Sunday, November 2, 2008

Diễn biến cuộc Đão chánh lật đổ Tổng thống Diệm

Diễn biến cuộc Đão chánh

Hôì 4:30 trưa thứ sáu, mùng 1/11/1963, nghĩa là khoảng 3 giờ sau khi tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ, TT Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Lodge. Và đây là nôị dung cuộc nói chuyện lần cuôí cùng giữa vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam vơí viên đại sứ Mỹ.

Tổng thống Diệm: Tôi nghĩ rằng tôi không được thông báo đầy đủ tin tức để có thể trả lời câu hỏi của ngài. Tôi có nghe thấy những tiếng súng nổ, nhưng không biết rõ thực hư. Vả lại bây giờ là 4:30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn và chính quyền Mỹ có lẽ không thể đưa ra một ý kiến về vấn đề này.

Tổng thống Diệm: Nhưng chắc chắn ngài cũng có những ý niệm đại khái về vấn đề này. Dù sao, tôi cũng là một vị quốc trưởng. Tôi đã cố gắng làm bổn phận trên tất cả.

Đaị sứ Lodge: Dĩ nhiên ngài đã làm bổn phận của ngài. Như tôi đã nói với ngài lần đầu tiên sáng hôm nay, tôi khâm phục sự can đảm của ngài và khâm phục sự đóng góp to lớn của ngài đối với quê hương của ngài. Không ai có thể lấy đi cái công của ngài đối với tất cả những gì ngài đã làm. Nhưng bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn bản thân của ngài. Tôi được báo cáo rằng những kẻ đảm trách những việc đang xảy ra đề nghị để cho ngài và em ngài bình yên đi ra ngoại quốc nếu ngài từ chức. Ngài có nghe thấy nói điều đó không?

Tổng thống Diệm: Không (ngừng một lúc, TT Diệm nói tiếp) ngài có số điện thoại của tôi.

Đaị sứ Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể làm được điều gì cho sự an toàn bản thân của ngài, thì xin ngài cứ gọi tôi.

Tổng thống Diệm: Tôi đang tìm cách lập lại trật tự.

Về cuộc nói chuyện nói trên giữa TT Diệm và đại sứ Lodge chúng ta chỉ cần ghi nhận ba điểm sau đây:

Thứ nhất: cái bất lương của đại sứ Lodgẹ Ông đã dối trá khi nói với TT Diệm: "Tôi nghĩ rằng tôi không được thông báo đầy đủ tin tức để có thể trả lời câu hỏi của ngài. Tôi có nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng không rõ thực hư".

Thứ hai: cái ngu dấu đầu hở đuôi của nhà ngoại giao được coi là thượng thặng của Mỹ. Thật vậy, ở câu trên, đại sứ Lodge vừa nói với TT Diệm rằng ông chỉ nghe thấy tiếng súng nổ, mà không rõ thực hư. Thì ngay câu dưới ông lại nói với TT Diệm rằng: "Tôi được báo cáo rằng những kẻ đảm trách những việc đang xảy ra đề nghị để cho ngài và em ngài đi ra ngoại quốc nếu ngài từ chức".

Thứ ba: cái khí phách của TT Diệm. Đến phút chót, và trong cơn nguy khốn, trước mặt ngoại bang, ông vẫn giữ được thể thống của một người lãnh đạo quốc gia, và tư cách của vị tổng thống một quốc gia có chủ quyền. Ông không hạ mình xuống xin ân huệ của ngoại bang. Như tổng thống Marcos của Phi Luật Tân đã hạ mình xuống xin ân huệ của Mỹ, ngày 25/2/1986.

Hồi 5:30 chiều 1/11, tức là khoảng một giờ sau cuộc điện đàm giữa TT Diệm và đại sứ Lodge, trung tướng Dung văn Minh gọi điện thoại cho ông Diệm và đòi ông Diệm phải đầu hàng. Ông Diệm từ chối không muốn nói chuyện với tướng Minh.

Hai giờ sau, tức là khoảng 7:30, tướng Minh lại gọi cho ông Diệm, ông Diệm lại từ chối không nói chuyện. Tướng Minh rất tức giận về thái độ khinh bỉ của ông Diệm.

Khoảng 8 giờ chiều, tướng Minh ra lệnh tấn công vào dinh Gia Long. Người được chọn để thi hành cuộc tấn công là đại tá Nguyễn văn Thiệu, một sĩ quan công giáo, lúc đó chỉ huy sư đoàn 5 bộ binh.

Một điều mà nhóm đảo chánh đã không ngờ đến, là khoảng 8 giờ chiều hôm đó, anh em ông Diệm đã lên một chiếc xe hơi màu đen do ông Cao Xuân Vỹ lái, bí mật ra khoải dinh Gia Long và đến tạm trú tại nhà Hoa kiều Mã Tuyên.

Vào lúc 3 giờ sáng ngày 2/11, đại tá Thiệu mở nhiều đợt tấn công với thiết giáp và pháo binh vào dinh Gia Long. Nhưng các cuộc tấn công ấy đã bị đẩy lui. Những quân nhân trung thành với ông Diệm đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, mặc dù thua sút về quân số, vũ khí, mặc dù không được tiếp tế và mặc dù ở trong tình thế tuyệt vọng. Cuối cùng, nhóm đảo chánh đã phải cầu cứu trung tá Nguyễn cao Kỳ cho phi cơ phóng pháo lên bắn phá thành Cộng Hòa để hỗ trợ quân đảo chánh và áp đảo tinh thần những binh sĩ phòng thủ dinh Gia Long.

Hồi 5 giờ sáng ngày 2/11, binh sĩ trong dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng, sau khi được lệnh bằng điện thoại của ông Diệm.

Hồi 6:45, ông Diệm lại gọi điện thoại. Người nghe điện thoại là thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Ông Diệm cho tướng Khiêm biết ông và ông Nhu hiện đang ẩn náu tại nhà thờ cha Tam, Chợ Lớn, và yêu cầu đem xe đến đưa về bộ Tổng Tham Mưu gặp các tướng lãnh. Tướng Dương văn Minh bèn cử thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại tá Nguyễn văn Quang, đại tá Dương ngọc Lắm, thiếu tá Dương hiếu Nghĩa và đại úy Nguyễn văn Nhung đem xe thiết giáp đi rước những kẻ đầu hàng về bộ tổng tham mưu. Đoàn xe rời bộ tổng tham mưu hồi 7:30. Tướng Đôn cho sửa soạn một căn phòng cho anh em ông Diệm, và mời bác sỉ Đinh Xuân Minh đến "săn sóc cho Cụ".

Khoảng 8:30, chiếc xe thiết giáp về đổ tại sân tổng tham mưu với hai xác chết trên sàn xe. TT Diệm đã bị bắn đàng sau ót, ông Nhu bị bắn ở lưng và bị đâm nhiều nhát dao trên ngực. Hai tay các nạn nhận đều bị trói quặt ra đàng sau lưng.

Cuộc đảo chánh 1963 đã kết thúc bằng cái chết của ông Diệm và em ông, Nhu.


CHÁNH NGHĨA DÂN TỘC
Người ta đã suy nghĩ và đã viết nhiều về cái chết đó.

Có người cho là quả báo nhãn tiền: ông Diệm đã phạm tội ác đối với quốc gia dân tộc, ông Diệm phải đền tội. Đó là cái nhìn của những kẻ ghét ông Diệm.

Có người lại nghiêm khắc phê phán nhóm tướng lãnh đảo chánh là mọi rợ, Ông Diệm đã ra đầu hàng, với sự thỏa thuận của các tướng lãnh. Ông Diệm phải được đối xử như một kẻ đã đầu hàng. Nếu nhóm tướng lãnh đảo chánh không coi ông Diệm là một tổng thống đầu hàng, thì ít nhất cũng nên có cái mã thượng và phẩm cách của người quân nhân "thắng trận" để đối xử với một hàng binh. Cùng lắm, họ có thể đưa ông Diệm ra trước tòa án để công lý tùy nghi định tội. Tại sao lại phải giết một cách lén lút và hèn hạ như vậy? Đó là cái nhìn của số đông, cái số đông gồm những kẻ thương mến ông Diệm, cũng như những kẻ không thương mến nhưng không thù ghét ông Diệm.

Nhưng, lịch sử có cái nhìn riêng của nó. Cái chết của ông Diệm là một sự cần thiết. Nó mang ý nghĩa trọn vẹn của một phủ định và một xác định. Nó phủ nhận và thẳng tay xóa bỏ gía trị lịch sử và gía trị dân tộc của biến cố 1963, đồng thời xác định bản chất đích thực của biến cố ấy, trước dân tộc và lịch sử. Thật vậy:

Biến cố ngày 1/11/1963 đã từng được tôn vinh là một cuộc vùng lên của nhân dân miền Nam và của cái gọi là "đại bộ phận của dân tộc VN". Vùng lên để lật đổ một bạo quyền.

Nói tóm lại, Ngô Đình Diệm là một tên trọng tội, một tên đại gian đại ác, một tên phản dân hại nước, một kẻ Toan bán đứng miền Nam cho CS... Quyền lợi của quốc gia VN, và sự sống còn của dân tộc VN đòi hỏi rằng tên đại gian đại ác ấy phải bị lật đổ và đền tội trước quốc dân.

Đó là chính nghĩa được khoác lên vai biến cố ngày 1/11/1963.

Câu hỏi được đặt ra: đã có chính nghĩa dân tộc sáng ngời như vậy tại sao "cách mạng" 1963 lại phải lén lút và hèn hạ cho người ám sát tổng thống Diệm trên chiếc xe thiết giáp di chuyển từ nhà thờ cha Tam về bộ tổng tham mưu? Tại sao không đường đường chính chính đem tên tội đồ Ngô Đình Diệm ra trước tòa, dù là tòa án nhân dân - để xét xử và sau khi tòa tuyên án, hành quyết tên tội đồ trước khi mặt trời mọc? Tại sao lại phải hành động lén lút và đê tiện nhưng những kẻ đâm thuê chém mướn?

Chánh nghĩa dân tộc của cách mạng để đâu? Liêm sỉ của cách mạng để đâu?

Khí phách của các tướng lãnh để đâu?


LIÊM SỈ CÁCH MẠNG
Hồi 8:30 ngày 2/11/63, chiếc xe thiết giáp từ nhà thờ cha Tam trở về đỗ tại sân bộ tổng tham mưu.

Khi nhìn thấy hai xác chết bê bết máu của anh em ông Diệm, các tướng đảo chánh đã hoảng hốt cực độ. Trong cơn hốt hoảng đó, họ đã tuyên bố với báo chí rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Nhưng ngay sau đó, Lucien Conein nhắc cho họ biết rằng anh em ông Diệm là người công giáo, vì vậy lời giải thích "anh em ông Diệm tự sát" sẽ chẳng được ai tin và chỉ càng gieo thêm nghi ngờ. Các tướng lãnh bèn đổi giọng và tuyên bố với báo chí rằng "đó là một cuộc tự sát vì rủi ro". Luận điện này đã trở thành lập trường chính thức của hội đồng quân nhân cách mạng và của chính quyền cách mạng.

Hiển nhiên, các tướng đảo chánh đã nói dối. Nhưng vấn đề đặt ra: tại sao họ phải nói dối? Tại sao họ phải cúi mặt không dám nhìn sự thật và phải che dấu sự thật?

Tướng Dương văn Minh là kẻ đã ra lệnh cho đàn em giết ông Diệm để trừ hậu họa. Nhưng sau khi ông Diệm chết, tướng Minh không dám nhìn nhận sự thật. Tướng Minh không phải là kẻ chiến bại, mà là kẻ chiến thắng ông Diệm, đồng thời là chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng và người hùng của cách mạng. Tại sao tướng Minh lại phải nói dối? Tại sao lại phải hèn hạ?

Chưa hết. Tướng Dương văn Minh chẳng những không dám nhìn nhận hành động của mình, mà còn tìm cách chối tội và đổ lỗi cho người khác.

Tướng Dương văn Minh, lãnh tụ cuôc vùng dậy đã phạm hai cái hèn.

Ông Diệm đã ra đầu hàng, đã được các tướng lãnh chấp nhận cho đầu hàng, và đã được các tướng lãnh cử người đưa xe đến chở về đại bản doanh của cuôc đảo chánh. Nhưng tướng Minh đã lén lút cho bộ hạ giết anh em ông Diệm trên xe thiết giáp. Đó là cái hèn thứ nhất.

Sau khi đã cho người ám sát ông Diệm, tướng Minh đã không dám nhìn nhận hành động của mình. Đó la cái hèn thứ hai.

Cái hèn của tướng Minh cũng là cái hèn của nhóm tướng lãnh ngày 1/11/63, những kẻ không có chánh nghĩa hoặc biết rằng mình không có chánh nghĩa, hoặc nghi ngờ về chánh nghĩa của mình. Bởi vì: nếu họ có chánh nghĩa, nếu qủa thật họ đã vì dân vì nước tự động đứng lên để diệt trừ một đai họa cho dân tộc, nếu qủa thât họ đã quân đội và cái "đại bộ phận của dân tộc" đã vùng lên lật đổ một bạo quyền để cứu lấy tổ quốc VN, thì việc giết ông Diệm phải được coi là một hành vi chánh đáng hợp tình hợp lý hợp lòng dân và hợp lịch sử. Và những kẻ đã ra tay giết ông Diệm có quyền tự hào về hành vi đó.

Thế thì tại sao lại phải nói dối, tại sao phải chối tội và tìm cách đổ tội cho người khác?

Câu trả lời là: những kẻ đó không có chánh nghĩa. Vì vậy phải hèn hạ, phải giết lén, phải nói dối, phải chối tội và đổ tội lẫn cho nhau.

Ứng cử viên đương kim tổng thống Nguyễn văn Thiệu, khi thấy tướng Minh liên can mình vào vụ ám sát ông Diệm, đã chửi tướng Minh là thằng hèn và thằng nói láo.

Ông Thiệu nói: lúc đó ông được tướng Trần thiện Khiêm, bây giờ là thủ tướng cho biết Dương văn Minh đã nói với ông ta (tức Trần thiện Khiêm) rằng: đảo chánh phiền phức và khó khăn quá, chi bằng áp dụng phương thức dễ nhất, là ám sát Diệm. (tài liệu ngày 20/7/71 ghi như sau: Thieu called Minh a coward and a liar when linking him to the Diem assassination... Thieu said at the time he had been informed by gen. Tran thien Khiem, now premier, that Minh had told him the coup was so complicated and difficult that the easiest way is to assassinate Diem).

Hồ sơ lưu trữ tại thư viện quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 và 21/7/71 có ghi rõ những lời nói trên của đại tứơng Dương văn Minh, kèm theo lời của đương kim tổng thống VN Nguyễn văn Thiệu gọi cựu quốc trưởng VN Dương văn Minh, chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng, là "thằng hèn và thằng nói láo".

Tướng Nguyễn văn Thiệu chửi tướng Dương văn Minh là thằng hèn và thằng nói láo. Lời chửi sâu sắc và xác đáng này cũng có thể dùng để nói về toàn thể hội đồng quân nhân cách mạng 1963, trong đó có tướng Thiệu, trong vụ ám sát ông Diệm va giải thích cái chết của ông Diệm.

Quả thật ông Diệm đã được phục thù trước lịch sử. Bởi chính cái gian dối hèn hạ của những kẻ đã lật đổ và giết ông. Kẻ thắng trận phải run phải sợ cúi mặt trước kẻ bại trận. Và đổ tội lẫn cho nhau, nguyền rủa lẫn nhau.

Ông Diệm đã được phục thù trước lịch sử. Chính cái gian dối hèn hạ của những kẻ giết ông đã phơi bày thực chất của nhóm người làm đảo chánh và phơi bày cái ý nghĩa đích thực của biến cố 1963. Một nhóm người không có chính nghĩa. Một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ xướng và để phục vụ mưu đồ của ngoại bang. Một "lũ đầy tớ giết chủ" như lời nhận định của tướng Nguyễn Chánh Thi Một vụ "giết mướn, như lời phê phán của nhà văn quân đội Nguyễn Đạt Thịnh.


BA TRIỆU ĐỒNG (VN) CỦA CIA
Theo các tài liệu còn lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ, thì hôm đảo chánh Lucien Conein đã đến bộ ổng tham mưu trao một gói bạc ba triệu bạc VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần văn Đôn, gọi là để "mua chuộc phe chống đối nếu cần".

Trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, tứơng Đôn nhình nhận có đươc Conein trao cho số bạc ba triệu, và ông đã "tặng cho các bạn", chứ không bỏ vào túị Ông viết: "Đúng 1:30 trưa, ông Conein vào có mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc vơi đại sứ Mỹ và một bao tiền ba triệu bạc VN. Đảo chánh vừa thành công, trong không khí rộn ràng đó, tôi có tặng cho các bạn một số tiền ủy lạo binh sĩ đơn vị mà không đòi làm biên nhận đầy đủ. Đến năm 1971, tôi ra lệnh cho thiếu tá Đặng văn Hoa tìm lục lai các biên nhận về việc ghi số tiền ba triệu bạc của Conein, thì th/tá Đặng văn Hoa làm tờ trình và một số các biên nhận. Tôi xin đính kèm theo đây để chứng minh. Tôi không tổ chức đảo chánh để kiếm số bạc như vậỵ Vì lúc đó mấy triệu bạc VN đối với tôi không phải là số tiền mà tôi khao khát" (VN Nhân Chứng, TVD, trang 211).

Chúng ta hãy đọc kỹ phiếu đệ trình của th/tá Hoa, được tướng Đôn công bố và đính kèm trong phần phụ lục của quyển VN Nhân Chứng của ông, để có một ý niệm.

Hành động ngửa tay nhận tiền của các tướng đảo chánh đã làm nhơ nhuốc cuộc đảo chánh. Họ đã làm nhục chính họ, điều đó không quan hê.. Họ đã sỉ nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ..!!

Tôi muốn nói với các tướng đảo chánh và những kẻ vẫn lớn tiếng ca ngợi biến cố 1963 và cuộc vùng dậy của đại bộ phận dân tộc rằng: hãy có can đảm nhìn vào sự thật. Biến cố ngày 1/11/1963 chỉ là một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ mưu và nhằm phục vụ quyền lợi của ngoại bang. Cuộc tạo phản ấy đã được thi hành bởi những tay sai bản xứ. Những kẻ này đã ngửa tay nhận tiền của ngoại bang. Và: đảo chánh xong rồi, họ đã chia nhau số tiền ấy, mặc dù chẳng được bao nhiêu.

Thật là nhục ! Nhục cho những tướng lãnh đảo chánh. Nhục cho cuộc đảo chánh. Và nhục lây cho cả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. (Việt Nam Chính Sử, Nguyễn Văn Chức, trang 86-95)

(Aladin Nguyen)
http://lthvsg.neuf.fr/NDD/NDDtuongniem.htm

No comments: