Bài của Peter Navarro
Ngày 1-8-2008
Permanent Link
Hãy coi chừng các sản phẩm rẻ tiền của Trung Quốc có thể giết chết bạn. Trong cơn thức tỉnh từ cú thu hồi ồ ạt các sản phẩm chết người vào năm ngoái, lời cảnh báo này một lần nữa đang tỏ ra rằng tất cả đều quá thật. Trong vụ việc mới nhất này, đài BBC và các cơ quan truyền thông khác đã đưa tin vào tháng này có một vụ thu hồi tại Anh hàng trăm ngàn bộ nạp điện Trung Quốc giả được sử dụng chủ yếu cho các máy trò chơi Game Boy của hãng Nintendo, song cũng có chức năng dùng được cho điện thoại di động, các loại máy tính xách tay, máy nghe nhạc MP3, và các bộ điều khiển cho các loại máy trò chơi khác.
"Những sản phẩm rẻ tiền của Trung Quốc" thuộc một phần trong các cảnh báo của chúng tôi là đặc biệt có liên quan ở đây, do những bộ nạp điện nói trên được bán lẻ với giá chưa tới một nửa so với giá của những bộ nạp điện an toàn, có nhãn mác hợp pháp. Hơn nữa, nhiều bộ nạp điện đang được rao bán trên Internet, nơi có quá ít sự giám sát so với các cửa hàng tiêu thụ truyền thống.
Vì bộ nạp điện này "có thể giết chết bạn", bạn có thể bị điện giật chết do dây điện được đấu nối sai, giống trường hợp một em bé bảy tuổi đã bị điện giật chết bởi bộ nạp điện giả của Trung Quốc được mua ở Thái Lan. Cùng với chuyện điện giật chết, bộ nạp điện có thể nổ tung vào mặt bạn hoặc đơn giản là gây cháy nhà lúc nửa đêm bạn đang ngủ. Những lỗi lầm này biến đổi từ việc các dây điện bị tách rời đến việc các đầu cắm điện không tiếp xúc tốt với ổ cắm điện và từ đó gây nên tình trạng quá nóng.
Biến cố này là đặc biệt đáng lo ngại khi lòng tin của tất cả chúng ta đặt vào các bộ nạp điện ngày càng tăng. Ví dụ, trong hộ gia đình của mình, tôi có thể đếm được không ít hơn 12 bộ nạp điện, cho đủ thứ từ iPod, điện thoại di động và máy đeo ở tai để nghe nhạc, radio không cần dây nối kết cho tới, vâng, cả bộ Game Boy của con tôi nữa. Tức là có nhiều bộ nạp điện đang hoạt động cả đêm tựa như những quả bom cháy hẹn giờ.
Vấn đề lớn hơn ở đây là nền kinh tế của Trung Quốc nghiện ngập hàng giả và sao chép bất hợp pháp. Trên thực tế, Trung Quốc là nhân tố chủ yếu chiếm hai phần ba trong toàn bộ hàng hóa vi phạm tác quyền và giả mạo của thế giới. Bản danh sách dài các sản phẩm bị xoáy trộm bao gồm những thứ có thể tiêu dùng như thức ăn cho trẻ sơ sinh, đồ uống nhẹ và rượu mạnh cũng như các sản phẩm dùng phổ biến trong gia đình ví như đồ trang điểm, nước hoa và dao cạo râu. Nó cũng bao gồm cả những món hàng đắt tiền như máy điều hóa không khí và tủ lạnh. Thậm chí danh mục còn được kéo dài tới cả thứ thang may cao sang và bồn cầu tiêu hèn mọn.
Ở đây có một kịch bản "ca ba của bọn ma quỷ" điển hình về cách thức mà hành động sao chép bất hợp pháp đó xảy ra trong những thứ đã trở thành một dây chuyền cung cấp hàng hóa toàn cầu từ sao chép lậu và hàng giả mạo. Một nhà máy ở Trung Quốc được một công ty đa quốc gia thuê sản xuất 1.000 bộ sản phẩm mỗi ngày. Tuy nhiên, thay vì chỉ hoạt động hai ca tám tiếng để cung cấp đủ số lượng sản phẩm theo hợp đồng, thì nhà máy cũng điều hành luôn "ca ba của bọn ma quỷ" rồi chuyên chở 500 bộ sản phẩm phụ trội đó ra đằng cửa sau.
Một trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhiều hiện tượng giả mạo sinh lợi nhất - và nguy hiểm nhất ở Trung Quốc - là thuốc lá. Cạnh tranh với bất kỳ ai trong những nhà sản xuất đa quốc gia tầm cỡ, Trung Quốc sản xuất ra ào ạt tới 65% số điếu thuốc giả trên thế giới. Trong hơn 35 tỉ điếu thuốc mà nước này sản xuất hàng năm, khoảng 30 tỉ được xuất khẩu.
Thuốc lá giả là một ngành thủ công nghiệp mờ ám có quy mô lớn trong khi nhiều cơ sở sản xuất thuốc lá nhỏ lẻ của Trung Quốc hiện khá là bí mật, dưới những tầng ngầm hoặc trong các căn phòng bí mật chỉ có thể ra vào bằng những đường hầm. Như các nhà báo và chuyên gia về quyền sở hữu trí tụê James Nurton đã ghi nhận, trong những cái hang được che giấu này, "những kẻ làm hàng giả sẽ thuê công nhân chỉ trong có ít ngày hoặc thậm chí vài giờ để sản xuất một mẻ thuốc lá điếu bằng các máy móc cũ rích và cuốn bằng tay thành phẩm."
Trong những hang ổ bí mật đó, thuốc lá đã trở thành một trong những kẻ sát nhân hiệu quả nhất của loài người, thậm chí thường trở nên nguy hiểm chết người hơn. Thực vậy, những loại thuốc Marlboro hay Camel giả này giành cho đấng nam nhi cường tráng hay loại Virginia Slim cho phụ nữ có thể chứa chất cadmium nhiều gấp năm lần so với những điếu thuốc lá thật, chất than chì nhiều gấp sáu lần, và lượng thạch tín độc hại ở mức cao.
Một khu vực sinh lợi tương tự trong nền sản xuất thương mại giảm giá của Trung Quốc là những phụ tùng xe hơi. Những hàng giả sao chép lậu của Trung Quốc chiếm tới 70% trong tổng số các đồ phụ tùng xe hơi giả hiệu trên thế giới, và không khác gì một lá cờ đỏ tươi sáng của bất cứ khách hàng tương lai nào, có hơn nửa trong tổng số xe hơi của Trung Quốc chứa những đồ giả.
Trái ngược với những hoạt động làm thuốc lá giả được phân tán cao độ, trò làm nhái bộ phận xe hơi được tổ chức hợp lý. Các sản phẩm giả mạo bao gồm mọi thứ từ miếng đệm chân phanh, màng lọc dầu và dây cuaroa quạt gió cho tới tấm chắn bùn, khung chứa động cơ, kính chắn gió và cần gạt nước. Những xe mới được bán ra thường định sẵn một "giá bán chịu lỗ" đã tạo nên một thị trường đen cho các phụ tùng thay thế, hiện tượng làm giả đó tiêu biểu cho một dạng méo mó đặc biệt của nền kinh tế "bong bóng xà phòng" gây tổn hại sâu sắc tới khoảng lời nhuận đã xuống tới mức thấp nhất trong nền công nghiệp xe hơi hợp pháp. Đúng như những gì đã được lưu ý trong tạp chí Forbes, " Những đồ phụ tùng xe hơi thay thế mang lại lợi nhuận cho các công ty sản xuất xe hơi, cũng tương tự như loại bắp- rang- bơ được bán trong các rạp chiếu phim. Đó là cách họ trả tiền thuê mướn rạp chiếu phim."
Cũng có những vấn đề an toàn đáng kể cho một ngành công nghiệp mà trong đó nhiều tấn kim loại di chuyển với tốc độ cao phải phụ thuộc vào mức độ đáng tin cậy của thiết bị. Trong một số trường hợp, chất lượng và vẻ bên ngoài của các linh kiện xe hơi giả là quá hoàn hảo đến nỗi khó phân biệt được giữa một sản phẩm giả và một sản phẩm thứ thiệt. Trong nhiều trường hợp khác, các phụ tùng này có chất lượng tồi đến nổi chúng bị hư hỏng ngay từ đầu và thường dẫn tới hậu quả nguy hiểm. Như đã được tường thuật lại trên tờ Automotive News, một số trong "nhiều câu chuyện rùng rợn" bao gồm "những má phanh hãm được chế từ cỏ khô ép, mùn cưa hoặc bìa cứng; dầu hộp số được làm bằng dầu rẻ tiền nhuộm phẩm mầu; và giẻ rách thay thế cho màng lọc dầu."
Một trong những sản phẩm giả mạo nguy hiểm nhất của Trung Quốc là dược phẩm giả - từ Lipitor cho tới Viagra. Vai trò nổi bật của Trung Quốc trong buôn bán dược phẩm giả không phải chỉ vì khả năng sản xuất khổng lồ và mạng lưới phân phối sản phẩm phức tạp. Nó cũng còn bởi tính nhanh nhẹn giống như khi bạn nói "Xin quý vị vui lòng thực hiện theo toa thuốc này," những hàng giả khéo léo tới cao độ của Trung Quốc có thể làm ra từ những loại được gọi là hộp thuốc có mặt ngoài in theo kiểu hình nổi, những bao bì được uốn cong tạo hình rỗng như vỏ sò, hình ảnh ba chiều giả, và những viên thuốc đặc biệt quá tinh xảo và trung thực tới mức các công ty dược phẩm điển hình chỉ có thể phát hiện giả mạo bằng cách sử dụng phòng bào chế có máy móc phức tạp để kiểm tra. Năng lực làm đồ giả này là một kỳ công không nhỏ, đặc biệt kể từ khi các công ty dược phẩm tiếp tục tăng cường độ phức tạp về cách đóng gói hàng hóa của họ trong một nỗ lực ngăn chặn nạn hàng giả.
Tài khéo léo của người Trung Quốc nổi trội trong việc làm hàng nhái tinh vi cao độ, với những nhân tố tương tự như vậy đã cho phép Trung Quốc trở thành sàn công xưởng của thế giới. Tầm quan trọng bậc nhất trong đó là cơn thác lũ đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước này có thể đưa mọi máy móc tinh vi thế hệ mới nhất cần thiết cho việc đánh bại bất cứ loại dược phẩm hay sản phẩm nào để giành cho được lợi nhuận.
Khi những viên thuốc và khâu đóng bói bao bì được hoàn thiện, những nhà kinh doanh dược phẩm giả của Trung Quốc liền thực hiện nhiều khâu chuyên chở, phân phối, và kênh bán hàng tương tự đã được thiết lập cho những mục đích được hợp pháp hóa bởi các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, để phân phối các sản phẩm giả đi khắp thế giới.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc theo hình thức bề ngoài là ngăn chặn, nhưng có một thực tế xấu xa nhỏ mọn ở đây là những hoạt động sao chép bất hợp pháp ở Trung Quốc đã góp phần đáng kể tới 20% hoặc hơn trong mức tăng trưởng GDP, và những kẻ trộm cắp được nhà nước thừa nhận là một thành phần sống còn cho chính sách của chính phủ, tạo ra hàng triệu việc làm, giúp hạn chế lạm phát, và nâng mức sống của nhiều người dân Trung Quốc. Như chuyên gia chống hàng giả Li Guorong đã lưu ý, "Hoạt động sản xuất hàng giả giờ đây quá lớn mạnh tại Trung Quốc mà hành động quyết liệt của nó có thể nghiền nát nền kinh tế chỉ qua một đêm [và] thậm chí làm mất ổn định cả một chính phủ, nơi các nhà máy và các cửa hàng sản xuất tiêu thụ hàng giả thường thuộc về các nhân vật quan trọng trong quân đội và giới chính trị địa phương."
Những động cơ kinh tế và chính trị này đối với hàng hóa sao chép bất hợp pháp của Trung Quốc được ủng hộ mạnh mẽ bởi một tập hợp các quy phạm văn hóa bắt nguồn từ sự liên kết vô luân giữa một chủ nghĩa cộng sản của Mao 60 năm tuổi và một Đạo Khổng hàng trăm năm tuổi. Vấn đề cốt tử là ở chỗ chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 trên cơ sở sự xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân. Vì vậy, ở đó vẫn tồn tại vài thế hệ những nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự tin rằng, như cựu đại sứ Hoa Kỳ James Lilley đã nhận thấy, "bất kể công nghệ nào trên thế giới cũng đều là tài sản của quần chúng nhân dân".
Khi một người mào đó thêm vào phiên bản của chủ nghĩa Mao về quyền sở hữu tài sản này một liều lượng đáng kể của Khổng giáo, cái bức tranh hàng giả hàng nhái sẽ trở nên rõ ràng sắc nét hơn rất nhiều. Từ thời xa xưa, Khổng giáo đã sùng bái sự bắt chước, hơn là xỉ vả mắng nhiếc nó. Kết quả đem đến là cái phòng bào chế hoàn hảo của nền kinh tế, chính trị và văn hóa cho một sự bùng nổ hàng giả và hàng nhái. Người mua hàng phải chịu trách nhiệm về hàng hóa mà mình đã nhận!
Peter Navarro là một giáo sư thương mại của trường Đại học University of California Irvine, một cộng tác viên của đài CNBC, và là tác giả cuốn The Coming China Wars.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
-------------------------------------------------------------------------------------
ASIA TIMES
Chargers join China's deadly imitations
By Peter Navarro
Aug 1, 2008
Beware of cheap Chinese products that can kill you. In the wake of last year's massive recall of deadly toys, this warning is proving once again to be all too true. In this latest case, the BBC and other news media reported this month the recall in Britain of hundreds of thousands of counterfeit Chinese chargers used primarily for Nintendo Game Boys but which also have application for mobile phones, personal digital assistants, MP3 players, and other game consoles.
The "cheap Chinese products" part of our warning is particularly relevant here because the chargers in question are retailing for less than half the price of the safe, legitimately branded chargers. Moreover, many of the chargers are being peddled over the Internet, where there is far less oversight than in more traditional outlets.
As for the "can kill you" part, you can be electrocuted by the faulty wiring, as a seven-year child was by a fake Chinese charger bought in Thailand. Alternatively, the charger can blow up in your face or simply burn your house down while you are sleeping at night. The problems range from detached wires to charger pins that don't fit properly into sockets and thereby overheat.
This incident is particularly troubling given the increasing reliance all of us have on electronic chargers. For example, in my own household, I can count no less than 12 chargers, for everything from iPods, mobile phones and Bluetooth headsets to, yes, my kid's Game Boy. That's a lot of chargers to be working overnight like ticking fire bombs.
The broader problem here is China's economic addiction to counterfeiting and piracy. In fact, China accounts for two-thirds of all the world's pirated and counterfeited goods. The long list of purloined products includes consumables like baby food, soft drinks and hard liquor as well as common household products such as makeup, perfumes and razors. It likewise encompasses big-ticket items like air conditioners and refrigerators. It extends even to the lofty elevator and the lowly toilet seat.
Here is one typical "ghost-shift" scenario of how such piracy occurs in what has become a global supply chain of piracy and counterfeiting. A factory in China is hired by a multinational to make 1,000 units of a product per day. However, rather than just run two regular eight-hour shifts to produce the contracted-for amounts, the factory also runs a third "ghost shift" then ships the extra 500 items out the back door.
One of the most lucrative - and dangerous - counterfeit sectors in China is cigarettes. Rivaling any one of the big multinational producers, China churns out 65% of the world's counterfeit sticks. Of the more than 35 billion cigarettes it produces annually, almost 30 billion are exported.
Cigarette counterfeiting is largely a clandestine cottage industry as many of China's small cigarette production facilities are quite literally underground, either in basements or in subterranean rooms accessible only by tunnels. As journalist and intellectual property rights specialist James Nurton has noted, in these hidden dens, "counterfeiters will hire workers for just a few days or even hours to produce a batch of counterfeit cigarettes using old machines and hand-rolling the finished product."
In such clandestine environs, cigarettes, already one of the most efficient killers of the human species, often become even more deadly. Indeed, those counterfeit Marlboros or Camels for the macho male set or those fake Virginia Slims for the ladies may contain five times as much cadmium as genuine cigarettes, six times as much lead, and high levels of poisonous arsenic.
An equally lucrative sector of China's knock-off economy is that of replacement auto parts. Chinese pirates account for 70% of all counterfeit auto parts in the world, and, as a clear red flag to any prospective consumer, more than half of all Chinese vehicles contain counterfeit components.
In contrast to the highly decentralized cigarette counterfeiting operations, auto part piracy is well-organized. Fake products include everything from brake pads, oil filters and fan belts to fenders, engine blocks, windshields and windshield wipers. Given that selling new cars is often a "loss leader" to establish a lucrative aftermarket in replacement parts, such counterfeiting represents a particularly crippling form of economic "cream skimming" that cuts deeply into the bottom line of the legitimate auto industry. As has been noted in Forbes, "Replacement parts are to car companies what popcorn is to movie theaters. It's how they pay the rent."
There are also significant safety issues for an industry in which several tons of metal traveling at high speeds depends on equipment reliability. In some cases, the quality and appearance of the fake auto parts is so good that is difficult to distinguish between a fake and an original product. In many other cases, the parts are of such poor quality that they are doomed to early and often dangerous failure. As reported in Automotive News, some of the "many horror stories" include "brake linings made of compressed grass, sawdust or cardboard; transmission fluid made of cheap oil that is dyed; and oil filters that use rags for the filter element."
One of the most dangerous counterfeit Chinese products is fake prescription drugs - from Lipitor to Viagra. China's dominant role in the counterfeit drug trade is not just because of a huge production capacity and sophisticated distribution network. It is also because as fast as you can say, "Can you fill this prescription, please," China's highly skilled pirates are able to reproduce the so-called blister packaging, vacuum-formed clamshells, fake holograms, and distinctive pills so artfully and faithfully that drug companies typically can only detect fakes by using complex lab testing. This counterfeiting capability is no small feat, particularly since pharmaceutical companies continue to boost the complexity of their packaging in an effort to thwart counterfeiting.
The ability of the Chinese to excel in highly sophisticated piracy is attributable to precisely the same factors that have allowed China to become the world's factory floor. Chief among them is the flood of foreign direct investment that has brought in all the latest sophisticated machinery necessary to knock off whatever drug or product from which money can be made. When the pills and packaging are complete, China's counterfeit drug dealers then harness many of the same transportation, distribution, and sales channels established for legitimate purposes by foreign companies in China to distribute the illegitimate products worldwide.
China's ritualistic government crackdowns notwithstanding, the dirty little truth here is that China's pirate activities contribute as much as 20% or more of GDP growth, and this state-sanctioned theft is a vital component of government policy that creates millions of jobs, helps control inflation, and raises the standard of living for many of the Chinese people. As anti-counterfeiting expert Li Guorong has noted, "Counterfeiting is now so huge in China that radical action would crash the economy overnight [and] even destabilize a government where counterfeit factories and warehouses are often owned by local military and political grandees."
These economic and political motives for Chinese piracy are strongly reinforced by a set of cultural norms that flow from an amoral fusion of a 60-year old Maoism and a centuries-old Confucianism. The core problem is that the government of the People's Republic of China was founded in 1949 on the abolition of private property. Thus, there exists several generations of Chinese executives who truly believe that, as former US ambassador James Lilley has noted, "any technology in the world is the property of the masses".
When one adds to this Maoist version of property rights a large dose of Confucianism, the counterfeiting and piracy picture comes much more sharply into focus. Since ancient times, Confucianism has revered, rather than reviled, imitation. The result is the perfect economic, political, and cultural laboratory for a counterfeiting and piracy boom. Caveat emptor!
Peter Navarro is a business professor at the University of California Irvine, a CNBC contributor, and author of The Coming China Wars. www.peternavarro.com
(Copyright 2008 Peter Navarro.)
http://www.doi-thoai.com/baimoi0808_036.html
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment