Thursday, June 12, 2008

Chung quanh trận động đất kinh hoàng tại Trung Cộng

12/06/2008
http://www.lmdcvn.net/video/bantin/bantin14.htm

Điểm Nóng Thời Cuộc

Nguyễn Trần Huỳnh

Chung quanh trận động đất kinh hoàng tại Trung Cộng

Trong thời gian qua tin tức về thiên tai kinh hoàng bão lốc ngày 3 tháng 5 tại Miến Điện và nhứt là trận động đất ngày 12 tháng 5 tại Trung Cộng được coi là đề tài nóng bỏng được báo chí truyền thông quốc tế bàn luận nhiều nhứt. Có nhiều dấu hiệu cho thấy thiên tai kinh hoàng này có thể tạo nhiều ảnh hưởng, chuyển động quan trọng trong tương lai không những tại quốc gia này, mà còn cho thế giới trong đó có cả Việt Nam nữa.

Kinh nghiệm lịch sử

Nhìn lại lịch sử của nhân loại và nhứt là của Trung Hoa, cho thấy những thiên tai kinh hoàng như động đất bão lụt hạn hán xảy ra thường kéo theo hậu quả gây biến động chính trị có khi làm sụp đổ cả triều đại đang cầm quyền. Về phía dân tộc Trung Hoa có truyền thống từ mấy ngàn năm qua là tin tưởng sâu đậm vào mệnh Trời và biết rõ rằng những thiên tai xảy ra chính là hồi chuông báo tử cho một triều đại. Thực vậy, gần đây nhứt họ chưa quên được trận động đất dữ dội tại Đường Sơn - gần Bắc Kinh - vào ngày 28 tháng 7 năm 1976 [mà chính quyền Trung Cộng dấu nhẹm đến mãi 3 năm sau mới cho biết có khoảng gần 250,000 ngươì chết, trên thực tế có thể con số lên cao tới 800,000 người] thì chỉ gần 2 tháng sau lãnh tụ Mao Trạch Đông bất ngờ qua đời [vào ngày 9/9/1976] và tiếp theo bà vợ bé Giang Thanh cùng phe cánh bị tống giam vào tù cho đến chết. Có thể nói chính trận động đất ghê gớm đó đã báo hiệu chấm dứt triều đại bạo tàn của giòng họ Mao. Tương tự, 12 năm sau vào ngày 7/12/1988 tại cộng hòa Armenia của Liên Xô đã xảy ra trận động đất khiếp đảm làm 25,000 người chết và thiệt hại gần 20 tỷ mỹ kim. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy chính 2 biến cố xảy ra bất ngờ khiến ông Gorbachev quyết tâm cần phải thay đổi gấp chế độ cộng sản. Đó là vụ tai nạn nổ tan lò nguyên tử Tschornobyl năm 1986 và thiên tai động đất Armenia năm 1988 lộ rõ sự yếu kém về kỷ thuật và về tổ chức xã hội của chế độ độc tài cộng sản. Hậu quả này đã dẫn tới toàn bộ chế độ độc tài cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô lần lượt phải sụp đổ sau đó.

Tại sao Bắc Kinh phải lo sợ?

Bởi lẽ dù theo chủ thuyết cộng sản ngoài miệng nói không tin vào lẽ huyền bí của trời đất, nhưng cấp lãnh đạo Trung Cộng trong thâm tâm vẫn có niềm tin vào tư tưởng thần quyền đã ăn sâu mọc rễ từ mấy ngàn năm qua tại Trung Hoa. Điển hình nhứt chính họ còn mê tín dị đoan hơn ai hết đến nổi quyết định phải khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh cho đúng vào 8 giờ đêm ngày mùng 8 tháng 8. Rõ ràng phải chọn cho bằng được con số 8 để cầu mong được vận hên như hầu hết dân Trung Hoa đều tin tưởng như vậy. Bởi thế làm sao họ không rất lo sợ khi thấy năm 2008 quá xui sẻo với những thất bại liên tiếp và thiên tai bất ngờ. Khởi đầu vào ngày 25/1/2008 trời đổ lạnh kỷ lục gây bão tuyết tràn đầy đường khiến hệ thống giao thông bị sụp đổ làm cả chục triệu người không về quê ăn Tết được và đồng thời gây nạn cúp điện tại nhiều nơi làm khổ sở dân chúng phải chịu cảnh rét lạnh. Tiếp đến vào ngày 5/3/2008, dân Tây Tạng nổi dậy phản kháng khắp nơi bị đàn áp tàn sát dã man gây ra sư chống đối bầt ngờ của thế giới khiến bao nhiêu sửa soạn Thế Vận Hội Bắc Kinh trở thành trò hề và thất bại thê thảm. Rồi vào ngày 12/5/2008 lại xảy ra trận động đất khủng khiếp với chấn động 8.0 độ Richter có thể làm thiệt hại kỷ lục về nhân mạng và vật chất.

Mặt khác, một chế độ độc tài bạo tàn chỉ có thể đứng vững dựa trên sự sợ hãi bạo lực của dân chúng. Khi người dân không còn sợ nữa và đứng lên chống đối thì chế độ bị sụp đổ ngay. Vì vậy thiên tai làm cho dân chúng mất tất cả, bị mất lẽ sống, bị dồn đến đường cùng không còn gì phải sợ nữa nên họ dám làm những chuyện liều lĩnh khác thường. Đó là dám công khai chống đối bạo quyền. Rõ ràng chuyện này đã xảy ra mà trước đây không ai dám tưởng tượng nổi. Những cuộc biểu tình công khai phản kháng của những bậc cha mẹ bị mất đứa con duy nhất vì trường học bị cán bộ tham nhũng cho xây cất bê bối thiếu chất lượng nên bị sụp đổ dễ dàng đè lên chết ít nhứt 10,000 học sinh. Lòng dân phẫn uất lên cao đã khiến chính cán bộ lãnh đạo thành ủy của Mianzhu phải ra đường quỳ lạy van xin đoàn biểu tình ngưng chống đối .

Trở thành sự thực

Sau khi trận động đất xảy ra, được biết với chấn động 8.0 độ Richter, chúng tôi đã vội gửi ngay tin nóng bóng ra mạng lưới internet với lời phân tích và những tiên đoán như sau :

" Động đất khủng khiếp : Điềm xui cho chế độ Trung Cộng

Trận động đất khủng khiếp với chấn động kỷ lục 8.0 độ Richter (con số do cơ quan đo lường động đất Bắc Kinh xác định) đã xảy ra tại gần thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên. Trận động đất này có cường độ mạnh dữ dội khiến toàn thể Trung Hoa đều bị ảnh hưởng và đến ngay tại Việt Nam và Thái Lan cũng thấy chấn động.

Thoạt đầu để trấn an dân chúng khỏi hoang mang, nhà cầm quyền Trung Cộng đã vội vã loan tin rằng không bị thiệt hại quan trọng. Nhưng với độ chấn động kỷ lục 8.0 độ Richter thì ai cũng biết đó chỉ là lời nói láo lường gạt dân chún, nhứt là Thủ Tướng CSTH Ôn Gia Bảo sau đó phải cấp tốc tới Tứ Xuyên. Quả nhiên với những hình ảnh do các thông tấn xã ngoại quốc gửi ra cho thấy nhà cửa bị sụp đổ thê thảm, nên nhà cầm quyền Bắc Kinh đành phải loan tin "nhỏ giọt" là có 900 sinh viên bị nhà sập chết. Mới đây, Tân Hoa Xã cho biết có đến 8,533 người chết. Chắc chắn con số còn lên cao hơn nữa. Trước đây đã xảy một trận động đất khủng khiếp tại Trung Hoa [Đường Sơn / Hà Bắc / 1976] có đến gần 250,000 người chết, Lý do chính là hầu hết nhà cửa xây cất bừa bải không theo kỹ thuật tân tiến và đa số bị nạn ăn cắp tham nhũng nên không đủ sức chống động đất. Sự kiện này đã xảy ra tại Liên Xô [Armenia / 1988] trước đây và được tiết lộ trong báo cáo điều tra dưới thời ông Gorbachev.

Trong giòng lịch sử Trung Hoa, dân chúng thường tin tưởng rằng những biến cố và thiên tai xảy ra bất ngờ là điềm trời báo trước có sự thay đổi chính trị. Trong mấy tháng nay, chính quyền Trung Cộng gánh chịu liên tiếp những tai họa bất ngờ. Từ vụ trời đổ lạnh kỷ lục gây mưa tuyết khác thường đầy đường khiến hệ thống giao thông sụp đổ làm cả chục triệu người không về quê ăn Tết được, cho đến chống đối bầt ngờ của thế giới khiến bao nhiêu sửa soạn Thế Vận Hội Bắc Kinh trở thành trò hề và thất bại thê thảm. Nay lại xảy ra trận động đất khủng khiếp với chấn động 8.0 độ Richter có thể làm thiệt hại kỷ lục về nhân mạng và vật chất. Nhất là đập khổng lồ Tam Hợp ở gần đó có thể bị nứt gây tai hại trong tương lai, tương tự đã từng xảy ra trận động đất khiếp đảm tại Liên Xô [Armenia / 1988] và biến cố nổ nhà máy nguyên tử Tschornobyl vào năm 1986 báo trước sự sụp đổ Liên Xô vào năm 1991.

Phải chăng đây là điềm trời và là tiếng chuông báo tử cho chế độ độc tài cộng sản Trung Hoa? ( Monday, May 12, 2008 11:52 AM / USA "

Những tiên đoán ban đấu kể trên dần dần đã trở thành sự thực. Chỉ nội về chuyện thiệt hại, Bắc Kinh hiện nay chính thức công bố về nhân mạng có 68,988 người bị chết, 17,974 người bị mất tích, 313,000 người bị thương, 15 triệu người bị mất nhà ở và thiệt hại về vật chất lên khoảng 20 tỷ mỹ kim. Chắc chắn cuối cùng con số thiệt hại còn lên cao hơn nữa.

Thực trạng phủ phàng

Nhưng sau hết Bắc Kinh còn nổi lo sợ vô cùng lớn là qua trận động đất này phơi bày mọi sự thực phủ phàng về "siêu cường" Trung Hoa. Toàn thế giới - từ trong ra ngoài nước - đều thấy sự quá yếu kém, nghèo nàn và quản trị thô sơ của quốc gia Trung Hoa thua xa so sánh với các quốc gia thuộc hạng trung bình khác.

Thật ra, thoạt đầu cấp lãnh đạo đảng cộng sản Trung Hoa định giở trò cũ muốn bưng bít tin tức về trận thiên tai có tầm vóc nguy hiểm về tâm lý và niềm tin quần chúng như Mao Trạch Đông đã từng làm trong quá khứ mà điển hình dấu nhẹm vụ động đất tại Đường Sơn / Hà Bắc vào năm 1976. Nhưng họ không ngờ rằng các quốc gia Tây Phương cũng đã đo độ chấn động và biết ngay phải là một trận động đất kinh hoàng gây thiệt hại kỷ lục. Cũng như với hệ thống internet, những tin tức và hình ảnh tàn phá kinh hoàng của trận động đất đã được phổ biến chớp nhoáng khắp nơi. Chẳng đặng đừng, Bắc Kinh bắt buộc phải cho loan báo "nhỏ giọt" những tin tức liên quan đến trận động đất. Nhưng rút cuộc một số lớn tin tức và hình ảnh thoát được khỏi tầm tay kiểm soát của chế độ. Nhờ đó toàn thể thế giới có thể thấy rỏ thực trạng phủ phàng về Trung Cộng:

- Phản ứng đối phó quá chậm trể: 3 ngày đầu tiên được coi là cực kỳ quan trọng để có thể cứu mạng cho hàng vạn nạn nhân đang bị thương hoặc đang bị chôn vùi, thì chính quyền Trung Cộng hầu như bị tê liệt khả năng huy động cho một lực lương đông đảo cấp tốc tới cứu cấp. Tin tức qua đài truyền hình trong ngày đầu chỉ thấy có một toán khoảng 500 lính đi bộ trang bị rất thô sơ mang ba lô đồ ăn thức uống lỉnh kỉnh biểu dương đi cứu cấp cho hàng triệu nạn nhân. Bước sang ngày thứ 4 mới chịu cầu cứu xin Nhật Bản gửi toán chuyên viên cứu cấp với đàn chó có khả năng đánh mùi để tìm ra những nạn nhân đang bị chôn vùi. Kết quả cho thấy lúc đó phần lớn nạn nhân đã chết khát rồi. Về phía cấp lãnh đạo Trung Công, Hồ Cẩm Đào rất láu cá đã quyết định ở lại Bắc Kinh cho an toàn và thay vào đó bắt Ôn Gia Bảo phải xông pha vào vùng động đất đầy nguy hiểm với những cơn dư chấn giết người. Mãi mấy ngày sau sợ dư luận bất mãn, Hồ Cẩm Đào đành phải tới Tứ Xuyên để ủy lạo có tính cách trình diễn.

- Không có hệ thống lo chuyện động đất: Đây là lỗi lầm trầm trọng nhứt của nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa và đã khiến thiệt hại nhân mạng rất nhiều so với các quốc gia khác. Mặc dù Trung Hoa nằm trong vùng thường xảy ra động đất, Bắc Kinh không hề có những cơ quan chuyên đối phó với những trường hợp thiên tai như vậy xảy ra. Dân chúng không được hướng dẫn hoặc tập luyện đối phó lúc xảy ra thiên tai như tại các quốc gia khác thường làm. Mặc dù khoe khoang có số tiền ngoại tệ dự trữ khổng lồ lên tới xấp xỉ 1,500 tỷ mỹ kim, nhưng nhà cầm quyền Trung Cộng coi mạng dân như cỏ rác nên không chịu xài tiền vào việc "ích quốc lợi dân" một cách thiết thực. Thay vào đó đốt tiền qua những việc làm có tính cách phô trương tuyên truyền như tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, xây đập thủy điện vĩ đại Tam Hợp.

- Kỹ thuật còn quá thô sơ: Trung Cộng khoe khoang là một "siêu cường" có nền kinh tế vượt qua Anh và Đức. Nhưng các hình ảnh tin tức được ghi nhận qua trận động đất này cho thấy thực trạng còn chậm tiến của xã hội Trung Hoa. Về kỹ thuật không có những máy móc căn bản để cứu những nạn nhân bị vùi lấp. Binh lính phải dùng tay bới từng viên gạch để cấp cứu. Trực thăng không đủ sức bay dưới trời mưa vào những vùng bị cắt đứt liên lạc. Những máy móc nặng không có hệ thống không vận chuyển tới nhanh chóng. Thê thảm nhứt là chuyện Ôn Gia Bảo phải kêu gọi dân chúng quyên góp cuốc xuổng để đào bới cứu người và muốn băng bó thương tích phải xé vải mùng xử dụng.

- Thiệt hại nặng vì tham nhũng: Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất lên quá cao, nếu so sánh với trường hợp tương tự xảy ra chổ khác. Lý do là xây cất quá ẩu thả, trái nguyên tắc với tình trạng sắt bị "rút ruột", bê tông thiếu phẩm chất vì trong chế độ độc tài dễ dàng phát sinh nạn toa rập tham nhũng ăn cắp vật liệu gây ra tệ trạng nguy hiểm này. Những công trình nhà cửa loại này bị dân chúng chua chát gọi là xây cất kiểu "đậu hủ" làm sao không sụp tan tành gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Tình trạng xây cất kiểu "đậu hủ" tương tự cũng được khám phá tại cộng sản Liên Xô trong vụ động đất tại Armenia vào năm 1988.

- Đời sống Trung Hoa còn thấp kém: Bắc Kinh đã hãnh diện cho biết sẽ tặng cho mổi nạn nhân số tiền khoảng trên 100 mỹ kim, tương đương vơi 2 tháng tiền lương trung bình của nông dân. Đời sống với lương bổng thực sự còn thấp kém này không gì đáng ngạc nhiên vì đại đa số nông dân còn phải cày bừa lam lũ với trâu bò. Nghèo khổ quá nên họ thường có giấc mơ bỏ ruộng ra ngoài thành thị làm lao động kiếm tiền sống khá hơn.

Kết luận

Nói tóm lại, từ vụ đàn áp thảm sát dân Tây Tạng, qua cuộc rước đuốc Thế Vận Hội trơ trẽn muốn biểu dương tự xưng làm siêu cường, đến trận động đất kinh hoàng Tứ Xuyên, đã cho chúng ta thấy thế giới hoàn toàn thay đổi cái nhìn đối với Trung Cộng.

Thực vây, trước đây vì sợ Trung Cộng, nên hiếm thấy có một quốc gia nào dám công khai tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng nay thì vô số các nhân vật nổi tiếng quốc tế - trong số đó có nhiều nguyên thủ quốc gia - đã hãnh diên được tiếp xúc Ngài.

Rõ ràng nhứt là thái độ ơ hờ không xúc động không đáp ứng của dư luận thế giới đối với lời kêu gọi cứu trợ của chính quyền Bắc Kinh cho các nạn nhân động đất.

Tại sao vậy?

Có lẽ trong thâm tâm mọi người chia sẻ cùng quan điểm của nữ minh tinh điện ảnh Sharon Stone cho rằng chính quyền cộng sản Trung Hoa trong quá khứ làm quá nhiều chuyện ác - trong đó có vụ thảm sát dân Tây Tạng - nên phải chịu luật nhân quả bị quả báo nhãn tiền.

Cũng như rất có thể trận động đất và sự thất bại tuyên truyền cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã đánh dấu khởi đầu sự tuột dốc xuống vực thẳm của chế độ độc tài cộng sản Trung Hoa, mà kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy tương tự là báo hiệu cho sụp đổ của chế độ độc tài Đức Quốc Xã với Thế Vận Hội Bá Linh năm 1936 và chế độ cộng sản Liên Xô với Thế Vận Hội Mạc Tư Khoa năm 1980.

Đó là ước muốn chung của mọi người yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới, trong đó dân tộc Việt Nam hơn ai hết biết rõ chính tập đoàn cộng sản Trung Hoa là nguồn gốc đã sanh ra và nuôi dưỡng che chở cho chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Không còn Trung Cộng thì Việt Cộng cũng tự động biến mất ngay.

No comments: