Vĩnh Phúc
Vụ thảm sát cô Nguyễn Thị Xuân: chánh phạm là ai?
Cách đây khoảng hơn một tuần lễ, tác giả Bùi Tín đã viết trên Đàn Chim Việt, đặt vấn đề về sự bất công kéo dài đã 51 năm đối với người con rơi Nguyễn Tất Trung mà ông Hồ Chí Minh đã có với người phụ nữ dân tộc Tày tên là Nguyễn Thị Xuân (tức Nông Thị Xuân). tác giả Bùi Tín đã nhắc lại vụ thảm sát cô Xuân ở Hà Nội vào đầu năm 1957, do tên Trần Quốc Hoàn chủ mưu, mà trực tiếp thực hiện là hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến, bảo vệ và lái xe cho ông Hồ.
Ngược giòng thời gian, được biết rằng sau hiệp định Geneva 1954, khi ông Hồ đã về ở trong Bắc Bộ Phủ, theo ý kiến của Ban Lãnh Đạo đảng (?), cái-gọi-là Ủy Ban Bảo Vệ Sức Khỏe trung ương – mà nôm na là toán ma-cô chuyên đi tìm gái về để thỏa mãn dục vọng của bọn lãnh tụ cao cấp trong đảng cộng sản – được lệnh tìm một cô gái đẹp về để cho ông Hồ hành lạc. Sự thật bỉ ổi này được che phủ bằng lớp sơn hào nhoáng lý luận là “Bác cần phải giải quyết sinh lý điều hòa để tốt cho sức khỏe và công việc hoạt động của Bác được hiệu quả”.
Thoạt đầu một phụ nữ nhan sắc mặn mà tên là Nguyễn Thị Phương Mai, được đưa từ Thanh Hóa về Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ. Cô này là Ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nhưng cô đòi rằng phải tổ chức hôn nhân hẳn hòi. Dĩ nhiên, làm sao ông Hồ có thể chấp nhận chuyện ông công khai lấy vợ được, vì như thế thì còn chi là hình ảnh linh thiêng của vị lãnh tụ thần thánh suốt đời chỉ biết sả thân hy sinh phục vụ nhân dân, không phút nào nghĩ tới cá nhân mình! Chính ông lập luận rằng nếu ông không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị của ông hơn. “Bác và các anh (ý nói Bộ chính trị) cho rằng Bác không lấy vợ thì có lợi cho uy tín chính trị hơn” (Trần Danh Tuyên, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói với Nguyễn Minh Cần. Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh TP Hà Nội – Xem Công Lý Đòi Hỏi, Tg Nguyễn Minh Cần, Văn Nghệ xb 1997, tr. 321 ). Đây là một lập luận hoàn toàn sai lầm và đầy tính chất đạo đức giả. Thế cho nên chuyện tiến cử cô Nguyễn Thị Phương Mai đã không thành.
Trần Quốc Hoàn, quê ở xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; tên thật: Nguyễn Trọng Cảnh (1916 - 1986)
Nguồn: nghean.gov.vn
--------------------------------------------------------------------------------
Đầu năm 1955, tên Trần Đăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần tìm được cô Nguyễn Thị Xuân (còn tên là Nông Thị Xuân) mới ngoài 20 tuổi, đang làm hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ninh đưa cô Xuân về Hà Nội để phục vụ ông Hồ. Có lẽ vì là người miền núi vốn thực thà chân chất, không khôn lanh được như cô Nguyễn Thị Phương Mai, nên cô Xuân tin là được về làm vợ ông Hồ, ông Chủ tịch nước, thì còn gì danh giá và hân hạnh cho bằng (dù năm đó ông Hồ đã 65 tuổi, tức là hơn cô Xuân trên 40 tuổi – nếu lấy vợ sớm, ông Hồ có thể có cháu nội lớn bằng cô Xuân). Cô Xuân còn xin cho hai cô em họ là cô Nguyễn Thị Vàng và cô Nguyệt về ở cùng cho vui. Họ được bố trí cho ở trên lầu căn nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm Hà Nội. Nhà này thuộc Bộ Công An, và Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn được ông Hồ giao cho nhiệm vụ quản lý cô Xuân và hai cô em họ kia. Mỗi tuần lễ, tên Trần Quốc Hoàn cho xe đến chở cô Xuân vào Phủ Chủ tịch, có lần ở lại qua đêm, có lần ở lại hai – ba ngày. Và ông Hồ tỏ ra hài lòng về cô lắm.
Đến cuối năm 1956, cô Xuân sinh cho ông Hồ được một bé trai và ông đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Như đã nói ở trên, cô Xuân vốn ngây thơ, dễ tin người, nên cứ tưởng rằng cô được ông Hồ coi là vợ chính thức. Bởi vậy sau khi sinh con trai rồi, một hôm cô nói với ông Hồ đại khái là “nay đã có con trai rồi, xin cho ra công khai” — nghĩa là cô đinh ninh tin rằng mình đã có công sinh cho ông Hồ một mụn con trai để “nối ngôi” thì hẳn công trạng của cô phải lớn lắm, và ông Hồ vui lắm. Nhưng cô có ngờ đâu rằng lời xin “được ra công khai”, tức là xin ông Hồ chính thức hóa chuyện hôn nhân với cô, công khai nhận cô là vợ, và nhận cậu con trai mà cô mới sinh, là một hành động vô cùng nguy hiểm: chính là cô vừa mới dại dột xin chịu bản án tử hình! Nghe cô Xuân xin như vậy, ông Hồ đã ngọt ngào trả lời: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó, cô đành phải chờ một thời gian nữa.” (Trích lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, đề ngày 24/07/1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Quốc Hội -- Sách Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb 1997, Nguyễn Minh Cần).
Sau đó, vẫn theo lời tố cáo của lá thư viết bằng máu hòa nước mắt 25 năm sau, tên Trần Quốc Hoàn đã cưỡng hiếp cô Xuân ở ngay số 66 Hàng Bông Nhuộm. Rồi tối 11/02/1957, tên Ninh xồm, bảo vệ của ông Hồ, cùng tên Tạ Quang Chiến, lái xe cho ông Hồ, đem xe đến chở cô Xuân, bảo là lên gặp ông Hồ. Sáng hôm sau, 12 / 2 / 1957, người ta phát giác xác cô Xuân bị xe cán ở dốc Cổ Ngư lên Chèm Công an báo cáo là nạn nhân đã chết trước khi bị xe cán . Nói khác đi, đây là vụ ngụy tạo ra một tai nạn xe hơi. Bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nạn nhân bị chùm chăn và đập vỡ sọ bằng búa. Nhưng Trần Quốc Hoàn ra lệnh đem chôn gấp, không cho mổ tử thi giảo nghiệm. Vẫn theo báo cáo của công an, chiếc xe gây tai nạn chạy từ Phủ Chủ tịch ra Và sau đó vụ án mạng man rợ này đã được cho “chìm xuồng” , không ai dám nhắc nhở đến nữa! Tất nhiên dân chúng không ai biết, vì báo chí có được phép loan tin đâu. Chỉ có một vài cán bộ cao cấp thuộc hàng trung ương mới biết, nhưng cũng chỉ dám xì xào trong chỗ rất riêng tư thôi. Không ai dám hé răng vì nếu lỡ biết mà không kín miệng thì dễ mất mạng lắm. Theo lá thư tố cáo của anh thương binh chồng chưa cưới của cô Vàng, sau đó cả cô Vàng, cô Nguyệt và những người họ hàng, bạn bè các cô biết được chuyện rùng rợn này nhưng không kín miệng, đều bị giết chết hết, bằng cách này hay cách khác.
Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám làm một việc táo tợn ngoài sức tưởng tượng của mọi người, là cưỡng hiếp vợ (cứ tạm gọi như vậy) của Chủ tịch nước, người quyền uy tối thượng lúc bấy giờ? Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến là bảo vệ và lái xe – tức là người rất thân tín của ông Hồ – lại dám ra tay giết vợ của chủ mình? Và, điều vô cùng quan trọng là: Ông Hồ có biết vụ thảm sát man rợ này không? Tại sao không thấy ông ra lệnh điều tra vụ án?
Chẳng cần phải có tài điều tra như thám tử lừng danh Sherlock Holmes hay những nhân viên thượng thặng của FBI, người ta cũng thấy ngay những sự kiện rành rành trước mắt để cho một người với một trí thông minh trung bình có thể đi đến kết luận về những kẻ tòng phạm và chánh phạm trong vụ án mạng này.
Trước hết là thái độ thờ ơ, ù lỳ, lãnh đạm của ông Hồ sau cái chết thê thảm của cô Xuân, một người mà ông đã từng ăn nằm với người ta trong hai năm trời, với kết quả là một đứa con trai ra đời. Khi một người bình thường thấy bỗng nhiên một vật mình thường dùng bị mất – một chiếc khăn lau mặt một đôi vớ… chẳng hạn – thì cũng phải thắc mắc là “tại sao không thấy nó?” Huống hồ đây là một cô gái đẹp mà ông từng ôm ấp trong 2 năm và đã có con với ông. Vậy mà khi cô Xuân biến mất, ông Hồ không thắc mắc? Nếu ông có thắc mắc thì ông đã làm gì? Có ra lệnh điều tra không? Và kết quả điều tra ra sao? Chỉ biết rằng tên Trần Quốc Hoàn vẫn làm Bộ trưởng Công an và có chân trong Trung ương đảng, tên Tạ Quang Chiến về sau lên tới chức Tổng cục phó Tổng cục Thể dục thể thao. Có thể có người nêu giả thuyết “Hay là hồi đó ông Hồ cũng phải kiêng dè tụi nó? Ông ở thế yếu nên đành phải im miệng?” Điều này hoàn toàn không đúng. Vì vào khoảng thời gian những năm 1955 – 56 – 57 uy quyền của ông Hồ còn rất lớn. Sau vụ cải cách ruộng đất làm cho bao nhiêu ngàn dân vô tội mất mạng và mất nhà mất cửa do lỗi của chính ông Hồ (xin đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ xb, tr. 222), rồi ông đưa Trường Chinh ra làm con dê tế thần để nhận tội thay cho ông. Thời gian này phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vẫn chưa cấu kết được với nhau và chưa có quyền. Ngày 30/10/1956 báo Nhân Dân loan tin tại hội nghị đảng lần thứ X (tháng 9/1956) Hồ Chí Minh quyết định cất chức Tổng bí thư của Đặng Xuân Khu rồi tự kiêm nhiệm luôn chức vụ này. Những tay chân thân tín của Khu như Lê Văn Lương, và Hồ Viết Thắng cũng bị hạ bệ. Thắng bị ra khỏi BCHTU, và Lương chỉ còn chân dự khuyết. Lương còn phải từ bỏ chức vụ Thứ trưởng Nội vụ và Phó Chủ nhiệm Phòng Nội chính Phủ Thủ tướng. Đồng thời, Lê Duẩn, Bí thư Đảng bộ Miền Nam, được đưa ra Hà Nội vào năm 1957 để chuẩn bị thay thế Khu (Xem: VN Niên Biểu Nhân Vật Chí, Văn Hóa xb, tr.166, Chánh Đạo). Như thế, cái lý do mà ông Hồ đưa ra “… phải được Bộ chính trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý thì mới được “ để không chịu cho mẹ con cô Xuân ra công khai và bảo cô “đành phải chờ một thời gian nữa…” là không hợp lý, không đúng sự thật. Chẳng qua, ông Hồ chỉ coi cô Xuân như một thứ đồ chơi, để cho ông thỏa mãn lòng dâm dục mà thôi. Phần cô Xuân thì quá dại, quá ngây thơ, cứ tưởng rằng cô được làm vợ ông Hồ thật. Cho nên khi bị tên Trần Quốc Hoàn giở trò sàm sỡ dâm ô, cô đã mắng hắn: “Không được hỗn! Tôi là vợ ông Chủ tịch nước!”. Bị cảnh cáo như vậy, tên Hoàn chẳng những không tỏ ra sợ, trái lại còn cười vào mặt cô Xuân và nói mỉa: “Tôi biết bà to lắm! Nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi”. Rồi hắn ngang nhiên cưỡng hiếp cô. (Công Lý Đòi Hỏi, Văn Nghệ xb, tr.322, Nguyễn Minh Cần).
Tại sao tên Trần Quốc Hoàn dám lộng hành như vậy? Hiếp vợ Chủ tịch nước đầy uy quyền, trước đó còn nói mỉa mai và cho biết “tính mạng bà nằm trong tay tôi.” Tại sao hai tên Ninh xồm và Tạ Quang Chiến dám giết vợ Chú tịch nước ? Ông Hồ có thuộc hạng người nhẹ dạ, cả tin, để sử dụng những quân phản phúc làm cận vệ, giao sinh mạng mình cho chúng? Vậy thì câu trả lời là: ba tên này dám lộng hành như vậy, mà còn tỏ ra tự tin khi ra tay hành động, chẳng hạn như lời lẽ của tên Hoàn, và sự kiện chúng không cần che dấu hành tung mà ngang nhiên dùng xe của Phủ Chủ tịch đem vứt xác cô Xuân để cho người ta trông thấy. Như thế rõ ràng chúng đã nhận được tín hiệu từ chủ nhân của chúng, để mà hành động. Dĩ nhiên một người thủ đoạn, khôn ngoan, thâm hiểm như ông Hồ, ông không dại gì mà ra lệnh – dù là khẩu lệnh – cho chúng. Nhưng ông thiếu gì cách? Chỉ cần một vài thái độ, một vài lời nói, cũng đủ cho lũ côn đồ này hiểu là chủ của chúng đã “bật đèn xanh” rồi, chủ của chúng muốn chúng làm gì, nên chúng thản nhiên hành động mà không sợ bị trừng trị.
Ông Hồ không chỉ tàn nhẫn bất nhân đối với cô Xuân, một phụ nữ ngây thơ hết lòng tôn thờ phục vụ ông. Ông tàn nhẫn, vô lương tâm đối với cả đứa con nhỏ của ông. Cô Xuân bị giết một cách man rợ, ông lờ đi không cần biết, coi như không có chuyện gì xảy ra cả. Ông còn lờ luôn giọt máu của ông. Nguyễn Tất Trung sau khi ra đời được mấy tháng thì mất mẹ. Cha là ông Chủ tịch nước đầy quyền uy – một ông vua đang trên ngôi – còn sờ sờ ra đấy, nhưng không hề hỏi han tới. Mãi ít lâu sau mới có một tên công an đến đem đứa bé giao cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi. Vài tháng sau cậu bé lại được chuyển cho vợ chồng tướng Chu Văn Tấn nuôi mấy năm trên Thái Nguyên. Rồi sau đó các bà trong hội Phụ nữ cứu quốc trung ương đưa Trung vào trại mồ côi của hội, rồi vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Và sau khi ông Hồ chết (1969) thì Trung được ông Vũ Kỳ, cựu thư ký riêng của ông Hồ, đem về nuôi và đặt tên là Vũ Trung (xem bài Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy, Bùi Tín, Đàn Chim Việt Online). Nếu ông Hồ còn một chút lương tâm tối thiểu, còn nghĩ tới giọt máu rơi, hoặc ít nhất còn biết rủ lòng thương đối với một đứa trẻ thơ mất mẹ trong hoàn cảnh thật thê thảm, thì ông chỉ cần ra một lệnh, tất nhiên cậu Trung đã được nuôi nấng rất đàng hoàng. Nếu ông chỉ cần làm một chuyện nhỏ đó, Nguyễn Tất Trung hẳn đã được học hành nên người, chứ đâu có phải sống lây lất, khốn khổ, nay ở với người này, mai ở với người khác, rồi vào viện mồ côi, không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu ông còn có tình thương cha con mà nhìn nhận Trung – dù là ngấm ngầm – thì đâu đến nỗi khi trưởng thành Trung phải làm công việc coi kho để kiếm sống? Ở đời này, may mắn là không có nhiều người cha tàn nhẫn như vậy.
Một con người vô lương tâm, tàn nhẫn đối với người mình đã từng ôm ấp, người đã từng tôn thờ phục vụ mình, tàn nhẫn với cả đứa trẻ thơ vô tội mồ côi mẹ lại là con của mình – một người lòng dạ như vậy mà vẫn vỗ ngực tự nhận là đạo đức, nhân ái, thương người … thì liệu có thể tin được không?
© DCVOnline
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4695
Nguyễn thị Xuân còn có tên là Nông thị Xuân
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment