Saturday, September 20, 2008

Nước Nga đang cô lập và không còn phù hợp

Cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia là một “tình thế hệ trọng cho Nga và thế giới,” Condoleezza Rice
Nguồn: AFT/Getty Images
Elise Labott – Vô Sắc chuyển ngữ


Các chánh sách của Nga đang đưa nước này vào con đường cô lập và không còn thích hợp, Ngoại Trưởng Mỹ Condoleeza hôm thứ Năm (18/09/2008).

Cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia là một “tình thế hệ trọng cho Nga và thế giới,” Bà nói.

Bà Rice cũng nói rằng những hành xử của Mạc Tư Khoa, bao gồm việc dùng dầu và khí đốt như là một vũ khí, đe dọa các nước với cuộc tấn công nguyên tử, (1) bán vũ khí cho các nước ngỗ ngáo (rogue states) (2) và truy bức các nhà báo cùng các nhà đối kháng, đã vẽ ra hình ảnh “một nước Nga càng ngày càng toàn trị ở trong nước và hung hãn (aggressive) ở ngoài nước.”

Các lời tuyên bố trên của Bà được đưa ra trong bài diễn văn về quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa.

Trong khi Hoa kỳ đã quan tâm về các hành xử của Nga trong một thời gian rồi, bà Rice gọi cuộc xâm lăng của nước này vào Georgia tháng rồi là một “tình thế hệ trọng cho Nga và thế giới.”

Bà cảnh báo rằng vị thế quốc tế của Mạc Tư Khoa theo sau cuộc xung đột ở Georgia đã ở vào điểm thấp nhất sau thời Chiến tranh Lạnh.

“Cuộc xâm lăng của Nga vào Georgia đã giành được – và sẽ dành được – không một mục tiêu chiến lược nào,” bà Rice nói. “Các lãnh tụ của Nga sẽ không đạt được mục tiêu chính của cuộc chiến của họ là xóa bỏ chính phủ Georgia. Và mục tiêu chiến lược của chúng ta hiện nay là làm thật rõ cho các nhà lãnh đạo Nga rằng những chọn lựa của họ đang đưa nước Nga vào con đường một chiều đi đến tự cô lập và không còn thích hợp trên thế giới.”

Hoa Kỳ và Âu châu sẽ ngăn chặn nước Nga và không cho phép nước này lấn áp hay đe dọa lân bang của mình, bà nói.

Trong khi cộng đồng thế giới đang hứa hẹn giúp đỡ tái thiết Georgia và cung cấp viện trợ quốc tế khổng lồ, bà Rice nói Nga có rất ít sự hỗ trợ quí giá của quốc tế.

Trong khi lưu ý rằng việc công nhận sự độc lập cho phần lãnh thổ tách rời South Ossetia của Georgia bởi Nga chỉ được Nicaragua và Hamas (3) đồng tình, bà vặn trả lại, “cái vỗ lưng (đồng tình) của Daniel Ortega (4) và Hamas khó mà được xem là một thắng lợi ngoại Cảnh báo về hậu quả của các hành động của Nga, bà Rice cho biết Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn là trong thời Chiến tranh Lạnh “khi chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ bị cầm giữ” do phải thủ thế với Liên bang Sô-viết.

Ước muốn của Nga để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC) đang có nguy cơ thất bại, bà Rice nói, và sự hợp tác với Hoa Kỳ về nguyên tử lực dân dụng của nước này “hiện không đi đến đâu.”

Trong khi các thị trường kinh tế của Nga tiếp tục suy sụp, bà Rice cảnh báo, nước Nga nên là một thành phần của cộng đồng kinh tế và chính trị thế giới để hiện thực hóa cái nhìn hướng về tương lai đã được đề ra bởi Tổng thống Dmitry Medvedev khi ông nhậm chức.

“Nếu Nga muốn mình khá hơn việc chỉ là một nhà cung cấp năng lượng, các nhà lãnh đạo của họ phải công nhận một sự thật không thể chối cải: Nước Nga tùy thuộc vào thế giới cho sự thành công của mình, và nó không thể thay đổi khác được,” bà nói.

Bà cũng đã đâm một nhát (jab) vào chuyện đàm phán gần đây giữa Nga với Cuba và cuộc diễn tập máy bay ném bom với Venezuela.

Chương trình của Hoa Kỳ nhằm giúp sự thành công của các chế độ dân chủ tại vùng Tây Bán Cầu “sẽ không bị tiêu tùng bởi một vài máy bay ném bom Blackjack già cỗi, đang viếng thăm một trong chỉ vài nước chuyên quyền ở châu Mỹ La tinh, mà chính họ cũng đang bị bỏ rơi ở đàng sau bởi một bán cầu ngày càng thanh bình, thịnh vượng và dân chủ.”

Các cố vấn của bà Rice đã tích cực quảng bá bài diễn văn của bà, cho mời các chuyên gia về nước Nga cùng báo chí đến Bộ Ngoại Giao vào ngày thứ Tư để xem trước các bình luận trong đó.

Vào ngày thứ Tư, bà Rice đã gọi cho Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để cho ông biết rằng bà đang chuẩn bị đọc bài diễn văn này, phát ngôn viên Sean McCormack của bà cho biết như thế.

Bài diễn văn (5) cũng được dịch sang tiếng Nga, Pháp, Đức, ông McCormack nói.

Trong các ý kiến của mình, bà Rice nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chào đón sinh viên, các nhà cải cách chính trị, các nhà báo và các chuyên gia khác cũng như cố gắng giúp Nga trong các lãnh vực như “Và chúng ta sẽ tiếp tục hỗ trợ tất cả người dân Nga nào muốn có một tương lai tự do cho quốc gia tuyệt vời của mình,” bà nói.

Tại cuộc thảo luận bàn tròn của CNN vào ngày thứ Ba, các cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, Colin Powell và James Baker cảnh cáo chính quyền Bush nhằm chống lại việc làm tan vỡ quan hệ của mình với Nga do cuộc xung đột Georgia, nói rằng Hoa Kỳ cần đến sự hợp tác của Mạc Tư Khoa cho những vấn đề an ninh quốc gia trọng đại.

© DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: Russia becoming isolated, irrelevant http://edition.cnn.com/2008/POLITICS/09/18/rice.russia/index.html . CNN, 18/09/2008.

(1) Nga dọa sẽ tấn công Ba Lan bằng vũ khí nguyên tử nếu có chiến tranh, sau khi nước này ký hiệp ước cho phép Hoa Kỳ đặt hỏa tiễn ngăn chận tại đây.
(2) Các nước bị Mỹ ám chỉ là “đe dọa hòa bình thế giới” này thường thay đổi. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2003), bao gồm một số nước như Iran, Bắc Hàn. Syria, Lybia, Cuba, v.v... Hiện nay thường dùng để ám chỉ Iran và Bắc Hàn.
(3) Một tổ chức chính trị và vũ trang của người Palestine chống Do Thái (một phe nhóm khác của người Palestine là Fatah, lại đối nghịch). Hiện đang nắm quyền tại dãy Gaza, Trung Đông. Vẫn bị nhiều nước (như Canada, Do Thái, Nhật, Mỹ, Liên Hiệp Âu châu, v.v…) xếp là một tổ chức khủng bố.
(4) Hiện là Tổng thống nước Nicaragua. Từng là thủ lãnh Mặt trận Quốc gia Giải phóng Sadinista Cộng sản trong cuộc nội chiến ở nước này vào thập niên 1960-70.
(5) Trọn bài diễn văn của bà Condoleezza Rice http://www.state.gov/secretary/rm/2008/09/109954.htm

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5491
--------------------------------------------------------------

No comments: