DCVOnline
Nhà nước Trung Quốc ra lệnh che giấu vụ sữa nhiễm độc
Li Changjiang, Bộ trưởng Tổng Giám sát Chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch từ chức hôm 22 tháng Chín, 2008
Nguồn: Associated Press / media.pressofatlanticcity.com
---------------------------------------------------------------------------
Mặc dù đã có cảnh cáo rằng sản phẩm sữa trẻ con của hãng Sanlu bị nhiễm hóa chất melamine, chính phủ TQ đã không thông báo cho người tiêu thụ biết kịp thời để ngăn chận sự tiếp tục tiêu dùng và thu hồi sản phẩm này kịp thời.
Viên chức cao cấp của chính phủ TQ đã ra lệnh cho hãng Sanlu, là hãng đã chịu trách nhiệm cho bốn tử vong và gây bệnh cho 53.000 trẻ con khác ở Trung Quốc.
Lệnh đã được truyền cho hãng qua ba buổi họp, mà trong những buổi họp này công ty Sanlu đã báo cho giới hữu trách thành phố Shijiazhuang hay cái khả năng bùng nỗ lớn hơn của cuộc khủng hoảng sữa nhiễm độc này. Thành phố Shijiazhuang này cũng là nơi công ty Sanlu có cơ sở sản xuất.
Có mặt tại buổi họp là các đại diện địa phương của Ban Quản trị Giám sát Phẩm chất, Kiểm tra và Kiểm dịch (AQSIQ), là cơ quan theo dõi sự an toàn của sản phẩm toàn quốc của Trung Quốc.
AQSIQ cũng đã đưa những than phiền của những bác sĩ lên trên mạng của mình; theo đó, một bác sĩ đã bày tỏ sự quan tâm của trẻ em bị sạn thận khi uống sữa do hãng Sanlu sản xuất.
Mặc dù đã có những cảnh cáo về sữa Sanlu như thế, rằng sữa đã bị trộn với hóa chất melamine (để đánh lừa người sử dụng rằng tính đạm trong sữa cao), nhà nước Trung Quốc đã không chính thức công bố cho người dân biết để họ ngưng sử dụng loại sữa này và thu hồi tất cả sản phẩm nhiễm độc đã được tung ra thị trường.
Chính phủ trung ương đã ra lệnh ngăn chận “tin xấu” này, tránh sự hoang mang về sức khỏe, suốt thời gian Thế Vận Hội xảy ra ở Bắc Kinh, khai mạc trong cùng tuần.
Nhưng nhà nước cũng nói rằng họ quan tâm về tác động của “ổn định xã hội”, theo nguồn tin có được qua một người tham dự trong buổi họp. “Bất ổn xã hội” là một câu nói mơ hồ, trừu tượng nhưng được chính phủTrung Quốc dùng để ám chỉ chuyện biểu tình chống đối công khai của người dân.
Chi tiết của những buổi họp này là sự xác nhận đầu tiên việc che giấu thông tin là một chính sách cố ý của chính quyền từ trung ương chứ không phải là một sản phẩm quán tính đẻ ra từ tính quan liêu của nhân viên chính phủ.
Mặc dù đã có cảnh cáo rằng sản phẩm sữa trẻ con của hãng Sanlu bị nhiễm hóa chất melamine, chính phủ đã không thông báo cho người tiêu thụ biết kịp thời để ngăn chận sự tiếp tục tiêu dùng và thu hồi sản phẩm này kịp thời. Nguồn: AFP/Getty
---------------------------------------------------------------------------
Sau khi sự việc bị phơi bày, vụ sữa nhiễm độc này bắt đầu lan qua những công ty sản xuất sữa lớn khác của Trung Quốc. Hiện từ Đài Loan cho đến vùng Đông Phi châu, tất cả những sản phẩm có liên quan đến sữa Trung Quốc đã bị thu hồi khỏi các siêu thị, trong lúc hãng Tesco hôm qua nói rằng họ đang thu hồi mặt hàng kẹo Thỏ Trắng, một sản phẩm ngọt của Trung Quốc sản xuất, ra khỏi tất cả các cửa tiệm Tesco ở Anh Quốc.
Chi tiết che giấu này cũng đã là vấn nạn cho hãng Fonterra, là một công ty của Tân Tây Lan (New Zealand) có 43 phầm trăm vốn ở hãng Sanlu, và đồng thời có ba người nằm trong hội đồng quản trị, và đã có đại diện cho mình tham sự trong những buổi họp nói trên.
Ông Andrew Ferrier, tổng giám đốc điều hành của Fonterra, nói rằng khi sự cố nhiễm độc này xảy ra, nếu không làm việc “dưới sự hướng dẫn” của nhà cầm quyền Trung Quốc là “vô trách nhiệm”.
Kinh nghiệm của hãng Fonterra là một cảnh cáo sâu sắc, mạnh mẽ về những mối nguy hiểm mà các công ty phương tây phải đối diện khi làm ăn ở Trung Quốc.
Công ty Fonterra này, buôn bán những sản phẩm về sữa lớn nhất thế giới và được biết đến nhiều ở Anh Quốc qua món bơ Anchor, tổng gía trị toàn công ty khoảng 107 triệu bảng Anh, và hai phần ba trong số này đã được đầu tư vào hãng Sanlu.
Fonterra nói rằng mặc dù có những than phiền về chuyện trẻ em uống sữa Sanlu bị sạn thận được ghi nhận hôm tháng 12 năm rồi, công ty này đã không biết gì sai trái thêm cho đến khi họ chính thức được hãng Sanlu thông báo hôm 2 tháng Tám này.
Ba buổi họp đã xảy ra ngay sau đó, nhưng một viên chức quản trị cao cấp của hãng Fonterra đã đề cập đến chuyện sữa nhiễm độc với một nhà ngoại giao Tân Tây Lan ở một buổi tiệc hôm 14 tháng Tám, và cung cấp cho nhà ngoại giao này những tin tức chính thức trong buổi họp đó vào ngày 22 tháng Tám, tức là hai ngày trước khi Thế Vận Hội Bắc Kinh bế mạc. Ông Đại sứ Tân Tây Lan đã yêu cầu cung cấp thêm chi tiết trước khi ông gởi báo cáo về Wellington (thủ đô của Tân Tây Lan) để trình bày sự cố này hôm 29 tháng Tám.
Tiếng còi công bố toàn bộ sự việc sữa nhiễm độc này do chính phủ Tân Tây Lan thổi lên cho toàn thế giới biết hôm 9 tháng Chín chứ không phải từ phía nhà nước cộng sản Trung Quốc.
Trước sau, mất tất cả sáu tuần kể từ khi hãng Fonterra khám phá ra chuyện sữa nhiễm độc và lệnh thu hồi sữa được thi hành.
Ông Paul French, giám đốc hãng Access Asia, là một công ty tư vấn người tiêu thụ có trụ sở nằm ở Thượng Hải, nói rằng rất nhiều quản trị gia phương Tây làm việc ở Trung Quốc tin lời khuyên trong các sách dạy làm ăn ở Trung Quốc rằng họ phải tránh làm các công ty làm ăn chung với mình bị “mất mặt” bất kể mọi gía.
Nhưng trong bản báo cáo nội bộ, ông Ferrier đã bảo vệ cái quyết định “làm việc trong hệ thống”, khi ông nói rằng cái quan trọng tối hậu, là đã thành công trong việc mang đến lệnh thu hồi những sản phẩm nhiễm độc này.
© DCVOnline
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5512
---------------------------------------------------------------------------
Nguồn:
(1) Chinese ordered cover-up of tainted milk scandal (http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/china/3074986/Chinese-ordered-cover-up-of-tainted-milk-scandal.html ) . Daily Telegraph by Richard Spencer in Beijing and Peter Foster in New Zealand, 25 September 2008
(2) China Tainted Milk Scandal Widens (http://www.cbsnews.com/stories/2008/09/19/world/main4460016.shtml ) . CBS News, 19 September 2008
By this report: "Melamine is a toxic industrial chemical that can cause kidney stones and lead to kidney failure. It has no nutritional value but is high in nitrogen, making products with it appear higher in protein. Suppliers trying to cut costs are believed to have added it to watered-down milk to cover up the resulting protein deficiency."
- * Môi sinh môi trường, đạo lý, con người VN bị tàn phá ...
Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á về dược phẩm giả
Sep 24, 2008
Theo tổ chức Cảnh sát Quốc tế Interpol, Việt Nam hiện là quốc gia đứng hàng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về mua bán, chế tạo dược phẩm giả.
Dẫn đầu khu vực này là Lào, và hạng nhì là Việt Nam.
Interpol nhận định tỷ lệ dược phẩm giả ở Việt Nam tuy có giảm nhưng vẫn phức tạp vì dược phẩm giả được sản xuất bằng công nghệ cao, bao bì, hình thức sản phẩm rất giống dược phẩm thật hoặc dược phẩm thật được đổ từ nước ngoài vào Việt Nam rồi sửa lại thời hạn sử dụng.
Đa số đông dược đang được mua bán là hàng nhập lậu từ Trung Quốc và rất nhiều hàng giả. Một số mặt hàng đông dược giả còn được sản xuất tại Việt Nam và Sở Y Tế Sài Gòn thú nhận chưa tìm ra nơi làm giả loại đông dược này.
2. Vụ sữa Trung Quốc chứa độc tố melamine có bán tại Việt Nam: Hanoi Milk "ém" 280 tấn sữa bột Trung Quốc
Thứ Năm, 25/09/2008, 12:50 (GMT+7)
Đại diện đoàn kiểm tra của Bộ Y tế lấy mẫu sữa bột Trung Quốc tại Hanoi Milk ngày 24-9 - Ảnh: N.DUNG
Tiếp tục công tác thanh - kiểm tra sữa và sản phẩm sữa, ngày 24-9, đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Y tế đã kiểm tra đột xuất Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoi Milk) và phát hiện 280 tấn sữa nguyên kem có nguồn gốc từ Trung Quốc được giấu rất kỹ trong kho của công ty này.
100 tấn sữa bột Trung Quốc sắp hết "đát"
280 tấn sữa bột này được cất giữ tại vị trí rất sâu trong kho của Hanoi Milk. Trong khi đó, lãnh đạo Hanoi Milk thông báo với đoàn kiểm tra rằng công ty chỉ nhập nguyên liệu sữa bột từ Mỹ và New Zealand.
Bấm vào đây xem tiếp http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=280196&ChannelID=3
Thứ Năm, 25/09/2008, 12:50 (GMT+7)
Vụ sữa Trung Quốc chứa độc tố melamine có bán tại Việt Nam:
Hanoi Milk "ém" 280 tấn sữa bột Trung Quốc
Đại diện đoàn kiểm tra của Bộ Y tế lấy mẫu sữa bột Trung Quốc tại Hanoi Milk ngày 24-9 - Ảnh: N.DUNG
Tiếp tục công tác thanh - kiểm tra sữa và sản phẩm sữa, ngày 24-9, đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Y tế đã kiểm tra đột xuất Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoi Milk) và phát hiện 280 tấn sữa nguyên kem có nguồn gốc từ Trung Quốc được giấu rất kỹ trong kho của công ty này.
100 tấn sữa bột Trung Quốc sắp hết “đát”
280 tấn sữa bột này được cất giữ tại vị trí rất sâu trong kho của Hanoi Milk. Trong khi đó, lãnh đạo Hanoi Milk thông báo với đoàn kiểm tra rằng công ty chỉ nhập nguyên liệu sữa bột từ Mỹ và New Zealand. Phải mất khá lâu, các nhân viên của công ty này mới đưa được toàn bộ số sữa trên ra khỏi vị trí cất giữ để đoàn tiến hành các thủ tục kiểm tra, lấy mẫu.
Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Hanoi Milk cho biết từ cuối năm 2007, Hanoi Milk đã ký hợp đồng với một công ty tại Mỹ để mua 375 tấn sữa bột nguyên kem (Whole Milk Powder) của các hãng Longcom và Fuli (Trung Quốc). Từ đó đến nay, Hanoi Milk đã bán cho Công ty cổ phần hóa chất Á Châu tại Q.Cầu Giấy (Hà Nội) 25 tấn và Công ty cổ phần hóa chất Á Châu tại Q.Tân Bình (TP.HCM) 70 tấn.
Theo ông Trần Đăng Tuấn, tổng giám đốc Hanoi Milk, công ty ông nhập số sữa này theo đơn đặt hàng của Công ty cổ phần hóa chất Á Châu. Toàn bộ 280 tấn bột sữa còn lại đang để trong kho, Hanoi Milk không hề sử dụng đến.
Đáng lưu ý, trong số 280 tấn bột sữa Trung Quốc tồn kho của Hanoi Milk, có đến 100 tấn là của Hãng Longcom Enterprise Ltd. (Trung Quốc) đang sắp hết hạn sử dụng (trên bao bì ghi sản xuất tháng 10-2007, hạn sử dụng đến tháng 9-2008).
Phát hiện thêm nhiều lô sữa “lụi” tại TP.HCM
Cùng ngày, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiếp tục kiểm tra và phát hiện thêm một số điểm sản xuất, chứa trữ sữa bột mắc nhiều sai phạm. Cụ thể, Công ty TNHH Mai Trâm (đường Dương Quảng Hàm, P.5, Q.Gò Vấp) có chức năng sản xuất chế biến cà phê nhưng công ty này lại chế biến... sữa bột, không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Một nguồn tin từ Sở Y tế TP.HCM tối 24-9 cho hay: Đã có kết quả kiểm nghiệm năm mẫu sữa YiLi (Trung Quốc) do Công ty Kim Ấn phân phối. Điều bất ngờ là kết quả kiểm nghiệm của các cơ quan chuyên môn tại TP.HCM cho thấy hàm lượng độc chất melamine trong các mẫu sữa này cao gấp nhiều lần so với kết quả do Công ty Kim Ấn độc lập xét nghiệm và gửi đến sở trước đó. Sở Y tế TP.HCM đã xin ý kiến Bộ Y tế về việc tiêu hủy toàn bộ lô hàng sữa YiLi đã thu hồi.
Tại Công ty Mai Trâm còn có 50 bao sữa bột thành phẩm hiệu Full Fat Milky, Non Dairy Cream, một bao hiệu Whole Milk, 824 vỏ bao và các dụng cụ sang chiết, đóng gói. Đại diện công ty này khai báo với cơ quan chức năng là đã mua sữa bột loại 25 kg/bao của một công ty khác để sang bao, đóng gói và dán nhãn hiệu Full Fat Milky, Non Dairy Cream (nhưng trên bao bì không ghi địa chỉ sản xuất) rồi bán cho Công ty Sông Hồng Quốc Tế có địa chỉ ở đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp). Nhưng ngay sau đó, cơ quan chức năng xác định đây là địa chỉ “ma”.
Kiểm tra kho 336/16/1 Nguyễn Văn Luông (Q.6), quản lý thị trường phát hiện 5,3 tấn sữa bột (loại 25kg/bao) đều không có nhãn hiệu, không nguồn gốc, không chứng từ. Số hàng này là của Công ty TNHH Đức Long Hãng (Q.10).
Ngoài ra, tại kho này, đoàn kiểm tra còn phát hiện 25 tấn bột ca cao, 5,1 tấn bơ ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định. Tại Công ty TNHH thực phẩm Tiên Bửu (P.Tân Thới Hiệp, Q.12), quản lý thị trường phát hiện 21 thùng sữa bột các loại mang nhãn hiệu Enter Milk, trên bao bì không ghi địa chỉ nơi sản xuất, gia công.
Cũng trong ngày 24-9, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiếp tục kiểm tra một số cơ sở sản xuất trên địa bàn TP. Tại cơ sở Đại Quang (đường Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, sản xuất sản phẩm đóng chai sữa tươi tiệt trùng BK-milk), đoàn ghi nhận cơ sở này chưa bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy công bố chất lượng sản phẩm đã hết hạn... Chủ cơ sở cho biết nguồn sữa “đầu vào” được lấy từ hai trại bò ở Q.12.
Trong khi đó, liên quan vụ sữa YiLi (Trung Quốc) chứa melamine do Công ty Kim Ấn phân phối, ông Nguyễn Tiến Trung, giám đốc kinh doanh Công ty Kim Ấn, cho biết ngày 24-9 công ty đã thu hồi thêm 92 hộp sữa YiLi loại 1 lít và Thanh tra Sở Y tế cũng đã lập biên bản niêm phong số hàng vừa thu hồi thêm này.
Theo kế hoạch, hôm nay (25-9), Thanh tra Bộ Y tế tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa tại TP.HCM.
10 nước và vùng lãnh thổ cấm nhập sữa Trung Quốc
Theo sau việc ông Lý Trường Giang - tổng cục trưởng Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch nhà nước Trung Quốc - từ chức chiều 22-9, các cửa hàng tại Trung Quốc tiếp tục công việc kiểm tra, loại bỏ những loại sữa và sản phẩm làm từ sữa nghi ngờ có chất melamine.
Một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hong Kong, Brunei và Bangladesh cũng cấm nhập khẩu sản phẩm sữa từ Trung Quốc bao gồm sữa bột, kẹo sữa và kem. Không chỉ ở châu Á, một số quốc gia tại châu Phi đã bắt đầu cấm nhập khẩu sản phẩm sữa nghi ngờ nhiễm chất gây hại sản xuất từ Trung Quốc như Gabon, Tanzania và Burundi. Theo CNN, tổng cộng có ít nhất 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có lệnh cấm nhập khẩu.
Đáng chú ý, chính quyền Hong Kong hôm 23-9 nói chất melamine đã được phát hiện trong một chiếc bánh bày bán ở địa phương và thêm hai trẻ em ở đó qua chẩn đoán phát hiện sỏi thận sau khi uống sữa, nâng số trẻ em bị sỏi thận do uống sữa ở Hong Kong lên bốn em.
Ông Hans Troedsson, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Trung Quốc, nói rằng: “Chúng ta đã chứng kiến nhiều trường hợp bệnh (khoảng 54.000 bệnh nhi) nhưng dĩ nhiên là không thể biết trước được con số chính xác cuối cùng là bao nhiêu”.
* Theo phóng viên TTXVN tại Anh, ngày 24-9, Tesco, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất nước này, đã thu hồi các sản phẩm kẹo Trung Quốc mang nhãn hiệu “White Rabbit Creamy Candies” sau khi phát hiện những sản phẩm trên có chứa chất gây sạn thận melamine. Người phát ngôn của Tesco cho biết việc thu hồi các sản phẩm kẹo Trung Quốc mang nhãn hiệu trên chỉ là một biện pháp đề phòng.
TH.TRÂN - A.Q.
Sữa nhập từ New Zealand: chưa hẳn yên tâm!
Chiều 24-9, liên bộ Y tế, Công thương, Ngoại giao, Tài chính, Công an... đã có buổi họp xung quanh việc sữa có melamine của Trung Quốc đã xuất hiện tại VN. Trao đổi với báo giới sau cuộc họp, TS Cao Minh Quang, thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: Trên thị trường VN chắc chắn không chỉ có 11 loại sữa nhập từ Trung Quốc. Không loại trừ khả năng nguyên liệu sữa được bán từ Trung Quốc sang New Zealand, sau đó được chế biến, xử lý rồi xuất sang VN. Chính vì vậy, không hẳn thấy nhãn mác sữa sản xuất ở New Zealand là yên tâm!
Do đó, liên bộ yêu cầu tạm dừng phân phối, lưu thông các loại sữa Trung Quốc trên thị trường hiện nay để lấy mẫu kiểm nghiệm. Nếu không có “vấn đề” thì sẽ cho phép lưu thông trở lại. Đối với các loại nguyên liệu thành phẩm, bán thành phẩm liên quan đến sữa, khi nhập vào VN phải xuất trình giấy chứng nhận không có chất melamine mới được phân phối và lưu thông. Trường hợp cần thiết, VN sẽ làm lại các xét nghiệm kiểm tra sản phẩm để xác định có chất melamine hay không.
Cũng theo ông Quang, ngay trong tháng 10-2008, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải trình được phương án thay đổi hoàn toàn phương pháp quản lý. Thay vì chỉ ngồi chờ các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh đến nộp hồ sơ, ký giấy phép cho lưu hành, cục phải có khả năng thẩm định những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp công bố.
* Theo thống kê của Cục Hải quan TP.HCM, đến nay đã xác định được hai lô hàng sữa, nguyên liệu sữa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua cảng Cát Lái. Đó là lô hàng sữa tươi tiệt trùng nhãn hiệu YiLi gồm 1.494 thùng, tương đương 18.973kg (đang được các cơ quan chức năng niêm phong để xử lý) và lô hàng sữa bột nguyên kem không đường 50 tấn do Công ty cổ phần hóa chất Á Châu nhập về từ ngày 8-1-2008.
Trước tình hình bất ổn về vệ sinh an toàn thực phẩm của mặt hàng sữa, ngày 24-9, Sở GD-ĐT TP.HCM đã gửi thông báo đến lãnh đạo phòng giáo dục các quận - huyện và ban giám hiệu các trường mầm non trực thuộc về việc kiểm tra, sử dụng sữa tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn tại trường và việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ.
Các cơ sở giáo dục mầm non phải kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà sản xuất, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm còn giá trị thời hạn theo quy định do cơ quan có thẩm quyền công nhận đối với các sản phẩm ăn liền từ sữa, các chế phẩm của sữa, các sản phẩm có sử dụng sữa làm nguyên liệu...
Các sản phẩm phải có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng. Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo các đơn vị tạm thời không mua các thực phẩm chế biến sẵn (yaourt, bánh ngọt, bánh flan, rau câu...) nếu không tự chế biến được thức ăn cho trẻ.
D.THU - H.NHÂN - H.LÂN
Theo N.DUNG - N.HẢI - N.THẠNH
(Người Lao Động)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment