Wednesday, June 18, 2008

Bảo vệ sinh mạng con người – không nếu, không nhưng gì cả

DCVOnline:
Bài viết dưới đây là của ông Boguslaw Majewski, đại sứ Ba Lan ở Singapore trình bày quan điểm của ông về vấn đề chính quyền quân phiệt Myanmar vẫn tiếp tục từ chối viện trợ nhân đạo của thế giới gởi đến giúp nạn nhân bão xoáy ở Myanmar vừa qua.Ông đã vui lòng cho phép DCVOnline dịch bày này sang tiếng Việt để nhiều độc gỉa Việt Nam đọc và chia sẽ quan điểm của ông trình bày.

Cộng đồng quốc tế đã cam kết một chủ thuyết “trách nhiệm bảo vệ” hay còn gọi là R2P trong năm 2005
Sự đau khổ của những nạn nhân sau trận bão xoáy chết người ở Myanmar đã được nói đến, vâng một lần nữa, là vấn đề cộng đồng thế giới có nên hành động khi nhân quyền cho dẫu ở bất cứ nước nào trên thế giới đang bị hăm dọa. Một cách bất hạnh, chúng ta đã không cùng nhau tìm ra được một phương cách có thể cung cấp một giải pháp thẳng thắn cho vấn đề này.

Cái lý do chính là luật quốc tế vẫn quan tâm đến những quan hệ giữa các nước mà không đặt nặng mối quan tâm này cho những gì xảy ra trong nước đó. Nhưng điều này đang thay đổi. Các quốc gia đang bắt đầu nhận thức rằng họ đang có những quyền năng hợp pháp để đối phó với những vi phạm nhân quyền nằm sau tính chủ quyền của họ.


Đại sứ Ba Lan ở Singapore, ông Boguslaw Marcin Majewski.
Nguồn: singapore.polemb.net

Từ bỏ cái ý niệm không can thiệp đến chuyện nội bộ của nước khác giờ đây không còn là điều cấm kỵ. Kể từ khi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời năm 1948, thế giới đã xoay vần và cùng với nó là sự diễn giải cái gì tạo nên một quốc gia.

Một cách truyền thống, một quốc gia được tạo nên bởi ba yếu tố: một địa lý được xác định, một dân số có cùng đặc điểm, tính chất và một hệ thống quyền lực hiệu qủa. Hai cái đầu thì thường dễ để xác định, nhưng không là cái thứ ba. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu “cái quyền lực” đó không thể kiểm soát một cách hiệu qủa những phát triển trong chính lãnh thổ của mình – như chúng ta đang làm chứng nhân chuyện đang xảy ra ở Myanmar hôm nay?

Ba Lan đã trải qua cùng những kinh nghiệm tương tự. Hai mươi bảy năm về trước, nhà nước Ba Lan đã trấn áp phong trào đấu tranh bất bạo động “nhân danh sự ổn định quốc gia”. Như trong trường hợp của bà San Suu Kyi ở Myanmar ngày hôm nay, nhà nước Ba Lan đã bỏ tù biểu tượng tự do của Ba Lan, người đã từng được Giải Nobel Hòa bình là ông Lech Walesa. Chuyện gì xảy ra sau đó là sự chấm dứt chiến tranh lạnh.

Kể từ đó thế giới đã đi qua những thăng trầm đau thương về chuyện đáp ứng như thế nào đây cho những vi phạm nhân quyền trầm trọng - ở Nam Tư (Yugoslavia) trước đây, ở Rwanda, ở Darfur. Cộng đồng quốc tế đã biết nhu cầu cung cấp những phương cách để đối đầu với những tội ác như thế - từ đó ra đời Tòa án Tội phạm Quốc tế, có quyền xét tội những vi phạm nhân quyền xảy ra trong bất cứ quốc gia nào.

Những chế độ độc tài toàn trị vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Cũng cố quyền lực của chính họ chỉ là sự mục đích cuối cùng của họ. Những xã hội này chỉ là phương cách để thực hiện những tham vọng của giới cấm quyền. Chế độ quân phiệt ở Myanmar hiển nhiên cũng chỉ là một chế độ như thế.Mặc dù chế độ quân phiệt vừa mới đồng ý tiếp nhận đồ cứu trợ của thế giới, cần phải nhấn mạnh ý niệm “tái xây dựng” hơn là “cứu trợ”. Tại sao? Bởi vì cái khoảng cách ngắn ngủi cho một cơ may cấp cứu mà qua đó có thể có một sự khác biệt giữa sống và chết giờ đã phí mất rồi. Hội đồng châu Âu đã chỉ rõ rằng sự đáp ứng của chế độ quân phiệt Myanmar dành cho thảm họa bão xoáy này có thể được xem như là một tội phạm đối với nhân loại.

Kể từ năm 2005 cộng đồng quốc tế đã cam kết một chủ thuyết “trách nhiệm bảo vệ” hay còn gọi là R2P – đã quy định quyền can thiệp khi “nhà cầm quyền quốc gia đó rõ ràng thất bại trong việc bảo vệ người dân khỏi bị diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tàn sát chủng tộc khác (ethnic cleansing) và những tội phạm chống con người.”

Nhiều người tranh cãi cho rằng R2P cũng chỉ nên áp dụng trong những trường hợp nơi mà chính phủ từ chối viện trợ nhân đạo của quốc tế và khi họ tạo nên những tình huống mà cả hàng chục ngàn sinh mạng đang lâm nguy, có thể chết. Mạng sống và giá trị con người là như nhau bất kể ở nước nào hay lục địa nào khi mà những tiêu chuẩn căn bản về nhân quyền bị vi phạm.

Khi viện trợ cuối cùng đến được tay những người Miến Điện đang cần nó khủng khiếp như hiện nay, cộng đồng quốc tế sẽ phải phản ảnh vì ai mà đồ cứu trợ này đến trễ. Thế giới dân chủ có một bổn phận bảo đảm trong tương lai, những người có trách nhiệm bảo vệ con người phải ứng xử ngay lập tức không lưỡng lự - và nếu họ thất bại không làm được như thế, họ nên bị mang ra xử trước công lý.

Nguồn:
(1) Protect human lives - no ifs, no buts. The Singapore Straits Times, by Boguslaw Marcin Majewski, 4 June 2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5140

No comments: