Tuesday, August 12, 2008

Mường Giang: Việt Nam đi về đâu khi VC bỏ Tàu theo Mỹ?

Mường Giang

Trên đường công du ba nước Á Châu trước khi tới Bắc Kinh để dự lễ khai mạc TVH 2008, Tổng thống G.W.Bush từ Vọng Các (Thái Lan) đã gởi một thông điệp cho Hoa Lục, đại ý ông phản đối về hành động độc tài của Tàu Ðỏ, nên bị bộ ngoại giao TC lên án gây gắt là đừng xen vào nội bộ của họ. Ðây là thói quen của vị nguyên thủ Hiệp Chủng Quốc qua hai nhiệm kỳ tổng thống (2001-2008) nói nhiều hơn làm, nên thường gây ra sự hiểu lầm tới mọi người nhất là đối với lối hành xử ‘ lưng chừng ‘ gần như nói một đường làm một nẻo của ông với CSVN suốt tám năm qua.

Về hành động nhượng bộ Trung Cộng từ Tổng thống Bill Clinton tới G.W.Bush qua đủ mọi phương diện kể cả danh dự quốc gia, đã đưa tới sự suy thoái niềm tin trên bình diện quốc tế, khiến Hoa Kỳ ngày nay đã mất dần ngôi vị lãnh tụ thế giới tự do, mà điển hình là sự kiện TT Bush công du tới đâu cũng đều bị biểu tình phản đối như tại Nam Hàn mới đây. Tóm lại nguyên nhân dẫn tới sự bất bình của các nước Á Châu từ Mã Lai Á, Thái Lan, Nam Dương, Ðài Loan, Phi Luật Tân cho tới Nam Hàn.. đều khởi nguồn từ sự phản bội đồng minh, gây nên hậu chứng lo sợ bị người Mỹ bỏ rơi hay bán đứng cho Trung Cộng bất cứ lúc nào, để chia chát quyền lợi kinh tế hay chiến lược, như họ đã từng đối xử với VNCH vào tháng 4-1975.

Những người hoài nghi nhất là tại Âu Châu và Trung Ðông, đã lên tiếng về tương lai của nước Mỹ sẽ đi về đâu? nếu cứ tiếp tục với cái gọi là chủ thuyết ‘vây chặn lâu dài’ của George F Kennan, được coi như yếu tố căn bản của chính sách đối đầu giữa Hoa Kỳ-Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Giờ Mỹ lại đem thứ lý thuyết lổi thời đó, để ngăn cản sự bành trướng hung hãn bạo tàn của đế quốc phát xít Trung Hoa, đang thật sự gây sóng gió lửa máu khắp hoàn cầu, bằng cái gọi là ‘vây chặn lâu dài, nhẫn nại nhưng kiên định và cảnh giác’.

Cho nên những ngày huy hoàng của Hoa Kỳ vĩ đại, biểu hiện của tự do dân chủ, niềm tin lớn của nhân loại cũng trở thành dỷ vãng.. không phải ảnh hưởng từ cuộc chiến VN vừa qua hay Iraq hiện tại, mà là sự triệt thoái trong chiến lược hoàn cầu của Mỹ trước sự hù dọa về sức mạnh quân sự của Trung Cộng, nhất là trong vùng biển Thái Bình Dương đang sôi sục. Cũng vì nhượng bộ, nói là để giúp cho người Tàu từ lạc hậu nghèo đói trở thành giàu mạnh số một ngày nay, thực chất là lợi dụng để ‘lái buôn, lái súng’ mà nước Mỹ đã phải hứng chịu thảm kịch suy thoái kinh tế, làm cho ngân sách quốc gia thâm thủng tới mức cao nhất kể từ ngày lập quốc, cảnh thất nghiệp, nạn lạm phát, vật giá leo thang, đời sống người dân thêm khốn khổ. Tất cả đều do hai đời Tổng Thống Mỹ sau cùng, đã nhượng bộ hết lần này tới lần khác, đồng thời còn dễ đãi mở cửa rước Trung Cộng vào quậy nát cuộc sống bình an hạnh phúc của Hoa Kỳ.

Có đọc hồ sơ đặc biệt về sự đối đầu giữa Mỹ và Tàu Ðỏ, qua hai tuần lễ ‘chiến tranh lạnh’ trong tháng 3-1996 được tờ The Washington Post tiết lộ, nhân chuyến thăm Bắc Kinh của vợ chồng Clinton năm 1998, mới thấy ý chí hèn yếu của cấp lảnh đạo hành pháp Hoa Kỳ đối với kẻ thù. Ðây là một biến cố lịch sử to lớn của nước Mỹ, qua sự thách đố và khiêu khích bằng vũ lực của Tàu với Hoa Kỳ tại eo biển Ðài Loan đang có sự hiện diện của Ðệ Thất Hạm Ðội.

Cũng vì ý chí hèn kém mà TC đã coi thường nước Mỹ ngay từ năm 1996 khi công khai tuyên bố nếu Mỹ đụng chạm tới họ, thì Tàu sẽ sử dụng bom nguyên tử để phá hủy hai thành phố Los Angeles (Mỹ) và Ðài Bắc (Ðài Loan) trong tức khắc. Cuộc diện nghiêm trọng tới mức TT Clinton đã ra lệnh cho Ðô đốc Joseph Pruehe, Tư lệnh Thái Bình Dương tại Honolulu, thành lập khẩn cấp một lực lượng đặc nhiệm gồm Hải Lục Không Quân lớn nhất từ sau biến cố Kim Môn-Mã Tổ 1958, để trực tiếp đối đầu với sự khiêu khích quân sự của Tàu đỏ. Thế là Trung Cộng rút lui và còn chối là không hề tuyên bố sẽ dùng bom nguyên tử khi có chiến tranh.

Câu chuyện bắt đầu từ việc Tổng Thống Lý Ðăng Huy của Ðài Loan vào năm 1995, muốn xin Visa vào Mỹ thăm lại bạn bè cũ khi ông còn theo học tại Ðại Học Cornell. Ý định này đã khiến cho TC nổi cơn tam bành, ra lệnh cho Mỹ không được chấp thuận. Nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ đã bất chấp sự cảnh cáo hăm dọa của Tàu, bỏ phiếu cho phép TT Huy được vào Mỹ. Thế là Trung Cộng gây hấn, bắt đầu từ 21-7-1995 mỗi ngày bắn qua Ðài Loan hai hỏa tiển, chỉ cách thành phố Ðài Bắc chừng 160 km. Hành pháp Mỹ lẫn Clinton im lặng không phản ứng gì vì thù ghét Ðài Loan đã qua mặt chánh quyền để đi đêm với quốc hội.

Cuộc diện kéo dài tới ngày 23-3-1996, Ðài Loan tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống mới, càng làm cho TC giận dữ thêm, nên ra lệnh tập trung hết hỏa tiển tới bờ biển Phúc Kiến nhắm vào Ðài Loan, đồng thời chuẩn bị tấn công đảo quốc này.

Chừng đó Clinton mới tuyên bố ‘nếu TC tấn công Ðài Loan thì Mỹ sẽ chống trả’ đồng thời tại diễn dàn LHQ, Mỹ tố cáo TC lén lút bán vật liệu chế tạo bom nguyên tử cho Pakistan lúc đó đang bị cấm vận, cũng như đạo tặc Tàu ăn cắp bản quyền sao chép DVD của Mỹ. Cuối cùng Hoa Kỳ còn hăm dọa nếu TC không chấm dứt mọi hành động trên, thì Mỹ sẽ ban hành lệnh cấm vận kinh tế, cắt đứt hợp tác thuơng mại song phương.. Thế là mọi sự êm thắm và Bắc Kinh đã thưởng công cho vợ chồng Bill Clinton bằng một cuộc du hý nước Tàu vĩ đại, từ 25/6/1998 ố 3/7/1998 qua lộ trình Tây An, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quế Lâm, Hồng Kông

Thật ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng là một chuyện dài mà không một ai có thể hiểu biết hết, trừ các lãnh tụ tại Tòa Bạch Ốc và Trung Nam Hải. Ðối với người Mỹ thì Trung Hoa chẳng có gì xa lạ trong quá khứ, vì cả hai từng là đồng minh chống lại phe trục ‘Ðức-Ý-Nhật’ thời đệ nhị thế chiến. Năm 1949, đệ tam Cộng Sản quốc tế chiếm được lục địa, thành lập XHCN Trung Cộng, bế quan tỏa cảng, đồng thời gây thêm cuộc chiến Cao Ly và Ðông Dương lần thứ 2 ( 1955-1975), trực tiếp đối đầu quân sự với Hoa Kỳ. Nhờ Kissinger đi đêm móc ngoặc nên hai nước bắt đầu nối lại ngoại giao, qua ba cuộc thăm viếng của ba đời Tổng thống Mỹ : Richard Nixon năm 1972, Jimmy Carter năm 1979 và Bill Clinton năm 1998, đuợc đánh giá là những sự kiện lớn nhất trong lịch sử bang giao giữa hai nước Trung-Mỹ.

Trong lần thăm viếng nước Tàu trước khi mãn nhiệm kỳ 2, Clinton và Giang Trạch Dân đã cùng ký ‘Bản Tuyên Bố Chung’ dài 47 trang, bao gồm các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.. giữa hai nước nhưng có ảnh hưởng tới vận mệnh của Á Châu và thế giới. Hai bên còn trân trọng cam kết ký hứa, không bao giờ sử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề, kể cả vụ Ðài Loan và Tây Tạng. Sự cam kết trên, lần nữa Clinton nhắc lại khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Express và Le Point, lúc ông ta ra mắt tác phẩm ‘Chuyện Ðời Tôi’.

Dịp này, cưu Tổng thống Clinton đã chỉ trích nặng nề các nhân vật tại Tòa Bạch Ốc như Rumsfeld, Cheney,Wolfowitz.. đã dùng thế lực ép buộc Tổng thống G. W. Bush, gây cuộc chiến Iraq mà ông ta nói là quá sai lầm, cho dù để thực hiện ý muốn giúp đở toàn vùng Trung Ðông và Trung Á, được sống dưới thể chế Tư Do Dân Chủ như tại Hoa Kỳ. Sau rốt, Clinton còn chỉ trích TT Bush, đã không chịu tôn trọng một số hiệp ước mà ông đã ký kết, trong đó sự kiện Mỹ bất chấp phản ứng của Nga-Trung Cộng, khi cứ tiến hành gia tăng sản xuất các loại hỏa tiển và vũ khí tối tân.. cài đặt kế hoạch Lá Chắn Chống Phi Ðạn, trên hai lãnh thổ Mỹ-Nhật.. gây nên cuộc chiến tranh lạnh giữa Tàu-Nga-Ba Tư-Bắc Hàn-Syria và Mỹ, Do Thái, Liên Âu.

Thật ra sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung Cộng có rất nhiều lý do, chứ không phải vì sai lầm như Clinton đã nói. Ðây cũng là những sự kiện thường trực xảy ra từ quá khứ, nên từ năm 1950 tới nay Hoa Kỳ luôn áp dụng chiến lược hai mặt để đối phó với kẻ thù nhưng vì cả hai phía còn đang lợi dụng lẫn nhau, nên đều cố bưng bít để đánh lạc hướng dư luận. Trước đây Trung Cộng vì yếu thế đã cố ngậm miệng ăn tiền kể cả chuyện Hoa Kỳ và Nato oanh kích Tòa đại sứ của mình tại thủ đô Belgrade (Nam Tư), trong cuộc chiến Kosovo vào tháng 3-1999. Tiếp tới là vụ đụng chạm trên không, khi một chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ đâm vào chiếc phản lực cơ F-8 của Trung Cộng, làm chết viên phi công Tàu. Sau đó cả phi hành đoàn Mỹ bị giam lỏng trên đảo Hải Nam, cho tới khi Tổng thống Bush ra oai xữ dụng vũ lực, Trung Cộng mới chịu giảng hòa..

Cùng thời gian này, Mỹ còn tố cáo Trung Cộng, đã gài điệp viên Wen Lee Ho tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, để đánh cắp tài liệu chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Trên diễn đàn LHQ, Mỹ luôn tố cáo Tàu chà đạp nhân quyền, không tôn trọng tự do tín ngưỡng, đàn áp dã man Giáo phái Pháp Luân Công..

Nhưng tất cả sự giả tạo trong mối quan hệ Mỹ-Hoa, cho dù được sắp xếp một cách khéo léo thế nào chăng nữa, cũng không thể kéo dài đươc lâu, khi Bắc Kinh chính thức xâm phạm tới quyền lợi sinh tử của nước Mỹ. Ðó là sự khai thác dầu hỏa, khí đốt trên thế giới và con đường vận chuyển dầu từ Trung Ðông, Phi Châu.. qua Ấn Ðộ Dương, Thái Bình Dương về Úc, Nhật, Nam Hàn, Canada và Hoa Kỳ. Trong giai đoạn lịch sử này, VN đóng vai trò quan trọng trong sự tranh chấp giữa hai siêu cường trên và chắc chắn phần thắng của bất cứ bên nào nếu có VN bên cạnh. Ðó là lý do Tổng thống Bush công khai tuyên bố ‘Liên Minh Quân Sự đồng thời giúp VN vẹn toàn lảnh thổ’ .

Sự đối đầu giữa hai nước công khai, sau khi Trung Cộng đã thu mua được nhiều đại công ty của Mỹ như Levono của Thompson, hệ thống dây chuyền sản xuất máy tính xách tay của IBM và công ty Maytag. Nhưng chính tham vọng thâu tóm Công ty xăng dầu Unocal của Mỹ, để phô trương chính trị hơn là kinh tế, mớí thật sự làm cho Hoa Kỳ sáng mắt và bừng tỉnh về hiểm họa Trung Cộng, càng ngày càng để lộ nanh vuốt. Nên không phải chỉ riêng tuần báo Christian Scỉence Monotor, lên tiếng cảnh giác vào ngày 11-5-2005, mà hầu như toàn thể các nhà quan sát chính trị thế giới, cũng đều thống nhất quan điểm, kêu gọi Hoa Kỳ, đừng bận tâm về những câu chuyện nguyên tử của Nga, Bắc Hàn, Iran.. xía vào, làm mất cảnh giác mục tiêu quan trọng nhất là Trung Cộng, đó mới chính là kẻ thù chung của nhân loại.

Theo Mã Khai, người đang phụ trách kinh tế và năng lượng của Hoa Lục, thì chính tham vọng khống chế kinh tế toàn cầu của Tàu, qua các dự án khổng lồ như ký hợp đồng 70 tỷ US với Iran, tham gia kế hoạch nối đường ống dẫn dầu với Ba Tư,Kazakhstan, Nga và mới đây thêm dự án với Brazil, hợp tác khai thác dầu với Sudan.... đã tác động tới giá dầu thô, tăng lên gấp ba lần so với thị trường hiện tại.

Hoa Kỳ đã thực sự đối đầu với Trung Cộng bằng mọi cách, mà cuộc đụng độ đầu tiên đã diễn ra tại hai quốc gia dầu Ba Tư và Sudan, ở Caspienne, Caucase, Hắc Hải.. nói chung nơi nào có TC, Ba Tư lẫn Nga tham dự là có Mỹ xía vào. Kế tiếp Mỹ bắt đầu ve vãn các nước Tây Phương và chính mình, chuyển hướng đầu tư sang Ấn Ðộ và các nước Á Châu khác, cũng có nhân công lao động rẽ mạt, đã làm cho Trung Cộng lo sợ và cảm thấy bị đe dọa. Ðây là lý do đơn giản, để trả lời tại sao Tàu phải chấp nhận trả một giá thật cao so với phương Tây để mua năng lượng. Sự khống chế điên khùng này, đã làm cho vật giá leo thang với dầu vàng, khiến cho sáu tháng qua, chứng khoán Mỹ-Âu tuột dốc thê thảm, dẫn tới nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ, như là một khúc dạo đầu của một thế chiến dành giựt nguồn năng lượng toàn cầu. Hai cuộc thế chiến trước, nhân loại bắn giết lẫn nhau để giành dựt thị trường. Kỳ này biên giới các nước được mở toang qua tổ chức WTO, nên cuộc chiến lại chuyển hướng sang mục tiêu tạo phương tiện : Ðó là Năng Lượng.

Kể cả câu chuyện báo chí Úc, Anh và Mỹ phát giác các căn cứ tàu ngầm bí mật được TC xây dựng tai các đảo Hải Nam, Hoàng Sa.. cũng không có gì mới mẽ vì tình báo Hoa Kỳ đã biết hết qua không ảnh. Phải đợi cho tới lúc Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng thân hành sang Mỹ cầu cứu được chính đương kim Tổng Thống Mỹ hứa trước thế giới là sẽ giúp VC bảo toàn trọn vẹn lảnh thổ.. Sau đó tiếp theo là màn TC hăm dọa tấn công hảng dầu Exxon-Mobil của Mỹ nếu ký hợp đồng với VN khai thác năng lượng tại Biển Ðông. Cuối cùng có cuộc chính biến vào cuối tháng 7-2008 tại Hà Nội, cách chức 5 tướng lảnh thân Tàu Ðỏ, cải tổ lại bộ đội nhất là các đơn vị trấn đóng tại miền Bắc..

Ai đã từng xem sách hay truyền hình về cái gọi là ‘Việt Nam A History’ hay mới đây có đọc bài viết mang tựa đề ‘Failed Effort To Fiight Communism Changed American Fover’ của Stanley Karnow đăng trên tờ San Jose Mercury New, cả hai đều có nội dung đề cao CSVN như thần thánh. Tuy nhiên Stanley đã tiên đoán sai về việc Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ lần nữa trở lại VN nhưng Mỹ chẳng những trở lại mà còn là một đồng minh với CSVN chống lại Trung Cộng trên Biển Ðông, để chia chát tài nguyên của nước Việt Lần trước bảo Mỹ tham chiến giúp VNCH chống sự xâm lăng của Bắc Việt theo một khái niệm tự do mơ hồ. Nhưng lần này thì mục đch thật rõ ràng nhưng đối với người Việt trong và ngoài nước, lại là một TIN MỪNG dù ai cũng biết :


‘Theo Tàu Ðỏ, VN sớm hay muộn cũng bị đồng hóa, diệt vong và mất nước.
Còn theo Mỹ thì cũng sẽ mất chủ quyền và trước sau cũng bị bán đứng’.

Bởi vậy muốn sinh tồn, VN phải sớm tự lực tự cường, cải tổ chính trị để đoàn kết toàn dân cả nước như Tổ Tiên ta bao đời đã làm. Nhờ đó mới chiến thắng được giặc Tàu phương Bắc suốt mấy ngàn năm qua.



Nước Mỹ từ ngày lập quốc tới nay, do đảng Dân Chủ hay Công Hòa lãnh đạo thì chính sách của Hoa Kỳ cũng không hề thay đổi, mục tiêu chính vẫn là lợi ích, an ninh của dân tộc và quốc gia mình. Còn ai chết thì mặc bây, sự hứa hẹn nếu có cũng chẳng qua là chiến lược hay thế ngoại giao cần thiết. Tất cả đã được phơi bày trong tài liệu tuyệt mật ‘ Report From Iron Mountain ‘ được phổ biến hạn chế năm 1967, ghi lại quyết định của Bộ Tham Mưu An Ninh Quốc Gia Mỹ năm năm 1961, gồm TT Kennedy, Mc Namara, Mc George Bundy, Dean Rusk.. đã đề cập tới việc Hoa Kỳ, thật sự muốn thế giới có được một nền hòa bình vĩnh cửu hay không ?. Sau đó tài liệu trên, đã được Giáo sư Galbraith tóm tắt và đăng trên tờ Washington Post ngày 26-11-1967. Nhờ vậy chúng ta mới biết được, hầu hết các chính khách Hoa Kỳ đều muốn có chiến tranh, xem đó như là một cơ hội rất cần thiết để nước Mỹ phát triển một xã hội mới.

Tóm lại, đây là chính sách của nhà cầm quyền tại Tòa Bạch Cung chứ không phải khát vọng và mong muốn của người dân Mỹ. Cho nên thời nào cũng vậy, để có lý do tham dự vào một cuộc chiến, đầu tiên guồng máy ngoại giao của Hoa Kỳ, đã được sửa soạn một cách chính danh, để né tranh hay chạy tội được những hậu chứng sau này nếu có, chẳng hạn như cuộc chiến Ðông Dương (1960-1975) vừa qua hoặc hiện tại ở Iraq, bằng những tài liệu, thâu âm ngụy tạo như Kissinger đã thực hiện.

Mới đây Hoa Thịnh Ðốn lại cho giải mã một phần bí mật quốc gia, qua cuốn Pentagon Paper. Tiếp theo ngày 17-3-1994 Giám đốc CIA James Woolsey lại tuyên bố rằng, việc Bắc Hàn chế tạo bom nguyên tử , chẳng những gây hiểm hoạ cho Nhật Bản và các nước khác trong vùng, mà còn đem bán cho Ai Cập, Pakistan, Iran.. Tất cả các sự kiện từ đầu tới cuối, Mỹ biết hết nhưng không muốn ngăn chặn, trái lại còn cố tình hâm nóng, để có cơ hội tạo được một cuộc chiến mới trong vùng, nay đang bắt đầu ló dạng trên Biển Ðông, qua hình thức chiến tranh năng lượng.

Tại Á Châu sau khi tìm đủ mọi cách hất chân thực dân Pháp ra khỏi Ðông Dương, quân Mỹ bắt đầu vào VNCH từ năm 1959 với 760 cố vấn. Từ đó tới ngày chạy khỏi Miền Nam vào sáng sớm 30-4-1975, có lúc quân số Mỹ hiện diện tới 536.100 người (1968) và chỉ còn 50 quân (1973). Ðiều này cho thấy, sự tăng giảm quân số Mỹ trên chiến trường, tuỳ thuộc vào chính sách toàn cầu đã được Ngủ Giác Ðài hoạch định, chứ không phải do đòi hỏi cũa địa phương, vì người Mỹ tham chiến không cần thắng hay dứt điễm chiến cuộc, mà chỉ cần có mặt tại chổ để mà quậy tình huống bản địa thêm nhức nhối. Sau đó rút quân để lại những ung nhọt và đó mới chính là cơ hội để trở lại chiếm lĩnh căn cứ hay thị trường, qua lớp sơn hào nhoáng, mà ai cũng thấy khắp nơi trên thế giới, nhất là tại VN ngày nay.

Cho nên đâu có gì lạ khi thấy vài ba chiến hạm Mỹ tới Sài Gòn, hay mới nhất là vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld trên đường công du Châu Á, có ghé thăm VN vào ngày 4-6-2006, tiếp xúc với tướng lãnh, chính quyền VC và tuyên bố vài lời nóng hổi . Tiếp theo là chuyến viếng thăm VN của Tổng Thống G.W.Bush vào tháng 11-2006 .Mặt thật đây chỉ là một sự bình thường đang xảy ta tại VN, không phải chỉ có Mỹ mới làm, mà hầu như cả thế giới lưỡng cực từ Nga, Tàu, Liên Âu, Úc, Tàu Trắng.. đều đổ xô vào VN để kiếm ăn, vì chốn này nhân công rẽ mạt, còn những kẻ cầm quyền lại rất dể mua chuộc, chỉ cần có tiền thì mua gì cũng được.

Câu hỏi cần đặt ra là có phải khi quân Mỹ trở lại, sẽ tạo nên các thế lực bảo đảm, bắt CSVN phải thay đổi thể chế, đổi mới guồng máy cai trị, để thực thi dân chủ, hiến pháp, kinh tế, đem phúc lợi cho đất nước và dân tộc VN ? Hay ngược lại chính tập đoàn tư bản Mỹ vì lợi nhuận cá nhân đã và đang tìm đủ mọi cách trở lại VN, trước mắt giúp thêm sức mạnh cho Ðảng càng độc tài, độc ác, tham tàn nhũng lạm, chà đạp nhân quyền, tín ngưởng, công pháp quốc tế, phản bội dân tộc VN. Có làm như vậy,bọn chính trị con buôn quốc tế, mới có dịp bốc lột sức lao động của đồng bào cả nước và chà đạp tàn nhẩn nhân phẩm cũng như thân xác người Việt bằng đồng tiền. Những trang sử đầy máu lệ của VN cận đại vẫn còn nóng hổi. Ðó là bài học về người Mỹ muốn đổ quân vào VN đã giết TT Ngô Ðình Diệm ngày 1-11-1963. Là sự bán đứng Ðồng Minh cho kẻ thù, để tháo chạy khỏi VNCH tháng 4-1975. Sau rốt là cuộc chiến đẳm máu giữa Việt-Hoa và Kampuchia từ năm 1977-1984, đâu có ai quên được

Những phân tích mới nhất được đăng trên tờ đặc san của Bộ Quốc Phòng Quadrennnial Defense Review ngày 3-2-2006. Theo đó, lần này Mỹ đã thay đổi chiến lược, sẽ tạo một cuộc chiến LÂU DÀI, để chống lại Chủ Nghĩa Cực Ðoan của Hồi Giáo, đồng thời ngăn chận sự lớn mạnh về quân sự cũng như cạnh tranh kinh tế quá bành trướng của Trung Cộng. Ðể đạt chiến thắng người Mỹ lại quay về Biển Ðông, gia tăng lực lượng Hải Quân phòng thủ với đủ loại Tiềm Thủy Ðỉnh Bom Nguyên Tử. Nhưng quan trọng nhất là chiến lược Lập Thêm Căn Cứ và Tìm Kiếm Ðồng Minh tại Vùng Ðông Nam Á.

Những ngón nghề quảng cáo gây hỏa mù của mọi phe phái, từ việc Mỹ ồ ạt thăm viếng VN, cho tới sự Lập pháp biểu quyết cấp cho VC qui chế Mậu Dịch Bình Thường Vĩnh Viển để vào WTO. rùm beng phổ biến. Tất cả chẳng qua là sự dọn đường của Mỹ mà ai nhìn vào cũng thấy, để dụ VC ham lợi rớt vào cái bẩy đang phục kích khắp nơi.

Số phận của Dân Tộc và Ðất Nước VN như thế nào, đều do sự khôn ngoan hay điên rồ của những kẻ đang cầm quyền quyết định, khi nước ta đã lọt vào ảnh hưởng Tân Chủ Nghĩa Vùng của Hoa Kỳ và chiến lược đồng hóa không tiếng súng của giặc Tàu lúc này hay bị xóa tên trên bản đồ thế giới bằng bom đạn khi chiến tranh xãy ra, dù VN có đứng trong phe nào cũng lãnh đủ.

Tháng 1-1979, Ðặng sang thăm Carter tại Hoa Thịnh Ðốn, đồng lúc Mỹ-Nga đang thương thuyết ký hiệp ước SALT II tại Jerusalem (Do Thái) và cao điểm lúc Hoa Kỳ đang bán vũ khí chiến lược cho Ðài Bắc. Nhưng Ðặng vẫn điềm tĩnh che lấp sự gượng ép bên trong, để ký kết liên minh với Mỹ vì không còn con đường nào lựa chọn. Sáng ngày 30-1-1979, tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa thịnh Ðốn, Carter riêng rẽ gặp Ðặng và nhờ viên thông dịch duy nhất, dịch ngay tại chổ bức thơ ứng khẩu có nội dung ‘ CẢM TƯỞNG CỦA TÔI LÀ QUYẾT ÐỊNH NÀY ÐÃ CÓ SẲN TỪ LÂU. ÐÓ LÀ VC PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT’.

Tóm lạị Tổng thống Carter rất quỷ quyệt, dùng bức thơ miệng không phổ biến, để vừa đồng thuận với Tàu tấn công VN, gián tiếp dằn mặt những đỉnh cao trí tuệ kiêu căng phách lối tại Bắc Bộ Phủ. Ðồng thời chạy được tội, khi dư luận thế giới lên án Trung Cộng bá quyền, tấn công VN tại diễn đàn LHQ.

Rốt cục, chỉ có dân lành ba nước Việt-Miên-Tàu lãnh chịu nổi đau bom đạn, cùng với sự tàn phá kinh khiếp của chiến tranh. Hưởng lợi nhiều nhất trong cảnh ‘trai cò tương tranh’ là Mỹ, quốc gia Tây Phương duy nhất ca tụng việc Trung Cộng tấn công VN, giữa ngàn muôn thóa mạ của nhân loại. Ghê tởm nhất là trong cuộc họp của Ðại Hội Ðồng LHQ vào tháng 9-1979, Hoa Kỳ đã trân tráo bỏ phiếu ủng hộ Khmer Ðỏ của Polpot, vẫn đại diện cho Kampuchia, trong tổ chức này, để làm vừa lòng TC bất chấp lương tâm và danh dự của một đại cường.

Bài học lịch sử muôn đời vẫn còn đó, cho thấy Người Mỹ chỉ biết có quyền lợi mà thôi. Ngoài ra không bao giờ cần biết tới danh dự hay dư luận gì hết. Giản dị như vậy, thế mà người Việt (Quốc Gia cũng như Cọng Sản), chẳng bao giờ thấu triệt, khi quan hệ chính trị với siêu cường. Bởi vậy xin đừng to miệng, rằng là vì TT. Diệm có tài đức, nên được tiếp rước nồng hậu vào năm 1957, còn TT Thiệu bị này nọ, nên Nixon coi thường khi tới Mỹ năm 1973. Tất cả là chiến lược chiến thuật của Mỷ đó, hay nói nôm na là khi cần thì gì cũng cho nhưng lúc hết xài rồi, có ai dại vồn vã tiếp đón? Bức tranh vân cẩu đang tái diễn hiện nay trong bang giao Mỹ và VC, qua thái độ săn đón các chóp bu Bắc Bộ Phủ tới Mỹ như Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đã nói lên sự thật của vòng đời.

Từ năm 1978-1986, vì tranh chấp với Trung Cộng và Khmer Ðỏ, lại căm thù Mỹ hắt hũi, nên Hà Nội đã rước Nga vào VN, mặc dù trong trận chiến đẳm máu tại biên giới Hoa Việt vào tháng 2-1979, LX chỉ phản ứng bằng nước bọt dù hai nước đã ký liên minh quân sự. Chính hiện diện của Nga tại Ðông Dương với sự gia tăng lực lượng Hải quân và Tiềm Thủy Ðỉnh trong vịnh Cam Ranh, đã làm Hoa Kỳ phải xét lại chiến lược ‘ đở lưng’ cho Trung Cộng. Sự kiện này chấm dứt khi Ronald Reagan(Cộng Hòa) thắng cử lên làm tổng thống Mỹ, thay Carter của đảng Dân Chủ. Người Mỹ qua Reagan lại tái xác nhận liên hệ với Ðài Loan tiếp tục bán vũ khí lên tới hàng chục tỷ đô la. Ðể trả đủa, Trung Cộng lại quay về với Liên Xô từ 24-3-1982. Hai nước bắt đầu nối lại sự phát triển thương mại, kinh tế, văn hóa và cao điểm vào tháng 5-1985, Mạc Tư Khoa đồng ý giúp Bắc Kinh canh tân 17 xưởng kỹ nghệ cũ và xây dựng thêm 7 cơ xưởng mới, đồng thời ký hiệp ước gia tăng thương mại giữa hai nước lên 12 lần.

Trước tình trạng công khai trở mặt của các đàn anh, VC chỉ còn biết tìm đủ mọi cách quay về chầu phục Trung Cộng từ cuối tháng 12-1985, để mong giữ đảng và quyền lực xiết cổ họng đồng bào nô lệ cả nước Năm 1991, xã hội chủ nghĩa gần như sụp đổ hoàn toàn trên thế giới, xóa sổ Liên Xô và Ðông Âu. Biến chuyển lịch sử trên, bắt buộc VC không còn con đường lựa chọn nào hơn là chịu làm chư hầu cho TC, qua sự đánh đổi cắt đất biên giới, nhượng đảo, bán biển cho giặc Tàu. Ðồng thời VC mở ngỏ biên giới, làm cho cả nước điêu đứng vì hàng lậu và sự xâm nhập ồ ạt của Tàu tại VN trong tất cả mọi lãnh vực, kể cả tư tưởng Hán Tộc, âm thầm đồng hóa người Việt cả nước, qua sự đồng thuận của đảng cầm quyền.

Trong khi đó, vào tháng 1-1985 gần đúng 10 năm người Mỹ tháo chạy nhục nhã tại Nam Vang và Sài Gòn trong tháng 4-1975, Hoa Kỳ được các nước Ðông Nam Á, mời gọi trở lại vùng này, nói là nhờ đóng vai trò xây dựng nhưng mặt thật giúp họ, ngăn chận sự bành trướng của Nga lẩn Tàu. Ðây cũng là thời điểm, đánh dấu nổ lực mới của Việt Cộng, trong sự mời gọi Hoa Kỳ trở lại VN, trước tiên bằng các phái đoàn tìm kiếm xương khô lính Mỹ mất tích. Rồi giấc mộng vàng chính thức trở thành sự thật vào tháng 4-1991, qua TT.G.Bush (cha) ‘Bải bỏ lệnh cấm vận VN’, kế tiếp TT.Bill Clinton ‘Bình Thường Quan Hệ Ngoại Giao’ giữa hai nước vào năm 1995 và G.W.Bush ký ‘Hiệp ước Thương Mại Song Phuơng Việt-Mỹ’’năm 2001. Cuối cùng mới có cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ Tướng VC Phan Văn Khải, từ ngày 19-6-2005 tới 25-6-2005, nói là tới nhờ Mỹ giúp vào WTO, nhưng mặt thật sang để cam kết làm hết những điều khoản chưa làm, trong bản thương ưóc trên.

Ngày 4-6-2006, viện lý do có lời mời của Bộ trưởng QP VC là Phạm Văn Trà, nên Bộ trưởng QP Mỹ Donald Rumsfiel, đã tới VN ba ngày. Sự hiện diện của Rumsfiel tại Hà Nội, được dư luận thế giới bàn tán sôi nổi, trong đó có ý kiến cho là đã đến lúc người Mỹ muốn lôi kéo VC vào trong liên minh quân sự để chống lại ý đồ bá quyền của Trung Cộng trong vùng và trên biển Ðông. Ðây là bước thứ ba trong quan hệ giữa hai nước, sau khi đã đạt được bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại.

Nhưng sự kiện trên đã làm cho Bắc Bộ Phủ chới với, vì không thể cùng lúc chơi trò đu giây giữa anh lớn Trung Cộng và tư bản Hoa Kỳ. Cái khổ sở của Hà Nội hiện nay, vẫn là nổi sợ cho Mỹ vào, trong nước sẽ nổi lên các phong trào đòi dân chủ, tự do và đa đảng. Ðây mới chính là lối thoát để nước ta tránh được sự đồng hóa của Trung Cộng đang âm thầm tiếp diễn hằng ngày, khi biên giới giữa hai nước Việt-Trung bị bỏ ngỏ. Có Mỹ hiện diện, Trung Cộng sẽ không còn độc quyền thao túng Ðảng VC. Biết vậy nhưng VC đâu dám ra mặt phản thùng thiên triều.

Tuy nhiên VC xưa nay nói một đàng làm một nẻo, nhất là lúc này cán bộ đảng từ trên xuống dưới đều thích đồng đô la Mỹ. Cho nên dù không muốn chọc giận Bắc Kinh, cũng không có nghĩa là VN phải đứng vòng ngoài trong tình hình hổn độn hiện nay, đến nổi Hoa Kỳ phải tái phối trí lực lượng suốt biển Thái Bình Dương, từ Bắc Á tới Ấn Ðộ Dương, mà hầu hết các nước trong vùng đều phải dựa vào Mỹ đê được che chở phòng thủ đất nước mình.

Nên dù Rumsfiel chỉ khuyên VN phải tự lo phòng thủ vùng biển nước mình, như một nhắn nhe lựa chọn, khiến cho Hà Nội khó mà cưởng lại xu thế chiến lược toàn cầu mới,nghĩa là chỉ có quyền chọn một, chứ không chơi trò đu giây để hưởng lợi như từng làm với Tàu và Nga .

Mới đây Hải quân Hoa Kỳ lại mở một cuộc thao dượt lớn trên Biển Ðông, có tên là Valiant Shield (Lá chắn dũng mãnh), với sự tham dự của ba Hàng Không Mẫu Hạm và 22.000 quân Mỹ và quan sát viên các nước Tàu, Nga, Ấn Ðộ, Nhật , Nam Dương và Mã Lai. Cuộc tập trận này như là một đòn tâm lý đánh phủ đầu TC và Bắc Hàn, đồng thời làm cho VC sáng mắt thêm , để tỉnh táo nhận thức được sự lựa chọn trong giai đoạn cực kỳ rối ren của lịch sử.

Cũng trên Biển Ðông, trước sự kiện Bắc Hàn lăm le đem hỏa tiển ra hù đọa các nước, như để cảnh cáo, chiến hạm USS Shiloh Hoa Kỳ đã bắn một hỏa tiển để tiêu diệt một hỏa tiển khác , được phóng đi từ một tàu ngầm Mỹ tại đảo Kauai, thuộc Tiểu Bang Hawaii cách nhau 250 dặm. Ðây là lần thứ bảy Hoa Kỳ đã thành công trong khi thử nghiệm Phi đạn chống Phi đạn. Trong cuộc tập dượt này, có một chiến hạm Nhật tham dự, sau khi hai nước cùng ký một hiệp ước liên minh quân sự.

Trong bài diễn văn đọc tại trường Ðại học Georgetown ngày 18-1-2006, Ngoại trưởng Condi Rice đã tuyên bố là Hoa Kỳ đang thay đổi chiến lược toàn cầu, trong đó dồn hết tài nguyên lực lượng và căn cứ quân sự, từ Âu Châu, để chuyển về các điểm nóng Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Ðông và quan trọng nhất là Ðông Nam Á. Dịp này Mỹ cũng không cần dấu diếm mà công khai gọi Trung Cộng là đe dọa của mình trong thế kỷ XXI, sau khi Liên Xô sụp đổ .Ðể duy trì thế đứng siêu cường số một trong trật tự thế giới mới, lần này người My không muốn đơn thân độc mả, mà kêu gọi sự hợp tác của các nước liên hệ trong vùng.

Việt Nam ngày nay tuy được xếp vào một nước lớn vì có dân số đông đảo, quân đội đầy kinh nghiệm chiến đâu bao đời. Tuy nhiên theo các nhà quân sử, thì VN đã mất hết thế đứng trong trật tự thê giới mới ngày nay, vì được lãnh đạo bởi Ðảng Cộng Sản Ðệ Tam Quốc tế, mang bản chất làm nô lệ tay sai cho ngoại bang và các thế lực tư bản, miễn sao có đầy túi đô la và giữ yên chiếc ngai vàng. Nhưng đây cũng là tử lộ của VC, vì theo Mỹ để được bợ lưng, thì phải chống lại Trung Cộng, biến đất nước ta thành một bãi chiến trường đẳm máu khi có chiến tranh xãy ra.

Trong nước, tình trạng bất hòa đã thấy xảy ra giữa VC và Ðài Loan, qua vụ Ðài Bắc tuyên bố sẽ xây phi đạo và căn cứ quân sự trên Ðảo Ba Bình, nằm trong Quân Ðảo Trường Sa của VN, vào đầu năm 2006. Ðể trả đủa chỉ thấy các vụ công nhân đồng loạt đình công, đòi các công ty Ðài Loan tăng lương.

Thật sự VC ngày nay đâu có khả năng về quân sự, nhất là lực lượng Hải Quân để mà bảo vệ lãnh thổ, lảnh hải của nước mình. Trong lúc các nưóc láng giềng từ Trung Cộng, Nhật Bổn, Nam Bắc Hàn, Ðài Loan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương,Thái Lan.. không ngừng canh tân quân đội để bảo vệ Tổ Quốc họ. Trái lại suốt 33 năm qua, VC chỉ nghĩ tới khủng bố đồng bào, tham nhũng tài sản công khố làm lũng đoạn kinh tế quốc gia và trên hết chỉ biết quì lạy đầu hàng kẻ mạnh, để giữ đảng, khiến cho quốc thể bị chà đạp xấu nhục, quân đội quốc phòng, chính trị, phong hóa cả nước càng lúc càng lùi dần về thời đồ đá cả trăm năm trước.

Tuy Rumsfeld chỉ nói với VC là Mỹ muốn quan hệ hai nước tiến triển theo MỘT CHIỀU HUỚNG có lợi cả hai,đồng thời được dễ dàng thoải mái. Ai cũng biết VN ngày nay tuy mang tiếng là quốc gia độc lập nhưng thực chất vẫn là chư hậu của Trung Cộng. Vậy bằng cách nào, đảng hành xử để giữ sự cân bằng khi cùng lúc đang đi giây giữa hai thế lực ?. Nói chung, hai nước chỉ mới đạt một số thỏa thuận không quan trọng về quân sự, tuy trong thâm tâm VC muốn ký kết thêm với Hoa Kỳ nhiều lãnh vực quan trọng hơn, bất chấp sự thù nghịch khiêu khích đối với Trung Cộng, dẫn tới một cuộc chiến như trong quá khứ, mà không thể nào tranh được.

Trong bài báo của nhóm nghiên cứu đăng trên tạp chí The Economist, cho biết Trung Cộng luôn chống lại việc bốn chư hầu VC, Lào Cộng, Miên Cộng và Miến Ðiện, ngả quá sâu về phía Mỹ. Nói chung mối quan tâm của Tàu với VN, càng ngày càng tập trung vào quân sự chứ không phải kinh tế. Nhờ vậy mà Trung Cộng đã nghiểm nhiên trở thành chủ nhân ông trong vịnh Bắc Việt, quần đảo Hoàng Sa-Trường của VN. Tại Miến Ðiện, người Tàu được khai thác trọn khu rừng gổ tếch ở phía Bắc, nguồn dự trử khí đốt ở biển Andaman và vịnh Bengal. Một cuốn sách nhan đề ‘Showdown : Why China Wants War with the United States’ của Jed Babbin và Edward , phát hành ngày 22-5-2006, có đề cập tới việc Mỹ cần phải cho VN gia nhập Liên Minh Quân Sự để chống lại sự bành trướng xâm lăng của Trung Cộng. Cho nên khi Rumsfeld nói là VN phải tự bảo vệ vùng biển của mình,không ngoài mục đích trên.

Tương lai của đất nước, vận mệnh dân tộc, càng lúc càng thêm sợ về viển ảnh của một cuộc đại chiến, làm cho ai cũng không thể quên được những bài học quá khứ trong đó có cuộc chiến Việt-Trung năm 1979. Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Ðông Dương lần II (1960-1975), gọi là vùng an toàn. Ðã có hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại.. đều vì VC gây chiến tranh, mà tan tành theo cát bụi.

Mới đây trên mạng Quốc Phòng, Bắc Kinh đã cho phổ biến tài liệu bí mật về trận chiến biên giới Việt-Hoa lần thứ hai (1984-1989), bắt đầu từ 5 giờ 50 ngày 28-4-1984. Quân Tàu thuộc Trung đoàn 118, SD 40 BB có pháo binh, đã tấn chiếm Núi Ðất (Lão Sơn), cao 1509 m, nằm trong địa phận Làng Thanh Thủy, Huyện Yên Minh , Tỉnh Hà Giang. Trận chiến ngày 12-7-1984 được coi là lớn nhất trong giai đoạn chiến tranh 1984-1991. Tham dự tận chiến, phía VN có 6 Trung đoàn bộ binh, thuộc các SD 312,313, 316 và 356 tấn công Trung đoàn cuả Trung Cộng, đế tái chiếm lại Núi Ðất. Trận này, Bộ đội CSVN đã bỏ lại 3700 xác chết nhưng Trung đoàn 982 thuộc SD 313 đã chiếm được lại đỉnh 1509 từ tay Trung Cộng.

Có điều lạ là chiếm rồi lại bỏ để cho Trung Cộng chiếm núi lần thứ hai. Từ đó hai bên giành giật nhau, kéo dài từ năm 1984-1987 và trận đụng độ cuối cùng vào ngày 13-2-1991 thì bỏ hẳn cho Trung Cộng chiếm. Tất cả được Hà Nội dấu kín, may nhờ Trung Cộng chơi xỏ phổ biến, cả nước Việt mới biết được. Thảm thương cho những người lính hy sinh vô nghĩa, trong số này có bốn nữ cán binh cố thủ trong một hóc núi, thà chịu chết cháy vì bom đạn chứ không đầu hàng giặc thù.

Nay lịch sử đã tái diễn, Nguyễn Tấn Dũng theo gót Lê Duẩn ngày trước ‘chặt đứt vây cánh theo Tàu’ trong nội bộ đảng ngay tại Hà Nội. Tình trạng chỉnh lý quân sự bên ngoài rất êm thắm nhưng đối với Tàu đỏ , thì đó là một đại nhục cho thiên triều. Ngoài ra VN còn công khai liên kết với Mỹ để nhờ bảo vệ lảnh hải và lảnh thổ trên biển Ðông. Tất cả là những biến cố trọng đại, không khác gì sự kiện đã xảy ra năm 1996 tại eo biển Ðài Loan. Thùng xăng đang mở nắp thì chính Tổng Thống Mỹ lại cố ý quăng vào đó một que diêm, qua những lời tuyên bố tại Vong Các và Bắc Kinh.. trong khi có mặt tại đó để dự thế vận hội.

Tóm lại dù thế nào chăng nữa thì lần này nếu Trung Cộng điên cuồng xua quân xâm lăng VN, thì tất cả dân Việt trong và ngoài nước cũng đều đứng dậy để chống trả giặc thù, cho dù CSVN muốn hay không muốn.

Năm 111 trước Tây Lịch, người Hán xâm lăng và cưởng chiếm non sông Hồng-Lạc, lúc đó có quốc hiệu là Nam Việt, bao gồm lãnh thổ của Âu Lạc và Giao Chỉ. Dân tộc Việt bắt đầu sống trong một thời bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, còn đất đai của tiên tổ thì bị giặc cướp phanh thây thành chín mảnh. Ðó là Nam Hải va Hợp Phố (Quảng Ðông), Thượng Ngô và Uất Lâm (Quảng Tây), Châu Nhai và Nam Nhĩ (Hải Nam), Giao Chỉ (Bắc Việt), Cửu Chân (Thanh Hóa), Nhật Nam (Nghệ An và Hà Tĩnh).

Trung Cộng ngày nay còn hung dữ gấp trăm lần Quốc xã Ðức, Phát xít Ý và Quân phiệt Nhật. tại Ðông Hải, Tàu Ðỏ đã bí mật xây dựng các căn cứ tiềm thủy đỉnh nguyên tử tại đảo Hải Nam, để khống chế VN cũng như thủy lộ dầu của các nước Ðông Á, trong đó có Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan kể cả Hoa Kỳ. Giặc Tàu công khai coi vùng biển của VN là cái ao nhà phía nam của chúng. Do đó đã dùng vũ lực, kinh tế dể hăm dọa các nước có liên hệ với nước ta tại biển Ðông kể cả Anh và Mỹ, qua hai đại công ty BP và Exxon-Mobill. Sự kiện nghiêm trọng tới mức nhiều người ngoại quốc đã bất mản thay cho VN, yêu cầu đảng VC phải lập tức chỉnh đốn quân sự, chống lại Tàu Ðỏ, để bảo vệ non sông tổ quốc.

Trong cơn sơn hà nguy biến, dân tộc lâm nguy, đồng bào cả nước và hải ngoại ai nấy đều chung căm hận, quyết chờ cơ hội thuận tiện để đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Ðông, BIên Giới.. như tổ tiên ta ngày trước đã từng làm. Vì VN không phải là một nước nhỏ, dân Việt không phải là loại người khiếp hèn. Nhỏ hay hèn trước giặc Tàu phương Bắc, chỉ có đảng CSVN còn 80 triệu người Việt luôn khẳng định sức mạnh của mình, sẽ không bao giờ để cho Tàu đỏ hung hăng bá quyền nước lớn, khi đồng bào dành lại được quyền làm chủ nước trong tay CS. Ngày đó không xa và chắc chắn VN sẽ dành lại những phần đất của tổ tiên, bị VC dâng bán cho Tàu đỏ suốt mấy chục năm qua.

Hạ Uy Di hết hè trời đã sang thu, đêm buồn bổng nhớ tới Nguyễn Khuyến :
‘Khắc khoải sầu đưa giọng lững lờ
Ấy hồn Thục Ðế chết bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.’


Hay như Phan Bội Châu đã viết :
‘Non sông mất rồi sống càng thêm nhơ nhuốc
Sách vở thánh hiền tẻ ngắt đọc chỉ mụ người
Ta muốn đuổi theo gió đi qua biển Ðông
Cùng bay nhảy với muôn ngàn sóng bạc.. ’


Tất cả những lời thơ trên như hiện về trong trí tưởng về hình ảnh hào hùng của Ngô Vương Quyền cởi thuyền diệt quân Nam Hán, bên kia bờ là Ðức Trần Hưng Ðạo ngự trên bành voi chỉ xuống dòng sông Bạch Ðằng thề tiêu diệt giặc thù.. Ngày xưa hay bây giờ Non sông đất Việt luôn là mồ chôn giặc Tàu xâm lăng.

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 8-2008
MƯỜNG GIANG

No comments: