Thursday, August 14, 2008

ĐỐI PHÓ VỚI NƯỚC LỚN

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG


Việt Nam nắm giữ một kỷ lục mà các quốc gia trên thế giới còn lâu mới phá nổi. Đó là kể từ ngày lập quốc, Việt Nam trải qua những thời kỳ chiến tranh dai dẳng mà không nước nào có thể bì kịp. Một trong những nguyên nhân chiến tranh dai dẳng là Việt Nam thường bị những nước lớn dòm ngó và can thiệp. Lúc đầu là quốc gia láng giềng như Trung Hoa, sau này đến những quốc gia phương Tây như Pháp, Liên Xô, Anh, Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Cộng phải khéo léo đi dây giữa hai nước đồng minh lớn viện trợ là Liên xô và Trung Cộng để có thể nhận viện trợ dồi dào từ cả hai nước đàn anh vốn đang có những xung khắc với nhau. Đến ngày hôm nay Liên Xô đã sụp đổ và Việt Cộng đương loay hoay đi dây giữa hai nước lớn là Trung Cộng và Hoa Kỳ để tìm sự sống còn cho chế độ của mình. Liệu Việt Cộng có thành công như ngày xưa đã đi dây giữa Liên Xô và Trung Cộng hay phải đối phó với sự xung đột không thể tránh khỏi của hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Cộng ? Câu trả lời không đơn giản vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố chính trị, quyền lợi kinh tế và con đường chiến lược mà hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Cộng đang theo đuổi.


Cuối tháng Bảy vừa rồi , Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng giải nhiệm một số tướng lãnh ở quân khu thủ đô. Giới quan sát chính trị suy luận rằng Thủ tướng Dũng muốn chặt tay chân những tướng lãnh thân Trung Cộng để mở đường cho phe phái thân Mỹ của mình nắm bộ máy quân sự. Mới đây Đài Á châu tự do RFA trong cuộc phỏng vấn ngày 31 tháng 7 năm 2008 với một sĩ quan Việt Cộng hồi hưu giấu tên đã cho thấy hai thế lực thân Tàu và thân Mỹ trong Đảng đấu đá nhau khá trầm trọng và điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho đất nước Việt Nam.


Sau đây là trích đoạn trả lời của viên sĩ quan Việt Nam trong bài phòng vấn trên

“..Nhưng chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh với nhau rất quyết liệt.


Cái thứ hai nữa là cái việc Hà Nội là địa bàn có thể nói là một trong những địa bàn trọng điểm và vô cùng quan trọng. Mình chỉ cần nói một cách đơn giản thôi. Việc tư lệnh một quân khu đóng tại Hà Nội – mà người ta đồng tình để người ta thay đồi – thực hiện cuộc cách mạng nào đó thì việc đó vô cùng dễ dàng. Khi đã thay đổi rồi thì lập tức tất cả các quân khu, các quân đoàn, các đơn vị khác không kịp trở tay.


Trong cái tình hình như hiện nay, về mặt quân đội, do vậy mà sự thay đổi này có thể là sự thay đổi trong sự chuần bị nào đó. Mà theo nhận định của cá nhân tôi, thay đổi một quân khu lớn như vậy, trọng điểm như vậy, rõ ràng là có một vấn đề gì đó.


Nếu như việc thay đổi này là hoàn toàn từ quyết định của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng và Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng có đủ quyền lực để thay đổi một cái việc như thế thì có nghĩa là phe thân Mỹ đã mạnh lên nhiều rồi. Thực tế phe thân Mỹ đã mạnh lên rất nhiều rồi.


Hiện bây giờ có hai vấn đề: một là Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ký cái việc này thì phải có một người nào đó trong quân đội ủng hộ. Dứt khoát như thế. Mà có lẽ mình thấy là bộ trưởng quốc phòng. Bộ trưởng phải ủng hộ, phải ủng hộ thì mới ký được cái việc như thế. Như vậy khi mà bộ trưởng ủng hộ thì có nghĩa rằng Bộ trường cũng có tư tưởng rất hướng về phía Mỹ trong việc hợp tác quân sự về mặt chiến lược và lâu dài.


Đã có những bước thay đổi rồi. Bao giờ quân đội cũng đặt ra tình huống Trung Quốc có thể bất ngờ tấn công, thì ai sẽ là người điều động quân đội để đối phó với tình huống như thế ?


Nếu mà còn giữ lại người thật sự thân với Trung Quốc thì chắc chắn họ sẽ không điều động quân, hoặc họ sẽ sử dụng hình thức tác chiến có hại cho phía quân đội Việt Nam hơn. Vì thế mà cuộc thay dổi này mình nghĩ là một cuộc thay đổi rất mạnh mẽ.


Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng như quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trước đây, tuy có thể đánh nhau trong quá khứ là việc của quá khứ, nhưng để bảo vệ lãnh thổ của tồ quốc thì như nhau, đều sẵn sàng hy sinh như nhau. Nhũng việc đó, tất cả những người lính và sĩ quan đều sẵn sàng, luôn sẵn sàng làm việc ấy bất cứ lúc nào.

Nhưng tại sao lãnh đạo cứ sợ những việc đó ? Quân đội ta không phải là mạnh, ngay cả bây giờ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không phải là mạnh, nhưng không đến mức độ hèn và yếu để mà lùi bước trước Trung Quốc.

Số sĩ quan trẻ rất là bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là Hiệp Định Biên Giới, rồi nào là Hoàng Sa, Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, Đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát dến vô cùng luôn.

Hèn đến mức mà mình cảm tưởng mình không thể sống được nữa, nếu mình cứ tiếp tục như thế này. Chả biết mình chiến đấu vì ai. Người lính thì dù mặc bộ quần áo nào, mục tiêu đầu tiên là bảo vệ nhân dân và bảo vệ tổ quốc, và bảo vệ lãnh thổ, sau đó bảo vệ cái gì đó thì mình không biết, nhưng hai cái trước thì mình không biết, nhưng hai cái trước phải đặt lên hàng đầu.


Cái thứ hai nữa là trong quá trình xây dựng chiến lược, phát triển các mối quan hệ quân sự thì mối quan hệ đầu tiên lớn nhất là hợp tác quân sự với Mỹ. Mặc dù Đảng không thích Mỹ một chút nào hết, có thể nói là ghét là khác, nhưng dứt khoát phải dựa vào Mỹ.


... Phải nói thật là Mỹ và Trung Quốc đã bắt tay nhau bán rẻ cái Hoàng Sa đó. Sau cái cuộc ngoại giao bóng bàn năm 1972 thì quân đội Trung Cộng tấn công Hoàng Sa mà khi đó Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa còn đang trấn giữ, và quân đội Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của mình rồi. 54 người lính có thể nói là những người anh hùng của đất nước đã hy sinh ở đó chính là những người lính Việt Nam Cộng Hòa.


Và sau này thì những người lính của Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng chết ở Trường Sa một lần nữa. Những bài học vô cùng đau đớn như thế mà mình không hiểu tại sao lãnh đạo không nhìn ra những việc đó. Lãnh đạo Đảng, nhà nước, lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này tại sao không nhìn ra những việc như thế!


Theo tôi thì cái tôi mong mỏi nhất là Mỹ mở rộng cái chương trình đào tạo quân sự cho Việt Nam theo cái chương trình mà Bộ Quốc Phòng Mỹ dành cho các nước, thì Mỹ sẽ đào tạo nhửng thế hệ sĩ quan trẻ để từ đó họ có . Thế hệ trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng khác với những thế hệ già cỗi và hèn nhát như hiện nay.


Thế hệ sĩ quan trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng cởi mở hơn và có thể nói họ sẽ là những người hàn gắn lại nỗi đau chiến tranh mà cả dân tộc phải chịu dựng, chứ không phải bên nào cả. Cuộc chiến tranh qua đi quá lâu rồi đừng để nó đau đớn nữa.


Tất nhiên cá nhân tôi thì tôi vẫn rất ghét Mỹ vì thật ra Mỹ đã bán cả Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa rồi, bán đi những người gần gũi nhất của người Mỹ rồi. Về phần tôi, tôi vẫn có sự cảnh giác đối với Mỹ, và thật sự đối với Trung Quốc nữa.

Nhưng mà dứt khoát chắc chắn rằng trong khu vực Đông Nam Châu Á này và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương . Cả cái vùng này người Mỹ không thể tìm được người bạn nào tốt hơn người Việt Nam cả. Tôi khẳng định là như vậy. “



Phải nhận là qua bài phỏng vấn trên, người cựu sĩ quan Việt Cộng đã có một kiến thức khá vững vàng về chính trị và đã lý giải khá chính xác về sự tranh chấp giữa hai phe phái thân Trung Cộng và thân Mỹ hiện nay trong Đảng cộng sản Việt nam, cùng những nguyên nhân đưa đến chuyện Trung Cộng tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và tấn công quần đảo Trường Sa trong thập niên 1980.


Ông mơ ước có ngày quân nhân của hai chế độ Cộng sản và Cộng hòa cùng phối hợp với nhau để chống Trung Cộng xâm lăng. Thật ra cơ hội này đã tới nhưng quân đội hai chế độ đã không có dịp phối hợp với nhau để chống kẻ thù truyền kiếp chung. Đó là năm 1979, khi Trung Cộng xâm lăng Việt Nam từ biên giới phía Bắc. Lúc đó đã có những trại cải tạo ở Miền Bắc giam giữ những sĩ quan chế độ miền Nam. Nếu lúc đó Cộng sản Việt Nam thả những người tù miền Nam ra và yêu cầu họ đứng chung chiến tuyến chống kẻ thù dân tộc thì đẹp đẽ và chính nghĩa biết bao ! Tiếc rằng cơ hội xóa bỏ hận thù chống kẻ thù chung này đã không xảy ra vì Cộng sản miền Bắc còn nuôi nhiều thù hận với những kẻ ngã ngựa miền Nam nên không hòa hợp với họ trong chuyện chống ngoại xâm phương Bắc. Phải nói có nhiều người Việt vui mừng khi nghe tin Trung Cộng đánh Việt Cộng .!Chẳng qua Việt Cộng quá tàn ác với đồng bào ruột thịt nên một số dân Việt Nam tỏ bầy sự khoái trá khi bọn Việt Cộng bị đàn anh Trung Cộng đánh. Đó là một sự thật đau lòng nghịch lý nói lên tâm trạng thù ghét bọn Việt Cộng đến nỗi một số người Việt Nam đang bị Việt Cộng hành hạ cảm thấy hả hê khi nghe Việt Cộng bị Trung Cộng dạy cho một bài học bằng biện pháp quân sự !

Người cựu sĩ quan Cộng sản Việt Nam đã nhận xét đúng khi cho rằng Mỹ làm lơ khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Cũng xin nói thêm sau khi Đặng tiểu Bình đi công du Mỹ về thì Trung Cộng tấn công Việt Cộng năm 1979. Những nước lớn rõ ràng đã tính toán với nhau khi tiến hành chiến tranh với nước nhỏ để tránh sự can thiệp không hay đến bài toán chiến lược toàn cầu của các nước đó.

Ông nói lên sự hy sinh của 54 người lính Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Cộng và nói thêm có một số người lính của Quân Đội Nhân Dân cũng hy sinh khi bị Trung Cộng tấn công Trường Sa vào thập niên 1980. Có điều khác nhau xin góp ý với ông là những người lính Việt Nam Cộng Hòa chết và được vinh danh một cách danh chính ngôn thuận trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn dấu diếm sự hy sinh của những chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Tại sao lại có sự dấu diếm hèn hạ như vậy? Câu trả lời là bọn Cộng sản Việt Nam âm thầm chịu đụng tồn thất khi đụng độ với quân đội Trung Cộng và không dám nói ra vì sợ mất lòng quan thầy ! Thật là đáng nguyền rủa cho bọn người lúc nào cũng cho là đại diện chính thống của nhân dân Việt Nam mà hành dộng như một bọn Việt gian bán nước.

Nhân đây xin có một cái nhìn khái quát về quan hệ của Trung Cộng với Việt Cộng, quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam và quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đề có thể nhìn thấy thế đứng của Hoa Kỳ và Trung Cộng với Việt Nam.



Phải nhận rằng Cộng sản Việt Nam thắng Pháp ở trận Điện biên Phủ năm 1954 là do súng đạn của Trung Cộng viện trợ. Đất nước Việt Nam bị chia hai và Cộng sản Việt Nam nắm quyền cai trị ở miền Bắc. Hồ chí Minh nghe theo lời của Mao trạch Đông và Staline để làm cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo giết hại cả trăm ngàn người dân Việt Nam vô tội. Chủ ý của Trung Cộng là muốn nhân cuộc cải cách ruộng đất để làm suy yếu guồng máy Đảng Cộng sản Việt Nam bằng những phương cách đấu tố v tiêu diệt hàng ngũ cán bộ Việt Cộng . Tổng biên tập báo Nhân Dân Hoàng Tùng trong một bài viết có tên “ Hồ chí Minh, Trung Quốc và Liên Xô “ cho biết khi Việt Cộng nhìn thấy rõ dã tâm của Trung Cộng thì cho ngưng ngay cuộc cải cách ruộng đất nhưng oán thù đã chồng chất không thể nào tẩy sạch được. Lý do Trung Cộng xúi dại Việt Cộng làm cải cách ruộng đất vì Trung Cộng không bao giờ muồn Việt Cộng có một chính quyền vững mạnh . Việt Cộng vững mạnh thì âm mưu bành trướng bá quyền của Trung Cộng sẽ gặp trở ngại nên Trung Cộng tìm cách làm suy yếu chính quyền Việt Cộng bằng mọi cách.


Trong 21 năm Việt Cộng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam ( 1954- 1975) , Trung Cộng vẫn viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Cộng nhưng vẫn không muốn Việt Cộng chiến thắng ở miền Nam. Vào những ngày cuối thàng 4 năm 1975, lúc Sài Gòn đang hấp hối thì chính Trung Cộng, qua trung gian của Pháp, đưa đề nghị muốn giúp đỡ quân sự khẩn cấp cho chính phủ Dương văn Minh với ý muốn ngăn chận chiến thắng của Việt Cộng ở miền Nam. Tổng thống Dương văn Minh không đồng ý sự giúp đỡ nàyvà rốt cuộc là miền Nam rơi vào tay Cộng sản vào ngày 30 tháng 4 năm 1975,


Sau chiến thắng ở miền Nam năm 1975. Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội 4 của Đảng Cộng sản vào tháng 4 năm 1976 ở Hà Nội. Tất cả những Đảng cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Đảng cộng sản ở nước tư bản như Đảng Cộng sản Pháp, đều gửi đại biểu tham dự. Thế mà Đảng Cộng sản Trung Cộng không gửi người tham dự đại hội 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam.. Điều đó cho thấy Trung Cộng không vui vẻ gì, nếu không muốn nói là cay cú , trước chiến thắng của Cộng sản Việt Nam tại miền Nam.


Rồi đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là lúc hai bên Trung Cộng và Việt Cộng tung ra Bạch thư , Hắc thư nói xấu nhau đủ điều , chửi nhau ỏm tỏm . Nhưng sau khi Liên Bang Xô viết sụp đổ thì Việt Cộng lại thần phục Trung Cộng. sau đó dẫn đến Hiệp Định Biên Giới trong đó Việt Cộng sẵn sàng bán tháo, bán đổ những thước đất yêu quý của tổ quốc Việt Nam cho đàn anh Trung Cộng. Địa đầu giới tuyến của nước Việt Nam là Ải Nam Quan đã bị Việt Cộng dâng cho Trung Cộng một cách không kèn không trống. Khi Trung Cộng tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng thì Việt Cộng im thin thít, không nói nổi một lời phản kháng. Sinh viên và dân chúng Việt Nam biểu tình chống đối sự xâm lăng của trung Cộng thì Việt Cộng ra tay đàn áp thẳng tay.. Nhà báo Điếu Cày Hoàng Hải tham gia biểu tình bị bắt tới giờ này vẫn chưa được thả ra. Nói lên điều này để thấy cái ngu cái hèn của bọn Việt Cộng trong nước . Chúng sẽ bị nhân dân và lịch sử đời đời nguyền rủa vì tội ác bán nước cầu vinh của chúng.


Còn về quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam thì sau Hiệp Định Geneve 1954. Mỹ nhảy vào Việt Nam để thay thế Pháp. Mỹ không ký vào Hiệp định Geneve cũng vì ý đó. Mỹ lúc ấy theo chủ thuyết Domino, Mỹ e ngại nếu để miền Nam Việt Nam bị nhuộm đỏ bởi Cộng sản thì những nước lân cận như Miên, Lào, Thái Lan sẽ bị đổ nhào theo. Cho nên Mỹ đổ viện trợ quân sự kinh tế, đem quân lính Mỹ và quân đồng minh vào để mong giữ vững miền Nam. Nhưng rồi khi Tổng thống Mỹ Nixon bắt tay với Mao trạch Đông vào năm 1972 trong chuyến công du qua Tàu của Nixon, Mỹ thấy chủ thuyết Domino không còn cần thiết và quyết định bỏ Nam Việt Nam . Từ đó dẫn đến cơn hồng thủy 30 tháng 4 năm 1975 . Mỹ để cho Cộng sản Việt Nam nhuộm đỏ miền Nam dù Mỹ hy sinh 58000 mạng lính Mỹ và cả trăm tỷ dollars viện trợ trong hơn 20 năm Mỹ tham chiến ở Việt Nam.


Vì quyền lợi, Mỹ nhảy vào Việt Nam và cũng vì quyền l ợi M ỹ rút khỏi VN không thương tiếc. Đó là bài học của những nước nhược tiểu như Nam Việt Nam là đừng bao giờ quá trông cậy vào Mỹ.


Còn về quan hệ của Mỹ và Trung Cộng thì năm 1972, Mỹ bắt tay với trung Cộng để kềm chế Liên Xô vốn đang có cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ. Nhưng cho đến hiện nay , khi Trung Cộng quá phát triển về kinh tế và quân sự , có ý muốn lấn sân ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ thì quan hệ giữa hai nước không còn êm thắm , cơm lành canh ngọt như ngày xưa. Trong năm này , Mỹ mời Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng vào Quốc Hội để phát cho ngài huân chương cao quý nhất của Mỹ. Mỹ làm như thế không phải vì kính yêu, thương mến Đức Đạt Lai Lạt Ma mà chỉ vì muốn dằn mặt Trung Cộng. Dĩ nhiên Trung Cộng ầm ĩ phản đối chuyện Mỹ phát huy chương cho Đạt Lai Lạt Ma nhưng Mỹ phớt lờ không thèm để ý đến. Những chuyện Mỹ la làng tố cáo đồ chơi thực phẩm Trung Cộng có chất độc là chuyện “ không ưa thì dưa có giòi “ của Mỹ mà thôi.!

Đối với Việt nam, Mỹ muốn dùng Việt Nam như một con đê chặn làn sóng đỏ Trung Cộng trong khi Trung Cộng lợi dụng sự thần phục của Việt Cộng đề “lấn đất giành dân “ . Việt Cộng đứng vào thế làm tôi hai chúa nên lúng túng trong cách hành xử để làm sao vừa lòng hai bên. Mới đây Trung Cộng lên tiếng phản đối hãng dầu Mỹ Exxon Mobil khoan dầu trong một số khu vực Trường Sa do Việt Nam kiểm soát. Chính phủ Mỹ lên tiếng cho biết chuyện khoan dầu vẫn tiếp tuc. Nhờ có sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Cộng cũng mạnh miêng lên tiếng kỳ này phản bác chuyện phản đối hãng dầu Exxon Mobil của Trung Cộng. Dĩ nhiên Mỹ là đối thủ mạnh mà Trung Cộng phải gờm. Trung Cộng chưa dám chiếm Đài Loan vì còn gờm Mỹ thế thôi chứ sức mạnh quân sự của Đài Loan thì ăn thua gì với sức mạnh quân sự khổng lồ của Trung Cộng .

Những người như vị sĩ quan Cộng sản Việt Nam dấu tên trả lời đài Rfa nói trên không nên căm hờn trong lặng lẽ trước sự nhu nhược , hèn yếu của chính quyền Việt Cộng đối với Trung Cộng mà nên tập họp anh em đồng chí hướng để làm một cái gì ngoạn mục như một tiếng chuông cảnh tỉnh Đảng Cộng sản Việt Nam u mê đi vào con đường phản quốc hại dân. Con đường tương lai của những người lãnh đạo Việt Nam phải đi là dựa vào sức mạnh của mình là chính, không làm tay sai cho Trung Cộng cũng như Mỹ vì bọn nước lớn có thương gì đến đất nước Việt Nam mình. Thỏa mãn quyền lợi cho chúng thì chúng ưu ái, vuốt ve, đi ngược quyền lợi của chúng là chúng ra tay dùng biện pháp trấn áp, trừng trị ngay. Phải nương vào thế lực của chúng để giữ vững sự độc lập cho đất nước mình. Nên noi gương của ông cha ta ngày trước, vì là thân phận nước nhỏ nên phải nhân nhượng ,triều cống nước lớn Trung Hoa nhưng cũng sẵn sàng đứng lên chống quân xâm lược khi đất nước bị xâm lăng và ông cha ta đã bao lần chiến thắng.

Xin kết thúc bài viết bằng bài thơ “ Mỉa mai thay “của Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện để phê phán cái não trạng vọng ngoại của những tên lãnh đạo tay sai suốt ngày trông ngóng ở nước ngoài để cho chúng được “ vinh thân phì gia” trong khi cả dân tộc lầm than, đất nước rách nát, đau thương :


Mỉa mai thay mấy con đường tắc tị

Được cắm biển, khua chiêng, đường chân lý !

Nào đường sang Nga, sang Tàu, sang Mỹ

Dân tộc điên đầu dày xéo kéo nhau đi

Thế kỷ hai mươi thành thế kỷ chia ly

Đói gạo, no tù, đạn bom sát hủy

Riêng béo bở có mấy thằng vô sỉ

Nga, Mỹ hay Tàu chúng vẫn vu vi !



Nguyễn chí Thiện ( 1974)



Phải can đảm đứng lên quật ngã những tên lãnh đạo làm tay sai cho ngoại bang và hỗ trợ những nhà ái quốc chân chính cầm quyền thì mới tìm được sự độc lập thực sự cho dân tộc Việt nam nhược tiểu nhưng bất khuất ngàn đời ...


Los Angeles, một trưa có nắng rộn ràng đầu tháng 8 năm 2008

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

Email : dalatogo@yahoo.com

( Muốn đọc tất cả những bài của Trần viết Đại Hưng thì vào www.nsviewtnam rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái )

No comments: