Yêu sách của nhân dân An Nam (tiếng Pháp: Revendications du peuple annamite) là bản yêu sách được gửi ngày 19 tháng 6 năm 1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là “Nguyễn Ái Quốc“[1] và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles.
Mục lục
[giấu]
1 Hoàn cảnh
2 Nội dung
3 Tác giả
4 Sự kiện kèm theo
5 Tham khảo
6 Chú thích
7 Xem thêm
//
[sửa] Hoàn cảnh
Mùa hè năm 1919, Nguyễn Tất Thành thành lập một tổ chức mới cho những người Việt sống tại Pháp: Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites). Nguyễn Tất Thành khi đó vẫn chưa được nhiều người biết, do đó, Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường giữ vị trí lãnh đạo hội. Tuy nhiên, với vai trò thư kí, Nguyễn Tất Thành gần như là động lực chính của hội[2].
Cũng trong thời gian này, tại Quốc hội Pháp thường kỳ diễn ra các cuộc thảo luận về vấn đề thuộc địa, vấn đề cũng đã được nêu lên từ tháng 1 năm 1919, khi lãnh đạo của các nước Đồng Minh thắng trận trong Thế chiến thứ nhất họp nhau tại Lâu đài Versailles để đàm phán về một hiệp định hòa bình với phe thua trận và đặt ra các nguyên tắc cho các quan hệ quốc tế sau chiến tranh. Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã khuyến khích nhiệt tình của các nước thuộc địa trên khắp thế giới bằng bản tuyên bố 14 điểm nổi tiếng của ông, trong đó kêu gọi quyền tự quyết cho mọi dân tộc.
Đến đầu mùa hè năm 1919, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa với trụ sở tại Paris đã đưa ra các bản tuyên ngôn để công khai hóa các mục tiêu của mình. Nguyễn Tất Thành và những người trong Hội những người An Nam yêu nước quyết định tận dụng tình thế và đưa ra bản tuyên bố của mình.
Với sự giúp đỡ của Phan Văn Trường, người đề nghị hoàn thiện trình độ tiếng Pháp khi đó còn yếu của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Thành đã thảo bản yêu sách gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á[3]. Bản yêu sách có tên Revendications du peuple annamite (Yêu sách của nhân dân An Nam).
[sửa] Nội dung
Bản yêu sách gồm 8 điểm:
Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Tự do lập hội và hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
[sửa] Tác giả
Bản yêu sách được ký tên như sau [4]:
thay mặt Hội những người An Nam yêu nước
[kí tên]
Nguyễn Ái Quốc.
Theo tác giả Trần Dân Tiên[5] thì ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn (Nguyễn Ái Quốc) đề ra, và luật sư Phan Văn Trường là người viết, lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp. Một số tài liệu khác[6] cũng nêu thông tin như trên.
[sửa] Sự kiện kèm theo
Nguyễn Tất Thành, người mà trong vòng vài tháng sẽ được biết đến với cái tên Nguyễn Ái Quốc, đại diện cho cả nhóm gửi bản yêu sách này đến Hội nghị Versailles, ông chịu trách nhiệm chính cho việc công bố bản yêu sách này. Nguyễn Tất Thành trao bản yêu sách đến tận tay các nhân vật quan trọng trong Quốc hội Pháp và tới Tổng thống Pháp. Ông đi dọc các hành lang của điện Versailles, trao cho các đoàn đại biểu của các nước lớn. Để đảm bảo ảnh hưởng tối đa của bản yêu sách, ông sắp xếp để nó được đăng trên tờ L’Humanité, một tờ báo cấp tiến ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Ông còn được sự giúp đỡ của các thành viên Tổng hội Công nhân để in 6000 bản và phân phát trên đường phố Paris [7].
Chiến dịch kêu gọi này không nhận được phản ứng chính thức từ chính phủ Pháp. Mặc dù vấn đề thuộc địa vẫn là một chủ đề chính trong các cuộc thảo luận tại Quốc hội và là chủ đề gây tranh cãi đáng kể trong Hội nghị Hòa bình Versailles, nhưng cuối cùng không thành viên nào thảo luận đến đề tài của bản yêu sách.
Ngoài việc phân phát và phổ biến bản yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý[8].
Tuy nhiên, cuộc vận động này đã gây một sự kinh ngạc đối với các quan chức Paris. Ngày 23 tháng 6, Tổng thống Pháp báo cho Albert Sarraut rằng mình đã nhận được bản yêu sách và đề nghị ông xém xét vấn đề và xác định danh tính tác giả của bản yêu sách. Tháng 8, Albert Sarraut điện từ miền Bắc Việt Nam sang Paris, báo rằng bản yêu sách đã được lan truyền trên đường phố Hà Nội và gây ra các bình luận của báo chí. Tháng 9, Nguyễn Tất Thành kết thúc việc suy đoán về tác giả bản yêu sách, trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Mỹ của một tờ báo tiếng Trung ở Paris, ông công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Ngày 6 tháng 9, Nguyễn Tất Thành được gọi đến Bộ thuộc địa để phỏng vấn, tại đây, cảnh sát mật của Pháp chụp ảnh và bắt đầu tìm kiếm thông tin về danh tính thực của ông[9].
[sửa] Tham khảo
Hồ Chí Minh toàn tập, dẫn lại trong Đại cương lịch sử Vệt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, 2006.
[sửa] Chú thích
^ Dương Trung Quốc, Nhân sự phá sản của Đề án 112, Báo Lao Động cuối tuần số 37 ngày 23/09/2007 (Xem được đến ngày 15/1/200
^ Duiker William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000. tr. 57-58
^ Duiker, tr. 58
^ Bản tiếng Anh gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Lansing
^ Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh
^ LÒNG YÊU NƯỚC, ÁNH SÁNG VÀ TINH THẦN QUỐC TẾ
^ Duiker, tr. 59
^ Một trong những bức thư đó, bức mà Nguyễn Ái Quốc gửi cho ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hoa Kì và có thể được đọc tại [1]. Bức thư này nguyên khởi được viết bằng tiếng Pháp, bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ là bản dịch tiếng Anh. Có thể coi nội dung tiếng Việt và tiếng Anh tại Thảo luận:Yêu sách của nhân dân An Nam
^ Duiker, tr. 60
http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAu_s%C3%A1ch_c%E1%BB%A7a_nh%C3%A2n_d%C3%A2n_An_Nam
Liên quan:
- Thực chất HCM
http://www.geocities.com/whoishochiminh/thuc_chat_cua_hcm1.htm
http://www.toquocth.com/inhalt/toiacVC/2.htm
http://www.toquocth.com/inhalt/toiacVC/8.htm
http://www.geocities.com/whoishochiminh/hcm_cai_chet_nong_thi_xuan.htm
- Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_M%E1%BA%A1nh_T%C6%B0%E1%BB%9Dng_%28lu%E1%BA%ADt_s%C6%B0%29
http://en.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_M%E1%BA%A1nh_T%C6%B0%E1%BB%9Dng
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4412&rb=07
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4412&rb=07
- Yêu sách 1919
Bản lưu tại http://www.soc.ucsb.edu/projects/casemethod/beamish.html chỉ có 7 điểm.
Nguồn:
http://www.soc.ucsb.edu/projects/casemethod/beamish.html
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=8621
http://www.archives.gov/global-pages/larger-image.html?i=/historical-docs/doc-content/images/ho-chi-minh-telegram-truman-l.jpg&c=/historical-docs/doc-content/images/ho-chi-minh-telegram-truman.caption.html
http://arcweb.archives.gov/arc/action/ExternalIdSearch?id=305263
http://www.ena.lu/lettre-chi-minh-harry-truman-28-fevrier-1946-010702990.html (site chính phủ Pháp)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment