Bạn nào chưa xem thì vào link Nghiêm cấm tự ý làm từ thiện
những gói mì "chống đói" trong ba lô của nhà báo được đem ra để cứu trợ
1 blogger đề nghị so sánh với 820,000 USD tiền nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sỹ
Phải đợi đến ngày thứ 4, khi mưa lũ đã nhấn chìm hàng ngàn nhà dân, cướp đi sinh mệnh của gần 150 người ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ… mới thấy các trang nhật báo “nóng” trở lại. Song lần này dường như sự thăng hoa của tình người thường thấy mỗi khi người dân rơi vào tận cùng khổ đau vẫn có điều gì đó chấp chới. Có một lằn ranh không rõ ràng đã cản bước những người cầm bút, vốn quen xả thân cùng những khốn khó của dân, quen để cảm xúc tuôn trào cùng những giọt nước mắt và những chuyến hàng cứu trợ…
khuôn mặt ngác ngơ với vành khăn trắng trên đầu
Thật thế, những người mẹ mất con, người cha mất nhà, người dân mất bản không thể hiểu nổi tại sao Báo Tuổi Trẻ phải viết những dòng chữ thế này:
“Được sự đồng ý của Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, kể từ hôm nay (11-8), Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ quyết định tổ chức tiếp nhận hàng, tiền của bạn đọc đóng góp giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với đồng bào bị lũ ở các tỉnh phía Bắc tại tất cả văn phòng của Báo. Nguồn hàng, tiền này Báo Tuổi Trẻ sẽ tổ chức trao trực tiếp tận tay bà con vùng lũ. Trước mắt, Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ quyết định giúp mỗi gia đình có người tử nạn 1 triệu đồng”.
Than ôi, tình người cũng phải xin-cho sao?
Báo Thanh Niên lại tỏ ra thận trọng hơn khi phỏng vấn ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN.
Ông này bảo, MTTQ đã tiến hành kêu gọi cứu trợ và Ban cứu trợ MTTQ các cấp sẵn sàng tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Tất cả các cơ quan báo chí, đơn vị, cá nhân đã vận động và tiếp nhận được tiền, hàng cứu trợ xin gửi thẳng cho Ban cứu trợ của Ủy ban Trung ương MTTQ VN, cơ quan này sẽ chuyển cho các ban cứu trợ các tỉnh đang xảy ra thiên tai theo đúng yêu cầu nơi tặng quà cứu trợ. Đại diện các đơn vị, cá nhân ủng hộ tiền, hàng cứu trợ có thể đăng ký với Ban cứu trợ Trung ương MTTQ để trực tiếp đi cùng xuống hiện trường.
Như sợ bạn đọc không hiểu (và cũng để tránh rủi ro cho nhà báo), Báo Thanh Niên giải thích:
Theo quy định mới của Nghị định 64 và Thông tư 72 về công tác cứu trợ vừa được Chính phủ ban hành, các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp... được vận động, tiếp nhận nhưng không được trực tiếp tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ như trước đây. Tất cả tiền, hàng cứu trợ quyên góp được phải chuyển về Ban cứu trợ của MTTQ cùng cấp. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm quản lý, phân phối toàn bộ.
Người trong cuộc
Lãnh đạo một doanh nghiệp từng kể với BL, lý do anh chọn cơ quan báo chí để trao tiền cứu trợ thường xuất phát từ những cảnh đời thương tâm mà báo đăng tải. Qua báo, đồng tiền của anh đến được những người đó nhanh nhất, chính xác nhất. Hơn thế, hình ảnh DN trao quà được public trên báo sẽ khiến cho độc giả có thiện cảm hơn với DN của anh.
Với tờ báo, những chuyến hàng cứu trợ về với dân không chỉ là việc chuyển tải một cách cụ thể tình người đến với tình người, mà còn là việc tờ báo dốc sức vì những bạn đọc của mình. Lý do đó cắt nghĩa vì sao mỗi khi tai họa đổ xuống, Tuổi Trẻ và Thanh Niên nhận được tiền tỷ hàng ngày và họ tổ chức về ngay với dân. Các bài báo xuất hiện ngay sau đó như một cách báo cáo với các nhà hảo tâm rằng, đồng tiền của họ được sử dụng có hiệu quả…
Nhưng từ nay, tất cả đã chấm dứt (trừ ông Tuổi Trẻ ranh mãnh “lách luật” lần này)!
Dù được giải thích tiền hàng cứu trợ cần quy về một mối để điều phối cho công bằng, song BL vẫn thấy băn khoăn.
Không lẽ ai đó bảo, người ta sợ các ông nhà báo mở rộng ảnh hưởng khi trực tiếp đi cứu trợ nên mới cấm, là có lý?
Con đường vào bản đã biến mất
BL thì không muốn tin như thế, nhưng rõ ràng là bộ máy của MTTQ và kể cả Chính phủ chắc gì đã phân phối nhanh chóng và chính xác hơn, mà điển hình là việc tiền trợ cấp cho vụ rét năm ngoái, tiền hỗ trợ xăng dầu năm nay, dân nhiều nơi chưa được nhận?
Một minh chứng sống động nữa là mùa bão lụt đã hoành hành mà MTTQ các cấp vẫn chưa lập được Ban cứu trợ để phân phối tiền, hàng như luật định, trong khi việc cứu người khẩn cấp như cứu hoả...
Và có phải vì thế có một sự chần chừ, đến khi nỗi đau vượt lên trên những âu lo, những người cầm bút mới xông lên???
Sự thúc thủ kể trên, nếu có, chỉ có những người hoạn nạn cảm nhận rõ!
Bài viết: Bút Lông
Nguồn ảnh: blog Cu Tễu
http://blog.360.yahoo.com/blog-fkTaeFY2dbKNOic32.Yv?p=25262
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment