Friday, August 1, 2008

Chế độ CSVN "kềm kẹp , quan liêu va tham nhũng " qua Báo chí trong nước .

TinParisChỉ cần đọc qua các tờ báo trong nước, chúng ta sẽ thấy rõ chế độ hiện nay ở Việt Nam là một chế độ công an trị, và dựa vào chủ thuyết Mác – Lê nin và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng tôi xin trích vài đoạn sau đây của Báo Saigon Giải Phóng On Line từ tháng 9.2007 đến tháng 7.2008 để quý bạn nhận thức sự « kềm kẹp, quan liêu » của chúng đối với người dân « thấp cổ bé miệng » như thế nào , và sự « bao che nội bộ » ra làm sao.

1- Hiện nay, CSVN đang tổ chức lại « hệ thống » tổ chức thành phố như sau đây để kiểm soát « hộ khẩu » :

Mỗi tổ dân phố chỉ còn 70 hộ :
Thời gian tới, TPHCM sắp xếp lại các khu phố, tổ dân phố có quy mô lớn theo hướng mỗi khu phố chỉ còn khoảng 700 hộ, tổ dân phố dưới 70 hộ, tổ nhân dân dưới 50 hộ. Hiện nay, toàn TP có 536 khu phố có từ 500-700 hộ; 407 khu phố có 700-1.000 hộ; 193 khu phố trên 1.000 hộ. Còn tổ dân phố, hơn 4.220 tổ có quy mô 70-100 hộ; 1.357 tổ có 100-150 hộ; 326 tổ có từ 150 hộ

Như vậy , theo tài liệu thống kê năm 2006, tổng số dân là … 84 triệu người , dân số thành phố là 23 triệu , dân số nông thôn là 61 triệu. Chúng ta không bàn ở đây về tổ chức « kềm kẹp » ở nông thôn, mà chỉ đặt trọng tâm về thành phố.

Với giả thuyết mỗi hộ gồm có 10 người, tổng số hộ ở thành phố là 2.300.000 ( 23.000.000 / 10 ). Mỗi tổ dân phố gồm 70 hộ, như vậy tổng số « dân phố » sẽ là 32000 ( 2300.000/ 70). Như vậy chúng ta sẽ có 32000 ông « dân phố trưởng » để theo dõi « dân phố ». Đồng thời, số “ khu phố trưởng “ sẽ là 3200 ( 2300.000 /700) . Nói tóm lại, tối thiểu là sẽ có 35000 người theo dõi dân các thành phố. Nếu tính luôn 2 thành phần cảnh sát và công an , số người « kềm kẹp » dân chúng có thể lên đến 200000 người là ít.

Đó là chưa kể , sự kiểm soát ở nông thôn có phần giản dị hơn , vì một người lạ khó trà trộn sống trong làng mà không bị phát giác, và hơn nửa ít có những người ở ngoại quốc về như ở thành phố..

Sau đây là những đoạn văn trích từ Báo Saigon Giải Phóng On Line ( những tựa đề màu xanh là của TinParis )

2. Sự kiểm soát trong nộI bộ Đảng : « có con kết hôn với người nước ngoài ».

Thứ hai, 19/11/2007, 00:27 (GMT+7)
"Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Nếu sinh con thứ tư thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng” - Đó là một trong những nội dung của Quy định số 94-QĐ/TƯ (tháng 10-2007) của Bộ Chính trị về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”.
Ngoài ra, quy định này cũng nêu: những trường hợp sử dụng “bằng giả” để được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, hay có con kết hôn với người nước ngoài mà không báo cáo thì bị khiển trách.

3. Trong mặt trận Tư Tưởng , giảng viên chánh trị « nhồi sọ Đảng viên » với luận điệu cũ rích ( thay đổi chổ nào ? hòa hợp với ai ? )

Là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng của Đảng, người giảng viên chính trị phải có sự nhạy cảm chính trị, nhạy bén với cái mới, bám sát và đưa được hơi thở của thực tiễn, của cuộc sống vào bài giảng. Họ phải có dũng khí của người cách mạng, phê phán cái xấu, cơ hội và phản động; đấu tranh không khoan nhượng với các luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

4. Những nhà trọ phải báo cáo với công an ..300 tổ tự quản trong các nhà trọ

Đến nay, TPHCM thành lập 300 tổ tự quản trong các nhà trọ, trong đó tập trung chủ yếu ở các quận 2, 7, 9, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Củ Chi. Thành viên của tổ thường là chủ nhà trọ và 2 công nhân. Thời gian qua, nhiều tổ làm khá tốt công tác tuyên truyền, vận động công nhân có ý thức thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự… Đáng chú ý, nhiều tổ tự quản đã nắm bắt kịp thời nhiều vấn đề bức xúc và tâm tư nguyện vọng của công nhân, phản ánh với chính quyền địa phương để có biện pháp giải quyết sớm, hạn chế phát sinh tiêu cực.

5. Phải có người của Đảng ở tất cả mọi nơi.

Hóc Môn: 3,19% doanh nghiệp tư nhân có tổ chức Đảng
Thứ hai, 26/05/2008, 00:02 (GMT+7)
Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, Huyện ủy huyện Hóc Môn đã thành lập mới Đảng bộ Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên cơ sở sáp nhập 7 chi bộ ngoài quốc doanh trực thuộc Huyện ủy.
Theo đánh giá của Huyện ủy Hóc Môn, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân có tổ chức Đảng còn thấp (mới đạt 3,19% so với yêu cầu 20%); tỷ lệ đảng viên trong tổng số lao động chỉ đạt 0,41% (107 đảng viên/25.821 công nhân lao động).

6. Dân đi thưa nhà cầm quyền coi chừng bị bõ tù ngược !

Khiếu nại tố cáo: Không thể không biết luật ( làm như có luật thật sự công bằng )
Thứ tư, 16/07/2008, 23:21 (GMT+7)

Theo Quyết định 132 của UBND TP về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp: Giám đốc Công an TP chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các cấp, các ngành có kế hoạch triển khai các biện pháp chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn, nơi tiếp công dân của các cấp, các ngành; phát hiện, chỉ đạo xử lý kịp thời các cá nhân có hành vi sau: kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; lợi dụng việc khiếu nại tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của từng cá nhân nêu trên, ngành công an chủ động lập hồ sơ nghiệp vụ để xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định…

Và đây là « Mặt Thật « của Đảng CSVN :

A. Luật ở đâu , sao không đem ra áp dụng ?
SGGP:: Cập nhật ngày 23/09/2007 lúc 23:07'(GMT+7)

Tại hội nghị cán bộ toàn quốc về xây dựng Đảng (diễn ra tại TPHCM vào giữa tháng 9-2007), Ban Tổ chức Trung ương đặt vấn đề: nếu giới thiệu được nhiều cán bộ tốt, có thể biết người đứng đầu công tâm, có quan điểm, phương pháp đánh giá cán bộ đúng. Ngược lại, ai đề bạt những cán bộ kém năng lực và phẩm chất thì có thể biết người đứng đầu quan liêu, thậm chí có động cơ không trong sáng. Tuy nhiên khi thảo luận, lại không dễ quy trách nhiệm cho người đứng đầu.

Trách nhiệm tới đâu?
Bàn về trách nhiệm người đứng đầu trong bổ nhiệm cán bộ, ông Bùi Quang Vinh (Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai) lập luận: “Làm chặt quá, sẽ khó cho người đứng đầu, thậm chí là không dám quyết!”.


B. Đánh giá đảng viên theo Quy định 76 - Cách nào khắc phục “căn bệnh” hình thức?
Chủ nhật, 03/02/2008, 23:08 (GMT+7)

Không thể nhận xét... liều

Cuối năm 2007, các chi bộ tiến hành phân tích chất lượng đảng viên, trong đó có kiểm điểm việc thực hiện nghĩa vụ đảng viên ở nơi cư trú. Hầu hết các nhận xét của cấp ủy địa phương đối với đảng viên đương chức ở nơi cư trú đều… tốt!

……..

Cũng có một vài đánh giá mang tính trực quan, cảm tính như “thấy giàu lên nhanh chóng”, “thấy có nhiều nhà”, “thấy ngày lễ, ngày tết có người tới biếu quà”… Những nhận xét như vậy chưa đủ căn cứ để đánh giá, xử lý theo Điều lệ Đảng.


C. Giải quyết khiếu nại: Sớm khắc phục sự chồng chéo
Thứ tư, 02/07/2008, 23:43 (GMT+7)

Một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại kéo dài là do sự chưa “ăn khớp” của luật, hiểu sao cũng đúng. Đây cũng là yếu tố quan trọng gây nên tình trạng “tiền hậu bất nhất” trong giải quyết khiếu nại.

D. Luật này “bỏ”, luật kia “giữ lại” . Quả đúng là Luật rừng !

Quá nhiều nơi... quyết!

Theo VPTCD TP, qua thực tế gần 10 năm thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung của luật này tại TPHCM và qua tham khảo ở các tỉnh và thành phố khác, cho thấy thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai đã không mang tính khả thi và hầu như từ trung ương đến địa phương, cấp nào cũng vi phạm thời hạn giải quyết.

..........
Vụ “Giả mạo cả chỉ đạo của Thủ tướng để chiếm đất” tại quận Tân Phú kéo dài trên 20 năm mà Báo SGGP đã phản ánh, có 4 chủ thể chính tham gia giải quyết: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND TPHCM và sự tham gia ý kiến của Bộ Tài nguyên - Môi trường. Thế nhưng, cuối cùng cấp vụ của Thanh tra Chính phủ lại “chỉ đạo” trực tiếp cấp quận… dừng thi hành cả lệnh của Thủ tướng!


Chậm do đâu?
Thứ tư, 04/06/2008, 23:42 (GMT+7)

Năm 2007, các cơ quan chức năng của TPHCM tiếp nhận 16.993 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Cộng với số trong quý 1-2008 là 4.307 đơn, thì tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo mà người dân gửi đến lên tới hơn 21.000. Thế nhưng, từ hơn 1 năm qua, số đơn thư được giải quyết chỉ khoảng hơn 60%. Điều đáng nói là phần lớn đơn thư được giải quyết đều quá hạn về thời gian theo quy định 30 ngày (lần đầu) và 45 ngày (vụ việc phức tạp). Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Xử lý kỷ luật những cán bộ chậm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân”. Quy định là vậy, song chưa có một cá nhân nào bị xử lý kỷ luật vì chậm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Đùn đẩy

Cầm trên tay tập hồ sơ khiếu nại việc UBND quận 2 chậm thực hiện quyết định cưỡng chế trả lại đất đã được Thanh tra và UBND TPHCM kết luận từ năm… 1996, ông Nguyễn Duy Thạch (ngụ 80A/10 Cao Thắng, phường 4, quận 3) đứng tần ngần khá lâu trước cổng Thanh tra TP (số 13 Trần Quốc Thảo). “Giờ thì tôi không biết đi đâu nữa” – ông Thạch nói vậy khi nghe chúng tôi đề nghị nên trở lại UBND quận 2-nơi đã nhận đơn khiếu nại của ông cách nay hơn 10 năm.

Vụ Phạm Trung Thành giết hại 3 mạng người xảy ra đêm 10-5-2004 tại quận 4 mà Báo SGGP cách nay hơn 1 năm đã nhiều lần đề cập, tưởng đã kết thúc theo hướng những nghi vấn vì sao tên giết người được trả tự do - được làm rõ. Thế nhưng, mới đây chúng tôi lại chứng kiến bà Nguyễn Thị Út (81 tuổi, tạm trú số 4 Khánh Hội, phường 3, quận 4) - mẹ hai nạn nhân Tốt, Nguyệt lọm khọm “vác” đơn khiếu nại và cả đơn tố cáo đến Văn phòng Thành ủy, UBND, Ban Chỉ đạo TPHCM về phòng, chống tham nhũng, Viện KSNDTC tại TPHCM… yêu cầu làm rõ những khuất tất trong vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng này.

Cầm trên tay tập hồ sơ và những bài báo phanh phui sự thật về tên giết người được trả tự do, bà Út khẩn khoản nhờ tôi chỉ chỗ đi “gõ cửa” vì theo bà nói, đơn của bà cứ gửi ra các cơ quan trung ương ngoài Hà Nội thì lại được “dội” về TP. Văn phòng Thành ủy và Chủ tịch UBND TP đã nhiều lần gửi giấy thông báo “đã nhận được đơn khiếu nại của bà, mong bà chờ kết quả giải quyết”. “Giờ thì tôi không biết chờ đến bao giờ” – bà Út sụt sùi đưa tấm khăn lau vội giọt nước mắt, nói với chúng tôi.
Đó là 2 trong hàng chục trường hợp khiếu nại, tố cáo mà chúng tôi biết được trong thời gian qua. Rất nhiều trường hợp tương tự mà người dân chạy đến chúng tôi nhờ nhà báo lên tiếng. Thường chúng tôi chỉ biết làm mỗi chuyện là chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Điều chắc chắn, những đơn thư khiếu nại, tố cáo đó sẽ tiếp tục bị bị đẩy qua, đẩy lại…
Và né tránh

. “Đã có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật về sự chậm trễ này chưa?” – chúng tôi hỏi. Ông Quốc thừa nhận: “Chưa! Mà để anh em bị xử lý kỷ luật trong việc chậm trễ này thì họ sẽ… xin nghỉ việc hết”.

Khi còn làm Bí thư Thành ủy TPHCM, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhiều lần nói: “Có một thực tế hiện nay là ở nhiều địa phương, chính quyền rất sợ dân đi khiếu kiện, nên tìm cách né tránh, hoặc đùn đẩy lên trên”.

Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí Chuyển nhưng chưa động

Chủ nhật, 15/06/2008, 22:02 (GMT+7)

Thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thời gian qua nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tại TPHCM đã có những chuyển biến tích cực trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, kết quả của công tác này đạt được chưa cao; tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn không giảm, tính chất ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Tuy nhiên, số vụ tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện rất ít, thậm chí có nhiều nơi được cho là “có vấn đề”, nhưng thời gian qua không có vụ tham nhũng, tiêu cực nào được đưa ra xử lý.

Báo cáo một đàng, thực tế một nẻo

Tính đến đầu tháng 6-2008, trên địa bàn quận 9 có 198 dự án đầu tư phát triển, trong đó có gần một nửa là các dự án về nhà đất - lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và khiếu nại, tố cáo của công dân. Thế nhưng, từ năm 2007 đến nay quận chưa phát hiện được vụ tham nhũng, tiêu cực nào.

.......................
Tương tự, tại huyện Bình Chánh - địa phương được coi là “điểm nóng” về tình trạng chuyển nhượng đất đai, xây dựng trái phép. Thế nhưng, trong báo cáo kết quả công tác phòng chống tham nhũng từ năm 2007 đến nay, huyện không phát hiện, xử lý được vụ tham nhũng, tiêu cực nào.

.............................

Dẫn chứng thực tế tại huyện Bình Chánh cách nay 2 năm, ông Phúc nêu lại câu chuyện ghi âm được một số “cò” dụ ông mua đất, cất nhà không phép: “Cứ yên tâm đi, chỉ 10 đến 15 triệu đồng là lo được hết. Cả khu này (phường Bình Hưng Hòa – PV) đều là nhà không phép. Chính quyền có xử lý triệt để đấy, nhưng có cái “triệt”, có cái “để”.

Báo cáo lại vụ này, đại diện Thanh tra huyện cho biết, huyện đã khởi tố hình sự gần chục đối tượng. “Thế có cán bộ nào không?” – Ông Phúc hỏi. Vị cán bộ này trả lời: “Chỉ toàn “cò” thôi” (!?).

Không tính nổi thất thoát, lãng phí

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn hiện đang quản lý, sử dụng một quỹ đất khổng lồ với diện tích lên tới 2.392.629m2, trong đó có nhiều khu nhà xưởng, trụ sở làm việc nằm ở vị trí “đắc địa”.

Sau nhiều lần kiểm tra, rà soát lại, tổng công ty “nắm” được 161 cơ sở nhà đất của 21 đơn vị thành viên. Trong đó, mới chỉ có 9 cơ sở nhà đất của 5 đơn vị với diện tích hơn 70.000m2 được giao cho TP lập dự án đầu tư để khai thác theo quy hoạch. Số còn lại, phần lớn sử dụng không đúng mục đích hoặc kém hiệu quả.

Đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng đất và sự lãng phí, ông Trực không tính nổi mà chỉ đưa ra chi phí phải gánh chịu của các khoản: tiền thuê đất, trả lương người giữ đất, khấu hao… cũng hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Cũng tại doanh nghiệp này, trong năm qua đã phát hiện một vụ thất thoát tài sản tại Công ty Công nghiệp cơ khí Sài Gòn, với số tiền lên tới hơn 62 tỷ đồng.

Mặc dù giám đốc và kế toán trưởng công ty đã bị cách chức, khai trừ Đảng, doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản, song cái lớn nhất hiện nay là xử lý nợ nần thì không sao giải quyết được. Tình trạng này tồn đọng đã nhiều năm, dẫn đến một lượng rất lớn tiền của của Nhà nước không thu hồi được và đang có nguy cơ mất trắng.

Đó là những vụ điển hình của tình trạng thất thoát, lãng phí rất lớn hiện nay mà không cơ quan có trách nhiệm nào tính toán nổi. Như cách tính của ông Huỳnh Thiên Phúc, chỉ riêng khu vực các đơn vị kinh tế, thất thoát trong quản lý đất đai, quản lý chi phí sản xuất, nhân công, máy móc, vật tư, thiết bị… mỗi năm phải đến hàng ngàn tỷ đồng.

Nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu và không có cả những giải pháp quyết liệt đấu tranh với tham nhũng, lãng phí thì tài sản của dân, của nước sẽ ngày càng “đội nón ra đi”.


Vụ cán bộ “đóng thế” người dân ở quận 7: UBND quận 7 đã báo cáo sai sự thật với UBND TPHCM

Thứ tư, 16/07/2008, 23:26 (GMT+7)

Báo SGGP (số ra ngày 10-5-2007, 15-8-2007, 1-10-2007 và 19-6-2008) đã phản ánh việc cưỡng chế thu hồi đất hai dự án “Trường THCS Lê Văn Tám” và “Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 7” không đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là việc một cán bộ (ông Nguyễn Văn Sược, phường Bình Thuận) “đóng thế” vai người dân trong Hội đồng Bồi thường Giải phóng mặt bằng (HĐBTGPMB) dẫn đến việc ý kiến của người dân không được ghi nhận.

Ngày 26-9-2007, Báo SGGP đã nhận được công văn 2966/UBND-BTGPMB của UBND Q7 thừa nhận “thiếu sót” trong việc cử cán bộ “đóng thế” vai người dân và cho biết đã kỷ luật chủ tịch UBND phường Bình Thuận! Bất ngờ, vào ngày 21-6-2008, Chủ tịch UBND phường Bình Thuận Lê Văn Bòn đã có công văn số 65/UBND khẳng định “việc UBND Q7 đã kỷ luật chủ tịch UBND phường Bình Thuận là không đúng sự thật” bởi ông này chưa hề bị kỷ luật bao giờ!


KẾT LUẬN.

Dù báo chí ở VN có bị kiểm duyệt, nhưng đôi khi, CSVN cũng cho xã « xú páp » trước là để xoa dịu sự « thống khổ tột trời » của dân chúng, sau là hy sinh những kẻ được chọn làm các con « vật tế thần » đồng thời « khoác áo dân chủ » cho chế độ với các tờ báo dám « tố cáo » tham nhũng, tệ đoan xã hội. Đó là chưa kể , chúng « đánh bóng » cho những « kẻ đối lập cuội », và những kẻ « nằm vùng » ở hải ngoại qua những tin « mật » từ bên trong nội bộ đưa ra. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận định với « tinh thần tranh đấu », chúng ta sẽ thấy « mặt thật » của CSVN như thế nào để nói rõ cho mọi người đều biết và đó là nhiệm vụ của chúng ta

No comments: