Harold Meyerson – Phan Tường Vi lược dịch
Tại sao chúng ta tham chiến ở Việt Nam?
Làm ăn ở Trung Quốc bắt đầu tốn nhiều tiền hơn. Chẳng phải vì công nhân Trung Quốc trở nên giàu có đang mua căn nhà thứ nhì hay đại loại một cái gì như thế: lương trung bình của họ vẫn dưới một đô-la mỗi giờ. Nhưng những nhân công Trung Quốc rời làng mạc thôn xóm lên tỉnh kiếm công ăn việc làm đã một thời như một cái hồ không đáy cung cấp nguồn công nhân trẻ trung giờ đang đến hồi khô kiệt, và lương cho công nhân ở những nhà máy lắp ráp hiện tăng 10 phần trăm mỗi năm.
Lý do nam tiến thì rõ ràng: công nhân Việt Nam ăn lương chỉ bằng một phần tư lương công nhân Trung Quốc. Nhưng tại sao Việt Nam, mà không là, chẳng hạn Thái Lan đi, là nơi mà giá nhân công cũng vẫn còn rẽ? Nguồn: theonion.com
Tồi tệ hơn, luật lao động mới sau này làm cho chủ hãng khó khăn hơn khi phải đánh lừa nhân công của họ về cả lương lẫn quyền lợi. Nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ có cơ sở ở Trung Quốc đã cảnh cáo những luật lệ này; Văn phòng Thương Mãi Hoa Kỳ ở Thượng Hải thẳng tay phản đối. Nhưng những ngày hoàng kim xưa của trường phái lao động chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông, khi nhà nước có thể gởi cả hằng chục triệu công nhân với tay nghề xuống nông thôn để được tôi luyện cho cứng rắn và đôi khi bị tra tấn hành hạ nữa, giờ đã qua rồi. Đồ đệ của Mao, mặc dù thỉnh thoảng cũng có trấn áp chút đỉnh để giữ cho bộ máy chạy đều, họ có mối quan tâm, mà bản thân Mao thì chẳng bao giờ bận tâm đến, là đạt cho được một sự hài hòa trong xã hội (social harmony), cho dù điều đó có nghĩa là thúc ép giới chủ nhân ký, và tôn trọng những giao kèo với công nhân của mình.
Phải đối đầu với cái điều đáng sợ này, một hãng Mỹ làm đang ăn ngon lành, muốn cắt giảm gía thành sẽ làm gì? Rất nhiều trong số họ chạy về phía nam của biên giới – không phải là biên giới của chúng ta (Mexico vốn qúa sức đắt đỏ) nhưng là biên giới của Trung Quốc.
Họ đi về phía Việt Nam.
Theo một bản báo cáo của Keith Bradsher đi trên tờ New York Times tháng rồi, những công ty đa quốc gia như hãng Canon (chuyên sản xuất máy photocopy và máy in) và Hanesbrands (hãng sản xuất đồ lót có trụ sở nằm ở tiểu bang North Corolina) đang phát triển hoặc xây dựng thêm hãng xưởng ở Hà Nội, nơi họ có thể sản xuất hàng cho Wal-Mart và những công ty chuyên bán hàng lẽ. Vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp vào Việt Nam (FDI) tăng 136 phần trăm giữa năm 2006 và 2007, trong lúc ở Trung Quốc chỉ tăng 14 phần trăm.
Lý do nam tiến thì rõ ràng: công nhân Việt Nam ăn lương chỉ bằng một phần tư lương công nhân Trung Quốc.
Nhưng tại sao Việt Nam, mà không là, chẳng hạn Thái Lan đi, là nơi mà giá nhân công cũng vẫn còn rẽ?
Cái lợi thế của Việt Nam, tuồng như, là chính trị. “Chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là ổn định hơn,” Laurance Shu, Chief Financial Officer của hãng Texhong có trụ sở ở Shanghai, một trong những công ty hàng đầu của thế giới chuyên hàng bông vải, nói với Bradsher. Cái nhìn này, theo Bradsher tường thuật, là cái nhìn chung giữa những tay quản trị cấp cao người Mỹ cũng như người Á châu, tuy rằng họ không bao giờ nói ra thẳng thừng những điều như thế. Cuối cùng rồi, Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, đã đặt mọi công đoàn độc lập ra khỏi vòng pháp luật. Không có tự do bầu cử và tự do ngôn luận, không có những thay đổi cấp tiến trong chính sách kinh tế của nhà nước có lẽ ngày càng lôi cuốn giới làm ăn Hoa Kỳ tin vào đó.
Chuyện bây giờ là, không đời nào tôi lại đi ganh tị với người Việt Nam trong cái khoảnh khắc hốt bạc này của họ trước khi vốn đầu tư của thế giới phát hiện làm ăn ở Việt Nan cũng đắt đỏ và rồi khăn gói qủa mướp dọn đi Bangladesh và Somalia. Nhưng có phải chúng ta đã tham dự một cuộc chiến để giữ cho Việt Nam khỏi bị nhuộm đỏ bởi chủ nghĩa cộng sản? Khoảng chừng 58.000 người Mỹ đã mất trong cuộc chiến đó, có đúng không? Và giờ đây giới làm ăn Mỹ thực sự thích đầu tư vào nước cộng sản Việt Nam hơn là, nói chẳng hạn, một nước Phi Luật Tân không ít thì nhiều cũng có nền dân chủ? Có nhiều khả năng là giới làm ăn Hoa Kỳ thích đầu tư vào một nước Việt Nam do chế độ cộng sản cai trị hơn là đầu tư vào một nước Việt Nam kém dân chủ hơn, nếu qủa thật có một Việt Nam như thế .
Nhưng có phải chúng ta đã tham dự một cuộc chiến để giữ cho Việt Nam khỏi bị nhuộm đỏ bởi chủ nghĩa cộng sản? Khoảng chừng 58.000 người Mỹ đã mất trong cuộc chiến đó, có đúng không? Nguồn: dc.about.com
Hãy tưởng tượng, như là một một sự diễn tập, chúng ta đang cố gắng giải thích chuyện này cho 58.000 tử sĩ Hoa Kỳ và thân nhân của họ. Chúng ta có thể nói nói rằng qua chuyện đầu tư vào những nước cộng sản, chúng ta đang thúc đẩy họ về phía dân chủ. Nhưng mọi cái mà chúng ta biết về Trung Quốc thì cho thấy rằng, trong thực tế, những đầu tư như thế chỉ làm cho chế độ độc tài mạnh hơn. Chúng ta cũng có thể lý luận rằng những gì chúng ta đang làm là mang những nước cộng sản vào hệ thống tư bản trên thế giới. Rồi một lần nữa, các hệ qủa của việc mang vào thị trường nhân công thế giới hằng triệu nhân công gía rẽ -- những người mà lương của họ đã bị kiểm soát bởi cái tính biến đổi của vốn đầu tư và sự trấn áp của chế độ cộng sản – là giữ lương ở mức thấp trong những đất nước dân chủ với nền kinh tế phát triển cao và không có chiến lược quốc gia để duy trì và phát triển công ăn việc làm tốt đẹp ở sâu sau (tỉ dụ, như trong nước Mỹ).
Hay chúng ta có thể lý sự rằng sự chống đối chủ nghĩa cộng sản của chúng ta là cao thượng và này nọ nhưng rằng, được giảm bớt gánh nặng bởi ảo tưởng của qúa khứ, thương gia Mỹ, được sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ, đã nhận thấy rằng vấn đề với chủ nghĩa cộng sản đã không là phi dân chủ nhưng rằng nó chỉ là phản-tư bản. Và rằng chủ nghĩa cộng sản đã một thời giờ hội nhập với hệ thống tư sản thế giới, cái ác cảm đối với dân chủ không là một điều xấu xa nhưng thực ra là tốt. Đó rõ ràng là lối suy nghĩ hợp lý làm móng căn bản cho những quan hệ của chúng ta với Trung Quốc. Hơi liều mạng chút khi nói về điều này, về mối quan hệ đang phát triển của chúng ta với Việt Nam, kể từ ngày những người Mỹ mà tên tuổi họ được khắc vào bức tường tưởng niệm ở Mall có lẽ không nhận thức được mối quan hệ giữa doanh nghiệp Hoa Kỳ và chế độ cộng sản Việt Nam sẽ thích hợp như thế nào hay làm thế nào mà chính nghĩa của dân chủ lại trở thành vô nghĩa và chẳng thực sự quan trọng tí nào.
Tôi đoán chừng một lời lưu niệm ngắn gọn từ giới làm ăn Hoa Kỳ đang làm ăn ở Việt Nam viết lại cho những người chiến binh, nam cũng như nữ mà tên tuổi họ đã được khắc lên đài tưởng niệm những người chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh trong trận chiến vừa qua ở Hoa Thạnh Đốn, sẽ ngay ngắn, cẩn tắc. Đại loại như: Cho các cậu, những người đã nằm xuống – chúng tớ xin lỗi về chuyện đó nhé!
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Why Were We in Vietnam? Washington Post, by Harold Meyerson, 9 July 2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5351
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment