Monday, November 3, 2008

VC : Từ chủ nghĩa Cộng sản lừa bịp sang chủ nghĩa thực dân cướp giật

Nguyễn Văn Lục

Cao su đi dễ khó về,
Trai đi bỏ xác, gái thì ra ma


Chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới đã tiêu phí trên 100 triệu sinh linh từ gần một thế kỷ nay nhằm tiêu diệt những “thế lực phản động” như tư bản, phong kiến và thực dân. Theo Jung Chang và Halliday trong The Unknow Story, xuất bản năm 2005, Mao Trạch Đông trách nhiệm về cái chết của hơn 70 triệu dân Tầu (Mao... who for decades held absolute power over the lives of one-qurter of the world’s population, was responsible for well over 70 millions deaths in peacetime, more than any other 20th century leader. Trích trong Los Angeles Times, April 13, 2008)

Phần còn lại của con số hơn 100 triệu sinh linh là phần trách nhiệm của Joseph Staline và đồng bọn.

Riêng Việt Nam, nếu chỉ kể từ 1946, Hồ Chí Minh đã tiêu phí khoảng 5 triệu nhân mạng dân Việt. Nghĩa là một phần tư dân số người Việt thời 1946 đã bị hy sinh cho lá bài của đảng cộng sản Việt Nam.

Nhưng khi côäng sản trên toàn thế giới sụp đổ thì thế giới đã không tốn một giọt máu. “Tự nó” tan rã. Tự nó sụp đổ. Chúng ta cần nhìn cho rõ vấn đề tại sao đã không tốn một giọt máu đủ khiến cho thế giới cộng sản tan rã.

Người cộng sản Việt Nam hẳn cũng nhận ra nguyên nhân của sự tan rã của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới mà trước sau họ chỉ là cái đuôi thừa.

Nếu chịu khó nhìn lại lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh đã cúi mặt ký Hiệp định sơ bộ ở Hà Nội, ngày mồng 6 tháng 3 với chữ ký của Sainteny, Hồ Chí Minh và kèm bên dưới chữ ký của ông Vũ Hồng Khanh. Hiệp định sơ bộ đã làm thất vọng mọi người, nhất là các đảng phái quốc gia vì không đạt được hai điều: Độc lập và thống nhất.

Hồ Chí Minh cũng đã lừa được vua Bảo Đại, GM Lê Hữu Từ ra làm cố vấn “bù nhìn”, sau đó lại tìm cách tống khứ Bảo Đại sang Tầu, lừa cụ Nguyễn Hải Thần, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Tường Tam trong chính phủ “đoàn kết kháng chiến” bằng cách đã tặng không 70 ghế cho các nhóm Quốc dân và đồng minh trong ngày bầu cử Quốc Hội ngày 6 tháng giêng 1946 để có thể chính thức thành lập chính phủ  ” Đoàn kết kháng chiến” vào ngày 03/03/1946, tiếp đến là hôi nghị Đàlạt 12/05/1946.

Sau khi Hội nghị Fontainebleau tự giải tán vào ngày 12/09/1946, Hồ Chí Minh đã lén lút đến nhà Bộ trưởng Hải quân pháp Moutet vào buổi tối ký một tạm ước... (đặc biệt trong đó không đả động gì đến chính phủ Nam Kỳ tự trị...) Và cuối cùng vào lúc tám giờ rưỡi tối, ngày 19 tháng 12, 1946 mở đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp. (Trích Một vài ký vãng về Hội nghị Đà lạt của Hoàng Xuân Hãn).

Chiến tranh Việt-Pháp kéo dài 3 năm. Đến năm 1949, Vua Bảo Đại đã chấp nhận về nước với điều kiện người Pháp phải trao trả độc lập và thống nhất 3 kỳ. (Không còn có chế độ Nam Kỳ tự trị nữa). Việt Nam đã được Pháp trao trả độc lập vào ngày 08/03/1949, tại điện Elysées, Paris. Theo ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và vua Bảo Đại, trong đó nước Pháp công nhận nước Việt Nam được độc lập, thống nhất trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp. Chúng tôi sẽ xin đăng lại toàn bộ các văn kiện, các bài diễn văn liên quan đến Hiệp định Élysées này. Bởi vì rất nhiều người Việt Nam đã quên, đã không nhớ, không muốn nhớ tới nhất là đảng cộng sản miền Bắc.


Từ đây trở đi tôi đã thu hồi được đất Nam Kỳ, tôi coi như nhiệm vụ của tôi về điều đình đã chấm dứt.... Sau nữa thỏa hiệp này trước mắt tôi chỉ là một giai đoạn để tiến tới độc lập hoàn toàn. Sự thành đạt về độc lập như thế đã xảy ra cho các nước lân cận ở Đông nam Á như Phi Luật tân, Miến Điện, Án Độ làm tôi càng tin tưởng trong hy vọng. Tôi tin tưởng rằng htỏa ước mùng 8 tháng 3, 1949 phải là một yếu tố nhất định đưa đến vãn hồi hoà bình. Hỏi Việt minh còn có thể đòi hỏi gì nữa khi tôi đã thành cộng, mà họ thì bị thảm bại ờ các Hội Nghị Fontainebleau và Đà lạt vào năm 1946.

(Theo hồi ký của Bảo Đại)

Mặc dầu văn kiện này chỉ là một giải pháp giai đoạn, giải pháp Bảo Đại (La solution Bảo Đại) đã là buớc mở đầu có thể giúp chúng ta tiến được một bước lớn trên con đường tranh đấu dành độc lập cho Việt nam mà chắc chắn là chúng ta sẽ không phải tiếp tục mang sinh mạng người Việt Nam ra để mua lấy độc lập tự do nữa. Chúng ta đã tránh được chiến tranh và chắc chắn đỡ tốn những giọt máu chảy ra vô ích. Đảng cộng sản Việt Nam bị đặt ra bên ngoài Hiệp định, vì không ký vào hiệp định đó nên họ tiếp tục chiến tranh, để cuối cùng họ chỉ được chia nửa nước Việt nam cho riêng họ. Họ bằng lòng với phần bánh được chia đó bất kể số phận đất nước bị chia cắt làm hai. Phần phía người quốc gia đã không chấp nhận sự phân chia đó. Những ai còn cho rằng chỉ có cộng sản mới có công dành được độc lập, thống nhất đất nước bằng chiến tranh thì nên nhìn lại giải pháp Bảo Đại.

Ngày đó, chúng ta có đủ các yếu tố khách quan của tình hình thế giới để thu hồi độc lập. Xu hướng giải thể chủ nghĩa thực dân (decolonisation) trước sau như vết dầu loang đứng trước nguy cơ tranh chấp lưỡng cực giữa thế giới Tư Bản và Cộng Sản. Nhiều nước bị trị đã dành lại được độc lâp mà không cần mang sinh mạng người dân ra thế chấp.

Cộng sản Việt Nam đã nằm trong gọng kìm của cuộc đối đầu đó nên đã không nhìn ra cái xu hướng chính trị giải thể ấy. Hoặc nhìn ra, nhưng họ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ quốc tế, bởi tham vọng của họ lớn hơn nhu cầu độc lập, thống nhất: tham vọng của chủ nghĩa bá quyền cộng sản trên toàn thế giới?

Nay thì chủ nghĩa cộng sản đã tan rã trên toàn thế giới. Mối đe dọa vì chủ nghĩa này đã biến dạng. Bởi vì thế giới đang đứng trước nguy cơ của một chủ nghĩa thực dân mới, một thứ chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Hoa trong đó có cái đuôi cộng sản Việt Nam.

Tên chủ nghĩa mới của Cộng sản Tầu và Việt Nam bây giờ là chủ nghĩa thực dân mới.
Dân số Trung Hoa hiện nay chiếm 1/5 dân số thế giới. Nhưng về nhiều mặt, ho đang ra sức lấn át, chèn ép, đe dọa, cạnh tranh bằng mọi mánh khoé, cường bạo về nhiều mặt, đe dọa chẳng những trật tự kinh tế thế giời, đe dọa môi sinh môi trường, ảnh hưởng trực tiếp trên thị trường thế giới, ảnh hưởng trên cán cân mậu dịch... Từ đó Trung Hoa trở thành mối lo ngại cho tất cả các nước láng giềng lớn nhỏ, ngay cả Nhật cũng như Mỹ cũng như tạo ra một ám ảnh đen tối đến viễn tượng Hoà Bình thế giới.

Hãy thử nhìn xem, nội cái ăn, Trung Cộng ngốn nửa số lượng thịt heo. Chưa kể ½ số lượng xi măng, 4/5 lượng đồng và 1/3 nhôm quặng thế giới. Giá dầu lửa hiện nay tăng phần lớn là do Trung cộng nhập năng lượng dầu lửa gấp hai lần trước đây.

Về kinh tế, Trung cộng tạo ra những bùng nổ chu kỳ (cyclical expansion) và hơn thế nữa những siêu chu kỳ (supercycle) ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới về giá cả, thị trường tiêu thụ, thất nghiệp.. (Trích ra từ bản dịch bài viết của tờ The Econosmist, 13/03/2008.)

Lẽ dĩ nhiên, để giải quyết những bài toán tiêu thụ khổng lồ về nguyên liệu ròng đó cũng như những khó khăn về ô nhiễm môi sinh, môi trường, Trung cộng trong tương lai không thể nào không xử dụng bạo lực đủ loại mà ta gọi chung là một thứ thực dân mới.

Ở Việt nam hiện nay, với hơn 80 triệu dân và với 3 triệu đảng viên mà thực chất bên trong là một thứ thực dân mới chỉ biết vơ vét làm giầu, bóc lột tận xương tủy người nghèo bằng bạo lực và lừa đảo.

Đảng cộng sản Việt Nam đã vơ vét bằng bạo lực nhà cửa, tài sản của hàng triệu người di tản, từ quần áo, tiền bạc, vàng bạc, tài sản nhà cửa để mang về Bắc. Dùng chính sách cai trị, đàn áp bằng dân số (demographic agression) như Trung cộng đã dùng đối với dân Tây Tạng. Miền Nam Việt Nam hiện nay chỗ nào cũng bị người miền Bắc cài đặt, chỉ huy, lấn át. Tôi đã đi, đã thấy hàng dãy cửa hàng tại những đường phố lớn Sài Gòn ngày nay, chủ nhân các cửa hàng nói toàn giọng Bắc kỳ 75. Họ vơ vét, họ lừa đảo nhét cho đầy túi tham vô đáy thay thế những Tây thuộc địa mà chính họ đã hô hào, tranh đấu, hy sinh sinh mạng của nhân dân để lật đổ. Họ đã thay thế những kẻ mà trước đây họ nguyền rủa. Và sợ rằng,.họ còn tồi tệ hơn những kẻ ngoại xâm mà họ thay thế.

Họ chẳng những vơ vét, thanh trừng mà còn lừa đảo tất cả mọi người.

Lừa đảo những người kháng chiến Nam Bộ mà đại diện là Nguyễn Hộ, Phạm Khải( Ba Ka) thượng tướng Trần văn Trà, Đổ Trung Hiếu và với hằng trăm chữ ký, bản kiến nghị... Chúng tôi khát khao mong mỏi những tập hồ sơ sau đây được phổ biến sâu rộng cho mọi người.

• Thứ nhất, tập hồ sơ: Quan điểm và cuộc sống của ông Nguyễn Hộ, dày 50 trang, TN 1994.

• Thứ hai, tập Hồ sơ Kháng chiến Nam Bộ với những tài liệu, những thơ kháng nghị gửi chính phủ, với danh sách đầy đủ tên tuổi những người kháng chiến Nam bộ bị loại trừ gói chung trong tập: Những người kháng chiến cũ, TN, 1995, dày hơn 100 trang

• Thứ ba, tài liệu liên quan đến giáo hội Phật giáo qua tập hồ sơ Phật giáo thống nhất. Tài liệu này cho biết Hà nội đã tổ chức, đài thọ, nhất là chọn danh sách tăng sĩ , chọn 140 đại biểu miền Nam được ở nhà khách chính phủ để cho đi phó hội, trong đó không có một khuôn mặt có thẩm quyền của Phật giáo trước 1975: Thượng tọa Thích Trí Quang. Loại trừ Thích Quảng Độ và Huyền Quang, trục xuất ra khỏi thành phố, đưa ra Thái Bình quản thúc tại chùa Long Khánh ở xã Vũ Đoài. Hiến chương được ký kết với sự có mặt của TBT Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Thọ...tại Hà nội ngày 29, tháng 12 năm 1981 với những chữ ký sau đây: Thay mặt đoàn chủ tịch: Hòa thượng Thích Đức Nhuận. Hoà thượng Thích Trí Thủ. Thay mât đoàn thư ký hội nghị: Thương tọa Thích Minh Châu. Sau đó có duyệt chính thức của nhà nước Cộng sản như sau: Số 83 BT. Đã duyệt bản Hiến chương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam gồm: Lời nói đầu và 11 chương, 46 điều.. Và ký duyệt tại Hà nội ngày 29 tháng 12 năm 1981. Bộ Trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng. Đặng Thí. (đã ký và đóng dấu). Hồ sơ này cho thấy bản chất thực sự của Giáo hội Phật giáo hiện nay là gì.

• Thứ tư, lừa đảo MTGPMN như nhiều người đã biết rõ sau 1975. Chỉ xin trích dẫn một nhận xét của Vũ Thư Hiên: “Trẻ con miền Bắc cũng biết Mặt Trận Giai Phóng Miền Nam là do miền Bắc dựng nên”.

• Thứ năm, bỏ qua cơ hội lập quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ theo học thuyết “thái Bình Dương Mới” của tổng thống Ford ngay sau khi chiến tranh chấm dứt 1975 nhằm kiến tạo lại những hậu quả chiến tranh Việt Nam như trong hồi ký Hối ức và suy nghĩ của ông cựu thứ trưởng bộ ngoại giao CS Trần Quang Cơ tiết lộ. Sự cắt đứt liên hệ ngoại giao với chính phủ Hoa Kỳ là nguyên do gián tiếp xảy ra chiến tranh Việt -Trung vì quan thầy Trung quốc muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”. Phải mất 20 năm sau, 1995, Việt Nam mới thiết lập được các quan hệ bình thường với Hoa Kỳ.

Cho đến bây giờ họ vẫn tiếp tục lừa đảo như thế. Dịch tả đang hoành hành trên gần 20 tỉnh thành ở Việt Nam, nhưng họ vẫn che dấu gọi là bệnh tiêu chảy. Các trí thức như Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư đại học Sydney bên Úc, đã từng về nước giúp giảng dạy và hỗ trợ hồ sơ chất độc da cam đã bực tức lên tiếng về ngôn ngữ bịp bợm của chính quyền cộng sản Việt Nam.


Thực dân mới rập khuôn thực dân cũ

Bài viết sau đây dựa trên những dữ kiện về sự bóc lột lao động của chế độ thực dân thời Pháp dựa trên chính tài liệu của miền Bắc để thấy rằng, chính quyền cộng sản hiện nay cũng bóc lột trắng trợn người công nhân lao động không thua gì người Pháp.

Đó là chế độ cộng sản đã biến chất trở thành chế độ thực dân ngay chính trên đất nước của mình.

Hai câu thơ mở đầu bài viết trên nhắc nhớ tới số phận cay nghiệt của cu ly lao động từ miền Bắc vào Nam làm phu cạo mủ trong các đồn điền cao su. Nhiều địa danh đã nổi tiếng một thời, nhắc nhở đủ thứ kinh hoàng. Có những nơi rừng xanh, nước độc, mây mù bao phủ, những con suối trong mà tắm lên là da thịt bị nứt nở chảy nước. Cộng với đủ các thứ bệnh: bệnh báng, bệnh phù, sâu quảng, tê thấp, sốt rét liên miên. Có bệnh nhân tự nhiên lá lách xưng lên, bụng mỗi ngày mỗi to, mắt vàng, đi đứng mệt nhọc nặng nề. Người mắc bệnh phù thủng thì tóc rụng, người chướng lên, nằm liệt một chỗ nằm chờ chết. Tên những địa danh ấy là các đồn điền cao su Dầu Tiếng, Trảng Bom, Bù Đốp, Xuân Lộc, Lộc Ninh, Long Thành, Quảng Lợi, Xa Cam, Xã Trạch, Bến Củi, Phù Hưng vào những thập niên 1930.

Vào khoảng 1928, khi khai phá khu rừng Lộc Ninh, 4000 công nhân lúc bắt đầu, sau này chỉ còn nghót nghét 1000 người.

Họ đi và không có đường về. Con số công nhân làm đồn điền cao su lên đến gần 100,000 người. Phần đã chết, phần lớn ở lại và lập nghiệp luôn ở trong Nam.

Phiá bắc thì có những công nhân làm trong các hầm mỏ vùng Hồng Gai, Đông Triều, Cẩm Phả, Tinh Túc, Tràng Đà, Lang Hít, Linh Nham.

Số phận họ cũng thê thảm không kém gì. Nhưng ngày nay, tình trạng công nhân đồn điền cao su cũng như công nhân hầm mỏ đã được cải tiến từ công ăn việc làm đến lương bổng.

Nếp sống có khá hơn trước về lương bổng cũng như đời sống.

Đó là tàn tích bóc lột, độc ác của chế độ thực dân tây để lại.

Nhưng nay, từ thập niên 1990 trở đi, thay thế các địa danh trên là các khu chế xuất như Sóng Thần 1, Sóng thần 2, nằm ở các tỉnh phía Đông Nam Phần như Bình Dương, Biên Hòa mà con số lao động lên đến con số 300 ngàn người.

Có điều gì giống và không giống giữa các khu đồn điền tây và các khu chế xuất thực dân ta?

Điểm khác biệt duy nhất là nay dân lao động đói thì có quyền phản đối, nghĩa là đình công. Đã có rất nhiều cuộc đình công xảy ra ở các nơi ấy do lạm phát cũng có, nhưng do tham nhũng của bọn môi giới, đầu nậu, bọn chính quyền địa phương thông đồng với các hãng ngoại quốc mà phần lớn là Đài Loan, Nam Hàn. Đời sống công nhân lao động liên quan đến lương bổng, bảo hiểm sức khỏe, cũng như các vấn đề xã hội thật là những nan đề xã hội không giải quyết được.

Cuộc sống của người dân lao động trong nước cũng như công nhân” xuất khẩu lao động” đã vất vả trăm chiều. Trong cái trăm chiều, có một chiều mà gái đồn điền cao su có thể được miễn trừ.. Đó là chiều làm điếm. Không dám nói ngoa, đã có nhiều cô gái các khu chế xuất đã phải kiếm thêm bằng nghề làm điếm hoặc đỡ hơn là làm mẹ đẻ thuê.

Tuổi thanh xuân tươi đẹp đã bị dập vùi thì không trở lại lần thứ hai trong đời.

Bài viết này dùng số phận công nhân lao động thời thực dân Pháp để giúp nhìn rõ hơn số phận người lao động hôm nay có điều gi khác biệt.

Dĩ nhiên nỗi khốn khổ lầm than của người cu ly thời Pháp thuộc với mức sốntg quá thấp kém nói chung của dân chúng như người nông phu miền Bắc thì được như vậy đôi khi cũng là điều an ủi hay may mắn cũng có, còn hơn là chết đói. Nhưng sự tàn độc của thực dân Pháp thì không thể tha thứ và tránh khỏi bị lên án .
Còn đối với người công nhân hiện nay ở Việt Nam mà nếu đời sống của họ quá nghèo nàn, cực khổ, quá lầm than, quá nghèo đói thì trách nhiệm ở chính quyền CS.

Đó là thứ thực dân ta, thực dân nội địa. Tài liệu trích dẫn về chế độ thực dân Tây ở đây sử dụng tài liệu miền Bắc. Họ chửi đúng nói đúng về chế độ thực dân Tây. Nhưng càng chửi thì như thể chửi chính mình. Chửi chế độ thực dân Tây mà gián tiếp đang chửi chế độ thực dân (CSVN– DCV) ta bây giờ. Vì thế, hãy cứ chửi nữa lên


1. Tình trạng các công nhân làm việc trong nước hiện nay

Trước đây, một công nhân ở Việt Nam được làm cho một công ty ngoại quốc là một điều may mắn. Họ phần lớn ở thôn quê lên, không có nghề nghiệp chuyên môn, đi kiếm sống và tất cả hy vọng kiếm được công ăn việc làm nơi các xí nghiệp của người ngoại quốc. Lương có thể cao hơn mức lương trung bình nói chung khoảng chừng 15%. Công việc làm có thể vững chắc. Tháng tháng có một khoản tiền lương nhất định.

Vì thế, đó là giấc mơ của nhiều dân lao động.

Thời 1930, người nông dân Bắc Việt cũng được tuyên truyền về những giấc mơ như thế:


“Sài Gòn, cao su lắm tiền nhiều của vào làm cao su chả mấy chốc mà giầu, có tiền mua trâu tậu ruộng, chỉ ba năm thời sung sướng một đời, lại biết đó biết đây không như xứ ta, cồn khô cỏ cháy, không đất cắm dùi, suốt đời bạch đinh tay trắng. Cứ đi vào rồi biết, may ra tốt số còn làm được ông nọ bà kia sung sướng ai bằng”

(Trích bài Giới thiệu Vài nét về tình hình công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc, TS Sử Địa số 27, tháng tư, 1957, XB tại Hà Nội)

Nhưng thời nào cũng vậy. Người công nhân chỉ là loại người cùng khổ và là là nạn nhân đầu tiên bị bóc lột.
Nhưng nay thì sự cùng khổ có tên gọi khác. Tên nó là lạm phát tiếp theo sự bóc lột . Sự tăng trưởng kinh tế và mức độ lạm phát không đồng bộ. Chiều hướng lạm phát gia tăng. Có nghĩa là giá sinh hoạt gia tăng mà đồng lương kiếm được không đuổi kịp.

Người công nhân bắt đầu đói. Trong bản tin trong nước, trên tờ Thanh niên có nhan đề: “Nhọc nhằn đời công nhân” nói đến hoàn cảnh thê thảm của thợ thuyền Việt Nam. Đói đến xỉu. Bản tin cho hay:

Ngọc Hân lại xỉu. Cái tin đó chẳng lạ gì với công nhân hãng O’Cleer, khu công nghiệp Sóng Thần 2, tỉnh Bình Dương. Cả tháng trời quần quật bên máy may từ sáng đến tối khuya. Mỗi trưa, công ty cho ăn một bữa cơm với 3 lát thịt mỏng dính, trị giá tương đương 3200. Không xỉu mới là lạ.

Hân 24 tuổi, bốn năm làm cho công ty. Hân không nhớ nổi đã xỉu bao nhiêu lần. Lần này, chóng mặt khi bị hoa mắt, biết sức mình, cô đã xin sếp được nghỉ. Thế nhưng, sếp nhìn cô rồi lắc đầu. Lỗ tai cô công nhân trẻ bắt đầu lùng bùng. Cô không còn biết kêu xin ai cả. Xung quanh cô chỉ có những người cúi mặt làm thuê, máy móc và những cái đế giầy.

Chúng tôi đến chỗ ở của chị em lúc 9 giờ đêm. Chín chị em trong một căn nhà lợp tôn, dưới nắng trưa hè, chắc chúng ta hình dung được cái nóng ra sao..Tôi chưa sống qua mùa đông, nhưng đã thưởng thức cái nóng, cái oi bức đến điên người của mùa hè khi phải chui rúc trong các container đó. Tôi thầm cảm phục sự chịu đựng dẻo dai của những cô gái Việt, nhưng cũng đau lòng khi nghĩ đến những bệnh tật sẽ dày vò họ sau những năm tháng sống và làm việc trong điều kiện khốn klhổ như vậy”.



Hoàn cảnh như thế có khác gì hoàn cảnh dân cạo mủ đồn điền cao su Mimot qua phúc trình của một thanh tra lao động Pháp:

“Mái nhà không kín. Lợp lá gồi quá mỏng, nhiều chỗ bị dột. Mái bằng tôn thì không có nóc. Hai mái tôn hai chỗ giáp nhau trên nóc hở bằng bằng bàn tay, mưa to nước dội vào. Nhà cũng không có nền, lúc mưa to nước mưa ngoài đồi tràn vào trong nhà làm cho nền nhà lầy lội.. Xung quanh trại thì bẩn thỉu. Hàng vạn, hằng triêu ruồi bay khắp trên đồi làm cho người ta phải khó chịu. Vì không có nước tắm, họ chỉ có thể tắm ở dưới suối mãi chân đồi. Cho nên phu đều bẩn thỉu, nhiều người ghẻ lở khắp mình mảy, chấy rận đầy.”



Trong phúc trình của ông Thanh tra Pháp thời ấy chỉ thấy có thiếu một chi tiết: Không có gái gọi, gái làm điếm kiếm thêm tiền như hiện nay.

Đói nghèo là do lạm phát. Nhưng ai là người trực tiếp lãnh hậu quả của lạm phát? Người ta đã mỉa mai nói rằng: “Lạm phát là một thứ thuế đánh trên người nghèo” . Nghèo vì đồng lương kiếm được thì cố định trong khi giá cả vật liệu tiêu dùng tăng đều mỗi tuần, mỗi tháng. Người lao động nghèo sẽ lãnh đủ. Họ đói. Đói vì lạm phát và đói vì bị chủ bóc lột không tăng lương. Và vì đói nên họ đi biểu tình để đòi tăng lương.

Sự khác biệt giữa chế độ thực dân và chế độ hiện nay là ít ra người lao động có quyền biểu tình đòi tăng lương. Nhưng khốn thay, nhà nước cộng sản ngăn cấm biểu tình, làm lơ cho xí nghiệp ngoại quốc kiếm lời là bất nhân.

Phần chính quyền CS, chưa làm được điều gì đích thực như lời thú nhận của ông Ninh, bộ trưởng tài chánh: “Cuối năm 2007. Chúng ta đã bị động khi giải quyết bài toán giữa tăng trưởng và lạm phát”.
Cho nên có biểu tình là dấu hiệu bài toán lạm phát chưa giải quyết xong. Nó là hệ quả không tránh được trừ khi các chủ hãng tự động giải quyết tăng lương cho công nhân.

Các cuộc biểu tình ngày càng nhiều. Hầu hết xẩy ra ở các công ty có vốn ngọai quốc như Đài Loan, Nam Hàn. Nhưng thường không xảy ra ở các công ty do Mỹ làm chủ.

Điều đó có nghĩa các công ty Đài Loan và Nam hàn bóc lột trắng trợn người lao động Việt Nam. Nhưng chính quyền CS thường làm ngơ đến đồng lõa và tìm cách dập tắt các cuộc biểu tình ấy.
Họ về hùa với các công ty ngoại quốc, vì sợ, vì được đấm mõm? Bằng chứng là trên tờ Nhân Dân, ra ngày 05/01/2006, cơ quan phát ngôn đảng cộng sản Việt Nam ghi nhận:

“Những ngày vừa qua, tại các khu chế xuất- khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 11 cuộc đình công của hơn 30 ngàn lao động. Nhiều người trong số họ đình công để đòi tăng lương, nhưng cũng không ít người đình công do bị lôi kéo, kích động”.



Đó là lối nói hai mặt tráo trở của chính quyền trong nước. Ta tạm gọi là thực dân ta.



Phát biểu với các đại diện doanh nghiệp, Nguyễn Thiện Nhân cho rằng các các cuộc đình công xảy ra vừa qua là đáng tiếc và không đáng có. Thay mặt lãnh đạo thành phố, y cũng bày tỏ sự chia sẻ về những thiệt hại của các doanh nghiệp do cuộc đình công xảy ra. Lãnh đạo thành phố cam kết sẽ bằng mọi biện pháp ngăn chặn không cho bạo động và đình công tiếp tục xảy ra tại các doanh nghiệp.

Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố HCM còn thay mặt toàn thể lãnh đạo chính quyền cộng sản, xác nhận vai trò đồng minh bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp ngoại quốc. Và khẳng định thêm: “Trong khi chưa có quyết định chính thức của Thủ Tướng chính phủ, các doanh nghiệp không nên tự ý tăng lương.”

Gọi các công nhân đói nghèo đình công là bọn quá khích, phần tử xấu. Nguyễn Thiện Nhân cho thấy chính quyền cộng sản sẵn sàng cương quyết dẹp tan các cuộc biểu tình, các lực lượng võ trang thẳng tay đàn áp các cuộc đình công. Y dẫm đạp lên những lời nói mỵ dân thô bỉ của đảng cộng sản: “ Đảng cộng sản là đội ngũ tiên phong bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.”



Thế nhưng, đói quá thì đầu gối phải bò. Các cuộc đình công liên tiếp xảy ra. Nhưng tôi đặc biệt nhận thấy rằng: Hầu hết các cuộc đình công đều xảy ra ở phía miền Nam chung quanh Sàigòn, nhất là tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Miền Bắc thì ít hơn.

Tại sao vậy? Tại miền bắc quen đói, quen chịu đựng bóc lột từ trước đến giờ, tại quen bị hà hiếp, đàn áp? Tôi không biết trả lời sao cho đúng.

Trong năm 2007 có tất cả 387 cuộc đình công ở Việt Nam và gần 300 cuộc đình công này xảy ra ở các hãng xưởng có chủ nhân là người ngoại quốc.

Đó là theo lời ông Lê Đình Quang, một viên chức của Vietnam Trade Union.

Gần 400 cuộc đình công lây lan từ hãng này sang hãng khác trở thành một cái dịch đình công ở mức báo động.

Giá tiền lương lao động ở Việt Nam là rẻ mạt rệp. Lợi tức trung bình một người lao động chưa tới ngàn đo-la/ năm. So với một công nhân tại các nước phát tiển là 20 lần ít hơn.

Thời thuộc địa tây, ta thử xem mức lương của thợ thuyền ra sao?

Lương công nhân sở Ba Son, Sài Gòn là 0$40, lương ở nhà máy sợi Nam Định là 0$28 và 0$25.

Nếu tính ra một tháng thì mức lương vào khoảng 5-7 đồng/một tháng. Một công chức thời Tây vào năm 1930, có thể lĩnh lương từ 95-105 một tháng. Như thế, mức lương quá là chênh lệch. Thường thì muốn biết đích thực giá cả thì dựa trên giá gạo.

Vào năm 1915 thì giá một tạ gạo (tạ ta thì bằng 68kg) là 2 đồng 48 chiêm (chiêm chắc là xu), lương công chức vào khoảng 55-65 đồng. Nghĩa là dư dả. Nhưng lương công nhân thì không đủ ăn, cùng lắm chỉ đủ mua gạo.

So với lương công nhân bây giờ khoảng 60 đô la/tháng. Một tô phở ngon ở Sàigòn là 24 ngàn. 60 đô la ăn được 80 chục tô phở. Ăn 80 chục tô phỏ xong thì lấy gì để sống.

Dầu vậy, công ăn việc làm không có. 60 đô la trở thành con đường cứu rỗi của nhiều thanh niên, thiếu nữ ở nhà quê. Có còn hơn không.

Theo chính ông cựu Thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt nhận xét: Người nghèo bị loại ra ngoài. Phát triển ở Việt Nam là hoang dã, Theo tổ chức UNDP, 20% người lao động nghèo ở Việt Nam chỉ chiếm 9% GDP-Tổng Sản lượng Nội địa. Trong khi đó 20% người giầu có chiếm 44.3% GDP. Tỉ lệ chênh lệch giầu nghèo là 34.4%.

Mặc dù vậy, người dân đổ xô đi làm lao động tại các xí nghiệp chế xuất. Không phải tự nhiên mà chỉ riêng tỉnh Đồng Nai đã có 450 xí nghiệp do các công ty nước ngoài làm chủ với số công nhân gần 300 ngàn người. Có thể nói các công ty mọc lên như nấm. Giá đất leo thang không kịp thở.

Đó cũng là hiện tượng kinh tế tương tự vào những năm sau thế chiến lần thứ nhất. Thực dân Pháp cũng không khác gì, đổ xô đi khai thác mỏ và đồn điền. Các giấy phép xin khai thác vào năm 1914 chỉ có 257. Đến năm 1926 tăng lên 1923 và năm 1930 vọt tăng lên 17.865. Các công ty mỏ ra đời, than, sắt, thiếc, kẽm ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Đông Triều, Mao Khê. Năm 1913 chỉ có 1200 công nhân mỏ. Năm 1928 đã lên tới 54.955 người. Cũng vậy, công nhân đồn điền cao su trước năm 1914 chỉ có 7, 8 ngàn người. Năm 1929 đã lên đến 8 vạn người.

Chưa kể các công nhân các công ty xí nghiệp mọc lên ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội như các nhà máy rượu, máy xi măng, máy in, máy gạch, đưa số công nhân từ 12.000 người năm 1905 lên con số 53.240 năm 1930. (Trích tập san sử địa ngoài Bắc, tháng 4/1957, số 27).

Qua một vài con số phác thảo trên cho thấy có sự giống nhau ở thời kỳ thực dân Pháp và sự khai thác thị trường công nhân lao động giá rẻ tại các nước kém mở mang bây giờ.

Trở lại bài viết, từ đầu năm 2008 đến nay, đã có thêm 16 cuộc đình công lớn nhỏ như các cuộc biểu tình tại các doanh nghiệp Peaktop, All Super Garment, Asia Garment, Harranda, Key Hinge, Danu Vina.

Nên nhớ rằng một số các công ty đều là trung gian chế xuất làm việc cho các các hãng lớn Như công ty chế tạo giầy cho Nike. Họ có đến 10 nhà máy hoạt động ở Việt Nam. Và hằng năm số lượng giày sản xuất là 75 triệu đôi giày. Theo hãng tin AP cho hay ngày 29 tháng 10, năm 2007, 14 ngàn công nhân do chủ Hàn Quốc, Tae Kwang Vina sản xuất giày cho Nike đã đồng loạt đình công. Riêng hãng Tae Kwang Vina sản xuất 7 triệu rưởi đôi mỗi năm. Nếu chúng ta làm một con tính với 14 ngàn công nhân làm việc. Trung bình một năm, mỗi công nhân làm được 535 đôi giầy. Tính giá bán trung bình một đôi là 100 đô la. Tiền công một đôi giầy là khoảng hơn một đô la trên giá bán 100 đô la.

Sự bóc lột thấy rõ.

Tiếp theo hãng Tae Kwang Vina, gần đây nhất, có cuộc đình công của công nhân hãng Ching Luh cũng có hợp đồng với hãng giày Nike, ở dười Long An. Riêng Ching Luh có mặt ở Việt Nam từ 2002 và sử dụng 21000 công nhân. Sản lượng giày dép một năm là 12% trong số 75 triệu đôi giày. Lương công nhân là 59 đô la. Nay họ muốn tăng lương là 20%. tháng. Tức là đòi tăng 12 đô la một tháng. Nạn lạm phát phi mã tăng giá cả tiêu dùng lên từng tháng đến 15% thì việc tăng lương 20% cũng chẳng thấm thía vào đâu. Mặc dầu cuộc đình công đã chấm dứt và công nhân đành chấp nhận mức tăng lương là 100000 đồng một tháng thay vì 200000. Nhưng khi công nhân trở lại làm thì xảy ra cuộc ẩu đả giữa một công nhân và nhân viên an ninh. Cảnh sát đã đến can thiệp và nhà máy làm giày Nike, chủ Đài Loan đã phải tạm đóng cửa trong ba ngày.

Trên đây là những công ty tiêu biểu, lương bổng “đàng hoàng” mà công nhân còn đói. Huống chi các hãng xưởng nhỏ khác. Ông Alan Marks, phát ngôn viên của hãng Nike nói rằng, họ khuyến khích cả hai bên ngồi xuống để thảo luận và giàn xếp những khác biệt. Nhưng với tình hình lạm phát phi mã như hiện nay, giá cả thực phẩm tiêu thụ có thể tăng từng ngày, tương lai đời sống công nhân làm việc trong các hãng xưởng sẽ là nạn nhân đầu tiên của tình trạng kinh tế lạm phát hiện này ở Việt Nam.

Tương lai quả thật không sáng sủa gì. Cộng thêm với nạn tham nhũng hoành hành đục phá rỗng đất nước ra từng mảnh. Một tỉ dụ nhỏ trong việc tham nhũng có bằng cớ. Hiện nay, Việt Nam phải nhập cảng giấy từ Canada. Nhưng các quan chức đã khai man, gian lận. Họ nhập cảng giấy vào Việt Nam, sau đó xuất cảng ngược lại bán sang Mỹ mà giá thành thấp hơn giá bán nhập cảng từ Mỹ sang Canada. Đó là một hiện tượng quái gở, nhưng có thật đến không hiểu được chỉ vì lý do tham nhũng.


2.Tình trạng công nhân xuất khẩu lao động

Xưa nay, người ta chỉ nói tới xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng, xuất khẩu nguyên liệu. Nhưng nay thì có hiện trạng xuất khẩu người. Hàng hóa không phải là những chiếc xe, nhựng bộ quần áo, con cá, con tôm. Nhưng là chính con người. Thường là những người trẻ ở thôn quê, tuổi 19 đến 35.

Con người vẫn được coi là vốn quý. Nhưng hơn ở đâu hết, con người Việt Nam là rẻ. Rẻ như bèo. Nhất là phụ nữ.

Thống kê không lấy gì làm chắc chắn cả thì hiện nay có hơn 100 ngàn phụ nữ Việt, phần đông sống ở thôn quê, ít học, không có công ăn việc làm đã được bán sang Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông, Trung Cộng. Họ được bán sang các nước này dưới danh nghĩa “lấy chồng”.

Mới đây chính phủ Cam Bốt có lệnh cấm phụ nữ Campuchia không được lấy chồng ngoại quốc như Đài Loan. Đó là bài học mà chính quyền cộng sản Việt Nam có thể học từ người Campuchia, mặc dầu họ còn nghèo gấp bội so với Việt Nam.

Nhưng bài này nhằm viết về tình trạng công nhân xuất khẩu lao động, một hình thức đem con bỏ chợ. Vô trách nhiệm. Vô nhân đạo của chính quyền CS.

Xuất khẩu lao động nằm trong chính sách của nhà nước, giải quyết một phần chính sách “Xóa đói giảm nghèo”, giảm bớt miệng ăn, giải quyết nạn thất nghiệp. Một năm, có thêm khoảng một triệu người trẻ gia nhập thị trường lao động. Làm sao giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho một triệu người mới tới?

Riêng trong năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 82000 lao động và thu về cho nhà nước 2 tỉ Mỹ kim. Con số 82000 năm nay cộng với các năm trước có thể là vài trăm ngàn người tương đương với con số cu ly làm trong thời Pháp thuộc là 221.052 ngàn người làm trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy. Không kể các công nhân làm thuê cho các nhà hàng, tiểu chủ, tư bản tư nhân người Pháp.

Thị trường lao động Việt Nam ở Mã Lai coi như trúng mùa. Vào tháng 04/2004 tiếp theo sau đó, thị trường xuất khẩu lao động sang Mã lai đạt “thành quả tốt đẹp”. Nó là giấc mơ của dân lao động Việt Nam. Nhưng kể từ 2006, thị trường này coi như sút giảm đáng kể. Năm 2007, chỉ còn hơn 20 chục ngàn người sang Mã Lai. Đến 2008, con số đó tụt xuống chỉ còn một nửa.

Lương trung bình ở các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông ở vào khoảng 4-6 triệu đồng. Nếu có chuyên môn, tay nghề thì mức lương vào khoảng 6-8 triệu đồng Việt Nam. Nhưng thực tế thì không như vậy. Chẳng hạn, có 200 công nhân được gửi sang Jordan làm cho hãng may mặc W&D Apparel Jordan Corp với mức lương được hứa trả là 220 Mỹ kim một tháng. Thực tế họ chỉ được lãnh từ 80-120. Khi quyết định không đi làm, đòi về Việt Nam thì chủ tìm cách bỏ đói, bị cảnh sát địa phương đánh đập. Lãnh sự hay tòa đại sứ Việt Nam làm lơ. (Theo phúc trình của Ủy ban cứu người vượt biển).

Theo Trần Ngọc Thành, ông có làm một phóng sự từ Malaysia và đây là những lời tâm sự của những người lao động trẻ:


“Cháu sang đây đã hơn hai năm, làm chẳng đủ ăn, làm sao trả hết nợ được chú. Công ty của cháu hợp đồng một đường làm một nẻo, chú bảo đấy là hợp đồng với môi giới, thì gọi môi giới mà hỏi, còn đây là yêu cầu của công ty, làm thì làm không làm thì nộp phạt 2000 ringit, tự mua vé máy bay mà về Việt Nam. Trời ơi. 2000 ringit, hơn 600 đô la Mỹ tiền phạt, rồi tiền vé máy bay, 30 triệu tiền nợ lãi. Lấy đâu? Gọi điện thoại cho môi giới: “xin lỗi quý khách số này hiện nay không còn liên lạc được, xin quý khách gọi lại sau.”



Và xin đọc thêm một đoạn trích dẫn về tiền lương của người cu ly thời Pháp:

“Để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nữa, chúng còn tăng cường dùng nhân công đàn bà và trẻ con. Công việc đàn bà trẻ con làm chẳng kém phần nặng nhọc so với đàn ông, nhưng họ chỉ được hưởng mức lương thấp chừng nửa lương đàn ông hay trên một chút. Trên sổ sách, lương công nhân được ghi chép rõ ràng rành mạch, nhưng có có bao giờ họ được lĩnh đủ số tiền lương đó đâu. Công nhân nhiều nơi lại không được trực tiếp lĩnh tiền công ấy.Những tên cai, sếp chủ mộ là những tên trung gian còn ăn cướp giật một lần nữa”

(Trích số 27, tập san Sử địa, tháng tư-1957).

Những sự việc trên xem ra có khác gì thời thực dân Pháp:

“Trước khi bước vào cuộc đời làm thợ, người công nhân được ký vào bản giao kèo đầy điều kiện tốt đẹp. Giờ làm, giờ nghỉ, tiền lương, nhàở, thuốc men, bảo hiểm xã hội, mục nào cũng thi hành như luật lao động quốc tế. Nhưng tới khi đã bước chân vào hầm mỏ, nhà máy hay đồn điền thì những điều tốt đẹp chỉ là những lời lừa bịp trắng trợn. Giao kèo biến thành tờ giấy lộn, để đó hay xé đi cũng thế thôi không luật pháp nào ngăn cản. Chưa nói đến chế độ làm việc quá khắt khe với món tiền lương chết đói...”



Người viết những đoạn văn trên là Nguyễn Bình Ninh, vào năm 1957... Có thể nay ông đã quá vãng.. Nhưng nếu may mắn ông còn sống thì hiện trạng mà ông vừa tố cáo chế độ thực dân cũng là gián tiếp tố cáo chế độ hiện nay. Nó giống y hệt hoàn cảnh các lao động Việt Nam bị đem xuất khẩu.

Bởi vì giao kèo ký với thực dân tây và giao kèo ký với thực dân ta chỉ là những tấm giấy lộn.
Được biết, theo các anh chị em công nhân, từ khi xuất khẩu được công nhân sang đây, tuyệt đại đa số công ty môi giới coi như hết trách nhiệm. Công nhân bị xén lương bổng, ốm đau, bị thương, ngay cả chết. Công ty môi giới phủi tay.

Các công ty môi giới này y hệt các sở mộ phu thời trước mọc lên ở các tỉnh nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Quảng Trị với những tên chủ mộ nổi tiếng lừa bịp như Bazin, F. Schmidt, Trouilleux với các tên chủ hãng như De Vogue, De Chambour, De la Chaume..

Tính từ năm 2004 đến nay, có đến 315 công nhân bị chết. Con số lớn thật khủng khiếp.

Nhiều người làm việc quá mệt mỏi, đi làm về, không cầm nổi bát cơm lên ăn,. Ốm yếu, mệt mỏi suy nhược với thời gian làm việc 15 tiếng đồng hồ ngày.

Và nhiều người đã nằm xuống và không bao giờ dậy.

Và đây là tình trạng phu đồn điền từ lúc bị mộ phu mang đi: “Trước khi xuống tầu, những người phải đưa sang đảo Thái Bình Dương bị nhốt vào các căng riêng biệt. Lính khố xanh canh gác, cấm gia đình bè bạn lại gặp họ. Những người đem vào đồn điền Nam Kỳ thì lên cam nhông hay tầu hỏa vào nam có bọn giám thị mang súng áp tải. Trên đường đến địa điểm làm việc, họ đã hiểu số phận: có người thất vọng nhảy bừa xuống đường trong lúc ô tô hay tầu hỏa đang phóng nhanh.”

Bao nhiêu cu ly đã phải trốn đi vì roi vọt của những tên cai, xếp. Đi làm chậm bị đánh. Nghỉ tay một chút bị đánh. Nhiều người đã trốn đi. Nhưng trốn đi đâu? Nhiều người khác đã gục xuống cho những cây cao su lớn lên.

Ai chịu trách nhiệm về những cái chết ấy? Thứ trưởng Lao động Nguyễn Thanh Hòa đã gian dối, lấp liếm và lường gạt, đổ lỗi cho việc khám sức khỏe cho lao động đi Malaysia quá đơn giản.

Trưởng hợp anh Lâm Văn Có, quê ở Hải Phòng, vay tiền với lãi xuất cao để được đi lao động. Sang đây, theo yêu cầu của môi giới Việt Nam, chủ trừ tiền lương hàng tháng để trả cho môi giới. Theo hóa đơn của chủ, số tiền vay đã trả hết từ lâu, nhưng chủ cứ tiếp tục trừ. “Vì yêu cầu của phía Việt Nam”. Không cãi được, sự chịu đựng có hạn, anh bỏ ra làm ngoài. Nhiều anh chị em xa nhà đã 6 năm, nhưng chưa một lần về nước, dù Kua Lumpur cách Sài Gòn chỉ hơn một tiếng bay.

Báo chí Việt Nam đưa tin về những vụ trấn lột, cướp của giết người dã man do những công nhân bỏ hợp đồng ra ngoài bất hợp pháp gây ra. Lãnh đạo phía Việt Nam phủi tay, đại sứ quán phủi tay, quản lý lao động phủi tay, môi giới phủi tay. Tất cả tội lỗi đều trút lên đầu những tên tội phạm. Nhưng ai đã làm thủ tục, ai thu tiền để cho họ xuất khẩu.. Ai cấp hộ chiếu, ai đầy họ vào bước đường cùng. Ai cho phép chủ ngoại quốc giữ hộ chiếu có sự thỏa thuận của phía Việt Nam để phòng hờ công nhân trốn? Không có giấy tờ, không có hộ chiếu, sống bất hợp pháp rồi bị bắt. Ai trách nhiệm?

Đã đến lúc nhà cầm quyền cộng sản cũng như chính phủ Malaysia phải có trách nhiệm điều tra những cái chết vừa nêu trên.

UBBV lao động đã lên tiếng cảnh báo, gióng lên một tiếng chuông và trông chờ sự tiếp tay của cộng đồng hải ngoại qua báo chí khơi động lên tiếng nói, đòi nhà cầm quyền Việt Nam trách nhiệm điều tra về những nạn nhân đã chết ở Kuala Lumpur.

Phía Tổng liên Đoàn Lao động của Malaysia, họ chờ phía Việt Nam lên tiếng để họ can thiệp. Họ cho biết, năm 2005, có 600 công nhân Việt Nam đói khát, tập trung kêu cứu trước sứ quán Việt Nam ở Kua Lumpur. Đại diện Liên Đoàn lao động Malaysia mời sứ quán Việt Nam tới bàn bạc. Sứ quán Việt Nam lên tiếng: “Chúng tôi không dám lên tiếng, nếu chúng tôi lên tiếng thì phía Malaysia sẽ ngưng tiếp nhận lao động Việt Nam”.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa giải thích: “ So với người ở trong nước. Thiệt mạng giữa độ tuổi 25-30 thì tỉ lệ người lao động ở Việt Nam tử vong ở thị trường Malaysia thấp hơn 2.3 lần. Đó là lối nói chạy trách nhiệm vô đạo đức.

Trước tình trạng khốn khổ, cơ cực của công nhân xuất khẩu lao động. Nhiều công nhân đã trốn về. Theo Trịnh Giang Nam đã sang Malaysia từ năm 2006, dù còn một năm nữa mới hết hạn hợp đồng, nhưng Nam quyết định về nước bởi “công việc quá cực nhọc, lương bổng chẳng ra gì” Theo báo Người lao động, cha mẹ Nam phải vay nợ ngân hàng công thêm tiền của nhà cho đủ 20 triệu đồng để anh đi, mong có chút vốn cưới vợ, làm ăn sau này. Lãnh lương 650 ringit, chưa trừ thuế và tiền ăn uống. Lãnh lương xong, trả nợ bạn bè coi như hết.

Tôi có cảm tưởng những lời tố giác vào năm 1957 để tố giác Tây Thực dân thuộc địa tàn ác, bóc lột thì nay nó chính là phiên bản của chính quyền Cộng sản đang làm. Cũng ăn chặn lương của công nhân làm cho các hãng ngoại quốc. Cũng để cho bọn môi giới, đầu nậu ăn cướp bóc lột, cũng bênh vực bọn chủ ngoại quốc, ngăn chặn biễu tình vì đã được bọn chủ Đài loan, Nam Hàn đấm mõm.

Hỏi xem có điều gì khác biệt giữa bon Tây thuộc địa và chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay?

Và cuối cùng thì Nam cho biết: “Bố em thấy công việc như vậy gọi điện thoại bắt về”. Chỗ em có 11 người thì chín người đã bỏ về rồi.

Trường hợp Nguyễn Tiến Thành ở Tuyên Quang. Lúc Thành ra đi, bố mẹ Thành đã phải bán ba con bò, một con bê mới đủ tiền trả cho công ty môi giới. Để có thể về nước, Thành đã phải chắt chiu, bóp mồm bóp miệng dành dụm gần 2000 ring để chuộc lại hộ chiếu từ công ty đầu tiên, lo các thủ tục giấy tờ và vé máy bay. Về đến nhà Thành là tay trắng, nhưng Thành còn may mắn hơn người khác. Không có tiền để mà về.

Đây là một thảm cảnh diễn ra ở khu mỏ Hòn gay để nhắc nhở thảm cảnh bây giờ: “ Bốn người trốn đi đã bị bắt: ba phụ nữ và một đàn ông. Người số 9 ( người nào cũng đeo số như ở nhà lao) là một phụ nữ trẻ, 21 tuổi. Người số 1021 là một phụ nữ 30 tuổi đang có thai 6 tháng. Người số 812 là một phụ nữ đã có 3 con. Còn người đàn ông 21 tuổi. Người ta đã bắt được họ. Họ phải nằm dài xuống đất theo như thường lệ. Anh chạy giấy lấy giây thép quấn xung quanh chiếc roi. Mỗi người phụ nữ bị đánh 10 roi vào thịt, còn người đàn ông chịu 20 roi.” Ở đồn điền cao su Nam kỳ cũng vậy, việc đánh đập cũng diễn ra tàn khốc. Bọn chủ su, cai đủ quyền tự do đánh đập, hiếp tróc công nhân. (Đây là bài viết phóng sự được trích dẫn từ một bài báo của ông H. Danjou).

Và có lẽ câu trả lời của Minh, ở Phú Thọ tóm tắt đầy đủ câu chuyện người lao động bị xuất khẩu: “Cha mẹ muốn em ở lại thêm một thời gian để đưa em trai sang, nhưng em nhất quyết là không, một người chịu khổ đã quá đủ”
Và đây là tiêáng gào thét biến thành lời nguyền rủa căm thù của người cu ly đồn điền cao su:

Ôi, nghĩa địa đâu đây,
Bao nấm mồ thiêng
Vùng lên thét vào mặt chúng
Cùng bao cánh tay lao khổ.
Quật chúng xuống bùn đen đất cái.
Rồi ta làm chủ lấy ta,
Cơm no áo ấm sống đời vui ca.

Người viết nghĩ rằng những khát vọng vùng lên, quật chúng xuống cho đến bây giờ, lúc này vẫn là điều cần thiết phải làm. Vì những kẻ bóc lột, hút máu người công nhân lao động vẫn còn đó. Còn giấc mơ. Rồi ta làm chủ lấy ta, cơm no áo ấm sống đời vui ca vẫn chỉ là những thiên đường mù, không biết bao giớ tới được.

32 năm “thống nhất” đất nước. 27 năm đổi mới, câu hỏi chưa có câu trả lời là Việt Nam đi về đâu và đang ở đâu...




Re: Từ cộng sản sang thực dân

Chúng ta cần lớn tiếng tố giác những bọn man rợ, những bọn bóc lột người, những bọn chỉ biết có quyền lợi của mình, của phe cánh mình. Bọn ác nhân này cần phải bị chỉ đích danh và nói cho mọi người trên thế giới biết về những tội ác của bọn chúng.

Cám ơn tác gỉa,
xtt

hoang anh
Ở đầu thé kỷ 21 này csvn là những tên cướp ngày, bóc lột dân vn tàn tệ, dã man gấp
nhiều lần bọn thực dân Pháp thời tư bản nguyên thuỷ.Bọn họ (cs) phải bị lên án là bọn
buôn người, loại má mì thời điên tử. Để thoả mãn bản năng thú vật của cái gọi là
" chuyên chính vô sản", bản chất tham lam không có giới hạn và để duy trì quyền lực
của những tên độc tài nhưng ngu xuẩn và hèn hạ chính quyền cộng sản không từ một
thủ đoạn nào để bóc lột,đàn áp tất cả các tầng lớp lao động vn.Lời phát biểu trên cưa tên
phó chủ tịch TP Sài gòn nên được phân phát rộng rãi cho dân chúng biết bộ mặt thú tính
của csvn ,kẻ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của hàng trăm nghìn công nhân đói khổ cho nhóm
tài phiệt bóc lột ngoại quốc, phần lớn là bon. tàu,Hàn quốc những tên chủ đi đêm với chinh
quyền để được bảo kê (Thử tính xem có bao nhiêu nhà đầu tư Châu âu??? họ không vào vì
biết rõ bản chất của bon cs ta, tàu hay Han quốc đều là bọn bất lương,dùng Hối lộ, gái bợm
để mua chuộc....).

http://thudoan.blogspot.com/
Cac blogs VH    
http://www.blogger.com/profile/12010786965084755108

No comments: