6/2008
1 – NGỘ NHẬN .
Khi bàn về vấn đề xây dựng lại đất nước trong tương lai,chúng ta luôn nói rằng : “ cần tổng hợp văn minh đông tây “ Chúng ta không tự hỏi rằng : Đông là gì ? Tây là chi ? và tổng hợp như thế nào ?;Chúng ta thường có thói quen rất tai hại là nhìn các biểu hiện bên ngoài một cách dễ dãi để đánh giá về bản chất bên trong cho nên nhiều người trong chúng ta cứ cho rằng : Văn minh đông phương chính là “ DỊCH-LÝ “ và văn minh phương tây chính là khoa học chính xác ; Như thế,nếu muốn tổng hợp thì cứ lấy khoa dịch lý kết hợp với khoa học chính xác của phương tây là đủ rồi ,hà tất phải đặt ra vấn đề này nọ cho thêm phức tạp . Sự kết hợp theo cách vừa nêu thực ra thì cũng như dụng nước với lửa ,nước trên lửa dưới thì mới dụng được,nước dưới lửa trên thì lửa tắt và nước bị ô nhiễm.
Điều mà thế giới gọi là phương đông thường mang một khái niệm khá mơ hồ về mặt địa dư cũng như về mặt văn-hóa ; Đối với Âu-Châu trước thế kỷ 20 , thì phương đông bao gồm một vùng rất bao la nằm từ bờ phía đông của Địa-Trung-Hải ; Sự phân biệt Trung Cận-Đông với Viễn-Đông dường như mang tính chất địa lý chính trị nhiều hơn là văn-hóa hoặc văn minh . Như vậy theo cái nhìn của phương Tây thì cách thức đặt vấn đề như vậy tự nó bao hàm nhận định rằng ;”phương đông không phải là một xã hội văn minh theo tiêu chuẩn phương Tây và phương Tây có sứ mệnh khai phóng phương đông “. Thực ra thì vào thời kỳ trước thế kỷ 19 , khi phương Tây mới chập chững bước vào cuộc cách mạng công nghiệp nên ngay bản thân phương Tây cũng chưa hiểu về chính mình chứ nói gì đến việc hiểu về thế giới phương đông . Khi không hiểu về thế giới thì họ hành động theo truyền thống của họ là xử dụng bạo lực nhân danh niềm tin Thiên-Chúa-Giáo để xâm chiếm các vùng khác để biến thành thuộc địa hầu khai thác sức lao động và tài nguyên thiên nhiên để đem về làm giầu cho chính quốc.
Trong hơn một thế kỷ chiếm đóng phương Đông , mặc dù có một số công trình nghiên cứu về phương Đông , nhưng nhìn chung vẫn rời rạc và không đồng bộ để phương Tây có thể hiểu thực về phương Đông về phương diện văn minh . Chủ trương của các chế độ thực dân Âu-Châu là tránh đụng chạm tối đa về niềm tin của vùng bị trị ; Chính sách này tỏ ra tương đối thành công ở Châu-Phi nơi mà tình trạng bộ tộc là phổ biến cũng như nền tảng về văn minh chưa có bề dày lịch sử , nhưng ở vùng Viễn-Đông nơi mà văn minh đã hình thành và tồn tại trước cả văn minh Lưỡng-Hà thì sự hiểu biết của phương tây là khá giới hạn , ít ra cho đến khi chiến tranh lạnh đi vào cao điểm để dẫn đến sự trỗi dậy của phương đông thì phương tây mới cảm nhận được sức mạnh tiềm ẩn của phương đông nói chung . Từ đó sự tìm hiểu về phương đông mới được đẩy mạnh mà việc lập Trung-Tâm nghiên cứu Đông-Tây ở Hawai là một dấu chỉ rất rõ ràng.
Như thế,sự ngộ nhận về phương diện văn minh giữa Đông với Tây đã sảy ra rừ rất lâu rồi it ra là từ thời kỳ quân Nguyên Mông tiến chiếm thế giới để mở đường cho phương tây lần đầu tiên được chứng kiến tận mắt sức mạnh vật chất của phương đông mà suốt bao thế kỷ phương tây vốn kính trọng . Phương Tây đánh giá thấp sức mạnh của phương Đông nhưng phương Tây đâu có hiểu rằng : Mông-Cổ không phải là phương Đông đích thực . Phương Tây đến Trung-Quốc và tìm hiểu về Trung-Quốc dưới thời nhà Nguyên nhà Minh và nhà Thanh thực chất chỉ là tìm hiểu về sức mạnh của Trung-Quốc - mà là sức mạnh vật chất- để hình thành chiến lược đối xử với nước Nga dưới thời Sa-Hoàng liên quan đến Á-Châu . Phương Tây trong suốt hai thế kỷ cũng chỉ biết phương Đông một cách rất sơ sài và đầy lệch lạc khi họ vội đi đến kết luận rằng : “phương Đông chính là Shin tức là Trung-Hoa mà không hề hiểu rằng Trung-Hoa cũng chỉ là biểu hiện bề ngoài của phương Đông mà thôi.
Phương Đông cũng chẳng hiểu gì về phương Tây cả ; Bị đại bác và chiến hạm bằng sắt làm kinh hoàng nên phương đông hầu như mất hẳn niềm tin về chính các giá trị văn minh cổ kính của mình , nên chẳng biết phải phản ứng sao cho phù hợp với tình hình mới theo đó , kể từ thế kỷ 19 mối quan hệ quốc tế nay đã thay đổi toàn diện , chấm dứt hẳn thời kỳ dài đến mấy chục thế kỷ khi mối quan hệ giữa các quốc gia Đông-Phương bị chi phối bởi mối quan hệ giữa Hán và Việt .
Văn hóa cũng như văn minh thế giới nay bước vào thời kỳ mới mà các phía đều phải tìm hiểu nhau một cách cặn kẽ hơn trong sự bình tĩnh tuyệt đối của tinh thần.. Nhưng tiếc thay Âu-Châu đã xử dụng bạo lực để áp đặt suy nghĩ của mình trên các quốc-gia đông phương , trong khi chính các mâu thuẫn nội tại của các quốc gia phương Tây thì họ không thể tìm được một giải pháp thỏa đáng cho một tình thế mới với sự xuất hiện của thế lực mới trong lòng các xã hội phương Tây : là quyền được sống của giai cấp lao động ngày càng trở nên hùng mạnh hơn,trí tuệ hơn ; trong khi ở hải ngoại , thế lực thực dân phải đối diện với các cao trào đấu tranh đòi độc lập ngày càng dâng cao . Tình hình này đã dẫn đến chiến tranh liên miên trong suốt thế kỷ 20 để hình thành một thế lực mới song song với đà cách tân về phương diện khoa học kỹ thuật trên một quy mô lớn đủ để có thể thống nhất nhân loại trên quy mô toàn cầu vào một lúc nào đó không xa.
Sau biết bao mất mát và đổ vỡ , nay loài người đã đạt được các hiểu biết nhất định từ cả hai phía và cũng đã mường tượng được các khó khăn đang chờ đón nhân loại ở phía trước trên con đường mà nhân loại đang đi tới. Nhưng lịch sử nhân loại thường được viết lại bởi kẻ chiến thắng với các sự chú giải sao cho có lợi cho kẻ cầm quyền với ước mơ là quyền uy tối thượng của họ vẫn mãi mãi tồn tại mà không gì có thể dị nghị được . Đó không phải chỉ là sự ngộ nhận lịch sử trên quy mô toàn cầu không thôi mà chính là tình trạng cố tình bóp méo lịch sử khách quan mà nhiều dân tộc khác đã đóng góp vào tòa nhà văn hóa văn minh của nhân loại.
Đối với văn minh phương Tây - như thực tế đã chỉ ra – có nguồn gốc từ vùng Lưỡng-Hà đã khoảng gần 6,000 năm trước - khoảng gần 5,000 năm trước thì văn minh Lưỡng-Hà cũng đã bước đầu đặt căn bản cho lịch sử thành văn chứ không phải chỉ là huyền sử như tại phương Đông - và ngày nay các công trình nghiên cứu vẫn được tập trú tối đa vào việc đưa ra các lý giải về nền văn minh cổ đại ấy . Việc này dường như bao hàm một chiều hướng của các học giả phương Tây là :” họ coi Lưỡng-Hà là nguồn gốc đích thực của văn minh nhân loại , kỳ dư không có nguồn gốc nào khác ngoài Lưỡng-Hà cả ,các văn minh khác đều là các phiên bản từ Lưỡng-Hà mà ra cả “.
Nếu nhận định vừa nêu là đúng thì chiều hướng như vậy là rất nguy hiểm vì nó chỉ được dựa vào các diễn biến lịch-sử nhân loại trong mấy trăm năm sau này để đi đến kết luận như vậy mà thôi . Trong chiều sâu thẳm của lịch sử loài người thuộc nền văn minh này khi xét về nhiều mặt đều cho thấy là Lưỡng-Hà không thể là cái nôi của văn minh nhân loại được ; Đành rằng Lưỡng-Hà và nhất là Hy-Lạp đã có công đóng góp tích cực vào việc đặt ra các căn bản cho nền văn minh thế giới hôm nay.
Đông hay Tây đều phạm qúa nhiều sai lầm trên bước đường duy dân của mình ; Nhưng ở phương Tây - mặc dù cuộc chiến giữa các đế chế liên tục nổi lên để tranh bá đồ vương trong một vùng đất hẹp xung quanh Địa-Trung-Hải với điều kiện thời tiết cũng như thổ nhưỡng khắc nghiệt – đã đẩy các dân tộc trong vùng luôn ở trong vị thế sợ bị thế lực xung quanh thôn tính nên tinh thần quyết chiến là rất cao so với các vùng khác trên thế giới ; Điều này cần được coi là động lực chính thúc đẩy các dân tộc ấy phải tự cải tiến để sinh tồn cho nên họ đã đạt được nhiều tiến bộ về nhiều mặt để trở thành thế lực lãnh đạo thế giới hôm nay , nên lịch sử của họ được bảo toàn tố hơn so với phương Đông .
Lịch sử phương Đông là cả một chuỗi dài của biết bao sai lạc bóp méo sự thật sao cho có lợi cho thế lực du mục Hán khi xâm chiếm trung nguyên . Ngay ngày hôm nay đây , Hán vẫn tiếp tục lập lại các sai lầm như tổ tiên họ đã từng gây ra ; Cụ thể mà nói , trước sức mạnh của văn minh phương Tây như biểu tượng của hướng đi của nhân loại trong tương lai là điều không thể đảo ngược được thì Hán phải mau chóng tìm cách thích nghi với thế giới mới - bằng cách hợp tác với thế giới cũng như các quốc gia láng diềng phương nam của họ để canh cải lại toàn bộ xã hội đã bị Hán phá hủy trong suốt mấy chục thế kỷ qua – để phương Đông có cơ hội hồi sinh về mặt tinh thần song song với việc xây dựng về mặt vật chất .
Hán đã không làm như vậy và quyết tâm đi vào đường xưa lối cũ mà tổ tiên họ đã đặt ra như một lời nguyền , như một thứ tâm bệnh truyền kiếp vậy . Tình hình này thì rồi ra , vào một thời điểm nào đó cũng khá xa , văn minh thái cổ của phương Đông (Bách-Việt) cũng phải nhờ đến phương Tây mới có thể khai quật lại được để hệ thống hóa theo tinh thần khoa học , để trả lại cho Bách-Việt quyền làm chủ đích thực của nền văn minh Đông-Phương .
Hợp nhất nhân loại trên phạm vi toàn cầu là một tiến trình không thể đảo ngược được , nhưng hợp nhất thế nào là điều mà con người hoàn toàn chưa đồng ý được với nhau nên các ngộ nhận vẫn còn tồn tại như vẫn hằng tồn tại như từ thời cổ đại đến giờ . Theo tiến trình mà phương Tây dự trù thì sự hợp nhất ấy chỉ mới là về mặt cơ cấu mà thôi chứ chưa phải là hợp nhất về cái tâm ; theo đúng truyền thống phương Tây thì sự họ hy vọng rằng sự hợp nhất về mặt cơ cấu rồi ra sẽ mau chóng dẫn đến sự hợp nhất về cái tâm của toàn nhân loại , mặc dù ta đồng ý về nhận định như vậy nhưng cái gốc của vấn đề toàn cầu hiện nay không đơn thuần chỉ là vấn đề văn minh vật chất –vấn đề ấy con người dù thuộc dòng tộc nào cũng dễ chấp nhận-mà là vấn đề liên quan đến giá trị mà dòng tộc đó đóng góp cho nhân loại để nhân loại có được những gì của ngày hôm nay.
Như vậy , hợp nhất nhân loại trước tiên và trên hết phải là sự hợp nhất trong cách đánh giá về lịch sử văn minh nhân loại mà mỗi quốc gia trong tiến trình duy dân của mình vào những thời điểm khác nhau đã nổi lên như một thế lực nắm lấy ngọn cờ chính nghĩa của nhân loại để dẫn dắt nhân loại đi vào văn minh mới . Cho nên cách thức coi văn minh phương Tây là độc tôn là điều nhất thiết nên tránh để nhân loại không còn vướng mắc vào các lỗi lầm xưa như đã từng sảy ra trong quá khứ . Khi cái tâm đã thống nhất thì các vấn đề khác là giải quyết tương đối dễ dàng kể cả vấn đề liên quan đên tôn giáo ở vùng Trung Cận-Đông hay các vấn đề chủng tộc hiện đang làm đau đầu nhiều người.
Tôi cảm nhận được rằng : “ nhiều vị khi đọc các bài đại loại như thế này đều nghĩ rằng tôi đã đặt ra nhiều vấn đề quá phức tạp và quá khó đến độ trở nên không-tưởng “ Xin thưa : không phải như vậy vì con người không đồng ý được với nhau nên dễ đi đến chém giết nhau vì “ ai cũng nghĩ rằng giá trị văn minh của mình phải được tôn trọng ,nếu thiếu sự tôn trọng tức là bị đô hộ về mặt tinh thần “ . Cảm nghĩ rằng họ bị đô hộ về mặt tinh thần là điều mà các phía nên tranh tối đa.
Xét cho cùng ra , tôi chả làm điều gì mới cả , chỉ mở rộng một vài vấn đề mà cụ Lý-Đông-A đã đặt ra hơn 60 năm trước mà thôi , cũng như Linh-Mục Lương-Kim-Định đã bàn tới một cách chi tiết hơn về mặt chuyên môn trong gần 50 năm trước .Thực ra thì cả những điều mà cụ Lý cũng như cụ Lương đặt ra cũng có nhiều vị không đồng ý khi các vị ấy đòi hỏi phải có chứng cớ khoa học hiển nhiên để làm căn bản suy luận .
Hai vấn đề được đặt ra ở đây là . Thứ nhất : cả cụ Lý lẫn cụ Lương đều viết bằng cái tâm nhiều hơn bằng cái trí ,cho nên muốn hiểu các cụ ấy , người đọc phải phát thệ cái tâm trước đã ,nếu chỉ dùng trí không thôi là không đủ và rơi ngay vào tình trạng Tống Nho liền ngay lập tức . Thứ hai : Chúng ta có một nhu cầu rất cấp bách là cần khôi phục lại niềm tin vào chính mình và phải biết là trong đoàn người được gọi là nhân loại hôm nay thì vị trí của ta ở đâu ? quá khứ của ta như thế nào ? và làm thế nào để hội nhập vào đoàn lữ hành ấy mà không gây ra các phản ứng phụ ?.
Các vấn đề như vậy đúng ra các đệ tử của cụ Lương cũng như thế hệ con cháu Duy-Dân đã phải luận bàn từ lâu rồi , nhưng dường như các vị ấy chưa phát thệ được cái tâm cho nên các công trình để đời của cụ Lý và cụ Lương đang gặp các tắc nghẽn trong việc tạo cho thế hệ trẻ nước Việt một tầm nhìn đúng đắn về chính mình cũng như dân tộc mình . Mặc cảm tự tôn hay tự ty đều để lại các hậu quả như nhau ; Các thế hệ Việt ,nhất là giới trẻ đã không còn hiểu biết gì về dòng tộc Việt nữa . Vậy thử hỏi : “ trong bao lâu nữa thì ta mất nước thật sự hoặc còn nước đấy nhưng cũng chỉ trên hình thức mà thôi , còn con người thì chả còn chút gì là thuần Việt cả giống như Phi-Luật-Tân vậy . Nghĩ đến như vậy chẳng phải là mối lo canh cánh bên lòng sao ?
Đã nói rằng sự hợp nhất nhân loại là tất yếu lịch-sử không thể đảo ngược được , trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay , hay thì hay lắm nhưng nếu không được chuẩn bị chu đáo cứ ngồi dưới đáy giếng mà nói trời hẹp thì nguy hiểm là khôn lường cho tương lai của dòng tộc Việt ta vậy .Ước mong quý vị thức giả đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sinh tử ấy của dân tộc để uấn nắn cho dân tộc đi vào đúng hướng phù hợp với điều kiện cụ thể của ta cũng như với hướng đi của thế giới trong tương lai .
Khi cụ Lý nói : “ bút nghiên đèn sách đều sai lạc , kinh sử đông tây cũng hão huyền “ thì nhiều vị - nhất là các vị trí thức khoa bảng kiểu phương Tây sẽ vội chê trách là phách lối vì làm sao lịch sử phương Tây sai lạc cho được . Xin thưa ngay rằng : “ lịch sử mà ta biết nếu có đúng thì đúng với chủ quan ngắn hạn , nhưng trong chỗ sâu thẳm của lịch sử khách quan thì đầy dẫy các sai lạc , vì các sai lạc này mà loài người chém giết nhau “ Bây giờ đây , nhân loại nhất thiết cần rốt ráo tự thẩm định lại lịch sử của chính mình như một khối thống nhất toàn diện nếu nhân loại muốn tự cứu mình khỏi các sai lầm xưa để đi vào nền văn minh mới “ nền văn minh liên hành tinh “ .
Trong loạt bài này , tôi muốn trình bày thêm về hai chiều hướng văn minh mà cụ Lý-Đông-A gọi là văn minh vật chất với văn minh tinh thần . Sự phân chia như vậy chỉ có tính cách rất tương đối đúng theo tinh thần của đông phương là : “ trong âm có dương,trong dương có âm “ như thế ranh giới của vật chất với tinh thần là rất mù mờ ; cho nên việc phân chia này chỉ mang tính rất ước lệ tức là : văn minh nào nặng về vật chất hơn thì ta tạm gọi là văn minh vật chất , văn minh nào nặng về tinh thần hơn thì ta gọi đó là văn minh tinh thần .
Bài viết này nêu lên một số nhận định về văn minh Đông-Phương , chắc hẳn còn nhiều thiếu sót ,kính mong quý bạn đọc bổ sung thêm . Trong khi chờ đợi , xin quý vị coi đây như lời gợi ý với tấm lòng thành .
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây về khoa văn minh cũng như về trái đất thì chu kỳ thay đổi của khí hậu toàn cầu cứ khoảng từ 40,000 đến 120,000 năm sảy ra một lần , không ai có thể đưa ra một kết luận rằng : lịch sử trái đất này đã sảy ra bao nhiêu đại chu kỳ như thế . Nhưng nếu các đại chu kỳ như thế đã từng sảy ra với những nền văn minh kiểu mà nhân loại đã đạt như hiện nay , thì các đại chu kỳ như thế đều đánh dấu bằng sự mở rộng nhân số toàn cầu ứng với từng thời kỳ cực lạnh đến thời kỳ cực nóng của trái đất.
Lịch sử văn minh nhân loại cũng chỉ mới ghi nhận được các dấu ấn của văn minh này không quá 50,000 năm , với điều mà ta gọi là lịch sử thành văn thì thực tế chưa quá 5,000 năm , như thế không thể lấy 6,000 năm thậm chí các máy móc hiện đại để suy diễn về các điều đã từng sảy ra từ cả 50,000 năm trước được . Các suy diễn như vậy đều rất tương đối nhưng cần thiết để ta có một khái niệm về những gì đã sảy ra đối với nền văn minh này.
Tại sao các học giả phương Tây bắt đấu nói đến văn minh tinh thần , họ nói đến văn minh tinh thần trong điều kiện họ giả định rằng nền văn minh vật chất đã đủ tiến bộ để giải quyết rốt ráo các nhu cầu cần thiết của con người rồi cho nên con người cần trở lại với các giá trị tinh thần mà loài người dường như đã bỏ quên trong thời gian dài đã qua.
Như thế , xã hội loài người cũng được ví như đời sống của một con người cụ thể trong quá trình trưởng thành rồi tan rã của mình , theo đó : từ khi mới sinh ra con người vốn thiện căn , khi lớn lên phải đấu tranh sinh tồn nên nặng về vật chất ,đến khi về già thì yếu tố tinh thần lấn át yếu tố vật chất . Cho nên điều mà các học giả phương Tây gọi là văn minh tinh thần mà nhân loại đang hướng tới tự nó báo hiệu rằng : “ nhân loại nay đã đủ trưởng thành “.
Nhưng đâu có phải là mọi dân tộc đều đủ trưởng thành như nhau và điều mà các học giả phương Tây gọi là văn minh tinh thần tự nó chỉ mới là bước tiến mới của văn minh vật chất mà thôi . Văn minh tinh thần đích thực là gì ? không ai có thể đưa ra một câu trả lời thỏa đáng , nên những gì được nêu ra ở đây chỉ có tính cách gợi ý để các thế hệ sau đào bới thêm mà thôi .
Đào bới đống tro tàn của lịch-sử dòng tộc Bách-Việt từ thời thái cổ tới nay là một việc thiên nan vạn nan , mặc dù các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đóng góp rất nhiều vào công cuộc đầy khó khăn ấy , nhưng chúng ta luôn ghi nhớ rằng : kẻ thù của Bách-Việt đã từng bóp méo lịch sử sao cho có lợi cho âm mưu thâm độc của chúng trong suốt hơn 3,000 năm qua và ngày nay thực không có gì để bảo chứng rằng chúng đã ngưng các hành động cướp phá ấy . Dù khó khăn cách mấy chúng ta cũng phải cố làm mà phải làm cho bằng được để minh thị xác nhận quyền làm chủ đích thực của nền văn minh phương đông mà suốt mấy thế kỷ qua thế giới phương tây đã quá ư ngộ nhận rằng : “văn minh phương đông chính là văn minh Hán.”
Chúng ta cần đánh đổ sự ngộ nhận này một cách có hệ thống dựa trên tinh thần khoa học để từng bước tạo dựng lại các thế hệ Việt biết tin vào giá trị tinh thần của tộc Việt không phải để hãnh tiến mà để các thế hệ Việt biết tự tin hơn trong bước đường hòa nhập với thế giới mới.
2 – BÀN VỀ VĂN MINH TINH THẦN CỦA TỘC VIỆT
Nhiều người nghĩ rằng : “ có gì đáng quan trọng đâu mà phải bàn về tinh thần với vật chất , các điều ấy Karl Marx và Hegel đã bàn rồi “ Họ bàn những truyện rất tầm phào vì thực ra thì làm gì có vấn đề : cái nào có trước cái nào có sau . Phái nhị nguyên luận cũng sai nốt vì không thể đi vào bản chất của sự việc được nên chủ trương nhị nguyên luận .
Bản chất của sự việc chính là “ âm dương với ngũ hành “ để giải thích mọi hiện tượng của thiên nhiên trong đó có con người ở mọi khia cạnh của lẽ biến hóa khôn lường của càn khôn vũ trụ . Việc này phương Tây không thể hiểu nổi nên đã vội coi phương Đông là không có văn minh và nếu có chỉ Hán là duy nhất ; Thế mà Hán cũng chỉ là bản sao chép rất bất toàn của văn minh Bách-Việt mà Hán đã ăn cướp được bằng bạo lực , cho nên văn minh Bách-Việt thực tinh truyền hiện nay dường như không thể tìm ra được nữa ngoài những mảnh vụn do cuộc cướp bóc ấy để lại.
Nhiều người nghĩ rằng : Văn minh Đông-Phương chính là phong thủy .Hãy cứ xem ở ngay thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn của Hoa-Kỳ,tháp bút (nói theo cách đặt tên cho đài tưởng niệm cố Tổng-Thống Abraham Lincohn trong công viên các đài tưởng niệm) với tòa nhà Quốc-Hội kết hợp với Bạch-Cung và tờ nhà Tối-Cao Pháp-Viện là đủ thấy : “cả quần thể kiến trúc này đều rất hợp với phong thủy“.Nhiều cao ốc tại Mỹ đều có thiết kế vòi nước phun ở phía trước,nếu ngã ba nhìn thẳng vào tòa nhà thì tòa nhà được xây dựng sao cho góc của tòa nhà nhìn thẳng ra ngã ba.Như thế Hoa-Kỳ cũng biết dụng phong thủy lắm chứ.
Tại Hongkong , Singapore hay Đài - Bắc phong thủy được dụng tối đa trong cuộc sống để tạo sự thoải mái cho người sống hoặc làm việc trong tòa cao ốc ấy , như thế kinh doanh sẽ dễ dàng thành công .Thuật phong thủy đặt căn bản trên sự chuyển dịch hài hòa giữa khí với nước, việc kết hợp mầu sắc với hướng còn tùy thuộc vào tuổi của người chủ cơ sở ấy và ngành nghề mà họ kinh doanh . Như thế dưới cái nhìn về phương đông trong thực tế chả lẽ chỉ có phong thủy không thôi sao? Khi bàn về phong thủy,đa số chỉ mới bàn về tiểu phong thủy mà thôi ,chưa có ai bàn về đại phong thủy cả ,thực ra thì đại phong thủy mới thực sự mang một ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc sống của một quốc gia và cả thế giới này nữa . Với thế giới hiện nay thì đại phong thủy đã hư hỏng toàn diện rồi như thế cái tiểu phong thủy vừa nêu trên thực sự nếu có đem lại thành quả cho một ai đó thì chỉ là rất giới hạn ; Ấy là chưa nói đến việc,trong phạm vi hẹp : phong thủy của ngôi nhà nọ có thể phá cái thế phong thủy của ngôi nhà kia và tạo ra một chuỗi các sự thay đổi theo yêu cầu của các nhà phong thủy . Như vậy phong thủy ở phương đông đang trở thành một loại dịch vụ hái ra tiền ở các nơi ấy.
Sự ứng dụng khoa phong thủy trong cuộc sống chưa đủ để nói lên vấn đề mà ta bàn luận ở đây vì nó chưa đưa đến cho ta một cái nhìn trọn vẹn về điều mà ta tự hỏi : “ Thế nào là sự tổng hợp đông-tây “ Lấy vấn đề phong thủy vừa nêu ra để luận bàn thì các ứng dụng vừa kể chỉ là ngọn chứ không phải là gốc của văn minh đông phương.
Ta lại đặt ra một vấn đề khác đó là thiền , rất nhiều người hiện đang tu thiền ; Nhưng nếu hỏi họ “ THIỀN LÀ GÌ ? THÌ HỌ TRẢ LỜI KHÔNG ĐƯỢC “ Họ có thể lý giải rằng : nếu lý giải được thế nào là thiền thì không phải là thiền nữa . Nhưng theo học thuật phương Tây thì chả có gì là không thể lý giải được khi nó đã được đặt cho một cái tên,như thế người tự nhận là học thiền không thực sự không nắm bắt được bản chất của THIỀN ;khi không nắm bắt được bản chất của sự việc thì việc học thực tế mà nói chỉ là hoc lóm mà thôi,nếu nói rằng biết thì cái biết ấy chỉ mới là ngọn của sự việc chứ không phải là gốc của vấn đề . Khi không biết gốc của vấn đề thì thực khó để luận bàn.
Câu hỏi được đặt ra là : “Thiền có phải là đạo không ? “ đúng là đạo chứ còn gì nữa,nhưng đạo thiền là đạo gì ? phải chăng thiền là giúp ta mở huệ nhãn để có cơ hội sai khiến âm binh hay rộng hơn nữa là nhìn thấu vào quá khứ cũng như vị lai . Nhưng sai khiến âm binh hay nhìn thấu vào tương lai là để làm gì mới được chứ ? Chả lẽ chỉ để thỏa trí tò mò của ta hay sao.Người học thiền như vậy không bao giờ có thể đạt đến bắt cứ một thành quả nào ngoài việc làm cho họ đắm chìm trong cơn mê sảng về mặt tinh thần và người không nắm được yếu tính của thiền mà dám đi dậy người khác về thiền là có tội với trời đất đấy.
Thiền rất đơn giản nhưng cũng cực kỳ khó khăn ; Ai cũng có cái căn tính của thiền cả chỉ có điều chúng ta không biết cách làm cho cái căn tính ấy có điều kiện để phát huy ; cái căn tính ấy tự nó ở mức cao hay thấp tùy thuộc vào sứ mệnh mà một con người khi sinh ra trên trái đất này trong kiếp này có bổn phận phải hoàn tất như một cái nghiệp vậy .
Như vậy khi luận về thiền ta cần nói cho rõ rằng “ TRONG CÁI CỰC KỲ KHÓ KHĂN ẤY LUÔN PHẢI BẮT ĐẦU TỪ CÁI ĐƠN GIẢN NHẤT “ cái đơn giản nhất ấy chính là: “ LÀM THẾ NÀO ĐỂ YẾU TỐ TINH THẦN LÀM CHỦ VẬN MỆNH TA “ Khi tinh thần trở thành một lực siêu nhiên chi phối ta thì ta có khả năng cộng thông với vũ trụ , mặc dù yếu tố vật chất vẫn kề cận nơi ta nhưng nó không thể là một cản trở đối với hướng đã được tinh thần định đoạt như là định hướng chủ đạo cho cuộc đời mỗi con người.Khi cái xác thân qúa nặng thì làm sao tinh thần có thể trỗi dậy được để mà làm chủ xác thân? Như thế làm sao có thể nói về thiền được.Với thiền tông khi tinh thần càng được thăng hoa thì xác thân càng trở nên nhẹ ; Đến một giai đoạn nào đó,về mặt vật lý,xác thân có thể chết nhưng vẫn không bị thối rữa như trường hợp của Sư GIÁC MINH - đã viên tịch đến mấy thế kỷ qua mà xác thân vẫn không bị thối rữa trong điều kiện thời tiết luôn ẳm ướt - là một chứng minh hùng hồn nhất về đỉnh cao của thiền không thể tồn tại ở bất cứ nơi nào ở Á-Châu kể cả xứ lạnh như Tây-Tạng .
Có ai trong chúng ta sờ thấy thiền ,phong thủy hay âm-dương không.Nhưng tại sao các kiến thức ấy hòa nhập vào cuộc sống của ta,đặc biệt tại nước Việt ta là một thể hiện toàn bích.Do thế “ NẾU TA KHÔNG GỌI ĐÓ LÀ VĂN MINH TINH THẦN THÌ TA GỌI LÀ GÌ ? “
Tháng 10 năm 1993,dài BBC Luân-Đôn và đài PBS của Hoa-Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi lại nếp sống của một bộ lạc thiểu số ở Nam-Mỹ, tháng 9/1993 cuốn phim đã được trình chiếu trong đại hội tôn-giáo toàn cầu tại Chicago.Tài liệu ấy đã gây chấn động lớn đối với nhiều giới chuyên môn trên thế giới.Cuốn phim ấy đã cho chúng ta thấy,trên trái đất này vẫn còn tồn tại một nền văn minh khác của người Kogi hay còn gọi là Hopi sống trên dãy núi Sierra ở Nam Mỹ.Họ sống biệt lập với thế giới chủa chúng ta,rất đơn giản nhưng thật hòa bình và hạnh phúc,chỉ ăn chay,không sát sinh.Tuy sống cách biệt mhuwng họ vẫn có khả năng theo dõi và quan tâm đến chúng ta,đặc biệt là quan tâm đến dự an nguy của quả đất này vì những hành động vô ý thức của chúng ta tiếp tục gây ra.Bởi rhees,đã đến lúc họ phải lên tiếng cảnh báo chúng ta trước khi quá muộn.Họ nói : “ NHÂN LOẠI SẮP BƯỚC VÀO MỘT THẢM HỌA RẤT LỚN MÀ TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY CHƯA HỀ SẢY RA (…. )CHÚNG TA ĐỀU LÀ CON CÙNG MỘT MẸ NHƯNG TIẾC LÀ CÁC EM ĐÃ KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN DIỀU NÀY (….) .MẸ CỦA CHÚNG TA LÀ AI? CHÍNH LÀ TRÁI ĐẤT NÀY,LÒNG MẸ CHÍNH LÀ BIỂN CẢ VÀ TRÁI TIM MẸ CHÍNH LÀ NHỮNG DÃY NÚI CAO CẢ CÓ MẶT KHẮP NƠI.NÀY CÁC EM,ĐỐT RỪNG PHÁ NÚI,ĐỔ ĐỒ Ô UẾ XUỐNG BIỂN CHÍNH LÀ CHF ĐẠP LÊN THÂN THỂ MẸ ĐÓ.MẸ LÀ NGUỒN SỐNG CHUNG VÀ CON NGƯỜI KHÔNG THỂ SỐNG MÀ KHÔNG CÓ MẸ,NẾU TRÁI ĐẤT NÀY BỊ HỦY HOẠI THÌ CHÚNG TA SẼ SỐNG Ở ĐÂU (….) .LÀM SAO CÁC EM CÓ THỂ TỰ HÀO RẰNG MÌNH ĐÃ VĂN MINH KHI NHÂN LOẠI VÀ MỌI SINH VẬT MỖI NGÀY MỖI ĐAU KHỔ NHIỀU HƠN XƯA? LÀM SAO CÓ THỂ NÓI RẰNG NHÂN LOẠI ĐÃ TIẾN BỘ KHI CON NGƯỜI NGÀY CÀNG THÙ HẬN,VÀ CHỈ THÍCH GÂY CHIẾN TRANH KHẮP NƠI ? “ Đó là một phần trong bài viết của Ông Phan-Lạc Tiếp viết ngày 16 tháng 5 năm 2006 đã được đăng trên tuần báo Sài-Gòn Nhỏ ngày 16 tháng 3 năm 2007 .
Đã 15 năm kể từ ngày bộ tộc KOGI chuyển đến cho loài người một thông diệp tối hậu.Thế giới có biết lắng nghe hay không? Sự thực hiển nhiên là : TẤT CẢ ĐỀU LÀM NGƠ TRƯỚC LỜI CẢNH BÁO ĐÓ.15 năm qua,tình hình thế giới trở nên suy đồi hơn bao giờ hết tưởng chừng như các tồn đọng của nhân loại này trên trái đất này thuộc nền văn minh này đã dồn nén lại trong suốt bao thế kỷ qua nay đến hồi kết thúc để đặt nhân loại trước sự chọn lựa tối hậu : ĐÓ LÀ TỒN TẠI HAY BỊ HỦY DIỆT.
Các nền văn minh INCA hay MAYA ở Nam Mỹ châu mặc dù có một số khác biệt nhau và đã bị thực dân Tây-Ban-Nha hủy diệt không thương tiếc với mục tiêu duy nhất là tìm kho báu ,ở đó cũng đã đưa ra các cảnh báo là tháng 12 năm 2,012 sẽ là ngày tận diệt của loài người này.Các lịch ở đó chấm dứt vào tháng 12- 2,000 .( người Maya cũng tồn tại một hình thức thờ cúng người chết giống như bên ta , mặc dù người Tây-Ban-Nha đã tìm mọi cách để cản trở nhưng cuối cùng Thiên-Chúa-Giáo La-Mã ở Mexico vẫn phải chấp nhận tập tục này .)
Ông Mc Kenna một người Mỹ chuyên nghiên cứu về dịch-lý từ năm 1,980 đã dùng điện toán để ghi lại các biến cố lớn của thế giới so chiếu với các quẻ dịch thì ông thấy rất phù hợp và thời điểm tháng 12 năm 2,012 cũng là ngày tận diệt.
Thánh kinh Cựu-Ước và Tân-Ước đều nói đến ngày tận thế,Phật-Giáo cũng vậy.So chiếu với tình hình thế giới hiện nay thì ngày ấy là rất thực chứ không phải chỉ là tưởng tượng như nhiều người nghĩ.Câu hỏi được đặt ra là : LIỆU CON NGƯỜI CÓ THỂ TỰ CỨU LẤY CHÍNH MÌNH HAY KHÔNG? VÀ BẰNG CÁCH NÀO ?
Khái niệm về tận thế theo nhãn quan tôn giáo có lẽ cần được soi rọi trong một tầm nhìn thực tiễn hơn như là : SỰ CHẤM DỨT CỦA NỀN VĂN MINH NÀY TRÊN TRÁI ĐÁT NÀY ĐỂ MỞ ĐẦU CHO SỰ KHỞI ĐẦU CỦA MỘT NỀN VĂN MINH KHÁC KHÔNG PHẢI TỪ ĐỐNG TRO TÀN CỦA VĂN MINH CŨ ,MÀ LÀ TỪ NHỮNG CON NGƯỜI CÓ LẼ KHÔNG NHIÊU LẮM NHƯNG LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NGHIỆT NGÃ VÀO LÚC KHỞI ĐẦU ẤÝ .
15 năm qua,truyền thông Mỹ đã tập trú vào đề tài cực kỳ quan trọng này và trong hai năm sau này,việc tập trú còn được thúc đẩy mạnh hơn nữa nhằm thức tỉnh nhân loại về thảm cảnh sẽ sẩy ra trong tương lai rất gần kề .Các chủ đề luôn được nói tới là các lời tiên tri trong kinh thánh,văn minh Maya,Inca cũng như sự xuất hiện của người ngoài trái đất (UFO ) hoặc sự hâm nóng toàn cầu và các hệ lụy tất yếu sẽ sảy đến cho nhân loại trong tương lai không xa.Cách nay khoảng 3 năm,một ủy ban gồm 400 nhà khoa học hàng đầu thế giới đã thực hiên một hội nghị khoa học dưới sự bảo trợ của hãng dầu Shell và Bộ Quốc-Phòng Mỹ nhằm xem xét các hệ lụy liên quan đến an ninh toàn cầu khi nhiệt độ trái đất nóng lên đột ngột.Các nhà khoa học đều nhất trí rằng nước biển dâng cao sẽ thu hẹp đáng kể diện tích đất sinh hoạt và canh tác ở khắp nơi trên thế giới,nạn thiếu lương thực và nước ngọt sẽ trở nên trầm trọng hơn hẳn so với quá khứ,bất ổn toàn cầu sẽ gia tăng ,chiến tranh là khó tránh khỏi.Hàng loạt các phim ảnh được Holliwood thực hiện nhằm cảnh báo thế giới về thảm họa này như phim The day after tomorrow,phim The last day of the world là các phim tiêu biểu.Sách vở cũng thế,các cuốn sách nói về cuộc đụng độ giữa các nền văn minh (The clash of the civilizations) của Sam Huntington hay cuốn “ Guns,Germ and Steel gọi tắt là GGS “ của Giáo-Sư Jarret Diamond thuộc viện Đại-Học UC LA đều nhằm chung một mục đích.
Hiện không có bất cứ dữ kiện nào chứng minh về mối liên hệ giữa các cơ quan tình báo quốc tế với các lời tiên tri của các nhà tiên tri đương đại , đặc biệt phải kể đến trường hợp của nhà tiên tri Jucelino Nóbrega da Luz người Ba-Tây hiện đang sống tai ngoại ô Sao-Paolo.Ông đã tiên đoán từ rất sớm cái chết của Công-Nương Diana,về biến cố 9-11,về việc Hoa-Kỳ tấn công và lật đổ Sadam-Husein ở Irak cũng như chế độ Taliban ở Afghanistan cũng như cơn sóng thần đã tàn phá Ấn-Độ-Dương ngày 26-12-2004.Các lời tiên tri của ông đều được công chứng tại tòa hoặc bằng dấu bưu điện để làm chứng.Ông đã tiên đoán chi tiết đến ngày tháng năm rõ rệt,như biến cố sóng thần ở Nam-Dương năm 2,004 Ông còn tiên đoán chính xác lúc 7 giờ sáng với cường độ địa chấn là 8.9 và cơn sóng thần cao đến 10 mét.
Năm 2,008, theo lời ông : tháng 7 Nhật-Bản sẽ hứng chịu một trận động đất với cơn sóng thần cao đến 30 mét , 17-12 sẽ có khủng bố sảy ra tại Mỹ, 18-9 sẽ có động đất với cường độ 9.1 tại Nam-Kinh hoặc Nam-Linh ( ? ) và Hải Nam sẽ là trung tâm chấn động,cơn sóng thần cao đến 30 mét sẽ tạo ra tử vong cho hàng triệu người . Trung-Cộng hiên đang hăng say với thế-vận-hội nên đã phớt lờ lời cảnh báo này và nếu các lời cảnh báo ấy là đúng thì theo lới của Mr “ Time Traveler “ John Titor thì thế vận hội 2,004 sẽ là thế vận hội cuối cùng của thế giới.
2,010 nhiều quốc gia châu phi nhiệt độ sẽ lên đến 58 độ C ,nước khan hiếm trầm trọng,thị trường chứng khoán Dow Jones ở Newyork sẽ sụp đổ ,kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm .
2,011 phương pháp trị bệnh ung thư thành công,nhưng một loại bệnh độc lạ khác xuất hiện,người nào bị bệnh này sẽ chết ngay sau 4 giờ.
2,013 ngoài bệnh ung thư bướu não,các phương pháp trị bệnh ung thư khác đều thành công, tại quần đảo Canary của Tây-Ban-Nha, từ 1 đến 25 tháng 11,núi lửa bộc phát địa chấn phát sinh. Tiếp đó một cơn sóng thần với độ cao 150 mét khi vào đến quần đảo Canary nó còn cao đến 80 mét;tại Mỹ và Ba-Tây cũng chịu ảnh hưởng ,nước biển sẽ tràn sâu vào đất liền khoảng từ 15 đến 20 dặm Anh. Ngoài biển,nước biển sẽ rút xuống 6 mét,các loài chim bay đầy trời.
2,014 một tiểu hành tinh đến gần địa cầu, sự va chạm có thể mang đến sự diệt vong cho nhân loại.
2,015 trong tháng 11 nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ lên đến 59 độ C,thế giới đại loạn sẽ phát sinh.
2,016 trung tuần tháng tư,Typhoon sẽ phát sinh tại Trung-Quốc,một số thành phố lớn sẽ bị phá hoại .Cựu TT Mỹ George W. Bush sẽ phải nhập bệnh viện vì bạo bệnh ảnh hưởng đến tính mạng.
2,026 tháng 7 một trận động đất kinh thiên động địa sẽ sảy ra ở San Francisco ,lần nứt San Antonio bị phá làm tiểu bang California bị sụp đổ. Rất nhiều núi lửa sẽ phát sinh và các cơn sóng thần cao trên 150 mét.
Đó là bài viết được tờ báo điện tử Ánh-Dương,trích dẫn từ Website Jucelinodaluz.com cung cấp cho chúng ta.
Đó là viễn ảnh các ngày đen tối đang chờ đón nhân loại ở phía trước . Trong dòng lịch sử của nhân loại này thuộc nền văn minh này ,dường như tất cả các tồn đọng suốt mấy chục ngàn năm qua nay được dồn cục lại vào thời điểm này để đẩy nhân loại đi vào chỗ phải tự mình thoát xác như là một tất yếu trong quá trình lớn mạnh lên của chính mình để đi vào giai đoạn bị hủy diệt toàn diện . Để rồi từ đó một nền văn minh khác lại manh nha chập chững được hình thành không phải trên đống tro tàn của lịch sử của nền văn minh cũ mà là trên cái tĩnh mịch của một trái đất bị băng hà bao phủ hầu hết địa cầu.Ở đó chỉ một số rất ít người có thể thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên trong đêm dài lặng thinh của vũ trụ . Một thiểu số trong số họ biết đâu rồi ra sẽ lại tạo dựng lại một nền văn minh khác như chúng ta đang có hôm nay ,để rồi sau cả trăm ngàn năm xây dựng lại đi vào giai đoạn bị hủy diệt tự nhiên như đã từng sảy ra trước trong các đại chu kỳ trước đó mà chẳng để lại dấu tích gì cả.
Cho nên khi nói đến nền văn minh này thuộc trái đất này,chúng ta muốn nhấn mạnh đến đại chu kỳ thay đổi từ nóng qua lạnh và từ lạnh qua nóng của quả địa cầu do các yếu tố thiên nhiên gây ra nhưng chỉ mới là một phần không thể đo lường chính xác được,phần quan trọng nhất chính là do chính con người gây ra trong quá trình đấu tranh tìm cách sinh tồn đã làm cho địa cầu này trở nên bị mất quân bình nghiêm trọng về mọi mặt để đến lúc chính thiên nhiên quay lại hủy diệt con người như một sự trừng phạt tất yếu . Phải chăng đó chính là điều mà thánh kinh gọi là tận thế.
Như thế,tận thế là tận thế với loài người này thuộc nền văn minh này mà thôi vì sau loài người này thuộc nền văn minh này rồi ra có thể hình thành một nền văn minh khác ,nhưng cũng có thể không còn một nền văn minh khác có thể tái sinh được trên các đông tro tàn để lại sau mỗi đai chu kỳ sinh - diệt trên trái đất này .Theo lý giải của các phương tiện khoa học hiên đại nhất hiện nay thì : Cứ mỗi đại chu kỳ từ 40,000 đến 120,000 năm trái đất lại chuyên hóa từ nóng qua lạnh hay từ lạnh qua nóng , điều đó đồng nghĩa với sự bắt đầu hay chấm dứt một chu kỳ văn minh,cho nên khi nói về nền văn minh này trên trái đất này là theo nghĩa ấy.
Bây giờ xin được trở lại một lần nữa với chủ đề của cuố sách HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG-ĐÔNG do tác giả Nguyên-Phong dịch từ nguyên bản cuốn Journey to the East của tác giả Baird Spaling,ấn bản năm 1,924 tại Ấn-Độ mà Phan-Lạc-Tiếp đã tóm lược mẩu đối thoại ngắn sau đây giữa vị đạo sư Ấn-Độ với phái đoàn khoa học phương tây ; việc này sảy ra vào cuối thế kỷ 19 ,khi ấy các khám phá khoa học vẫn còn rất giới hạn đặc biệt về khoa vật lý vũ trụ vẫn chưa tiến nhiều so với thời kỳ của Keppler .Do thế quan niệm mà vị đạo sư nước Ấn nêu lên thật đang để ta phải bái phục.Nội dung như sau ( bài này được đăng trên tuấn báo Sài-Gòn Nhỏ số ra ngày 16 tháng 3 năm 2,007)
“ Trái đất quay quanh trục của nó với vận tốc 1,600 cây số một giờ ở giữa đưỡng xích đạo . Nếu quay chậm lại 10 lần thì ngày sẽ dài gấp 10 lần và dĩ nhiên sức nóng của mặt trời cũng sẽ tăng gấp 10 lần.Thế thì cây cối sinh vật đều bị thiêu sống hết còn gì.Nếu cái gì chống được sức nóng ban ngày thì cũng chết vì lạnh vì đêm cũng dài gấp 10 lần và sức lạnh cũng tăng lên gấp 10 lần kia mà. Ai đã làm cho trái đất quay trong một điều kiện tốt đẹp như thế?
“Mặt trời nống khoảng 5,500 độ C . Quả địa cầu ở đúng một vị trí tốt đẹp không xa quá và cũng không gần quá . Vừa vặn đủ để đón nhận sức nóng của mặt trời.
“Trục của quả đất nghiêng theo một tà độ là 23 độ . Nếu trái đất đứng thẳng,không nghiêng bên nào thì sẽ không có thời tiết bốn mùa,nước sẽ bốc hơi hết về hai cực và đóng thành băng giá cả “
“Babu yên lặng nhìn mọi người.Không ai có thể ngờ nhà chiêm tinh Ấn-Độ lại có thể sang sảng chứng minh một cách khoa học và hùng biện trước một cử tọa gồm toàn những nhà khoa học nổi tiếng nhất Âu-Châu.Ông quay sang nhìn Giáo-Sư Allen,một nhà sinh vật học của trường Havard “Nếu toán học có vẻ trừu tượng quá hãy thử quan sát thiên nhiên dưới cái nhìn của nhà sinh vật học xem sao : “Sự sống không có sức nặng hay bề đo mà mạnh mẽ làm sao ? Bạn hãy nhìn một rễ cây non nớt,mềm yếu vậy mà nó có thể soi nứt một tảng đá cứng rắn . Sự sống chinh phục không khí,đất,nước . Nó thống trị mọi nguyên tố,nó bắt buộc vật chất tan rã rồi lại kết hợp thành một hình thể mới “
Chắc chắn trong 25 năm cuối của thế kỷ này (tức là cuối thế kỷ 20 ) sẽ có nhiều thay đổi giúp cho sự tiến bộ của nhân loại,giai đoạn này rất quan trọng. “
Tất cả các tín hiệu mà Hoa-Kỳ chuyển đến cho thế giới trong các năm qua phải được coi là các lời cảnh báo quan trọng đối với toàn thể nhân loại này về một cuộc khủng hoảng toàn diên mà nhân loại phải đối diện trong một tương lai rất gần kề. Đứng về mặt chuyên môn mà nói (tức là chiến dịch tâm-lý chiến về mặt chiến lược) thì điều đó cũng là cách mà Hoa-Kỳ và Phương Tây gián tiếp thuyết phục thế giới để thế giới kịp thời thay đổi cách nghĩ và cách làm nhằm cứu nền văn minh này cũng như trái đất này vậy.
Ta hãy tưởng tượng thế này -mà điều này không phải là không thể sảy ra- đó là việc liệu khi thiên nhiên bị vắt kiệt tài nguyên dưới lòng đất,trên mặt đất,điều ấy sẽ dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng đối với hệ sinh thái toàn cầu , đó là điều hiển nhiên ai cũng nhìn thấy.Nhưng hệ lụy lâu dài của nó liệu có làm cho truc quay của trái đất nghiêng thêm về bên phải hay bên trái nhiều hơn nữa không? Nghiêng về phía nào thì cũng gây ra tác động nghiêm trọng với thế giới cả. Khốn thay,khoa học về không gian hiện còn quá non nớt để có thể đủ thời gian ngắm nhìn trái đất từ xa trong thời gian lâu dài có thể cả ngàn năm mới có đủ dữ kiện để biết xem chiều hướng chuyển trục của trái đất sảy ra như thế nào.Ngay cả có biết điều ấy thì con người cũng chẳng thể sữa chữa được.
Ta hãy tưởng tượng thêm về các hành tinh chết,biết đâu vào một thời điểm nào đó trong quá trình biến đổi của vũ trụ,tại các hành tinh chết ấy đã từng có người sinh sống thì sao? Không ai có thể trả lời đối với một câu hỏi đại loại như thế được cả vì lịch sử sự hiện diện của loài người này trên trái đất này là quá ngắn ngủi so với lịch sử của vũ trụ.Vấn đề được đặt ra là : Nếu loài người cứ tàn phá địa cầu này một cách vô tội vạ thì về lâu dài (bao lâu ta chả thể biết được ) liệu có làm cho trục trái đất nằm đúng theo hướng bắc nam khi ấy trái đất sẽ trở thành hành tinh chết đấy thôi ; đúng như lời mà vị chiêm tinh Ấn-Độ đã nói với các nhà khoa học Phương Tây vào cuối thế kỷ 19.
Cho nên cứu địa cầu này , cứu nền văn minh này là trách nhiệm của cả mọi người hiện có mặt trên trái đất này vô luận người ấy là mầu da gì,quốc tịch ra sao? Đó cũng là sự thể hiện về mặt đạo đức của thế hệ loài người hiện nay với các thế hệ loài người trong tương lai .
Cứ nhìn vào các lời tiên tri đã nêu lên trong phần trên,so chiếu với thực tế của thế giới hiện nay thì ai mà chả rùng mình lo sợ vì ngày phán xét cuối cùng đang đến rất gần kề.Câu hỏi được đặt ra là : VẬY NHÂN-LOẠI CÓ CÒN PHƯƠNG CÁCH GÌ CỨU CHỮA HAY KHÔNG ?
Nhiều vị khi đọc đến đây sẽ không tiếc lời trách cứ tôi là đã gây hoang mang đến cho quý vị,nhưng sự thật vẫn là sự thật.Việc cứu chữa tuy khó khăn và có thể gây ra một số mất mát nhất định,nhưng việc cứu chữa là có thể thực hiện được bằng vào quyết tâm và không thể để quá trễ.Thời gian , theo suy nghĩ của nhiều người am tường các vấn đề toàn cầu là cấp bách có thể tính bằng năm chứ không thể bằng chục năm như thời kỳ đã qua được nữa.
Ta hãy dành thêm thời gian để bàn đôi điều liên quan đến lời nhắn gửi của bộ-tộc KOGI hay còn gọi là HOPI gửi đến cho thế giới bên ngoài.Do đâu mà họ gọi phần còn lại của nhân loại không phải KOGI là các EM ,như vậy bộ tộc KOGI phải tiềm ẩn một nội lực nào đó có khả năng vượt hẳn ra ngoài các giá trị mà con người tự nhận là văn minh này đã chiến đấu với nhau và với thiên nhiên để đạt được với biết bao hy sinh chẳng bút nào tả siết.Nếu lấy cái giá trị văn minh vật chất mà so chiếu thì KOGI chả có gì cả,lấy dân số mà luận bàn thì KOGI chỉ là một con số rất đỗi khiêm nhường tưởng như vô nghĩa.Ấy thế mà đem lên bàn mà cân thì hơn 6 tỷ người hiện nay sống trên trái đất này cũng không thể so sánh được với bộ tộc nhỏ xíu đó.Thực tế mà nói : KHÔNG THỂ SO SÁNH HAI GIÁ TRỊ KHÁC NHAU ĐƯỢC .Như vậy giá trị thực của KOGI là gì ? chả ai biết tỏ tường trừ chính những nhà thông thái KOGI.
Hãy vượt thoát ra ngoài các câu thúc thường tình,mở rộng tâm hồn ra để có thể hội nhập vào cái tâm lớn của vũ trụ , may ra cái TÂM THỰC KOGI CÓ THỂ NHẬP VÀO TA ĐỂ TA CÓ THỂ BIẾT ĐÔI ĐIỀU VỀ HỌ .Ở trường hợp này,tôi không dùng từ ngữ văn minh KOGI đối diện với văn minh mà tuyệt đại đa số loài người đang muốn vươn tới,thay vào đó tôi gọi TÂM THỨC KOGI.Thật không còn gì để nghi ngờ nữa: TÂM THỨC KOGI CHÍNH LÀ ĐỈNH CAO CỦA VĂN MINH TINH THẦN VẬY VÀ HỌ ĐÃ ĐẠT ĐẾN CÁI LẼ UYÊN NGUYÊN CỦA VŨ - TRỤ ĐỂ CÓ THỂ TĨNH TỌA TRONG CÙNG CỐC MÀ VẪN NẮM VỮNG NGOẠI CẢNH. Việc này là có thể thực hiện được đối với các THIỀN-SƯ THỰƠNG THỪA.
Khi nói về văn minh tinh thần thì lại phải nói đến văn minh vật chất,đó cũng là chủ đề mà tôi đã có dịp nêu lên trong vài bài viết trước đây khi bàn về văn minh nhân loại.Hãy lấy dãy Hy-Mã Lạp-Sơn như là một đường cắt đôi dọc theo hướng bắc-nam ;bờ phía tây bị chi phối và từng bước hình thành nền văn minh phương tây bởi người Ấn-Âu ( Indo-European ) bờ phía đông hình thành nền văn minh tinh thần bởi Bách-Việt.Ngày nay văn minh tinh thần của Bách-Việt bị Hán-Tộc hủy diệt toàn diện va biến thành văn minh Hán đầu chẳng ra đầu duôi chẳng ra đuôi,như những mảnh vỡ được ghép lại một cách luộm thuộm của kẻ chiến thắng tham lam , thiếu nền tảng học thức và hãnh tiến .Như thế tinh hoa của văn minh Bách-Việt tồn tại theo dạng nào và di chuyển đi đâu? Ở Hoa-Hạ chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tinh hoa ấy ngày hôm nay không?Hẳn nhiên là không vì từ đời Tần-Thủy Hoàng đến nay,mọi triều đại hoặc chính quyền Hán đều coi việc hủy diệt tinh hoa Bách-Việt là một quốc sách .Chẳng phải tự nhiên mà Tần-Thủy-Hoàng đốt sách chôn học trò,khi ấy hơn 23 thế kỷ trước ảnh hưởng của Bách-Việt về mặt văn hóa còn mạnh trong khi ảnh hưởng của Khổng-Khâu chưa dược củng cố,cho nên dù không có tài liệu nào nói rõ về việc này nhưng ta phải suy xét như vậy mới đúng với tình hình tranh chấp Hán Việt từ thời kỳ tiền Tần đến thời kỳ Hán thịnh tức là khoảng từ năm 300 trước công nguyên đến năm 200 sau công nguyên.
Đến thời cận đại tức là khoảng 100 năm trở lại đây,nhất là cuộc cách mạng văn hóa dưới thời Mao hồi thập niên 60 của thế kỷ trước thì làm gì còn dấu vết của Bách-Việt trong xã hội Hán nữa.Nhưng với những ai tuổi lớn khoảng trên dưới 80 có quan hệ với người ở Hương-Cảng vào những thời kỳ trước năm 1,950 thì ắt biết điều này : “đó là nhiều người Hoa-Nam ở thời điểm ấy vẫn nhìn nhận họ có nguồn gốc Bách-Việt “.
Tại nước Việt ta xem vậy chứ lại không có nhiều di chỉ nói về Bách-Việt như tại Hoa-Nam,ở đó mới là cái nôi đích thực của Bách-Việt vậy .Cho nên nếu nói văn minh Bách – Việt là văn minh đã mất có lẽ cũng không quá ngoa đâu.
Nhiều vị thức giả sẽ phản bác ngay về lập luận này vì chúng ta là hậu duệ chân truyền của Bách-Việt mà. Chúng ta phải công nhận điều đó đúng,nhưng ta cần nhớ rằng đồng bằng sông Hồng chỉ là một bộ phận trong cả một quần thể Bách-Việt bao la từ Động-Đình-Hồ xuống phia nam ( tức là hơn 1/3 nước Hán hiện nay ) trong khi cái nôi đích thực nằm Ở Động-Đình-Hồ chứ không phải Lưỡng-Quảng ( tức là Quảng-Đông và Quảng-Tây) cho nên, đến ngày nay bắt cứ đào bới được cái gì thì Bắc-Kinh hủy diệt đi là xong . Chưa hết đâu, Bắc-Kinh còn cho người đến nước Việt ta tổ chức đánh cắp - thông qua các tổ chức tội phạm xuyên biên giới – các cổ vật của ta tại các chùa chiền ,đình làng của ta để hủy diệt mọi tàn tách văn hóa Bách-Việt còn sót lại trong nước. Quốc sách này của nước Hán hiện được sự tiếp tay của đám cán bộ tham lam thiển cận thuộc Dảng Cộng-Sản Việt-Nam.
Chúng ta đã nói nhiều lần đến việc tổ tiên ta sống thuận thiên.Đến giờ này,chúng ta không hề thắc mắc về định nghĩa : “ THẾ NÀO LÀ THUẬN-THIÊN “. Lại còn một câu hỏi khác cũng quan trọng không kém,đó là : “ THẾ NÀO LÀ VĂN MINH TINH-THẦN Thực ra thì đây là một vấn đề quá mới mẻ đối với nhiều trí thức nước Việt,hy vọng trong tương lai tới đây,các vấn đề liên quan đến điều được gọi là văn minh tinh thần của tổ tiên ta sẽ được nghiên cứu đến nơi đến chốn để đóng góp vào việc trả lại các giá trị của văn minh đông-phương cho Bách-Việt như là người chủ đích thực của nền văn minh đã bị Hán chiếm đoạt.
Muốn biết thế nào là văn minh tinh thần,không gì bằng việc xem xét xem tổ tiên ta sống và suy nghĩ như thế nào,từ đó ta sẽ luận giải được thắc mắc bao đời nay của các hậu duệ Bách-Việt.Các hậu duệ Bách-Việt hiện nay vẫn tồn tại một thứ mặc cảm ti rằng : Chúng ta chả có gì để mà hãnh diện đề cao cả.So với một nước nhỏ như Cam-Bốt chẳng hạn,họ có Đế-Thiên Đế-Thích:để lại cho hậu thế;chúng ta chả có gì cả,một chùa Một-Cột có lịch-sử chưa quá 10 thế kỷ nhỏ xíu sao có thể gọi là kỳ tích được.Nhìn lịch-sử một dân-tộc như thế là rất sai lầm ;cứ như bộ-tộc KOGI kể trên so với thế giới thì họ chỉ là một bộ-tộc sống nơi hoang dã không có vị-trí đứng trên bản đồ thế giới,chả ai biết đến họ,cớ sao họ dám cả gan gọi cả thế giới này là “ CÁC EM “.Khi họ dám nói như thế,hẳn nhiên họ phải có một cái gì đó đủ sức thách đố với cả nền văn minh này chứ đâu phải chơi.Họ ở nơi hoang sơ cùng cốc thế mà biết rõ là nhân loại thuộc nền văn minh vật chất này đang từng bước đi đến sự hủy diệt toàn diện trong thời gian trước mắt.Trước khi gặp các chuyên gia của hai hệ-thống truyền-thông khét tiếng thế-giới để gởi một thông-điệp tối hậu đến cho loài người thuộc nền văn minh vật chất,chắc hẳn những bô lão của KOGI đã phải thấy các thảm họa đang chờ đón các người em từ rất lâu trong quá khứ rồi.Không có bất cứ lời lý nào có thể giải thích về các viễn kiến mà bộ tộc KOGI chuyển ra cho thế giới bằng chính sự lý giải của các bô lão KOGI ;thế mà các bô lão KOGI không lý giải gì cả ,cho nên lý giải bằng nhãn quan khoa học vật chất theo nghĩa thông thường sẽ là các lý giải vô nghĩa.
Có thể trong chỗ riêng tư,các chuyên-gia của hai hệ thống truyền hình nêu trên vốn được coi là các sứ-giả của nền văn minh vật chất đến đàm luận với đại diện chân truyền của nền văn minh tinh thần còn sót lại trên trái đất này ;các sứ giả ấy có thể được biết nhiều hơn so với những gì mà họ nói công khai trên truyền hình ( BBC và PBS ) nhưng chưa phải lúc để họ công bố công khai cho cả thế giới được biết.
Nhưng học- thuật Bách-Việt cổ-đại , khi đã thấm nhuần đúng mức để đem cái tâm hòa nhập với cái tâm lớn của vũ trụ thì các sự lý giải về thông điệp KOGI là tương đối dễ dàng.Dĩ nhiên học thật văn minh vật-chất khi đạt đến dỉnh rất cao của văn minh vật chất thì cũng có khả năng cộng-thông với vũ trụ vậy;Nhưng hiếm hoi lắm mới có thể có một vài vị như vậy,các vị ấy theo thiển nghĩ phải lăn lộn ở Viễn-Đông nhiều để văn minh Viễn-Đông thấm vào máu của các vị ấy thì lúc đó các vị ấy mới có thể cộng-thông với cái tâm lớn của vũ-trụ được.Bởi vì văn minh tinh thần kiểu của Bách-Việt hay KOGI chỉ có thể cảm nhận được qua cuộc sống đích thực , các lý giải theo phương pháp luận kiểu văn minh vật chất thường ít khi đem lại một cái nhìn minh bạch kiểu văn minh Phương Tây và theo lẽ thường với cai nhìn kiểu thái tây thì văn minh Bách-Việt là một con số không to tướng. “ CHÍNH ĐÓ LÀ CÁC SAI LẠC TRONG CÁI NHÌN CỦA ĐA SỐ TRÍ THỨC NƯỚC VIỆT TA LÀ VẬY “.Họ không thể hiểu được chủ yếu vì cái tâm quá hẹp , nhất là sau suốt mấy ngàn năm bị Hán Tộc cố tình hủy diệt văn minh Bách-Việt như là một quốc sách của Hán đối với mọi triều đại cai trị ở Bắc-Kinh ; Khi tiếp súc với văn minh phương-tây, các trí thức nước Việt ta chỉ mới tiếp súc với cái vỏ ngoài của nền văn minh vật chất phương tây mà thôi cho nên tinh thần trống rỗng ,chuộng bằng cấp “.ĐẦU CHẲNG ĐỘI TRỜI CHÂN CHẲNG ĐẠP ĐẤT LÀ THẾ “
Lại nói về THIỀN,như vậy cái tâm thiền phổ biến ở vùng Hy - Mã Lạp-Sơn như Tây-Tạng , Ấn-Độ thậm chí cả ở Nhật-Bản cũng có khá đủ các yếu tố nền tảng của văn minh tinh thần đấy,như vậy họ cũng có thể là các xuất phát điểm của văn minh tinh thần vậy,cớ sao chỉ Bách-Việt cứ vơ lấy cái giá trị của người làm chủ nền văn minh tinh thần hiện rất mơ hồ đối với sức mạnh của văn minh vật-chất đang chi phối suy nghĩ của cả loài người này .
Xin thưa rất rõ ràng là : “ THIỀN-TÔNG VỐN LÀ PHƯƠNG PHÁP TU LUYỆN NHẰM ĐẠT ĐẾN SỰ CỘNG-THÔNG VỚI KHÁCH THỂ “ nhưng thiền phái ở Hy-Mã Lạp-Sơn quá nặng về tiểu ngã và trong sinh hoạt hàng ngày,người Hy-Mã Lạp-Sơn không thể hiện sự thống nhất cao độ đối với quy luật khách-quan từ ngôn ngữ,ẩm thực đến cách nhìn về vũ trụ . Ở phía đông của Hy-Mã Lạp-Sơn cái nhìn về vũ trụ gần gũi với Bách-Việt hơn là ở phía tây .Ở phía tây của Hy-Mã Lạp-Sơn cái nhìn về vũ trụ đã bắt đầu chuốm mùi văn minh vật chất rồi.Diều này thể hiện đúng với quy luật tiến hóa của hai nền văn minh đi theo hai ngả khác nhau lấy Hy-Mã Lạp-Sơn làm diểm phân cách.Cái nhìn về thiền ở Nhật-Bản khá hời hợt vẫn không đi vào cuộc sống một cách chặt chẽ và toàn diện như ở Bách-Việt ta . Cho nên,càng đi về hướng tây của Hy-Mã Lạp-Sơn thì văn minh nhân loại càng manh nặng tính vật chất hơn càng xa với đạo hơn.GIỮA ĐẠO VÀ TÔN GIÁO THEO NGHĨA THÔNG TỤC HIÊN NAY CÓ RẤT NHIỀU KHÁC BIỆT VỀ CƠ BẢN KHÔNG THỂ NHẦM LẪN ĐƯỢC.THẾ GIỚI ĐANG LOẠN VÌ SỰ NHẦM LẪN NÀY.
Các sự quan sát xã hội nước ta còn sót lại chỉ trong vòng 50 năm qua cũng có thể có đủ các lý cớ để suy rộng về xã hội Bách Việt từ thời thái cổ (tức là cách nay trên 8,000 năm) đến thời tối cổ (tức là cách nay từ 5,000 năm trở về trước) đến thời cổ đại (tức là cách nay 5,000 năm trở về sau) đến thời trung cổ (tức là khoảnh hơn 1,000 năm qua) để đến thời nay được gọi là thời cận đại. Bằng vào cái nhìn kiểu thiền học cho thấy : “ VĂN MINH THÁI CỔ CỦA BÁCH-VIỆT CHÍNH LÀ VĂN MINH TINH-THẦN VẬY “
Dĩ nhiên đã gọi là thiền thì không thể mở rộng theo phương pháp suy nghĩ logic kiểu văn minh vật chất được .
“SỰ CẢM THỤ QUA CÁI TÂM CHÍNH LÀ YẾU TÍNH CỦA THIỀN,ĐỂ ĐẾN MỘT TRÌNH ĐỘ NÀO ĐÓ CỦA QUÁ TRÌNH CỘNG THÔNG THÌ VẬT CHÂT SẼ KHÔNG CÒN LÀ MỘT MỐI BÂN TÂM CHÍNH YẾU NỮA ,KHI ẤY TINH THẦN SẼ ĐƯỢC THĂNG HOA ĐỂ HÒA NHẬP VỚI CÁI TÂM CHÍNH CỦA VŨ TRỤ “
Thiền tông Tây-Tạng tin ở KIÊP và CÕI,tin ở sự tái sinh về mặt tinh thần để vào một khoảnh khắc linh thiêng nào đó nhập vào thân xác một ai đó để đặt người đó vào một vị trí nào đó của kiếp người. Sự tin tưởng này đặt ra một vấn đề thuộc lãnh vực tâm-linh với một câu hỏi,một thắc mắc muôn thuở là : LINH-HỒN CÓ THỰC HAY KHÔNG ? NẾU CÓ THỰC THÌ LINH HỒN CÓ CHẾT THEO THỂ XÁC HAY KHÔNG ?
Khổng-Tử khi được đệ tử hỏi về vấn đề này vì bí nhưng cũng có thể vì không muốn cho các đệ tử đi vào cõi linh thiêng này để dễ dẫn đến tiêu cực nên đã trả lời là “ chả nên thắc mắc nhiều đến vấn đề ấy “ như thế,Khổng – Học không bao giờ có thể được coi là một ĐẠO được .Tất cả học thuật của Khổng chỉ đơn thuần là tìm cách biện minh cho sự tồn tại chính danh của nhóm cầm quyền được lồng trong DỊCH –HỌC vốn chỉ mới là một phần trong cái thâm sâu của Bách-Việt mà thôi : KHỔNG – TỬ KHÔNG HỌC ĐƯỢC CÁI TINH HOA ẤY .Ta cần nhớ rằng cùng thời với Khổng thì Lão-Tử phán một câu xanh rờn đó là : DÂN VI QUÝ ,XÃ TẮC THỨ CHI , QUÂN VI KHINH . Lão – Tử cũng còn phán một câu khác để đời không kém đó là : TRỒNG CÂY 10 NĂM,TRỒNG NGƯỜI 100 NĂM (mà sau này Hồ-Chí-Minh tiếm làm lời nói của mình với sự phụ họa trơ trẽn của Dảng CSVN). Ta cần lưu ý rằng : Lão-Tử là người Bách-Việt.Khi phản bác như vậy,Lão tử rõ ràng khinh miệt Khổng-Tử với hàm ý rằng CON NGƯỜI MỚI LÀ CHÍNH,BỎ CON NGƯƠI RA TẤT CẢ ĐÊU VÔ NGHĨA. ( Điều này là một trong nhiều lý do khiến đã tù lâu rồi,tôi không có ý tôn trọng học thuyết Khổng-Giáo )
Bằng vào cách thức cộng thông mà mỗi người trong chúng ta đều có sẵn tuy ở nhiều mức độ khác nhau,chúng ta mỗi người không phát huy được sức mạnh tinh thần ấy nên cứ mải lao vào cuộc chơi nhằm tìm cho được càng nhiều của cải và sức mạnh càng tốt nên riết rồi : SỨC MANH TINH THẦN CỦA CHÍNH TA BỊ CHÍNH TA HỦY DIỆT ĐI MÀ CỨ TƯỞNG LÀ TA LÀM ĐÚNG. Thế là càng ngày con người càng xa rời cõi ĐẠO là vậy,KHI ẤY NẾU KHỦNG HOẢNG SẢY RA LÀ VÔ LƯỜNG. Cho nên trở lại với ĐẠO ĐÍCH THỰC là một đòi hỏi rất cấp bách hiện nay vậy.
Như vậy ,thử hỏi Ông Abraham là thủy tổ của ba tôn giáo chính hiện nay trên thế giới,Ông cũng là người đã khởi xướng 10 điều răn cửa chúa trời mà sau đó Ông Moisen khi dẫn dân Do-Thái trốn chạy khỏi sự áp bức của Ai-Cập đã biến thành Luật tối thượng của 12 bộ tộc Do-Thái . Người Do-Thái khi cao ngạo tự nhận là con riêng của chúa thì họ đã tự mình khoác vào cổ một một cái thòng lọng để phải lưu lạc suốt 2,000 năm là đúng qúa đi chứ . Phải , cả ba tôn giáo ấy đều là tôn giáo của nền văn minh vật chất và các tôn giáo ấy được phát khởi như là nguồn gốc của các phương tiện đấu tranh về mặt văn hóa là trước tiên cũng như đặt nền tảng cho việc đem lòng dân –vào thời điểm ấy còn sống dưới dạng bộ tộc- vào một mối.Điều này trở nên rất rõ rệt khi vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên hoàng-đế Constantine của La-Mã đã chánh thức nhìn nhận đạo do chúa Jesus lập ra như một tôn giáo chính thức của toàn đế chế ; cũng như với Hồi-Giáo được lập bởi Mohamed 14 thế kỷ sau đó vậy.
Nói đến đạo Chúa Jesus (ta gọi là đạo Chúa cho gọn) là cả môt chuỗi dài của sự tổng hợp giữa giữa khái niệm Do-Thái là con riêng của chúa trời với 10 điều răn mà Ông Abraham đã đề ra với nhiều khái niệm của miền Viễn-Đông như khái niệm về :NHẤT SINH NHỊ,NHỊ SINH TAM,TAM SINH VẠN VẬT . Khái niệm về sự ĐẦU THAI nơi Tây-Tạng để giải thích sự nhiệm mầu của Thánh-Thể với chúa Jesus là con thiên chúa đích thực,bởi trời mà xuống thế làm người để cứu vớt nhân loại (ở vùng Trung Cận Đông đầy chiến tranh ấy).Như vậy các phép Bí-Tích nơi đạo Chúa không phải là điều gì quá lạ đến đỗi không thể giải thích được.Điều này,Tân-Ước đã giải thích rồi,Thánh Thomas D’aquin vào thế kỷ 16 cũng đã bổ sung tiếp theo các cuộc phản kháng của các nhóm Công-Giáo tại Anh và tại Đức.
Như thế,tôn giáo dẫn đến TÔNG-QUYỀN trong khi ĐẠO ĐÍCH THỰC THÌ CỰC KỲ TỰ NHIÊN HOÀN TOÀN XA LẠ VỚI TÔNG QUYỀN ,cho nên ở phương Tây tuy đạt được rất nhiều tiến bộ về mặt vật chất nhưng về mặt tinh thần (ở đây không đồng nghĩa với kiến thức vốn được coi là thước đo của trí tuệ) ngày càng xa rời gốc đạo là thế.Nếu nói rằng : 10 điều răn do ông Abraham đề ra là nền tảng để con người sống làm người thì điều đó đúng nhưng không đủ để con người có thể hòa với tâm lớn của vũ trụ được vì nền tảng của học thuật phương tây vẫn coi vũ trụ kể cả muông thú đều phải là các phương tiện phục vụ con người .Con người làm chủ hành tinh này trái đất này nên không cần gì phải lý sự với trái đất không có linh hồn này.10 điều răn ấy chỉ đặt ra một mẫu mực cho mối quan hệ giữa người với người mà thôi,thế mà mối quan hệ ấy lại bị chi phối rất nặng nề bởi nhu cầu bành trướng.Bành trướng dẫn đến chém giết và chiến tranh liên miên trong vung Lưỡng-Hà suốt hơn 4,000 năm qua.
Đạo không quan niệm như vậy ; Với Đạo : “ CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN TỒN TẠI MỘT MỐI LIÊN HỆ KHẮNG KHÍT KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CHO NÊN CON NGƯỜI PHẢI SỐNG THUẬN THIÊN LÀ VẬY “ Đó là nền tảng chi phối mọi cách nghĩ và làm của Bách-Việt ta,cho nên ta sống thuận hòa không tranh dành quyền lực,sử sự với các bộ tộc khác như anh em . Nhưng cũng chính từ niêm tin vào Đạo của ta nên các giống dân du mục ở xa mạc hay biển cả đã xâm lăng và hủy diệt chúng ta để từng bước đẩy cả thế giới này vào nền văn minh vật chất và nhân loại ngày càng xa rời gốc đạo là thế.
Đạo của ta ngày hôm nay đã bị biến thái quá nhiều đến nỗi ta không còn nhìn thấy chính ta nữa,hy vọng người KOGI biết cách và có cơ hội làm sáng danh gốc đạo chăng ?
Có quá nhiều điều để có thể nói về đao của ta,chỉ xin liệt kê ít điều căn bản :
1 - Đạo của ta quan niệm nhất nguyên khác hẳn với triết học phương tây . Triết Tây quan niệm về nhất nguyên luận theo chiều hướng tách biệt giữa vật chất với tinh thần và đặt ra câu hỏi là CÁI NÀO CÓ TRƯỚC ? Nếu chủ trương vật chất có trước tức là theo duy vật chủ nghĩa ; Nếu chủ trương tinh thần có trước tức là theo duy tâm .Hai phái tranh luận ráo riết về một vấn đề rất vô bổ vì chẳng ai có thể đủ kỹ thuật và hiểu biết để xác định được là trong cái vi bào tiên khởi ấy –cho dù là vật chất đấy- có hàm chứa trong nó cái yếu tính của tinh thần hay chưa ? Nếu chưa có , vậy cái gì thúc đẩy quá trình tiến hóa tự nhiên để các vi bào ấy biết cách dể kết hợp thành một chuỗi phản ứng hóa học để hình thành các sinh vật hay thảo mộc ; và rồi quá trình tự thích nghi của các vi bào ấy với điều kiện khách quan lại đặt ra hàng loạt các câu hỏi hóc búa khác có trời mới giải thích nổi.Nếu bảo rằng vật chất với tinh thần cùng tồn tại bên nhau tức là bạn đã theo trường phái nhị nguyên luận vậy .Như thế cả nhất nguyên luận hay nhị nguyên luận đều chỉ bàn các vấn đề có tính cách rất phiếm diện bề ngoài qua quan sát cái bóng của sự việc chứ không phải là chính bản chất của sự việc. “ TRIẾT TÂY BẾ TẮC TOÀN DIỆN LÀ ĐÚNG QUÁ RỒI.”
Đạo ở phương đông đâu có quan niêm sự việc dựa trên cái bóng của sự việc bao giờ đâu Bách-Việt quan niệm nhất nguyên theo một tầm nhìn của vũ trụ quan,theo đó VŨ TRỤ LÀ NHẤT NGUYÊN.Điều đó bao hàm ý nghĩa là mọi sinh hoạt của mọi loài đều bị chi phối bởi quy luật tự nhiên .Điều này cụ Lý-Đông A đã luận bàn khá rõ rồi . Cho nên Bách-Việt với nền văn minh trí tuệ đầy cao viễn đã luôn coi con người với thiên nhiên cùng tồn tại song hành với nhau.Con người không được phép hủy diệt tự nhiên,phạm vào điều luật tự nhiên ấy , tự nhiên sẽ quay ra trừng trị con người vì khi ấy thế quân bình bị phá vỡ bởi chính con người.
Hán Tộc khi xâm lăng Bách-Việt đặt ách cai trị phản thiên nhiên đã phá vỡ thế cân bằng tự nhiên này ,cho nên sau hơn 2,000 năm thôn tính các lân bang nước Hán chả bao giờ yên được cả ,tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
2 – Hán Tộc khi ăn cướp được Dịch Lý của Bách-Việt thì họ có làm được việc gì làm thăng tiến bộ sách quý này hay không ? Câu trả lời rất rõ ràng là họ chỉ quen hủy diệt,dấu nhẹm những điều mà họ học được một cách lõm bõm về học thuật của nền văn minh tinh thần được xây dựng bởi các tổ phụ Bách-Việt,miết rồi học thuật Bách-Việt thay vì được thăng tiến theo đà giao thoa của các nền văn minh khác nhau đã trở thành một nền văn minh từng bước bị thoái hóa để trở thành một mớ hổ lốn đầu chẳng ra đầu đuôi chẳng ra đuôi.Tình hình này được thể hiện thật rõ ràng khi quan sát lịch sử mối quan hệ giữa Bách-Việt với Hán trong suốt chiều dài gần 5,000 năm của lịch-sử cũng như mối quan hệ giữa Vùng Viễn-Đông với Âu-Châu thông qua đường dây buôn bán hương liệu và tơ lụa.
Sự kính trọng pha lẫn khiếp sợ đối với phương đông bắt nguồn từ các sản phẩm cực kỳ tinh sảo do phương đông đem tới qua đường vận chuyển dài đến mấy ngàn dặm đường .Điều này cũng đủ để nói lên rằng giữa văn minh Lưỡng-Hà với văn minh phương đông thì văn minh phương đông tức là Bách Việt ta có niên kỷ và trình độ cao hơn Lưỡng-Hà gấp bội.Thế mà văn minh Lưỡng-Hà - ngay từ lúc tiên khởi được gọi với tên là Mesopotamia cho đến Sumerien hoặc Babylone ,tên gọi Mesopotamia là từ ngữ do người Hy-Lạp đặt ra để ám chỉ văn minh Lưỡng-Hà,tức là văn minh giữa hai dòng sông –đã là nguồn gốc của văn minh phương tây từ học thuật đến tôn giáo.Ông Abraham là thủy tổ của ba tôn giáo chính đầy mâu thuẫn hiện nay xuất phát từ hạt UR ở IRAK chắc cũng là một tộc trưởng trong vùng tranh chấp triền miên này nên đã dẫn dân Do-Thái gồm 12 chi tộc đến định cư tại vùng thánh đia JERUSALEM hiện nay , chữ viết tiên khởi trong vùng này được người Sumerien phát minh đầu tiên để sau này,tức là khoảng gần 3,000 năm trước người Hy-Lạp cải biên thành mẫu tự La-Tinh đầy huyền thoại như ta đã thấy.
Sự kính trọng của phương tây với phương đông thực sự chấm dứt qua cuộc trường chinh của Thành-Cát Tư-Hãn đến tận Nam-Âu .
Trong suốt thời gian rất dài đó thì hậu duệ của Khổng-Khâu - tức là những người áp dụng lý thuyết do Khổng-Tử đề ra – có làm được điều gì mới lạ hay không ? Từ giấy đến
Thuốc súng đều do người Bách-Việt làm ra cả ;các triều đình Hán sử dụng các phát kiến này và hủy diệt người làm ra các sản phẩm ấy.Nếu không tin xin cứ xem Bách-Việt Tiên Hiền Chí do tác giả Âu-Đai-Nhậm được Ông Trần Lam Giang dịch sang tiếng Việt . Để thấy rõ hơn nữa về điều mà ta gọi là Hán ăn cắp tinh hoa Bách-Việt biến của ăn cắp ấy thành của mình đồng thời luôn tìm cách hủy diệt người chủ đích thực của nền văn minh ấy bằng cách quan sát cách sống của hai dòng tộc.
Khái niệm về ÂM-DƯƠNG vốn là nguồn mạch của sự sống của muôn loài ; khi tổ tiên ta nói : “ trong âm có dương,trong dương có âm “ thì xin quý độc giả đừng thấy thế mà tưởng rằng “ DỊCH-LÝ LÀ MỘT MỚ HỔ LỐN” thực ra là cả một hệ thống lý thuyết cao siêu mà lại rất khoa học theo cái nhìn của văn minh trí tuệ. Xin bạn hãy quan sát xung quanh thậm chí ngay chính cơ thể bạn xem có phải là muôn loài đều “trong âm có dương,trong dương có âm “ hay không ? Thuần dương hay thuần âm thì không thứ gì có thể tồn tại và phát triển được.Xin hãy tưởng tượng xem : trong một xã hội toàn đàn bà hay toàn đàn ông thì xã hội có tồn tại được hay không ? Nam , nữ là hai biểu tượng của dương với âm khi kết hợp thì thành gia đình để sinh con đẻ cái để kết hợp sâu rộng hơn nữa thì thành cộng đồng xã hội .Cho nên trong cộng đồng xã hội cũng tự nó hình thành dựa trên hai yếu tố âm và dương căn bản ấy.Một xã hội được coi là tốt đẹp hoặc có chiều hướng tốt đẹp khi xã hội ấy biết kết hợp hài hòa hai yếu tố âm với dương mà thôi.
Xin đừng vội nghĩ rằng : “ văn minh phương đông chả có gì để đáng hãnh diện cả .” Nhìn sự việc như vậy là bạn đang đứng trên căn bản của văn minh vật chất để đánh giá về văn minh tinh thần vậy .Bạn đang đi vào sai lầm nghiêm trọng đấy . Nếu hiểu thấu đáo về tinh túy của văn minh tinh thần chúng ta sẽ thấy là “MỌI DIỄN BIẾN CỦA LỊCH - SỬ NHÂN LOẠI TỪ CỔ CHÍ KIM TỪ ĐÔNG SANG TÂY ĐỀU GIẢI THÍCH RẤT CHÍNH XÁC NHỜ VÀO MỘT NGUYÊN - LÝ CƠ BẢN LÀ ÂM – DƯƠNG “.
Hãy xem,khoa học nguyên tử có phải là sự kết hợp âm-dương hay không ?
Hãy xem văn minh thế giới hiện được dẫn dắt bởi văn minh phương tây có phải là “quá thiên về dương hay không” Nếu qúa thiên về dương thì bất quân bình sảy ra –mà thực tế đang sảy ra một cách mạnh mẽ - cho nên đổ vỡ là tất yếu không thể tránh khỏi đối với nền văn minh này trên trái đất này.
Hãy xem,cuộc sống là chuyển dịch,dịch lý là chuyển dịch ; Vậy nếu văn minh này là quá dương thì nhân loại nhất thiết phải gia tăng yếu tố âm để tái lập sự quân bình , có quân bình thì nhân loại này mới có cơ hội tồn tại .Như thế,cách nay 14 năm khi tôi đưa ra nhận định về vòng quay của các trung tâm văn minh theo đó văn minh này phải kết hợp với văn minh phương Đông –tức là Bách-Việt chứ không phải là Hán – khi ấy vòng quay của các trung tâm văn minh đi hết một chu kỳ lớn để từng bước một nhân loại sẽ bước vào nền “ VĂN MINH LIÊN HÀNH TINH “ thì nhận định đó đều được lập căn trên sự chuyển dịch của cặp ÂM-DƯƠNG trên phạm vi văn minh toàn cầu đấy thôi.
Tại sao chúng ta ít đặt nặng vấn đề liên quan đến văn minh Ấn-Độ,đơn giản là trong kinh VEDA hai thần VISHNU và SIVA ít mang các yếu tính của văn minh tinh thần như cặp âm-dương mà Bách-Việt khám phá ra . Ở đó ảnh hưởng của văn minh vật chất tuy không quá mạnh như ở Hy-Lạp cổ đại hay La-Mã , nhưng yếu tố vật chất pha trộn với yếu tố tinh thần nên chỉ được coi là gạch nối chuyển tiếp giữa văn minh tinh thần của tổ tiên ta với văn minh vật chất được hình thành từng bước tại Lưỡng-Hà cũng như tại La-Mã sau này.
3 – Bây giờ ta hãy so chiếu đôi điều liên quan đến cách sống của Bách-Việt thực với các dân tộc khác , điều này sẽ soi rọi sự khác biệt sâu rộng giữa ta với Hán .Ở đây khi dùng từ ngữ “ BÁCH-VIỆT THỰC “ thì hẳn nhiên nhiều vị sẽ nhao nhao lên phản đối khi đặt ra câu hỏi là : “ dựa vào đâu để biết được thế nào là Bách-Việt thực với Bách-Việt không thực “. Xin thưa ngay rằng : “Bách-Việt ở Hoa Nam đã lai rất nhiều với Hán rồi và Hán đã bóp méo lịch-sử Bách-Việt cổ đại để hình thành một thứ quái thai kiểu Hán như một người tham lam MẮC NGHẸN VẬY “.Với nước Việt ta,tuy là đại diện chân truyền của Bách-Việt xưa đấy nhưng ảnh hưởng của Hán cũng nặng nề chả khác gì Hoa-Nam vì tham vọng Hán hóa là một quốc sách của mọi triều đại Hán . Chả thế mà : “trí thức của ta cứ mở miệng là Đức Khổng nói thế này đức Khổng nói thế kia trong khi chả mấy người hiểu thực về chính lịch sử đích thực của dân tộc mình theo đúng với lịch sử được quan niệm toàn diện và thống nhất liên quan đến mọi hình thức sinh hoạt của dân chúng ở mọi thời kỳ thịnh suy của xã hội .Đối với hầu hết các vị ấy,cái gì không phải là chính sử đều không được các vị ấy chia sẻ,trong khi chính sử thực ra chỉ là ghi lại một số trong các hoạt động của triều đình và là thường rất hời hợt dễ bị bóp méo sao cho hợp với ý vua chúa đồng thời không dám làm mất lòng nước Hán ở phương bắc.Như thế,nếu muốn biết Bách-Việt thực thì phải ĐI VÀO LÒNG DÂN , nhập vào tâm thức của dân tộc để mà suy ngẫm thì may ra trong khoảnh khắc nào đó của lịch-sử có thể cộng thông được với tiền nhân để nói về Bách-Việt thực . Trong điều kiện của dòng tộc hiện nay nếu không biết vượt thoát ra ngoài các câu thúc thường tình ấy thì không thể dẫn dắt dân-tộc đi về phía trước được,cuối cùng thì rồi vẫn bế tắc trong ao tù nước đọng mà thôi.
“BÁCH-VIỆT THỰC SỐNG RẤT THUẬN VỚI THIÊN NHIÊN , TUÂN THỦ NGHIÊM NGẶT QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA CẶP ÂM-DƯƠNG TRONG MỌI SINH HOẠT HÀNG NGÀY TỪ NGÔN NGỮ, ĐẾN ẨM THỰC, ĐÊN NHÀ CỬA,ĐẾN CÁCH CAI TRỊ ĐẤT NƯỚC “
Bây giờ ta sẽ phân tích đôi điều liên quan . Theo quan niệm của ta thì thịt là dương,rau trái là âm . Một dân tộc ăn toàn thit thì dân ấy quá nặng về dương tức là thuận về chém giết,vũ phu,độc ác,tham lam,thôn tính xâm lăng kẻ khác . Với họ lý lẽ trên đầu súng hoặc cung tên nên rất khó để dùng lời lẽ khoan nhu để thuyết phục (cuốn Tô-Tem sói do tác giả Khương-Nhung viết mới đây thể hiện nguyên hình bản chất đó) . Nếu một dân tộc ăn nhiều hoặc thuần túy chỉ rau trái thì dân ấy hiền hòa biết phải trái và thương thuyết được.Ta hãy quan sát sinh hoạt của con voi với con sư tử là thấy ngay , con voi ăn thảo mộc nên hiền lành chỉ hung dữ khi bị đẩy vào đường cùng ; con sư tử chuyên ăn thịt nên hung dữ.
Hãy xem trong các bữa tiệc dân Hán ăn cái gì ở tại các nhà hàng Tầu,nếu nhìn thấy toàn thịt bầy biện một cách trơ trẽn thì đó là nhà hàng nấu kiểu Bắc-Kinh (thuần Hán),nếu nhà hàng có pha thêm rau vào các món ăn thì nhà hàng ấy nấu kiểu Hoa-Nam có nguồn gốc ẩm thực từ Bách-Việt xưa để lại,nếu nhà hàng nấu nhiều rau hơn hẳn lên thì đó là nhà hàng Việt . Không phải là chúng ta không ăn thịt và cũng không phải là chúng ta không thể nuôi đủ gia súc để lấy thịt mà ăn . Nhưng sát sinh nhiều quá là điều mà tổ tiên ta không muốn , cho nên trong khoa ẩm thực của ta “ÂM-DƯƠNG PHẢI KẾT HỢP HÀI HÒA “ ( chiều hướng ẩm thực này đang trở thành chiều hướng toàn cầu ,các ông chủ nhà hàng Việt nên nhớ làm lòng điều này).
Như đã trình bày trên : “ trong dương có âm,trong âm có dương” xét về phương diện thực phẩm theo nhãn quan Bách-Việt thì trong rau trái cũng tồn tại hai mặt âm với dương nên phải biết phối hợp sao cho hài hòa mới được để bảo đảm cho cơ thể ít bị bịnh hoạn,tinh thần thanh thản ,sống thuận thiên để xã hội ít bị loạn lạc binh đao . Thái bình thịnh trị là điều mà các vua Hùng đã tạo dựng được trong xã hội Bách-Việt trước khi bị rợ Hán xâm lăng .
Ngôn ngữ của ta và của Hán khác biệt rõ rệt,mỗi điều mà ta nói đều thể hiện nguyên lý âm-dương ở trong đó,cho nên ta nói như ta hát vậy vì trong ngôn ngữ của ta còn bao gồm cả âm nhạc ngũ cung ở trong đó nữa . Điều này làm cho các nhà nghiên cứu phương Tây chả biết đâu mà mò cả ,nếu muốn hiểu tâm họ phải là “ TÂM BÁCH-VIỆT “ trước tiên và trên hết mới được . Mấy ai trong chúng ta vào thời điểm này thực hiểu được tâm Bách-Việt nếu cứ xem xét vấn đề theo nhãn quan của văn minh vật chất ; Chỉ khi nào bạn thực sự thấm nhuần văn minh vật chất đến đỉnh thật cao , vượt hẳn ra ngoài các câu thúc thường tình ,với sự cộng thông cao độ với lẽ uyên nguyên của vũ trụ ,khi trở về nguồn gốc đạo thì bạn lại NGỘ tương đối dễ dàng hơn .
Kể sao cho hết trong ngôn ngữ của ta về vấn đề vừa nêu ,xin chỉ đưa ra vài thí dụ :
Ta có rất ít chữ đơn,nếu có thì các từ ngữ ấy có lẽ cũng chỉ mới xuất hiện sau này khi ta tiếp súc với văn minh phương tây,ngay cả trường hợp này ta vẫn nối kết thành ngôn ngữ dựa trên cặp âm-dương . Có bao giờ ta nghe một người Việt chỉ nói “ĐI” không thôi không ? ta thường nói “ĐI ĐỨNG” .Tự lời nói đó đã là “DỊCH” với cặp âm-dương kết hợp rồi còn gì nữa . Ta nói sống-chết,nghỉ ngơi (chữ ngơi ở đây không đơn giản chỉ là thuận miệng mà nói ,theo ngôn ngữ cổ chữ ngơi có thể bao hàm một ý nghĩa khác nhiều với ý nghĩa của ngày hôm nay vậy ).
Trong sinh hoạt gia đình Việt có nhiều khác biệt với gia đình Hán ; Gia đình Việt rất tôn trọng huyết thống để ngăn ngừa các bệnh do sự giao thoa của các huyết thống qúa gần gũi với nhau gây ra ,có thể dẫn đến quái thai hoặc các bệnh khác tác đông xấu đến xã hội Cho nên trong gia đình “nam nữ thọ thọ bất thân” là vậy (tức là nam nữ phải cách biệt nhau) . Đây là vấn đề về đạo đức nhưng cũng còn là vấn đề liên quan đến âm-dương nữa để bảo đảm rằng gia đình không loạn,xã hội mới yên được.Đó là phương pháp ngừa bệnh hơn chữa bệnh là vậy.
Ứng dụng âm-dương trong y học là điều có lẽ không cần luận bàn nhiều nữa vì ai cũng đã trải qua các kinh nghiệm này rồi . Nhiều người nghĩ rằng thuốc bắc hay hơn thuốc nam,thức ra thì thuốc bắc hay thuốc nam cũng chỉ từ một nguồn gốc Bách-Việt mà thôi .Nền tảng của y học Bách-Việt vẫn là tìm hiểu sự quân bình giữa âm với dương trong cơ thể người bệnh . Chữa bệnh theo y lý phương đông là tái tạo mối quân bình ấy phù hợp với điều kiện cơ thể của con bệnh . Trong thời gian hơn 400 năm qua nước ta trải qua đầy bất ổn cho nên y học của ta và cả xã hội ta bị suy đồi nghiêm trọng cho nên ta mất hết các nhân tài . Tình hình ấy tạo điều kiện để bắc phương tiến lên lấn át ta về nhiều mặt;cho dù bắc phương cũng trải qua các bất ổn đấy,nhưng giới hạn vì các vấn đề chính trị thế giới khi chủ nghĩa thực dân mở rộng đến Á-Châu
Trong âm nhạc cũng vậy , chúng ta có ngũ cung tương ứng với ngũ hành là kim,mộc,thủy,hỏa và thổ , mỗi âm tiết ứng với một hành để hòa với nhau tạo thành tiết tấu đặc trưng của âm nhạc phương Đông..
Sự quan sát khách quan về nhiều mặt của xã hội hai tộc Hán,Việt cho ta đi đến kết luận rất rõ là :
Bách-Việt sống thuận thiên và có đời sống văn hóa cao hơn hẳn so với Hán,cho nên đã trở thành mồi ngon dể Hán xâm lược.
Cặp ÂM-DƯƠNG vốn chi phối mọi hoạt động của thiên nhiên trong đó có con người đã được Bách-Việt đưa toàn diện vào đời sống hàng ngày của nhân dân như một hệ thống hoàn chỉnh tạo mối quân bình giữa con người với vũ trụ mà Bách-Việt coi là nhất nguyên.
Cho nên văn minh Bách-Việt đích thực là văn minh tinh thần vậy . Thực tế mà nói những người KOGI mà ta nói ở trên biết đâu lại cũng là một nhánh của Bách-Việt xưa thì sao . Dám lắm chứ vì những người đầu tiên đến Châu-Mỹ để sớm định cư tại Nam Mỹ chính là thuộc dòng Bách-Việt xưa,trong khi những người đến định cư tại Bắc Mỹ nhiều phần chắc chắn là họ có nguồn gốc Mông-Cổ đến Bắc-Mỹ sau người Bách-Việt.
Như vậy,khi tự nhận văn minh Bách-Việt cổ là văn minh tinh thần thì liệu khái niệm này có đi qúa trớn hay không ? vì thứ nhất : các dữ kiện đưa ra để chứng minh cho luận cứ ấy vẫn còn rất mù mờ không đủ tính thuyết phục theo cái nhìn mang tính khoa học thực dụng ngày nay , thứ hai : các nền văn minh khác đặc biệt văn minh Lưỡng-Hà tối cổ tức là Mesopotamia vốn được coi là nguồn gốc của văn minh phương Tây ngày nay cũng có nguồn gốc từ văn minh nông nghiệp trước khi bị người Ấn-Âu từ phương Bắc tràn xuống và tiêu diệt để hình thành nền văn minh Sumerien hoặc Babylone sau này vậy , thứ ba là nếu không có sự hiểu biết và tổng hòa được sự hiểu biết ấy để ứng dụng trong cuộc sống thì loài người chẳng thể tiến bộ,như thế khi đã bàn về văn minh thì tự nó trong đó đã bao hàm yếu tố tinh thần rồi,vị tất phải phân biệt tinh thần với vật chất cho thêm phần rắc rối.
Trước hết và trên hết khái niệm về văn minh tinh thần với văn minh vật chất là một khái niệm rất tương đối được nhấn mạnh đến ở đây để nêu bật lên các khác biệt rất căn bản về cách nhìn và đáp ứng của Bách-Việt cổ với thế giới khách quan,điều này tạo ra các ảnh hưởng căn bản đối với cách thức mà tổ tiên ta suy nghĩ về tự nhiên để hình thành vũ trụ quan cùng với nhân sinh quan nền tảng của Bách-Việt . Chính vũ trụ quan đã ảnh hưởng đến nhân sinh quan để từ đó hình thành cách sống của mỗi dân tộc và tạo ra các đặc trưng văn hóa của từng vùng khác nhau để về lâu dài – khi quên mất gốc – thì trở thành các mâu thuẫn về văn hóa . Mâu thuẫn về văn hóa mới là nguồn gốc các bất ổn trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
Điều mà thế giới đang bàn rất nhiều về cuộc xung đột của các nền văn minh (the clash of civilisations ) sẽ không thể lý giải được đến nơi đến chốn và không thể tìm ra một giải pháp rốt ráo cho vấn đề đầy phức tạp và tế nhị này khi đứng trên quan điểm và lập trường của phía bên này đánh giá về phía bên kia .Điều đó tự nó đã bao hàm ý đồ muốn thống trị của phe này hoặc phái kia rồi . Phàm trong bất cứ cuộc tranh chấp nào - mà cuộc tranh luận về các vấn đề văn hóa lại càng phức tạp hơn , vì cuối cùng thì rồi ra văn hóa sẽ dẫn dắt con người đi vào hướng mới – cho nên phải biết vượt thoát hẳn ra ngoài các câu thúc thường tình mới có thể thuyết phục các phía thay đổi trong cách nhìn về vũ trụ khách quan để trên căn bản ấy “ Các phía đều chấp nhận một sự dung hòa mới có thể chấp nhận được “
Sự thay đổi cách nhìn về thế giới là một đòi hỏi cấp bách đối với con người nói chung chẳng phân biệt mầu da chủng tộc,văn minh đến đâu . Nhưng thay đổi trên hình thức mà không lập căn trên căn bản về mặt nhận thức thì các thay đổi ấy chắc chắn sẽ dẫn đến các mâu thuẫn mới ngày càng trở nên hung hiểm hơn vì về mặt văn hóa mà nói điều đó bao hàm ý nghĩa là không thay đổi gì cả , và điều mà nhiều người trên thế giới này nói về thay đổi thực ra chỉ là bình phong bề ngoài nhằm che dấu một tham vọng thầm kín trong chỗ thâm sâu mà thôi.
Danh không chính thì ngôn không thuận ,sự quan sát khách quan hiện nay về rất nhiều vấn đề của thế giới đang cho thấy là : “ các phương tiện truyền thông phương Tây hiện chi phối toàn cầu và trở thành một hình thức nào đó của chủ nghĩa thực dân truyền thông (Mass media colonialism) với rất nhiều sách được viết ra bởi rất nhiều học giả lỗi lạc trên thế giới thuộc rất nhiều viện nghiên cứu khác nhau ở hai bên bờ Đại-Tây-Dương (dĩ nhiên không thiếu sách được viết dưới dạng (order) đặt hàng của một ai đó) hoặc các buổi thuyết trình cũng được thực hiện liên tục trên nhiều diễn đàn quốc tế nhằm bàn về rất nhiều vấn đề rất nhạy bén đối với sự tồn vong của thế giới đương đại , trong thực tế ít được phần còn lại của thế giới chia sẻ . Không phải vì bản thân vấn đề toàn cầu hiện nay mà chính vì cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề vẫn theo cách của đường xưa lối cũ , thế mà nếu theo lối cũ thì phần còn lại của thế giới sẽ bị dị ứng “
Việc gây áp lực về mặt tinh thần đối với phần còn lại của thế giới đang sống và suy nghĩ theo lối cũ tuy cần thiết nhằm thay đổi cách nghĩ cách làm để các quốc gia ấy ngày càng trở nên có trách nhiệm hơn với thế giới là điều cần thiết , nhiên hậu mới có thể thực hiện được ước vọng muôn thuở của con người về một nền hòa bình vĩnh cửu trên trái đất này Việc gây áp lực về mặt ngoại giao,kinh tế thậm chí cả về quân sự trong chừng mực nào đó - khi bất đắc dĩ - cũng phải xử dụng để bắt các ban lãnh đạo các thế lực hung đồ ấy phải từ bỏ quyền lực là điều cũng phải làm thôi ; vì sự tồn vong của nền văn minh này của nhân loại này là tối thượng ,không có ngoại lệ nào cả . Nhưng như vậy xem ra vẫn chưa đủ ; cho dù các kế hoạch xây dựng lại thế giới về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần có vĩ đại đến đâu và được thực hiện hoàn chỉnh và hữu hiệu như thế nào đi chăng nữa thì thực tế xem ra vẫn chưa đủ “CHỪNG NÀO NHÂN LOẠI NÀY CHƯA XÂY DỰNG CHO MÌNH MỘT CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ KHÁCH-QUAN TRÊN PHẠM VI VŨ TRỤ VÀ BIẾT SỐNG THỐNG NHẤT VỚI VŨ TRỤ QUAN ẤY”
Các mâu thuẫn hiện nay trên thế giới có nguồn gốc sâu xa hơn rất nhiều so với sự hiểu biết nông cạn của mỗi người trong chúng ta ,nếu chúng ta (tôi muốn nói đến các cường quốc văn minh vặt chất) chỉ muốn giải quyết các mâu thuẫn về mặt văn hóa –TỨC LÀ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI – mà quên đi các mâu thuẫn giữa người với TỰ NHIÊN thì tuy đúng đấy,nhưng cũng chỉ mới có một vế mà thôi ; nếu quên vế kia thì rồi ra con người sẽ gây ra các mâu thuẫn với các nền văn minh khác mà về nhiều mặt chắc hẳn họ tiến bộ hơn chúng ta gấp bội . Điều này cũng khá giống với các sự sai lầm của lịch sử hình thành và phát triển của nền văn minh này trên trái đất này vậy.
Mặc dù chúng ta hy vọng rằng : con người có thể có đủ khôn ngoan biết tránh các lỗi lẫm xưa để rút tỉa ra các bài học và thái độ sống sao cho phù hợp với nền văn minh mới trên phạm vi vũ trụ mà ta gọi là “VĂN MINH LIÊN HÀNH TINH” ( năm 1,993 tôi đã nêu vấn đề này ra rồi ).Như thế,chúng ta suy nghĩ gì về thông điệp mà người KOGI chuyển đến cho thế giới ? Mặc dù tôi không theo dõi và cũng không có vinh dự được tham dự vào các cuộc bàn luận giữa đài BBC và đài PBS với các bô lão của KOGI trong thới điểm ấy ; nhưng với cái nhìn mang tính thiền thì tôi nghĩ rằng : “ các chuyên viên của BBC và PBS cũng như các học giả lỗi lạc khác của phương Tây khó có thể chia sẻ được trong chỗ thâm sâu các lý do ẩn tàng mà bộ tộc KOGI chuyển đến cho thế giới “ Đơn giản là vì cái TÂM - HỌC là một lãnh vực cao siêu , cũng giống như ĐẠO-HỌC không thể lĩnh hội được bằng phương pháp phân tích và tổng hợp kiểu phương tây được mà chỉ có thể cảm thụ được qua cái tâm lớn có khả năng hòa với vũ trụ mà thôi.
Với cái tâm nhỏ thì không thể hòa với tâm lớn của vũ trụ được,với cái tâm quá nặng về vật chất thì không thể hòa với tâm lớn của vũ trụ được “ NHỮNG NGƯỜI ẤY ĐỀU THEO ĐẠO THỜ THẦN VẬT CHẤT CẢ ĐẤY “ . Xin đừng nhầm lẫn với một số khái niệm triết học mang nặng tính hình thức kiểu Âu-Châu trong thế kỷ 18 và 19 ,họ nói về duy tâm như Hegel hoặc duy vật như K.Marx là do cái nhìn ở ngọn chứ không phải là gốc của vấn đề , họ dẫn nhân loại đi từ sai lầm này đến sai lầm kia cả đấy.
Chung ta thường nghĩ :” rằng văn hóa với văn minh là một hà tất phải luận bàn vớ vẩn.” Nghĩ như vậy là sai vì “ VĂN MINH NHÂN LOẠI LÀ THỐNG NHẤT “nhưng văn hóa thì khác nhau giữa quốc gia này với quốc gia kia,thậm chí ngay trong một quốc gia thường cũng bao gồm nhiều sắc thái văn hóa khác nhau nhiều khi đối chọi nhau ,tổng hòa các yếu tố đối chọi nhau ấy lại trong một thể thống nhất được mọi phía chấp nhận không phải là một việc dễ dàng . Các học giả Mỹ khi đặt vấn đề “the clash of civilisations” để luận bàn về các vấn nạn toàn cầu hiện nay thì tôi nghĩ rằng có thể “CHƯA HOÀN TOÀN ĐÚNG” . Nếu đã quan niệm vấn đề chưa hoàn chỉnh thì tôi thực sự e ngại rằng : “GIẢI PHÁP CŨNG CHƯA PHẢI LÀ RỐT RÁO ĐỐI VỚI THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI KHI BƯỚC VÀO NỀN VĂN MINH MỚI MÀ MỘT BỘ PHẬN CỦA LOÀI NGƯỜI ĐANG MUỐN HƯỚNG TỚI “
Như vậy,liệu lý thuyết về vòng quay của các trung tâm văn minh có thể ứng dụng được trong điều kiện hiện nay của loài người hay không ? Xét về nhiều phương diện thì nhận định như vậy là rất có giá trị trong việc giải thích về quá khứ của con người thuộc nền văn minh này trên trái đất này với các khám phá về mặt văn minh mà không ai có thể lý giải nổi bằng lối nhìn thông thường . Theo cái nhìn ấy thì cái công hiện nay đối với văn minh nhân loại đều là công của Hy-La với phương Tây cả (chúng ta không phủ nhận cái công của văn minh vật chất nhưng không thể không nói đến các tác hại do nền văn minh vật chất gây ra cho thiên nhiên mà ngày nay cả loài người đang phải hứng chịu) .Nếu mở rộng tầm nhìn trên quy mô văn minh vũ trụ thì văn minh vật chất trên trái đất này còn ấu trĩ lắm và nếu chỉ thông qua văn minh vật chất để tiến vào văn minh vũ trụ thì đó là một ảo tưởng không bao giờ có thể đạt được cả;vì ánh sáng di chuyển với vận tốc 300.000 km/giây , bất cứ vật chất nào có thể đạt đến vận tốc ấy thì đều biến thành năng lượng cả;thế mà vũ trụ huyền hà kia nào ai biết được giới hạn nếu không nói là vô hạn với những sự hiểu biết của con người hiện nay và mãi mãi sau này nữa.
Khi mở rộng tầm nhìn như vậy,chúng ta sẽ thấy rằng : “Mặc dù nhân loại đang cố sửa chữa chính mình để vươn tới một chân trời mới , một nền văn minh mới,nền văn minh liên hành tinh ; “NHƯNG NHÂN LOẠI ĐÃ HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CÁC CHUẨN BỊ SAO CHO PHÙ HỢP VỚI VĂN MINH MỚI , KHI CÁC TỒN TẠI CỦA VĂN MINH CŨ ĐANG BỊ PHÁ HỦY NHƯNG GIÁ TRỊ MỚI CHƯA THỂ HÌNH THÀNH , THỰC RA MÀ NÓI CŨNG CHƯA BIẾT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? “
Hiện có qua nhiều dự án nhằm thúc đẩy việc hình thành “trật tự thế giới mới”nhưng không ai có thể đưa ra được một mô hình của thế giới trong tương lai một cách hoàn chỉnh. Cải tổ Liên-Hiệp-Quốc,hình thành các BAN LÃNH –ĐẠO CẤP VÙNG để hình thành HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THẾ GIỚI TRONG TƯƠNG LAI tuy là những việc cấp bách , nhưng nó vẫn mang tính TỔ-CHỨC nhiều hơn là về thực chất tức là “ĐẠO SỐNG LÀM NGƯỜI “Chữ đạo mà ta nói đến ở đây mang một ý nghĩa cực kỳ cao siêu chứ không đơn giản như đạo Khổng ,đạo Lão hay đạo Bà-La-Môn hoặc các tôn giáo ở Phương Tây mà ta đã biết.Đạo sống thực mới đem con người cộng thông với vũ trụ được,mới tạo điều kiện để con người đích thực là người và mới đem con người đi vào văn minh vũ trụ được,mới có thể hòa với vũ trụ được như lời cụ Lý-Đông-A đã nói hơn 60 năm trước.
Chúng ta lại nhầm lẫn giữa đạo với tôn-giáo.Ở Bách-Việt thời thái cổ và thượng cổ chỉ có “ĐẠO SỐNG THUẬN THIÊN DỰA VÀO LẼ BIẾN HÓA KHÔN LƯỜNG CỦA CẶP ÂM-DƯƠNG,NÊN ĐẠO CHI PHỐI MỌI SỰ,KHÔNG BAO GIỜ NGƯNG NGHỈ,LÚC NÀO CŨNG CÁCH TÂN . CON NGƯỜI BIẾT MÌNH LÀ NGƯỜI VÌ CON NGƯỜI BIẾT VỀ ĐẠO “ ; Ở nước Hán không có đạo nên người Hán đã qua Khổng-Tử biến cải đạo của Bách-Việt thành một thứ vũ khí xâm lăng đầu Ngô mình Sở và làm cho đạo của Bách-Việt bị suy tàn để rồi dẫn cả Á-Đông ngày càng xa rời gốc đạo . Ở Phương Tây có “ TÔN-GIÁO “ nhưng không có “ ĐẠO” ,cho nên tôn giáo thì mâu thuẫn nhau và đi đến chém giết khốc liệt , nhưng với đạo thì các mâu thuẫn tuy có nhưng được điều chỉnh kịp thời nhằm khôi phục lẽ quân bình của càn khôn .( Chắc chắn chúng ta sẽ trở lại chủ đề về tôn giáo ở phương Tây cũng như cái nhìn sai lạc của nhiều người về đạo và tôn giáo sau này khi bàn về các vấn đề cụ thể có liên quan ).
Chúng ta cũng cần phân biệt rõ hơn về điều mà ta gọi là giá trị đạo đức ở Tây cũng như Đông , cũng như những biểu hiện văn minh giữa đông với tây .Khi bạn nhìn lịch sử văn minh nhân loại một cách nhất quán và toàn diện về văn minh nhân loại không phải từ phía này nhìn phía kia để cho rằng mình là nhất , khi ấy bạn sẽ thấy : điều mà ta gọi là giá trị đạo đức chỉ là một khái niệm rất tương đối,luôn thay đổi theo thời gian vì các ảnh hưởng qua lại giữa các trào lưu văn minh khác nhau . Cho nên tuyệt đối không có vấn đề bên nào sống đạo đức hơn bên nào , trong xã hội hiện đại thì luật pháp,cấu trúc xã hội ,
guồng máy kinh tế cũng như các tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật đều tạo ra các ảnh hưởng nhất định để từng bước hình thành một hình thức nào đó của giá trị đạo đức phổ quát của mỗi xã hội loài người nói chung.
Cụ Lý-Đông-A đã có viết thế này :
“BÚT NGHIÊN ĐÈN SÁCH ĐỀU SAI LẠC
KINH SỬ ĐÔNG TÂY CŨNG HÃO HUYỀN “
Tại sao cụ Lý lại gọi là sai lạc với hão huyền ? Câu hỏi như vậy chắc hẳn đã có rất nhiều người đọc sách cụ Lý đặt ra cho chính mình nhưng không tìm được một câu trả lời thỏa đáng ; Vì nhìn vào thực tế thì nhân loại đã đạt được rất nhiều tiến bộ cực kỳ ngoạn mục trong chiều dài lịch sử kể từ khi có chữ viết đến nay chưa quá 5,000 năm , mà theo ghi nhận của các học giả phương tây thì người Sumerien ở vùng Lưỡng Hà đã khám phá ra đầu tiên để gần 2,000 năm sau thì người Hy-Lạp cách tân để hình thành mẫu tự La-Tinh rất phổ biến hiện nay . Như vậy nếu nói theo Cụ Lý chẳng phải là thái quá sao ? chẳng phải là quá ư tự cao tự đại sao ? Thưa không phải như vậy : “ Câu nói trên của cụ Lý cần được đặt trên căn bản là gốc đạo “ Khi anh đã xa rời gốc đạo theo nghĩa rất rộng của khái niệm này (nếu thu hẹp lại là con người thì cũng đúng thôi) thì thực ra anh đã sai lạc rồi đấy , từ sai lạc đến hão huyền cũng chỉ là một đoan ngắn mà thôi “
Như vậy , các mâu thuẫn giữa con người với nhau hiện nay cũng như các mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên có nguồn gốc từ sự xa rời gốc đạo của con người khi văn minh vật chất lấn át văn minh tinh thần toàn diện để hình thành một chuỗi bất tận các đòi hỏi vật chất mà loài người không thể kham nổi trong khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và không thể tái sinh .Nếu gọi giai đoạn này là tận thế thì cũng đúng thôi . Tận thế có thể là một giải pháp cuối cùng để nhân loại tìm về cội nguồn là gốc đạo ; Dù vậy vẫn còn một cách khác để cứu nền văn minh này , mà cách này đang được thực hiện trong thực tế đó là : “ CON NGƯỜI VẪN CỐ TÌM VỀ GỐC ĐẠO TRONG KHI VẪN KIÊN TRÌ GIẢI QUYẾT RỐT RÁO CÁC SAI LẠC DO LỊCH SỬ CỦA LOÀI NGƯỜI ĐỂ LẠI “
Như thế tổng hợp văn minh tinh thần với vật chất là một đòi hỏi tất yếu của lịch sử khách quan,nếu không lời cảnh báo của các bô lão KOGI sẽ thành hiện thực.
Giữa đạo và tôn giáo có những khác biệt về nền tảng ; Bách-Việt không chủ trương tôn thờ thần theo nhãn quan phương Tây (dù độc thần hay đa thần) nên không hình thành tôn giáo để nhân danh đấng Tối-Cao mà phán truyền như là phương tiện để thống nhất lòng người hầu quy về một mối để phục vụ cho một mục tiêu chính trị hoặc xã hội nào đó ; Nên trong các xã hội có nguồn gốc từ Bách-Việt có thể dung nạp mọi tôn giáo một cách hài hòa mà không gây ra các mâu thuẫn xã hội thái quá , nên không có chiến tranh tôn giáo . Với Bách-Việt đạo mới là căn gốc của mọi xã hội , đạo sống thuận thiên , đạo sống làm người ….Cho nên ngay trong thời thượng cổ trong khi các nơi khác –đặc biệt là vùng Lưỡng-Hà- đắm chìm trong chiến tranh triền miên thì xã hội Bách-Việt đã là một xã hội thái hòa đáng để làm gương cho tất cả các xã hội khác . Nếu nói rằng xã hội Bách-Việt cổ đại sống quá tĩnh thì điều này đúng , vì sống quá tĩnh luôn coi mọi người trên trái đất này như anh em một nhà nên Bách-Việt đã trở thành mồi ngon cho Hán xâm lược ,để rồi Hán hình thành Khổng học làm hư hỏng và băng hoại văn minh Bách-Việt một cách có hệ thống . Để đến khi phương Tây biết về phương Đông thì họ đã ngộ nhận là văn minh phương đông chả có gì để kính trọng cả và cái gì ở phương Đông cũng là Hán.
Nhiều người bị đầu độc quá nặng bởi Hán và còn sống quá nhiều với các suy nghĩ lỗi thời ấy vẫn luôn coi Khổng học là ĐẠO ; Suy nghĩ như vậy là rất sai vì Khổng Khâu chỉ có công ghi lại các khám phá của các TỔ PHỤ BÁCH-VIỆT cộng thêm thuyết chính danh để làm căn bản giải thích tính chính đáng của nhà vua . Vua thay trời trị dân nên có bổn phận tạo cho nhân dân có được đời sống ấm no hạnh phúc , nếu thiên tai mất mùa liên tiếp là các biểu hiện để suy đoán rằng nhà vua đã không còn thuận long dân và hợp ý trời nữa nên cần phế bỏ đi để thay thế bằng người khác hợp với lòng dân hơn . Cho nên không thể gọi là Đạo Khổng được mà chỉ nên gọi là Khổng học là đủ rồi.
Ta cần ghi nhớ rằng : “ muốn khôi phục độc lập đích thực thì trước tiên và trên hết cần khôi phục nền độc lập về văn hóa “ cho nên cần duyệt lại mọi tàn tích văn hóa mà Hán đã cố tình gài vào trong lòng dân ta suốt bao thế kỷ rồi . Còn rất nhiều biểu hiện khác nữa trong lòng xã hội ta cần sửa đổi , hiệu chỉnh lại cho đúng với hướng mới , ước mong nhà cầm quyền đặc biệt là các vị làm chính sách về giáo-dục , các nhà nghiên cứu , các nhà phân tích về mọi ngành , các nhà báo , các nhạc sỹ …đặc biệt quan tâm.
Nhiều người nghĩ rằng : “ tại sao tôi thường hay bàn về các vấn đề mà cụ Lý-Đông-A đã đề ra từ hơn 60 năm trước “ Đơn giản là vì các vấn đề mà cụ Lý đề ra là các vấn đề có tính nền tảng cần thiết đối với một cuộc cách-mạng TOÀN-DIÊN,TRIỆT-ĐỂ,HƯỚNG-THƯỢNG . Những vấn đề như vậy chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử nước Việt ta và bây giờ đây - thật đúng thời điểm của lịch-sử - để ta mạnh dạn thực hiện cuộc cách mạng ấy để sớm đưa dân tộc vào nền văn minh mới cùng với nhân loại .
Nhiều bạn trẻ ngay cả nhiều vị lớn tuổi vẫn chưa đồng ý về những vấn đề rất tổng quát đã nêu nhất là điều được gọi là văn minh tinh thần của Bách-Việt . Tôi chỉ xin tóm lược lại trong câu hỏi thế này : “ Có phải vũ trụ này được hình thành dựa vào 5 hành là kim,mộc,thủy,hỏa,thổ không ? có phải vũ trụ này được vận hành dựa vào luật âm dương không ? có phải con người nếu muốn là người đích thực cần giữ vững gốc đạo không ? Có phải ngũ hành và âm dương có thể giải thích mọi sự tượng sảy ra đối với mọi tình huống ở mọi nơi mọi lúc không ? Nếu không thể phản bác các câu hỏi ấy thì ta gọi văn minh ấy là văn minh gì ? Ta gọi đó là văn minh tinh thần thực ra đâu có gì là quá đáng vì ít ra nó cũng nêu bật ra sự khác biệt giữa văn minh đông với tây.
Cho nên cụ Lý đã nói “ rùa rồng gọt dũa hoa thuần túy “.
Theo cụ thì rùa là tượng trưng cho văn minh vật chất , rồng là tượng trưng cho văn minh tinh thần . Bây giờ đây của lịch sử loài người , rùa rồng phải gặp nhau trong thế tương hòa để dẫn nhân loại đi vào văn minh mới , theo đúng với chu kỳ chuyển dịch của các trung tâm văn minh khởi đầu từ Bách-Việt qua Lưỡng Hà đến Hy Lạp, La-Mã , Anh Quốc đến Hoa-Kỳ để rồi văn minh nhân loại lại hợp với Bách-Việt như là một tất yếu lịch sử để hình thành nền văn minh liên hành tinh.
Trong chương này , tôi đã không đi vào chi tiết bất cứ vấn đề nào liên quan đến văn minh Bách-Việt vì đã có nhiều tác giả ở cả hải ngoại lẫn trong nước đã bàn luận nhiều rồi , xin quý bạn đọc đọc thêm các tác giả ấy để củng cố niềm tin vào dân tộc để nắm vững hướng đi cũng như quyết tâm xây dựng lại nước nhà trong tương lai.
Chương hai sẽ là một chương dài , tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày với quý độc giả về văn minh vật chất cũng như các biến thái của nó để dẫn đến một thế giới như ta đang chứng kiến hôm nay .
NVQG - LVX
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment