Saturday, August 16, 2008

19/05 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh

Đinh Tiểu Nguyên



Ngày 19 tháng 05 có phải thật sự là ngày sanh của Hô Chí Minh hay không?

Xin thưa: hoàn toàn không phải!

Không phải, vì theo nhiều tài liệu do chính tay Hồ Chí Minh tự khai với Chánh quyền Pháp, trong đó, có tài liệu đầu tiên quan trọng là bức thứ của Hồ Chí Minh viết gởi Chánh phủ Pháp xin được vào học Trường thuộc địa để sau này trở thành người hữu ích cho Chánh phủ bảo hộ Pháp tại Đông dương, đều không thấy có ngày 19/05.

Giai thoại về ngày 19/05

Sau năm 1963, những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và Thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có các Cụ Tạ Duy Minh, Cụ Xuân Tùng, … Trong một dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội, các Cụ kể chuyện về ngày sanh của Hồ Chí Minh. Ngày 19/05 là ngày Đô đốc d’Argenlieu đến thăm viếng Hà Nội sau thỏa hiệp ước 06/03 mà Hồ Chí Minh ký với Pháp. Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn cho loan báo hôm nay là “ngày sanh của Bác”, ra lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật của “Bác”.

Thế là dân chúng treo cờ trước nhà, đầu ngõ, khắp nơi.

Cách nay vài năm, tại nhà một người bạn Hà Nội gốc Đông Âu định cư ở Jena, Đông Đức, chúng tôi nhắc lại chuyện Hồ Chí Minh và Unesco, nên cũng nói về ngày sanh của Hồ Chí Minh. Ông Vũ Thư Hiên vội xác nhận với mọi người hôm ấy rằng ngày 19/05 không phải là ngày sinh của ông Hồ. Ông Vũ Thư Hiên nhớ rõ hôm ấy, tức 19/05, ông Hồ bảo ông Cụ của ông Vũ Thư Hiên, lúc bấy giờ là Bí thư của ông Hồ, hãy truyền lệnh cho nhân dân treo cờ nói là mừng ngày sinh của Bác để chào mừng Đô đốc d’Argenlieu vì người ta đến mà không có cờ quạt thì không phải phép. Mà nói rõ lý do thì nhân dân sẽ bất mãn và còn chửi cho.

Thế là từ đó ngày 19/05 trở thành ngày sinh của Hồ Chí Minh từ đó.

Ngày nay, chúng ta nhận thấy mọi biến cố của Việt Nam, như Lễ Độc lập, Lễ 30/04, … đều bắt đầu từ những tiểu xảo, tức bằng sự khôn vặt hoặc sự gian dối, lật lọng của người cộng sản Hà Nội!

Sự gian dối của 18 năm trước: vụ UNESCO Paris

Nhân ngày 19/05, chúng ta nhắc lại chuyện UNESCO Paris và lễ kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh năm 1990 để thấy đâu là sự thật. Và cũng để trả lời nhiều người ở Việt Nam vẫn còn ngờ vực hoặc hiểu sai lạc về chuyện này vì bộ máy tuyên truyền Hà Nội tiếp tục nói dối.

Chúng tôi xin trích dẩn văn kiện chánh thức của UNESCO đề ngày 25 tháng 05 năm 1987 liên quan đến quyết dịnh chấp thuận cho ghi đề nghị của Đại diện Hà nội tại UNESCO vào nghị trình của khóa họp 24 Đại Hội đồng:

“Bởi văn thư số 67/btk/87 đề ngày 14 tháng 04 năm 1987, ông Chủ tịch Ủy Ban quốc gia Việt Nam bên cạnh UNESCO, nhân danh Chánh phủ của ông, đề nghị ghi 1 điểm vào nghị trình tạm thời của khóa họp 24 Đại Hội đồng, liên quan đến việc tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Vả lại và với sự dè dặt của Đại Hội đồng sẽ có quyết định liên quan đến vấn đề ấy, ông Tổng Giám đốc đề nghị ghi vào nghị trình 1 điểm như sau:

“Tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (tài liệu số 126 EX/25 Add.3, Paris, ngày 25/05/1987).

Đọc văn thư chánh thức trên đây, chúng ta thấy rõ UNESCO không có một lời nào biểu lộ ý “tôn vinh Hồ chí Minh là vĩ nhân, là nhà văn hóa xuất sắc hay nhà giải phóng dân tộc…”.

Những lời lẽ “tôn vinh Hồ Chí Minh” là của ông Võ Đông Giang, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy Ban quốc gia UNESCO Việt Nam, viết trong thư gởi UNESCO xin ghi tên Hồ Chí Minh vào nghị trình kỳ họp 24 Đại Hội Đồng liên quan đến việc tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100. Nếu được UNESCO chấp thuận thì Hà Nội sẽ được trợ cấp một ngân khoản (40.000 Mỹ kim) để tổ chức lễ tại Hà Nội và có thể tại trụ sở UNESCO Paris vì Việt Nam là quốc gia Hội viên, tức có đóng góp cho ngân quỹ UNESCO.

Sau đây là thư của ông Võ Đông Giang viết cho ông Tổng Giám đốc UNESCO:

“Tôi hân hạnh thông báo với Ngài quyết định sau đây của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Nhân dân việt nam sẽ tổ chức trọng thể kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/1990).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam. Do vai trò và cống hiến vô cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam…

Vì lẽ đó, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định trình Đại Hội Đồng khóa 24 thông qua nghị quyết kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.


Đề nghị của Hà Nội được ông Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ là ông Amadou Mathar M’Bow, người Phi châu (Africa) chấp thuận dễ dàng vì vốn thân cộng sản.

Nhiệm kỳ sau, ông M’Bow không tái đắc cử vì bị mang tai tiếng xấu trong UNESCO như cửa quyền và tham nhũng. Ông Frédéric Mayor đắc cử Tổng Giám đốc.

Kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh bước qua một khúc quanh mới từ đây.

Uỷ ban tố cáo tội ác Hồ Chí Minh


Được tin UNESCO ban hành Quyết nghị ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách những nhân vật sẽ được tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật vào năm 1990, người Việt ở Paris lập tức thông báo nhau và hẹn gặp nhau để thảo luận về một chương trình hành động chung chống lại Quyết nghị của UNESCO.

Sau vài lần gặp nhau với vài chục người, một Tổ chức thành hình dưới tên gọi là Uỷ ban tố cáo tội ác Hồ Chí Minh, từ đây gọi tắt là Uỷ ban. Ông Nguyễn văn Trần (một tác giả quen thuộc của DCV – DCV) được tín nhiệm làm Tổng thư ký của Ủy ban gồm hơn mươi người.

Hồ sơ tội ác Hồ chí Minh

Ủy ban thông báo Cộng đồng người việt tỵ nạn ở khắp nơi để kêu gọi cung cấp những thông tin về tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Hà Nội, từ vụ Cải cách Ruộng đất, Cải tạo Công thương nghiệp, Vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà nội đến Vụ Tù tập trung quân nhân, viên chức miền Nam, đánh tư sản mại bản, đuổi dân chúng miền Nam đi kinh tế mới, công an tổ chức bán bãi, tổ chức vượt biên bán chánh thức để thu vàng của dân miền Nam sau 30/04/75.

Ngoài ra, Ủy ban cũng thu thập tài liệu về những vụ, dưới thời Hồ Chí Minh, tổ chức giết người yêu nước không theo cộng sản trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo... và vụ Hồ Chí Minh bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền. Những thông tin này được Ủy ban đúc kết thành những tập hồ sơ tội ác của Hồ Chí Minh gởi đến UNESCO.

Ủy ban thu thập được hơn 30 ngàn thư của người Việt tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi gỏi về Ủy ban hoặc gởi thẳng tới UNESCO đồng thanh lên tiếng phản đối UNESCO tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 sinh nhật cho Hồ Chí Minh, một tội phạm chống nhân loại.

Sau cùng Ủy ban quả quyết với UNESCO là ngày 19/05 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh, với dẫn chứng ngày 19/05 không có trong những ngày sinh khác nhau do chính tay ông khai với Chánh phủ Pháp. Ủy ban cũng không quên nhắc lại ngày chết của Hồ Chí Minh là ngày 02/09/1969 bị đảng cộng sản sửa đổi. UNESCO là Cơ quan quốc tế về Văn Hóa, Khoa Học không thể chấp nhận sự gian dối của Hà Nội để ghi ngày 19/05 là ngày sinh của Hồ Chí Minh.

Về văn hóa, Ủy ban phê phán những bản văn của Hồ Chí Minh viết chỉ có giá trị văn thư hành chánh, hoàn toàn không có giá trị văn học. Riêng tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, tức thơ trong Tù, nói là của Hồ Chí Minh, thật ra không phải của Hồ Chí Minh. Điều này được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh hoàn toàn thuyết phục.

Nhân đây, chúng tôi xin kể lại một giai thoại để thêm một lần nữa xác nhận Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ ấy:

Ngày 15 tháng 10 năm1998, tại Ban Việt học của Đại Học Paris VII, Giáo sư người Nhật, ông Kenich Kawaguchi, Hội viên Văn Bút Nhật bản, Giáo sư tại Đại học Tokyo, Ban Bang giao quốc tế, thuật chuyện ông về Hà Nội. Nghe nói tập thơ Tù của Hồ Chí Minh, ông đã đến Hà Nội tìm đọc và có thể sẽ dịch ra tiếng nhật. Một giáo sư người Việt thấy vậy, vỗ vai ông vừa cười và bảo tập thơ ấy có phải của ông Hồ đâu mà ông mất công nghiên cứu.

Thế là giáo sư Kenich Kawaguchi bỏ qua ý định.

Thành công của người Việt khắp nơi và của Ủy Ban

Ủy Ban vận động sự ủng hộ của chánh giới Pháp như các Dân biểu, Thượng Nghị sĩ. Đặc biệt, Ủy Ban được sự nhiệt tình yểm trợ của Hội Cựu chiến binh và Bạn Đông dương (ANAI), đứng đầu là Trung tướng Guy Simon.

Các chánh khách Pháp, theo lời yêu cầu của Ủy Ban, viết thư can thiệp với Chánh quyền Pháp, với tư cách nước chủ nhà đón nhận trụ sở UNESCO tọa lạc tại Paris, bày tỏ thái độ khó chịu vì những tội ác của Hồ Chí Minh đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, mà những tội ác này ngày nay bị xếp vào tội chống nhân loại nên UNESCO, một cơ quan Văn Hóa và Khoa Học không thể tổ chức lễ kỷ niệm cho người ấy được.

Đến trước ngày 19/05/1990, ông Nguyễn văn Trần, Tổng thư ký Ủy Ban được một vị Đại diện UNESCO mời đến để thông báo quyết định của UNESCO là không thi hành Quyết nghị số 126 EX/25 Add.3, ngày 25/04/1987, Paris. Bởi Văn phòng UNESCO không có quyền hủy bỏ một Quyết nghị của Đại Hội Đồng. UNESCO chỉ cho Sứ quán Hà Nội thuê một phòng trong trụ sở để tự tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho Hồ Chí Minh. UNESCO không cử người tham dự. Thành phố Paris, Chánh phủ Pháp không tham dự.

Cùng đi với ông Nguyễn văn Trần có Trung tướng Guy Simon.

Ủy Ban lúc ấy thấy đạt được thành quả như vậy là đủ rồi nên không cần phổ biến thật rộng rãi. Do sự thật thà này mà ngày nay, Hà Nội vẫn rêu rao đánh lừa dư luận là UNESCO “tôn vinh Hồ Chí Minh”.

Sự thật về lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ chí Minh

Và sự thật này, tức UNESCO không tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm cho Hồ Chí Minh, sau 10 năm, được báo “An ninh Thế giới” ở Hà Nội, số 177, ngày 18/05/1990, qua tác giả Văn Chấn thú nhận, với dụng ý đề cao tài gian dối của cán bộ đảng viên vượt qua được những khó khăn do UNESCO không thi hành Quyết nghị, mà tổ chức lễ:

“ … Hoạt động của một số tổ chức phản động của người việt lưu vong tăng cường mạnh nhằm bôi nhọ hình ảnh Bác và ngăn cản UNESCO tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Bác. Điển hình là một số người Việt lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là “Ủy ban chống tôn vinh Hồ Chí Minh” (Văn Chấn tránh nói rõ đó là Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh). Chúng tích cực vận động một số nhân vật hữu phái trong chính quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng thư ký UNESCO hủy bỏ lễ kỷ niệm.

… Đã sắp đến ngày kỷ niệm, nhưng Ban lãnh đạo UNESCO vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng ý tổ chức kỷ niệm ở bên ngoài trụ sở UNESCO với lý do có nhiều ý kiến phản đối... UNESCO đề nghị bỏ một vài hoạt động hình thức tuyên truyền chính trị như không treo ảnh Bác trong hội trường, không tổ chức triển lãm ảnh Bác ở hành lang UNESCO, trong giấy mời ghi là đến xem văn nghệ. Được trong nước đồng ý… Chúng ta thuê một cơ sở in của Việt kiều ở ngoại ô Paris, in thiệp mời có ảnh nổi của Bác và gởi đi các nơi. Ba ngày trước lễ kỷ niệm, tình hình lại không diễn ra như ý ta mong muốn. Tổng thư ký mời Đại diện phía ta lên gặp và yêu cầu hoãn lễ kỷ niệm với lý do ta không giữ đúng lời hứa vì trong giấy có in hình Bác và có ghi “nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh, danh nhân thế giới”... Ta cũng cho thuê in 100 giấy mời mới (không có hình HCM và không ghi lễ kỷ niệm sinh nhật HCM) để gởi cho lãnh đạo UNESCO và các nhân vật cánh hữu Pháp, số còn lại, vẫn sử dụng giấy mời cũ... Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Đồng chí Đại sứ của ta không đọc bài diển văn dài về Bác mà thay vào đó là đồng chí Nguyễn Kinh Tài, Đại sứ bên cạnh UNESCO, đọc diễn văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc Quyết định của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, … cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải lương trong nước sang phục vụ”.


Nay chúng tôi, nhờ có duyên gặp được người trong cuộc, ghi lại một lần cho dứt khoát để trả lời các bạn ở trong nước đã nhiều lần viết thư hỏi về sự thật của vụ UNESCO và lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh.

Thưa, sự thật hoàn toàn đúng như trên đây!


Paris, 05/2008

© DCVOnline

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5038

No comments: