DCVOnline
Âu châu ở trong tình trạng “chạy đua võ trang mới"
MẠC TƯ KHOA – Hôm qua thứ Tư ngày 20 tháng Tám, Nga cảnh cáo thỏa hiệp gắn hệ thống hỏa tiển phòng thủ giữa Hoa Kỳ và Ba Lan sẽ mở màn cho cuộc chạy đua võ trang mới ở châu Âu và có thể ảnh hưởng môi trường ngoại giao trên toàn thế giới.
Bản thông cáo mang những từ ngữ giận dữ nặng nề và mang tính hăm dọa của Bộ Ngoại giao Nga được công bố ngay sau khi thỏa hiệp gắn hệ thống hỏa tiển phòng thủ ở Ba Lan và Cộng hòa Czech được ký ở thủ đô Ba Lan, mở đường cho việc gắn hỏa tiển dự trù vào năm tới.
Hoa Thạnh Đốn dự trù sẽ gắn 10 dàn hỏa tiển phòng thủ chận bắn hỏa tiển tấn công ở Ba Lan. Nguồn: dw-world.de
--------------------------------------------------------------------------------
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Condoleeza Rice một mực cho rằng Nga chẳng có gì để làm lo lắng hệ thống phòng thủ này và cũng phủ nhận rằng thế giới đang bước vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Tuy nhiên, bản thông báo của Nga nói rằng: “Những hành động như thế tạo nên sự mất niềm tin và gây ra một cuộc chạy đua võ trang trong vùng và ngay cả đằng sau biên giới của nó.”
Nga đã phản đối nhiều lần trước đây và cho hệ thống hỏa tiển phòng thủ này là một mối hăm dọa cho họ và họ ngăm nghe sẽ cho hệ thống hỏa tiển của Nga nhắm vào hệ thống phòng thủ này. Hoa Kỳ cho rằng hệ thống phòng thủ này nhằm ngăn chận và bảo vệ Ba Lan và Cộng hòa Czech khỏi bị hăm dọa bởi hỏa tiển từ những nước xấu đáng nghi ngờ như Iran chẳng hạn.
“Rõ ràng đối với chúng tôi, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã không phủ nhận điều này, rằng cái gọi là lá chắn hỏa tiển gắn ở Âu châu sẽ được triển khai rộng lớn ra và cải tiến thêm. Trong trường hợp đó, Nga buộc lòng phải phản ứng và không những chỉ có phản đối bằng con đường ngoại giao,” theo bản thông báo của Nga.
40 năm trước ngày xe tăng Sô-viết tràn vào thủ đô Czech năm 1968... Nguồn: dw-world.de
--------------------------------------------------------------------------------
Sự tranh chấp về chuyện gắn hỏa tiển phòng thủ này đã nóng lên vì căng thẳng qua chuyện Nga tấn công sâu vào lãnh thổ Georgia, để đáp ứng lại sự cố bùng nỗ mới đây ở vùng Nam Ossetia của Georgia vốn được Nga ủng hộ.
Mới tuần rồi phó tổng tham mưu trưởng của Nga, ông Anatoly Nogovitsyn, đã cảnh cáo Ba Lan đang tự làm tầm ngắm “100 phần trăm” qua chuyện hợp tác chương trình hỏa tiển này với Hoa Kỳ.
Hoa Thạnh Đốn dự trù sẽ đưa 10 dàn hỏa tiển phòng thủ chận bắn hỏa tiển tấn công ở Ba Lan, thêm vào đó là dàn ra-đa gắn ờ nước Cộng hòa Czech - giữa năm 2011 và 2013.
“Hệ thống hỏa tiển phòng thủ này dĩ nhiên là không nhắm vào một ai. Chúng ta làm như thế là để tự bảo vệ chúng ta.” Bà Rice nói thêm với phóng viên trước khi ký bản thỏa hiệp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan ông Radoslaw Sikorski: “Nói gì thì nói, nó không nhắm vào nước Nga.”
Ba Lan và Cộng hòa Czech đã là hai nước nằm trong khối Cộng sản của Sô-Viết trước đây, nhưng đã trở thành những thành viên của khối NATO từ năm 1999, và hiện hệ thống lá chắn hỏa tiển này đã được triển khai hoàn chỉnh ở Hoa Kỳ, Greenland và Anh.
Cả hai nước Ba Lan và Cộng hòa Czech đã có mối quan hệ nhiều trắc trở với Nga kể từ khi họ tách ra khỏi khối Sô-Viết và gia nhập Cộng đồng Âu châu và khối Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thỏa mãn vì Hoa Thạnh Đốn đáp ứng đúng nhu cầu đòi hỏi của Ba Lan. Nguồn: dw-world.de
--------------------------------------------------------------------------------
Tổng thống Ba Lan ông Lech Kaczynski nói thỏa hiệp này là dấu hiệu của một "liên minh chiến lược" cốt yếu của các nước phương Tây.
“Chúng ta phải nhớ rằng những nước phương Tây có những gía trị nhất định nào đó và những nguyên tắc chung với nhau. Chúng ta phải đứng lên bảo vệ cho những nguyên tắc này.”
Hoa Kỳ và Ba Lan ký bản thỏa hiệp này hôm thứ Năm tuần rồi sau 15 tháng thương thảo.
Mối quan hệ giữa các nước phương Tây và Nga chưa bao giờ tồi tệ như trong thời gian gần đây bởi vì chuyện xung đột ở Georgia, và nhiều người tin rằng chuyện ký thỏa hiệp hỏa tiển này không là một sự tình cờ.
© DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------
Nguồn:
(1) Europe in 'new arms race'. AFP, 21 August 2008
(2) Poland, US Sign Missile Defense Deal. DW-World.DE, 21 August 2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5393
Re: Âu châu ở trong tình trạng “chạy đua võ trang mới”
2008-08-21 05:22:28
LaGiang
MOSCOU CHỊU TRÁCH NHIỆM VÀ PUTIN LÀ CON RẮN PHUN NỌC ĐỘC:
A.- SAU KHI LIÊN BANG XÔ VIẾT ĐỔ VÀ PUTIN KGB THAM CHÍNH:
1.- Cuộc chiến hiện tại ở Géorgie không do tính toán sai của TT Mikhiel Saakachvili. Vì từ lâu Moscou cố tạo ra.
2.- Sau khi CS của Liên Bang Xô Viết đổ. Một chế độ gần như Nga Hoàng "xâm lăng" đuợc thay vào. Nga của Putin cố gắng lập lại vị trí chủ chốt ngày xưa tại Âu-Á. Nhờ gía dầu cao và độc quyền cung cấp cho Âu-Châu, với một triệu quân dưới cờ, và một ngân qũy quốc phòng đứng thứ 3 trên thế giới, Putin tự cảm thấy là thời gian đã chín muồi để hạ các bài tẩy xuống bàn cho vấn đề chình trị địa lý (Geo-Policy).
3.- Phần đông dân Nga cảm thấy nhục nhã về cái kết cục của chiến tranh lạnh. Và Putine thú nhận là Boris Eltsine và các nhà dân chủ Nga phải chịu trách nhiệm về sự đầu hàng của Nga truớc Tây Âu. Giống như Đức sau thế chiến thừ I qua hiệp uớc Versailles.
B.- KOSOVO HAY BA LAN ĐÂY?
1.- Khi Kosovo tuyên bố độc lập và đuợc OTAN ủng hộ, Putine nỗi máu điên ra. Con thú bị trọng thương tại đây. Rồi tới Géorgie đòi vào OTAN. Putine thành thằng điên nỗi khùng. Vừa ra điên và ra khùng!
2.- Chưa hết cho Putine đang khi vừa vửa điên tiết và khùng nặng. Ukraine và Géorgie thay đổi chính phủ thân Nga bằng các chính phủ thân Tây phương cũng như hứơng đi.
3.- Tây phương xem các biến chuyển trên là thắng lợi của dân chủ. Nhưng con bò bị chọc tiết Putine lại xem ra là Nga bị bao vây ý thức hệ và chính trị địa lý.
C. CON BÒ TÓT PUTINE NHÀO TỚI NHƯ CON BÒ TÂY BAN NHA NHÀO VÀO TẤM VẢI ĐỎ:
1.- Putine nhất định chận đứng khuynh huớng thân Tây phương và Mỹ xung quanh Nga.
2.- Putine tìm cách cấm Ukraine và Géorgie vào OTAN và bắt phải trờ lại liên bang Nga và nằm duới quyền kiềm soát của Russie Putine. To gan chưa nè?
3.- Chưa đủ cho Putine! Tên nấy còn bày đặt cắn một phần ảnh hưởng ngay tại vùng do OTAN kiềm soát ( Ba Lan, Tchèque, Buolgarie..). Các nuớc nầy đã nhập OTAN hay sắp vào. Bất chấp an ninh cho các nuớc nầy do tham vọng của Nga.
4. Đó là lý do chính về các phản đối của Nga khi Ba Lan và Tchèque đặt hệ thống chống phi đạn.
D.- ẢNH HƯỞNg CỦA NGA PUTINE:
1.- Nga vào Géorgie là chiến luợc ấy.
2. Thưc ra Putine có xem dân ở Ossétie hơn Kosovo đâu.
3. Putine dùng chiêu bài tương trợ để bành truớng ảnh hưởng Nga. Tiếc rằng chiến thuật ấy còn hiệu nghiệm.
4.- Chính Nga Putine đã khuyến khích dân Nga tại Ossétie Nam tạo căng thẳng với Tbilissi bằng các đòi hỏi không thề chấp nhận được cho các lãnh đạo Géorgie.
5.- Nếu TT Saakachvili lần vừa qua không rơi vào bầy của Nga. Cuộc chiến giữa Nga và Géorgie sẽ xảy ra cách khác. Cái lỗi lầm chính của TT Saakachvili ổ chổ là một TT của một tiều quốc nằm cạnh tên Nga và Putine và cồ thân thiện với Tây phương để có chút ánh mặt trời như các nuớc Trung Âu sau khi đã va1c giò lên cổ đề thoát Nga vào đầu thập niên 90.
6.- Nều năm vào ngày 09/11/1989 Nga đi xuống. Nay Nga lại bắt đầu đi lên. Một trờ lại xích mích căng thẳng như hồi thế kỳ XIX giữa các cuờng quốc vì lý do quốc gia và các nguổn thiên nhiên để tạo các vòng ảnh hưởng. Nếu cần dùng ván bài quân sự chớp nhoáng và cu cưa để thồi lui.
7.- Một chiến tranh lạnh sẽ không có. Vì các phi đạn chống phi đạn không ở trong thế tấn công. Nò chỉ phòng thủ thôi. Bài học vũ trang kinh khủng của Nga và sau đó quăng bừa bãi cho phế thài Nga phải nhớ. Con người luôn sợ chiến tranh. Ngay cũng là con người. Liên Bang Nga sẽ đi tới đỗ vở và phân hóa. Vì tinh thần độc lập của con người đang tiến.
8.- Sự cố gắng xây dựng một trật tự mới cho thế giới đang đi lên. Có chăng thình thoàng có vài tên hoài niệm sẽ còn tạo ra vài ngăn cản. Nhưng không đi tới đâu vì hiện tuợng hòan cầu hóa. Vấn đề là TT Mỹ tương lai phải nhất quyềt và sẵn sàng chơi tố vời Putine và Tàu Cộng.
9.- Không nhất thiết phải chạy theo vũ trang. Vì ngày nay dầu cho là CS Tàu và CSVN đang dựa vào con ma XHCN. Nhưng căn bản chỉ là quốc gia và ảnh hường của quốc gia tời láng giềng thôi. Hay dựa hơi láng giềng vì đống ván và đống thuyền như cái tên khốn nạn CSVN.
10.- Cho nên các quốc gia nhỏ sẽ tập đoàn cứ điểm để chống lại anh láng giềng kịch sủ và tham vọng. Vì không còn ý thức hệ nữa. Trong thế so ke đầu vốn với nhau. Một chiến tranh sẽ tác hại cho cả hai bên vì phá vở đầu tư. Và không thanh niên nào chịu chết cho các hô hào lãng nhoẹt: Nào là quốc gia, nào là chi..chi...
Re: Âu châu ở trong tình trạng “chạy đua võ trang mới”
2008-08-21 11:53:13
LaGiang
Xin chào Bác le phong,
Có vài vấn d0ề Bác à!
1.- Số hỏa tiển ít quan trọng hơn số Mégatonnes hay số đầu đạn mà mỗi hỏa tiển có thể mang đi.
2.- Mỹ ký với Nga hay NATO ký với Nga? Chắc là Mỹ ký với Nga như hai quốc gia đối kháng. Nều NATO ký thỉ khối Varsovie cũng ký. Không thấy hai khối ký vối nhau. Hai vấn đề khác biệt. Vì Pháp và Anh cũng có hỏa tiển mang đầu đạn nguyên từ.
3.- Ba Lan là một nước không chế được bom nguyên tử. Do đó qua hiệp ước hạn chế việc phân triển khí giới nguyên tử. Ba Lan không thể có bom nguyên tử. Nếu có đầu đạn nguên tử nằm trên đất Ba Lan. Đầu đạn ấy không phải của Ba Lan. Mà là của Nga. Do đó số Mégatonnes của Nga bị giới hạn và không thể nói là của Ba Lan.
Re: Âu châu ở trong tình trạng “chạy đua võ trang mới”
2008-08-21 22:31:13
LaGiang
Gửi nguoivehuu,
Hay lắm đó nguoivehuu. Nếu VN trờ về dân chủ. Nguoivehuu có thể đảm trách bộ kế hoạch đó.
Nhiều ý kiến rất đúng như CM màu trong Liên Bang Nga. Tôi cũng giữ đóan là Liện Bang Nga cũng sẽ đi đong sau nầy.
Về việt EU chống lại Nga đã xảy ra sau khi TT Chirac ra đi . Hồi ầy Chirac hợp vời Schroder Đức và Putin để chống Mỹ. Nay Merkel và Zarkozy làm ngược là đi với Mỹ từ khi lên chức.
Chuyện còn dài nói sau nha. Nhưng Putin nay không muốn lui nữa.
Chào nguoivehuu
Re: Âu châu ở trong tình trạng “chạy đua võ trang mới”
2008-08-22 12:28:42
LaGiang
Các kỳ dị lý luận của Nguyễn Tâm Bảo. Khai triển từng đoạn một:
A.- Đoạn I
"Bài học từ vụ xung đột Georgia là: người Việt cần cảnh giác với mấy anh chàng dân chủ do Hoa Kỳ đào tạo; những anh chàng dân chủ đang quá ư là mê Mỹ, cứ hay cầu khẩn Mỹ ép cái này ép cái kia; và cả những anh chàng ... "fanatic anti-communist nationalists" ... cứ muốn ra mặt đối đầu với Trung Quốc để ra vẻ ta đây anh hùng."
1.- Theo thói thường. Tất cả đểu tài giỏi sau khi đã biết sự kiện= Every body is very excellent after having known the result! "Ta không nói truớc mà ta nói sau! Cái cần là ta phải nói trứơc! Nhưng ta không có khả năng nói trước!"
2.- TT Géorgie và Nga đều nhắm một số mục tiêu. Đâu là mục tiêu của TT Géorgie khi cho quân tiến vào Ossétie Nam để thanh toán đám du kích thộc nhóm ly khai? Đâu là mục tiêu của Nga khi cho quân vào vùng nầy và nói rằng để bảo vệ nhóm ly khai?
3.- Định nghiã của thành công hay thất bại phải ở chổ có đạt được mục tiêu hay không! Đôi khi thua quân sự. Nhưng thành công về chính trị hay ngoại giao ( Xem trân Mậu Thân). Thí phía nầy để thắnh phiá kia. Khi phía kia có tính cách quyết định hơn!
4.- Vũ xung đột giữa Géorgie và Nga có nhiều mặt: Ngoại giao, chính trị và quân sự. Từ mỗi mặt có thể rút tỉa một số bài học.
CÁC VẤN ĐỀ CỦA NTB:
a.- NTB không nhắm vào một mục tiêu nào cả. Ngoài cái sống với bất cứ giá nào. Nhục cho nhục. Mất đất cho mất đất. Như thế. Quốc phòng là gỉ? Tự vệ là gì? Tự vệ không lệ thuộc vào sức mạnh hay yếu kém của địch có phải không!Tự vệ là kháng cự lại kẻ địch. Cho nó mạnh hay yếu!
b.- Cái mà NTB chỉ trích là đã đụng tới một tên mạnh về quân sự!
c.- Đối với NTB, thắng quân sự là thắng tất cà phải không?
d.- Nếu chiến thắng quân sự là một chiến thắng không tiêu thì sao?
e.- Quân sự thường chỉ là một đòn bầy cho ván bài chính trị. Đòn bẩy có thể gãy. Nhưng cái gãy ấy đã tạo một thuận lợi chính trị thì sao?
B.- ĐOẠN II
"Giả sử như có bầu cử dân chủ mà các chàng mê Mỹ này được dân chúng bầu lên, thì việc đầu tiên các vị này làm sẽ là ... đưa hải quân ra chiếm lại toàn bộ Trường Sa, gây một cuộc chiến với Trung Quốc. Kết quả sẽ là mất sạch cả quần đảo này, y hệt cái vụ hải quân VNCH nổ súng trước năm 1974 để mất sạch cả Hoàng Sa."
Có nhiều cách đưa hải quân ra. Hải quân ra với đống minh thì sao? Nếu đống minh là Mỹ đang phục kích như trân Bạch Đắng giang htì sao, NTB? Một vấn đề quân sự, không nên lý luận lếu láo như vậy.
ĐOẠN III
"Trong vụ xung đột Georgia-Russia, kẻ có lợi nhất vẫn là Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Âu, và Nga. Kẻ thiệt thòi nhất vẫn là chú bé Goergia, đã bé nhỏ lại còn ngu dốt, tự nhiên biến mình thành bãi chiến trường cho các anh lớn ganh đua nhau. Những kẻ khác bị rơi vào tình trạng khó xử, vì cái sự ngu dốt của Georgia, là các nước Trung Á lân bang với Nga: ngả về phương Tây thì sợ Nga, mà rơi vào vòng kiềm tỏa của Nga thì cũng khó chịu."
Nói vô căn cứ và chưa biết tuơng lai sẽ ra sao!
ĐOẠN IV
"Tóm tại, chúng ta cứ việc mà mê Mỹ: mê văn hóa Mỹ, mê trí tu
ĐOẠN IV
"Tóm tại, chúng ta cứ việc mà mê Mỹ: mê văn hóa Mỹ, mê trí tuệ Mỹ. Nhưng nên cảnh giác với việc muốn dựa dẫm vào sức mạnh của Mỹ trong việc ứng xử với Trung Quốc. Về chuyện này, chúng ta chỉ nên dựa vào sự khôn ngoan và kinh nghiệm của chính chúng ta. Mà cái này thì chúng ta có quá đủ rồi."
Ai mà chẳng biết!
Mục tiêu của NTB là biện hộ việc đầu hàng TC hay cúng hiến TC của CSVN. Phải không?
Dùng dẫn chứng mù mờ để biện hộ cái hèn nhàt của CSVN!
LaGiang
Kỷ cục chổ nào?
Phải nói ở chổ nào và tại sao theo nguyên lý hay thuần lý?
Nếu không nói được nên im đi để khỏi lòi cái dốt và ngu si cũng như đần độn chỉ biết ăn tằn nói tục !
Re: Âu châu ở trong tình trạng “chạy đua võ trang mới”
2008-08-22 13:02:15
LaGiang
Nguyễn Tâm Bảo nên ghi các điều sau đây:
1.- Trong qúa khứ. Giữa Táu và VN, tương quan dân số, từ đó tạo tương quan quân lính không khác ngày hôm nay.
2.- Trong qúa khứ, vũ khí thuộc về chiến thuật. Thắng bại là do chiến lược. Cho nên vủ khí thời ấy không có tính cách quyết định thắng bại của một cuộc chiến. Tuy có thể nắm ưu thế cho một trận đánh thôi.
3.- Ngày nay tương quan quân số giữa TC và VN vẫn như xưa. Nhưng từ khi vũ khí trở thành vấn để chiến lược. Do đó, thua hay thắng nay do vũ khí. Vì nó đã trở thành chiến luợc.
4.- Một chiến thắng thường có cái giá của nó. Nếu có dỡ chăng đi nữa và có khả nắng bắt kẻ có năng chiến thắng phài trả cái giá mà nó không trả đuợc. Lúc đó nên xem kẻ ấy không có chiến thắng. Nghiã lá bán da cọp với gía cắt cổ và kẻ mua không đủ tiến. Con cọp sẽ sống. Vì không có ai mua da nó cả.
5. VN nếu có tồi về vũ khí. Thời tò cho RC biết là TC phải trả một giá mà TC trà không nỗi: Tiêu diệt các thành phố lớn của TC. Tập trung vào điểm nầy để đi tới sự thăng bằng trong khũng khiếp nguyên từ củq hồi chiến tranh lạnh. Thời ấy không ai dám tấn công. Vì biêt sẽ bị trả đụa và hai bên đều chết. Cái tinh vi của cái thăng bằng kinh khủng của chiên tranh lạnh.
4.-
LaGiang
VÀI SỰ KIỆN LỊCH SỮ:
1.- Trận chiến giữa Goliath và David ở thời xa xưa! Ai đã thắng? Mạnh dùng sức. Yếu dùng mưu. Không có gì mà sợ TC!
2.- Gần đây, các trận chiến giữa Do Thái chỉ có 2' 000' 000 dân và bị gần 100' 000' 000 Á Rập định ăn tươi nuốt sống. Qua các trận vào các năm 1948, 1956, 1968, 1971. Ai đã thắng?
Một mình Do Thái đã phải tham chiến tại 4 tuyến xa cách nhau: Ai Cập (Egypt) phía Tây, Syrie phía Bắc, Iraq phìa Tây Bắc, Jordanie phìa Đông.
3.- Vến đề nằm ở Ý CHÍ, TỔ CHƯC và TRANG BỊ. Các vần để nầy không lệ thuộc vào to con hay nhỏ con. Vấn đề của óc não.
THÊM MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ NŨA:
1.- Vào năm 1941. Quân Đức toàn thắng khắp chiến truờng với 4' 000' 000 quân điêu luyện. Nhưng còn anh Thúy-sĩ rừng núi chưa chụi thuần phục.
2.- Hồi ấy dân số Thúy-sĩ chắc có khoàng 4' 000' 000. Động viên toàn phần chì có khả năng chừng 600 ' 000 quân. Tất cả sợ hã. Vì biết quân Đức đã tập trung mấy quân đoàn gần biên giới chờ lệnh tiến vào.
3.- Trong bối rối. Một ông tuớng lỗ diện là tướng Henri GUISAN và đuợc bầu làm tỗng chỉ huy quân đội.
4.- Ông nầy biết. Nều Đức xuất quân. Thúy-Sĩ sẽ thua. Nhưng ông không nản chí và tồ chức kháng cự.
5.- Một đánh giá như sau: Quân Đức có thể chiến thắng với cái gía là 400' 000 quân Đức sẽ nằm xuống chết rài dài từ Bắc tới Nam của Thúy-sĩ với mất mát 1/3 của Thúy-sĩ.
6.- Bài toán là như sau: Tiêu diệt tối đa quân Đức và rút lui sau đó vào cầm cự tại rằng núi hiểm trở Alpes. Tại đây đã có vô số hầm trong núi chạy từ Bắc tới Nam Thúy-sĩ. Đạn dược và luơng thục đủ cho nhiều năm cầm cự. Tin cho Hitler biết cái gía cà ý chí cầm cự với toàn dân kháng chiến.
7.- Trong khi đó. Hitler cần quân để bảo vệ bức Tường Đại Tây dương và vô số quân cho mặt trận tại Nga và các nuớc Balkan. Hitler không thể hy sinh 600' 000 quân và bỏ dự định xâm lắng Thúy-Sỉ.
BÀI HỌC A PHÚ HÃN! NGA CHƯ HIỂU HAY SAO?
1.- TT Géorgie không hiểu cái gót chân Achille của Nga là ở đâu?
2.- TT Bush không can đảm trang bị cho Géorgie các vũ khí có thể làm tê liệt quân Nga như ở A Phú Hãn. Tại VN hay tại Iraq Mỹ luộn phạm lỗi nầy.
3.- Quân Nga hay dùng trực thăng và các máy bay bay thấp. Ngoài ra chiến thuật của Nga là dùng nhiều chiến xa chọc thùng. Sau đó đánh sang ngang.
4.- Quân Nga có ưa thế đại bác và các dàn Orgue Stalin với 36 hay 48 nòng tạo TOT trên trận địa.
5. Tại Á Phú Hãn. Hỏa tiển Stinger của Mỹ do TT Reagan cung cấp đã cho tan nát các máy bay và Nga đã run truớc mấy anh đi chân không thề vế với Allah! HaHaHa. Nga cụt một tay.
6. Các cuộc phục kích tại đèo Galang làm tan nát các đoàn chiến xa. Nga lui!
7.- Tại TT Géorgie không đặt nặng vần đề tiêu diệt mày bay và chiến xa của Nga? Ký qúa từ Mỹ tới TT Géorgie! Tạo một phục kích vĩ đại cho anh Nga? Tuy vùng Géorgie không hiểm trở như ở A Phú Hãn!
LaGiang
MỘT DẪN CHỨNG CỦA ĐẦN ĐỘN!
Người ta đang nói vấn đề nhỏ quân sự lại bắt quàng qua tỉnh hình quốc tế là cái gi?
LaGiang
TÌNH HÌNH QUỐC TẾ LÀ ĐÂY
Géorgie thành diễn và Ba Lan là điểm đã ký ngay chấp nhận cho Mỹ đặt 10 bộ phận lá chắn tại Ba Lan. Ai thắng đây? Diễn chưa thua mà điểm đã tiêu cho Nga rồi!
LaGiang
TT Angela MERKEL ĐỨC TUYÊN BỐ:
Từ trước tới nay. Đức do giữ việc cho Géorgie vào OTAN hay NATO. Nay Merkel vửa tuuyên bồ chung với TT Géorgie" Géorgie có thể vào NATO hay OTAN, nếu Géorgie muốn và Géororgie đã muốn". Còn gì nữa mà chờ cho Nga?
Nga bắt đầu rút quân ra khỏi Georgia
DCVOnline
Quân đội Nga bắt đầu rút ra khỏi Georgia
TBILISI, Georgia – Lính Nga vẫn nán lại sâu trong nội địa Georgia hôm thứ Năm ngày 21 tháng Tám, đào giao thông hào và thiết lập những dàn phóng mọt-chê một ngày trước khi điện Cẩm Linh (Kremlin) hứa là sẽ rút hết quân đội ra khỏi Georgia, đã từng là tiểu bang của Liên bang Sô Viết trước đây.
Nhưng vị tướng Nga cao cấp nhất nói rằng có thể mất thêm mười ngày nữa trước khi Nga rút hết toàn bộ quân đội mình ra khỏi đây, và những dấu hiệu trái ngược lẫn nhau từ Mạc Tư Khoa (Moscow) làm người Georgia tha hồ đoán những ý định của giới lãnh đạo Nga sau gần một tuần thỏa hiệp ngưng bắn được đồng ý và ký kết giữa hai bên.
Hình căn cứ quân sự của Georgia ở Poti, nơi lính Nga triển khai hôm thứ Năm. Mặc dù quốc tế áp lực Nga rút quân, vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy Nga sẽ thi hành đúng theo lời cam kết. Nguồn: Louisa Gouliamaki / AFP - Getty Images
--------------------------------------------------------------------------------
Sự căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây cho thấy không có gì tiến triển tốt đẹp trong mấy ngày qua. Khối NATO, kẻ thù của Mạc Tư Khoa thời Chiến tranh Lạnh, nói rằng Nga đã ngưng mọi hợp tác quân sự với liên mình này, làm nổi bật sự chia rẽ ngày càng sâu ở châu Âu vốn muốn thống nhất với nhau sau ngày Liên Bang Sô Viết sụp đổ.
Các nhà lãnh đạo phương Tây vẫn cứng rắn đòi hỏi Nga rút quân ra khỏi Georgia và ngay lập tức. “Việc rút quân cần phải xảy ra, và ngay bây giờ,” phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ ông Gordon Johndrone nói ở Crawford, tiểu bang Texas.
Nga bắt đầu rút quân
Tuy nhiên hôm thứ Sáu ngày 22 tháng Tám, người ta ghi nhận hàng đoàn xe tăng, xe vận tải nhà binh của Nga đã rời những vị trí chiến lược nằm sâu trong Georgia khi Mạc Tư Khoa một lần nữa tuyên bố rằng họ đang rút toàn bộ quân đội ra khỏi nước này.
Hoa Kỳ, Pháp và Anh phản đối cuộc rút quân này đã xảy ra chậm chạp và chưa hoàn chỉnh.
Người Georgia thì hân hoan sung sướng khi thấy lính Nga ra đi. Bên ngoài thành phố Igoeti, là nơi mà lính Nga chiếm trước đây và gần thủ đô Tbilisi nhất, hàng đoàn xe cảnh sát Georgia tiến vào thành phố này, vung tay lên trời và vẫy cờ trắng và đỏ của Georgia theo sau đoàn xe tăng của Nga đang rút ra khỏi thành phố.
Đoàn xe tăng và lính Nga chạy qua sông Patsa về hướng biên giới Nga, khoảng 10 dặm Anh từ thủ đô Tskhinvali của vùng Nam Ossetia hôm qua thứ Sáu. Nguồn: Dimitar Dilkoff / AFP - Getty Images
--------------------------------------------------------------------------------
Phóng viên Associated Press báo cáo là đã thấy đoàn xe thiết giáp cuối cùng của Nga rời Gori lúc 5 giờ chiều thứ Sáu, sau khi xả súng bắn vào một chiếc xe thiết giáp khác đã bị hỏng máy, có lẽ là muốn phá hủy hoàn toàn để lính Georia không có thể sử dụng được sau này.
Chỉ vài giờ sau đó, thành phố Gori vắng tanh bóng dáng lính Nga.
“Chúng tôi đang kiểm soát đường phố của Gori,” Bộ trưởng Bộ Nội vụ Feorgia Vana Merabishvili nói bên ngoài tòa thị sảnh.
Những mâu thuẩn trong hứa hẹn rút quân
Tổng thống Nga ông Dmitry Medvedev đã hứa trước đây là lực lượng quân sự của ông sẽ rút ra xa khỏi Nam Ossetia hôm thứ Sáu.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga ông Anatoly Serdyukov tái xác nhận điều đó tối hôm thứ Năm, nói rằng quân Nga sẽ triệt thoái và rút về hướng Nam Ossetia vào sáng thứ Sáu và sẽ hoàn toàn ra khỏi vùng này vào buổi chiều cùng ngày.
Nhưng Chỉ huy trưởng lực lượng Bộ binh, tướng Vladimir Boldyrev, nói sẽ cần mất 10 ngày cho lính của ông – những người không bận công tác bảo vệ an ninh – hoàn toàn rút ra khỏi nơi này và về lại Nga, sẽ chuyển quân “đi thành hàng trong thứ tự được thiết lập.”
Điều đó gợi ý lính Nga sẽ rất có thể vẫn giữ những khu vực của Georgia đang bị chiếm đóng đến cuối tháng Tám.
Thỏa hiệp ngưng bắn giữa Nga và Georgia được Liên hiệp châu Âu bảo trợ nói rằng quân đội hai bên phải rút lui về lại vị trí ban đầu họ đã đóng trước khi giao tranh xảy ra hôm 7 tháng Tám ở Nam Ossetia, là vùng vốn có quan hệ gần gũi với Nga. Thỏa hiệp này nói rằng lính Nga cũng có thể được đóng trong vùng an ninh trải dài 4.3 dặm Anh lấn vào Georgia từ vùng Nam Ossetia.
Một xe tăng của Nga đang chạy qua làng Khurvaleti, Georgia, 60 cây số từ Tbilisi hôm thứ Năm ngày 21 tháng Tám, 2008. Xe tăng, xe tải nhà binh và lính vẫn tiếp tục bám trụ vào những vị trí chiến lược chung quanh thành phố Gori và Igoeti, cách thủ đô 30 dặm Anh về hướng tây. Nguồn: Sergei Grits / AP
--------------------------------------------------------------------------------
Chung quanh thành phố cảng Poti ở vùng Hắc Hải (Black Sea) -- nằm ngoài bất cứ khu vực an ninh nào – có những dấu hiệu cho thấy Nga muốn ở lại đây lâu dài. Lính Nga được ghi nhận là đào thêm giao thông hào, thiết lập những bế phóng mọt-chê và ngăn chận sự qua lại của các cầu trong vùng này bằng xe thiết giáp và xe cam-nhông nhà binh. Nhiều xe thiết giáp và xe tải nhà binh được thấy đậu rải rác trong khu rừng bên cạnh.
“Chúng tôi đang chờ đợi”
Một vài xe nhà binh và lính Nga đang chuyển đi, bao gồm 21 xe tăng mà phóng viên AP thấy chạy hướng về phía Nga từ bên trong vùng Nam Ossetia. Mọi chỗ khác, xe tăng, xe thiết giáp chở quân và xa tải nhà binh được thấy di chuyển trên đường chạy hướng về cả hai phía từ Gori đi Tskhinvali.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp ông Bernard Kouchner lên tiếng hoan nghênh báo cáo xe tăng Nga rút ra khỏi vùng này.
“Chúng tôi đang chờ đợi… lính Nga tôn trọng lời nói của họ,” ông Kouchner nói với các phóng viên ở Paris. “Chúng tôi đã chờ đợi hai lần với niềm hy vọng hão huyền. Lần này, tuồng như tối thiểu là có sự bắt đầu của sự thực hiện lời hứa.”
Đồ cứu trợ của Hoa Kỳ trên đường đến
Trong một quyết định có thể làm tăng sự căng thẳng, một khu trục hạm Hoa Kỳ được trang bị với hệ thống hỏa tiển chở đầy hàng cứu trợ nhân đạo đang trên đường đi Georgia qua vịnh Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) nằm giữa vùng Địa Trung Hải (Mediterranean) và vùng biển Hắc Hải. Đây là chiến hạm Hoa Kỳ đầu tiên trong ba chiếc mang đồ cứu cấp đến Georgia.
Phát ngôn viên cho căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Crete, ông Paul Farley cho hay tất cả ba chiến hạm này sẽ đến Georgia “trong tuần tới.” Nhưng ông không cho biết chính xác là tàu sẽ cập cảng nào.
Hoa Kỳ đã tiếp vận 20 chuyến hàng cấp cứu nhân đạo bằng không vận đến Georgia kể từ hôm 19 tháng Tám. Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 158.000 người đã phải từ bỏ nhà cửa của họ để đi lánh nạn.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Russians dig in but promise Georgia pullout. The Associated Press, Thursday 21 August 2008
(2) Russia: We've completed pullback. CNN, Friday 22 August 2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5397
Re: Nga bắt đầu rút quân ra khỏi Georgia
2008-08-23 11:46:25
LaGiang
LẬT THẾ CỜ!
Géorgie nên liên kết bí mật với kháng chiến quân Tchétchénie! Bắt Nga phải thay đổi kế hoạch may ra mới tống Nga ra khỏi Ossétie được. Cho quân kháng chiến Tchétchénie qua biên giới ẩn núp và tiếp tề khí giới. Mỹ phải xét lại thái độ với Tchétchénie.
1.- Ossétie không quan trọng về kinh tế và quân sự.
2.- Abkhazie quan rất trọng về quân sự. Géorgie phải bảo vệ Abkhazie đừng cho Nga xây căn cứ hải quân sau 2017. Khi Nga bị Ukraine không cho thuê căn cứ Sébastopol nữa.
3.- OTAN phải cho Ukraine vào ngay để phá bao vây cho Géorgie. Ukraine giàu lắm cà có căn cứ phóng phi thuyền không gian.
4.- Mờ lại mặt trận Tchétchénie để bắt Nga phân tán quân lực xuống phía Đông.
Thấy chưa? Nga nhất định chiếm hải càng quân sự Polti của Géorgie. Nga tạo diện tại Ossétie và điểm là ở Abkhazie và các hải cảng quân sự của Géorgie tại Hắc biển.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment