Bài của Klaus Wiegrefe
Ngày 21-8-2008
Permanent Link
Vào thứ Năm này cách đây 40 năm, Liên Xô đã chấm dứt cái gọi là Mùa Xuân Praha [Prague] với một đội quân xe tăng và binh lính xâm lược hùng hậu. Các tài liệu tình báo lưu trữ từ vùng lãnh thổ này đã cho thấy rằng hoạt động quân sự lớn nhất tại Âu châu kể từ năm 1945 đã làm cho phương Tây kinh ngạc.
Khi cuộc xâm lăng qua đi, các giới chức phương Tây đã tỏ ra ngạc nhiên và lúng túng. Trái ngược với mong muốn của mình, họ phải thú nhận việc nguỵ trang che giấu cuộc hành quân của quân đội Khối quân sự Hiệp ước Vác-sa-va [Warsaw] [2] vào Praha đã "thành công," và tốc độ tiến quân của các sư đoàn là "ấn tượng". Cách mà Kremlin điều các đơn vị quân đội ra khỏi vùng phía tây "không mấy ai để ý tới" cũng đáng chú ý. Nói ngắn gọn là địch thủ đã ghi điểm bằng một "chiến thắng về chiến thuật."
Đó là nhận định vào ngày 27 tháng Tám, năm 1968 từ đại bản doanh khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO [3]] tại Brussel về "Chiến dịch sông Danube" - một cuộc đàn áp đối với phong trào nổi dậy đã đi vào truyền thuyết với tên gọi Mùa Xuân Praha. Một tuần trước đó, 27 sư đoàn Nga-Sô Viết, Ba Lan, Hungaria và Bulgaria - với khoảng 300.000 người, được trang bị 2.000 đại bác hạng nặng - đã hành quân vào đất nước Tiệp Khắc [Czechoslovakia] nhỏ bé nhằm chấm dứt cuộc thử nghiệm "xã hội chủ nghĩa mang gương mặt con người." Đó là hoạt động quân sự lớn nhất kể từ Đệ Nhị Thế Chiến, và phương Tây đã không kịp đối phó.
Trong mấy tháng liền, những con mắt của thế giới đã đổ dồn về Praha, nơi một nhóm các giới chức bao quanh lãnh tụ Đảng Cộng sản Alexander Ducek đã thách thức những người Sô Viết với các quyền dân sự mới cho Czechoslovakia, những quyền tự do báo chí và các kế hoạch tư nhân hóa. Leonid Brezhenev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã đưa ra một loạt các hành động đe doạ bằng các cuộc diễn tập quân sự trong và quanh Czechslovakia được bắt đầu vào tháng Năm.
Nhưng khi các cuộc diễn tập gia tăng tới mức không thể coi thường, chính phủ các nước Mỹ, Anh và Đức mới có vẻ nhìn hiện tượng này theo một hướng khác, họ phán đoán tình hình qua các tài liệu được gửi tới từ trụ sở NATO tại Brusels, như các hồ sơ mật đã được tờ báo SPIEGEL phát hiện. Theo Ủy ban Quân sự của khối NATO, cơ quan có thẩm quyền nhất về quân sự của các đồng minh, thì đó "không phải chỉ là một ước đoán đơn lẻ" được xử lý để dự báo về cuộc xâm lăng của Liên Xô vào Praha.
Khoảng 7.500 xe tăng đã ầm ầm tiến về hướng Praha, hơn 1.000 chiến đấu cơ đã xuất kích, bao gồm vô số phi cơ vận tải chở theo các toán lính dù đến Brno và các thành phố khác ở Czechoslovakia. Hàng ngàn sĩ quan chỉ huy trong Khối phương Đông đã nhận được các mệnh lệnh hành quân - và không ai tỏ ra để ý, mà trong đó ít nhất không có điệp viên phương Tây nào. Cuộc xâm lăng do Liên Xô cầm đầu được coi như là một trong những thất bại lớn nhất của các cơ quan tình báo phương Tây.
--
'Những bản báo cáo chính xác và kịp thời'
Cơ quan tình báo Mỹ CIA đã bó tay thậm chí trước khi xảy ra cuộc xâm lăng. Theo một bản báo cáo vào giữa tháng Bảy, thì "không có khả năng" để "dự báo trước những tình huống chính xác tạo ra cho ban lãnh đạo Liên Xô lý do can thiệp thô bạo." Cơ quan tình báo Tây Đức có tên là Bundesnachrichtendienst (BND) cũng không hơn gì, các sĩ quan ở đây đã ghi nhận sau đó rằng cái gọi là X-time, tức thời điểm bắt đầu cuộc xâm lăng Praha, đã được phát hiện không phải bởi BND mà cũng không phải từ bất cứ hệ thống tình báo phương Tây nào."
Bất chấp những kết quả theo dõi này từ các điệp viên của mình, người sáng lập cơ quan BND Reinhard Gehlen đã công nhiên khoác lác rằng các thuộc cấp của ông ta vào thời điểm đó đã có được những dự đoán đúng - các bản báo cáo đều "chính xác và hơn hết thảy là không chậm trễ," ông ta nói - và do lời tán dương của ông mà cuộc xâm lăng Praha đã được ghi nhớ một cách giả dối như một mốc son trong lịch sử của cơ quan BND.
Một biểu hiện đặc biệt lúng túng là sau cuộc xâm lăng, các nhân viên tình báo Đức đã khoe khoang họ có "một bức hình chính xác về sự triển khai quân liên quan tới các chiến dịch." Cơ quan BND vào năm 1968 đã tin rằng Quân đội Nhân dân Quốc gia Đông Đức (NVA) đã dính líu vào cuộc chiếm đóng tàn bạo đó. Trên thực tế, Brezhnev đã bãi bỏ việc để cho NVA tham gia vào bất chấp những phản đối từ nhà lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht. Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Số 11, lực lượng mà BND quả quyết là họ đã phát hiện thấy gần thành phố Budweis của Czech, nhưng trên thực tế đã được phái tới bên trong lãnh thổ Đông Đức trong thời gian diễn ra cuộc xâm lăng để yên lặng chờ lệnh.
Trong sự nhận thức muộn màng, không có gì lạ rằng NATO đã học được bài học đầu tiên về cuộc xâm lăng đó từ phương tiện truyền thông. Bài báo đầu đầu tiên của Hãng thông tấn Mỹ AP [Associated Press] đã được phát đi hồi 2 giờ 9 phút sáng ngày 21 tháng Tám, bốn tiếng sau khi cuộc đột kích bắt đầu, và trước vài giờ khi những chiếc chuông báo động reo lên tại Brussels do hệ thống máy điện tín [telex] của đại bản doanh NATO đã bị hỏng. Không một ai để ý vì các nhân viên kỹ thuật trực ban đã đi ngủ.
Sai lầm chồng chất sai lầm: các tài liệu mật cho thấy rằng các đại sứ Liên Xô tại Lodon và Paris đã cho các chính phủ tại đó biết về cuộc xâm lăng ngay trong đêm nó nổ ra. Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin thậm chí còn thông báo riêng cho Tổng thống Hoa Kỳ Lindon B. Johnson - do Tổng bí thư Liên Xô Brezhnev muốn tránh đem đến cho phương Tây cảm giác rằng cuộc xâm lăng là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.
Ba nhà lãnh đạo lớn đã giữ riêng thông tin này. Trong những lời chỉ trích cho thấy trong vòng 12 giờ đồng hồ, các nhà lãnh đạo khối NATO đã phải dựa vào các tin tức báo chí, đôi lúc họ đã phải than phiền tới mức nổi nóng. Đó là một lời than vãn có lý do chính đáng, bởi vì có thể dễ dàng nhận ra những xung đột trên biên giới giữa Tây Đức và Czechoslovakia. Các đơn vị xâm lược đã siết chặt tức khắc biên giới phía tây của nước này, song tại một vài nơi, xe tăng Liên Xô đã gầm rú trên vùng biên nước Đức - đường giáp ranh giữa đông và tây nước này. Những gì có thể đã xảy ra nếu như một lính Tây Đức bên này đường ranh không làm chủ được tinh thần sẽ là những mất mát đau đớn mà ta hình dung ra được.
Đại sứ Anh tại NATO đã ngượng ngùng xin lỗi, nói rằng nước ông sẽ không bao giờ lặp lại lối xử lý thông tin như thế này nữa.
Sau đó đã nổi lên một vấn đề rằng Liên minh Không quân Chiến thuật Thứ Tư của NATO đã nhận biết được rằng các lính dù của Liên Xô đã được thả xuống Cộng hòa Czech [CSSR]. Tuy nhiên, các sĩ quan trực đã không coi thông tin này như một mối đe doạ đối với khối liên minh và thế là đã không chuyển nó đi.
Những sai lầm này xuất hiện hoàn toàn làm sửng sốt hơn nữa khi sáng tỏ về những tuyên bố thành công ban đầu của cơ quan BND. Cơ quan này đã gửi đi nhiều đầu mối và người cung cấp tin tới Praha trong mùa hè 1968. Nhiệm vụ mà văn phòng BND phụ trách khu vực này giao là báo cáo "tất cả những chi tiết về các động thái quân sự trên các hệ thống xe lửa và đường bộ," dưới mật mã "Nepomuk." Thánh John của xứ Nepomuk là vị thánh hộ mệnh cho xứ Bohemia - và cho những bí mật khi xưng tội.
--
Điệp viên số 007 tại Kremlin
Các điệp viên [Tây] Đức tại Praha cũng muốn có được "cách tiếp cận tới những nhân vật chính trị quan trọng nhất cho tới nhóm đầu não của Dubcek." Và nhiều thông tin trong số này và của những điệp viên khác báo cáo trước cuộc xâm lăng, về sau này, đã chứng tỏ là đúng, ví dụ như các báo cáo về một cuộc họp cấp cao tại Dresden vào tháng Ba năm 1968.
Chủ tịch Dubcek khi đó cũng vừa mới dỡ bỏ hệ thống kiểm duyệt tại Czechoslovakia, và lập tức các quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em của ông đã cáo buộc ông dọn đường cho cuộc nổi dậy phản cách mạng. Cơ quan BND đã báo cáo rằng Tổng bí thư Brezhnev đã cảnh báo là"ông sẽ không ngồi chờ và ngắm nhìn sự sụp đổ của hệ thống cộng sản." Nếu như Đảng Cộng sản Czechoslovakia "mất quyền kiểm soát, thì sẽ có một cuộc can thiệp."
Vài tuần sau - vào tháng Năm năm 1968 - cơ quan BND đã đi đến kết luận rằng "những gì người Sô Viết cân nhắc trước ngưỡng cửa của sức chịu đựng hầu như đã đạt tới." Các mối quan hệ trên tinh thần gọi là các đảng anh em giữ Moscow và Praha "phải được miêu tả như một sự đóng băng."
Sự sáng suốt này có thể dễ dàng nhặt ra từ những trang báo trên tờ Pravda [4].
Sau đó, BND quả quyết là họ "đã biết trước việc có một cuộc tấn công quân sự của Moscow vào một số đồng minh trong khối của mình vào giữa tháng Tám năm 1968."
Tuy nhiên, không có tài liệu nào chống đỡ cho lời khẳng định này, và thậm chí nếu như chúng có tồn tại, thì vấn không thể thay đổi được thực tế rằng những phán đoán tỏ ra kém giá trị hơn những kiến thức có được - thứ luôn là mục tiêu của các cơ quan tình báo.
Tuy thế nhưng cho tới giờ cơ quan BND vẫn không chịu phá lệ như CIA. "Theo BND, 'các nhà lãnh đạo CIA' đã tin rằng "sự xem xét tới dư luận thế giới sẽ buộc Liên Xô phải tránh có một cuộc tấn công quân sự." Nhận định này đã hoàn toàn đi chệch mục tiêu.
Điều này đòi hỏi các điệp viên tại Moscow phải nhận thức được rằng Tổng bí thư Brezhnev và các đồng chí của ông đã thực hiện những quyết định cần thiết vào giữa tháng Bảy nhằm nghiền nát phong trào Mùa Xuân Praha nếu như tình hình tại đó không thay đổi. Vào ngày 18 tháng Tám, thời hạn cho
"Chiến dịch sông Danube" đã được ấn định.
Phương Tây đã không có một điệp viên 007 tại Kremlin
Không ai ở phương Tây có thể giải thích về mục đích của các cuộc diễn tập mùa hè khác thường do các nước trong Khối Hiệp ước quân sự Warsaw thực hiện khi đó, hoạt động mà tại đây ai ai cũng biết được. Đó có phải là hành động doạ dẫm đối với những cải cách ở Praha hay không, hay là để chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng của Liên Xô? Nếu đó là để chuẩn bụ cho một cuộc xâm lăng thì nó sẽ xảy ra khi nào?
Sự rối loạn như vậy trong tổ chức là một thực tế cuộc sống tại các cơ quan tình báo, giống như cơ quan BND đã thoải mái thú nhận trong một phân tích được thực hiện sau khi sự việc xảy ra: "Chỉ trong tình huống hiếm có nhất của các sự kiện (do có sự trùng hợp ngẫu nhiên?)" cơ quan này mới thành công trong việc "thâm nhập vào bên trong bộ phận đưa ra những quyết định quan trọng nhất của các đối thủ tiềm tàng".
Không có vẻ là đã xuất hiện tác giả của bản báo cáo mà những lời nhận định này đã khơi nên nghi vấn về chính sự tồn tại của các điệp viên của bản thân ông ta trong thời gian Chiến tranh Lạnh.
--
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
[1] Mùa Xuân Praha (tiếng Séc: Pražské jaro; tiếng Slovak: Pražská jar) là một phong trào cải cách nhằm mở rộng tự do dân chủ tại Tiệp Khắc vào thời kỳ xã hội chủ nghĩa tại nước này. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 5 tháng 1 năm 1968 khi nhà cải cách Alexander Dubcek lên nắm quyền và kết thúc vào ngày 21 tháng 8 cùng năm khi quân đội Liên Xô và các nước thuộc Khối Warsaw tiến vào chiếm đóng Tiệp Khắc. Những lực lượng quân đội này bắt đầu rút dần khỏi đây từ ngày 16 tháng 10 năm 1968 nhưng vẫn duy trì một lực lượng tại biên giới Tiệp Khắc cho đến tận giữa năm 1987 (wikipedia-VN).
[2] Khối Warszawa là một liên minh gồm 8 nước: Liên Xô, Albania (rút ra năm 1968), Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc, đã ký kết tại Warszawa năm 1955.
Đây là một hiệp ước quân sự do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống đối NATO, do Mỹ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Trụ sở của khối đặt tại thủ đô Warszawa, ngày nay khối này đã tan rã (wikipedia-VN).
[3] NATO là tên tắt thông dụng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: l'Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN), một tổ chức quân sự thành lập năm 1949, ban đầu gồm Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu. Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20 (wikipedia).
[4] Pravda: báo Sự Thật của Đảng CS Liên Xô - như báo Nhân Dân ở VN.
SPIEGEL
--------
END OF THE PRAGUE SPRING
Western Spies Were Out in the Cold
By Klaus Wiegrefe
08/21/2008
Forty years ago this Thursday, the Soviet Union ended the so-called Prague Spring with a massive invasion of troops and tanks. Intelligence files from that era show that the largest military operation in Europe since 1945 took the West by surprise.
When it was over, Western officers, awkwardly, seemed surprised. Against their will they had to admit the camouflage hiding the march of Warsaw Pact troops into Prague had been "good," and the speed of their divisions "impressive." The way the Kremlin led units out of the western part of the Soviet Union "unnoticed" was also noteworthy. The enemy, in short, had scored a "tactical victory."
This was the verdict on Aug. 27, 1968 from NATO headquarters in Brussels on "Operation Danube" -- the suppression of the legendary Prague Spring. A week earlier, 27 divisions of Soviet Russians, Poles, Hungarians and Bulgarians -- around 300,000 men, armed with 2,000 heavy cannons -- marched into the small state of Czechoslovakia to end the experiment of "socialism with a human face." It was the largest military operation since the World War II, and the West was caught off guard.
For months, the eyes of the world had been on Prague, where a group of officials around Communist Party chief Alexander Dubcek had challenged the Soviets with new civil rights for Czechoslovakia, new press freedoms and plans for privatization. Leonid Brezhnev, General Secretary of the USSR's Communist Party, ordered a number of threatening military maneuvers in and around Czechoslovakia starting in May.
But when the maneuvers grew serious, the American, British and German governments seemed to look the other way, judging by documents from the NATO archive in Brussels as well as intelligence files seen by SPIEGEL. "Not a single evaluation" managed to predict the Soviet invasion of Prague, according to the NATO Military Committee, the alliance's highest military authority.
About 7,500 tanks droned towards Prague, more than 1,000 planes were launched, including countless transport planes, which brought airborne troops to Brno and other towns in Czechoslovakia. Thousands of officers across the Eastern Bloc received their marching orders -- and no one seemed to notice, at least no Western agent. The Soviet-led invasion counts as one of the greatest failures of Western intelligence.
'Precise and Punctual Reports'
The American CIA capitulated even before the invasion. There was "no possibility" of "predicting the exact circumstances that would give the Soviet leadership cause to violently intervene," according to one report from mid-July. The West German intelligence service, the Bundesnachrichtendienst (BND), did no better; its officers noted afterwards that the so-called X-time, the start of the Prague invasion, was "detected neither by the BND nor by any other western intelligence service."
In spite of these observations by his spies, the founder of the BND, Reinhard Gehlen, boasted openly that his subordinates at the time had made exact predictions -- the reports were "precise and above all punctual," he said -- and it's because of his praise that the Prague invasion has been falsely remembered as a highlight of the BND's history.
Especially embarrassing: After the invasion, German intelligence officials boasted of having "an exact picture of the deployment of forces involved in the operations." The BND believed in 1968 that the East German National People's Army (NVA) was involved in the brutal occupation. In fact, Brezhnev cancelled the NVA's involvement in spite of protests by East German leader Walter Ulbricht. The 11th Motorized Rifle Division, which the BND claimed to have spotted near the Czech town of Budweis, in fact spent the duration of the invasion waiting peacefully inside East Germany.
In hindsight it's no surprise that NATO first learned about the invasion from the media. The first Associated Press report came out on August 21 at 2:09 a.m., four hours after the start of the assault, and it was another hour before alarm bells sounded in Brussels because the teletype machine at NATO headquarters had broken down. No one noticed, because the officer technically on duty had gone to sleep.
Mistake followed upon mistake: Classified documents show that the Soviet ambassadors to London and Paris had inform ed the governments there on the night of the invasion. Soviet ambassador Anatoly Dobrynin even informed US President Lyndon B. Johnson in person -- Brezhnev wanted to avoid giving the West the impression that the invasion was a preparation for an attack on NATO.
The three big powers kept this information to themselves. In those critical 12 hours the NATO military leaders had to rely on press reports, something they complained about furiously. It was a justified lament, because there could easily have been incidents on the border between West Germany and Czechoslovakia. The invading troops immediately secured the country's western border, but in some places Soviet tanks roared up to the German line -- the line between east and west. What might have happened if a West German commander on the other side had lost his nerve is painful to imagine.
The British ambassador to NATO apologized sheepishly, saying his country would never repeat this type of information policy again.
It later emerged that NATO's Fourth Allied Tactical Air Force were aware that Soviet paratroopers had been flown into the CSSR. However, the officers in charge had not considered this a risk to the alliance and so did not pass on the information.
These slip ups appear all the more astounding in light of the BND's initial claims of success. The agency had sent numerous contacts and informants to Prague in the summer of 1968. The order from the BND field office was to report "all details of military movements on the railways and the streets," under the code word "Nepomuk." Saint John of Nepomuk is the patron saint of Bohemia -- and of confessional secrecy.
No 007 in the Kremlin
German agents in Prague also wanted to gain "access to the most important political people up to Dubcek's inner circle." And much of what these and others reported before the invasion had proved correct in hindsight, for example the reports about a summit meeting in Dresden in March 1968.
Dubcek had just lifted censorship in Czechoslovakia, and now his socialist brother countries accused him of paving the way for the counter-revolution. The BND reported that Brezhnev warned him that "he would not stand by and watch the breakdown of the communist system." If the Czechoslovak Communist Party should "lose control, there would be intervention."
A few weeks later -- in May 1968 -- the BND came to the conclusion that "what the Soviets consider the threshold of tolerance has almost been reached." Relations between the so-called brother parties in Moscow and Prague "must be described as icy."
This insight could have been easily gleaned from the pages of Pravda.
Later the BND claimed it had "anticipated that there would be a military attack by Moscow in association with its allies from mid August 1968." There are, however, no documents supporting this claim, and even if they existed, it would still not change the fact that anticipation is less than knowledge -- which is the purpose of the intelligence agencies.
Nevertheless the BND wasn’t so far off track as the CIA. "Leading CIA officials," according to the BND, had believed that "the 'consideration' of world opinion would force the Soviet Union to abstain from a military attack." This was totally off the mark.
It would have required spies in Moscow to realize that Brezhnev and his comrades had made the essential decision in mid-July to crush the Prague Spring if the situation there did not change. On Aug. 18 the date for "Operation Danube" was set.
The West had no 007 in the Kremlin.
No one in the West could explain the purpose of the unusual summer maneuvers by the Warsaw Pact states, which were there for all to see. Was this to intimidate the Prague reformers, or to prepare the Soviets for an invasion? If it was to prepare for an invasion -- when?
This disorganization is a fact of life at intelligence agencies, as the BND freely admitted in a post-factum analysis: "Only in the rarest of cases (coincidences?)" does the agency succeed in "penetrating potential enemies' most important decision-making bodies."
It doesn’t seem to have occurred to the author of the paper that this sentence called into question the very existence of his own agency during the Cold War.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment