Thursday, June 12, 2008

Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị VN Cận & Hiện Đại

Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị VN Cận & Hiện Đại

Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị VN Cận & Hiện Đại và Chuyện Nước Non Buồn Đến Ngàn Năm
Tác giả: Bùi Anh Trinh.



Đây là bộ sách đồ sộ nhất trong năm 2008 của nhà xuất bản Làng Văn.

Sách gồm hai tập khổ lớn, bìa cứng có jacket, tổng cộng 1366 trang, in tuyệt đẹp. Tác giả duyệt lại toàn bộ các dữ kiện lịch sử chính trị VN từ cận đại đến hiện đại (tập thượng), và đưa ra những nhận định thực tế gai góc trước các vấn đề thời sự trong cộng đồng (tập hạ).


Trong tập Thượng (khảo luận), bằng phương-pháp tra cứu khoa-học và công phu, tác giả nhắc lại diễn biến lịch sử Việt-nam cận đại, từ 1842, khi quân Anh đánh Trung Hoa lần thứ nhất, vụ Chiến Tranh Nha Phiến, rồi Anh liên minh với Pháp đánh Trung-hoa lần thứ hai. Lần nầy, trên đường về nước, hải quân Pháp đã đánh Đà nẵng, nhưng thất bại. Năm 1859, liên quân Anh Pháp đánh Trung Hoa lần thứ ba. Trên đường về, hải quân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ Việt-nam, rồi sau đó leo thang chiến tranh các năm sau đó, đánh Hà-nội, chiếm trọn Nam-kỳ rồi đánh vào kinh-đô Huế, cuối cùng chiếm toàn thể VN năm 1885.

Nhắc lại giai-đoạn tiếp theo, tác giả đã nhìn toàn cảnh thế giới đương đại, bàn về cơ hội canh tân của Nhật-bản, Trung-hoa và Việt-nam. Ông cũng trình bày về các cuộc cách mạng ở Trung-hoa (Tôn Văn, chủ nghĩa Tam dân), Nga (Lenin, chủ nghĩa Cộng sản) và hai chủ trương của quốc dân Việt-nam (Phan Bội Châu, cứu nước bằng đấu tranh vũ trang và Phan Chu Trinh, cứu nước bằng đấu tranh chính trị).

Về các quốc sách an-ninh lãnh thổ, tác giả đi sâu vào chế độ Hương Ước của làng xã Việt Nam, kế hoạch Bình Định Phát Triển Nông Thôn của Nguyễn Ngọc Huy, chương trình Xây Dựng Nông Thôn của Nguyễn Bá Cẩn, Lục Đại Chiến của Đài Loan, Ấp Chiến Lược của Robert Thompson, Ấp Chiến Đấu của Westmoreland, Phòng tuyến Westmoreland, chế độ Công An Trị của Nguyễn Văn Tâm và Chiến dịch Phượng Hoàng của CIA.

Tác giả cũng đã dành khá nhiều thời gian để theo dõi hành tung của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Lý Thuỵ và Hồ Chí Minh.

Về Việt Nam Quang Phục Hội, đảng của Phan Bội Châu được ghi nhận qua cuộc tấn công vào 3 tỉnh biên giới và cuộc đảo chánh bất thành ở Huế, rồi bị Hồ Chí Minh bán cho mật thám Pháp.

Về các đảng phái khác, tác giả trình bày tài liệu Tân Việt Cách Mạng Đảng, cái nôi của Cách mạng VN, cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến ở Thái Nguyên, Phục Việt Hội, Việt Nam Cách Mạng Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội, Vụ án đường Babier , Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học với Nam Đồng thư xã, vụ ám sát tên mộ phu Bazin, cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Tiếp theo là Việt Nam Quốc Dân Đảng tiếp nối của Nguyễn Thế Nghiệp và Vũ Hồng Khanh, Vân Nam Đạo Bộ và Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Biện Sự Sứ, Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính Đảng, Đại Việt Phục Hưng, Đại Việt Quốc Gia Xã Hội Đảng, Đại Việt Duy Dân, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần, Đại Việt Quốc Gia Liên Minh,..

Về các đảng phái Cộng sản, tác giả đưa ra tài liệu về đảng Cộng sản Đông Dương của Trần Phú, An Nam Cộng sản Đảng của Hồ Tùng Mậu, Đông Dương Cộng sản Đảng của Ngô Gia Tự, cuộc họp thống nhất hai đảng Cộng sản Việt Nam và hoàn cảnh thành lập đảng Cộng sản Đông Dương của Trần Phú, rồi Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập. Nguyễn Tất Thành về VN với Việt Minh Hội. Đảng Cộng Sản Đông Dương đời thứ ba với Đặng Xuân Khu, rồi Mặt Trận Việt Minh, liên kết giữa Hồ Chí Minh và Đặng Xuân Khu.

Tới đây, tác giả lại tiếp tục theo dõi Nguyễn Tất Thành, lúc đó đã trở thành Hồ Chí Minh với các thủ thuật đánh bóng cá nhân, thu tóm quyền lực, trộm cắp thơ văn (vụ Ngục Trung Nhật Ký,..)

Năm 1945, Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập. Đặng Xuân Khu phong Hồ Chí Minh làm "chủ tịch nước" và thanh toán nhóm Cộng sản đệ tứ, lập chính phủ Liên hiệp kháng chiến (Việt Minh).

Tác giả đưa ra nhận định công bằng về Bảo Đại, Hồ Chí Minh, Trần Trọng Kim và Ngô Đình Diệm.

Năm 1946, Việt Minh bắt tay với Pháp. Pháp tái chiếm Việt-nam và trở mặt đánh đuổi Hồ Chí Minh. Pháp muốn giao chính quyền cho Bảo Đại, nhưng nhà vua đòi độc lập, từ chối đứng trong Liên Hiệp Pháp. Năm 1949, Pháp trả lại Nam kỳ cho Việt-nam và vua Bảo Đại về nước. Cũng năm đó, Mao Trạch Đông chiếm được toàn bộ Trung hoa, cho thành lập Quân đội Nhân dân Việt-nam và phát động cuộc chiến tranh Đông dương. Tác giả trình bày các hồi ức của Nikita Khrushchev, Lê Trọng Tấn, Vũ Thư Hiên và Hoàng Xuân Hãn để soi rọi tìm sự thật lịch sử VN trong giai-đoạn này.

Các trận đánh lớn giữa Việt Minh và Pháp: Cao-bằng (1950, Trần Canh thắng), Vĩnh yên (1951, Võ Nguyên Giáp thua), Mạo-khê (1951, Võ Nguyên Giáp thua), Ninh-bình (1951, con trai tướng Delattre tử trận), Nghĩa-lộ (1951, Lê Trọng Tấn thua), Na-sản (1952, Võ Nguyên Giáp thua).

1952, Việt-nam thành-lập quân đội Quốc-gia. Tác giả phân tích tinh-thần chiến đấu của quân dân Việt-nam, quan niệm điều quân của Bảo Đại, khuyết tật lãng mạn của quân đội Quốc-gia, xuất-thân của các tướng. Vai trò, hình ảnh và công-lao của vua Bảo Đại được tô đậm nét.


1954: Trận Điện Biên Phủ, giai đoạn cuối của cuộc chiến Đông Dương, quan điểm chiến lược của Navarre, Mao Trạch Đông và của CSVN. Trận này được trình bày mạch lạc với cái nhìn của bốn bên: CSVN, Pháp, quân đội quốc gia (Tiểu đoàn 5 Dù) và Trung Cộng.

Cùng năm 1954, Hội nghị và Hiệp định Genève, chia đôi Việt-nam và cuộc di cư vĩ đại vào miền Nam. Ngô Đình Diệm, thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn và trình bày toàn cảnh cuộc Cải cách đẫm máu dưới chế độ cộng sản: đợt 1 (1953), đợt 2 (1954), đợt 3, đột 4, đợt 5. Hồ Chí Minh hạ Đặng Xuân Khu để chạy tội. Nghệ An nổi dậy. Năm 1960, Đặng Xuân Khu lấy lại quyền hành, quyết định đánh vào miền Nam.

Tác giả đưa ra lời chứng của nhiều nhân vật, từ Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt tới Westmoreland và cả George W. Bush.

Trong phần cuối của tập Thượng, tác giả nhấn mạnh về sai lầm chính trị của cách mạng Vô sản Việt Nam, đằng sau các hoạt động chế biến lịch sử và những mưu toan bóp méo lịch sử. Đây là phần quan trọng của tập sách.

Qua tập Hạ (nhận định - Chuyện nước non đau lòng tới ngàn năm), tác giả đưa ra hai đề tài chính: Hệ quả cuộc chiến 1948-1975, và Nói chuyện với thanh-niên Việt nam trong nước.

Trong phần hệ quả cuộc chiến, các bài viết xoay quanh những đề tài lớn: Nói chuyện với Bùi Tín, Luận điệu chối tội về cuộc chiến Việt Nam, Mây mù trong mắt ai, Lịch sử không cần minh bạch (?), Hình ảnh ngày xưa theo như lời Đảng dạy, Cách mạng mùa thu, Chiến tranh chống Pháp, Những người "Quốc Gia, Lá cờ Quốc Gia, Quân đội Quốc Gia, Những hồn oan từ trận địa, Chính nghĩa và phi nghĩa, "Đế quốc Mỹ xâm lược", Luận điệu tuyên truyền Hòa Hợp Hòa Giải, Chiến binh CSVN, chiến binh VNCH và chiến binh Hoa Kỳ, Mây mù vạn nẻo, Đối thoại với Nguyễn Cao Kỳ, Lửa yêu thương, lửa hận thù, Nhật ký của Đặng Thùy Trâm, Lửa yêu thương, lửa hận thù, Bút ký của Phan Trần Hiếu, Lửa yêu thương, lửa hận thù, Hồi ức của Kiều Chinh, Lửa tuyên huấn, lửa hận thù, Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc. Hiệp ước thương mại Việt Mỹ diễn nghĩa, Tổ quốc lăng nhăng,..

Phần Nói chuyện với thanh niên Việt Nam, tường-thuật cuộc trao-đổi ý nghĩ, đôi khi tranh-luận nóng bỏng, giữa tác giả và giới trẻ tại quốc-nội: Tâm tình của một thanh niên đang sống tại Việt Nam, Nỗi niềm của một số người trong cuộc, Giai cấp mới, Cách mạng và hành động, Từ chủ nghĩa Thực dân đến chủ nghĩa Cộng sản, Phương pháp điều hành quốc gia với chính sách thuế, Giáo sư Nguyễn Văn Canh và Nghị sĩ John Kerry, Luận anh hùng, Có nên chờ một minh chủ không? Oan khiên giữa đảng Cộng hòa và đảng Cộng sản, Sự oán thù không có thật giữa những người Việt Nam, và Vì sao mà tập tài liệu này được phổ biến?

Nhìn chung, đây là một tài liệu sưu tập và nhận định đáng được lưu trữ để tham khảo về vấn đề Việt-nam. Tác-giả đã đọc từ nhiều nguồn, thử nhìn từ nhiều góc cạnh, cân nhắc và trình bày lại một cách trung thực, cô đọng. Một tài liệu quí cho những ai quan-tâm tới vấn đề của đất nước, cần nhìn lại lịch sử để ôn cố tri tân, và vạch ra một lộ-trình hợp-lý cho cuộc hành-trình diệu-vợi.

Toàn bộ 2 tập sách (1336 trang) giá $55.00

Hỏi tại nhà sách gần nhất
Hoặc mua trên Internet: http://www.langvan.net/ (Mục: Sách mới 2008)

Hay gửi chi phiếu cho:
LÀNG VĂN
P.O. Box 218 Station "U"
Toronto, Ontario M8Z 5P1 - Canada--
LANG VAN
P.O. Box 218 Station "U"
Toronto, Ontario M8Z-5P1
Canada
Tel/fax: 905-309-8566
Cell: 647-271-8010

No comments: