Tags: tạpvăn
Mittwoch, 6. August 2008 - 02:24 Uhr (ICT)
Những tham vọng không cần dấu diếm <<< cái Link này được dịch từ tiếng Anh ra như sau ( người khác dịch không phải tui dịch):
“Môi trường xung quanh đã thuận lợi để Trung Quốc tiến hành chiến tranh lớn trừng phạt để Việt Nam không bao giờ quên và các nước Đông Nam Á khác không dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông” .
Với đầu đề trên mạng “Sina” của Trung Quốc ngày 29/7 nhận định rằng gần đây Việt Nam liên tiếp khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Chính phủ Việt Nam đã từng bước quy hoạch một bộ phận Trường Sa thành các lô kêu gọi đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí, còn tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở Trường Sa. Việt Nam còn cùng các công ty phương Tây như Mỹ .... tiến hành thăm dò và lắp đặt đường ống dẫn khí ở Trường Sa. Không chỉ như vậy Việt Nam còn đưa ra những lời lẽ cứng rắn, thậm chí tuyên bố “quyết không vứt bỏ một tấc đất” và “quyết chiến cùng Trung Quốc”. Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đạt gần 50 tỷ tấn, trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 15.000 tỷ m3, được gọi là “vùng Vịnh thứ hai”. Hiện nay các nước chung quanh Biển Đông đã khoan hơn 1000 giếng ở quần đảo Trường Sa, hơn 200 công ty dầu khí của các nước đã tham gia thăm dò khai thác. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu, 1500 tỷ m3 khí tại các giếng dầu ở Trường Sa, thu được hơn 25 tỷ USD.
Hiện nay tình hình Biển Đông rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, các nước xung quanh đã xâm chiếm các đảo và vùng biển phụ cận ở quần đảo Trường Sa. Ngoài 6 đảo do Trung Quốc kiểm soát và đảo Thái Bình do Đài Loan kiểm soát ra, 44 đảo khác do Việt Nam , Philippin và Malaixia chiếm giữ. Ba nước này cùng Brunei và Inđônêxia đều tuyên bố có chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa. Về an ninh, việc các nước xung quanh xâm chiếm các đảo của Trung Quốc khiến chiều sâu chiến lược của Trung Quốc thu hẹp đi. Tuyến phòng thủ biển của Trung Quốc buộc phải rút về tuyến Hoàng Sa-Hải Nam , trực tiếp đe dọa đến an ninh ở khu vực ven biển Trung Quốc. Còn các ngư dân Trung Quốc--chủ nhân đích thực của Trường Sa luôn bị quân đội Việt Nam và Philippin giết hại dã man ở khu vực biển Trường Sa. Điều này khiến người dân trong nước đau lòng. Về kinh tế, mối nguy hại đối với Trung Quốc càng sâu sắc hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu khí chủ yếu trên thế giới. Hàng năm phải bỏ ra nhiều tiền của để nhập dầu khí cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do các đảo bị xâm chiếm, khiến Trung Quốc mất đi quyền lợi khai thác tài nguyên trên biển. Khu vực rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí, nhưng lại không thể khai thác lợi dụng, điều này đưa tới hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Các chuyên gia về an ninh cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông rất phức tạp, đồng thời tồn tại hiểm họa đọ sức giữa các nước lớn. Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp bởi những nhân tố dưới đây:
- Nhân tố Đài Loan: Trong khu vực tranh chấp thực tế ở Biển Đông , nhiều khu vực do Đài Loan thực tế kiểm soát. Để tìm kiếm độc lập và mở rộng “không gian quốc tế”, nhà cầm quyền Đài Loan đã bán rẻ lợi ích ở Biển Đông. Điều này tạo nên phiền phức lớn cho Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông .
-Nhân tố Mỹ-Nhật: Mỹ và Nhật Bản luôn có ý đồ chiến lược bao vây Trung Quốc, vì thế Mỹ-Nhật đều tìm cách lợi dụng các nước ASEAN để kiềm chế Trung Quốc, hòng tìm cách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực.
-Nhân tố ASEAN: Sau khi ASEAN nhất thể hoá, các nước ASEAN có thái độ nhất trí với nhau trong vấn đề Biển Đông , khiến Trung Quốc trong khi xử lý vấn đề Biển Đông, từ chỗ đối phó với từng nước nhỏ đã chuyển sang phải đối phó với một tập đoàn quốc gia. Điều này tạo nên sự bất lợi đối với Trung Quốc về chính trị. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày càng tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định trong khu vực.
-Nhân tố tài nguyên phong phú của Biển Đông : Biển Đônglà lãnh thổ biển lớn nhất của Trung Quốc. Khu vực Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2. Dựa theo quy định luật biển quốc tế, diện tích Trung Quốc quản lý là 2,1 triệu km2, tương đương với 2.3 diện tích lãnh thổ biển của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện là 640 triệu tấn, khí thiên nhiên là 980 tỷ m3. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tài nguyên dầu mỏ ở Biển Đông có thể đạt 41,8 tỷ tấn. Ngoài ra tại Biển Đông còn có 116 loại khoáng sản khác nhau, có 89 loại khoáng sản đã thăm dò được trữ lượng, có tới hơn 1400 vị trí có thể khai thác. Biển Đông không chỉ tài nguyên phong phú, mà còn có vị trí địa lý chiến lược và là tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới.
Biển Đông án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật Bản. Biển Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan trọng của Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của tuyến đường vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực để Trung Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và châu Âu. Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến đường từ Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường vận chuyển ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với eo biển Malắcca. Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên thế giới đều đi qua Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông nhiều gấp 5 lần so với đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi qua kênh đào Panama . 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của Đài Loan phải đi qua Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua khu vực này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước châu Á-TBD, 18% từ châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc. Biển Đông cũng là tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông, một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.
Hiện nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông , cũng là nước tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam không bao giờ quên.
Chúng ta phải chuẩn bị tốt chiến tranh cục bộ, tìm cách kiểm soát Biển Đông , bao gồm cả Việt Nam . Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã có bước phát triển nhanh, cộng thêm sự giúp đỡ của lực lượng không quân thuộc hải quân có thể tiến hành cuộc tiến công lớn đối với các đảo bị Việt Nam chiếm giữ, tiêu diệt toàn bộ các trạm tiền tiêu của Việt Nam ở Biển Đông . Nếu đuổi Việt Nam ra khỏi Biển Đông , các nước khác không cần đánh cũng phải trao trả Trung Quốc các đảo.
Việc tiến hành cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là có tính khả thi. Môi trường chung quanh Trung Quốc hiện nay tương đối ổn định. Phía Đông, đã hòa dịu quan hệ với Nhật Bản; phía Bắc đã cùng Nga hoàn thành việc ký kết hiệp định biên giới; phía Tây Tạng đã bố trí lực lượng mạnh hình thành sự răn đe đối với Ấn Độ; quan hệ với Đài Loan cũng đang phát triển một cách lý tính, khi cần thiết sẽ dùng Đài Loan để kiềm chế Nhật Bản. Đánh Việt Nam để nâng cao ý chí của quân đội Trung Quốc, để cho người Hàn Quốc thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân chỉ ở tầm thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai như người Hàn Quốc nghĩ hay không? Để cho các chuyên gia quân sự Mỹ thấy quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân không có ý chí chiến đấu như họ đánh giá hay không? Để cho Nhật Bản thấy nếu không ngồi xuống đàm phán thì Trung Quốc cũng có thể tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ lợi ích của mình. Cuộc chiến tranh này đáng đánh, có thể đánh được. Phải nhằm thẳng vào Việt Nam đánh mạnh. Vì sự ngông cuồng tự cao tự đại của Việt Nam đã đưa tới sự bất mãn trong nội bộ các nước ASEAN, nhân đà này có thể phân hoá sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN.
Mittwoch, 6. August 2008 - 13:08 Uhr (ICT)
BẢN TIN BIÊN GIỚI ĐỐI NGOẠI ( bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam)
I. XUNG QUANH VẤN ĐỀ TRƯỜNG SA
TTXVN - Hà Nội 20/4: Thời gian gần đây, báo chí Trung Quốc và Hồng Kông có chiến dịch thông tin liên quan đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam ( Trung Quốc gọi là Nam Sa ), nội dung như sau:
v Mạng Sina ngày 15/4 viết: ''Việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Sa là do một số nước cố ý dựng lên. Tuy chứng cứ lịch sử và pháp lý đều chứng minh chủ quyền quần đảo Nam Sa là thuộc về Trung Quốc, nhưng xuất phát từ những ý đồ khác nhau, Việt Nam, Philipin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây đều đưa ra tuyên bố có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa''.
v Mạng Sina ngày 16/4 viết: Nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang tăng cường xây dựng lực lượng hải quân để đối phó với những thách thức của Trung Quốc trên biển. Đứng trước những thách thức liên tiếp của phía Việt Nam, Trung Quốc nên đối phó như thế nào?
1- Hạ sách: Đứng trước những thách thức liên tiếp của phía Việt Nam, Trung Quốc không chịu đựng được, trứơc khi chưa giải phóng Đài Loan, thông qua vũ lực giải quyết vấn đề Trường Sa. Ưu thế của chiêu này là hình thành sự răn đe bằng vũ lực, đồng thời tiến hành cảnh cáo các thương gia nước ngoài sau này không được đầu tư ở Nam Sa. Bất lợi của chiêu này là hiện nay lực lượng hải quân Trung Quốc chưa đủ mạnh.
2- Trung sách: Sau khi hình thành răn đe bằng vũ lực, dùng thủ đoạn ngoại giao để giải quyết. Ưu thế của chiêu này là có thể ép lãnh đạo Việt Nam phải nghe theo, xem xét đến thực lực của Việt Nam và thực lực của Trung Quốc chênh nhau quá lớn, lại lấy ''đại cục hựu hảo Trung - Việt làm trọng, hoà bình giải quyết vần đề Trường Sa, tức là Việt Nam phải nhượng bộ. Bất lợi của chiêu này là dựa quá nhiều vào phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo Việt Nam. Nếu gặp phải phái cứng rắn, dễ khiến lãnh đạo Việt Nam cảm thấy bế tắc làm liều, ngã hoàn toàn theo Mỹ, khiến Mỹ có thể khôi phục lại căn cứ quân sự ở Cam Ranh, từ đó khiến Trung Quốc rơi vào tình thế bất lợi.
3- Thượng sách: Duy trì hựu hảo Trung - Việt, ''gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác''. Chiêu này là một sự lựa chọn tương đối tốt trên cơ sở tình hình Trung Quốc hiện nay.
v Mạng Sina ngày 17/4 đăng bài ''thu hồi quần đảo Nam Sa quan trọng hơn đảo Đài Loan'', viết: Trong giai đoạn hiện nay việc thu hồi quần đảo Nam Sa quan trọng hơn thu hồi ĐL. Vần đề ĐL là vấn đề nội chính của nước ta, sớm muộn cũng sẽ giải quyết, còn vấn đề Trường Sa là vấn đề hiện thực không thể không giải quyết, là vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi biển, là vấn đề chống xâm lược nước ngoài thu hồi vùng đất đã mất, là vấn đề lớn cần phải giải quyết trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta không thể đợi sau khi giải quyết vấn đề ĐL mới giải quyết vấn đề biển Nam Trung Hoa. Đây là sự khác biệt về nhận thức. Nếu chúng ta thu hồi quần đảo Nam Sa, xây dựng tuyến phòng thủ trên biển Nam Trung Hoa, tuyến đường vận chuyển trên biển của chúng ta sẽ đảm bảo, điều này sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước, cũng là bộ phận hợp thành quan trọng của chiến lược biển của chúng ta.
v Cũng trên mạng Sina ngày 17/4 còn có bài ''Việt Nam gây nên nhiều nổi lo cho Trung Quốc'', trong đó viết: Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước không lâu đã lập tức gậm nhấm lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc, khai thác điên cuồng tài nguyên dầu khí của nước ta, tạo nên nhiều mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc.Việt Nam hiện vẫn là nước chiếm nhiều đảo nhất trên quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam lại đưa ra một loạt những động tác, quy hoạch một số khu vực đấu thầu dầu khí ở Nam Sa, tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở Nam Sa, còn hợp tác với hãng dầu khí BP của Anh để lắp đặt đường ống dẫn khí. Tất cả những điều này khiến mọi người không thể không đặt câu hỏi: Việt Nam là một quốc gia như thế nào ?
Bài báo đưa ra các đối sách của Trung Quốc:
- Đánh: Ưu thế của đánh rất rõ rệt, chính là có thể đánh nhanh chóng lấy lại cái mà chúng ta muôn; nhanh hơn, hiệu quả hơn so với việc giải quyết bằng con đường đàm phán và ngoại giao. Có lợi cho việc nhanh chóng thu hồi lãnh thổ, giảm tổn thất tài nguyên dầu khí. Nhưng nhân tố bất lợi cũng nhiều: có thể đưa tới sự can thiệp của bên ngoài, có thể khiến Mỹ quay trở lại Cam Ranh.
- Ngăn ngừa tổn thất: Đó là trên mức độ lớn nhất giảm bớt tính nguy hại của việc Việt Nam xâm chiếm Nam Sa.
- Chống lại: tức là vận dụng thủ đoạn và phương thức mạnh ở biển Nam Trung Hoa đối với các nước có liên quan như Việt Nam, bảo vệ lợi ích lớn nhất của nước ta. Đồng thời cũng kết hợp vận dụng cả thủ đoạn chính trị, ngoại giao.
- Trong tương lai việc thu hồi Nam Sa phải căn cứ vào tình hình cụ thể, tiến vào Nam Sa bằng lực lượng quân đội hùng mạnh, tiến công trọng điểm lấy Việt Nam là chính, Philipin là phụ, các nươc khác hiệp thương giải quyết. Sự thực chỉ cần giành lại các đảo Việt Nam chiếm đóng thì phần lớn Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc, giành lại nốt mấy đảo từ Philipin, thì về cơ bản giải quyết xong vấn đề Nam Sa.
v Ngày 18/4, mạng Sina đăng bài '' Năm 2010: hải chiến giữ Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc chiến thắng nhưng tổn thất nặng nề''. Miêu tả cuộc hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2010 như sau:
Đợt 1: Đấu pháo. Trong hai lần hải chiến trước giữa Trung Quốc và Việt Nam, đềt từ đối đầu chuyển sang đấu pháo trên biển. Hải chiến lần thức ba cũng có thể là từ đối đầu chuyển sang đấu pháo.
Đợt 2: Tiến công bằng tên lửa ở cự ly gần.
Đợt 3: Máy bay trực thăng chống tầu tốc hạm.
Đợt 4: Hải quân và không quân hợp đồng tiến công.
Đợt 5: Xoay chuyển cục diện chiến trường. Máy bay từ căn cứ ở Hoàng Sa đến là nhân tố then chốt tránh choa tàu Trung Quốc bịbắn chìm toàn bộ.
Đợt 6: Tác chiến chống tập kích ở Hoàng Sa. Trong giao chiến trên biển, hải quân Việt Nam bị tổn thất lớn. Để ngăn ngừa các hoạt động tiếp theo của hải quân Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa ( Biển Đông ), phía Việt Nam chỉ có thể dựa vào không quân.
Đợt 7: Tàu hậu cần cợ lớn của Trung Quốc đi qua biển Nam Trung Hoa bị tàu ngầm hệ Kilo của Việt Nam bắn chìm. ( TTXVN, Hồng Kông 18/4 )
v Mạng Sina ngày 19/4 đăng bài ''Bản đồ thế giới cũ của Việt Nam ghi rõ: chủ quyền quần đảo Trường Sa thuộc Trung Quốc'' đưa ra các bản đồ do Cục Bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân sự Việt Nam in năm 1960, bản đồ thế giới do Cục Đồ banảa trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam in năm 1972 và của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1974 đều ghi các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc , với kết luận: ''Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế , những tài liệu của Việt Nam nêu trên là có hiệu lực pháp lý''. ( RRXVN, Hồng Kông 19/4 )
v Mạng Sina ngày 20/4 đăng lại một chùm gồm 3 bài về vấn đề quần đảo Trường Sa:
1- Bài thứ nhất với nhan đề ''Việt Nam làm cho vấn đề Trường Sa phức tạp hoá'';
2- Bài thứ hai với nhan đề ''Việt Nam tranh giành dầu mỏ ở Nam Sa, có ý đồ làm phức tạp hoá vấn đề Nam Sa''.
3- Bài thứ ba với nhan đề ''Việt Nam tranh giành tài nguyên dầu khí ở Trường Sa, xây dựng hạ tầng cơ sở, tuyên bố chủ quyền''. TTXVN ( Hồng Kông 20/4 )
v Báo tin tức Tham khảo của Tân Hoa xã ngày 19/4 đăng bài của phóng viên Diệp Bằng Phi ''Ngoại giao Trung Quốc với các nước xung quanh: Dưới đáy biển lặng có đá ngầm'' cho rằng: Tuy Trung Quốc mấy năm gần đây tiến hành chính sách ngoại giao láng giềng thân thiện, đã cải thiện được quan hệ với các nước láng giềng, nhưng sự tranh chấp chủ quyền với Việt Nam tại quần đảo Nam Sa lại thể hiện rõ rằng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng vẫn tồn tại không ít hiển họa ngầm gay cấn, có thể bùng phát trở thành nhân tố không ổn định ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc.
Do đơn vị chiến lược trên biển đặc biệt của Việt Nam, cộng thêm vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở khu vực Nam Sa, cho nên động thái phát triển hải quân của Việt Nam là đặc biệt đáng lưu ý.
Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam tuy về đại thể là đã giải quyết được vấn đề biên giới trên bộ, vấn đề xác địnhe chủ quyền biển Nam Trung Hoa, vẫn tranh chấp kịch liệt giữa hai nước; cũng như vấn đề tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, do liên quan đến chiến lược quân sự và nguồn tài nguyên biển to lớn, hai bên đều không thể dễ dàng nhượng bộ nhau, điều này có ý nghĩa là tranh chấp sẽ diễn ra lâu dài.(TTXVN, Bắc Kinh 19/4 )
v Tờ Tiếng Vang của Pháp ngày 17/4 nhận xét; Trong khi tiến hành nhiều hoạt động lớn nhằm làm ấm lại mối quan hệ với đối tác Nhật Bản (NB), Trung Quốc lại có cuộc đương đầu cứng rắn với Việt Nam xung quanh vấn đề vi phạm chủ quyền trong quần đảo Trường Sa ở khu vực Biển Đông. ( TTXVN, Pari 17/4 )
v Giáo sư Ramses Amer, Khoa Khoa học chính trị trường Đại học Umea của Thụy Điển, một người chuyên theo dõi về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nhận xét: ''Vấn đề cơ bản ở đây là Việt Nam khai thác dầu khí ngoài khơi ở phía Đông, nơi xuất xứ phần lớn dầu thô của Việt Nam. Một phần của khu vực, mà Việt Nam nhận là nằm trong thềm lục địa và đặc khu kinh tế của Việt Nam, lại trùng với khu vực hải phận mà Trung Quốc nhận chủ quyền. Vì thế, về cơ bản, đây không phải là xung đột về chủ quyền đối với cả quần đảo mà chỉ là vùng hải phận và thềm lục địa giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo này. Đây là một vấn đề rất thường gặp''.
Sẽ rất thú vị xem chuyện này sẽ được giải quyết ra sao vì kể từ năm 1999, hai nước đã có những cải thiện đáng kể trong cách thức giải quyết các tranh chấp. Khi có những khác biệt thì hai bên lên tiếng bày tỏ thái độ không bằng lòng và nhắc lại quan điểm của mình. Dựa vào những gì xảy ra cho tới nay, tôi không thấy là việc này sẽ trở thành một cuộc tranh cãi chính trị. Đây chủ yếu là chuyện khẳng định quan điểm mỗi bên, là một cách cho thấy hai bên vẫn chưa từ bỏ tuyên bố nhận chủ quyền của mình tại khu vực này. Đài BBC ( đêm 17/4 ), ( Nguồn: Tin tham khảo - 23/04/2007 )
II. VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Tin từ Campuchia - 23/4: Có một điều rất lạ và người ta không hiểu đó là chính sách chiến lược của Việt Nam hay gì đó khi thấy từ cuối năm 2006 đến tháng 4/2007, lãnh đạo Việt Nam các cấp ào vào thăm Campuchia theo kiểu nối đuôi nhau. Vừa qua, mặc dù Nguyễn Minh Triết sang thăm Campuchia theo lời mời của Quốc Vương, nhưng chuyến thăm này rất quan trọng đối với đảng cầm quyền, nhất là Chia Sim, Hun Sen, Heng Samrin. Một điểm đáng chú ý là trước khi các đoàn của Việt Nam nối đuôi nhau vào Campuchia thì có thông tin nội bộ của CPP có sự rạn nứt so Hun Sen gây ra. Sau khi có thông tin này, một số ý kiến cho rằng Hun Sen, người hùng của Campuchia có vẻ như ngả về Bắc Kinh hơn Việt Nam và từ sau khi có ý kiến như vậy đưa ra, người ta thấy có nhiều đòan Bắc Kinh sang Campuchia, và cũng từ đó người ta thấy các đoàn của Việt Nam cả dân sự, cả quân sự thay nhau sang Campuchia, hầu như không bỏ sót tháng nào. Việc các đoàn Việt Nam thăm là chuyện không bình thường trước một số tình hình đáng chú ý như việc Việt Nam tuyên bố cắm mốc biên giới xong trong năm 2008, vấn đề xét xử Khmer Đỏ, một vấn đề nhạy cảm của Việt Nam, chắc chắn những chuyến viếng thăm đó có liên quan những vấn đề nêu trên. Cũng có ý kiến cho rằng, các đoàn Việt Nam vào Campuchia để động viên cho đảng Nhân dân trong bầu cử xã, phường và tiếp tục động viên cho đảng này trong bầu cử Quốc hội 2008. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Truọng từ 25 đến 28/4 tới cũng không có gì khác ngoài việc động viên tinh thần cho lãnh đạo đảng Nhân dân và có thể nói đó là chiến lược mới của Việt Nam đối với Campuchia. ( Báo ý thức Khmer, ngày 21-22/4 ) ( Trong bài này dùng tất cả các từ Việt Nam là Duôn ).(Nguồn: Tin A- 24/04/2007 )
III. VIỆT NAM - CAMPUCHIA VÀ VẤN ĐỀ ĐÁNH BẮT CÁ
Tin từ Campuchia, RFI - 24/4: Ngày 23/4, nhà cầm quyền huyện Kro Kô cho biết một nhóm ngư dân người Việt đã tiến hành đánh bắt cá tại lô dự phòng thuộc xã On Sa, huyện Kro Kô tỉnh Pô Sat, Campuchi và đã bị các nhà chức trách thủy sản phối hợp với phường Koh Ek ngăn chặn. Kết quả: Ba người Việt bị bắn chết.
Một nguồn tin cho biết: khi xảy ra đụng độ, các ngư dân Việt Nam đã dùng dao, kiếm chống trả các nhà chức trách, và các nhà chức trách đã bắn tự bảo vệ. Đồng thời lúc đó đã có ba thuyền của ngư dân Việt Nam, mỗi thuyền chở 5 người đã tiến đến đốt trụ sở của nhà chức trách thuỷ sản địa phương. Việc đốt trụ sở này cũng làm cháy lan sang một số nhà người dân xung quanh khác. Hai kẻ bị tình nghi đốt trụ sở đã bị bắt. Các viên chức Campuchia đã bác bỏ tin cho rằng họ đã bắn chết 3 ngư dân Việt Nam.
(Nguồn: Tin A- 25/04/2007 )
IV. TIN THÊM VỀ VỤ BA NGƯ DÂN NGƯỜI VIỆT BỊ BẮN CHẾT Ở CAMPUCHIA
Đài RFA - Đêm 28/4: Có thông tin cho rằng ba ngư dân người Việt bị bắn chết hôm 23/4 tại Biển Hồ thuộc địa phận tỉnh Pursat, Campuchia là do cán bộ kiểm ngư bắn để phòng vệ. Còn tổ chức nhân quyền ở Phnôm Pênh thì gọi đó là hành động phòng vệ không chính đáng.
Báo chí địa phương Campuchia loan tin rằng ba ngư dân người Việt nói trên bị cán bộ kiểm ngư dùng súng AK bắn để tự vệ, trong lúc họ dùng dao búa tấn công cán bộ kiểm ngư. Nhưng ông Chan Savet, lãnh đạo tổ chức nhân quyền ADHOC tại Phnôm Pênh nhận định rằng việc dùng súng AK tự vệ trước một cuộc tấn chỉ bằng dao búa là không chính đáng. Ông cho rằng nguyên nhân khiến những người Việt này nổi giận, dám tấn công lại cán bộ kiểm ngư là do họ đã đóng tiền cho các quan chức tham nhũng để được đánh cá ở bất kỳ nơi nào trên biển Hồ. Nhưng sau đó thì các bộ kiểm ngư lại cấm họ và tịch thu ngư cụ.
Ba ngư dân người Việt bị bắn chết nói trên gồm đôi vợ chồng ông Nguyễn Văn Uông và bà Võ Thị Hồng và một người làm công cho cặp vợ chồng này là ông Nguyễn Văn Hua. Được biết, ông Nguyễn Văn Hưng, cha của nạn nhân Nguyễn Văn Uông đã làm đơn gửi lên toà án tỉnh Pursat để kiện cán bộ kiểm ngư về tội giết con ông. Hiện cán bộ kiểm ngư liên quan đến vụ bắn giết này đã bỏ trốn. (Nguồn: Tin nhanh 29/4/2007)
V. MALAIXIA: MUA HAI TÀU NGẦM SCORPENE
RRXVN - Cuala Lămpơ 25/4: Phát biểu tại Hạ viện Malaixia, ngày 24/4, Ngoại trưởng Malaixia Hamid Albar cho biết nước ông đã mua hai tàu ngầm Scorpene.
Theo ông Albar, năm 2002, Malaixia đã ký hợp đồng, một hợp đồng với Hiệp hội đóng tàu DCN của Pháp và một hợp đồng với công ty đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha, mua hai chiếc tàu ngầm này với tổng trị giá 1,04 tỷ Ơrô.
( Nguồn: Tin nhanh - 25/04/2007 )
VI. MALAIXIA: CHIẾC TÀU NGẦM ĐẦU TIÊN ĐẶT ĐÓNG ĐƯỢC CHUYỂN GIAO VÀO GIỮA NĂM 2009
TTXVN - Cuala Lămpơ 28/4: Tờ Thời báo ''Eo biển Mới'' số ra 28/4 cho biết chiếc tàu ngầm đầu tiên mà nước này đặc mua dự định được chuyển giao vào giữa năm 2009.
Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaixia ( RMN ) Datuk Ramlan Mohamed Ali cho biết Malaixia đã đặt mua hai tàu ngầm loại Scorpene của Anh từ năm 2002. Ngoài ra, chiếc tàu ngầm cũ Ouessant của Malaixia sẽ được tu sửa dùng cho việc huấn luyện.
Chiếc tàu ngầm thứ hai cũng dự định chuyển giao sau chiếc tàu ngầm thứ nhất khoảng 9 tháng. ( Nguồn: Tin nhanh - 28/04/2007)
Sở Ngoại vụ
Mittwoch, 6. August 2008 - 17:29 Uhr (ICT)
Hồ G…
· Offline-IM
“giết gà dọa khỉ” là thành ngữ được bắt nguồn từ kế thứ 25 trong Tam Thập Lục Kế của Tôn Tử Binh Pháp. Thành ngữ này trở nên một thành ngữ quen thuộc vì liên tục xuất hiện trong những bài viết kích động chiến tranh với Việt Nam trong thời gian gần đây, sau đây là một số bài viết tiêu biểu kiểu đó được đăng trên trang mạng Sina.com, là trang mạng nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc hiện nay:
Trong lịch sử của nước Trung Hoa mới, chỉ có hai lần tiến hành hải chiến đều là đánh nhau với VN, một lần hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974, tuy là đánh quân Nam VN, nhưng Bắc Việt chắc cũng cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ có thể dấu trong tim. Năm 1988 lại xảy ra cuộc hải chiến lần thứ hai với quy mô nhỏ. Phân tích kỹ hai cuộc hải chiến sẽ phát hiện ra một điều lý thú, đó là từ cuộc hải chiến lần thứ nhất dùng lựu đạn đánh chìm tàu chiến đối phương, đến cuộc hải chiến lần thứ hai trực tiếp dùng pháo hạm bắn chìm tàu chiến của VN, điều này đã chứng minh hải quân TQ đã có sự biến đổi về chất. Thế thì nếu như giữa TQ và VN nổ ra cuộc hải chiến lần thứ ba, thì TQ sẽ dùng thủ đoạn gì? Việc dùng công nghệ tin học để tiến công có thể trở thành sự tượng trưng thực sự cho sức mạnh của hải quân TQ.
Sau cuộc hải chiến lần thứ hai năm 1988, VN đã thay đổi thái độ cứng rắn trước đây, một mặt khôi phục quan hệ với TQ, nhưng mặt khác lại ngấm ngầm chiếm lĩnh một cách phi pháp các đảo ở Nam Hải, lôi kéo các Cty có thực lực của phương Tây, dính líu vào tranh chấp Trung-Việt ở Nam Hải. VN nhiều lần tuyên bố có chủ quyền đối với Nam Hải của TQ, không chỉ coi thường thiện chí của TQ muốn hoà bình giải quyết vấn đề Nam Hải, mà còn tìm cách dựa vào sự ủng hộ của thế lực bên ngoài, nhân lúc TQ còn phải bận đối phó với vấn đề Đài Loan, để tranh thủ tranh giành lợi ích.
Sự phản đối của VN đối với chính sách “Nam tiến” của TQ là một vấn đề quan trọng. Những ý đồ của VN đối với Nam Hải cũng chính là một khâu quan trọng đe dọa đến an ninh của tuyến đường vận chuyển dầu mỏ trên biển của TQ. Gần đây VN lại mấy lần khuyến khích dân chúng biểu tình phản đối TQ, kháng nghị việc quản lý hành chính của TQ đối với khu vực Trường Sa. Điều đáng chú ý là khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Tần Cương cảnh cáo VN “không nên làm những việc tổn hại đến lợi ích hai nước”, thì phía Mỹ lại nói rằng một khi VN xảy ra xung đột với TQ ở Hoàng Sa và Trường Sa, phía Mỹ sẽ “hỗ trợ VN", việc hỗ trợ như thế nào, phía Mỹ không nói cụ thể. Nhưng chúng ta (tức là Khựa) có thể thấy, ngoài thế lực quân Mỹ ra, Ấn Độ cũng là đối tượng mà VN lôi kéo, cộng thêm không quân VN được trang bị máy bay chiến đấu SU-30, VN tự tin có thể đánh cho TQ một đòn chí mạng, mà về mặt đạo nghĩa lại được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Từ những tin tức gần đây, có thể thấy rõ hai điểm: Thứ nhất, Mỹ hy vọng xảy ra xung đột Trung-Việt trên biển, qua đó quân Mỹ có thể thăm dò được thực lực của hải quân TQ; Thứ hai, xung đột lợi ích giữa TQ và Mỹ tại Nam Hải sẽ tăng lên, Mỹ hy vọng xung đột Trung-Việt sẽ tạo nên một tấm gương cho các nước ASEAN khác - TQ là mối đe dọa đối với các nước ASEAN. Ý đồ của Mỹ thực ra rất là thâm độc. Mỹ liệu có thể cung cấp sự “hỗ trợ” gì cho VN, dự tính ngoài tin tức tình báo chiến trường, vật tư hậu cần chiến lược và trang bị vũ khí ra, ít có khả năng quân Mỹ nhảy vào.
Nhưng một khi xung đột Trung-Việt nổ ra, sẽ ảnh hưởng đến chiến lược “Nam tiến” của TQ. Trên mức độ nhất định sẽ để lại ấn tượng về một TQ bá quyền đối với các nước ASEAN, sẽ khiến gần 20 năm cố gắng của TQ trở nên uổng công vô ích. Phân tích sâu một chút có thể thấy xung đột Trung-Việt nổ ra ở Nam Hải sẽ làm TQ bị phân tán lực lượng đối phó với thế lực gây chia cắt đất nước ở Đài Loan, làm rối loạn bố cục chiến lược của TQ. Hiển nhiên, TQ cũng xem xét đến điều này. Tiến xuống phía Nam sẽ mở thông tuyến đường vận chuyển trên biển của TQ. TQ có thể cắm chốt ở phía Tây từ Pakistan, ở phía Đông từ Malaysia và ở khu vực giữa là Mianma, lấy điểm phá diện, phân hoá phạm vi thế lực của Mỹ và phá vỡ ý đồ chiến lược của các nước nhỏ trong khu vực. Trong các nước ASEAN, Thái Lan, Singapore, Philippine là “hàng rào thép” của Mỹ; VN, Lào, Indonesia luôn hoài nghi TQ. Cho nên chiến lược “ Nam tiến” của TQ không thuận lợi chút nào. Trong số những nước này VN, Singapore và Indonesia là hận TQ nhất. Nhìn từ khả năng chiến lược của TQ cho thấy đánh VN có thể là sự lựa chọn tốt nhất.
Trong tình hình nếu VN cứ làm theo ý mình thì khả năng nổ ra xung đột Trung-Việt ở Nam Hải không phải là không có. Liên tưởng đến việc các tàu chiến tàng hình mới của TQ tiến hành tập trận ở khu vực Nam Hải, thì việc TQ dạy cho VN một bài học ở “mức độ nhất định” cũng là chuyện bình thường. “Mức độ nhất định” này phải đảm bảo được 3 yếu tố “nhanh, chuẩn xác và mạnh”. Với bài học này VN đau cũng không dám nói ra, không kịp có thời gian phản ứng, cũng để Mỹ không có cơ hội tìm hiểu được sức mạnh của hải quân TQ. Đánh nhanh đánh tốt một trận ở Nam Hải không chỉ có tác dụng răn đe những hoang tưởng của các nước xung quanh đối với quần đảo Trường Sa của TQ, mà trên mức độ nhất định cũng răn đe quyết tâm của Mỹ-Nhật dính líu vào xung đột ở eo biển Đài Loan. Cho nên đánh trận này phải đánh thật hay, phải thể hiện đặc điểm của chiến tranh kỹ thuật cao và những tinh tuý về mặt chiến thuật của quân đội TQ.
Cũng trên mạng shina cho đăng bài:
Việt Nam đang thăm dò "vạch đỏ chiến tranh" của Trung Quốc
Bài báo viết gần đây trong nước VN dấy lên các cuộc biểu tình của dân chúng chống TQ trước Đại sứ quán TQ, kháng nghị TQ thiết lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Đây rõ ràng là phản ứng tâm lý của phía VN. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Trong lịch sử, quần đảo Trường Sa luôn là lãnh thổ thiêng liêng không thể bị chia cắt của TQ. Từ thời nhà Thanh đến thời kỳ Dân Quốc, chính phủ nước ta (tức là chúng nó) đã từng 3 lần đặt tên cho các đảo ở Nam Hải. Lần thứ nhất là năm 1909, khi Lý Chuẩn đi tuần tra biển đã đặt tên cho 15 hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ hai vào năm 1935, Uỷ ban thẩm tra bản đồ thuỷ lục đã công bố “Biểu đối chiếu tên tiếng Trung-Anh của các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)”, trong đó công bố tên 136 đảo ở Nam Hải. Lần thứ ba vào năm 1947 sau khi kháng chiến thắng lợi, Bộ Nội chính đã công bố “Biểu đối chiếu tên cũ và tên mới đối với các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)”, trong đó bao gồm tên của 172 hòn đảo. Mỗi lần đặt tên đều vẽ trên bản đồ.Những tin tức gần đây cho thấy mức độ chống TQ của VN đã đến mức không thể chịu đựng nổi, đã đến lúc TQ lại phải dạy cho VN một bài học.
VN hiện đang thăm dò “vạch đỏ” chiến tranh của TQ. Bước sang thế kỷ mới, TQ đã đề xuất chiến lược ngoại giao “thế giới hài hoà”, cho nên VN đã đưa ra sự lựa chọn giữa chiến tranh và hoà bình với TQ (chiến lược lãnh thổ và ngoại giao); hòng lợi dụng ảnh hưởng quốc tế để gây sức ép với TQ, đặc biệt vào lúc vấn đề Đài Loan đang nóng lên và Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh sắp diễn ra, VN càng liều lĩnh, muốn liên hợp với Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của TQ ở khu vực châu Á-TBD. Nam Hải nằm trên tuyên đường vận chuyển trên biển từ eo biển Malắcca đến Đông Bắc Á, tầm quan trọng địa-chiến lược không thể phủ nhận. Nếu kiểm soát khu vực này có thể ngăn cản việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nhật Bản (NB), làm rối loạn việc điều hành tuyến vận chuyển và chỉ huy lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh. Ngược lại, nếu Mỹ kiểm soát khu vực này thì có thể răn đe có hiệu quả TQ. Mặc dù TQ đã sớm tuyên bố “Mỹ không có liên quan gì đến tranh chấp ở Nam Hải, vì thế không nên can thiệp vào”, nhưng Mỹ muốn duy trì quyền đi lại tự do trên biển Nam Hải, nên khó tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ. Những biểu hiện thiện chí của Mỹ rõ ràng đã làm tăng thêm dũng khí cho VN, mới khiến VN dám đương đầu với TQ.
VN là nước vong ơn bội nghĩa, trong thời kỳ Mỹ xâm lược VN, TQ đã giúp VN tài lực và vật lực để đánh đuổi Mỹ. Nhưng không ngờ cuối cùng VN trở mặt đối với TQ: Bắt đầu từ năm 1977, đã tiến hành bài Hoa chống Hoa, trục xuất người Hoa, thậm chí đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với TQ, gây mâu thuẫn ở khu vực biên giới, không ngừng gậm nhấm lãnh thổ của nước ta, phá hoại mốc cắm giữa biên giới hai nước, thay đổi dòng chảy trên các dòng sông, thậm chí có lúc bắn súng qua biên giới.
Ngay từ cuối năm 1978, khoảng 22 vạn quân TQ đã tập kết với quy mô lớn ở khu vực biên giới Trung-Việt ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Bắc Kinh bắn tin muốn VN rút quân khỏi Campuchia, nếu không sẽ dạy cho VN một bài học. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh biên giới, bộ máy tuyên truyền của VN rêu rao VN là “cường quốc quân sự thứ 3 thế giới”, một lính VN có thể đối phó được 30 lính TQ, còn nói sẽ đánh đến Nam Ninh rồi ăn điểm tâm sáng, nơi nào có cây hoa gạo thì đều là lãnh thổ của VN, mục đích là muốn kích động quyết chiến một trận với TQ. Nhưng VN không biết rằng trong thời kỳ “kháng Mỹ viện Việt”, TQ đã nắm rất rõ mọi địa hình, công sự trên biên giới của phía VN. Quân đội TQ đã dùng pháo, tên lửa, súng phóng hoả để đối phó khiến các công sự kiên cố không có tác dụng gì, không thể ngăn cản được đại quân TQ
Sau khi bị mất Lạng Sơn, Hà Nội lập tức động viên chiến tranh toàn dân. Tại Hà Nội người già trẻ con thì đi sơ tán, thanh niên trai tráng thì đào công sự. Cùng ngày, TQ tuyên bố rút quân. Hà Nội vẫn phòng bị, lo lắng quân đội TQ quay trở lại.
Quần đảo Trường Sa từ trước đến nay luôn là lãnh thổ thiêng liêng của TQ. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Bắt đầu từ thập kỷ 60, đặc biệt từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đến nay, các đảo nổi lên mặt biển và khu vực biển phụ cận của quần đảo Trường Sa đã bị các nước xung quanh xâm chiếm. cướp đoạt tài nguyên. Trong đó bao gồm VN, Philippine, Malaysia và Brunei; VN, Malaysia và Philippine còn chiếm đóng quân sự đối với các đảo; Indonesia thì chiếm một phần khu vực biển; cộng thêm TQ và Đài Loan, hình thành nên thế đối đầu ở quần đảo Trường Sa giữa 6 nước và 7 bên. Đến cuối năm 1991, ngoài 6 đảo mà quân ta kiểm soát và Đài Loan kiểm soát đảo Thái Bình ra, 44 đảo khác bị VN, Philippine và Malaysia xâm chiếm, trong đó VN là nước duy nhất đưa ra yêu cầu chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa, cũng là nước hiện đang có lợi ích lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với nước ta. Trong thế kỷ trước TQ và VN (Bắc và Nam) đã từng 2 lần hải chiến ở quần đảo Trường Sa, đều kết thúc với chiến thắng của TQ. Hiện nay trong vấn đề lãnh thổ TQ vận dụng sách lược “giấu mình chờ thời”, “gác tranh chấp cùng khai thác”, chú trọng “gác tranh chấp”. Trên thực tế là chú ý đến nhân tố quốc tế phức tạp, chú ý đến ảnh hưởng của cuộc chiến tranh khu vực có thể xẩy ra đối với sự phát triển của đất nước ta. Nhưng VN đã coi sự khoan dung của TQ như là sự mềm yếu, lấn dần từng bước. Tháng 4 năm nay, bất chấp sự phản đối của phía TQ VN đã quyết định hợp tác với hãng dầu BP của Anh khai thác dầu khí ở Trường Sa. Điều này đã công khai thách thức chủ quyền lãnh thổ của TQ, thăm dò dây thần kinh chiến tranh của TQ.
VN là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất ỏ quần đảo Trường Sa, chiếm tới một nửa toàn bộ quần đảo Trường Sa, cho nên TQ phải giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa. Trước hết việc giải quyết các đảo VN chiếm đóng là việc làm cấp bách. Trong hải chiến hiện đại, muốn kiểm soát biển trước hết phải kiểm soát trên không, tuy quần đảo Trường Sa cách lục địa nước ta mấy trăm hải lý, nhưng máy bay chiến đấu của nước ta hoàn toàn có thể đối với được với mối đe dọa ở mức độ hạn chế của không quân VN. Hiện nay hải quân VN có tàu tốc hạm mang tên lửa “Con nhện” với số lượng không nhiều, quả thực là mối đe dọa không nhỏ đối với hải quân nước ta. Nhưng tin rằng quân đội TQ tuyệt đối có khả năng một lần nữa lại có thể nhấn chìm hải quân VN xuống Thái Bình Dương. Chỉ cần giải quyết xong VN, các tranh chấp lãnh thổ với các nước khác cũng sẽ được giải quyết.VN chủ định muốn làm “con gà”, cho nên TQ phải chuẩn bị tốt cho việc “giết gà dọa khỉ”.
Mittwoch, 6. August 2008 - 19:17 Uhr (ICT)
Hồ G…
· Offline-IM
Mạng “Sina” ( TQ): “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”.
TTXVN (Hồng Công 4/8)
Tờ “Thái Dương” ngày 4/8 đăng bài của bình luận viên Cổ Lữ với nhan đề “Trung Quốc và Việt Nam khó tránh khỏi lại đánh nhau ở Nam Sa (Trường Sa)”, bài báo viết sau khi Lý Đăng Huy tung ra “thuyết về hai quốc gia”, Giang Trạch Dân đã đề xuất quân đội phải “tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự”. Hiện nay tình hình hai bờ đã có xu hướng hoà dịu, nhưng Quân giải phóng vẫn chưa vứt bỏ khẩu hiệu này. Giang Trạch Dân còn nói trong nội bộ cấp cao Quân uỷ trung ương rằng “Eo biển Đài Loan cần có một cuộc chiến”, do chỉ nói trong nội bộ, nên không có vấn đề thu hồi. Nhưng giữa hai bờ và Mỹ, Nhật Bản, Nga đều muốn tránh xuất hiện chiến tranh ở eo biển Đài Loan.
Trung Quốc và Nhật Bản tồn tại tranh chấp về việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế ở Hoa Đông và chủ quyền đảo Điếu Ngư, cũng có người dự đoán “Trung-Nhật cần có một cuộc chiến”. Nhưng Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được hiệp định nguyên tắc đầu tiên về việc gác tranh chấp chủ quyền cùng nhau khai thác ở Hoa Đông. Vì vậy có thể thấy trong tương lai sẽ không xẩy ra chiến tranh. Trong số các nước láng giềng chung quanh Trung Quốc, Ấn Độ là nước có thể nẩy sinh chiến tranh với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ có tranh chấp lãnh thổ hơn 10 vạn km2, vì vậy trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20, hai bên đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới với quy mô không nhỏ. Nhưng giống như Nhật Bản kiểm soát đảo Điếu Ngư, phần lớn đất đai biên giới có tranh chấp đều do Ấn Độ kiểm soát, chỉ cần Trung Quốc không đánh, Ấn Độ sẽ không chủ động khai chiến.
Nhìn vào Việt Nam , tuy cùng là nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, nhưng lại có nhiều khả năng nhất trong việc nổ ra chiến tranh với Trung Quốc. Sau khi những tin tức về việc Việt Nam cùng hãng dầu Exxon Mobile đạt được hiệp định hợp tác bước đầu thăm dò dầu khí được lan truyền, Bộ ngoại giao Trung Quốc còn chưa đưa ra kháng nghị cứng rắn, chỉ bày tỏ “quan tâm”. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam thì tuyên bố ‘khu vực ký kết hiệp định là thuộc chủ quyền Việt Nam ”, báo chí Việt Nam thậm chí còn nói “sẽ quyết chiến một trận”. Dư luận quốc tế còn chú ý thấy trong lúc Việt Nam kinh tế khó khăn đi cầu cứu Bắc Kinh, Trung Quốc còn chưa nói đến đánh nhau, thì Việt Nam đã nói đến chiến tranh. So với Nhật Bản và Ấn Độ đều nhấn mạnh dùng phương thức hoà bình để giải quyết tranh chấp, Việt Nam tỏ ra hiếu chiến nhất.
Nhìn từ lịch sử cho thấy, trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, giữa Trung Quốc và chính quyền Nam Việt Nam cũ đã xẩy ra cuộc chiến ở Tây Sa (Hoàng Sa). Năm 1979, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra cuộc chiến tranh biên giới với quy mô không nhỏ. Trong 10 năm sau đó, tại khu vực biên giới, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xẩy ra nhiều cuộc đánh nhau lớn nhỏ. Trong thập kỷ 80, tại khu vực Nam Sa (Trường Sa), giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng đã từng xẩy ra hải chiến và các cuộc chiến tiến công phòng thủ trên các đảo. Cho nên hiện nay trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Nam Sa, Việt Nam là nước có nhiều khả năng nhất đánh nhau với Trung Quốc.
Sự thực, sự hiếu chiến của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi việc bố trí lực lượng quân sự. Việt Nam đã đề xuất tương đối lâu “chiến lược phát triển biển”. Phối hợp với mục tiêu “xây dựng cường quốc biển”, chiến lược quân sự của Việt Nam đã điều chỉnh thành “lục thủ hải tiến” (phòng thủ trên đất liền, tiến ra biển), lấy hướng Nam Sa, đặc biệt là việc “giành quyền kiểm soát Nam Sa” làm trọng tâm chuẩn bị quân sự. Hải quân Việt Nam có 5,5 vạn quân với hơn 300 tàu chiến các loại. Không quân Việt Nam có khoảng 3 vạn quân với hơn 480 máy chiến đấu các loại, bao gồm máy bay SU-27, SU-30 .Quân đội Việt Nam đầu tư chi phí lớn xây dựng 11 căn cứ hải quân và 15 căn cứ không quân hướng ra Biển Đông. Đồng thời Việt Nam tăng cường xây dựng các công sự mang tính vĩnh cửu trên các đảo mà Việt Nam chiếm lĩnh ở Nam Sa. Việc làm có ý nghĩa chiến lược nhất là Việt Nam đã xây dựng hai sân bay ở đảo Nam Uy và đảo Trường Sa, khiến không quân Việt Nam có được sân bay quý giá tiến ra Nam Sa; hàng loạt nhân viên, trang bị và vật tư đạn dược liên tục chở đến Nam Sa qua “hành lang trên không” này.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc, mấy năm gần đây Việt Nam đã đưa ra “3 con át chủ bài lớn”, đó là tàu chiến mang tên lửa với uy lực lớn, máy bay chiến đấu tầm xa và tác chiến đặc công biển; hòng hình thành ưu thế tiến công phi đối xứng “lấy nhỏ kiềm chế lớn”. Quân đội Việt Nam còn lấy việc huấn luyện khoa mục người nhái tiến công các toà nhà, phá hoại công trình ngầm làm trọng điểm tác chiến ở Nam Sa. Đặc công nước của Việt Nam còn tiến hành các hoạt động theo dõi, gây nhiễu đối với các tàu thăm dò của Trung Quốc ở Nam Sa.
Dự đoán, Bắc Kinh sẽ không khó khăn khi quyết tâm dậy cho Việt Nam một bài học. Quyết định của Đặng Tiểu Bình trước đây là ví dụ điển hình. Việt Nam muốn liên kết với Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng có thể yêu cầu Mỹ và Nga giữ trung lập. Việt Nam thuộc dân tộc phải dậy cho một bài học mới chịu nghe, không đánh hầu như không thể thu hồi các đảo đã bị xâm chiếm.
Donnerstag, 7. August 2008 - 05:40 Uhr (ICT)
Hồ G…
http://de.360.yahoo.com/profile-x1zJTRU5dKHoggT9liVN5liH8KM-?cq=1
· Offline-IM
TTXVN (Hồng Công 5/8)
Mạng “Sina” ngày 4/8 đăng bài với nhan đề “Tiến công Việt Nam theo kế hoạch A: đánh một trận, thiên hạ sẽ ổn định”, bài báo viết cùng với việc sức mạnh tổng hợp quốc gia và sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, việc giải quyết vấn đề Đông Nam Á và chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) sẽ là trọng điểm từ nay về sau của chính sách đối ngoại và phương hướng hành động quân sự chủ yếu của Trung Quốc.
Từ trước đến nay Việt Nam và Đông Nam Á đều thuộc phạm vi thế lực truyền thống của Trung Quốc. Trong phần lớn thời gian của lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu hảo. Nhưng từ sau thập kỷ 70 của thế kỷ trước, do thực lực của nước ta suy yếu nên đã dần dần mất đi quyền kiểm soát đối với khu vực này. Việt Nam nhân cơ hội này đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, đưa tới hai nước thù địch, giao chiến với nhau. Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam .
Việt Nam là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Á, lại có kinh nghiệm chiến tranh phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến với các nước lớn quân sự. Cho nên nhìn từ góc độ nào thì Việt Nam đều là “khúc xương khó nhằn”. Dựa theo câu nói của Mao Chủ tịch thì về chiến lược chúng ta cần coi thường địch, nhưng về chiến thuật phải coi trọng đối thủ. Cho nên hành động quân sự đối với Việt Nam cần phải có một kế hoạch tác chiến tỷ mỉ khoa học.
Địa hình Việt Nam rất đặc thù, ví von một cách thông tục thì Việt Nam giống như một con rắn nước kỳ quái nằm ở cực Đông của bán đảo Trung Nam . Hướng Bắc-Nam thì dài, hướng Đông - Tây thì hẹp. Chiều dài Bắc-Nam khoảng 1600km, chỗ hẹp nhất hướng Đông-Tây chỉ có 50km. Địa thế Việt Nam phía Tây cao, phía Đông thấp, địa hình ba phần tư là núi và cao nguyên. Phía Bắc Việt Nam nhiều dãy núi liên tiếp nhau bị ngăn cách bởi những khe núi vực sâu, cao 300-1500m so với mặt nước biển. Phía Nam là cao nguyên và đồi núi, cao 500-1500m so với mặt nước biển. Trên núi sông suối nước chảy xiết, mùa mưa nước lũ tràn lan, rừng rậm nhiệt đới bao phủ 40% diện tích toàn lãnh thổ. Cho nên phần lớn các khu vực ở Việt Nam không thích hợp với tác chiến cơ động với quy mô lớn.
Theo bài học thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và kinh nghiệm thành công của chúng ta trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ, việc sử dụng lực lượng sơn cước và máy bay trực thăng vũ trang là biện pháp tốt nhất tiến hành chiến tranh sơn địa và chiến tranh rừng núi. Chỉ cần đột phá được tuyến phòng ngự ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, một khi tiến vào đồng bằng sông Hồng thì lực lượng thiết giáp sẽ lại phát huy uy lực lớn. Còn việc đưa lực lượng thiết giáp theo cách tiến công cũ như trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ đã chứng minh không thành công. Như vậy chỉ có thể mở một chiến trường mới, tập kết nhanh chóng và hiệu quả với quy mô lớn lực lượng thiết giáp. Việc thực hiện đòn đột kích mang tính hủy diệt đối với khu vực trung tâm của địch là điều then chốt để giành chiến thắng trên mặt đất.
Làm thế nào chế phục được Việt Nam ”con rắn kỳ quái này ? Điều chủ yếu quyết định bởi việc làm thế nào nhanh chóng chặt đứt đầu rắn. Tục ngữ Trung Quốc có câu “đánh rắn đánh phải đánh vào đốt thứ 7, vị trí đốt thứ 7 là chỗ hiểm của rắn”. Chúng ta chú ý thấy rằng khu vực ven biển miền Trung Việt Nam có một địa phương gọi là Thanh Hoá. Khu vực này là mũi cực Nam của đồng bằng sông Hồng, là cửa đi ra biển của sông Mã. Từ Thanh Hoá hướng về phía Nam và Đông Tây, địa hình đột nhiên thu hẹp lại giống như cổ con rắn, chia cắt Việt Nam thành 2 phần Nam-Bắc hoàn toàn khác nhau. Toàn bộ tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch chủ yếu nối liền hai miền Bắc - Nam đều đi qua Thanh Hoá---mảnh đất nhỏ hẹp này. Vị trí địa lý của Thanh Hoá rất giống tuyến đường độc đạo chiến lược Cẩm Châu của nước ta. Cho nên, Thanh Hoá chính là yết hầu khống chế đầu rắn phía Bắc của Việt Nam . Bóp nghẹt yết hầu này, cũng có nghĩa là bóp nghẹt đốt thứ 7 của con rắn.
Thanh Hoá có địa thế thấp, đồng thời cũng là bình nguyên rộng bằng phẳng, rất thích hợp với việc tiến hành đổ bổ với quy mô lớn. Nếu vận dụng phương pháp đổ bộ, thì có thể nhanh chóng đưa nhiều lực lượng thiết giáp vào chiến trường. Như vậy xe tăng một khi đổ bộ lên bờ sẽ tránh gặp phải địa hình núi non, tận dụng ưu thế địa hình đồng bằng, nhanh chóng tiến về Hà Nội. Nếu việc tác chiến đổ bộ ở Thanh Hoá diễn ra thuận lợi, sẽ khiến cục diện toàn bộ chiến trường nẩy sinh thay đổi cơ bản, khiến việc quân ta nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam có thể trở thành khả năng. Điều kiện đổ bộ thuận lợi như vậy, vì sao quân Mỹ trước đây không lợi dụng. Điều này chủ yếu là do trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ cấm vượt qua vĩ tuyến 17. Mỹ luôn nhớ đến thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, cho nên lời cảnh cáo của Trung Quốc đã có tác dụng răn đe nhất định. Còn Thanh Hoá nằm ở gần vĩ tuyến 20. Đến ngay vĩ tuyến 17 quân Mỹ không dám vượt qua, thì việc đổ bộ lên Thanh Hoá càng không dám nghĩ đến.
Tổng hợp những xem xét trên, chế định ra kế hoạch tác chiến tiến công Việt Nam dưới đây:
1-Bố trí binh lực: việc tác chiến với Việt Nam quyết định đột kích theo 3 hướng, chiến pháp là “hướng tâm hợp vây” và thực hiện phương châm chiến lược Bắc trước Nam sau. Dựa vàp phương châm chiến lược này chia lực lượng tiến công thành 3 tập đoàn chiến dịch Bắc, Đông và Nam
Hướng Vân Nam: lấy tập đoàn quân 14 thuộc lục quân làm chủ lực đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Bắc. Đồng thời để thích ứng với nhu cầu trong giai đoạn đầu khai chiến tiến hành tác chiến ở vùng núi, sẽ rút 1 lữ đoàn sơn cước và 1 đại đội vận tải đường không của tập đoàn quân 13 tăng cường cho tập đoàn quân 14. Hướng Vân Nam tổng cộng có khoảng 60 nghìn quân.
Hướng Quảng Tây: lấy tập đoàn quân 42 làm chính, đảm nhận nhiệm vụ tiến công của tập đoàn Đông; rút 1 lữ đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn vận tải đường không của tập đoàn quân 41 tăng cường cho tập đoàn quân 42. Sư đoàn không quân số 2 thuộc lực lượng không quân phụ trách chi viện trên không cho tập đoàn Đông. Hướng Quảng Tây tổng cộng có 100 nghìn quân.
Hướng đổ bộ từ biển của tập đoàn Nam, tập đoàn quân số 1 của lục quân và 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến đảm nhận nhiệm vụ tiến công chủ yếu. Sư đoàn cơ giới 127 thuộc tập đoàn quân 54 của lục quân là lực lượng thê đội 2, đảm nhận là mũi đột kích bằng xe tăng chủ yếu tiến công Hà Nội. Đồng thời chủ lực hạm đội Nam Hải và lực lượng không quân thuộc hải quân phụ trách chuyên chở quân đổ bộ và chi viện yểm trợ trên không ở khu vực tác chiến này. Sư đoàn không quân số 9 thuộc lực lượng không quân thì phụ trách kiểm soát không phận khu vực miền Trung Việt Nam . Tập đoàn Nam tổng cộng khoảng 150 nghìn quân, trong đó lực lượng đổ bộ khoảng 100 nghìn quân.
Tập đoàn quân 24 và quân đoàn lính dù số 15 thuộc quân khu Tế Nam là lực lượng dự bị.
Cho đến nay, tổng số binh lực tham chiến của quân ta khoảng 520 nghìn quân (không tính lực lượng tên lửa và không quân chiến lược), tác chiến tại tuyến 1 có 310 nghìn quân. Dự tính đưa 1200 xe tăng, 3000 xe thiết giáp, 3200 máy bay chiến đấu các loại vào tham gia tác chiến.
2-Thực hiện tác chiến: dự kiến thời gian tác chiến là 31 ngày
a-Giai đoạn tiến công chiến lược
Ngày đầu tiên của chiến tranh: lực lượng tên lửa của ta bắt đầu tiến hành tiến công đợt 1 bằng tên lửa đối với 300 mục tiêu chính trị quân sự quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ của địch. Sẽ phóng vào lãnh thổ địch 500 tên lửa chiến thuật tầm ngắn, 100 tên lửa chiến thuật hành trình, hải quân sẽ phóng 200 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền và 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên biển. Lực lượng kỹ thuật điện từ tiến hành gây nhiễu điện từ mạnh đối với trung tâm chỉ huy, hệ thống thông tin và rađa của địch. Máy bay oanh tạc chiến lược tiến hành oanh tạch chiến lược có trọng điểm đối với các nhà máy phát điện và cơ sở công nghiệp cỡ lớn của địch.
Ngày thứ hai: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực chính xác đợt 2 đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch và tiến hành đánh giá hiệu quả của cuộc tiến công bằng tên lửa đợt 1. Lực lượng tên lửa tiếp tục phóng 300 tên lửa chiến thuật về phía địch.
Ngày thứ ba: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1500 lượt máy bay tiến hành không tập với quy mô lớn hơn các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Tiêu diệt triệt để lực lượng không quân và hải quân còn lại của quân đội Việt Nam . Hải quân tiếp tục phóng 100 tên lửa hành trình từ căn cứ trên đất liền, tiến hành phá huỷ các điểm đã xác định.
b-Giai đoạn tiến công chiến thuật:
Ngày thứ tư: lực lượng không quân và lực lượng không quân thuộc hải quân xuất kích 1000 lượt máy bay tiến hành tiến công hoả lực lần thứ 3 đối với các mục tiêu quân sự chủ yếu của địch. Đồng thời các tập đoàn quân tiến công sử dụng Cachiusa tầm xa và pháo cỡ lớn tiến hành đột kích đối với các mục tiêu quan trọng của địch. Hạm đội Nam Hải hoàn thành nhiệm vụ phong toả toàn bộ khu vực biển vịnh Bắc Bộ và tuyến đường phía cực Nam của Nam Hải (biển Đông). Hạm đội Đông Hải thực hiện cảnh giới vòng ngoài, thực hiện vu hồi từ xa.
Ngày thứ năm: lực lượng không quân và lực lượng không quân của hải quân xuất kích 500 lượt máy bay tiến hành oach tạc chính xác có trọng điểm đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của địch. Đập tan khả năng phản kích của địch. Máy bay trực thăng tiến công của lục quân phối hợp với pháo binh mặt đất tiến hành đột kích các mục tiêu nằm sâu trong chiến tuyến của địch. Đồng thời các lực lượng tham gia tiến công tiến vào vị trí tập kết, 10 tàu đổ bộ cỡ lớn và 100 tàu đổ bộ cỡ vừa chuyên chở quân đổ bộ xuất phát từ các quân cảng. Lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tàu ngầm chịu trách nhiệm bảo vệ việc đổ bộ cũng như không phận có liên quan.
c-Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
Sáng sớm ngày thứ sáu: các lực lượng tiến công tiến hành chuẩn bị hoả lực trong 1 tiếng đồng hồ cuối cùng, sau đó từ 3 hướng Bắc, Đông và Nam nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ Việt Nam . Hướng tiến công của tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông vẫn đi theo hướng mà trong cuộc chiến tranh phản kích tự vệ năm 1979 đã vận dụng. 2 lữ đoàn thuỷ quân lục chiến thuộc thê đội đổ bộ thứ nhất của tập đoàn Nam lần lượt mở hướng đổ bộ ở hai khu vực Tịnh Gia và Lặc Trường, sau đó hoà nhập vào nhau.
Ngày thứ bảy và thứ tám: lực lượng đổ bộ củng cố trận địch trên các bãi đổ bộ. Chủ lực của tập đoàn quân số 1 tiếp tục đổ bộ lên bờ mở rộng khu vực đổ bộ. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 trung đoàn nhanh chóng tiến về phía Nam, dựa vào địa hình có lợi, ngăn cản quân đội Việt Nam tiến về chi viện cho phía Bắc.
Ngày thứ chính và thứ mười: chủ lực tập đoàn quân số 1 công chiếm Thanh Hoá, cắt đứt sự liên hệ giữa chủ lực quân Việt Nam ở phía Bắc với các lực lượng ở phía Nam, hoàn thành việc bao vây chiến lược đối với Hà Nội. Đồng thời sử dụng binh lực của 1 sư đoàn công chiếm Nghĩa Đàn và dựa vào địa hình và tuyến ven biển thực hiện phòng ngự đối với hướng Nam, ngăn cản quân đội Việt Nam chi viện cho phía Bắc.
Ngày thứ mười một: tập đoàn Bắc và tập đoàn Đông lần lượt tiến công đột phá Yên Bái và Lạng Sơn, hình thành thế tiến công gọng kìm đối với Hà Nội. Sư đoàn cơ giới 127 của tập đoàn quân 54 của lục quân hoàn thành việc đổ bộ.
Ngày thứ mười hai và mười ba, sư đoàn 127 tiến về Hà Nội, nhanh chóng công chiếm Ninh Bình. Như vậy 3 tập đoàn đột kích chiến dịch Bắc, Đông và Nam của ta sẽ lần lượt tiến vào khu vực dự định, hoàn thành việc bao vây Hà Nội.
Ngày thứ mười bốn và mười lăm: các đơn vị đóng nguyên vị trí đợi lệnh, nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, củng cố các khu vực đã chiếm. Lực lượng không quân và pháo tầm xa của ta tiến hành chuẩn bị tiến công hoả lực trước khi tổng tiến công. Đồng thời tập đoàn quân 24 tiếp tục đưa vào chiến trường Việt Nam .
Ngày thứ mười sáu: bắt đầu tổng tiến công Hà Nội, dự kiến trong 3 ngày hoàn thành việc công chiếm Hà Nội.
Ngày thứ mười chín, hai mươi: các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày.
Ngày thứ hai mốt: chủ lực của tập đoàn quân 24 và tập đoàn quân số 1 bắt đầu tác chiến tiến đánh miền Nam Việt Nam
Đến ngày thứ ba mươi mốt: công chiếm toàn bộ Việt Nam .
Mấy điểm thuyết minh về kế hoạch tác chiến này:
Thứ nhất, vì sao chỉ tiến hành 5 ngày không tập đã đưa lực lượng mặt đất vào? Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong tình hình có nhiều vũ khí chính xác và ưu thế hải quân tuyệt đối, nhưng Mỹ vẫn tiến hành chuẩn bị không tập kéo dài 1 tháng, sau đó mới đưa lực lượng mặt đất vào. Chúng ta sở dĩ nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, chủ yếu là do giữa Việt Nam và Irắc có sự khác biệt nhau. Trước hết tình chất phức tạp của môi trường địa lý Việt Nam đã quyết định hiệu quả cao nhất của không tập chỉ trong giai đoạn bắt đầu chiến tranh, lợi dụng tính bất ngờ, gây sát thương lớn cho phía địch. Sau đó quân địch sẽ nhanh chóng điều chỉnh bố trí binh lực, lợi dụng địa hình nhiều núi và rừng tiến hành ẩn nấp có hiệu quả. Mà Việt Nam cả năm có độ ẩm rất cao, mây mù bao trùm, khiến việc trinh sát trên không của chúng ta rất khó khăn. Cho nên nếu không dựa vào sự phối hợp chính xác của lực lượng mặt đất, hiệu qủa cuộc việc tiếp tục không tập sẽ không cao. Ngoài ra, Việt Nam không có lực lượng thiết giáp với quy mô lớn, chủ yếu lấy lực lượng bộ binh nhẹ và lực lượng sơn cước làm chính. Những lực lượng này khiến quân đội Việt Nam dễ phân tán và lẩn tránh. Như vậy chỉ có thể dựa vào lực lượng lục quân để tiến công theo địa điểm chỉ định. Còn một điểm nữa là Mỹ luôn nhòm ngó vào Việt Nam . Chỉ cần chúng ta tiến hành chiến tranh với Việt Nam , Mỹ nhất định sẽ tìm cách ngăn cản. Chỉ cần nhanh chóng đưa lực lượng mặt đất vào, biến Việt Nam thành một chiến trường thực sự, hình thành cục diện hỗn chiến, thì mới có thể triệt để ngăn chặn Mỹ thọc tay vào.
Thứ hai, kế hoạch tác chiến này thực hiện 3 hướng đột kích, theo chiến pháp “hướng tâm hợp vây”; trong đó tập đoàn đổ bộ hướng Nam là hướng chủ công và trọng điểm tiến công của quân đội ta. Vỉ vậy lực lượng thiết giáp mạnh nhất và tinh nhuệ nhất cần được tập trung sử dụng tại hướng này. Tập đoàn đột kích hướng Đông là hướng tiến công bổ trợ. Tập đoàn Bắc hướng thực hiện kiềm chế chiến lược.
Thứ ba, do cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh chính quy lấy địa hình rừng núi làm chính, cho nên các cuộc tiến công của máy bay trực thăng sẽ phát huy tác dụng tương đối quan trọng. Lực lượng không quân thuộc lục quân của quân đội ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Để thích ứng với nhu cầu tác chiến với Việt Nam trong tương lai, các quân đoàn cần tăng cường xây dựng lực lượng không quân, nên trên cơ sở các trung đoàn không quân thuộc các tập đoàn quân hiện nay, mở rộng biên chế thành các lữ đoàn. Nâng cao mạnh mẽ khả năng tiến công phòng thủ lập thể và khả năng điều hành trên chiến trường.
Donnerstag, 7. August 2008 - 05:44 Uhr (ICT)
http://www.doi-thoai.com/baimoi0808_101.html
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment