Từ Ngọc Lê (Bạn Đường số 68 ngày 26/6/2008)
Chiều chủ nhật 15/6/2008, chúng tôi phải ngừng ngang bữa cơm do VPLL tổ chức tại tư gia của anh chị Nguyễn Quý Toàn ở Villjuif, nhằm gây quỹ cho BTC Lễ Vinh Danh 60 Năm Cờ VN Tự Do vào ngày 6/7 tới, để đi Bussy Saint Georges theo lời mời của các hội đoàn tại đây, nhân buổi trưng bày mô hình tượng đài mang tên «Rêve de la Mère» (Niềm Ước Mơ Của Mẹ) tại Phòng hội thị xã này.
Trong buổi gặp gỡ này, ngoài chúng tôi (tôi, anh Tửng, TTK/ VPLL và anh Giáp, THSNVN/ Paris), trong hội trường đã có mặt bà Kim, một phụ nữ gốc Việt, hiện là Phụ tá Thị trưởng, một vị nữ dân cử địa phương, phóng viên của tờ báo địa phương (tờ La Marne), anh Nguyễn Trinh Nghĩa, hội Bussy Saigon, anh Vũ Đình Lâm, điêu khắc gia, tác giả tượng, anh Thanh, đại diện THSV và khoảng hơn 20 người gồm BTC và quý đồng hương cư ngụ trong vùng.
Đầu tiên, anh Nghĩa trình bày diễn tiến của việc thành hình tượng đài này. Từ giai đoạn hội họp các hội đoàn người Việt tại đây để đi đến thống nhất nội dung, đến gợi ý, và vận động chính quyền địa phương.
Công việc tuy tế nhị và khó khăn, nhưng cuối cùng đã mang đến kết quả cụ thể đầu tiên: ngày 3/3/2008, Hội đồng thành phố Bussy Saint Georges đã quyết định chính thức cho đặt tên «Place de Saigon» ở ngã tư Bld des Gênets và rue André Malraux, đồng thời một tượng đồng sẽ được đặt ở đây để «tưởng niệm cuộc ra đi của thuyền nhân VN» và «Tri ân nhân dân Pháp đã mở rộng tay tiếp đón» mà mẫu của bức tượng mang tên «Niềm ước mơ của Mẹ» này do điêu khắc gia Vũ Đình Lâm phác thảo đang được trưng bày để mọi người cùng trao đổi ý kiến.
Tiếp đó, anh Vũ Đình Lâm lên trình bày về công việc cũng như những ý nghĩ biểu tượng của tác phẩm.
Theo anh, Mẹ là một biểu tượng quan trọng của người VN, Mẹ luôn muốn con mình ngày một tốt hơn. Mẹ phải chấp nhận bao gian nguy để mong con mình có một tương lai, Mẹ là một biểu tượng mạnh tiêu biểu cho cộng đồng VN chúng ta. Trong việc hội nhập vào đời sống của xã hội Pháp, lưu lại trên đất Pháp hình ảnh về người VN sống trên đất Pháp, hội nhập nhưng không quên nguồn gốc. Lưu lại trên đất Pháp những bằng chứng để nhắc nhở con em chúng ta sinh ra và lớn lên tại đây biết và lưu giữ trong tâm tư rằng chúng là người VN, của cộng đồng VN.
Hình tượng người Mẹ VN mặc áo tứ thân, với tà áo bay tung trong gió giống như cánh buồm đưa con thuyền tới đích: hai tay nâng đứa con nhỏ trong mộng ước con mình sẽ có một tương lai.
Theo anh Lâm, tượng sẽ đúc bằng đồng cao 2,50m đặt trên bục cao 0,50m trong một hồ nước tròn vừa mang ý nghĩa «vuông tròn» và hồ nước này sẽ như một đại dương đưa con thuyền của Mẹ tới bến bờ bình an.
Trong phần góp ý, cả anh Tửng và Giáp đều có ý kiến giống nhau: phải có một biểu tượng mạnh và rõ hơn, đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ mà chúng ta đang còn giữ trong tâm tưởng mặc dù đã có chữ «thuyền nhân VN». Ý kiến này có thể giải quyết là khắc trên tấm bảng đồng dưới chân tượng.
Anh Giáp còn thêm ý kiến riêng với điêu khắc gia Vũ Đình Lâm là tại sao «Rêve de la Mère» mà không là «Espoir...».
Anh Phan Đình Thìn, một người hoạt động văn hóa trong vùng cũng đề nghị bỏ bớt chữ «Niềm», vì «Ước mơ của Mẹ» gọn và mạnh hơn, vv...
Vị dân cử và anh phóng viên của báo địa phương cũng chúc BTC sớm hoàn tất công việc để có thể cụ thể hóa lòng mong đợi của mình cũng như việc làm cho thành phố đẹp hơn lên.
Dịp này, anh Lâm cũng cho biết gia đình anh cũng là boat people, anh không thể phản bội lại tinh thần của cha mẹ anh.
Anh Nghĩa cũng cho biết, sau khi cùng anh Lâm tham khảo nhiều nơi, bức tượng đồng trên cần một ngân khoản 50.000 Euros và kêu gọi sự đóng góp của đồng hương, và anh nhấn mạnh: «Nếu tổ chức hay cá nhân nào góp từ 2.000 _ thì tên của hội đoàn hay cá nhân đó sẽ được khắc trên bảng đồng gắn dưới chân tượng». Và «như vậy, chỉ cần 30 hội đoàn hay cá nhân» là công việc có thể hoàn tất.
Cuộc hội kiến lần đầu, tuy cũng còn nhiều điểm cần bàn lại. Nhưng phải công nhận đây là một nỗ lực đáng hoan nghênh của đồng hương và các hội đoàn VN tại Bussy Saint Georges vì nhờ cuộc vận động này, cộng đồng VN chúng đã chính thức có một nơi mang tên «Place de Saigon» và một tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đầu tiên trên đất Pháp.
Trong công cuộc vận động đầy ý nghĩa và thành công này, ngoài hội Bussy Saigon, tưởng cũng cần nhắc tới những quyết tâm và lập trường của đại diện 2 hội đoàn người Việt sinh hoạt tại đây: cô Trần Dung Nghi (Hội Thanh thiếu niên VN, Paris, Pháp) và anh Thanh (THSVVN/Paris).
Cũng cần ghi nhận, trong câu chuyện «bên lề», nhiều điều hay ho cũng được hé lộ: có một hội đoàn người Việt gốc ở tận Lognes cũng nhảy vào với mục đích cao đẹp là đòi lấy tên «HàNội» thay vì «Sàigòn» và bỏ cái câu «Thuyền nhân VN» khó chịu kia đi... mà đám người này khi tới Pháp cũng đã nhanh chóng ngửa tay ra xin cho được «quy chế tÿ nạn».
Thủ lãnh của nhóm này là nhà tranh đấu hòa giải hòa hợp Sầm Gia Kẻng, quốc tịch Tàu (hậu duệ của tướng Tàu Sầm Nghi Đống, người đã bị vua Quang Trung vây khốn, sợ quá phải treo cổ tự tử ở gò Đống Đa năm nào) và cũng có cả tên nữa là Tư Hồng Kẻng, quốc tịch nửa Tây nửa Việt (hậu duệ của cô Tư Hồng, một phụ nữ hành nghề bán dâm ở VN đã kết hôn với một sĩ quan Pháp hồi đầu thế kỷ 20)./.
Từ Ngọc Lê (Bạn Đường số 68 ngày 26/6/2008)
Cộng đồng VN đã gửi tới nước Pháp một tặng phẩm đầy ý nghĩa . Theo Arnaud Dewaste(La Marne, ngày 18/6/08)
Hình (từ trái qua): Christophe Nguyễn (Hội Bussy Saigon), Bà Kim, phụ tá Thị trưởng Bussy, điêu khắc gia Vũ Đình Lâm... chụp hình chung trước mô hình «Niềm Ước Mơ Của Mẹ». @ Arnaud Dewaste(La Marne, ngày 18/6/08)
Hơn 30 năm sau thảm kịch thuyền nhân và Sài Gòn thất thủ, công đồng VN đã tri ân nước Pháp, nơi tiếp đón, nhưng cũng là nơi hội nhập. Sự thai nghén của tượng đài tương lai sẽ được đặt tại công trường Guynemer đã được khởi sự.
Một người đàn bà với đôi tay nâng cao đứa con giống như động tác hướng về tương lai: đó là ý nghĩa của bức tượng cao 2,50m sẽ đặt tại công trường Guynemer. Tháng 3 vừa qua, HĐ thị xã Brssy Saint Georges đã chấp thuận các điều trên.
Chủ nhật vừa qua, công chúng có thể quan sát mô hình bằng thạch cao, cao 1,50 m, trưng bày tại phòng hội Maurice Koelh (của thị xã).
Giới thiệu mô hình cũng là dịp để tác giả chứng tỏ rằng ông nắm vững kỹ thuật để thực hiện một tác phẩm với tầm vóc lớn. Điêu khắc gia kiêm họa sĩ, cựu sinh viên trường Mỹ thuật Sài Gòn, Vũ Đình Lâm, một nghệ sĩ VN 45 tuổi, đã được biết đến khi ông là 1 trong 10 người dẫn đầu (trong số 50.000 ứng viên) trong cuộc thi vẽ mẫu tem của Pháp vừa qua.
Vũ đình Lâm và Niềm Ước mơ của Mẹ
@ Arnaud Dewaste(La Marne, ngày 18/6/08)
Thuyền nhân
Vũ Đình Lâm tiêu biểu cho trang sử đau buồn về thuyền nhân VN: đến Pháp hồi thập niên 1980 sau khi đã làm kiếp thuyền nhân. Nhà nghệ sĩ mang cái nhìn về hiện tại và tương lai. «Bức tượng hướng về hy vọng, Lâm không muốn sống với quá khứ nữa», Christophe Nguyễn, chủ tịch hội Bussy Saigon cũng là đồng cộng tác trong chương trình này tâm sự
Niềm Ước Mơ Của Mẹ
Bức tượng trưng bày hôm Chủ Nhật được đặt tên «Niềm Ước Mơ Của Mẹ» cũng được thể hiện trong tinh thần cải cách: «Người mẹ này mang giấc mơ được thấy con mình sống với tương lai hạnh phúc nơi đây. Tà áo gợi ra cánh buồm của con thuyền, chi tiết duy nhất nhắc đến quá khứ», Christophe Nguyễn giải thích, và thêm: «Nhiều hội đoàn VN ở Bussy Saint Georges và vùng Ile de France đã có ý định thực hiện tượng đài để tưởng niệm thuyền nhân và để tri ân nước Pháp, nơi tiếp đón và cũng là quê hương của Nhân quyền».
Cùng nhau xây dựng
Christophe Nguyễn sinh tại Saigon ở giai đoạn nơi đây còn là xứ Đông Dương. Tới Pháp 1973, khoảng 50 tuổi, có gia đình và 2 con. Ông tham dự những hoạt động tại Bussy Saint Georges, đặc biệt với những «Restos du Coeur» hay «Virades de l'espoir».
Với Christophe Nguyễn, sự hội nhập càng dễ dàng hơn nếu ta ý thức rõ ràng: nó liên hệ đến việc tham gia và xây dựng xã hội.
Hơn là một cái bảng tưởng niệm, Christophe Nguyễn đã biết thuyết phục những người chung quanh và cả ông thị trưởng Yves Rondeau cũng như nhà nghệ sĩ sống ở Bussy để thực hiện một tượng đài.
Ông thị trưởng Yves Rondeau cũng đã chỉ định công trường Guynemer, nơi sẽ được đổi tên là «Place de Saigon» là nơi đặt tượng đài. «Công trường này rất thuận lợi vì nó hướng về tương lai và tuổi thơ. Thêm nữa, ở đây là nơi rất tiêu biểu vì nó quy tụ một trường Trung học đệ I cấp (Collège), một trường Trung học Đệ II cấp (lycée) và một khu thể dục thể thao».
Bây giờ, chỉ còn việc là các hội đoàn VN tìm tài chánh để thực hiện tượng đài bằng đồng cao 2,50m. Nhiều hội đoàn như Bussy Saigon và Tổng hội Sinh viên VN tại Paris đã đáp lời...(...)./
Theo Arnaud Dewaste(La Marne, ngày 18/6/08)
@ Hình trích ra từ site http://statuedebussy.over-blog.com/
T I N P A R I S
Christophe Nguyễn ước mong mọi người đều cảm nhận được những hàm ý tiềm ẩn của bức tượng mang tên " Niềm Ước Mơ Của Mẹ " như sau .
-Tỏ lòng tôn kính tri ân nước Pháp, Đất Dung Thân và Quê Hương của Nhân Quyền.
- Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt nam đã không quản ngại mọi hiểm nguy của Đại Dương, đã liều thân ra đi tìm Tự Do.
- Bằng chứng thể hiện qua bức tượng mà chúng ta hiến tặng thành phố, về khả năng hội nhập mỹ mãn và sự đóng góp tích cực của Cộng Đồng người Việt vào sự tô điểm mỹ lệ cho thành phố.
- Qua bức tượng nầy, ước vọng rằng thanh thiếu niên và những thế hệ hậu sinh của chúng ta đang sống trong lòng xã hội Pháp vẫn luôn còn tưởng nhớ dến tổ tiên và nguồn gốc Việt .
Hai nhật báo đã đến làm phóng sự, đó là nhật báo " Bạn Đường" với Ông Phan Đình Thìn và "La Marne" với Ông Deawaste và một đài truyền hình địa phương do Ông Joel VIEY.
Những vị dân cử của toà Thị sảnh (Hai Phó thị trưởng : Chị KIM Ngouansavanh Nguyen và Ông Claude LOUIS ) cùng những cố vấn thành phố ( Bà Yvette RICHARD, các Ông Dominique BIJARD và Eric ZENON ) cũng đã đến ủng hộ chúng tôi. Đặc biệt là Ông Thị trưởng Hugues RONDEAU và Bà Dân Biểu của vùng Seine et Marne Chantal BRUNEL đã thân hành đến dự khán dù thì giờ rất eo hẹp. Chúng tôi vô cùng cảm tạ sự ủng hộ của quý vị.
Vào dịp nầy, Bà Dân Biểu BRUNEL có hứa tặng chúng tôi một ngân khoản quan trọng để tham gia vào việc thực hiện bức tượng nầy.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment