Sunday, August 17, 2008

NGA SÔ TẤN CÔNG GEORGIA MỞ MÀN MỘT CUỘC THẾ CHIẾN MỚI TẠI MẶT TRẬN MIỀN TÂY

MƯỜNG GIANG



Hừng sáng ngày chúa nhật 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Hàn rầm rộ xua quân vượt vùng phi quân sự tại vĩ tuyến 38 để tấn công Ðại Hàn Dân Quốc lúc đó do Syngman Rhee (Lý Thừa Vãng) làm tổng thống. Cho tới nay dù những bí mật phía bên kia bức man sắt của Liên Xô hầu hết được lột trần, sau khi đế quốc Nga bị sụp đổ năm 1991. Nhưng có điều trong phúc trình bí mật tố cáo tội ác của Staline do Kruschev đề xướng, không nhắc tới ai của Tàu đỏ hay Nga Sô, mới chính là người đã ra lệnh cho cộng sản Bắc Hàn gây ra cuộc chiến này.

Tuy nhiên việc đó không cần thiết mấy vì còn một điều khác rất quan trọng, đó là từ trước tới nay không thấy có bất cứ một lãnh tụ cộng sản nào trên thế giới, biết tiên liệu tới hậu quả của những hành động ỷ mạnh xâm lăng nước khác, đã làm sụp đổ hoàn toàn đế quốc Liên Xô và chư hầu tại Ðông Âu, trong cuộc chiến tranh lạnh vừa qua. Chính Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm rất lớn về những thảm họa của chiến tranh trải dài suốt giòng lịch sử nhân loại, vì đã không thật lòng ngăn chặn cuộc chiến từ lúc mới bắt đầu. Vì vậy lục địa Trung Hoa mới mất vào tay Mao Trạch Ðông và Hồng quân năm 1949. Sau đó ngày 30-4-1975, cũng vì Mỹ không thật tâm trong hành động như đã làm tại Nam Hàn, Ðài Loan, Tây Ðức.. nên cả bán đảo Ðông Dương trong đó có VN mới bị nô lệ cọng sản suốt 33 năm qua, tới nay vẫn chưa tháo gỡ được dù người Mỹ đã quay lại vùng này hơn một thập niên với toan tính lấy lại những gì đã mất .

Bắt đầu từ năm 1947, Nga và Hoa Kỳ đứng đầu hai khối đối nghịch nhau trong một thế trận đa diện nhưng không hề tuyên chiến với danh xưng ‘ chiến tranh lạnh ‘.Từ đó, qua ranh giới phân chia ‘ quốc-cộng ‘ trên các vùng lãnh thổ và ngay trong nội địa của những nước nhược tiểu bị lôi kéo vào chiến cuộc như VNCH từ 1945-1975, khiến cho hằng triệu người VN cả hai phía phải hy sinh mạng sống một cách oan khiên tức tủi.

Thật sự chính phủ Hoa Kỳ cũng đã xử dụng nhiều chiến lược hoàn cầu trong cuộc chiến tranh lạnh vừa qua, hầu ngăn chận ảnh hưởng của Nga Sô và khối XHCN như ‘ Containment (bọc sáp) ‘, ‘ Domino ‘ để phản du kích hay trực tiếp tham chiến tại mặt trận. Có điều các nổ lực đó với chiến phí hằng trăm tỷ Mỹ kim và mấy chục ngàn sinh mạng chiến sĩ, chỉ đem lại lợi lộc cho một số đại tư bản Hoa Kỳ và những con buôn lái súng ngoại quốc trung gian trên thế giới hưởng lợi. Kết quả đồng minh Mỹ sau khi được hồi phục kinh tế nhờ lợi nhuận trong cuộc chiến tranh lạnh, dần dần giàu có nên tách khỏi sự lảnh đạo của Hoa Kỳ, ùa theo Trung Cộng và Nga Sô gây rôi loạn khắp nơi để chia chát quyền lợi và tham vọng khống chế toàn cầu.

Lịch sử như một vòng đời nên luôn luôn lập lại những sự kiện trong quá khứ mà con người cứ nói là chẳng bao giờ tái diễn. Hai cuộc thế chiến vừa qua (1914-1918) và (1939-1945) được châm ngòi bởi sự bá quyền của các thế lực quân sự lúc đó là Ðức, Áo, Ý, Thổ, Nga, Nhật. Ngày nay chiến tranh đã bừng phát khắp nơi có thể dẫn tới một cuộc thế chiến mới, được dàn dựng và châm ngòi bởi tham vọng bá quyền của Trung Cộng vừa ngoi lên nhờ kinh tế và Nga Sô mới hồi phục dưới trào Putin, làm cho nhân loại run sợ vì ác mộng cộng sản đã quay về.

Ngày 8 tháng 8 năm 2008, ngay khi thế vận hội bắt đầu khai diễn tại Bắc Kinh thì cũng là lúc bộ binh, pháo binh, thiết giáp ở dưới đất kể cả phi cơ trên trời của Nga, rầm rộ hung hản vượt qua ranh giới tại đường hầm Roki tấn công nam Ossetia thuộc lảnh thổ của nước Cộng Hòa Georgia, nằm trên bờ biển Hắc Hải. Ðồng thời trên tờ Văn Hối báo xuất bản tại Hồng Kông, cũng như trên mạng ‘ Sina’ và ngay bằng hành động gây cấn với công ty xăng dầu Mỹ, Trung Cộng công khai hăm dọa phải tấn công tiêu diệt nước ta trong vòng một tháng, để dạy cho VN một bài học về cái gọi là ‘ đồng thuận (?)‘ . Ngoài ra Tàu đỏ không cần dấu diếm về tham vọng của mình, qua lời tuyên bố rằng chẳng những cuộc chiến lần này, để chiếm trọn biển Ðông và lảnh thổ VN mà còn chinh phục cả miền Ðông Nam Á và thế giới.

Dị hợm nhất chính là thái độ khinh người của thủ tướng Nga Putin về cuộc xâm lăng tại Georgia đang xảy ra, qua gương mặt vô hồn gần như bình thản trước sự khó chịu ghê tởm của những nguyên thủ nhiều quốc gia đang hiện diện, trong số này có tổng thống Hoa Kỳ G.W.Bush. Tệ hơn hết là cái được gọi ‘ Hội đồng bảo an LHQ ‘ nhưng thực chất chỉ là công cụ của năm nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tàu đỏ ‘ với quyền phủ quyết tối thượng để làm lợi cho mình, nên đã bất lực không ban được một mệnh lệnh nào, nhằm ngăn cản hành động bá quyền của Nga Sô , đã ngang nhiên xâm lăng nước khác.

Bi thảm hơn khi Georgia lại là một đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật và Liên Âu, ngay lúc dành được độc lập vào năm 1991. Nước này còn là một trong những quốc gia thuộc vùng biển Caspien đang được Mỹ đề nghị cho gia nhập khối Nato và cài đặt hệ thống ‘ phi đạn chống phi đạn của Hoa Kỳ ‘ để chống lại vũ khí nguyên tử của Nga và Ba Tư là hai nước mạnh nhất trong vùng, luôn có hành động gây hấn và khủng bố các láng giếng. Sau rốt Georgia còn là một hải cảng vô cùng quan trong của Liên Âu, Nhật và Hoa Kỳ, vì là địa điểm tập trung các đường ống dẫn dầu cùng khí đốt từ trung tâm lọc dầu Baku về Poti để xuống tàu tại Hắc Hải phân phối khắp nơi trên thế giới. Nga Sô đã biết rõ điều đó nên cuộc tấn công ‘ ra oai ‘ vừa rồi, chẳng qua chỉ để khiêu khích và dằn mặt Georgia, Hoa Kỳ và Khối Nato mà thôi.

Nên không ai ngạc nhiên qua lời tuyên bố của tổng thống Nga D.Medvedev hôm 12-8-2008, rằng đã dạy cho nước này một bài học nên ngung bắn. Còn Mỹ và tây phương thì nói là đang xem xét lại phương pháp trả đũa Nga qua vụ vô cớ làm tan nát nước khác bằng bom đạn. Ðây chính là một biến cố lịch sử quan trọng và thiết thực nhất mà VN phải học thuộc, để lấy đó làm kinh nghiệm cứ mong chờ ‘ ngoại bang giúp đỡ ‘.Có thuộc bài và thấu triệt tình đời, mới có thể ứng xử kịp trong giai đoạn ‘ sơn hà nguy biến’ với một cuộc chiến do Trung Cộng khai hỏa sắp kề một còn một mất, vinh nhục và tồn vong của đất nước và dân tộc Việt cũng chỉ trong cuộc chiến này vì để mất Biển Ðồng vào tay Tàu đỏ là mất tất cả.

Cuối cùng con bài tẩy cũng phải lật ngữa khi Tổng thống G.W.Bush vào sáng thứ tư 13-8-2008 ra lệnh cho quân Mỹ tới Georgia, nói là để giúp các nạn nhân chiến cuộc nhưng thực chất là bảo vệ lảnh thổ của nước này dù Nga tuyên bố ngưng chiến tại vùng đất South Odessia thuộc lãnh thổ của Geoegia. Ngoại trưởng Rice cũng đã tới thủ đô Brussel của Bỉ để bàn thảo với Khối Nato về tình trạng khẩn cấp đang diễn biến tại Georgia, vì đó là nơi Liên Âu đã bỏ vốn để đầu tư khai thác dầu và niềm tin chính trị đối với các nước thuộc Liên Xô cũ, tuy đã độc lập từ lâu nhưng vẫn luôn lo sợ nanh vuốt của Nga như vẫn còn hiện diện.

Tuy ngày nay dầu hỏa không còn là thứ năng lương độc tôn mà con người phải lệ thuộc như các thập niên 70 của thế kỷ trước, vì nhân loại đã tìm được nhiều nguồn năng lượng khác để thay thế dầu như Ðiện Nguyên Tử , Mặt Trời, Thác Nước, Sức Gió cùng với nhiều loại Thục Vật có sẳn trong thiên nhiên.. làm giảm bớt nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa rất nhiều.. Chỉ vì các nước mới phát triên như Trung Cộng, Ân Ðộ, Nam Hàn.. có nhu cầu sử dụng dầu hoả rất cao, tạo nên sự bất ổn về giá cả của vàng đen trong lúc cuộc chiến tại Iraq, A Phú Hản và Do Thái-Palestine vẫn còn tiếp diển. Thêm vào đó là cuộc chiến khác sắp bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Iran-Nga hứa hẹn sẽ lôi kéo nhiều quốc gia liên hệ vào cuộc thế chiến Năng Lượng vì dầu hỏa trước sau vẫn còn giữ vai trò chính trong sự tăng trưởng kinh tế của thế giới, đặc biệt là TC.

Trước khi Hoa Kỳ lật đổ chế độ Sadam Hussein, thì nguồn năng lương khổng lồ của nước này hầu như nằm trong tay các công ty dầu của Hòa Lan-Anh (Royal Dutch/Shell), Ý (Eni), Pháp (Total) và Nga (Lukoil) với tổng trị giá hơn 38 tỷ đô la. Sau khi liên quân Anh-Mỹ chiếm Iraq thì hai nước này làm chủ các mõ dầu thô trên đang khai thác là 112 tỷ thùng , đứng thứ nhì sau Arab Saudi (262 tỷ thùng) nhiều hơn nước Mỹ 5 lần. Trong khi đó trữ lượng dầu thô còn trong lòng đất Iraq chưa khai thác có thể lên tới 220 tỷ thùng.

Như vậy chỉ riêng Iraq cũng đã đủ cung ứng nhu cầu dầu hỏa và hơi đốt cho Hoa Kỳ suốt 100 năm. Ðó là lý do buộc Mỹ sẽ chẳng bao giờ tháo chạy khỏi Iraq như đã bỏ VNCH vào ngày 30-4-1975 dù cho đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ lãnh đạo, thì cũng hành động như nhau vì quyền lợi sống còn của đất nước mình. Các úng viên tổng thống nhiệm kỳ 2009 là TNS Mc.Cain hay Obama dù có tuyên bố bất cứ điều gì chăng nữa, cũng chỉ nhằm mục đích xoa dịu dân Mỹ hốt phiếu về cho mình. Rốt cục khi đắc cử cũng đâu có làm gì khác hơn tổng thống G.W.Bush qua hai nhiệm kỳ phải đương đầu với ngàn vạn quốc sự ‘ dầu sôi lửa bỏng ‘ , trong đó dầu là then chốt mà bất cứ ai kể cả TT Reagan sống lại.. cũng chỉ làm vậy.

Ngày nay khu vực quanh biển Caspian nằm về phía nam rặng Caucase, biên giới thiên nhiên giữa hai châu Âu-Á sâu trong nội địa lãnh thổ Liên Xô cũ trước năm 1990, được đánh giá là một trong ba điểm nóng nhất trên thế giới : Trung Ðông, Biển Ðông và vùng trên. Biển kín này có diện tích bằng nước Nhật, với trử lượng dầu và hơi đốt chiếm 10% sản lượng thế giới, nằm giữa 5 nước Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Ba Tư. Dầu đang được khai thác nhiều như nước nhưng điều quan trọng nhất đối với các công ty ngoại quốc đang làm ăn tại đây, là phải vận chuyển cách nào để đưa được số vàng đen trị giá tới 4000 tỷ đô la ra khỏi khu vực nguy hiểm đầy bất trắc vì sự phá hoại các đường ống dẫn dầu và hơi đốt của lực lượng Hồi Giáo Chechnya ly khai ở phía Bắc và Nhóm du kích phát xít thân CS và Iran của người Kurd thuộc đảng PKK có căn cứ tại Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tình hình càng rối ren hơn khi ba nước quanh Biển Caspian là Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan quyết tâm tẩy chay Nga-Ba Tư nhưng lại mở rộng cửa để đón các tập đoàn xăng dầu của Nhật , Hoa Kỳ, Liên Âu và Nam Mỹ vào làm ăn khai thác.

Hoa Kỳ tuy tới vùng này chậm hơn các nước khác nhưng đã nhanh chóng chiếm được thế thượng phong vì chính phủ đã thành lập ngay cả một lực lương đặc nhiệm để phụ trách vùng chiến lược này. Việc tranh chấp dầu tại đây lần này, diễn ra không khác gì sự xung đột giữa hai đế quốc Liên Xô-Anh trong thế kỷ XIX. Ðây là cuộc chiến mới giữa Hoa Kỳ-Âu Châu và Nga-Ba Tư-Trung Cộng. Lần này người Mỹ nhất quyết ngăn cản bằng mọi cách, không cho các ống dẫn dầu và hơi đốt đi ngang qua Ba Tư ở phía nam cũng như tránh không vào lãnh thổ Nga trước khi ống dầu tới Hắc Hải. Còn ba nước thuộc Liên Xô cũ cũng không muốn lệ thuộc Nga nên đã nhanh chóng hợp tác với Mỹ, Nhật và khối Nato để tìm một chỗ dựa chắc chắn , chống lại sự đe dọa vũ lực của Nga và Iran.

Tóm lại các cuộc xung đột hay chiến tranh lần này tại Trung Á , khu vực Caucase và Biển Caspian hay Ba Tư trong tương lai hoặc hiện hữu tại Georgia, dù có mang một màu sắc nào chăng nữa như tôn giáo, chính trị, sắc tộc và giờ này là bom nguyên tử thì rốt cục cũng chỉ là sự giành giựt dầu hoả. Nên không ai ngạc nhiên khi thấy Nga vì bị gạt ra khỏi mỏ vàng đen béo bở nay, đã hùng hổ cảnh cáo Hoa Kỳ là đừng dùng lảnh thổ của các nước Liên Xô cũ để đánh Iran . Còn hai vị nguyên thủ Hoa Kỳ là G.W.Bush và Cheney thì thẳng thừng trả đủa ‘ sẽ không bao giờ cho Iran thủ đắc các loại vũ khí giết người hằng loạt’.

Nhung chìa khóa để mở kho vàng đen vùng biển Caspian không phải của Nga hay Ba Tư mà chính là Baku thủ đô của Azerbaijan, nơi đặt tổng hành dinh của tất cả các đại công ty xăng dầu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là địa điểm lọc dầu trước khi chuyển vận tới thành phố hải cảng Poti của Georgia tại Hắc Hải và các hải cảng của Thổ Nhĩ Kỳ trên bờ Ðịa Trung Hải để xuống các tàu dầu.

Tóm lại tất cả cũng vì DẦU HỎA được cả thế giới ngày nay coi như một thứ vũ khí tối thượng của Ðế Quốc Toàn Cầu Mới. Vì Dầu Hỏa, Mỹ Nga luôn tranh chấp qua cuộc Chiến Tranh Lạnh, khắp thế giới nhưng gây cấn nhất vẫn là Miền Trung Á, Khu vực Caucase và nay Ðiểm Nóng đang dồn về Iran, qua Danh Xưng ‘ Ngăn Chận chế tạo Vũ khí Nguyên Tử và Tiêu Diệt Khủng Bố ‘. Mở lò nguyên tử để lọc Uranium kiếm Plutonium dành làm Bom, ở đâu cũng có mà mới nhất là Brazil vừa tuyên bố khánh thành Trung tâm tinh chế Uranium tại Rio De Janeiro, chứ đâu phải chỉ có tại Ba Tư. Hơn nửa nếu Iran làm loạn thì nước hứng chịu đầu tiên là Do Thái và khu vực Trung Ðông, chứ làm gì tới Liên Âu và Hoa Kỳ ?. Còn khủng bố ngày nay đã vào tới tận lảnh thổ Mỹ, Anh, Pháp, Nga cả Trung Cộng, Ấn Ðộ.. chứ đâu phải chỉ riêng tại miền Nam Ossetia của Georgia mà Nga vin vào đó để xua quân vào tàn phá đất nước của láng giềng.



1 - NGA ÐÁNH GEORGIA ÐỂ HÙ DỌA CÁC NƯỚC CỘNG HÒA CŨ :

Ba Tư là đồng minh duy nhất của Nga tại khu vực Caucase và biển Caspien, có diện tích 636.293 dặm vuông (1.648.000 km2), dân số hơn 62 triệu người tuy theo Hồi giáo nhưng không phải là người Ả Rập, gồm các sắc dân Persia (Ba Tư) chiếm đa số, còn lại là người Azerbaijani và Kurdish. Ngôn ngữ chính là tiếng Farsi, thủ đô Teheran hơn 6 triệu người chưa kể ngoại ô. Ngoài ra còn nhiều thành phố lớn như Isfahan (1.422.308 ng), Mashed ( 2.038.388 ng),Tabriz (1.566932 ng). Ðạo Hồi được coi như là quốc giáo nhưng Ba Tư khác với các quốc gia Ả Rập, theo hệ phái Shiite chiếm tới 93%, còn phái Sunni chỉ có 5%, không đáng kể. Lảnh thổ Ba Tư hầu hết là cao nguyên, phía bắc giáp Biển Caspian, Azerbaijan và Turkmenistan. Phía tây giáp Thổ Nhỉ Kỳ và Iraq. Phía đông giáp Afghanistan và Pakistan. Phía nam nằm trên vịnh Persia.

Tài nguyên chính là dầu hỏa và được tập trung hầu hết ở phía Nam, sát Vịnh Ba Tư. Từ năm 1938 bắt đầu sản xuất dầu với trữ lượng chiếm tới 4,8% tổng sản lượng của thế giới. Sự khai thác dầu càng lúc càng tăng, đem về cho ngần sách quốc gia lên tới 18 tỷ 700 triệu đô la vào năm 1972. Từ tháng 4-1950, Ba Tư là đồng minh chiến lược và nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Nhưng vua Shah Mohammmed Reza Pahlavi, không được lòng dân nên bị truất phế và sống lưu vong tại ngoại quốc vào ngày 16-1-1979.

Tháng 2-1979 Khomeini từ Pháp về nước, dep tan phe đảng của Thủ tướng Shahpur Bakhtiar, lên làm Lãnh tụ tối cao (Velayat Faghih), thiết lập Chế độ Cộng hòa Islam IRAN, tước bỏ tất cả mọi quyền tự do cá nhân, tẩy xóa nền văn minh Tây Phương,đưa con người trở lại cõi hồng hoang thời đồ đá, không khác gì cảnh tượng tại Miền Nam VN sau ngày 30-4-1975, khi Cộng Sản chiếm được Sài Gòn. Về ngoại giao, Khomeini ban lệnh quốc hửuhóa toàn diện cơ xưởng kỹ nghệ , nhà máy lọc dâù của tư nhân và ngoại quốc, công khai ra mặt thù hận và chống đối Mỹ,Anh lẫn Nga Sô.

Ngày 4-11-1979 nêu lý do Hoa Kỳ dung dưỡng cựu hoàng Pahlavi, nên Khomeini ra lệnh Vệ binh cách mạng tấn công chiếm và bắt giữ toàn bộ Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Teheran gồm Ðại sứ, nhân viên hơn 50 người làm con tin trong 444 ngày. Trước 1 giờ , khi Reagan lên nhiệm chức Tổng thống Mỹ lần thứ nhất vào ngày 20-1-1981, Khomeini mới chịu thả con tin Mỹ về nước

Tại Trung Ðông, Khomeini không che dấu ý đồ biến các quốc gia Hồi giáo trong vùng thành chư hầu của cái gọi là ‘ Cách mạng Islam Iran ‘, qua đạo quân khủng bố của Teheran là Tổ chức Hizballah tại Leban và Nhóm người Kurd tự trị tại Bắc Iraq.

Tự ngàn xưa Iraq và Iran vẫn coi như tử thù, vì sự tranh chấp chủ quyền trên Thủy lộ Shatt Al-Arab. Lúc đó Iraq là đồng minh của Liên Xô, lại có Pháp-Anh-Mỹ chống lưng giúp vũ khí, mượn dịp trên xua quân chiếm đóng một phần lãnh thổ Ba Tư vào tháng 8-1980. Do đó chiến tranh đã xảy ra vô cùng ác liệt. Tuy Ba Tư lớn và đông dân hơn Iraq, nhưng quân đội yếu kém vì đa số các sĩ quan tài giỏi được Tây Phương huấn luyện từ trước, đã bị Khomeini giết chết trong các nhà tù. Còn vũ khí quân dụng mua của Mỹ ngày xưa cũng đã lổi thời. Vì vậy tinh tới tháng 9-1984, Ba Tư đã tử trận hơn 100.000 người (Iraq 50.000 chết ). Thêm vào đó, Ba Tư lại bị tổng thống Mỹ Carter cấm vận, nên nguồn cung cấp vũ khí quân dụng của Khomeini chỉ nhờ vào buôn lậu, đâu có đủ cung ứng cho chiến trường. Tình trạng trên làm cho kinh tế Ba Tư thêm suy thoái, khiến cho đất nước càng hổn loạn. Sau cùng nhờ sự can thiệp của quốc tế, ngày 20-8-1988 chiến tranh Iraq-Iran chấm dứt.

Tháng 6-1989 Khomeni chết được Khameni lên thay, còn Hashemi Rafsanjani làm tổng thống Ba Tư nhưng thể chế vẫn không có gì thay đổi. Về việc Khomeini chịu trả con tin cho Mỹ, là do sự đánh đổi của Reagan ngay khi bước vào Tòa Bạch Ốc nhận chức Tổng thống. Ðó là việc Mỹ rrả lại cho Ba Tư số tài sản ký thác hơn 8 tỷ USD cùng với toàn bộ gia sản của cựu hoàn Pahlavi. Mỹ còn đi đêm với Khomeini, bằng cách cho Do Thái bí mật bán vũ khí cho Ba Tư. Rồi để che đậy những bí mật hậu trường, nhân vụ 241 TQLC Mỹ bị khũng bố gài bom chết tại Beirut thủ đô Liban vào tháng 10-1983, Mỹ la lối tố cáo Ba Tư và Lybia đang bảo trợ cho khủng bố. Thế là ngày 2-1-1984, Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh phát động chiến dịch ‘ Staunch’, cấm bán vũ khí cho Ba Tư. Thù hận giữa hai nước kéo dài từ ấy đến nay chẳng hề sút giảm và đã bùng phát dữ dội khi Ba Tư được Nga và Trung Cộng che chở để mua bán dầu, nên càng công khai chống Mỹ và Do Thái tới cùng.

Do những thù oán cũ trên, nên trước khi Mỹ đánh Iraq vào ngày 20-3-2003 TT G.W.Bush đã từng coi Ba Tư và Bắc Hàn, là nhóm ‘ Roque Countries ‘ Sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, TT Bush lại tuyên bố với báo chí là thể chế dân chủ của Palestine và Iraq, sẽ là mẫu mực của các quốc gia tại Trung Ðông. Ðúng hơn TT Bush đã nói rõ ràng, là sẽ tiếp tục con đường ngoại giao, để thay thế chế độ độc tài hiện có ở Ba Tư và Bắc Hàn.

Nhưng Ba Tư chỉ thay đổi Tổng Thống và vẫn giữ nguyên chế độ có từ thời Khomeni., khi Mahammed Ahmadinejad, một kẻ cuồng tín từng bị tố cáo là khủng bố đã chống lại Mỹ và Liên Âu muốn cấm vận Iran vì nước này đã tinh chế được chất Uranium từ 7 tấn khí đốt. Sự đối đầu càng mạnh thêm, khi Nga và Trung Cộng đứng sau lưng chống đở. Theo nhận định của hầu hết các nhà quân sử trên thế giới, thì hiện nay không có một quốc gia nào kể cả Nga,Trung Cộng, Anh, Pháp.. có đủ tiềm lực chống nổi với siêu cường kinh tế-quân sự Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến thắng thần thánh ở hai mặt trận, được coi là bâÔt khả xâm phạm : A Phú Hản năm 2001 và Iraq năm 2003 đã nói lên sự vô địch của người Mỹ.

Lý tưởng thà chịu hy sinh chiến binh ở các mặt trận hải ngoại để tạo sự ấm yên cho hậu phương, luôn là tôn chỉ quốc sách của Hoa Kỳ ngay từ thời lập quốc. Nếu sợ hao người tốn của như một số người lầm tưởng, thì Hoa Kỳ đã chẳng theo đuổi gần 20 cuộc đại chiến từ năm 1945 tới nay. Gây chiến mới có cơ hội bán vũ khí, vừa quảng cáo vai trò siêu cường của mình, đồng thời mới có đủ tiền cung ứng cho ngân sách quốc phòng, sản xuất và tìm kiếm vũ khí mới, mở rộng chương trình vũ trụ không gian. Liên Xô, quốc gia rộng và nhiều tài nguyên nhất thế giới, vì chạy đua vũ trang với Mỹ, đã phải tan rã vào năm 1991. Ai gây chiến với Mỹ, kết quả đều bị phá sản vì không làm sao có đủ tiền để tiếp tục canh bạc, luôn được tố xã láng của kẻ giàu. Nên TC chừng nào mới có đủ tư cách chạy đua với người Mỹ, nói chi tới chuyên tranh giành bá chủ tại Biển Ðông và thế giới ?

Theo sự phân tích của Quân sử gia Anthony Cordesman, cái thế mà Ba Tư dám ngang ngược ra mặt thách thức với Hoa Kỳ là chính trị và tâm lý , chứ không phải quân sự. Thực chất quân đội Ba Tư hiện nay, nếu đem so sánh vẫn còn thua quân đội Iraq, thì làm sao có thể đương đầu với Liên quân Hoa Kỳ-Do Thái thêm Khối Bắc Ðại Tạy Dương. Trên lý thuyết, Ba Tư nói có 2000 xe tăng, 300 máy bay đủ loại, 3 tiềm thủy đỉnh và chừng 10 dàn phóng phi đạn Scud do Nga chế + 1 trái bom NT không biết đã có hay chưa ? Mới đậy Ba Tư còn khoe đã có loại Phi đạn Bình phi (Cruise Missiles) X-55 mua của Ukraine và loại Phi đạn tầm xa do Bắc Hàn sản xuất Shabbab-3, cùng với quân số chừng nửa triệu. Nhưng khí có chiến tranh thật sự thì quân số tác chiến cũng chỉ là Thành phần Vệ binh Cách mạng trên 120.000 người.

Ngoài ra còn là sự thổi phồng để lấy vải the che mắt thánh, vì ai cũng biết quân lực Ba Tư đã gần như kiệt quệ sau 8 năm chiến tranh với Iraq. Trong lúc đó, các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan cầm quyền, chỉ lo yểm trợ các Tổ chức khủng bố ngoại vi, nên đâu có dành ngân khoản lớn cho Bộ Quốc phòng để canh tân quân đội, bổ sung mua sắm chiến cụ vũ khí mới. Tóm lại , vũ khí mà Ba Tư mong mõi đạt chiến thắng, là Ðội quân tình báo nằm vùng có mặt khắp nơi trên thế giới, kể cả Âu Châu và Hoa Kỳ, y chang như đạo quân gián điệp thứ 6 của Tàu đỏ hiện diện khắp nơi thế giới kể cả VN. Ngoài ra còn hai Tổ chức Khủng bố Herbollah và Hamas, đang hoạt động quấy nhiểu ngay trong lãnh thổ Do Thái. Trên Ấn Ðộ Dương, Ba Tư có một bờ biển dài án ngự vịnh Persian, eo biển Hormuz ngang qua United Arab Emirates, cùng với vinh Bengal. Tất cả đều là thủy lộ chuyển dầu quan trọng, từ Trung Ðông, Trung Á, Iraq về Cận Ðông, Úc và Châu Mỹ.. hiện đang do Ðệ Lục Hạm Ðội cùng Hải quân Ấn Ðộ phòng thủ. Tuy nhiên làm sao tránh được sự phá hoại của Ba Tư, nhắm vào các tàu chuyên chở dầu, khiến cho giá cả cao thêm, dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế thế giới, ngay cả Hoa Kỳ cũng hứng chịu từ đầu năm 2008 tới nay vẫn còn tiếp tục.

Sau cùng là lá bài ‘ Nga - Trung Cộng ‘ mà ai cũng biết, vì Ba Tư và Nga đang hợp đồng khai thác dâù khí tại Biển Caspien. Khu vực này trước đó là trung tâm năng lượng của Nga, có thanh phố Volgagrad (Stalingrad) với nhiều xưởng lọc dầu. Nga còn giúp Ba Tư bảo quản Nhà máy điện Nguyên tử Busherh trị giá cả tỷ đô la, do Nga cùng đầu tư. Sau rốt, Ba Tư là khách hàng thứ 2, về việc tiêu thụ vũ kh1 của Nga đang bị ế ẩm trước sự canh tranh ráo riết của Mỹ, Liên Âu , Do Thái và Nhật Bản.

Với Trung Cộng, Ba Tư là nước cung cấp 50% số lượng dầu thô. Ngược lại thị trường Ba Tư tràn ngập hàng hóa thượng vàng hạ cám của Tàu đỏ. Chính vậy, nên cả Trung Cộng lẫn Nga Sô, luôn bày tỏ sự bất đồng với Mỹ-Liên Âu về chuyện Nguyên tử của Iran. Tại LHQ mới đây cả Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, đã yêu cầu Hội Ðồng Bảo An chỉ nên ra một ‘ Quyết Nghị ‘ nhẹ nhàng có tính cách ngoại giao đối với Ba Tư, mà không được trừng phạt như đề nghị của Mỹ-Anh-Pháp. Theo lời tuyên bố của Vương Quang Á (Ðại sứ Tàu) và Vitalin Churkin (Nga), thì Iran không phải là hiểm hoạ, mà chính sự trừng phạt Iran theo điều 7 của Hiến chương LHQ, mới là nguyên nhân làm bùng nổ một cuộc chiến mới tại vùng Vịnh.

Một điều quan trọng khác mà ai cũng thấy, là kho dự trữ Nguyên Tử của Nga càng lúc càng sút kém từ số lượng tới phẩm chất, vì không có đủ ngân khoản bảo trì, canh cải như Hoa Kỳ. Vì vậy từ năm 2000 tới nay, đã có nhiều tàu ngầm nguyên tử Nga phải nằm ụ hay bất khiển dụng. Nhiều cuộc thử nghiệm tìm vũ khí mới của Nga, nhằm chống lại chương trình Lá Chắn của Mỹ cũng thất bại. Tệ hơn là chuyện tờ báo Kommiersan của Nga, vừa tiết lộ tin mật rằng ‘ Nga hiện nay chẳng còn một VỆ TINH TÌNH BÁO nào trên quỹ đạo ‘.

Hiện tại, Nga, Trung Cộng, Trung Á, Trung Ðông, Ba Tư và Iraq.. hầu như đang nắm trong tay chìa khóa của một cuộc chiến tranh lạnh khác về Năng Lượng. Việc Ba Tư dùng Bom Nguyên Tử để hù dọa thế giới, ngoài phân tán bớt sự quan tâm của Mỹ và Tây phương về hành động bá quyền của Tàu đỏ trên Biển Ðông, chẳng qua chỉ để làm tăng vọt giá dầu và khí đốt, ít ra cũng giúp cho Nga thêm phương tiện, sản xuất loại Hỏa Tiển mới Bulava và Topol-M, hầu thay thế các lọai cũ đã lổi thời. Bài bản trên của Nga và Ba Tư, tuy đã làm cho Hoa Kỳ, Nhật, Liên Âu và cả Trung Cộng lo lắng nhưng thực chất thì ai cũng biết rõ.

Chính vì vậy, nên trong cuộc họp Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Liên Âu có Nga tham dự vào ngày 30-4-2006, Nga đã bị nhiều nước trong đó có Mỹ, chỉ trích là đã xử dụng dầu lửa và khí đốt như là một thứ vũ khí chiến lược, để đạt quyền lực và phương tiện mở rộng ảnh hưởng, như Liên Xô ngày xưa đã lấy bom nguyên tử và chủ thuyết cộng sản để kìm kẹp nhân loại. Tóm lại, nước Nga ngày nay qua Putin, đã phạm rất nhiều sai lầm to lớn, khi đã khai chiến với Ba Lan, Ukraine.. về dầu khí, với Liên Âu-Hoa Kỳ về Iran và mới nhất là công khai xâm lăng Geoegia để khiêu khích Mỹ. Hành động này, chắn chắn sẽ gặp phải phản ứng mạnh của đối phương, nhất là Mỹ đang có quyền lợi về dầu lửa, khí đốt cùng nhiều căn cứ quân sự tại Trung Á.

Nhiều biến cố quan trọng mới xảy ra trên chính trường quốc tế, làm cho mọi người có cảm tưởng là chính phủ Bush đang hâm nóng lại chiến tranh lạnh, chứ không phải họ đang tính chuyện cầu hòa hoặc sợ sệt, trước tỷ lệ ủng hộ xuống thấp của dân chúng trong nước, hay sự chống đối của đảng Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ. Câu chuyện khôi hài về Chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Ðào trong chuyến công du Mỹ tháng 4-2006, được báo chí đánh giá là vô cùng nhục nhã. Ðó là chuyện Mỹ giã vờ lầm lẫn khi giới thiệu bản quốc thiều Tàu là của ‘ Trung Hoa Dân Quốc’, thay vì ‘ Trung Cộng ‘.Cũng trong buổi tiếp tân tại Tòa Bạch Ốc, một nữ ký giả Ðài Loan cũng là tín đồ của Pháp Luận Công, đã công khai nhục mạ Hồ trước mặt quốc tế , với tội danh ‘ Ðàn áp tôn giáo ‘ , kéo dài tới ba phút mới bị An ninh đuổi ra ngoài. Ðây cũng là sự trả lời gián tiếp cho Trung Cộng, đừng lợi dụng Mỹ đang lúng túng trong thế ngoại giao, mà lên mặt múa may làm như Tàu đã làm bá chủ cả thế giới

Cũng mới đây, trong Hội nghị quốc tế của Nga và các nước Cộng hòa cũ của Liên Bang Sô Viết, nhóm tại thủ đô Vilnius của Lithuania. Ngay trong hội nghị, Phó TT Mỹ Cheney đã nói thẳng với Nga ‘ Một là tiếp tục con đường dân chủ hay làm kẻ thù cả nhân loại như trước đây ‘.Hai sự kiện trên đã nói lên thái độ lựa chọn của Hoa Kỳ, để đối đấu với ba trận tuyến cùng lúc : Tỏ lập trường về việc sản xuất bom NT của Iran và Bắc Hàn, đối đầu với Nga trong việc giúp các nước cộng hòa cũ của Liên Xô để thực thi dân chủ và trên hết là Trận Tuyến Năng Lượng, mà Trung Cộng đang nhúng tay vào, để lủng đoạn các nước xuất cảng dầu trong đó có Ba Tư, Georgia tại Caspiene và Việt Nam ở Biển Ðông.

Cuối cùng là việc TT Bush, đã chỉ định Ðại tướng Không Quân Michael Hayden thay John Negroponte, làm Giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia , nhằm thuần nhất sự chỉ huy của cả nước trong thời chiến với tài khoản Bộ Quốc Phòng đang xử dụng chiếm tới 80% ngân sách, dành ưu thế tuyệt đối cho người lính Mỹ đang trách nhiệm bảo vệ đồng bào và đất nước mình. Tất cả thông điệp trên đã gởi nhưng Nga và Trung Cộng chưa có phản ứng nào, vì cả hai đã quá rõ TT Bush, dám nói dám làm như đã chứng minh tại A Phú Hản và Iraq.

Mặc dù Collin Powell,Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh rằng ‘ Dầu Lửa ‘ không phải là mục tiêu của cuộc chiến Iraq, song vẫn không thuyết phục được ai. Hiện nay Iraq đang sở hữu 11% trữ lượng dầu thế giới với mức khai thác từ 112-200 tỷ thùng và là nước bán dầu thô rẽ nhất. Trong tình hình phát triển kinh tế thế giới từ nay tới năm 2020, với nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày 112 triệu thùng. Ðể cung ứng nhu cầu trên, phải có dầu của 6 nước Saudi Arab, Ba Tư, Iraq, Kuwait, Liên Minh Ả Rập Thống Nhất và Venezuela mới đủ. Hoa Kỳ là nước tiêu thu dầu nhiều nhất. Tóm lại trữ lượng Dầu của Iraq hiện có, tương đương với tổng số dầu của Mỹ, Canada, Mexico, Úc, Tây Âu, New Zealand, Trung Cộng và tất cả các nước không thuộc Trung Ðông. Ngoài ra Dầu của Iraq sản xuất hằng ngày, chỉ mới bơm tại 7 giếng, trong tổng số 15 hiện có., mà đã có tới 115 tỷ thùng. Tóm lại vì dầu, xưa nay Iraq luôn là miếng mồi ngon của các đế quốc Tây Phương

Tuy Mỹ có trử lượng Dầu tới 22 Tỷ thùng nhưng chỉ dành cho các mục tiêu chiến lược, còn nhu cầu hằng ngày đều là Dầu Nhập Khẩu . Cũng vì nhu cầu này, mà Hoa Kỳ đã phải thâm thụt ngân sách. Giá dầu hiện nay đã lên quá 100 đô la /1 thùng tại California( 4 USD/1 Galons) và đang còn tiếp tục lên mãi không ngừng nghĩ. Theo nhiều chuyên gia về dầu lửa trong đó có David O’Reilly, chủ tịch công ty Chevron Texaco Corp và Unocal mới mua, hiện đang khai thác dầu ở Thái Lan và Miến Ðiện, đều cho biết dầu dự trử đã không phong phú như người ta tưởng.

Ðể giải quyết sự độc tôn của các nuớc sản xuất dầu gọi chung là OPEC, thời đó nhiều nước đã tìm được các mõ dầu ở Mexico, Bắc Hải, Nam Dương, Châu Phi và Bắc Alaska. Ngày nay nhân loại cũng cứ tiếp tục tìm dầu tại Nga, Phi Châu, Trung Á và Vịnh Mễ Tây Cơ. Riêng Hoa Kỳ chính phủ sắp cho phép khai thác dầu ở Alaska, Lawrence Golstein, mà theo các chuyên gia, số dự trữ dầu lên tới 6-15 tỷ thùng. Song song dầu còn được sản xuất từ Hắc in, sức gió , Ethanol, rượu Acohol biến chế từ bắp. Những thứ trên có thể cung cấp xăng, như là một thứ nhiên liệu cần thiết hiện nay.

Sau hết giải pháp chận đứng việc tăng giá dầu cuối cùng cũng phải do chiến tranh giải quyết, mà khởi đầu là biện pháp trừng phạt kinh tế cấm vận như đã xảy ra tại Iraq trước đó. Ba Tư là quốc gia sản xuất dầu lửa hạng nhì trên thế giới,nên không thể nào thoát ra được những hệ lụy liên quan tới năng lương. Trước mắt nếu mọi thứ không giải quyết được bằng hòa bình ngoại giao, qua áp lực của Hội Ðồng Bảo An LHQ, tẩy chay mà không cần cấm vận, Ba Tư sẽ không còn số ngoại tệ gần 50 tỷ mỹ kim tiền bán dầu, dùng thực hiện các cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống của dân nghèo trong nước.



2 - PUTIN ÐÁNH GEORGIA ÐỂ DẰN MẶT MỸ VÀ KHỐI NATO :

Dầu hỏa và hơi đốt trong lãnh thổ Nga đang bị nguy ngập vì sự phá hoại của loạn quân, cộng thêm sự tẩy chay của hầu hết các nước Cộng Hòa cũ trong đó có ba quốc gia quanh biển Caspian khiến cho Putin đứng ngồi không yên. Ðó chính là lý do Nga liên kết với Ba Tư để ‘ ăn không được thì đạp đổ ‘ chứ không cho các nước ngoài nhảy vào giành giựt các tài nguyên vô giá hiện đang được khai thác trong vùng.

Georgia chỉ là một con dê tế thần giữa hai thế lực Nga và Mỹ tại vùng này, trong vu tranh chấp dầu khí, buôn bán súng đạn và lôi kéo đồng minh vào phe nhóm mình. Nước Nga từ lúc Putin lãnh chiếc cặp điều khiển bom nguyên tử, âm thầm noi bước cố lãnh tụ Xô Viết cũng xuất thân từ lò KGB là Andropov, là một nhân vật tàn nhẩn, lầm lỳ, tham quyền và quyết đoán việc nước. Do trên, không ai lạ lùng gì khi thấy Putin vừa mản nhiệm kỳ tổng thống đã tiếp tục ngồi vào ghế thủ tướng Nga để tiếp tục quyền lực. Những năm qua, Putin đã cứng rắn trong sự trấn áp các nước cộng hoà phụ thuộc, gom lại quyền hành trong tay các sứ quân về chính quyền trung ương, đi dây giữa các thế lực quốc tế và nổi bật nhất là tái chiếm nước cộng hòa Chechnya, làm cho dân Nga vốn đã nghèo mạt thời còn trong Liên bang Sô viết, nay cũng chẳng ra gì dù nói là đã thoát được gông cùm của chủ nghĩa xã hội.

Ðiểm nóng nhất tại khu vực Caucase và Caspian hiện nay là do Putin muốn các đường ống dẫn dầu và hơi đốt từ khắp lảnh thổ Liên Xô cũ trước khi rời các nhà máy lọc tại Baki, thủ đô của Azaibaijan, phải tới hải cảng Novorossiisk của Nga trên bờ Hắc Hải trước khi xuống tàu chở dầu phân phối khắp thế giới. Ảo vọng trên cũng được Ba Tư tham lam níu bắt trong lúc mọi thứ hiện tại đều nằm ngoài tầm tay và quyền kiểm soát của hai nước này. Ðó là sự ra đời của một đường ống dẫn dầu và hơi đốt mới được khánh thành vào ngày 19-4-1999 hoàn toàn không liên hệ gì tới Nga, vì nó được nối liền Baku (Azaibaijan) với hải cảng Soupsa (Géorgie) trên bờ Hắc Hải, do dầu tư hợp tác của Hoa Kỳ, Nato và các nước Géorgie, Ukraine, Azerbaijan, Moldavie.

Ðến tháng 10-1999 hai nước Thổ và Azerbaijan lại lập thêm một đường ống dẫn dầu khác nối liền Baku với hải cảng Ceyhan (Thổ) trên bờ biển Ðịa Trung Hải. Như vậy toàn bộ năng lượng ở phía nam Liên Xô cũ coi như hoàn toàn nằm ngoài lảnh thổ và sự vận chuyển không liên hệ tới người Nga. Nguy cơ hơn là nguồn năng lượng chiến lược của Mạc Tư Khoa tại phương bắc, gần như bị tắt nghẽn vì các nhóm khủng bố Chechnya ly khai phá thủng. Tình trạng nguy ngập đến nổi Nga phải dùng xe bồn vận chuyển dầu vòng qua đường khác xa hơn để tới thủ đô. Ngoài ra khủng bố Chechnia cũng đã phá vở kế hoạc lập một đường ống dẫn dầu và hơi đốt từ thủ đô Tenguiz (Kazakhstan) tới hải cảng Novorossiisk (Nga) , vì đường ống này phải qua lảnh thổ của bắc Daghestan.

Một lần nữa lịch sử lại tái diễn tại Trung Á, lần trước là Sa Hoàng và đế quốc Anh vào thế kỷ XIX. Lần này là Hoa Kỳ và Nga Sô, cả hai đang giành giựt ráo riết quyền kiểm soát dầu hỏa và khí đốt tại hai nước Cộng Hòa cũ của liên Xô là Turkmenistan và Ouzbekistan.. Còn một điều quan trọng khác mà ít ai biết tới. Ðó là chẳng những Hoa Kỳ không muốn vùng Trung Á và Biển Caspian lệ thuộc Nga-Ba Tư, mà còn phải độc lập với các nước Hồi Giáo sản xuất dầu Trung Ðông gọi chung là OPEC. Ðiều này thật sự không phải do người Mỹ muốn mà nguyên do từ các nước trên vì nếu dầu và hơi đốt từ Trung Á và Biển Caspian có mặt trên thị trường, thì OPEC sẽ không còn thế độc tôn tự ý quyết định giá dầu như hiện tại

Trước đây cả Trung Á thuộc Liên Xô, nên người Nga độc quyền sản xuất dầu hỏa khí đốt toàn vùng sang Âu Châu. Nay tình thế đã đổi thay vì Trung Á đã độc lập, mở cửa cho người Mỹ đổ tiền bạc vào đầu tư, ráo riết tranh giành ảnh hưởng với Nga. Vì thế từ năm 1995, trở về sau, thủ đô Tachkent của Ouzbékistan, trở thành trung tâm đầu tư của các Hảng khai thác dầu Mỹ. Chiến tranh dầu hỏa đã bắt đầu, giữa hai phe Hoa Kỳ, Ouzbékistan, Turkménistan, Do Thái, Thô Nhĩ Kỳ, Pakistan, Kazakhstan.. đối đầu với Nga, Ba Tư, Kirghizistan.

Ðó mới chính là nguyên nhân của cuộc xung đột mới hiện nay, giữa Mỹ-Do Thái-Liên Âu với Ba Tư-Nga-Trung Cộng. Người Nga đã phẩn uát trước lãnh thổ và tài nguyên cũ của mình, ngày nay đã bị ngoại nhân dành giựt khai thác và chiếm hết ảnh hưởng chính trị toàn vùng. Với Ba Tư lại càng căm hận Mỹ và Tây Phương nên trên diễn đàn thế giới, Ba Tư luôn trưng dẫn các bản Hiệp ước đã ký với Liên Xô năm 1921 và 1940, để dành chủ quyền của mình nơi kho báu quanh biển Caspienne. Ngoài ra còn quảng cáo rằng lãnh thổ của mình, mới chính là con đường ngắn nhất, để vận chuyển dầu từ Trung Á và vùng Caspienne ra biển. Nhưng nói gì thì nói, qua áp lực và tiền bạc Mỹ, hai nước Nga và Ba Tư, đã bị loại khỏi công cuộc khai thác mọi tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này.

Tóm lại tất cả các sự đối đầu của Mỹ đã và đang xảy ra, hầu hết đều có dính dấp tới năng lượng. Dầu rất quan trọng với Hoa Kỳ trong quá khứ và cũng sẽ là vấn đế sinh tử của tương lai. Dầu cũng là thứ vũ khí giết người vô số kể trong thế giới của người Ả Rập . Bởi vậy nếu cuộc chiến có xảy ra lần này Mỹ đánh Ba Tư, cũng chẳng qua vì dầu. Còn nói là Mỹ quan tâm tới bom nguyên tử chắc các nước Bắc Hàn, Hồi Quốc và Ấn Ðộ.. đã bị tiêu diệt từ lâu.

Geoegia nằm về cực nam Châu Âu bắc giáp Nga, phía đông liền với Azerbaijan, phia nam kề Thổ Nhĩ Kỳ và bờ tây nằm trên biển Hắc Hải. Toàn vùng có diện tích 26.911 sq.ml (69.700 km2) với dân số tính đến năm 2005 là 5.449.000 người, thủ đô là Tbilisi 1.260.000 người, các thành phố lớn có Batumi (136.000) , Kutaisi (235.000), Rustavi (159.000).. Riêng hai vùng đang ly khai theo Nga là Abkhazia (537.000) và South Ossetia (99.000) . Trong nước ngoài người Georgian, còn có các sắc dân Amenian, Nga, Azerbaijan,Abkhazian, Ossetian.. và tôn giáo chính Eastern (Georgian) Orthodoxy, Islam..

Ðây là quê hương của bạo chúa Stalin, đã bị Nga cưởng chiếm và sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết từ năm 1918 tới 1991 mới thoát được gông cùm nô lệ sau khi đế quốc Nga bị tan rã hoàn toàn. Cũng từ đó Georgia trở thành một quốc gia độc lập, theo tây phương thân Mỹ và vị tổng thống hiện tại là Mikhei Saakashvili tốt nghiệp tại đại học Hoa Kỳ. Vì ở sát nách nên Nga đã tìm đủ mọi cách gây chia rẽ trong nội bộ nước này, kết quả lôi kéo được hai vùng đất Abkhazia và South Ossetia nằm sát biên giới Nga đòi độc lập sau khi đã được tự trị từ năm 1992.

Khi Liên Xô chưa tan rã, Nga được các nước cộng hòa tự trị nằm ngoài che chở như bức tường thành và Georgia là một điểm chiến lược rất quan trọng nằm về phía tây nam trên bờ Hắc Hải, là bến đổ cũng như điểm xuất phát của hạm đội Nga tại Ðia Trung Hải và các thành phố cảng chuyển vận xăng dầu đi khắp nơi trên thế giới. Ngày nay Georgia cũng vẫn như cũ nhưng lại là tiền đồn của khối Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương (Nato) hướng thẳng vào Liên Bang Nga.

Trong lúc quân Mỹ tới tấp đổ bộ vào Georgia thì ngày 14-8-2008, ngoại trưởng Nga là Sergey Lavrov lại nhắm thẳng vào tổng thống G.W.Bush công kích qua lời tuyên bố nẩy lửa ‘ Nga quyết tâm không cho Georgia được toàn vẹn lảnh thổ ‘. Rỏ ràng đây là một âm mưu của Putin đã tính sẳn trưóc khi tung quân vào tấn công nước láng giềng. Sau đó khi lui quân về cố thủ tại hai khu vực đòi ly khai là South Odessia và Adkhazia, quân Nga đã được lệnh tàn phá gần như trọn vẹn các thành phố của Georgia, từ phi trường, đường xá cầu cống cho tới các cầu dầu trên Hắc Hải để trả thù như Trung Cộng đã hành động tại miền thượng du Bắc VN trong cuộc chiến biên giới giữa hai nước năm 1979.

Trước tình trạng công khai gây hấn và châm ngòi chiến tranh trong vùng của Nga, tuỳ viên báo chí của tòa bạch ốc là Dana Perino đã lên tiếng là Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường giúp Georgia toàn vẹn lãnh thổ. Trong lúc đó bộ trưởng quốc phòng Mỹ là R.Gate thì tuyên bố ‘ mối giao hảo giữa Mỹ-Nga, coi như bắt đầu tổn thương nếu Nga không rút quân về nước ‘. Thật sự Nga đã bị Mỹ và Nato bao chặt từ ngày đế quốc LiênXô tan rã. Ngày 12-1-1999 ba nước chư hầu cũ của Nga là Ba Lan, Hung Gia Lợi và Cộng hòa Czech được gia nhập khối Nato. Liên minh quân sự này được thành lập ngày 4-4-1949 tới nay gồm các nước Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Canada, Ích Lan, Lục Xâm Bảo, Hà Lan, Na Uy, Ðan Mạch, Hy Lạp, Thổ Nhỉ Kỳ, Tây Ban Nha..

Hiện các nước thuộc Nga hay chư hầu cũ của Liên Xô như Rumani, Slovenia, Slovakhia, Albania, Bulgari, Macedonia.. kể cả 3 nước Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania cũng háo hức xin vào Nato, khiến cho Nga Sô càng thêm giận dữ nên quyết tâm phá hoại. Ðồng thời Mạc Tư Khoa cũng đã nhiều lần công khai tố cáo Nato tại LHQ với âm mưu mở rộng để gây thù nghịch với Nga khi tiến sát vào biên giới nước mình, đồng thời cấm ba nước Baltic không được vào Nato vì sợ lực lượng hải quân của khối này nhân đó bịt kín con đường ra vào của hạm đội Nga tại Bắc Ðại Tây Dương. Năm ngoái tổng thống G.W.Bush đề nghị các nước Ukraine, Georgia được vào Nato. Trong khi chờ đợi, Mỹ đã giúp trang bị và huấn luyện quân sự cho quân đội nước này và một lực lượng gần 1000 quân Georgia cũng được gửi tới tham chiến tại Iraq bên cạnh quân Mỹ.

Tóm lại đã có những lời báo động đỏ về một cuộc thế chiến mới đang tiến gần nhân loại, qua cảnh hổn loạn trước mắt tại các khu vực Caucase, Caspien, Trung Á, Trung Ðông, Phi Châu và Biển Ðông, do những cuộc xách động, giựt dây và nhứng tay vào của Nga Sô, Trung Cộng. Cuộc chiến do Nga châm ngòi tại Georgia hay trong tương lai gần xãy ra tại Ðông Hải giữa Trung Cộng và VN, dù diễn biến thế nào chăng nữa một lần nữa cũng sẽ đưa Nga trở lại hiện trạng của một Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Riêng Trung Cộng từ khi để lộ nanh vuốt bá quyền qua vụ dương oai rước đuốc thế vận 2008, đàn áp Tây Tạng, Tân Cương, Miêu tộc đồng thời ức chế VN trên Biển Ðông.. đã tự mình bị cô lập trước thế giới, nhất là cái hậu chứng ‘ Made in China ‘ khủng khiếp giết người làm cho nước nào cũng e sợ muốn xa lánh.

Hoa Kỳ cũng vậy, đây là trận đánh cuối cùng để xóa tan hậu chứng của chiến tranh VN. Cứu Georgia hay VN là Mỹ tự cứu mình trước nhất. Thế chiến thứ hai (1939-1945) mang đến cho Nga cơ hội hãn hửu hoàn thành giấc mộng đế quốc thực dân đỏ tại Châu Âu. Nhưng lần này cả Nga lẫn Trung Công đã không có Adolf Hitler của Ðức Quốc Xã làm cỏ dùm Pháp, Hòa Lan, Anh Cát Lợi trên đường tiến quân. Cũng không có quân phiệt Nhật tại Châu Á tận diệt các thế lực thực dạn Anh, Pháp, Hòa Lan. tạo cơ hội cho chủ nghĩa đệ tam cộng sản quốc tế sinh sôi nảy nở và lớn mạnh tiếm quyền tại Ðông Dương, Hoa Lục và Bắc Hàn.

Thời vàng son trên nay không còn nữa, kẻ nào mạnh là sống và dĩ nhiên tới nay hay thêm nhiều thập kỷ nữa, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia vô địch.



Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2008

Mường Giang

No comments: