Monday, August 25, 2008

Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí

Greg Torode – Nguyên Hân chuyển ngữ


Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí


Trong một cuộc họp báo ít ai để ý vừa xảy ra ở Hà Nội tuần này, Hoa Kỳ đã cho thấy quan điểm của mình về chuyện phản đối của Trung Quốc qua khát vọng thăm dò dầu khí của hãng ExxonMobil ở Việt Nam.

“Chúng tôi chắc chắn không thích bất cứ ai cản trở những hoạt động làm ăn của những hãng đang cố gắng thực hiện những hợp đồng thương mãi của họ,” Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam ông Michael Michalak nói. “Tôi nghĩ rằng đó là quyết định của các công ty trong chuyện họ thích làm ăn với ai và với đối tác nào mà họ muốn làm việc với.”

Lời phát biểu của ông Michalak hôm thứ Tư ngày 20 tháng Tám chưa được công luận để ý đến nhiều. Báo chí Việt Nam vốn bị nhà nước kiểm soát thì chẳng mấy thích chọc giận Bắc Kinh trong lúc báo chí ngoại quốc có văn phòng ở Hà Nội thì đang bận săn tin siêu sao nhạc rock Gary Glitter vừa được ra khỏi tù vì tội quan hệ tình dục với trẻ em và đang bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Cố nhiên lời bình luận của ông đại sứ Michalak chắc chắn sẽ được người ta chú ý đến ở những thủ đô dầu khí trên toàn cõi Á châu, Âu châu và cũng như Hoa Kỳ khi những công ty dầu khí này đang cân nhắc, suy xét ý đồ và tính nghiêm trọng về những mối quan tâm của Trung Quốc đang chỉa vào hãng dầu ExxonMobil của Mỹ có trụ sở nằm ở tiểu bang Texas, là hãng dầu lớn nhất thế giới.

Tờ báo South China Morning Post tường thuật tháng rồi đặc sứ Trung Quốc ở Hoa Thạnh Đốn (Washington) đã liên tục nói với giới quản trị hãng Exxon là những làm ăn với Trung Hoa lục địa sẽ bị thương tổn trầm trọng nếu hãng Exxon vẫn tiếp tục hợp đồng thăm dò dầu khí với hãng dầu lớn do nhà nước Việt Nam làm chủ, là hãng PetroVietnam.


Một nhà máy lọc dầu của ExxonMobil. Nguồn: AFP
--------------------------------------------------------------------------------

Bản hợp đồng này, là sự thoả thuận hợp tác sơ bộ được ký hôm tháng Sáu, liên quan đến chuyện thăm dò dầu khí nằm trong những khu vực (blocks) thuộc miền duyên hải trung và nam Việt Nam – là phần của lãnh hải Trung Quốc bao gồm phần có tính lịch sử nằm trong chùm đảo lớn hơn trong vùng biển Nam Hải (mà Trung Quốc cho đó là của họ). Trong lúc Việt Nam lên tiếng công bố chủ quyền của mình lúc đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh cũng xác nhận sự phản đối hãng Exxon của mình.

“Lập trường của Trung Quốc về vùng biển Nam Hải là rõ ràng và trước sau như một,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Liu Jianchao nói. “Trong trường hợp đặc biệt này, chúng tôi đã tuyên bố lập trường của chúng tôi với những bên liên hệ.”

Trong những tuần qua, các hãng dầu lớn của Anh, Pháp và Nga như BP, Total và Gazprom tất cả đều xác nhận rằng họ đều biết những quan tâm của Trung Quốc về những mỏ dầu có nhiều tiềm năng nằm ở miền nam Việt Nam.

Trong lúc các hãng dầu này bày tỏ họ muốn tiếp tục thúc đẩy những hợp đồng đang có hoặc sẽ có trong tương lai với Việt Nam, họ cũng lập lại những mối quan tâm về hãng ExxonMobil rằng sự phản đối của Trung Quốc có thể làm phức tạp rối rắm hơn cho những quyết định làm ăn trong tương lai, khi họ cân nhắc với sự quan trọng của thị trường lớn lao ở Trung Hoa lục địa có khả năng ảnh hưởng đến họ.

“Những hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng sự rủi ro với những hợp đồng làm ăn hợp lệ với Việt Nam, rõ ràng thế,” một nhà quản trị hãng dầu ngoại quốc nói. “Chúng tôi rất nhiệt tình với những dự án này, nên tất cả chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem thử Trung Quốc sẽ đẩy chuyện hăm dọa này đi đến đâu. Hiện bây giờ, chuyện gì còn đó, việc ai nấy làm.”

Cũng giống như hãng dầu ExxonMobil, những hãng dầu lớn này cho rằng họ tin tưởng vào những căn bản pháp lý về chủ quyền của Việt Nam, chiếu theo Hiệp định của Liên Hiệp Quốc và Luật Biển – là một sự xác nhận được cũng cố thêm do bởi thềm lục địa kéo dài của Việt Nam.

Lời bình luận của ông đại sứ Michalak cũng gợi ý rằng Hoa Thạnh Đốn thỏa mãn với sự hợp pháp của những quyết định của hãng Exxon, có thể đây là một sự phản ảnh những mối liên lạc thông tin rõ ràng, minh bạch của ExxonMobil với tòa Bạch Cung cũng như những ban bộ của chính phủ Hoa Kỳ. Một cách có ý nghĩa, ông Michalak cũng đã hướng các phóng viên trong nước đến bản tuyên bố chung giữa tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mới đây xác nhận sự ủng hộ của Hoa Thạnh Đốn dành cho chủ quyền quốc gia và tính toàn vẹn lãnh thỗ của Việt Nam.

Gía dầu đang làm tăng sự căng thẳng trong vùng và vốn đã được gạt qua một bên sau một thời gian dài nhân danh tinh thần đối thoại và hợp tác cùng nhau trong khu vực. Bất kỳ cảm giác tự mãn nào cũng bị phôi pha đi khi người ta nghĩ đến những những gía phải trả ngày càng đắt đỏ.

Trung Quốc đã lên tiếng xác nhận chủ quyền của họ trong vùng biển này, nhưng tuồng như, họ chưa có được những gì xảy ra theo ý họ. Chuyện tranh chấp, dành giựt này hứa hẹn sẽ còn dài lâu.


© DCVOnline
Nguồn:
(1) Diplomatic balancing act for oil exploration. South China Morning Post, by Greg Torode, August 23, 2008
(2) Trung Quốc lại “ăn hiếp” Việt Nam. DCVOnline.net, 22 July 2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5402



Re: Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí
2008-08-25 05:09:24

Trúc Lê


Việc TQ gây rắc rối về vụ ExxonMobil gần đây đã cho toàn dân VN trong và ngoài nước thấy những tai hại kinh hồn mà ông Hồ và đảng Việt gian cộng sản đã đem đến cho dân tộc VN khi ông Hồ ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14/09/1958 dâng cho TQ toàn bộ Biển Đông (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Việc HCM và đảng CSVN chấp thuận lãnh hải của TQ (gồm cả hai quần đảo HS và TS) vào năm 1958 đã cho TQ một căn bản pháp lý vững vàng (và một lý do chính đáng) để lấn chiếm toàn bộ Biển Đông (mà bọn Tàu khựa luôn luôn xem như là thuộc TQ qua cái công hàm chó chết này, đến độ bọn chúng luôn luôn rêu rao là “tiếp thu” đảo biển của chúng do ngoại bang xâm chiếm phi pháp). Bước đầu tiên TQ thực hiện là chiếm trọn Hoàng Sa vào năm 1974 từ tay của VNCH. Bước thứ hai là chiếm một số đảo ở Trường Sa (4 bãi ngầm) vào năm 1988 từ tay của CHXHCN VN. Bước thứ 3 là cho hải quân bắn giết ngư dân VN trên Biển Đông gần khu vực HS và TS, ngăn cản không cho VN khai thác tài nguyên trong đặc khu kinh tế và thềm lục địa của VN (dựa trên bằng chứng là chính phủ VNDCCH của ông HCM đã chấp thuận vùng biển trong cái bản đồ hình lưỡi bò do TQ vẽ năm 1958 là hải phận của Tàu). Vụ TQ phản đối hảng dầu ExxonMobil của Mỹ hiện nay cũng như vụ bọn chúng phản đối ngăn cấm hảng dầu BP của Anh trước đây là nằm trong bước thứ 3 này.
Theo nguồn tin đang được bàn cãi rất rộng rãi hiện nay trong nước là, sau khi TQ đã thành công trong việc tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008, bọn TQ sẽ rãnh tay thực hiện bước cuối là chiếm nốt những đảo do VN còn trấn đóng ở Trường Sa (tổng cộng 29 đảo ?). Khả năng này rất cao do vụ Liên Sô vừa tấn công Georgia gần đây trước phản ứng lúng túng và yếu ớt của Mỹ và Liên Âu cũng như toàn thế giới như là tiền lệ khuyến khích cho TQ noi theo.

Để ngăn chặn việc này, phía VN chỉ còn một cách duy nhất là dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, là một siêu cường có hải quân hùng mạnh nhất thế giới, hầu đương đầu với hải quân TQ. Tuy nhiên, cái giá lớn lao đầu tiên mà VN phải trả là phía VN phải chia cho Mỹ một tỷ lệ rất cao về số dầu hỏa khai thác được tại các giếng dầu ở Biển Đông (tỷ lệ rất có thể là 60% hay 70% cho Mỹ và chỉ 40% hoặc 30% cho VN) vì nếu không thì Mỹ không dại dột ra mặt chống nhau với Tàu. Nói cách khác, VN sẽ bị mất béng một phần tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ưu đãi cho dân tộc ta. Cái giá thứ hai là, mặc dầu Trường Sa sẽ hy vọng không bị lọt vào tay Tàu khi còn hiện diện các tàu dầu Mỹ đào dầu (và các chiến hạm Mỹ hỗ trợ). Thế nhưng một khi lượng dầu đã cạn kiệt và các tàu Mỹ ra đi thì TQ lại sẽ tức khắc “tiếp thu” Trường Sa mà theo bọn chúng đã được chính phủ VNDCCH của “kụ” Hồ Việt gian chấp thuận từ năm 1958. Lúc đó thử hỏi VN sẽ phải đối phó ra sao?

Càng nghĩ càng căm giận “kụ” Hồ Việt gian đã phản bội Tổ quốc và dâng đất dâng biển cho Tàu chỉ vì dã tâm muốn cưỡng chiếm Miền Nam Tự do để sáp nhập vào Miền Bắc do “kụ” lãnh đạo dưới sự điều khiển của các đồng chí Nga Tàu vĩ đại. Thật chán cái lão đại Việt gian Hồ Chí Minh.

----
Re: Cân nhắc thế ngoại giao cho chuyện thăm dò dầu khí
2008-08-25 06:24:11
http://www.iht.com
nguyễn hiền


VC thiếu nhân tài, thiếu kỷ thuật nhưng không thiếu người nói phét. Đó là đường lối ngoại giao của VC. Tàu thì nóng tính và tính nóng nảy có thể hỏng chuyện. Tàu muốn dứt VC, cần mền dẻo với Mỹ, chơi trò ngoại giao đi đêm với Mỹ như Nixon và Đặng đã làm, làm như thế VC không thể cựa quậy được và từ từ đưa VC vào con đường tử. Bao vây VC bằng ngoại giao, hăm doạ VC bằng vũ lực, khích cho VC đâm đầu vào cuộc phiêu lưu chiến tranh là thắng VC một cách dễ dàng.

Từ xưa đến nay, VC là tên tay sai ngoan ngoãn, dễ bảo và làm những gì trái với quyền lợi của dân tộc vì thế Tàu phải có một sách lược lưu manh, phải đi đêm với Mỹ, chia chát quyền lợi với Mỹ, chắc chắn Mỹ sẽ bỏ rơi VC và để cho VC chết một cách thảm thương.

Trong quá khứ Tàu có một mặc cảm rất nặng khi VC tỏ ra phản trắng trợn. Mỹ cũng thế, Mỹ chẳng ưa gì VC, hai bên làm hỏa một cách bất đắc dĩ vì muốn kết hợp với nhau trong thế hai chống một và thấy tên VC ngoan ngoãn dễ sai nên muốn tên nầy thay Mỹ nướng thân thay Mỹ làm mất uy tín Tàu.

Nhưng rốt cuộc Mỹ Tàu không khéo ăn ở với nhau sẽ bị VC lừa như chúng đã lừa dân tộc VN, Mỹ Tàu mà không sáng suốt vì một con đỉ dà dặng VC mà ghen nhau, tôi e thế chiến bùng nỗ, hoặc gây xáo trộn nền kinh tế thế giới, gây bất ổn đời sống nhân loại.

Tôi thì thích hai tên khổng lồ dĩ hoà vi quý mà lật tẩy tên VC gian manh, VC lừa dân tộc tôi thì chúng có thể lừa Tàu, Mỹ. Chính vì thế phải có một chính sách đằng sau giật giây VC để chúng tự đào hố mà chôn xác bẩn nhơ của chúng.

Nếu các ông muốn có một chiến lược để sập bẩy VC thì hỏi dân VN chúng tôi, dân tôi khó lật đổ VC nhưng mưu mẹo làm hại VC đầy mình. Dân VN quá khổ và không thể chịu đựng được nữa nên hân hoan hiến kế cho các ông dẹp loạn VC cho dân tôi nhờ. Tàu, Mỹ còn nghe VC mà có lời qua tiếng lại thì sẽ bị bẩy của VC.Tốt nhất là đoàn kết lại giúp dân VN một tay lật đổ bọn VC. Biến cố ấy nếu xảy ra, dân tôi có cơ hội vùng lên giành độc lập, dân chủ mà hơn 30 năm rồi dân tôi đang chờ đợi mà chưa thấy.

No comments: