng ủng hộ thì có nghĩa rằng Bộ Trưởng cũng có tư tưởng rất hướng về phía Mỹ trong việc hợp tác quân sự về mặt chiến lược và lâu dài.
Bởi vì về quân trang có sự thay đổi về trang phục thì thời Bộ Trưởng Phạm Văn Trà là muốn mặc lại trang phục thời chiến tranh chống Mỹ mà Trung Quốc đã cấp cho họ. Hiện nay quân phục của những người lính là mặc lại đó chứ, mặc lại những bộ gabardine đấy, còn trước đây thời mình là chiến sĩ thì mình mặc K82, cho đến bây giờ, đến thời gần đây nhất và hiện nay là ăn mặc theo bộ quần áo may theo kiểu của Trung Quốc viện trợ cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ.
Cái ý tưởng này là do ông Phạm Văn Trà làm lại, thì bây giờ ông Phùng Quang Thanh lên, ổng thay đổi cái trang phục đó, ổng không muốn nhìn lại bộ trang phục đó, có nghĩa là ông Phùng Quang Thanh có cái gì đó không thích Trung Quốc thôi. Đấy, theo cách nhìn chủ quan của tôi.
Thanh Trúc: Vị tướng tư lệnh quân khu thì hoán chuyển với ông tướng giám đốc Học Viện Quốc Phòng, tức là không bị cách chức phải không?
Sĩ quan QĐNDVN: Thì bây giờ ổng về làm giám đốc học viên, giám đốc học viện đó. Thật ra trong cái việc thay đổi tại sao không gạt ông Hoạt ra, có lẽ ông Hoạt cũng là một người rất gần gũi với ông Phùng Quang Thanh và rất gần gũi với cả ông Nguyễn Tấn Dũng, vì thế mà không bị gạt đi, còn những vị trí ở bên dưới thì có thể gạt bỏ luôn.
Thế còn ông giám đốc học viện đương nhiệm hiện nay là ông Phạm Xuân Hùng thì lên làm Phó Tổng Tham Mưu Trưởng và ông này có nhiều khả năng trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng trong tương lai.
Thanh Trúc: Thế còn 4 người kia bị trả về Bộ Quốc Phòng là thế nào, có phải để chờ thuyên chuyển không?
Sĩ quan QĐNDVN: Thật ra là cho nghỉ luôn chứ không phải thuyên chuyển đâu. Nghỉ luôn, năm ông này nghỉ luôn. Quyết định của Thủ Tướng là cho nghỉ luôn. Chỉ duy nhất là ông Tư Lệnh Quân Khu là ông ấy được điều sang làm giám đốc học viện thôi. Còn thì cho nghỉ luôn mà, cho về hưu luôn.
Số sĩ quan trẻ là rất bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là hiệp định biên giới, rồi nào là Hoàng Sa, nào là Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát đến vô cùng luôn.
Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô
Thay đổi để ứng phó
Thanh Trúc: Tại sao trong tình hình bây giờ mà quân đội lại có chiều hướng thay đổi?
Sĩ quan QĐNDVN: Đã có những bước thay đổi rồi. Bao giờ quân đội cũng đặt ra tình huống Trung Quốc có thể bất ngờ tấn công, thì ai sẽ là người điều động quân đội để đối phó với tình huống như thế ?
Nếu mà còn giữ lại người thật sự thân với Trung Quốc thì chắc chắn họ sẽ không điều động quân, hoặc họ sẽ sử dụng hình thức tác chiến có hại cho phía quân đội Việt Nam hơn. Vì thế mà cuộc thay đổi này mình nghĩ là một cuộc thay đổi rất mạnh mẽ
Thanh Trúc: Tầng lớp sĩ quan trẻ trong Quân Đội Nhân Dân bây giờ có thể có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước trước đây và vấn đề Trung Quốc ngày nay? Họ có sợ Trung Quốc hay không?
Sĩ quan QĐNDVN: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng như Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà trước đây, tuy nhiên có thể đánh nhau trong quá khứ là việc của quá khứ, nhưng để bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc thì như nhau, đều sẵn sàng hy sinh như nhau. Những việc đó, tất cả những người lính và sĩ quan đều sẵn sàng, luôn sẵn sàng, luôn sẵn sàng, làm việc đấy bất cứ lúc nào, bất cứ lúc nào luôn.
Nhưng mà tại sao lãnh đạo cứ sợ những việc đó? Quân đội ta không phải là mạnh, ngay cả bây giờ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không phải là mạnh, nhưng không đến mức độ hèn và yếu để mà lùi bước trước Trung Quốc.
Thanh Trúc: Tầng lớp sĩ quan trẻ trong Quân ĐỘi Nhân Dân bây giờ có suy nghĩ như thế nào về vấn đề Trung Quốc hiện nay? Họ có sợ Trung Quốc không?
Sĩ quan QĐNDVN: Số sĩ quan trẻ là rất bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là hiệp định biên giới, rồi nào là Hoàng Sa, nào là Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát đến vô cùng luôn.
Hèn đến mức mà mình cảm tưởng mình không thể sống được nữa, nếu mình cứ tiếp tục như thế này. Chả biết mình chiến đấu vì ai. Người lính thì dù mặc bộ quần áo nào, mục tiêu đầu tiên là bảo vệ nhân dân và bảo vệ tổ quốc, và bảo vệ lãnh thổ, sau đó bảo vệ cái gì đó thì mình không biết, nhưng hai cái trước phải đặt lên hàng đầu.
Cái thứ hai nữa là trong quá trình xây dựng chiến lược, phát triển các mối quan hệ quân sự thì mối quan hệ đầu tiên, lớn nhất, là hợp tác quân sự với Mỹ. Mặc dù đảng không thích Mỹ một chút nào luôn, có thể nói ghét là khác, nhưng dứt khoát phải dựa vào Mỹ.
Thanh Trúc: Các sĩ quan tương đối trẻ có được biết gì về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 không?
Sĩ quan QĐNDVN: Vô cùng bức xúc, mình vô cùng bức xúc. Những thế hệ sĩ quan trẻ như mình và về sau này nữa thì họ càng bức xúc những cái như thế. Nhưng mà phải nói là cái Hoàng Sa, một bài học đau đớn là chính Mỹ đã bán rẻ.
Phải nói thật là Mỹ và Trung Quốc đã bắt tay nhau bán rẻ cái Hoàng Sa đó, sau cái cuộc ngoại giao bóng bàn năm 1972 thì quân đội Trung Cộng tấn công Hoàng Sa mà khi đó Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà còn đang trấn giữ, thì quân đội Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của mình rồi. 54 người lính có thể nói là những người anh hùng của đất nước đã hy sinh ở đó chính là những người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Và sau này đến năm 1974 thì những người lính của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng chết ở Trường Sa một lần nữa. Những bài học vô cùng đau đớn như thế mà mình không hiểu tại sao lãnh đạo không nhìn ra những việc đó. Lãnh đạo đảng - nhà nước, lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này tại sao không nhìn ra những việc như thế!
Thanh Trúc: Những sĩ quan và chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có sự kỳ vọng gì vào thế hệ sĩ quan trẻ hay có e ngại gì trong mối quan hệ với Hoa Kỳ không?
Sĩ quan QĐNDVN: Theo tôi thì cái tôi mong mỏi nhất là Mỹ mở rộng cái chương trình đào tạo quân sự cho Việt Nam, theo cái chương trình mà Bộ Quốc Phòng Mỹ dành cho các nước, thì Mỹ sẽ đào tạo những thế hệ sĩ quan trẻ để từ đó họ có - vì thế hệ trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng khác với những thế hệ già cỗi như hiện nay và hèn nhát như hiện nay.
Thế hệ sĩ quan trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng cởi mở hơn và có thể nói họ sẽ là những người hàn gắn lại nỗi đau chiến tranh mà cả dân tộc phải chịu dựng, chứ không phải bên nào hoặc bên nào cả, cuộc chiến tranh qua đi quá lâu rồi đừng để nó đau đớn nữa.
Tất nhiên cá nhân tôi thì tôi vẫn rất ghét Mỹ vì thật ra Mỹ đã bán cả Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà rồi, bán đi những người gần gũi nhất của người Mỹ rồi. Về phần tôi, tôi vẫn có sự cảnh giác đối với Mỹ, thật sự đối với Trung Quốc và ngay cả đối với Mỹ.
Nhưng mà dứt khoát, chắc chắn rằng trong khu vực Đông Nam Châu Á này và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cả cái vùng này người Mỹ không thể tìm được người bạn nào tốt hơn là người Việt Nam cả. Tôi khẳng định là như vậy.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-a-VPA-medium-ranking-officer-in-Hanoi-TTruc-07312008105003.html
---------
Ý kiến:
- 2/8/2008: Nhận định độc giả về quyết định cách chức các tướng lãnh quân khu ha Nội của Nguyen Tân Dũng 7/2008
Liên quan:
Đỗ Thái Nhiên: Sáng mắt
TÀI LIỆU Lịch sử - BIÊN GIỚI - Hoàng Trường Sa
* Nói về Hoàng Trường Sa
Công ha`m Thủ tướng Phạm Văn Đồng ba'n nươ'c / chiến sự ... Hòang Sa
Công hàm Phạm văn Đồng 1958 dâng Hoàng Trường Sa c...
Tài liệu Hoàng Sa trường Sa - Vu Huu San, MB
* Audio/Video: LÃNH THỔ - HẢI PHẬN:
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment