Monday, September 15, 2008

"Bác” Hồ... chơi bời

Chuyện chơi bời không phải là... dễ. Đó còn là một nghệ thuật hiểu theo nhiều nghĩa, kể cả tội ác trong việc giết Nông Thị Xuân của bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam mà Trần Quốc Hoàn là nguời nhận chỉ thị và thi hành. Ngay trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng có xác nhận “công phu” như vậy. Sau khi bị Sở Khanh lừa, cô Kiều bị Tú Bà “đang tay vùi hoa, dập liễu tơi bời” nên Kiều biết sợ, chịu tiếp khách. Tú Bà bèn dạy Kiều:

”Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
”Này này thuộc lấy làm lòng.
Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề.”

Theo “Truyện Thúy Kiều” Trần Trọng Kim chú giải thì bảy chữ gồm có:
1.- Khấp: khóc lóc giả làm thương yêu người khách
2.- Tiễn: cắt tóc đưa cho người khách để làm tin
3.- Thích: thích tên người khách vào cánh tay
4.- Thiên: đốt hương thề nguyền
5.- Giá: hẹn hò lấy nhau
6.- Tẩu: rủ nhau đi trốn.
7.- Tử: giả cảnh chết làm cho người khách quyến luyến

Tám nghề là tám cách chơi. Trong bản Kiều chữ có dẫn rõ ràng nhưng vì tục lắm nên không thích vào đây.

(Truyện Thúy Kiều -trang 119, Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ) ”Tự Điển Truyện Kiều” của Đào Duy Anh không giải thích gì hết vì ông cũng cho là tục lắm.

Tôi không phải là “tay chơi”, nói theo tiếng Mỹ là “Playboy” thành ra tôi cũng chẳng biết gì hơn ngoài sách vở tôi đọc.

Năm 1954, trước khi Hà Nội rơi vào tay Cộng Sản, tôi có đọc một truyện ngắn đăng trên tuần báo “Cải Tạo” xuất bản ở Hà Nội. Tờ báo nầy lúc đó cũng sắp đóng cửa vì Miền Bắc phải giao cho Cọng sản theo hiệp định Genève 1954. Truyện kể về một sự suy đồi của một gia đình quan lại. Ông bố già, nguyên là một vị quan của triều đình Huế trước 1945, nay đã về hưu, thuộc hàng “hít tô-phe”, suốt ngày nằm dí trong buồng kín “đi mây về gió”. Cô gái út, tuổi cập kê, rất mê tiểu thuyết, loại truyện đường rừng có những cái huyễn hoặc như cọp ưa ngửi mùi thuốc phiện, khiến ông bố già phải bực mình mắng: “Vớ vẩn. Thuốc phiện cũng không bằng thịt tươi máu sốt”. Ông anh cả, đang làm tri huyện, chỉ muốn đi “vi thiềng” ở các làng xã vì anh ta tìm ra một “chân lý” của sự chơi bời: Con gái thành thị tuy đẹp, nhưng ẻo lã, thịt da không rắn chắc như các cô gái quê làm ruộng. Chính Mao Trạch Đông đã "truyền nghề" cho Hồ Chí Minh về vấn đề nầy. Mao Trạch Đông chỉ thị cho các Huyện tuyển gái quê độ tuổi 14-15-16 cho Mao luyện "thái âm bổ dương".

Gần đây thôi, khoảng cuối thập Niên 1950, nhà văn Trang Thế Hy, - sau đó theo Cộng sản - có viết một truyện ngắn đăng trên báo “Nhân Loại” kể về một ông chủ giàu có, một hôm lái xe đưa một em “Mari sến” về nhà, -dĩ nhiên em Sến nầy góc ở quê lên tỉnh, cũng tìm ra cái “chân lý” trên khi ông ta “tấn công” con nhỏ Mari Sến, so với cô con gái con của bạn ông, dân thành thị, thì cô Sến này hơn xa.

”Bác” Hồ, một “nhà cách mạng suốt đời hy sinh” cho dân tộc, cho nhân loại, cũng là một tay chơi bời có... hạng.

Thứ nhứt là tình quê hưong: Theo hồ sơ KGB mới tộiết l thì trong hồ sơ “bác” khai với “Đệ Tam Quốc Tế” - vì “bác” là thành viên, nói cho đúng thực tế thì ”bác là tay sai” của tổ chức quốc tế này, làm bình phong cho chủ nghĩa xâm lăng của Cọng sản Nga, thì vợ "bác" tên là Nguyễn Thị Minh Khai. Trong các tài liệu của Cộng sản Việt Nam xuất bản thì Nguyễn Thị Minh Khai, tên tục là Nguyễn Thị Vịnh vì thị đẻ ở Vinh, thành phố nằm trong một cái vịnh, chồng Nguyễn Thị Minh Khai tên là Lê Hồng Phong. Như vậy thì Nguyễn Thị Minh Khai lấy hai chồng cùng một lúc, hay lấy người nào trước, người nào sau. Có thể là thị “gặp đâu lấy đó” chăng? Nguyễn Thị Minh Khai là chị vợ trước của Võ Nguyên Giáp, (vợ sau của Giáp là con gái của Đặng Thái Mai) Ông tên thực là Võ Giáp, học trò lớp 6 (Sixième) của trường Quốc Học Huế, bị đuổi học vì bướng bỉnh. Sau nầy làm tướng Cộng sản mới thêm chữ Nguyên: Võ Nguyên Giáp, nghĩa là Giáp còn Nguyên, chưa bị đâm thủng.

Tính ra thì có thể như thế nầy: Khi Nguyễn Thị Minh Khai mới qua Liên Xô, lạ nước lạ cái, chân ướt chân ráo, đồng đất xứ người, tộiếng Nga không rành nên nhờ “bác” Hồ hướng dẫn. Đó là Tình Quê Hương. Hướng dẫn như thế nào mà sau đó họ “chịu” nhau rồi khai là vợ chồng thì thuộc loại “bảy chữ” hay “tám nghề” của “bác”. Sau đó, Nguyễn Thị Minh Khai lấy Lê Hồng Phong. Cũng theo tài liệu Cọng sản VN thì hai người nầy lấy nhau khi còn ở bên Nga. Vậy thì lúc Nguyễn Thị Minh Kai lấy Lê Hồng Phong thì “bác” Hồ ở đâu? “Bác” còn ở Nga hay “bác” đã qua Tàu? Có thể vì “bác” bỏ qua Tàu, Nguyễn Thị Minh Khai thấy mình “cô đơn” nên lại phải nhờ Lê Hồng Phong “hướng dẫn” như đã nhờ “bác” trước đó vậy. Hai là có thể vì vắng “bác”, bác đi họp hành, công tác đâu đó, vắng nhà vài hôm, nên Nguyễn thị Minh Khai nhờ Lê Hồng Phong tạm thời thay thế vai “bác” vì nếu không có ai “hướng dẫn” thì Nguyễn Thị Minh Khai không “sống” được.

Thứ hai là tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, thành lập “hợp tác xã nông nghiệp”. Có thể “bác” còn ở Nga. Ba người “Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai” tham gia chung một “hợp tác xã nông nghộiệp”. “Bác” và Lê Hồng Phong “cày” chung một đám ruộng -nông dân Bắc thì gọi đùa là đám ruộng chéo, nông dân Trung thì gọi đùa là đám ruộng chẹo -tức là đám ruộng có ba góc hay miếng đất xéo. Đó là “hợp tác xã nông nghiệp” đầu tiên và “mẫu mực” nhất của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Vì nó là mẫu mực nên về sau loại “hợp tác xã nông nghiệp” nầy mọc lên như nấm ở Việt Nam, từ trung ương tới địa phương, đâu đâu cũng có. Tài liệu cũng có nói “bác” có một người vợ Nga. Vậy thì lúc nầy người vợ Nga ở đâu? có gia nhập “hợp tác xã nông nghiệp” nầy không hay vì “bác chay lười lao động” nên người vợ Nga ấy gia nhập “hợp tác xã nông nghộiệp” khác vì người Nga to con hơn, “năng xuất lao động” cao hơn, “đạt hiệu quả, chỉ tiêu cao hơn”.

Chuyện có vợ Nga nầy là có thật. Trong cuốn “Con Rồng Việt Nam”, hồi ký của Bảo Đại, sau khi nhắc lại thời kỳ ông thoái vị ở Huế rồi ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ Việt Minh, ông biết lý lịch Hồ Chí Minh như sau:

”Dần dà tôi khám phá ra được bộ mặt thật của Hồ Chí Minh. ”Một hôm, trong một cuộc họp của Hội Đồng Chính phủ, do sự sôi nổi tranh luận giữa vị chủ tịch và một bộ truởng. Vũ Trọng Khánh, bộ trưởng Tư Pháp, ngồi ở bên phải tôi, đã chìa ra cho tôi xem một cuốn sách nhỏ, và nói:

- “Thưa Ngài, hẳn ngài đang ngạc nhiên về những phản ứng của Chủ tịch của chúng ta. Xin ngài đọc đây thì hiểu.

”Tôi liền đọc đầu đề cuốn sách. Đời của Hồ Chí Minh do tác giả là A. Marty, chánh mật thám của phủ Toàn Quyền Pháp cũ. Khánh nhìn tôi và ra dấu bằng đầu để chỉ cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đi ra, và sát chỗ chúng tôi ngồi. Hồ Chí Minh nhìn cuốn sách tôi đang cầm, hơi nhún vai, và mỉm cười một cách tinh quái, không nói một lời. Về đến nơi ở, tôi liền đọc tiểu sử của Hồ Chí Minh...

... ... ...

Trong thời gian ở Moscow, Hồ Chí Minh đã ăn ở với một phụ nữ người Nga, và có một đứa con gái, nhưng không bao giờ ông ta nhắc đến thời gian nầy của đời ông. Rất hiếm khi các đồng chí của ông nhắc đến quá khứ của họ,...”

(Con rồng Việt Nam, Bảo Đại, trang 203, 204, 205) Theo giáo sư Hoàng Văn Chí, một chuyên viên cao cấp trong chính quyền Việt Minh, thuật lại trong cuốn “From the Colonialism to Communism” (Từ Thực dân đến Cộng sản) thì khi hoạt động ở Trung Hoa, “bác” có một người vợ Tàu và có một đứa con gái với bà vợ nầy. Cả hai mẹ con đều chết trong “Quảng Châu Công Xã” năm 1925. Các tài liệu Cộng Sản dấu kín như bưng chuyện này. Thời gian trước khi cướp chính quyền tháng 8 năm 1945, “bác” trốn ở Tân Trào, qua lại biên giới Việt Hoa, “bác” có vợ nào không? Không thấy tài liệu nào nói tới. Tuy nhiên, sau nầy, khi Nông Đức Mạnh được chọn làm Chủ tịch cái gọi là Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì có dư luận cho rằng sở dĩ Nông nắm được cái ghế “ngồi chơi xơi nước” vì nhờ y là con rơi của “bác”. Có nghĩa là khi đang đi trốn ở vùng biên giới Hoa Việt, “bác” cũng không bỏ “nghề chơi”, léng phéng với một cô gái Nùng tên Nông Thị Ngát, kết quả là đẻ ra thằng Nùng họ Nông nầy. Dù “bác” chết rồi, “người ta” cũng nể tình “bác” mà cho Nông một ghế vô quyền, một chút “bơ thừa sữa cặn”, vừa chứng tỏ được rằng thì là ta đây đoàn kết dân tộc, và để cho thằng Nông nầy khỏi hô hoán tùm lum nó là con rơi của “bác”, khiến bàn dân thiên hạ người ta cười cho. Dù được tô vẽ là một nhà “cách mạng vĩ đại” hy sinh cho “đại cuộc” nhưng vẫn tư riêng chơi bời kỹ lắm.

Mới đây, theo sách “Đêm Giữa Ban Ngày” của Vũ Thư Hiên thì “bác” lại có thêm một vợ nữa. Vợ nầy tên là Nông Thị Xuân. Cám ơn ông Vũ Thư Hiên cho biết thêm về chuyện... chơi bời của “bác”. “Bác” sinh năm 1890, bác lấy Nông Thị Xuân năm 1955, sau khi từ chiến khu về Hà Nội. Lúc đó “bác” 65 tuổi, còn Nông Thị Xuân mới 20 tuổi, cách nhau 45 tuổi. Không những Nông Thị Xuân đã trẻ mà còn là người miền núi, da thịt còn rắn chắc hơn con gái miền xuôi vì Xuân leo núi nhiều. Chọn người như thế thì “cách mạng triệt để” hơn sự chọn lựa của các nhân vật trong các truyện tôi vừa kể trên. Tuy nhiên, cái nầy “hơi” bất ổn, không phải “đồng trang đồng lứa”, “nồi nào úp vung nấy” mà đáng tuổi ông Nội lấy cháu Nội. Năm 1945, khi “bác” mới cầm quyền thì Nông Thị Xuân mới 10 tuổi, tức là thuộc hàng “Cháu ngoan bác Hồ”. Dĩ nhiên Nông Thị Xuân rất “ngoan”. Không ngoan sao được khi “bác” biểu Nông Thị Xuân ngủ với “bác” thì Xuân ngoan ngoãn nghe theo nên mới có bầu đẻ ra Nguyễn Tất Trung, sau nầy đem cho Vũ Kỳ làm con nuôi. Đẻ con rồi đem cho. Thiệt là “thần diệu”. Tình cha con “nồng nàn thắm thiết”, tình máu mủ biết là bao. Do đó, trong chế độ Cọng sản làm sao có “Công cha như núi Thái sơn.”

Ai chọn Nông Thị Xuân cho “bác”?

Khi Nông Thị Xuân lớn lên, “bác” ở trong rừng rậm, có khi nào “bác” gặp Nông Thị Xuân để hai người yêu nhau mà lấy nhau. Theo đơn thưa của chồng cô Nông Thị Vàng (em của Xuân) thì Xuân chưa từng gặp “bác” để hai người yêu nhau bao giờ mà Xuân và Vàng “tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Được mấy tháng sau ông Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Đầu năm 1955 thì đem xe đón về Hà Nội, nói là để phục vụ bác Hồ... “ Qua đoạn văn nầy, “bác” Hồ và cô Xuân chưa từng gặp nhau bởi vì gặp nhau, yêu nhau rồi lấy nhau là một chuyện, còn như trong thư khiếu nại trên viết “nói là để phục vụ bác Hồ” là một chuyện khác. Khác cái gì?

Nếu yêu và lấy nhau thì Nông Thị Xuân là vợ “bác”. Đã là vợ của “bác” thì Trần Quốc Hoàn đâu dám sàm sỡ với cô ta. Còn không phải là vợ “bác” mà chỉ để “phục vụ sinh lý cho bác” thì đó là đồ chơi của “bác”. Khi nào “bác” chán, “bác” không chơi thì “chú” Hoàn chơi. Có sao đâu. Chủ nghĩa Cộng sản mà, của là của chung. Có là đồ chơi thì Trần Quốc Hoàn mới hiếp Xuân. Có thể coi như trong trí Hoàn có câu: “Bác” không chơi thì tao chơi.” Thế thôi. Sau khi bị hiếp, Xuân nghĩ rằng: “Rồi từ đó, chị biến thành một thứ trò chơi của nó.” (trích trong thư nói trên) Thị Xuân đâu có phải chỉ là trò chơi của Hoàn mà thôi đâu. “Bác” coi Nông Thị Xuân cao hơn Hoàn sao?! Giá trị của Xuân, trong con mắt của bộ Chính Trị và ngay cả “bác Hồ” nữa là một thứ đồ chơi. Nam nữ bình đẳng ở đâu khi đàn bà là thứ đồi chơi của đàn ông.

Ai “tiến dẫn” Nông Thị Xuân cho “bác”?

”Bác” Hồ ở cương vị chủ tịch, không thể đi kiếm gái mà chơi được. Ngày xưa, “Càn Long du Giang Nam” chẳng hạn, vua Càn Long có muốn tự mình tìm của lạ thì giả dạng làm người dân thường, tìm tới mấy ổ chơi bời để kiếm gái. Dù là vua, nhưng người dân ngày xưa mấy ai biết mặt vua ra sao. Bây giờ thì khác, mặt mũi lãnh tụ được vẽ ra, được chụp hình, đăng quảng cáo tùm lum còn hơn thuốc cường dương Viagra hay thuốc bôi chơi dai Xây Xập Dì thì lãnh tụ mới chường mặt ra là người ta biết ngay. Huống chi “bác” Hồ mặt mũi khác người. Mặt thì nhọn, mắt thì sắc, tai thì vểnh như tai chồn, lại chừa râu dê, nhìn vào ai cũng biết là “bác” nên “bác” không giả dạng được. Vậy thì phải có người kiếm gái cho “bác”, nói theo kiểu vua chúa ngày xưa thì “tiến dẫn vào cung” - bây giờ thì gọi là vào Phủ Chủ tịch - nói theo kiểu cách mạng Cộng sản thì “phục vụ bác”, nói theo kiểu các cô gái điếm Saigon trước 75 thì “đi với bác”. Đưa cô Xuân vào với “bác”, nói theo kiểu văn nghệ máy nước là “tạo nhịp cầu thông cảm”, nói theo kiểu bình dân là “dẫn mối cho bác.” Người “dẫn mối” là người, cũng theo ngôn ngữ bình dân là “làm ma-cô”.

Ai là người “làm ma cô” trong vụ nầy?

Theo đơn thưa trích ở trên, người làm ma cô trong vụ án Nông Thị Xuân- Hồ Chí Minh là Trần Đăng Ninh, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Hậu cần. Công việc Tổng cục nầy và việc dẫn gái có thích hợp với nhau không? Thông thường người ta hiểu hậu cần là lo về tiếp liệu lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng, vũ khí cho quân. Hiểu thế không sai nhưng chưa đủ. Lỡ khi ông tướng cần chơi bời, cần gái (nói theo kiểu bình dân), cần “giải quyết sinh lý” (nói theo kiểu mấy ông bác sĩ) thì cục nào lo, tổng cục nào lo? Không lý để vợ mấy ông lo? Mấy bà nổi máu tam bành thì sao?! “Bác” không vợ, không con (hay có con mà dấu kỹ), “bác” cần chơi bời thì có “các chú” lo. “Các chú” nói ở đây chính là các “chú” Đồng, “chú” Giáp, “chú” Khu (Đặng xuân Khu, tức Trường Chinh), v.v... Nói chung là “các chú” trong bộ Chính trị. Làm việc tập thể, cho nên không có chuyện Trần Đăng Ninh một mình tự chuyên dẫn gái cho “Bác”. Phải thông qua nghị quyết của bộ Chính trị. Nghị quyết thông qua rồi thì giao cho một hay hai đồng chí phụ trách công tác đó. Gái là “hậu cần” của “bác” nên để cho Tổng Cục Hậu cần lo là đúng bài bản, tổ chức. Nói cho rõ, Trần Đăng Ninh là trực tiếp, bộ Chính trị là gián tiếp lo dẫn gái cho “bác”, nói cách khác là làm “ma cô” cho “bác”. Hễ bực mình mà mắng thì có thể gọi “Trần Đăng Ninh là thằng ma cô” hay “Bộ Chính Trị Ma Cô” cũng vậy thôi. Gọi thế cũng không sai. Ngoài vụ Nông Thị Xuân, Bộ Chính trị ma cô” còn ra lệnh cho Tổng cục hậu cần lo thêm vụ “hậu cần” nào khác cho “bác” nữa không. Cái nầy còn dấu kín. Ai biết xin nói ra nghe chơi. Các tay ma cô nầy cũng “được” lắm. Gài “bác” dính vào vụ gái xong rồi là coi như khóa miệng “bác”. Có vậy, Lê Duẫn, theo trong Đêm Giữa Ban Ngày, mắng: “Bác biết gì!”, còn Lê Đức Thọ thì vỗ ngực tự xưng: “Đảng là tao. Tao là Đảng đây nầy.”

Ai giết Nông Thị Xuân?
Chính thị giết thị. Không ai khác.


Nông thị Xuân ngây thơ, đâu có biết mình chỉ là một thứ đồ chơi. Thị tưởng mình là “vợ” “bác”. Vợ Chưa (chớ không phải là Không) chính thức. Thư trên viết: “Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin Bác cho mẹ con ra công khai.” Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được bộ Chính Trị đồng ý.. .” ”Bác” nói nghe ngon lành. Chắc “bác” có “bảy chữ” nên Nông Thị Xuân mới tin “bác” mà xin với “bác” ra công khai. Tại sao Thị Xuân tin “bác’. Tại vì “bác” rất khéo, có hẹn hò, có thề bồi, có “Tiễn”, có “Khấp” chăng? “Bác” ít tóc. Chắc “bác” cắt râu mà Tiễn vì “bác” nhiều râu. Nông Thị Xuân không biết rằng Cộng sản Việt Nam đã tô vẽ nên một “Bác Hồ vĩ đại” là vĩ đại ở chỗ nào? Vĩ đại ở chỗ hy sinh. Không gia đình là hy sinh, không vợ con là hy sinh, chỉ lo phục vụ đảng, phục vụ quốc tế vô sản là hy sinh. Vậy mà bây giờ dân chúng lại được thông báo cho biết là “bác” có... vợ, mà lại là vợ trẻ đáng tuổi cháu Nội thì thiên hạ “tá hỏa” ra, còn thấy “bác” hy sinh ở chỗ nào nữa, còn vĩ đại ở chỗ nào nữa. “Bác” nói” xin như thế là hợp tình hợp lý” vì “bác” rất rành chữ “Giá” trong bảy chữ. Nghĩa là “bác” thề nguyền lấy nhau nhưng “bác” đã thuộc bài Sở Khanh rồi. Chẳng qua nói như thế là “bác” một là từ chối khéo, tìm đường “tẩu mã” hai là đổ tội cho bộ Chính trị. “Bác” muốn có vợ nhưng bộ Chính trị cấm. Nếu Nông Thị Xuân không được như ý nguyện trong lời xin “ra công khai” thì Nông Thị Xuân sẽ làm gì? Lỡ nó trốn! Nó về trên bản Nùng của nó, nó “méc” tùm lum, thì “bác” sẽ mất thể diện lắm, “bác” bị chê là Sở Khanh, “Bộ Chính trị ma cô” cũng bẽ bàng lắm.

Lỡ “Mỹ ngụy” bắt được Nông Thị Xuân, “nó” ghi băng được lời Nông Thị Xuân khai thì sao?! Cũng không riêng gì “Mỹ Ngụy”, còn “Trung quốc vĩ đại, Liên Xô vĩ đại”. Chúng nó cũng có thể bắt được Nông Thị Xuân và dùng Xuân làm “xăng ta”. Chúng nó tử tế trước mặt đấy, nhưng sau lưng thì biết nó “đá giò lái” lúc nào. Phải đề phòng. Biết bao nhiêu là cái nguy! Quan trọng nhất là sự trong sáng của thần tượng. Sách lược của Cộng sản là phải tô vẽ lên những thần tượng, dù không có cũng cố nặn ra cho có để tuyên truyền, để kêu gọi dân chúng hy sinh cho thần tượng, cho đảng. Nga thì có thần tượng Stalin, Tàu thì có thần tượng Mao Trạch Đông, Bắc Triều Tiên thì có thần tượng Kim Nhật Thành. Vậy thì Việt Nam phải có thần tượng Hồ Chí Minh. “Con nhỏ” Nông Thị Xuân nầy, nếu nó đòi làm vợ mà không được, túng thế nó trốn đi, nó hô hoán tùm lum; “Mỹ ngụy” khai thác, các “đồng chí” Trung quốc, Liên Xô khai thác thì nguy lắm. Thần tượng sẽ sụp đổ. Thần tượng sụp đổ thì đảng sụp đổ theo. Muốn cứu thần tượng, muốn cứu đảng thì không còn cách nào khác hơn thì thủ tiêu Xuân, giết Xuân. Không phải bộ Chính trị muốn giết Xuân. Vì Bộ Chính trị sợ Xuân nói tùm lum nên mới giết Xuân đó thôi. Bộ Chính trị “phúc đức” lắm, “thủy chung” với nhân dân lắm, đâu có giết ai. Việc “tiến cử” gái chơi cho “bác” là quyết định của bộ Chính trị. Vậy thì việc giết thị cũng phải là quyết định của bộ Chính trị, không riêng gì Trần Quốc Hoàn. Nghe tôi nói thế, chắc mấy ông trong “Bộ Chính Trị Giết Người” hả lòng hả dạ lắm. Họ có giết người đâu. Vụ đụng xe làm cho Nông Thị Xuân mất mạng là vì y thị muốn làm vợ “bác” Hồ đấy chứ.

Bọn Phát xít Đức giết 6 triệu người Do Thái là có tội ác với lịch sử. Thế bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam giết Nông Thị Xuân không phải là tội ác sao? Dù giết hàng triệu người hay giết một người (trong trường hợp Nông Thị Xuân không chỉ giết một người mà còn giết cả em thị Xuân là thị Vàng nữa) thì cũng là giết người. Ai nói rằng giết 6 triệu người thì có tội còn giết một người thì không có tội? Luật nào nói như vậy?

Còn với “bác”? Vì “bác” chơi bời mà sinh ra những vụ giết người thì “bác” không có tội sao? Lương tâm “bác” không cắn rứt sao? Hay vì lương tâm “bác” già quá, rụng hết răng nên không thể cắn rứt được nữa. Một người từng ngủ với mình, chăm sóc mình, thương yêu mình, cho mình những cảm giác khoái lạc, sung sướng, rồi mình lại giết người đó đi, dù không trực tiếp ra tay nhưng đồng ý cho người khác giết. Trời ơi! sao có người nhẫn tâm đến thế, tàn ác đế thế. Kiệt, Trụ cũng là đây, Tần Thủy Hoàng cũng là đây. Trong truyện Kiều, sau khi khuyên Từ Hải ra hàng, rồi Từ bị phục binh của Hồ Tôn Hiến mà chết, Kiều vẫn cứ ân hận hoài. Ân hận vì Kiều tự cho rằng chính vì Kiều mà Từ chết. Kiều than “Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời.” “Bác” Hồ có “mặt” nào hối hận vì “bác” chơi bời mà Xuân phải mạng vong? em của Xuân phải mạng vong?

Lại có một dư luận nữa. Nguyễn thị Định, “anh hùng cách mạng miền Nam” ra Hà Nội thăm “bác”. Mặc dù thị Định có chồng ở miền Nam nhưng “làm bé ông lớn còn hơn làm lớn ông bé”. Vậy nên có dư luận thị léng phéng với “bác”. Từ dư luận nầy, Bút Tre có câu thơ:

”Bác Hồ có một con chim,
Bác sai chị Định đi tìm cái lông.”


Trong thơ lục bát, chữ cuối câu 8 (chữ) -câu thứ hai ở trên) thuộc vần trắc (không dấu, dấu sắc), không thể là vần bằng (dấu huyền). Đúng ý câu thơ thì phải là cái lồng. “Bác” sai chị Định đi tìm cái lồng. Đi tìm cái lồng để nhốt con chộim. Nhưng nếu dùng chữ lồng, vần bằng thì “lạc vận”. Phải là cái lông, vần trắc mới đúng vận.

Nhưng ai cho rằng nhà thơ Bút Tre phải dùng chữ lông mới đúng vận hay có ý gì khác, bởi vì thơ Bút Tre thường rất dồi dào ý tứ, nghĩ cách nầy cũng hay mà nghĩ cách khác cũng hay. “Bác Hồ” có con chim. Đó là con chim gì? Chim cà cưởng, chim sáo, chim chích, chim gi, chim cu, v.v... có thể con chim theo một nghĩa khác, nghĩa bóng. Đàn ông con trai ai cũng có chim, có khi còn gọi là chim cu. Con trai, thường được gọi là thằng Cu. Con cu của nó có khi gọi là con chim. Vậy con chim của “bác” thuộc loại chim nào ở trên? ”Bác” sai chị Định đi tìm cái lồng để nhốt chim. Như thế, chim của bác là loài vật, một con chim theo nghĩa đen. Chị Định đến thăm “bác”, có thể ở lại trong nhà “bác”, “cháu” của “bác” thì “bác” xem như con cháu trong nhà, sai chị tìm cái lồng để nhốt chim thì cũng không có gì đáng nói lắm. Nhưng ở đây là cái lông mà không phải cái lồng. Có thể là cái lông chim rụng ra, tìm lượm lại. Chim thật thì không gắn lông lại được. Vậy là chim giả sao? Mà chắc gì là cái lông chim theo nghĩa đen. Không thể là cái lông chim theo nghĩa bóng sao? Cái lông của con chim theo nghĩa bóng thì lại càng... rắc rối nữa. Nói chung, Bút Tre muốn tạo ra một sự rắc rối, tạo ra những câu hỏi, những nghi vấn, để người đọc phải thắc mắc, phải suy nghĩ. Việc xảy ra trong phủ Chủ Tịch, không ai vào đó mà thu băng, chụp hình được ngoại trừ các “chú” của “bác”. Vì không có đủ bằng chứng, (và dù có bằng chứng Bút Tre cũng không dám trưng ra), do dó, Bút Tre dựng nên một lô những mơ hồ, thắc mắc, nghi vấn. Người đọc tự hỏi, tự giải đáp thì sẽ thấy dư luận chị Định có ngủ với “bác” có con với “bác” là đúng hay sai. Mới đây, trên báo Văn Nghệ Tiền Phong có bài lột mặt nạ Bùi Tín. Y viết một bài chê “bác Hồ” nhưng thực là để chạy tội cho “bác”. Tôi viết bài nầy dựa trên dư luận và chứng cớ trong sách Vũ Thư Hiên. “Nói có sách mách có chứng” chớ không nói ẩu nói vu. Còn “dư luận thì đáng trọng mà cũng đáng khinh.” (tục ngữ) Dư luận do những kẻ có ác ý tạo ra, nhằm mục đích bôi lọ người mình ghét, bôi lọ kẻ thù thì khác; dư luận do dân chúng tạo ra vì muốn chống đối, đã kích kẻ xấu, nhất là người có quyền thế, có tiền bạc mà không nói được, chống được là một chuyện khác. Dư luận thuộc hạng thứ hai nầy thì ca dao gọi là “bia miệng”:

Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.


Không cần với dư luận, chỉ với những chứng cớ trong bài nầy, tôi thách Bùi Tín chạy tội cho “bác”. Chạy đằng trời. Trời không tha, đất không dung là tội giết vợ nầy đây.

Tuy nhiên, Bùi Tín hay bộ Chính trị cũng có cách trả lời. Cứ chối bay đi rằng vụ Nông Thị Xuân là không có và bức thư Vũ Thư Hiên đăng trong phần phụ lục là do tác giả ngụy tạo. Cứ trơ mặt ra mà nói như thế cũng có người tin. Ở đời thiếu gì người ngu tin Cộng sản, có cả ngàn Trần Trường chứ đâu có phải chỉ một mình y đâu!

Tại sao tôi gọi là “Bác” Hồ chơi bời?
Khi một người đàn ông yêu một người đàn bà, muốn cưới người đó làm vợ, dù có ăn ở với người đàn bà đó như vợ chồng trước ngày cưới như người Âu Mỹ thường làm thì đó là việc vợ chồng. Cái ý định muốn Cưới nhau tức đó là chuyện vợ chồng. Ngày xưa, đàn ông có nhiều vợ, thậm chí vua có nhiều cung tần mỹ nữ, là để đẻ cho nhiều con. Nhiều con là “đa phúc” là quan niệm của người xưa. Vua thì có nhiều hoàng phi, thứ phi, cung tần mỹ nữ, v.v... là để có hoàng tử, thái tử để nối ngôi vua và có công đông, đông vi cánh.

Khi một người đàn ông ăn ở với một người đàn bà mà không có ý định cưới làm vợ thì đó là chơi bời. Bác Hồ, ngoài việc ăn ở với Nguyễn Thị Minh Khai và khai tên thị trong hồ sơ, có thể là y muốn lấy thị Khai làm vợ thật. Ngoài ra, với những người đàn bà khác, “bác” không có ý định cưới, chỉ ăn ở mà thôi thì đó không chơi bời thì là gì? Thậm chí chơi bời, có con, nhưng vẫn không chịu cưới, đem con cho người khác nuôi thì người đàn ông đó ăn ở “tệ” lắm, bội bạc lắm.

Vì lý do đó, để kết thúc, tôi xin nhại hai câu thơ trong Kiều để “tặng bác”:

Giết xong vợ, vẫn tươi cười,
Mặt nào còn xứng làm người hay không?

Làm người còn không xứng, nói chi tới vĩ nhân.


Tuệ Chương
http://www.vietland.net/main/showthread.php?p=5532#post5532

No comments: