Friday, June 13, 2008

Một Kịch Sĩ Nhập Vai Điêu Luyện Vừa Rơi Rụng



SôngLô
Hanover, Đức quốc
11-06-2008
Hình (courtesy Getty): Ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng Việt Nam, đã từ trần lúc 6 giờ 40 sáng ngày thứ Tư 11-06-2008 tại bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, vì chứng viêm phổi cấp tính, thọ 85 tuổi. Ông Nguyễn Minh Triết và những viên chức cao cấp CSVN khác cũng thường xuyên bay đến Singapore chữa bệnh.


Lúc 06 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 6 năm 2008 tại một bệnh viện lớn của Singapore kịch sĩ nhập vai điêu luyện Võ Văn Kiệt đã trút hơi thở cuối cùng về với Karl Mark - Lenin vì chứng bệnh viêm phổi, hưởng già 85 tuổi, gần 70 năm theo đảng Cộng Sản VN.

Nhà cầm quyền CS VN cũng đưa tin trên VN Express và VN Net về tin này để rồi vội vã xóa sau đó. Cũng không lấy gì làm ngạc nhiên về cách hành xử nhập nhằng này của nhà nước độc tài CSVN.

Theo dự đoán của những người hiểu chuyện về việc chậm thông báo này là để bàn bạc về việc tổ chức tang lễ như có nên tổ chức quốc tang hay không? ban tang lễ sẽ gồm những ai, có nên cho thêm khen thưởng hay không? cùng với những lặt vặt khác như cáo phó trên báo, những ai sẽ là quan khách tham dự v.v...

Cũng có một khả năng khác là chờ chỉ thị của Trung Quốc về việc này này.

Cũng có thể do một nguyên nhân tế nhị khác đó là vì không mấy tin tưởng vào việc chữa trị của bệnh viện nhà nước CS VN nên đã phải bỏ tiền túi ra nước ngoài chữa trị. Thấy được bất lợi về mặt tâm lý này nên đảng và nhà nước đã ra lệnh không cho báo chí loan tin vội, có lẽ đợi đến khi chuyễn thi hài về nước xong sẽ thông báo sau, cũng không muộn.

Võ Văn Kiệt sinh tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Vĩnh Long). Tham gia CS từ năm 1938, được kết nạp Đảng và tháng 11 năm 1939.

• Từ 1940 đến 1950: Tham gia nổi dậy cướp chính quyền ở Rạch Giá, sau đó là Thường vụ Tỉnh ủy và Phó Bí thư Tỉnh ủy.
• Từ 1950 đến 1959: Phó Bí thư và Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, Xứ ủy viên, Phó Bí thư Liên tỉnh ủy Hậu Giang.
• Từ 1959: Được điều về Khu Sài Gòn-Gia Định.
• Từ năm 1959 đến cuối năm 1970: Bí thư Khu ủy T4 (mật danh của Khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định).
• Từ 1971 đến 1973: Bí thư Khu ủy Khu 9.
• Từ 1973 đến 1975: Về Trung ương Cục, Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Uỷ ban quân quản Thành phố Sài Gòn, sau đó là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
• Từ 12/1976: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng CS VN lần thứ IV được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN bầu làm Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị. Võ văn Kiệt tiếp tục giữ chức Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
• Từ 3/1982: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng CSVN lần thứ V được bầu vào Bộ Chính trị. . Võ văn Kiệt giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Sau đó là Phó Chủ tịch Thường trực rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.
• Từ 1991 đến 1997: Giữ chức Thủ tướng của nhà cầm quyền CSVN.
• Từ 12/1997: Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá VIII, Võ Văn Kiệt rút khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương cho đến năm 2001.

Võ Văn Kiệt cũng từng là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từ Đại hội III Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 9 năm 1960), ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCSVN từ năm 1972 đến năm 1997, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV (1976-1982), rồi ủy viên chính thức Bộ Chính trị (1982-1997). Tháng 12 năm 1997 Võ Văn Kiệt được Nhà nước CSVN tặng Huân chương Sao Vàng.

Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo của nhà nước độc tài CS Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc. Lần cuối cùng Võ Văn Kiệt lên tiếng trên công luận nêu quan điểm lo ngại về hai dự án mở rộng Hà Nội và xây dựng tòa nhà Quốc hội.

Sau hai tuần bị viêm phổi nặng, Võ Văn Kiệt mất ngày 11 tháng 6 năm 2008 khi đang điều trị tại bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore.

Đối với đảng CSVN Võ Văn Kiệt là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và từng được mệnh danh là „kiến trúc sư“ của tiến trình đổi mới này. Nhưng theo quan điểm dân chủ thì Võ Văn Kiệt vẫn là một nhân vật bảo thủ. Không nói ra ai cũng biết Võ Văn Kiệt luôn khẳng định chỗ đứng của mình là bảo vệ chế độ độc tài đảng trị CSVN.

- Xuất thân từ ngành công an từng ký nghị định 31 CP và quyết định lập Tổng cục 2.
- Từng đi Bắc Kinh với Đỗ Mười ký hiệp địmh Bình Thường Hóa với TrungQuốc vào tháng 10 năm 1991 nhưng thực chất là chịu lệ thuộc vào TrungQuốc.
- Trong thời gian 10 năm qua đang lúc nghỉ hưu Võ Văn Kiệt đã có một vài nét tiến bộ trong tư tưởng ở mặt hiện tượng như viết những bài phê phán chính sách điều hành kinh tế của nhà nước CSVN cùng những mặt tiêu cực của nó,
- Đưa ra chính sách hòa giải dân tộc cũng như đòi bảo tồn những khu vực văn hóa, phê phán tình trạng môi sinh của đất nước v.v..

Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, Võ Văn Kiệt có nói: Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả".

Trong một cuộc gặp gỡ với những trí thức được xuất ngoại theo diện đoàn tụ gia đình lúc Võ Văn Kiệt còn làm Bí thư thành Ủy thành phố HồChí Minh Võ Văn Kiệt đã nói: Các anh (những trí thức được xuất ngoại theo diện đoàn tụ gia đình) hãy ở lại cùng chúng tôi xây dựng đất nước để xem chúng tôi có làm được hay không, bằng không thì mới ra đi.(tại sao làm không được mà không chịu xuống để cho người làm được lên thay thế? Đây là một kiểu mị đạo đức). Võ Văn Kiệt cũng kêu gọi đối thoại với những người bất đồng chính kiến.

Những bài viết trong thời gian gần đây Võ Văn Kiệt cũng đưa những nhận xét đầy nhân nghĩa như:

-Nhà nước đã làm gì cho dân nghèo khi việc chăm lo cho người nghèo là cam kết lịch sử của cách mạng
-Việt Nam đang diễn ra công nghiệp hóa theo kiểu tiếp nhận những đầu tư chủ yếu khai thác lao động giá rẻ, tuy có giải quyết được công ăn việc làm có tính nhất thời cho một số lao động thiếu việc làm, về lâu về dài không thể nào thay đổi địa vị nghèo khó của nông dân. Trong khi đó, sự trả giá về mặt tinh thần là rất lớn vì đa số những nông dân này đang phải ly hương ly gia để có việc làm.
-Hiện nay người nghèo, những hộ thu nhập thấp những người phải chạy ăn từng bữa, trên thực tế, chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng trong khi chính họ gần như phải lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra.

Cách dây 2 Năm Võ Văn Kiệt đưa ra 3 vấn đề lớn của quốc gia trong năm 2006 là:

- Những biến động rất đáng quan ngại của diễn biến thời tiết toàn cầu, có những tín hiệu bắt đầu ảnh hưởng đến nước ta.
- Tai nạn giao thông đường bộ trở thành mối hiểm họa khôn lường, đang tăng nhanh và trở nên khó kiểm soát.
- Tổn thất lớn trước và sau thu hoạch trong sản xuất lúa gạo ở mức cao rất đáng lo ngại, đặc biệt ở ĐBSCL.

Có một điều cũng cần lưu ý là lúc có chức có quyền thì không phê phán lấy một lời, đợi đến lúc về hưu, hạ cánh an toàn thì Võ Văn Kiệt lại phê phán, để rồi hỏi tại sao không ai chịu nghe lời?

Thực chất thái độ trên của Võ Văn Kiệt vẫn là muốn gióng lên tiếng chuông „nhân nghĩa“ trước để trấn an mọi bất bình trong dân chúng đối với nhà nước độc tài CSVN sau để cảnh báo ngỏ hầu bảo vệ uy tín của đảng và nhất là đế làm nhẹ đi cái ác mà cá nhân ông đã tham gia trong quá trình phục vụ cho đảng CSVN đối với nhân dân. Cũng có thể về mặt tâm lý là để giải quyết phần nào những rối rắm bất an trong tâm hồn buổi chiều của cuộc đời mình.

Nhưng cáo vẫn là cáo, Võ Văn Kiệt vẫn là một con người của gian hùng, là biểu tượng một thời của cùng hung cực ác và cũng là nhân vật nhập vai nhân nghĩa đạt đến mức tinh vi.

Về tư cách và đạo đức trong lãnh đạo của Võ Văn Kiệt cũng có nhiều điểm tối như:

-Bao che cho vợ của mình là bà Cầm, một nhân vật đã từng nổi tiếng là buôn lậu, móc nối tham nhũng, đã từng được giới „chỉ chỏ“ chạy chức chạy quyền, giới gian thương móc ngoặc mệnh danh là bà „Dix pour cent“ tức là bà 10%.
-Năm 1952 từ Miền Nam Võ Văn Kiệt theo đoàn ra Việt Bắc cùng tháp tùng với đoàn có bà Minh do Lê Đức Thọ gửi ra bồi dưỡng cho ''Bác Hồ'' , bà Minh là em ruột của bà Chi vợ của Hà Huy Giáp, bà Minh sau nay đã từng là đại sứ của CSVN ở Ý.

Võ Văn Kiệt đã lén lút lẫng tay trên "nếm trước“ của Bác để rồi sau đó bà Minh đã sinh ra chú bé Nam, Nam hiện là một tư bản đỏ, một đại gia sau khi đi du học từ Nga về.

Mới đây Võ Văn Kiệt đã ngầm đưa ra yêu cầu là phải „thay ngựa giữa dòng“ đối với Nông Đức Mạnh vì cho rằng trình độ văn hóa Nông Đức Mạnh thấp nên không hiểu gì nhiều về thế giới hiện tại cũng như Trong quá khứ mọi ý kiến của Nông Đức Mạnh đưa ra hầu hết đều dựa trên cảm tính không đủ kiến thức.

Võ văn Kiệt ra đi, lẽ dĩ nhiên để lại nhiều luyến tiếc cho những tay chân bộ hạ thuộc thế lực của ông trong đảng CSVN, nhưng cũng là tin mừng cho những tay chân bộ hạ của thế lực đối nghịch, trong cái lý tưởng „Tiền và Quyền“ đang rất ư là thịnh hành của đảng độc tài CSVN. /.

No comments: