Saturday, August 9, 2008

Thuốc giả của Trung Quốc Không phải là Chuyện đùa

Bài của Roger Bate
Ngày 6-8-2008
Số ra tháng 8-2008
Permanent Link

Hàng trăm nghìn du khách đang đổ đến Bắc Kinh để tham dự Thế vận hội Olympic được bắt đầu vào ngày mai. Trong mấy tháng qua, chính phủ nước này đã dàn xếp công phu cho một nỗ lực tinh tế để chuẩn bị cho thành phố trong tư thế sẵn sàng: dọn sạch đường phố, khai quang bầu trời, thậm chí chỉ định rõ các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp và y tế của "Olympic."

Thế nhưng theo các nhà điều tra đóng tại Bắc Kinh và Hong Kong, những người đã không đồng ý để ghi âm lời phát biểu của mình do họ lo ngại chính phủ sẽ trả đũa, thì du khách có lẽ phải cân nhắc tới toàn bộ các bệnh viện do quân đội sở hữu, nơi họ có thể đụng phải những rủi ro khi được điều trị với các loại thuốc giả hoặc không đạt tiêu chuẩn.

Quân đội Trung Quốc hoạt động bên ngoài hệ thống pháp luật, quản lý những mạng lưới giả mạo, ngay cả dù cho các doanh nghiệp quân đội đó làm ăn có lãi và chỉ là bất hợp pháp về kỹ thuật. "Các hoạt động đó được chế độ ở Bắc Kinh tỏ ra khoan dung." Như tờ Washington Post cho biết từ năm 2002, "những chiếc xe tải mang biển số quân đội được trông thấy có chở hàng hóa bên trong và phóng ra khỏi khu chợ dược phẩm Puning," một trung tâm được chấp nhận cho bán sỉ dược phẩm giả, nhái và hợp thức hóa.

Theo Bản cáo cáo Đặc biệt số 302c của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ [USTR] được công bố vào tháng Tư, dược phẩm buôn lậu và giả mạo là một vấn nạn chính ở Trung Quốc. Trong khi USTR thiếu khoản đề cập tới sự liên quan của quân đội thì các nguồn khác nêu rõ hơn. Như chuyên gia về hàng hóa giả mạo trong nước Li Guorong trao đổi với tờ Asia Times vào tháng Tư, "Hoạt động sản xuất hàng giả giờ đây quá lớn," trong một đất nước mà "hành động quyết liệt của nó có thể nghiền nát nền kinh tế chỉ qua một đêm [và] thậm chí làm mất ổn định cả một chính phủ, nơi các nhà máy và các cửa hàng sản xuất tiêu thụ hàng giả thường thuộc về các nhân vật quan trọng trong quân đội và giới chính trị địa phương."*

Các cuộc điều tra của riêng tôi và những trao đổi với các điều tra viên cho thấy rằng Công ty Kang Hong Medical đóng tại tây nam Trung Quốc, thuộc sở hữu của các sĩ quan quân đội hồi hưu và tại ngũ đã bán ra các loại thuốc giả gồm thuốc giảm đau, kháng sinh và các loại khác, rồi được đem tiêu thụ theo cách y như các sản phẩm của các công ty tân tiến của phương Tây. Những sản phẩm này được bán cho vài bệnh viện, bao gồm bệnh viện Số 211 PLA [Quân Giải phóng Nhân dân] tại Thành phố Hạ Bình cực đông bắc Trung Quốc. Bệnh viện này cũng như nhiều bệnh viện khác không chỉ thường xuyên khám và điều trị cho các nhân viên quân sự mà còn cả thường dân nữa. Vì vậy đã không có được những báo cáo chính thức về số bệnh nhân bị tai biến do các sản phẩm giả có liên quan tới những bệnh viện quân đội. Mặc dù vậy, trong một đất nước mà số liệu về y tế vốn là một vấn đề gây tranh cãi và luôn bị giữ kín thì những thông tin này là một đảm bảo nho nhỏ. Thực vậy, các bệnh viện quân đội tại Bắc Kinh đã từng dính líu vào việc không công bố các vụ dịch SARS năm 2003.

Các điều tra viên cho tôi hay rằng những chủ nhân và giám đốc các bệnh viện này đã "kiếm được rất nhiều tiền," bằng cách mua các dược phẩm giả giảm giá rồi thanh toán với bệnh nhân với giá thông thường như các sản phẩm tân kỳ tương đương. Kang Hong đã làm giả những bức thư cho phép từ thương gia và là nhà bán sỉ hợp pháp tên là Yu Xing ở Quảng Đông, được cho là đã cho phép mình cung cấp các sản phẩm tân tiến cho các bệnh viện thuộc sở hữu của các nhân vật cao cấp trong Quân Giải phóng Nhân dân. Thế nhưng Yue Xing Quảng Đông lại chưa bao giờ gửi một giấy phép nào như vậy cả. Khi công ty Guangdong Yue Xing đưa vụ việc này ra cho cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (SFDA) tại Thành phố Hạ Bình thì họ cho biết rằng bệnh viện quân đội không nằm trong quyền hạn pháp lý của họ, mà cũng không thuộc quyền phán xử của bất cứ thực thể dân sự nào.

Kang Hong đã dùng cách tiếp cận tương tự tại Thành phố Jin Zhou miền Nam Trung Quốc, lần nữa giả bộ đại diện cho các sản phẩm của một công ty dược phẩm tân tiến khác. Một lần nữa, SFDA lại tuyên bố họ không thể làm gì được.

Ảnh hưởng và tác động của hành vi đồng loã trong quân đội trong việc giả đã được mở rộng ra nước ngoài. Các công ty được quân đội ủng hộ được cho là đã dính líu vào việc sản xuất các thành phần dược phẩm hoạt tính (API), chuyện này đặt ra một cảnh báo đáng chú ý cho thị trường Hoa Kỳ. Bốn mươi phần trăm thành phần dược liệu hoạt tính được sử dụng trong y dược Hoa Kỳ được sản xuất tại Ấn Độ và Trung Quốc, và số lượng đó được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Trong cả năm qua, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phát hiện những mối liên kết giữa cái chết của 95 người Mỹ thành phần dược liệu hoạt tính (API) bị nhiễm với tạp chất được sản xuất tại Trung Quốc.

Song các du khách tới Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với một vấn nạn trực tiếp hơn: Bệnh viện Đa khoa Quân đội 301. Được phong danh hiệu là "bệnh viện được chỉ định phục vụ Olympic" bởi Bộ Sức khỏe tại Bắc Kinh, 301 Quân đội (cùng với các bệnh viện liên kết với nó là 304, 309) có trên 4.000 giường bệnh và hơn 150 phòng kỹ thuật. Nó có khả năng sẽ được chính phủ Trung Quốc sử dụng cho bất cứ sự cố y tế nào trong thời gian diễn ra Olympic. Đáng lưu ý là bệnh viện này không nằm trong danh sách được chuẩn thuận do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp. Trong khi các giới chức quân sự Trung Quốc không chắc sẽ cho phép các dược phẩm giả được sử dụng trong các bệnh viện này, kể từ khi có việc công bố công khai bất cứ tổn hại nào thuộc loại gây thiệt hại lớn, thì họ có thể đơn giản là không biết tất cả các dược phẩm giả đó ở đâu ra. Từ đó các dược phẩm sẽ dễ dàng được lưu hành và theo các điều tra viên, tình trạng hàng giả tràn lan, dược phẩm xấu có thể tự chúng có mặt trong hầu như bất cứ bệnh viện nào vào hầu như bất cứ thời điểm nào.

Vì sự an toàn của hàng triệu du khách quốc tế tới Trung Quốc - và vì một quốc gia đang háo hức gây ấn tượng trước thể giới với hình ảnh sạch sẽ của mình - hãy hy vọng rằng thuốc giả sẽ không xảy ra.

Ông Bate, một thành viên chính thức của Viện Doanh nghiệp Mỹ, là tác giả của cuốn "Making a Killing: The Deadly Implications of the Countefeit Drug Trade," Nhà xuất bản AEI, tháng 6-2008.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
Xem bài "Những bộ nạp điện gia nhập hàng ngũ đồ giả chết người của Trung Quốc"-trang 360.
---------------------------------------------------------------------------------------

Far Eastern Economic Review
China's Bad Medicine Is No Game
by Roger Bate
Posted Aug. 6, 2008


Hundreds of thousands of visitors are descending on Beijing for the Olympic Games, which begin tomorrow. For months, the government has orchestrated an elaborate effort to ready the city: cleaning streets, clearing the skies, even designating “Olympic” emergency and medical services.

But according to investigators based in Beijing and Hong Kong, who refuse to speak on the record because they fear government reprisals, visitors might consider steering clear of military-owned hospitals where they could run the risk of being treated with substandard or counterfeit medicines.

The Chinese military operates outside of the law, running counterfeiting networks even though such profit-making military enterprises are technically illegal. “Such operations,” investigators say, “are tolerated by the Beijing regime.” As the Washington Post reported as far back as 2002, “trucks with military license plates are seen bringing goods in and out of Puning’s pharmaceuticals market,” a recognized center for wholesale pharmaceuticals, counterfeit and legitimate alike.

According to the U.S. Trade Representative’s Special 301c Report issued in April, smuggling and counterfeiting of drugs is a major problem in China. While USTR stopped short of mentioning military involvement, others are more explicit. As local anticounterfeiting expert Li Guorong told the Asia Times this April, “Counterfeiting is now so huge” in the country that “ radical action would crash the economy overnight [and] even destabilize a government where counterfeit factories and warehouses are often owned by local military and political grandees.”

My own investigations and discussions with investigators show that the Kang Hong Medical Company, based in southwestern China and owned by retired and active military officers has sold counterfeit pain killers, antibiotics and other drugs which it then passed off as Western innovator companies’ products. These products were sold to several hospitals, including Number 211 PLA hospital, in Harbin City in far northeastern China. This hospital, like many military hospitals, is not only frequented by military personnel but also by fee-paying civilians too. Thus far there have been no official reports of patients falling ill from counterfeit products linked to military hospitals. Still, in a country where controversial medical data has been suppressed this provides little assurance. Indeed, Beijing PLA hospitals were implicated in not disclosing SARS cases in 2003.

Investigators tell me the owners and managers of these hospitals “make a lot of money,” by purchasing counterfeit drugs at a discount and then charging patients the full price for an equivalent innovator product. Kang Hong faked authorization letters from the legitimate trader and wholesaler Guangdong Yu Xing, allegedly allowing it to supply innovator products to the hospitals owned by senior figures within the People’s Liberation Army (PLA). But Guangdong Yue Xing never gave such an authorization. When it pointed this out to the local Harbin City office of the Chinese Food and Drug Administration (SFDA), the SFDA said that the military hospital was not under its jurisdiction, nor under the jurisdiction of any civil entity.

Kang Hong tried the same approach in Jin Zhou City in Southern China, again pretending to represent innovator company products. Once again, SFDA said it could not act.
The impact of military-complicity in counterfeiting extends overseas. Military-backed companies are allegedly involved in manufacturing bulk active pharmaceutical ingredient (API), which pose a unique threat to the U.S. market. Forty-percent of bulk pharmaceutical ingredient used in U.S. medicines is produced in India and China, and that number is expected to double over the next 15 years. Over the past year, the U.S. Food and Drug Administration has linked the deaths of 95 Americans to tainted API produced in China.

But visitors in Beijing will face a more immediate problem: PLA General Hospital 301. Dubbed the “Olympic designated hospital” by the Beijing Ministry of Health, PLA 301 (along with its associated hospitals, 304 and 309) has over 4,000 beds and more than 150 technical departments. It is likely to be used by the Chinese government for any medical problems during the Olympics. Noticeably it is not on the approved list provided by the U.S. State Department. While Chinese military authorities are unlikely to allow fake medicines to be used in these hospitals, since the publicity of any harm would be highly damaging, they may simply not know where all the fake drugs are. Since drugs are easily moved and according to investigators, rogue sales are rife, bad drugs can turn up in nearly any hospital at almost any time.

For the sake of the millions of international visitors to China—and for a country eager to impress the world with its cleaned up image –let’s hope that doesn’t happen.

Mr. Bate, a resident fellow of the American Enterprise Institute, is the author of “Making a Killing: The Deadly Implications of the Counterfeit Drug Trade,” published in June by AEI Press.

-----------
2008:
- Ô nhiễm sông Thị Vải: Công nhân cảng Gò Dầu kêu cứu...
- Lê Minh: Báo trong nước đưa tin “5,000 dân bị kẹt giữa hai kho thuốc trừ sâu”
- Nông dân VN và môi sinh môi trường
- Cả làng đi chặt tai ngựa!
- Thuốc giả của Trung Quốc Không phải là Chuyện đùa
- Không có rừng vàng!
- Giá muối Tăng Vọt Gấp 3, Lần Đầu VN Nhập Cảng Muối...
- Lúa ngoại tràn vào vựa lúa
- Động vật hoang dã VN cạn kiệt
- 'Phía VN đòi 15% tiền dự án'

No comments: