Saturday, September 6, 2008

Can đảm sống và sống can đảm

DCVOnline – Xin giới thiệu đến bạn đọc một bài viết cũ, đã đăng ngày 24/10/2005 tại trang www.vnfa.com. Tuy một số thông tin không còn phản ảnh hiện thực sinh hoạt dân chủ hôm nay (*) tác giả đã trình bày sơ lược một số vấn đề mà bạn đọc hằng quan tâm thảo luận mỗi ngày trên diễn đàn tự do DCVOnline. Mời quý bạn đọc cùng xem Can đảm sống và sống can đảm của Cành Nam và vào cuộc hội luận, góp ý vơi tác giả.


Cành Nam

“Tôi yêu thích con người biết cười trong gian khó, biết tạo được sức mạnh từ nỗi khổ đau và hun đúc lòng can đảm nhờ sự phản tỉnh…” – Thomas Paine (29/01/1737 – 08/06/1809)

(Nguyên văn: I love the man that can smile in trouble, that can gather strength from distress, and grow brave by reflection. ‘Tis the business of little minds to shrink, but he whose heart is firm, and whose conscience approves his conduct, will pursue his principles unto death.)

Dưới chế độ độc tài, sự sống con người đôi khi còn kinh khủng gấp trăm lần hơn cái chết; nhưng cũng chính ở những nơi đầy gian khó ấy, giá trị đích thực của lòng can đảm đã biểu hiện. Hành động dám sống, trước nhất là trong đời sống bình thường, đã là một sự can đảm; và sau nữa, là dám sống cho đại sự lại càng là một sự can đảm cao quý. Bởi lẽ, can đảm đích thực không phải là dám chết, mà là dám sống! Vấn đề là sống thế nào để vừa không đánh mất phẩm giá, vừa dũng cảm đấu tranh cho quyền được tự định đoạt lấy số phận chính mình, vừa không liều lĩnh thái quá để đương đầu với hiểm họa, trấn áp, bắt bớ một cách vô ích từ guồng máy công an bạo lực.


Sống can đảm
Nguồn: OntheNet
--------------------------------------------------

Câu tự hỏi ‘sống thế nào thì gọi là đáng sống’ đã là tiền đề thúc đẩy các chiến sĩ dân chủ nước ta ý thức được sự cấp bách của nhu cầu phải đấu tranh cho quyền sống căn bản của con người và cho lợi ích chung của sự phát triển đất nước. Và sau khi bắt tay vào hành động, chắc hẳn những người hoạt dộng dân chủ cũng đã tự hỏi: ‘làm thế nào để giữ mạng sống chính mình và thúc đẩy thêm ngày càng đông người phản tỉnh, ý thức tham gia cùng mình để tranh đấu cho quyền lợi của chính họ và cho cả nước?’

Những câu hỏi này vô cùng quan trọng và cần có lời giải. Vì dưới chế độ độc tài, dân chúng chịu đựng áp bức triền miên, bị tuyên truyền nhồi nhét qua năm tháng, khiến sự tuân phục vô điều kiện và quán tính sợ hãi đối với kẻ cầm quyền đã trở thành thói quen lâu đời, khó chữa. Trong môi trường bưng bít thông tin, khả năng tư duy bị thui chột, niềm tin vào chính sức mình để tạo thay đổi bị hủy diệt, và sự tin tưởng giữa người và người cũng xuống cấp. Tình trạng này đưa đến hệ qủa là cá nhân mỗi một người dân đã bị điều kiện hóa để trở thành những ốc đảo sống riêng lẻ, khó lòng hợp lực để tạo sức mạnh tổng thể hầu đòi hỏi tự do. Trạng thái tâm lý rằng mình chỉ là một hạt cát đơn độc trước sóng gió bất kỳ, không có sức mạnh trong tay để thay đổi hiện trạng, và luôn sống trong sợ hãi, đã giết chết mọi hành động tự phát của quần chúng. Ngay cả khi chứng kiến những tấm gương can đảm của những người hoạt động dân chủ như Trần Khuê, Phạm Quế Dương, Hà Sĩ Phu, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chính Kết, Đỗ Nam Hải, linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, v.v… (*) vẫn không đủ sức thúc đẩy để người dân cùng đứng lên vì bên cạnh những vị này, còn có tấm gương tầy liếp của Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, v.v…(*) vẫn còn đang đếm từng phút trấn áp trong nhà tù.

Để giải bài toán sợ hãi và thói quen phục tùng, vốn là hai nguyên nhân chính cản trở sự giật sập mọi chế độ độc tài, các lực lượng dân chủ cần xét đến ít nhất là 3 yếu tố: (1) Điểm mạnh và điểm yếu của chế độ; (2) Những phương pháp giành lại tự do và (3) Điều hợp và dùng thế lực quần chúng. Từ ba vấn đề cốt lõi này hy vọng những lực lượng dân chủ có thể khai triển một kế hoạch chiến lược tổng quan; để từ đó hoạch định cụ thể những việc cần làm, hầu chấm dứt chế độ độc tài hiện tại.

Ba vấn đề nêu trên là những phạm trù lớn, đòi hỏi nhiều hơn là một bài viết ngắn này. Tuy nhiên, ở đây chúng ta thử lược qua vài nét khái quát của hai yếu tố đầu, để làm tiền đề cho những trao đổi, thảo luận giữa chúng ta về yếu tố thứ ba, Điều hợp và dùng Thế Lực Quần Chúng, trong những bài kế tiếp.


I. Điểm mạnh và điểm yếu của chế độ

Bất cứ chế độ độc tài nào tồn tại được chủ yếu là nhờ vào sự tập trung hết cả quyền lực vào tay một thiểu số. Tất cả của cải, tài sản quốc gia, phương tiện quân sự, mạng lưới công an, cơ chế xã hội, các định chế tài chánh, các tổ chức, đoàn thể, các phương tiện thông tin liên lạc, truyền thông, nhân vật lực... đều nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của giới lãnh đạo. Đây chính là sức mạnh và là nguồn thế lực chính trị tuyệt đối của chế độ.

Tuy nhiên, tất cả những nguồn lực này bền vững hay không và có thật sự là điểm mạnh của chế độ hay không, còn tùy thuộc vào mức độ chấp nhận chế độ, vào sự quy phục, hợp tác và tuân thủ của quần chúng. Không có sự hợp tác, tuân thủ của dân chúng và những định chế trong xã hội, quyền năng của chế độ sẽ bị suy giảm, và vô hiệu hóa dần những nguồn thế lực mà chế độ lệ thuộc vào để tồn tại. Chính vì ý thức được mấu chốt cơ bản này của việc duy trì thế và lực, nên các chế độ độc tài luôn thẳng tay đàn áp hầu ngăn chận những hành động hay ý kiến có khả năng đe dọa sự cai trị ‘chính thống’ của chế độ. Như câu nói ‘quần chúng nào thì chính quyền đó’; kẻ trị vì chỉ có thể cai trị khi quần chúng bị trị thụ động chấp nhận, ‘cho phép’ sự cai trị đó tiếp diễn. Không có sự ‘trợ giúp’, hợp tác của quần chúng, xuyên qua các định chế, không chế độ độc tài nào có thể tồn tại. Bạo chúa nào cũng phải mất ngôi cao nếu bị cả nước xem như kẻ thù; vấn đề chỉ là thời gian do ý thức mà hành động, và phản kháng sao cho hiệu qủa!

Từ đó, chúng ta có thể hiểu được điểm mạnh của chế độ là khả năng trấn áp bằng bạo lực, bắt ép quần chúng vào thế phải tuân phục, nhưng đồng thời, điểm yếu của chế độ là tất cả những hình thức chống đối, bất phục tùng, chấm dứt hợp tác của quần chúng, nếu có thể kéo dài một thời gian, dù bị trấn áp, sẽ có khả năng làm suy yếu chế độ, rút dần lại các nguồn thế lực kể trên, để cuối cùng dẫn đến sự tan rã, chấm dứt chế độ ấy.

Ngoài ra, xét riêng những điểm yếu của chế độ độc đảng nước ta thì hiện có vô số những điểm yếu khác mà nếu minh định rõ, sẽ giúp cho các lực lượng dân chủ hoạch định được kế hoạch đấu tranh tổng thể. Những điểm yếu này, trong những bài sau, chúng ta sẽ trở lại một cách chi tiết hơn, chỉ xin tạm thời liệt kê vắn tắt ở đây:

– Ý thức hệ bị soi mòn. Những bánh vẽ một thời và hình ảnh của lãnh đạo bị phơi bày trước ánh sáng, không còn thu phục, hay mị được ai.
– Những chính sách nhà nước không đáp ứng nhu cầu của quần chúng và không giải quyết được những nan đề đất nước.
– Sự kém hiệu năng của tầng lớp đảng các cấp đã khiến sự vận hành của guồng máy hành chánh ngày thêm vô hiệu quả và trở thành gánh nặng lên cơ chế vốn đã nặng nề của chính phủ.
– Hiện tượng ‘làm ít khai nhiều’, báo cáo sai lạc, ‘nhào nặn’ dữ kiện từ các cấp đã khiến lãnh đạo không có những thông tin, con số chính xác hầu hoạch định chính sách đúng đắn.
– Mâu thuẫn nội bộ, phân hóa trong hàng ngũ lãnh đạo, và tranh giành quyền lực từ thấp đến cao khiến sự vận hành, chỉ đạo, và thi hành lệnh lạc càng thêm khó khăn, đình trệ.
– Hệ thống quyền lực hàng dọc luôn bị thách đố, lung lay vì sự tranh giành quyền lực cá nhân giữa các cấp và phe nhóm; góp phần làm soi mòn thêm quyền lực ở thượng tầng.
– Giới trí thức, sinh viên... có những chỉ dấu thao thức, quan tâm đến thực trạng đất nước; và bắt đầu nẩy sinh những tư duy cấp tiến, không còn sẵn sàng chấp nhận thực tại. v.v…

Với thời gian, những điểm yếu vắn tắt nêu trên sẽ ngày càng khiến chế độ mất hiệu năng, và khó giữ vững nếu gặp phải tình hình mang tính thách đố cao, hoặc khi phải đối phó với những chủ đích phản kháng có trọng tâm xuyên phá vào chính những điểm yếu của chế độ. Thế đánh nhắm vào điểm yếu của đối phương vẫn mang nhiều sác xuất thành công cao hơn là nhắm vào thế mạnh của họ. Từ nhận định này, chúng ta thử xét xem có những biện pháp nào khả dĩ chấm dứt một chế độ độc tài; và từ đó, nhận diện sức mạnh của ta để tận dụng sức mạnh này của mình mà đánh vào những điểm nhược của đối thủ, hầu giành lại tự do cho cả nước.


II. Những phương pháp giành lại tự do (1)

Xuyên qua lịch sử đấu tranh của thế giới, có thể tạm liệt kê một số phương thức để giành lại quyền tự chủ trong một nước:

1. Phương thức Đấu Tranh Bạo Động

Phương thức này ngay lập tức cho chúng ta thấy là khi chọn cách này, chúng ta đã chọn đúng cách thức mà những kẻ đàn áp luôn nắm phần ưu thế. Tất cả vũ khí, quân đội, công an, phương tiện vận chuyển, chìa khóa nhà tù... đều nằm trong tay họ, và khi áp dụng cách này, chúng ta đang mang điểm yếu của mình để đối chọi với điểm mạnh hàng đầu của đối thủ.

2. Chiến Tranh Du Kích

Phương thức này thường dẫn đến số thương vong không nhỏ cho các lực lượng đối kháng, và sự thiệt hại đổ xuống đầu dân lành cũng không ít. Chưa kể, dù có thành công, các hệ qủa tai hại từ chiến tranh du kích sẽ khiến đất nước thêm trì trệ một thời gian dài, và tiềm năng đất nước càng suy kiệt để có thể tái kiến thiết và thiết lập một chế độ dân chủ hiệu qủa và nhanh chóng.

3. Đảo Chánh Quân Sự

Phương thức này có những điểm hại cần lưu ý. Đầu tiên, cách này cốt lõi là nhằm đoạt quyền sinh sát từ tay một thiểu số để trao lại cho một thiểu số khác bước lên thay thế, mà không nhất thiết là trao lại quyền lực đó cho toàn dân. Dân chủ không chắc sẽ được bảo đảm và không có những cơ chế, định chế cần thiết để loại trừ sác xuất những kẻ cai trị mới có thể sẽ còn độc tài, phi dân chủ hơn cả những kẻ vừa bị lôi xuống.

4. Bầu Cử Có Giám Sát Quốc Tế

Năm 1990, tại Burma, và 1993 tại Nigeria, chúng ta đã từng kinh qua kết qủa đắc cử của thành phần ứng viên đối kháng đã không hề được tôn trọng; và những ứng viên đắc cử vẻ vang đều bị nếm đủ loại hù dọa, bắt bớ, trấn áp, kể cả thủ tiêu. Trong loạt bài sau, chúng ta có thể trở lại với những trường hợp mà bầu cử có các cơ quan quốc tế giám sát đã đưa đến sự thoát ách độc tài tại một số quốc gia, để thấy rằng muốn đạt kết qủa thắng lợi cuối cùng bằng một cuộc bầu cử tự do, phải hội đủ một số điều kiện tiên quyết.

5. Giải Phóng Nhờ Lực Nước Ngoài

Lực từ nước ngoài có thể là dưới dạng của công luận quốc tế, hay một siêu cường, cơ chế Liên Hiệp Quốc, hoặc những biện pháp cấm vận, phong tỏa chính trị, kinh tế của thế giới v.v… Khi người dân bị đàn áp lâu dài, đánh mất lòng tự tin vào sức mạnh của chính họ và của dân tộc, cộng thêm sự sợ hãi trở thành quán tính, thì hiện tượng tâm lý trông chờ vào sự giải phóng đến từ bên ngoài, để khỏi phải tự đấu tranh, tránh hy sinh mất mát, là điều có thể hiểu và thông cảm được. Tuy nhiên, sự chờ đợi này và nếu quả thật có xẩy đến thì cũng không tốt đẹp gì cho chính dân tộc ấy bởi các lẽ:

– Quốc gia nào thì cũng chỉ đặt ưu tiên quyền lợi của nước họ lên trên tất cả;
– Quyền lợi chính trị hay kinh tế của nước họ sẽ định đoạt việc họ tích cực hỗ trợ ta hay bán đứng, bỏ rơi dân ta không thương tiếc;
– Và thông thường, sau khi cân phân lợi ích cho họ, một chính phủ nước ngoài sẽ chỉ hỗ trợ lực đối kháng khi thành phần này đã lớn mạnh và có khả năng xoay chuyển tình hình. Không có được một lực lượng kháng cự mạnh mẽ ở trong nước thì khó có sác xuất vận động được thế giới hỗ trợ, giải phóng dân ta.


6. Đấu Tranh Bất Bạo Động



Một số trong những người đang sống can đảm tại Việt Nam: Hàng trên (từ trái): Huỳnh Nguyên Đạo, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyển. Hàng dưới (từ trái) Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền
Nguồn: DCVOnline
-------------------------------------------------

Nhìn vào các quốc gia đã thoát ách độc tài gần đây như Estonia, Latvia, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp, Lithuania v.v… nhờ vào sự phản kháng bất bạo động của nhân dân mà nên, khiến chúng ta thêm niềm tin rằng chấm dứt một chế độ độc tài là việc khả thi, có thể làm được. Vấn đề là biết phương thức để đánh đúng vào điểm yếu sinh tử của chế độ, có kế hoạch nhận diện và điều hợp và dùng lực quần chúng, và khả năng gìn giữ cuộc đấu tranh ôn hòa, không để bị lôi cuốn vào trận thế bày sẵn của chế độ, cho họ lý cớ để sử dụng bạo lực, hầu tránh bị tiêu diệt hoặc gánh lấy những tổn thất có thể tránh được. Tuy nhiên, khi nói như thế không có nghĩa rằng nỗ lực đấu tranh chấm dứt một chế độ độc tài, dù bất bạo động, là bảo đảm không có thiệt hại, mất mát. Mọi phong trào kháng cự lại cái ác, đều đòi hỏi sự hy sinh và thời gian.


Tạm Kết

Trong bài tới, chúng ta sẽ thử trao đổi cái nhìn về những nguồn lực chính yếu của lực lượng dân chủ, phương thức đấu tranh nào giúp ta tận dụng sức mạnh của mình để xoáy thẳng vào điểm yếu của chế độ, và những kỹ thuật đấu tranh thực tiễn nào khả dĩ giúp quần chúng vượt qua nỗi sợ hãi, và để lại sau lưng thói quen phục tùng để cùng nhau nỗ lực giải thể một chế độ độc tài. Nhận diện được thế lực quần chúng, điều hợp và dùng thế lực quần chúng trong một kế hoạch đấu tranh bất bạo động sẽ là trọng điểm của bài kế tiếp.

Rất mong nhận được những cao kiến đóng góp và cơ hội trao đổi cùng các bạn nào cùng chung một niềm tin rằng dân Việt ta vẫn biết cười trong gian khó, biết tạo sức mạnh từ khổ đau, và biết hun đúc lòng can đảm nhờ sự phản tỉnh!

--------------------------------------------------------------------------------

DCVOnline biên tập và minh họa. (1) Tài liệu tham khảo: From Dictatorship to Democracy, Copyright © by Gene Sharp, 1993. All rights reserved including translation rights. All requests should be addressed in writing to Gene Sharp, Albert Einstein Institution, 1430 Massachusetts Avenue, Cambridge, Massachusetts 02138, USA; FAX: USA + 617-876-7954. They will be sympathetically considered.

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5440
--------------------------------------------------------------------------------
- From Dictatorship to Democracy: A Conceptual ... de Gene Sharp - 2003 - 85 pages
- Albert Einstein Institution - Publications - 005 From Dictatorship ...
- [PDF] DICTATORSHIP DEMOCRACY
- FROM DICTATORSHIP TO DEMOCRACY
- [PDF] From Dictatorship to Democracy
- www.usaid.gov/locations/europe_eurasia/ten_year/pdfs/
- Between Dictatorship and Democracy: Russian Post-Communist ...
--------------------------------------------------------------------------------
Re: Can đảm sống và sống can đảm
2008-09-06 00:45:23

LaGiang

MỘT TRÌNH BÀY THUYẾT GENE SHARP NHƯ LÀ MỘT KHUÔN MẪU DUY NHẤT:

A.- CÓ NHIỀU LOẠI ĐỘC TÀI, VÀ CÁC ĐỘC TÀI KHÁC NHAU:

1.- Loại độc tài có tinh thần quốc gia như Franco (Tây Ban Nha) hay Tito có ít mùi ý thức hệ.

2.- Loại độc tài đảng trị và tinh thần quốc gia thiều hẵn như CSVN.

3.- Con người độc tài hữu thần hay vô thần.


B.- GIẢI THÍCH SAI CÁC VÍ DỤ TRONG BÀI CHỦ:

1.- Tác giả nêu trừơng hợp các nứơc như: Estonia, Latvia, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp, Lithuania v.v

2.- Và đi tời kết luận: Tự do tới là do bất bạo động. Các nước nầy khi thì bạo động, khi thì bất bạo động và bị đàn áp bằng quân sự truớc. Nhưng dân chủ về không chỉ nhờ bất bạo động. Mà do tồng hợp từ nhiều phía: Gorbatchev ra đời, khối tự do yềm trợ dười mọi hình thừc, quần chúng ý thức đuợc, độc tài do bên ngoài đặt vào với bọn tay chân v.v.

C.- KHÔNG NẮM VŨNG CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁC VÀ NÓi BẬY:

1.- Tác giả chỉ nều các khía cạnh tiêu cực của các phương thức:

1.1.- Đấu tranh bạo động: Nilson Mandela đã thắng là do yếu tố nầy.

1.2.- Chiền tranh du kích. Kosovo đã thắng là do chiến tranh nầy và Á Phú Hản chống xâm lắng và độc tài cũng do phương thúc nầy.

1.3.- Đảo chánh quân sự. Chili đã làm bay CS là nhớ giải pháp nầy.

1.4.- Giải phóng nhờ lực nuớc ngoài. Iraq nay có dân chủ là nhờ quân đội Mỹ. Âu-Châu khỏi Hitler laà nhờ quân các nuờc.

D.- HOÀN CẢNH CỦA VN RẤT KHÁC BIỆT VÀ RẤT KHÓ KHĂN:

1.- VN bị một thứ độc tài với các đặc trưng: Vô thần, đảng trị, cứu cánh biện minh cho phương tiện, con người chì là một dụng cụ, tinh thần quốc gia không có, cai trị bằng thủ đoạn và có sách luợc đàn áp v..v

2.- Về tình thế:

2.1- Không mong có quân vịện từ ngoài vào.

2,2.- Không có địa bàn tiếp cận anh toàn để có thể dùng du kích chiến.

2.3.- Đảo chánh trong chế độ CS có thể (Vụ 1991 tại Nga), nhưng rất khó.

2.4.- Quần chúng sợ sệt nên trở thành một khối nguyên tử.

2.5.- Ngoài vào không có mục đích tạo dân chủ. Chì muốn có an ninh để làm ăn.

2.6.- Có một hệ thống cai trị chặt chẻ và một bộ máy đàn áp tinh vị.

3.- Truung Cộng bảo vệ bọn độc tải CSVN. Trong khi dân chũ chỉ có vài áp lực và tuyên bố mõm gổ.

4.- Vì thiếu tất cả các điểu kiện có thể dùng các đòn bẩy kể trên. Nên chì còn phương thức bất bạo động thôi. Nếu có thể chọn lựa. Có lẽ đã không vào con đuờng hao tổn và phi lý như hiện nay.

D.- PHẢI CÓ CÁC TÂM GƯƠNG CAN ĐẢM

1.-Vụ Thái Hà là một dẫn chứng. Phải liều chết mới mong thoát cho hoàn cảnh VN! Khi nào đây?

2.- Khi đã liều chết: Vến đề đào chánh có thể. Yểm tợ quốc tế rất cần. Du kích cũng phải có dưới một hình thức đặc biệt.

3.- Nếu không có một tổ chức tại quốc nội hy sinh cảm tử. Bất bạo động chẳng đi tới đâu. Ai cho mà bất bạo động. Làm sao mà có hợp quần đây. CSVN cho hợp quần à?

Re: Can đảm sống và sống can đảm
2008-09-06 02:00:24

Elle


Lại một bài viết ngô nghê:

Toàn bài viết thể hiện sự ngô nghê toàn diện. Chỉ riêng khía cạnh các khái niệm cơ bản cũng đã chưa thông (chưa sạch nước cản) nói chi viết lách lý luận. Ví dụ:

Nếu thích phân chia phương thức đấu tranh thì :

- Phương thức Đấu Tranh Bạo Động (dùng bạo lực) đã bao gồm cả : Chiến Tranh Du Kích, Đảo Chánh Quân Sự ...;

- Đấu Tranh Bất Bạo Động (không dùng bạo lực, chỉ dùng biện pháp ôn hoà);

Và cuối cùng nếu đấu tranh thắng lợi thì mới: Bầu Cử Có Giám Sát Quốc Tế.

Viết cho ra hồn chút, diễn đàn viên ít ra cũng tốt nghiệp cấp hai rồi nhé!


Re: Can đảm sống và sống can đảm
2008-09-06 02:13:44
LaGiang

Bác Elle phê phán bài chủ không sai tí nào cả.

Vì mỗi độc tài có một hoàn cảnh riêng. Chính vì hoàn cảnh riêng ấy. Nên không có một sa bàn chung để chống lại.

Dẫu sao hai yếu tố sau đây vẫn cần: Địa lợi và thiên thời. Tác giả chỉ nhấn mạnh vào yếu tố " Nhân Hòa" thôi. Và tạo ra yếu tố nầy không phải dễ.

Re: Can đảm sống và sống can đảm
2008-09-06 03:45:19
Elle

Thực ra CS cũng biết cái thế của mình cả khó khăn lẫn thuận lợi. Họ vẫn có thiên hướng điều khiển xã hội theo hướng chủ quan mà họ cho là cần thiết nhưng cũng không để xẩy ra tình trạng "già néo đứt dây". Xã hội đã có độ mở nhất định và chồng chéo các mối quan hệ. Nó không còn đơn giản để điều khiển (với phía CS) và càng ngày càng khó để lật đổ dù là với cách mạng màu mè ở Đông Âu (đối với người đối lập). Quyền lực của xã hội đã phân chia khác trước, tuy CS vẫn nắm phần chủ yếu. CS cũng đã có nhiều bước đi dài để cứu chính họ và phát triển xã hội. Đối lập vẫn loay hoay với cách làm cố hữu và chưa có lối ra. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà đang ở phía của ai?

Re: Can đảm sống và sống can đảm
2008-09-06 02:33:05

LaGiang

CÓ LẼ NGUYÊN TẮC NẦY KHÔNG BỌC QUANH ĐƯỢC ( Incontournable = Impossibility to go around):

1.- Độc tải CSVN giống như một căn bệnh. Nó tời bắng một con đường và với một thời gian.

2.- Thời gian triệt thoài của căn bệnh cò lẽ cũng gần thời gian mà căn bệnh dùng để đi tời. Trừ lúc có một giải phầu hay một loại thuốc vô địch!

3.- Hai phương ấy đột biến ấy không nhất thiết luôn có sẵn.

4.- Căn bệnh rút lui theo con đường đi tời. Nều muốn bắt nó rùt lui theo đuởng tắt khác. Phải có một phương pháp không thuần lý (Illogic). Nhưng thuận lý ( Rational). Và đâu là cái thuận lý nầy?

Re: Can đảm sống và sống can đảm
2008-09-06 04:26:11
Trúc Lê

"Ngày 14/9/2008 tuần tới có lẻ là ngày CSVN bàn giao HS/TS cho CSTQ ?" (Ý kiến Bạn HaiNa)

Xin chia sẻ vài suy nghĩ nhỏ với Bạn HaiNa về câu hỏi này của Bạn. Cá nhân tôi thật sự quan ngại rằng đây rất có thể là âm mưu cấu kết của hai đảng cộng sản Tàu và Việt, cùng nhau diễn màn kịch ngày 14/9/2008 này để chính thức hóa và thực hiện việc chuyển giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu như ông HCM và đảng CSVN đã cam kết với TQ qua công hàm bán nước năm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tôi e rằng, đây là màn giáo đầu, dẫn đến cuộc tranh chấp "giả tạo" (vờ vịt) giữa VN và TQ, giúp cho TQ có lý do dùng vũ lực cưỡng chiếm 29 (?) đảo do lính CHXHCN VN trấn đóng ở Trường Sa vào một thời điểm từ nay cho đến cuối năm 2008, và nước ta sẽ vĩnh viễn mất luôn Trường Sa (như đã mất Hoàng Sa trước đây). Và đảng Việt gian cộng sản sẽ phủi tay chạy tội trước lịch sử rằng họ đã "cố gắng" nhưng không giữ được quần đảo này.

Thú thật tôi suy nghĩ rất nhiều và rất lưỡng lự trước khi nói lên tâm trạng này. Bởi vì điều này khi nói ra nếu sai sẽ trở thành lố bịch. Nhưng tôi cũng cứ nói trung thực với chính lòng mình. Thật là một sự đau khổ khi người dân một nước (như tôi) hoàn toàn mất niềm tin vào những người gọi là lãnh đạo của đất nước. Thử hỏi có nơi nào trên thế giới mà chính quyền lại lén lút thông đồng dâng đất biển cho ngoại bang như tại nước VN hiện nay?
Tôi thực lòng cầu nguyện rằng những gì tôi nghĩ là SAI HOÀN TOÀN và sẽ không bao giờ xảy ra, vì đây quả là một cơn đại ác mộng của Tổ quốc ta mà không một con dân Việt nào muốn thấy.

Thân kính,

No comments: