Wednesday, September 17, 2008

Hồ sơ tội ác của bột ngọt / MSG


Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 năm
http://www.doi-thoai.com/baimoi0908_259.html
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=278743&ChannelID=3


Đọc xong, nếu các bà nội trợ nào còn muốn ăn bột ngọt, liên hệ Đời. Đời gởi cho mấy vĩ thuốc ngủ, uống cho đi lẹ lẹ đỡ tốn công, tốn của, tốn thời gian...sống.

Ở những nước phát triển, vấn đề thêm chất phụ gia thực phẩm là một việc rất thận trọng. Bột ngọt - MSG đã được họ đưa vào danh sách hạn chế dùng từ những năm 1968 (tức hơn 40 năm nay rồi). Các hội chứng do ăn phải nhiều bột ngọt được các nhà khoa học gọi là "hội chứng ăn nhà hàng Trung Hoa - Chinese Restaurant Syndromes".

Vậy mà VEDAN và khối kẻ khác đang ngày đêm mặc sức tuôn chất độc ra cho dân tình Việt Nam tận hưởng. Mặc khác chúng ta tung hô và khen thưởng nhà đầu tư VEDAN với nhà máy sản xuất chất độc lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài cửa VEADAN đường hoàng mời bà con dân tình mở hầu bao rước chất độc để kiếm lời bỏ túi. Cửa sau thì lén lén, lút lút đổ bỏ bao nhiêu chất thải giết người ra sông, ra đất mà không phải tốn một đồng chi phí xử lý.

Giết người bằng 2 dao, 2 đao! Giết trong, giết ngoài! Giết thế hệ đang sống, giết đến thế hệ tương lai!

Thử hỏi có đáng để chúng ta "ăn" vào không?

TẨY CHAY VEDAN! và NGƯNG, GIẢM NGAY BỘT NGỌT TRONG KHẨU PHẨN ĂN HÀNG NGÀY tức chúng ta đang tự bảo vệ mình, bảo vệ con cháu nước Việt này...

“Hồ sơ tội ác của nàng bột ngọt”!

Năm 1908, tiến sĩ Kikunae Ikeda (khoa Hóa Viện đại học Hoàng gia ở Đông Kinh) phát hiện trong loại rong lá ấy có một hoạt chất làm cho thức ăn ngon ngọt. Đấy chính là chất “bột ngọt” ngày nay. Tại Mỹ, bột ngọt được gọi là Mono sodium glutamate. Tại Nhật, nó được gọi là Ajinomoto (“Aji” nghĩa là nguồn gốc, “moto” nghĩa là hương vị, “Ajinomoto”: nguồn gốc của những hương vị).

Năm 1909, Ikeda và dược sĩ Saburosuke Suzuki mở một công ty chuyên kinh doanh bột ngọt. Đến năm 1933, sản xuất bột ngọt tại Nhật Bản đã đạt đến 4500 tấn/năm. Bột ngọt trở thành gia vị quan trọng, nhất là tại các nước phương Đông.

Nếu ta đưa dư acid amin vào, cụ thể là bột ngọt, chúng sẽ được gan và thận làm việc “hết công suất” để biến thành dạng hòa tan, có thể ra ngoài theo nước tiểu. Nếu bột ngọt đưa vào nhiều quá, gan và thận phải làm việc quá sức, ắt phải có ngày “hết pin”. Từ đó dẫn đến một số rối loạn khác. Bột ngọt còn là một chất truyền dẫn thần kinh. Chất này não có thể tự tiết ra khi cần (gọi là glutamat nội sinh). Dùng nhiều bột ngọt, lượng glutamat thừa sẽ gây rối loạn, làm suy thoái não.

Nguyên nhân gây nhiều căn bệnh

Bột ngọt còn là nguyên nhân của nhiều “tội ác”:

Gây suyễn: Năm 1981, bác sĩ Gary Backer thấy những bệnh nhân suyễn bị nặng hơn sau khi ăn các món của người Hoa. Tác động gây suyễn của bột ngọt đã được công bố.

Gây trầm cảm: Năm 1978, bác sĩ Artheur Colman phát hiện ra chứng trầm cảm ở một số bệnh nhân do sử dụng bột ngọt. Họ bị căng thẳng, buồn nôn, đau bụng nhẹ…

Nhức đầu: Triệu chứng này hay gặp nhất với những người nhạy cảm với bột ngọt.

Ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Giải pháp: thức ăn không bột ngọt

Nói chung, càng tránh dùng bột ngọt chừng nào càng tốt chừng nấy. Cách nấu không cần bột ngọt:

Nguyên liệu phải tươi

Phải công phu mới có nước lèo ngọn, ngọt: nấu nhiều xương, củ cãi trắng, mía lau đập dập, võ tôm và đầu tôm cho vào túi vải mỏng hầm chung với xương.

Món kho có thể dùng đường thay thế

Không dùng bột ngọt cho trẻ em dưới 6 tuổi

Lượng bột ngọt có thể cho vào thức ăn của người lớn là 2g nửa muỗng café) cho 0.5kg thịt, cá hay rau.

(Theo Dược sĩ Huy Cường / Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm)

ADD:

Một công trình nghiên cứu khoa học của nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hàn Quốc Hwo Woong Zhong đăng trên tờ tạp chí Khoa học Mỹ số 7/1996 (Science No.7) với tên: “Hội chứng Cao Lâu hay Hội chứng món ăn nhà hàng Tàu” (Chinese Restaurant Syndromes) đã công bố những tác hại của việc dùng bột ngọt trong chế biến thực phẩm:

Nếu dùng bột ngọt nhiều sẽ gây những tác hại cho các nơron thần kinh duy trì chức năng trí nhớ. Mặc dù muối Natri gốc Axít glutamic có tác dụng làm giảm lượng Amoniắc trong hệ tuần hoàn não nên phần nào có tác dụng làm giảm đau đầu (một thời có người đã chữa chứng đau đầu bằng... ăn nhiều bột ngọt!). Nhưng sau đó, chính nó lại hạn chế khả năng trao đổi chất của các tế bào thần kinh, gây nên lão hoá. Đó chính là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.

Từ công trình nghiên cứu khoa học trên đây, WHO và Tổ chức Lương Nông thế giới - FAO đã khuyến cáo: Không nên dùng bột ngọt trong chế biến cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo thống kê thì Châu Âu và các nước phát triển hầu như không sử dụng bột ngọt trong chế biến thực phẩm.

Các nước sản xuất nhiều bột ngọt chỉ để...xuất khẩu (Mỹ tiêu thụ nội địa 0,7% sản lượng; Pháp 0,9%; Braxin 1%). Ngay tại Nhật, nước phát minh ra bột ngọt cũng chỉ làm ra để xuất khẩu, chứ tiêu thụ nội địa chỉ 1,5% sản lượng.

Một số trắc nghiệm của các nhà khoa học nghiện cứu hoá thực phẩm tại Anh và Mỹ còn chỉ ra rằng: Ăn nhiều bột ngọt trong thức ăn một lần có thể gây triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ngứa dị ứng toàn thân hoặc từng phần; đặc biệt là phản ứng tăng nhanh nhịp tim... rất nguy hiểm cho người cao huyết áp.

Hiện nay, bột ngọt, bột canh (có bột ngọt với tên gọi chất điều vị) luôn là bạn đường thuỷ chung của các món ăn, nhà bếp Việt Nam. Bất kỳ món ăn nào của ta hiện nay cũng đều được nêm cỡ 1 muỗng cà phê bột ngọt là ít nhất. Ngay cả mì ăn liền cũng có tới 4gr bột ngọt/1 gói.

Ở Việt Nam có 2 nhà mày lớn sản xuất bột ngọt ở Việt Trì, Vedan ở Đồng Nai, cộng với nhiều nhà máy lớn nhỏ khác cũng chưa cung cấp đủ nhu cầu trong nước.

Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu bột ngọt từ Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Braxin, và nhất là bột ngọt 3 không (không nhãn, không hạn sử dụng, và không xuất xứ nhà sản xuất) được nhập từ biên giới Trung Quốc.

Chúng ta đang tự đầu độc hoặc bị đầu độc bằng chất độc mang cái tên ngọt ngào “Bột ngọt”.

Đã đến lúc các nhà khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng cần vào cuộc tuyên truyền, uốn nắn một thói quen có hại của việc lạm dụng bột ngọt trong chế biến thực phẩm.

Đừng để đến lúc các tác hại của hội chứng lạm dụng bột ngọt phát tác thì sẽ là quá muộn.

http://blog.360.yahoo.com/blog-CkgfBTEzeqkPrBLuE0ZFgw--?cq=1&p=1175

No comments: