Monday, September 1, 2008

Nhìn lại Hiệp đinh Élysée

Nhìn lại Hiệp đinh Élysée (I)
Nguyễn Văn Lục
http://suthat-toiac.blogspot.com/2008/09/nhn-li-hip-nh-lyse-ii.html II
http://suthat-toiac.blogspot.com/2008/09/nhn-li-hip-inh-lyse.html I
http://suthat-toiac.blogspot.com/2008/09/nhn-li-hip-nh-lyse-kt.html III ket

Để kỷ niệm 59 năm, ngày ký Hiệp định Élysée, người viết xin ghi lại những diễn tiến chịnh trị chung quanh Hiệp Định này. Và tự hỏi rằng, đứng trên lập trường dân tộc, phải chăng việc cộng sản Việt Nam từ chối giải pháp Bảo Đại là đúng hay sai đối với lịch sử, với đất nước? Dân tộc, đất nước phải là quyền lợi tối thượng trên bất cứ đảng phái nào? Nhưng việc ông Ngô Đình Diệm phản đối mãnh liệt về nội dung văn kiện hiệp định Elysée phải được hiểu như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, cần tìm hiểu rõ hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ.

Lá bài Bảo Đại

Lá bài bị cháy

Sau khi Bảo Đại tuyên bố từ nhiệm để trở thành công dân Vĩnh Thụy, cả một triều đại đã xụp đổ theo ông. Sau đó, ông đành nhận một chức hờ cố vấn tối cao “Supreme adviser”vào ngày 30 tháng 8. Xin trích đoạn viết của Arthur J. Dommen trong Indochinese Experience of the French and the Americans về chuyến ra Bắc của cố vấn tối cao như sau:


“He left Hue on September 4 by car. All along the roads, he met crowds of people who had come to have a look at the former emperor, whom most had never seen.


In Quang Tri, Dong Ha, Dong Hoi, Vinh and Thanh Hoa, the crowds were particularly dense, but respectful. This first meeting of the 2 was one of the most extraordinary in history... “We are all going to work together for the independence of the country.” (trang 119)


Tạm dịch: Ông rời Huế ngày 4 tháng 9 bằng xe hơi. Suốt dọc đường, đám đông đến gặp ông để được nhìn mặt cựu hoàng mà suốt đời họ mà phần đông chưa được thấy mặt bao giờ. Ở Quảng Trị, Đông Hà, Đồng Hới, Vinh và Thanh Hóa. Đám đông kéo đến rất là đông trong niềm kính trọng… Cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa hai nhân vật thật là một cuộc gặp gỡ kỳ diệu nhất trong lịch sử... “Chúng ta sẽ cùng sát cánh bên nhau cho nền độc lập của xứ sở.”


Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương
Nguồn: .photobucket.com
---------------------------------------------------------------------------
Đó cũng là câu nói lừa bịp kỳ diệu nhất lịch sử của Hồ chí Minh nói với Bảo Đại.

Sau này, trong bài phỏng vấn của ký giả A. Steele của báo New Herald Tribune, Hồ chí Minh kết án Bảo Đại như sau: “Chúng tôi không cần gì đến bọn bù nhin. Chỉ có bù nhìn và phản quốc mới ủng hộ Bảo Đại.” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, 1995, 581)

Đám đông còn quý mến cựu hoàng, nhưng tôi tự hỏi Bảo Đại đã làm gì cho họ? Và phải chăng, sự đón tiếp này sẽ trở thành một tiền án liên quan đến số phận của cưu hoàng sau này. Lúc bấy giờ, ông Mai Văn Hàm là người lo chu cấp chỗ ăn ở, tiền chi tiêu cho Bảo Đại Ông và một vị hoàng thân có trách nhiệm gì trong việc môi giới những người dẹp như Lý Lệ Hà và Mộng Điệp. (1) Trong dịp Phạm Khắc Hòe về Huế, như ta đã biết là người đã bán đứng Bảo Đại, hoàng hậu đã hỏi thẳng Phạm Khắc Hòe về Lý Lệ Hà. Hòe xác nhận là chuyện đó có thực còn nói thêm đó là một cô gái đẹp. Hoàng Hậu bị xúc phạm nặng nề, nhưng im lặng không nói gì, còn gửi tiền ra cho Bảo Đại chi dùng.

Và chính thức kể từ 1950 về sau, dòng họ Nguyễn và Bảo Đại không còn có trong mắt của Hoàng hậu nữa.

Đối với gia đình, Bảo Đại đã bị cháy.

Sau này, ông Bảo Đại đã bị Hồ Chí Minh loại trừ bằng cách đẩy khéo ra khỏi Việt Nam. Ông rời Hà nội vào ngày 16/03/1946 trên chiếc máy bay DC-3 sang Tàu, Hồ Chí Minh đã không muốn sự có mặt của Bảo Đại ở Hà Nội nữa. Vai trò trái độn, “bù nhìn” đã không cần thiết nữa. Lucien Boudard viết “Au printemps de 1946, la tête de Bảo Đại ne valait toujours pas très chère.” Vào mùa xuân 1946, cái đầu của Bảo Đại vẫn luôn chẳng có giá trị là bao nhiêu. (Trích La guerre d’Indochine, Lucien Boudard, nxb Bernard Grasset, Paris, trang 146). May là Bảo Đại đóng kịch cũng khéo không để lộ ra chút nghi ngờ gì, nếu lộ ra chút gì thì Việt Minh sẵn sàng thủ tiêu ông.

Sau này vua Bảo Đại viết: “Pour moi, la chose est claire. Hồ Chí Minh ne veut pas de moi. Đối với tôi, sự việc thật rõ ràng, Hồ Chí Minh không cần đến tôi nữa.

Ông Bảo Đại đã kể lại chi tiết bị Hồ Chí Minh lừa bịp ra sao:

“Le 15 avril, nous faisons de nouveauc escale à Kunming. Plus heureux qu’à aller, nous trouvons un avion en partance immédiate pour Hà Nội. Au moment ou nous allons embarquer, un message personnelle m’est remis. C’est un billet de Ho Chi Minh.”

Ngày 15 tháng 4, một lần nữa, chúng tôi lại đến Côn Minh. May mắn hơn lúc ra đi, có một phi cơ sắp sửa bay đi Hà Nội. Đến lúc chúng tôi sắp sửa lên máy bay thì tôi nhận được một thư riêng của ông Hồ Chí Minh như sau


“Thưa Ngài, xin Ngài cứ thong thả, mọi chuyện ở đây đều tốt đẹp. Sự có mặt của Ngài ở nước Tàu xem ra có ích lợi hơn. Ngài đừng nghĩ ngợi gì, khi nào cần ngài về lại thì tôi sẽ thông báo cho Ngài sau. Ngài cứ nghỉ ngơi đến khi nào những trách nhiệm đang chờ đợi chúng ta. Ôm hôn trong tình huynh đệ. Ký tên. Hồ Chí Minh
(Trích Le Dragon d’Annam, S.M Bao Dai, nxb Plon, trang 156).

Sau khi biết mình bị lừa, Bảo Đại có thể nói là trắng tay. Nay thì Việt Minh gọi ông là công dân Vĩnh Thụy.

Trắng tay về nhiều mặt.

Có nhiều lúc, ông không còn đồng xu dính túi. Ông mô tả lại cái cảnh một mình bị bỏ rơi tại phi trường như sau:


“L’avion n’est plus qu’un point à l’horizon. Sur l’ancienne base Américain, je me retrouve tout seul. Je m’assieds sur les marches del’aérogare pour faire le point. Non seulement me voilà seul, livré à moi-même, mais dans le plus complet dénuement. Pas un sou. Je n’ai même pas de vêtements de rechange. Pas davantage de papiers ou de passport. Je relis le billet de Ho Chi Minh “baisers fraternelles”
(Trích Le Dragon d’Annam, S.M Bao Dai, trang 156).

Máy bay chỉ còn là một điểm nhỏ ở chân trời. Chỉ còn có mình tôi ở phi trường vốn là một căn cứ quân sự cũ của Mỹ. Tôi ngồi xuống bực thềm nhà ga phi cảng để kiểm điểm lại. Chẳng những cảm thấy chỉ có một mình mà còn cảm thấy mình rơi vào tình trạng hoàn toàn cùng quẫn. Không một xu dính túi. Không có quần áo để thay đổi. Cũng chẳng có giấy tờ gì hay giấy thông hành. Tôi đọc lại lá thư của Hồ chí Minh “những cái hôn tình huynh đệ.”

Tôi chợt mỉm cười.

Còn đối với người Pháp, họ cũng chưa quên được Bảo Đại đã hai lần bỏ rơi họ. Lần đầu Bảo Đại theo Nhật và lần thứ hai nhận làm cố vấn tối cao cho Việt Minh.

Đối với người dân trong nước, nhiều người còn luyến tiếc, nhưng phần đông nhìn ông như một kẻ vô tích sự. Khi từ bỏ ngai vàng, không phải chỉ cái ngai vàng của ông bị mất. Nhưng là cả thần dân, cả một triều đại đã qua, cả ngàn năm lịch sử mất theo ông. Riêng triều Nguyễn tổ tiên ông, lập nên sự nghiệp kể từ năm 1600. Phút chốc, ông xóa sạch.

Có thể, ông đã không nghĩ cạn hết về gánh nặng lịch sử mà ông đã quyết định, đã làm.

Phần Bảo Đại sau đó đã không quên phê phán khá nặng con người của Hồ Chí Minh Ông viết về Hồ Chí Minh mà tôi xin được tóm lại như sau trong sách của ông:


Ông ta là một tên đóng kịch khéo léo, giả nhân nghĩa, tử tế với cái bề ngoài có vẻ khổ hạnh. Nhưng tất cả những ai tiếp xúc với ông ta lần đầu đều bị ông ta lừa như những người Mỹ, ông Sainteny, đại diện Pháp và cả tôi nữa. Ông ta có thể làm bất cứ điều gì, miễn là đạt được mục đích của ông ta. Rất khéo léo, thông minh đến quỷ quyệt và vô liêm sỉ đến bất nhân (cyniquement inhumain).


Cần nói rõ thêm, trong số những người bị lừa như Sainteny. Sainteny, khi về Pháp nhận được lá thư của Hồ Chí Minh, đề ngày 24 tháng giêng 1947 có câu: “C’est pourquoi, je tiens à vous répéter que, malgré ce qui est arrivé, vous et moi nous restons amis. Et je peux vous affirmer que nos deux peuples aussi restent amis. (Trích lại trong Ho Chi Minh, Jean Lacouture, trang 148). Vì thế, tôi cần nhắc lại với ông rằng, mặc dầu những gì đã xảy ra, Tôi với ông vẫn là bạn.Và tôi có thể khẳng định với ông rằng hai dân tộc chúng ta vẫn là bạn.

Ngô Đình Diệm, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Trọng Kim chẳng bao giờ có thể viết được những dòng thư chân tình như thế đối với kẻ thù.

Ngoài ra, còn có nhiều tác giả người Pháp như Paul Mus, Claude de Groulat cũng bị lừa. Đặc biệt nhất là Jean Lacouture. Tôi đã chán ngấy đọc ông này qua các cuốn sách rất thiếu trung thực, như một thứ tiểu thuyết trong các cuốn như: Ho Chi Minh, 1967. Ở trang 145, ông viết như thế này:


“Plusieurs fois, Je tentai de l’interroger sur sa vie privé, mais il n’en voulait rien dire, et ma passait aussitôt des documents à étudier. Chaque fois, j’avais bien de la peine à le quitter quand, me retournant, je le surprenais qui me suivit des yeux avant de se retirer dans sa cabane pour reprendreses travaux.”


Nhiều lần, tôi thử hỏi ông ta về đời tư của ông, nhưng ông không bao giờ hé miệng nói. Và đưa ngay cho tôi những tài liệu để nghiên cứu. Mỗi lần, phải từ biệt ông, tôi cảm thấy bất nhẫn khi tôi ngoái cổ lại nhìn ông làm ông ngạc nhiên, ông vẫn còn đứng đó nhìn theo tôi trước khi rút lui vào lều để tiếp tục làm việc.

Rồi tiếp theo cuốn: Viet Nam, voyage à travers une histoire hay Une vie de rencontres, trong đó dành 3 trang, từ trang 54-55-56 để nói về l’Oncle Hồ, sans malice.


Lá bài có giá (bonnes cartes)

Thế mà lịch sử trớ trêu thay, lá bài Bảo Đại lại có giá. Bởi vì, chính lúc bị thất thế, nằm chèo queo ở Hồng Kông, ở tư thế một cựu hoàng, Bảo đại đã có cơ hội tiếp xúc, trao đổi nghe ngóng, chờ đợi với đủ mọi chính khách Việt–Pháp-Mỹ, đại diện đảng phái trong mưu cầu tìm một giải pháp cho Việt Nam. Chẳng hạn có những nhân vật sau đây tiếp xúc với ông như Nguyễn Tường Tam, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Sâm, Trần Quang Vinh, Trần Văn Lý, Cao Văn Chiếu.

Đặc biệt có Phan Văn Giáo là cầu nối và tai mắt của Bảo Đại ở trong nước: Bảo Đại viết: “J’observe toutes ces manifestations et J’attends”. (Tôi quan sát tất cả những diễn biến đó và tôi chờ đợi). Bên cạnh đó là Buckley, đại diện cho OSS của Mỹ đã liên lạc rất nhiều lần với Bảo Đại.



Điện Élysée
Nguồn: web-libre.org
---------------------------------------------------------------------------

Vì thế, năm 1947, Bảo Đại được coi như một lá bài cần thiết trong tình thế lúc bấy giờ (bonnes cartes) Ông Pignon đã dùng Faugère và Cousseau, những tay lão luyện về chính trị có thể chơi bất cứ lá bài nào. Faugère biết hết mọi ngõ ngách, quen không thiếu người nào. Chỉ cần nói tên một người Việt Nam nào đó là ông có thể rành mạch, nói gốc gác đầy đủ về họ. Faugère chuẩn bị bãi đáp cho Bảo Đại về nước bằng cách thông báo cho mọi người Việt Nam biết tin đó Coussseau thông thạo tiếng Việt thì làm cố vấn cho Bảo Đại về những trách nhiệm phải làm. Chính Cousseau là người đưa ra những chọn lựa chính trị và tiến hành những thương lượng trong vòng bí mật. Ông có thể làm được tất cả mọi điều mà xem ra những người khác không làm được. Chính Bảo Đại cũng nhìn nhận Cousseau là người bạn Pháp rất thân thiết và tâm huyết của ông.

Kể từ khi lá bài Bảo Đại có giá, tiền bạc của Pháp đổ về Hồng Kông cho Bảo Đại không biết bao nhiêu mà kể. Bạc triêu tiền Phật lăng, hết triệu này đến triệu khác.

Xin trích dẫn Lucien Bodard viết về vấn đề này:


“Bao Đai reprenait une valeur marchande terrible. Une cour se formait autour de la Majesté, toutes sortes de Vietnamiens accouraient en fidèles serviteurs … Bao Dai retournait à la “grande vie”. Bao Dai ne multipliait pas seulement les exigences financières. Il posait aussi des conditions politiques.. de nouvelles propositions et aussi de l’argent, beaucoup d’argent. C’était sans fin.”
(La guerre d’Indochine, Lucien Bodard, trang 151)

Nay thì cái giá của Bảo Đại lên thật khủng khiếp. Chung quanh ông là một đám đủ thứ người Việt Nam quây lấy ông như những kẻ bầy tôi trung thành. Bảo Đại trở lại cuộc sống huy hoàng. Bảo Đại chẳng những đòi hỏi thêm việc cung cấp tiền bạc mà còn đòi hỏi về những điều kiện chính trị và tiền bạc, rất nhiều tiền bạc. Đó là những đòi hỏi không cùng.

Nhưng trong hồi ký Bảo Đại, ông đã đưa ra một số tiền mà người Pháp cung cấp cho ông, một số tiền nhỏ đến không nghĩa lý gì. 5000 đô la Hồng Kông. Cũng trong Hồi ký, Bảo Đại cho biết ông được người Pháp cho ở trong một biệt thự thật đẹp ở vùng Repulse Bay, ở đảo Victoria. Thêm vào đó, luôn luôn có hai cảnh sát người Tầu canh gác biệt thự.

Cái giá của ông là trở lại nếp sống đế vương. Bảo Đại đã biết lợi dụng tình thế cho đại sự và cũng không quên cho riêng mình.

Và để đổi lại những thứ đó. Người Pháp cho biết: “C’est à prendre où à laisser… C’était l’heure de la vérité. Vous devez montrer maintenant si vous êtes avec la France ou contre elle.” Người Pháp cho biết, Bảo Đại hoặc phải chấp nhận hoặc bỏ cuộc. Bây giờ là giờ phút của sự thật. Và ông phải chứng tỏ rằng ông đứng về phía nước Pháp hay chống lại nước Pháp. (Trích La guerre d’Indochine, Lucien Boudard, trang 150-151).


Sự chống đối của ông Ngô Đình Diệm

Bên cạnh đó, có ông Ngô Đình Diệm không ngừng theo dõi diễn tiến các cuộc thương lượng giữa Pháp và Bảo Đại. Ông đã 3 lần sang gặp Bảo Đại. Ông là người nổi tiếng chống cộng sản một cách không khoan nhượng và chống Pháp cũng vậy, ông biết tất cả những gì người Pháp đang ve vãn bên cạnh Bảo Đại.

Người Pháp đã nhận định về ông Ngô Đình Diệm như sau:
“Diem s’affirmait comme profondément hostile à la France et ne concevait les contacts avec la France que dans le but d’en obtenir l’inđépendance et l’unité du pays. Un rapport francais de février 1947 qualifiait ainsi sa position: “Il y a peu attendre qu‘il cherche à élaborer une construction solide et acceptable à la fois de notre part. Diem ne parait pas démentir sa réputation, il faut bien le dire, d’antifrancais”


(Trích tài liệu AOM INDO GGCP Suppl. 18: Situation politique - février 1947, trích lại trong Les catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépednance 1945-1954, luận án tiến sĩ của Trần Thị Liên ở Institut d’Études Politiques de Paris, 1996, trang 193.)

Ông Diệm là người tỏ ra chống và thù địch với nước Pháp và chỉ coi những tiếp xúc với Pháp với mục đích dành được độc lập và thống nhất xứ sở. Một phúc trình của Pháp vào tháng giêng 1947 nói về lập trường của ông Diệm như sau: không có hy vọng chờ đợi gì ông ta tìm cách thiết lập một công trình gì vững chắc và chấp nhận được cùng một lúc với chúng ta. Xem ra ông Diệm không muốn mất cái danh tiếng là người chống Pháp.

Vì thế, ông sang Hồng Kông gặp Bảo Đại, cảnh cáo Bảo Đại: Ngài đừng bao giờ chấp nhận những điều kiện do người Pháp đưa ra. Ngài sẽ hơn bao giờ hết tự chuốc lấy cái nhục cho chính mình. Ngài chỉ trở về nước khi mà Ngài nắm chắc trong tay một nền độc lập thực sự. Ngài đừng bao giờ trở thành thứ tay sai của một thứ độc lập giả hiệu.

Trong hồi ký của Bảo Đại cũng viết về vấn đề can gián của ông Ngô Đình Diệm như sau:
“Je convoque donc à Hồng Kông le chef du gouvernement provisoire du Sud –Vietnam, Nguyễn Văn Xuân et Trần Văn Lý, le président du comité administratif de Hué. Je đemande à Ngô Đình Diệm à se joindre à eux. Ils arrivent le 19 décembre et nous aurons des entretiens pendant trois jours. Tous trois trouvent les termes de la déclaration satisfaisante, mais réagissent très défavorablement à la lecture du protocole. Diem est le plus virulent. Pour lui, les concessions faites par la France sont nettement insuffisantes, Quant aux restrictions de souveraineté imposées par l’adhésion à l’union francaise, elles lui paraissent aberrantes. Ly partage son point de vu. Tous deux influencés par le processus de décolonisation qui se déroule dans le même temps aux Indes et en Birmanie, m’exposent un projet qui donnerait au Viet Nam le statut dominion . A leurs yeux, c’est la seule solution acceptable por les nationaliste Vietnamiens”
(Le Dragon d’Annam, S.M Bao Dai, trang 190)

Tôi triệu tập sang Hồng Kông thủ tướng lâm thời miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Xuân và ông Trần Văn Lý, chủ tịch Ủy ban hành chánh Huế. Tôi cũng yêu cầu ông Ngô Đình Diệm cùng đi chung với phái đoàn. Họ đến ngày 19 tháng 12 và chúng tôi đã có những cuộc thảo luận trong ba ngày liền. Cả ba đều thấy những lời trong bản tuyên bố là được. Nhưng họ phản ứng không thuận lợi về văn kiện chính thức. Diệm là người tỏ ra hung hãn nhất. Đối với ông ta, những sự nhượng bộ của người pháp rõ ràng là không đủ, còn về những hạn chế về chủ quyền bị áp đặt khi gia nhập khối Liên Hiệp Pháp thì đối với Diệm là sai lầm. Ông Lý đồng ý với ý kiến của Diệm. Cả hai đều chịu ảnh hưởng về tiến trình giải thực đang diễn ra cùng thời điểm ở bên Ấn Độ và Miến Điện và đã đề nghị cho tôi một kế hoạch sẽ cho phép Việt Nam trở thành một quy chế nước tự trị trong Liên Hiệp Anh. Dưới mắt họ, Đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người Việt quốc gia.”

Stephen Pan trong Viet Nam crisis cũng nhận xét về lập trường của ông Diệm như sau:
“When Diem arrived, however, he found that Bao Đai had alteady signed an agreenment with the French High Commissionner Emile Bollaert making Viet Nam, a member of the French Union. Diem objected to the agreenment. Diem was opposed to Ho Chi Minh and the Viet Mịnh but he did not want cooperate with the French until actual dominion status was granted. By the end of 1948, it was clear to him that the French domination was no different from what it had been before. Meanwhile, the Viet Minh cleverly denounced the Bao Dai regime, and kept plugging the slogan, “Viet Nam for Vietnamese.”
(Trích Viet Nam crisis, Stephen Pan và Daniel Lyons, trang 69)

Khi ông Diệm tới nơi (Hồng Kông) đã thấy Bảo Đại sẵn sàng ký với toàn quyền Bollaert một thỏa ước biến Việt Nam thành một thành viên của Liên Hiệp Pháp. Ông Diệm chống đối Hồ Chí Minh và Việt Minh, nhưng ông cũng không muốn hợp tác với người Pháp cho đến khi nào người Pháp chấp nhận giải pháp tự trị. Vào cuối năm 1948, ông Diệm nhận thấy rõ là việc cai trị của người Pháp bây giờ không khác gì với trước đây. Trong khi đó, Việt Minh khéo léo tố cáo chế độ Bảo Đại và họ tiếp tục tuyên truyền khẩu hiệu: Nước Việt Nam của người Việt Nam.

Sau này, khi hiệp định Élysée đã được ký kết, một lần nữa, Ngô Đình Diệm công khai lên tiếng phản đối.

Cuối cùng, về phần Cousseau, ông đã thuyết phục được Bảo Đại loại trừ Ngô Đình Diệm.

Từ nay không còn ai là kỳ đà cản đường đi của Cousseau nữa.

(Còn tiếp)
© DCVOnline
---------------------------------------------------------------------------

(1) Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, trong cuốn “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại, vua cuối cùng Triều Nguyễn”, Nhà xuất bản văn nghệ, 2006, thì những người vợ và tình nhân của Bảo Đại gồm:
1. Nam Phương Hoàng hậu, quê Gò Công, Tiền Giang, có 5 người con
2. Bùi Mộng Điệp, quê Bắc Ninh, không hôn thú, có 3 người con
3. Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
4. Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có 1 con gái
5. Lê Thị Phi Ánh ở Huế, không hôn thú, có 2 người con
6. Vicky (Pháp), không hôn thú, có 1 con gái
7. Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú
8. Monique Marie Eugene Baudot (Pháp), có hôn thú, không có con
(Trích Bảo Đại, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
http://fr.wikipedia.org/wiki/Bao_Dai
http://en.wikipedia.org/wiki/Bảo_Đại
--------------------------
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5423



Re: Nhìn lại Hiệp đinh Élysée (I)

2008-08-31 22:27:0
Tâm Việt

Chương 39, Con Rồng An Nam
http://www.saigonforsaigon.org/staticpages/index.php?page=20060401133706641
Cựu hoàng cho biết nhóm thủ hạ của Hồ Chí Minh rất kém cỏi nên mỗi khi nhìn thấy hành động của nhóm này, cựu hoàng đều nhớ tới những cộng sự viên từng ở bên cạnh cựu hoàng thời gian trước đó: “...Tôi lại thấy trở lại cùng vấn đề đã từng thảo luận với Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim. Thật là những người cao khiết, đầy tinh thần trách nhiệm, rất tài ba, sung mãn, nhiều ý kiến, nhưng chỉ khổ nỗi không có phương tiện để thực hiện quyền hành.” (9)
Sự hình thành Giải Pháp Bảo Đại
http://tiengnoitudo.wordpress.com/2008/03/15/sự-hinh-thanh-của-giải-phap-bảo-dại/
Ngoài ra, những điều khoản khác, nhất là về ngoại giao và quân sự, vẫn còn những giới hạn quan trọng cho một nước thực sự độc lập. Bảo Đại viết trong hồi ký:
Từ đây trở đi, tôi đã thu hồi được đất Nam Kỳ, tôi coi như nhiệm vụ của tôi về điều đình đã chấm dứt.

[...]

Sau nữa, thoả hiệp này trước mắt tôi, chỉ là một giai đoạn để tiến tới độc lập hoàn toàn. Sự thành đạt về độc lập như thế đã xảy ra cho các nước lân cận ở Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Miến Điện, Ấn Độ… làm tôi càng tin tưởng trong hy vọng.Tôi tin tưởng rằng thoả ước mùng 8 tháng 3 phải là một yếu tố nhất định đưa đến vãn hồi hoà bình. Hỏi Việt Minh còn có thể đòi hỏi gì nữa khi tôi đã thành công, mà họ thì bị thảm bại ở các hội nghị Fontainebleau và Đà Lạt, vào năm 1946?

Re: Nhìn lại Hiệp đinh Élysée (I)

2008-09-01 04:34:28

Trúc Lê

Giải pháp Bảo Đại [ http://www.hungviet.org/ ]
http://www.hungviet.org/hoanghaithuy/hoanghaithuy100308.html

60 năm nhìn lại: Bảo Đại, Trần Trọng Kim và Chính phủ của hai ông [ http://www.talawas.org/ ]
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11249&rb=0302

Re: Nhìn lại Hiệp đinh Élysée (I)
2008-09-01 00:15:33
Bui Anh

HCM( 27/2/1946,7 giờ sáng) : ."..bon Phap' không muốn điều đình với tôi. Tôi kh6ng dượ Ðồng minh tín nhiệm.Ai cũng thấy tôi "đỏ" qua'. Vậy xin ngài làm cuộc hy sinh lầ thứ hai la` Ngài nhận laị quyền hành như trưóc.....Ngài thay chỗ cho tôi va` tôi trở thành cố vấn cho ngài.." (231)
10. Bảo Ðai hỏi Ng. Xuân Ha` va` Trần trg Kim được cã hai đồng y' viêc nhân này (8 giờ 30) va` lập danh sách Chính phủ. 10 giờ ,HCM gọi lại thu'c giục,Ðến trưa, BÐ nhận lời va` đồng y'.Sau khi liên lạc Thiếu tá Buckley , OSS của Mỹ va` ông nay` hứa Mỹ sẽ trung lập vi` cho là thuộc nôị bộ VN.
11. 13 giờ ,HCM mời tôi đến va` nói : Thưa Ngài, xin ngài hãy quên những điều tôi nói ban sáng. Tôi không co' quyền từ bỏ trách nhiệm... Tôi xin ngài tha lỗi cho một phút yếu lòng...(p.232)( CON RỒNG AN NAM ,BẢO ĐAI)

Trích dẫn trên đây
- vừa nói lên một trong hàng trăm đòn lừa gạt tiếp nối mà ông Hồ đã trỗ ngón liên tục với thế hệ thanh niên nhiều trí thức VN và hàng triệu đống bào vô tội với danh xưng "DÀNH ĐỘC LẬP...,

-vừa minh chứng với lời thú nhận "TÔI ĐỎ QUÁ" của ông Hồ rằng tại sao Pháp đánh cuộc nổi dậy của ông Hồ mà Hoa Kỳ lại trả tiền tổn phí .( The U.S. , in fact , had been paying the bills for the French colonial army during its war against Ho's Communists." (p.48) (PRESIDENT KENNEDY RICHARD REEVES (Washington Post Assistant Editor) .

-vừa chứng tõ với quí vị cựu kháng chiến chống Pháp rằng mặc dù lòng ngữong mộ của nhân dân và con cháu sau này vẫn sẵn sàng dành ngữong mộ quí vị về ý hứong và hành động hăng hái" xếp bút nghiên lên đuờng tranh đấu"vì lòng khát khao Độc lập , chứ nó không có nghĩa là cộng cuộc chống Pháp do ông HCM và đãng Công Sản VN là có chính nghĩa. Bỡi vì Bác Hồ và đãng cong sản VN có hô hào yêu nứoc thế nào đi nữa thì đó không phải là mục tiêu và nhiêm vụ của họ trong phong trào Cong san quốc tế III. Xét cho cùng thì thân phận của quí vị đáng thưong vì hảo ý (good will) hơn là đáng vinh danh.

No comments: