Thursday, September 4, 2008

Làm thế nào để nghe đài và vào trang web RFA từ Việt Nam ?

Làm thế nào để nghe đài và vào trang web RFA từ Việt Nam ?
2007-11-01
Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong số các thư từ của bạn nghe đài trong nước gửi đến chúng tôi lâu nay vẫn có rất nhiều người phàn nàn là khó nghe đài qua radio vì bị chính quyền Việt Nam phá sóng, còn vào trang web www.rfa.org để nghe lại thì lại gặp tường lửa ngăn chặn.
Bấm vào đây để nghe bài này
Download story audio
Trang web anonymouse.org
Làm cách nào để có thể vượt qua những trở ngại này để đến được với RFA? Trà Mi gửi đến quý vị một số kinh nghiệm do chính những thính giả quốc nội chia sẻ.
Mỗi ngày, khi nhạc hiệu của đài Á Châu Tự Do nổi lên, cũng là lúc lực lượng công an bảo vệ chính trị của nhà nước Việt Nam ngồi vào ghế, theo dõi, và sẵn sàng bắt tay vào nhiệm vụ "phá sóng". Thính giả của RFA đã quá quen thuộc với những tạp âm inh ỏi, những tiếng còi hụ đinh tai nhức óc được "bộ phận đặc nhiệm" xen lẫn vào chương trình để át làn sóng phát thanh. Một thính giả bức xúc:

"Khi bị phá sóng thì đành chịu ,tôi không thể nghe được. Tôi đang mở sóng rất là tốt vậy đó, đến khi có một tin gì nhạy cảm thì bắt đầu có tiếng tiếng hú phát ra một cách khủng khiếp, đến mức tôi phải tắt máy, không chịu được nổi. Có khi cũng may mắn chuyển đến băng tần khác thì nghe được, có khi tất cả các băng tần đều bị phá hết, không nghe được luôn."

Tuy chính quyền Việt Nam hàng ngày vẫn tìm mọi cách ngăn cản, không cho người dân trong nước tiếp cận với đài Á Châu Tự Do, nhưng công tác này chẳng thành công bao nhiêu, theo thư thính giả mà chúng tôi nhận được cho biết.

Radio nghe đài tốt nhất
Bằng chứng là vẫn có nhiều thính giả từ nhiều vùng đất nước bất chấp mọi trở ngại và nguy hiểm, kiên nhẫn đón nghe RFA, mỗi ngày 2 lần qua hai buổi phát thanh 6h30 sáng và 9h tối, trên làn sóng ngắn short wave. Công cụ tốt nhất để có thể nghe được làn sóng của Á Châu Tự Do hiện nay là gì? Sau đây là kinh nghiệm của bạn nghe đài trong nước:

Từ miền Trung: "Cái radio của tôi là cái Sony của Nhựt. Nó có 2 băng tần sóng ngắn là SW1 và SW2. Vừa rồi tôi có mua được một cái radio của Trung Quốc nữa, hiệu là Mason, có 14 băng tần, trong đó có 10 băng tần sóng ngắn SW1 đến SW10, rõ nhứt ở băng tần số 5 (SW5) và cũng có thể bắt được ở SW6 nữa. Tôi mua được ở thị xã Tam Kỳ với giá 110.000 đồng.”

Cái radio của tôi là cái Sony của Nhựt. Nó có 2 băng tần sóng ngắn là SW1 và SW2. Vừa rồi tôi có mua được một cái radio của Trung Quốc nữa, hiệu là Mason, có 14 băng tần, trong đó có 10 băng tần sóng ngắn SW1 đến SW10, rõ nhứt ở băng tần số 5 (SW5) và cũng có thể bắt được ở SW6 nữa. Tôi mua được ở thị xã Tam Kỳ với giá 110.000 đồng.
Tới vùng Cao nguyên Trung Phần, Gia Lai, Kon Tum: " Ở vùng tôi ở đây thì tôi thường xuyên nghe đài (RFA). Tôi mua một cái máy nhỏ bằng bàn tay của Trung Quốc, giá khoảng một trăm ngàn, hiệu Mason, có 3 băng: FM, AM, sóng SW1. Ở chỗ tôi chỉ có Đài (RFA) là nghe đầy đủ tin tức hơn, nên tôi lên thành phố Pleiku, rồi vô siêu thị kiếm máy nhỏ bằng bàn tay của Trung Quốc thì gia cũng vừa phải thôi.”

Đến Nam Bộ, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, một vị thính giả thường xuyên nghe RFA tại đây cho biết ông cũng bắt đài bằng radio sóng ngắn:

"Hiệu này là của Trung Quốc ở đại lý bán linh kiện điện tử. Nếu mua ở tiệm thì khoảng 110.000 đồng, ở đại lý thì chỉ có bảy mươi mấy ngàn thôi.”

Nếu bạn nhiều lần thử mà không bắt được làn sóng của RFA thì hãy nhìn lại xem trên chiếc radio của bạn có ghi chữ SW ngay dòng băng tần, bên cạnh chữ AM/FM hay không. Nguyên nhân là vì chúng tôi chỉ phát thanh qua làn sóng ngắn. Cho nên, để nghe được đài, quý vị phải có một chiếc máy radio chuyên bắt sóng ngắn short wave, viết tắt là SW. Những chiếc radio này dễ tìm thấy ở đâu ?

Thính giả từ miền Trung cho biết: "Nên vô mấy chỗ bán tivi, đầu đĩa, cassette. Hiện nay tôi hỏi rất là kỹ. Tôi cũng chịu khó đi tìm. Tôi bỏ ra thời gian cũng khá nhiều để tìm (radio) cho một số người bạn của tôi. Hiện nay cái tôi đang cầm trong tay là cái Mason - hiệu tốt nhứt.”

Và làm thế nào để có thể bắt làn sóng dễ dàng ? Vị thính giả này chia sẻ kinh nghiệm: " Chọn một dải tần số cho rộng ra, ví dụ sóng trung bình chẳng hạn, thì từ 1.600 Khz đến 530 Khz, tức phải cho thật rộng lên, nghĩa là biên độ sóng giữa tần số này và tần số khác phải cho rộng ra một tí thì bắt (sóng RFA) mới dễ.”

Vượt tường lửa
Nếu như bạn nghe đài ở những tỉnh-thành nhỏ bị gặp trở ngại vì bị phá sóng radio, thì thính giả và cư dân mạng tại những đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội khi vào trang web của RFA để nghe và xem tin tức lại bị tường lửa cản trở.

Thường thường tôi vô hai dạng. Một dạng là tôi vô Google, search qua trang saigonbao.com mà trong saigonbao.com có nhiều đường link, từ những đường link đó vô trang RFA. Cách thứ hai thì dung trang web www.anonymouse.org, đánh address cần tìm lên internet explorer mình vô thẳng.

Thế nhưng, những thành trì bó hẹp thông tin ấy dường như không ngăn cản nổi những khát vọng tiếp cận với làn sóng dân chủ-tự do toàn cầu hiện nay. Điều này lý giải vì sao số thính giả web của RFA càng ngày càng tăng vọt, đặc biệt là giới trẻ. Họ vượt tường lửa bằng cách nào ?

Một bạn trẻ tại Sài Gòn 'bật mí' bí quyết thành công : "Thường thường tôi vô hai dạng. Một dạng là tôi vô Google, search qua trang www.saigonbao.com mà trong saigonbao.com có nhiều đường link, từ những đường link đó vô trang RFA. Cách thứ hai thì dung trang web www.anonymouse.org, đánh address cần tìm lên internet explorer mình vô thẳng.
Trong trang web này có dòng address ở dưới thì mình muốn vô trang web nào thì mình đánh tên trang web đó thì nó link đến trang web đó và nó vượt được tường lửa. Theo tôi, trang anonymouse này vượt được tường lửa hiệu quả nhứt.”

Ngoài các trang web vượt tường lửa phổ biến như anonymouse.org mà người bạn trẻ này vừa giới thiệu, nhiều người còn sử dụng công cụ vượt tường lửa thông dụng khác, có tên gọi là proxy, để 'leo rào', đến với RFA, như kinh nghiệm của một thanh niên ở Hà Nội :

"Tôi vượt tường lửa bằng proxy. Vào Google đánh tên proxy vào thì Google sẽ cho một số trang web có những dánh sách của các proxy. Mình mới thử, nếu proxy nào ở các quốc gia gần Việt Nam thì mình thử những proxy đó, có khi dùng được, có khi không dùng được. Nếu không dùng được thì mình thử bằng cách khác. ”

Thính giả này cho biết thêm về cách thức dùng proxy : "Phải vào trong mục gọi là internet option, trong option sẽ có mục có chọn proxy hay không, thì mình đánh dấu chọn là "có", sau đó mình nhập cái địa chỉ của proxy đó vào, tức là mình phải nhập cái địa chỉ của proxy đó vào trước, sau đó thì mình mới nhập trang web RFA vào. Từ lúc đó tất cả những truy cập internet sẽ không có chế độ tường lửa.

Mình đã cài được proxy vào trong phân option của chương trình internet explorer rồi, mình sẽ đơn giản truy cập giống như bình thường thôi. Mình đánh địa chỉ trang RFA vào là truy cập được. Thông quá proxy đó mình sẽ giấu được địa chỉ của trang web mà mình muốn truy cập, tức là nó tạo ra một nguồn gốc giả cho trang web mà mình muốn truy cập đó. ”

Một thính giả trẻ khá am hiểu về công nghệ thông tin so sánh thêm về lợi-hại giữa cách dùng trang web vượt tường lửa như Anonymouse.org và công cụ vượt tường lửa proxy :
"Ở Việt Nam hiện giờ có hai dạng internet, là một dạng như mega, vnn, fpt gì đó là những dạng mình có thể dùng proxy được; còn dạng thứ hai là dạng giống như một cái máy chủ lớn share cho những máy con nhỏ, chẳng hạn nó đi theo đường truyền hình cable, cái server của nó được mặc định tại máy chủ đó. Máy chủ đó vẫn nằm tại nhà cung cấp thì mình không dùng proxy được.

Ở Việt Nam hiện giờ họ quản lý kỹ, bất cứ người nào đăng ký dùng internet thì phải xác định cái modem, tức là khi mình muốn đăng ký internet thì mình phải đem cái modem đó (mua ở ngoài cũng được hoặc mua của nhà cung cấp cũng được) thì trên modem đó có số serie và con số này được mặc định trong con chip của modem luôn và nó sẽ lưu số serie đó lại trong máy chủ.

Thành ra ở Việt Nam mình số người post thứ gì lên mạng, như vụ Vàng Anh vừa rồi post lên mà bên công an người ta truy ra được dễ dàng là truy từ những cái mốc của modem và IP. Tốt nhứt là nên dùng trang web vượt tường lửa tại vì khi người ta truy trang web mình đã vào thì người ta chỉ truy được tới mức là mình đã dùng tới trang web vượt tường lửa.

Khi mình vô trang vượt tường lửa rồi thì mình đánh address của trang web mình muốn vô. Trang web đó thì bên này họ không xác định được. ”
Ngoài những phương thức vượt tường lửa như vừa kể, có một cách mà nhiều thính giả RFA cho là an toàn hơn cả, thường được sử dụng bởi những trí thức trẻ hiện giờ. Đó là:
"Bây giờ những người dùng laptop thì người ta ra các quán cafe wifi để truy cập thì mức độ an toàn rất là cao. Hầu hết những quán cafe bây giờ ở cấp độ mà khá trở lên đều có internet wifi.
Bất cứ là ai vô uống cafe đều có thể kết nối wireless được với internet thì bên quản trị mạng người ta xác định ở IP đó có vô trang web đó, nhưng mà họ là quán cafe, họ đăng ký ở dạng share của một cộng đồng nên không xác định được ai cả. Cách này tương đối là an toàn nhứt. ”

Giữa lúc giới cầm quyền không ngừng tìm mọi cách cấm đoán người dân tiếp cận thông tin bên ngoài, thì các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ người dân khao khát quyền tự do thông tin thoát khỏi sự kèm kẹp, cũng mỗi ngày một xuất hiện nhiều hơn. Những công cụ ấy là gì ? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến qúy vị trong buổi phát thanh kế tiếp. Mời qúy vị đón theo dõi.
© 2007 Radio Free Asia

Các tin, bài liên quan
TOR: công cụ mới giúp người sử dụng Internet trong các chế độ độc tài
Máy tính và sức khoẻ con người
Phầm mềm mã mở tìm thị trường và đối tác Việt Nam
Đề án 112 và hậu quả của nó
Toàn bộ dự án công nghệ thông tin trọng điểm giai đọan từ 2001-2005 đều có lãng phí
Tình trạng an toàn mạng tại Việt Nam ngày một nghiêm trọng
Nhiều công ty sản xuất phần mềm trong nước lo ngại khi Microsoft chính thức vào Việt Nam
FPT bị công ty Việt Mỹ kiện đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu đôla
Vì sao phải ngưng ngay lập tức đề án 112?
In bản tin này Email bản tin này

No comments: