MƯỜNG GIANG . Việt Báo Thứ Ba, 8/12/2008, 12:02:00 AM
Vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ tư (23-7-2008) đã có hằng trăm phụ nữ Chàm, biểu tình phản đối và chận giữ đoàn xe chở Thủ tướng VC Nguyễn tấn Dũng khi tới khảo sát khu vực dự định xây dựng ‘ Nhà máy điện nguyên tử ‘ nằm trong khu vực Sơn Hải, xã Phước Ninh, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận. Cũng theo nguồn tin được phổ biến thì chiếc xe chở Dũng vì đi sau nên chạy thoát được về Phan Rang. Sau đó tỉnh ủy đã điều động một lực lượng quân sự hùng hậu gồm công an võ trang, bộ đội dân phòng và xe cơ giới tới hiện trường để giải vây cho đồng bọn đang bị đồng bào bắt giữ làm con tin, để đòi Dũng phải trả lại đất đai vườn ruộng của họ mà dảng đã cướp giựt công khai từ trước. Cuộc biểu tình kéo dài tới hai ngày mới dứt do đồng bao tự động giải tán,làm nghẽn quốc lộ 1 từ Cà Ná về Phan Rang nhiều giờ.
Trước đây ngày 12-3-2006 không biết vì lý do gì cũng đã có cuộc xung đột trầm trọng, giữa ít người Việt tại thôn Hòa Thủy và người Chàm ở thôn Thành Tín, cùng thuộc Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận. Nhưng dựa theo báo chí trong và ngoài nước, thì đầu giây mối nhợ của nội vụ, chẳng qua cũng do sự uất ức của đồng bào Chàm địa phương, bị Cộng sản Hà Nội tìm đủ mọi cách đánh đuổi ra khỏi nơi quê làng chôn nhau cắt rún bao đời, để chiếm đất của họ làm địa điểm xây dựng Nhà Máy Điện Nguyên Tử Ninh Thuận. Dàn dựng một cuộc ấu đã có chết người, bạo động.. để vin cớ đem cả hai tiểu đoàn công an vây hãm cô lập làng Chàm Thành Tín và ép buộc đồng bào phải ra đi, để bọn cán bộ đảng từ nhỏ tới lớn, được dịp chia phần trong dịch vụ béo bở sắp trở thành hiện thực.
Trong thời gian xãy ra đại hội X đảng Cộng Sản VN tại Hà Nội, cũng là lúc thế giới chấn động trước nguồn tin đăng trên tờ Le Matin của Thụy Sĩ vào ngày 5-4-2006, phanh phui chuyện cán bộ Việt Cộng, từ trên xuống dưới đã toa rập cắt xén ăn chận và biển thủ hàng tỷ đô la ngân sách quốc gia. Đây là tiền viện trợ và đầu tư quốc tế, mục đích giúp VN xây dựng đất nước, cải thiện cuộc sống nghèo đói của đồng bào. Cũng nhờ nguồn tin này, mọi người mới biết được những nổi đau lòng xé ruột, của cái gọi là cách mạng nhưng thực chất chỉ là bọn sâu quan mọt tướng, chuyên môn đục khoét tài sản đất nước, mà vụ tham nhũng từ trên xuống dưới trong Bộ Giao Thông Vận Tải VC, đến nổi Bộ trưởng Đào Đình Bình mất chức vì tội biển thủ
Klaus Rohlan giám đốc chi nhánh ngân hàng thế giới tại Ha Nội, trên đài VOA cho biết từ 6 năm qua, tổ chức rài chánh quốc tế đã tài trợ cho VC hằng trăm triệu mỹ kim, để thực hiện cả ngàn dự án xây dựng được gọi chung là PMU-18. Chuyện dài tham nhũng VC cũng được Bella Bird, đại diện Bộ phát triển hải ngoại (DFID) của Anh tại VN, cùng lúc xác nhận trên Đài BBC.Luân Đôn .
Do đó World Bank đã kêu gói các nước liên hệ phải tới tận VN để điều tra sự tham nhũng của Cõng Sản VN, phanh phui sự bê bối của cán bộ, dính líu tới tiền viện trợ và đầu tư nước ngoài. Đồng thời tuyên bố nếu nắm được sự thât, ngoài việc cắt đứt khoản tín dụng viện trợ, còn bắt buộc VC phải hoàn lại số tiền tỷ tỷ đô la, mà Hà Nội đã nhận từ mấy chục năm qua để biến đười ươi thành tư bản đỏ, vác tiền ra ngoại quốc khoe giàu.
Tóm lại chỉ riêng 12 chóp bu lãnh đạo đảng VC, đã cướp bóc tài sản của đồng bào và đất nước VN trong bao chục năm qua, đem gửi dấu tại nhiều ngân hàng khắp thế giới, trong đó ở Thụy Sĩ tới 10 tấn vàng ròng, cùng hàng chục tỷ đô la. Về các vụ án đại tham nhũng, đã bị phanh phui suốt 10 năm qua trong nước, không phải do chính quyền bất lực mà vì đã cùng nhau từ lớn xuống nhỏ toa rập, bao che, chia xén, khiến cho tệ nạn trên trở thành đại họa cả nước. Tham nhũng đến nổi phải bán cả đất đai biên giới, biển đảo, vùng đánh cá, kho khai thác dầu khí của VN cho kẻ thù không trời chung Trung Cộng. Tham nhũng qua buôn lậu, buôn công nhân lao động ở nước ngoài, buôn phụ nử VN khắp thế giới và miền Đông Nam Á.
Tham nhũng đã gây thất thoát ngân sách quốc gia hằng chục tỷ đô la, mà qui mô lớn nhất vẫn là ba vụ án tại Tổng cục dầu khí VN, thuộc Bộ thương mại và công ty hàng không, phát hiện năm 2004. Vụ tham nhũng công trình mắc đường dây điện Bắc-Nam cao tốc 500 KV, để chia chác ăn xén ngân khoản trên 3 tỷ đồng tiền Hồ, dùng mua 4000 tấn sắt thép làm dây điện, được móc ngoặc giữa Bộ Năng lượng VC và Công ty Vinapol của Ba Lan. Rồi vu tham nhũng tại Công ty Dệt Nam Định, Khách sạn Bàn Cơ, Công ty Tamexco, Công ty Pin Vĩnh Phú, Công ty Tiếp thị đầu tư phát triển nông thôn do Lã thị Kim Oanh tổ chức..
Vụ ăn hối lộ để cho hàng lậu Trung Cộng ào ạt đổ vào VN, qua Trạm kiểm soát hổn hợp biên giới tại Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn. Vụ tham nhũng tại các Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông vận tải, công trình Xây dựng số 2. Tuy nhiên, nhức nhối nhất là Công trình xây dựng Nhà Máy Lọc Dầu số 1 Dung Quất tại Quảng Ngãi,từ 10 năm qua đã ngốn bao nhiêu tỷ đô la nhưng đâu có hoạt động. Công trình này do Nguyễn tấn Dũng phụ trách, trước khi thay Phan Văn Khải làm thủ tướng.
Tham nhũng ngoài việc ăn mòn công quỹ và những ngân khoản viện trợ của nước ngoài, mà còn gây không biết bao nhiêu là thảm kịch cho đất nước, trong đó có những dự án xây cất công cộng như đập nước, cầu cống, đường xá, trường học.. Công khố nhà nước phần lớn bị cán đảng chia sớt gần hết, cho nên phải vay nợ nước ngoài để thực hiện các công trình. Nhưng có tiền là chia, vì vậy phần lớn những dự án lớn đều trở thành nửa nạc nửa mở, đầu voi đuôi chuột , chỉ đẹp nhờ cái lớp sơn phết hào nhoáng bên ngoài hay mới làm chưa xong đã xập như cầu Cần Thơ năm ngoái làm chết và bị thương không biết bao nhiêu công nhân vô tội.
Hồi tháng tư năm 2006 Tổng Thanh Tra VC là Tạ Hữu Thanh, sau khi kiểm soát xong 427 dự án công trình của 57 tỉnh thành và 27 bộ, đã tuyên bố : ‘ tất cả các công trình trước khi vào cuộc, đều phải đầu tiên nộp lệ phí 15% tiền lót tay cho giám sát viên, rồi thì các cấp ăn bớt ngân khoản dùng mua vật liệu xây cất, đến nỗi mọi thứ chưa hoàn thành, đã chỉ còn ở bề ngoài mà thôi. Cuối tháng bảy năm ngoái, phần lớn các công ty nước ngoài, nhất là Nhật Bổn đều đã hay đang bỏ của chạy cứu người, vì không thể chịu nổi luật lệ rừng rú của VC, nói một đường làm một chợ, đến nổi phải hội lộ cho cán bộ nhà nước để được thầu và nội vụ đã bị phanh phui trong năm 2008.
À Đó cũng lý do khiến Nha máy Lọc Dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), mà tiền đầu tư giữa nhà nước cùng các đối tác Pháp-Nga hơn cả tỷ đô la, nhưng cứ luôn trễ hẹn mở cửa. Sự tệ hại đã làm hết Pháp rồi Nga phải ngưng ngang hợp tác và đòi lại tiền đầu tư, cho nên ngày Dung Quất khánh thành cũng không biết đâu mà nhắc tới. Thiệt hại càng to lớn thêm khi VN sản xuất được nhiều dầu thô nhưng vì không có nhà máy lọc nên phải bán đổ tháo cho các nước theo giá rẽ và mua lại xăng dầu của chính mình bằng giá cắt cổ sau khi lọc.
Tháng 9-1945, nhân loại lần đầu tiên đã biết nếm mùi thảm họa của bom nguyên tử, khi Hoa Kỳ thả hai trái xuống thành phố Quang Đảo và Trường Kỳ của Nhật. Quá khứ đau khổ vì chiến tranh cũng như những ám ảnh và hậu quả trên thân xác con ngươi, do tác hại của bụi phóng xạ chưa chìm sâu trong đáy huyệt thời gian, thì một tai họa khủng khiếp khác lại tái diễn. Biến cố xãy ra lúc 1giờ 23 phút ngày 26-4-1986, do 1 trong 4 lò phản ứng của trung tâm nhà máy điện nguyên tử Chernobyl thuộc Liên Bang Xô Viết cũ bị nổ, do sơ suất kỹ thuật làm thoát chất phóng xạ ra ngoài. Tiếp theo là sự kiện Three Mile Island và liên tiếp nhiều nhà máy điện NT ở Pháp và Nhật cũng bị lủng thùng chứa làm thất thoát chất phóng xạ ra ngoài.
Sau cùng vào lúc10 g 35 phút ngày 30-9-1999, nhà máy điện nguyên tử Tokaimura, thuộc tỉnh Ibaraki nằm cách Tokyo (Nhật Bản) khoảng 120 km cũng bị nổ. Theo nhận xét của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), thì đây là một tai nạn phóng xạ nguyên tử nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, kể cả hai trái bom nguyên tử mà Mỹ đã thả trên nước Nhật và biến cố tại nhà máy Chernobyl của Liên Xô năm 1986.
Âu Châu, Nhật cũng như Liên Xô.. đều là những quốc gia tiến tiến, có đủ phương tiện thực hiện cũng như bảo trì những nhà máy điện nguyên tử của quốc gia họ. Nhưng trong vài trưòng hợp đặc biệt, cũng phải đành bó tay đứng nhìn tai họa hoành hành. Sau rốt tại hầu hết các nước Á Châu kể cả Nhật Bản, hiện đang chơí với trước hiểm họa thanh toán các chất thải nguyên tử vì chưa có một chương trình nào hữu hiệunào, để mà kiểm soát các hoá chất đôc hại và các chất thải vô cùng nguy hiểm, vì một số thùng chứa chất phóng xạ sau 30 năm đã bị ăn mòn. Cấp bách nhất là Năng Lương tại các nhà máy điện nguyên tử, gần như chỉ sạch trên mà bẩn dưới.
Nhưng Nguyễn Tiến Nguyên viện trưởng viện năng lượng nguyên tử của VC, lại to miệng tuyên bố là VN đã tìm được căn bệnh gây ra các tai họa thảm khốc tại các nhà máy điện NT Liên Xô, Pháp cũng như Nhật. Vì vậy các đỉnh cao mới quyết tâm xây dựng một nhà máy điện nguyên tử vào năm 2010. Tuy nhiên còn phải chờ đảng vay tiền nước ngoài với lãi suất thương mại như BOT-BOO..
Làm đường, cầu, đập nước, nhà cửa.. có bị ăn chận, thiệt hại cũng chỉ là sự hạn chế nhưng nếu xây dựng Một Nhà Máy Điện Nguyên tử mà cẩu thả sơ xuất, thì hậu quả về nhân mạng không biết đâu mà lường được. Rồi hoàn thành hoạt động nhưng không bảo trì tốt như Nga, thì chừng đó chẳng những người sống quan vùng chịu chết, mà cả nước chắc gì được an toàn với bụi phóng xạ? Đó là chưa nói đến nợ vay nước ngoài, hiện chồng chất tới mức chỉ nhìn vào đã mù mắt. Chỉ riêng nhà máy lọc dầu Dung Quất-Quảng Ngãi đã tiêu phí tỷ tỷ đô la nhưng đâu vẫn còn đó, nay lại muốn làm thêm một công trình vỹ đại gấp ngàn lần dự án củ.
Đó chẵng phải là chuyện mơ mơ màng màng hay sao ? và trên hết nợ nần như núi của VC ngày nay do đảng nhắm mắt làm liều vay mượn tứ xứ, mai này ai sẽ trả khi có một cuộc đổi đời lần nửa. Nhưng VC bây giờ đang cai trị cả nước nên ai dám ngăn cản, bởi vậy mới đây Vương Hữu Tân, Viện trưởng Viện Năng lượngNguyên tử lại tuyên bố trên tờ Tuổi Trẻ, xuất bản tại Thành Hồ ngày 14-5-2006 rằng Đảng VC đã quyết định xây dựng Nhà Máy Điện Nguyên Tử đầu tiên, tại Xã Phước Định, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận, Trung Phần. Nhà máy này gồm 2 lò phản ứng, có công suất 2000 MW với dự kiến sẽ hoàn thành từ năm 2017 ố 2020.
Trong cuộc triển lãm Quốc tế về điện nguyên tử được tổ chức từ 16 ố 19/5/2006 tại Hà Nội, có các Phái đoàn Pháp, Nhật Bổn, Nam Hàn và Nga tham dự, để đấu thầu xây dựng Nhà Máy Điện Nguyên Tử tại VN. Theo Alexander Glukhov, Phó chủ tịch Công ty Quốc doanh Atomstroiexport, thì Nga rất hy vọng giành được hợp đồng xây dựng nhà máy trên. Nếu mọi điều trở thành sự thật, thì đây chính là đại họa lớn nhất của Dân tộc VN trong thế kỷ XXI
Theo thời giá hiện nay, thì giá một nhà máy điện nguyên tử loại trung bình chừng 5 tỷ Mỹ kim, trong lúc tình hình kinh tế VN từ đầu năm 2008 tới nay đã đi vào khủng hoảng trầm trọng với nạn lạm phát phi mã, chứng khoáng triệt tiêu, giá cả tăng vọt từng ngày khiến cho cả nước từ nông thôn tới thành thị điêu đứng đói khổ, nhất là hiệ giá xăng dầu vượt mức đồng lương lao động chết đói.
Việt Nam ngày nay chưa có đủ điêợu kiện và phương tiện để bảo trì bảo hành toàn diện nhà máy điện nguyên tử nên nếu sơ xuất làm lấy lệ như Nga thì hậu quả không biết sao mà lường được. Đó là lý do đã làm cho nhà đất tại Phan Rang và các vùng lân cận địa điểm dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử, từ trên đỉnh rớt xuống đất thậm chí nhiều người muốn bỏ của chạy giữ mạng vì không ai còn dám tin những gì VC nói và làm.
1- THẢM HỌA NGUYÊN TỬ TRÊN THẾ GIỚI TỪ TRƯỚC TỚI NAY :
+ HAI TRÁI BOM NGUYÊN TỬ ĐẦU TIÊN CỦA MỸ : Theo các hồ sơ mật thời chiến tranh lạnh vừa được Hoa Kỳ giải mã để mọi người tham khảo và nghiên cứu lịch sử. Từ đó mới biết được Liên Xô tuy là đồng minh của Anh ốMỹ trong thế chiến 2, nhưng Stalin đã lợi dụng danh nghĩa ngoại giao cài đặt một mạng lưới tình báo lớn tại Bắc Mỹ, qua danh xưng ‘ Net’, do Trung Tá KGB Zabotin chỉ huy. Cũng nhờ sự khai báo của một điệp viên Nga đào tẩu là Igor Gouzenko nên các Chính Phủ Hoa Kỳ-Anh-Canada, mới biết là Stalin đã nắm trong tay, tình hình quân sự của Tây Phương đặc biệt là hoạt động của các hệ thống nhà máy hóa chất cũng như nhà máy điện nguyên tử toi luyện chất Uranium tại Chalk River, thuộc tiểu bang Ontario-Canada.
Nguy hiểm nhất là những tuyệt mật của dự án Manhattan, chỉ có Hoa Kỳ-Anh và Canada biết nhưng qua một điệp viên có bí danh ‘ Alek ‘, nên Mạc Tư Khoa đã biết rõ mọi chi tiết, từ trọng lượng chất Uranium và Plutonium trong hai quả bom nguyên tử, sắp thả xuống hai thành phôÔ của Nhật là Hiroshima và Nagasaki.. Thần thánh hơn là điệp viên Nga còn lấy được 162 g mẫu chất uranium-235, được chế biến tại nhà máy Chalk River-Canada và chuyển về cho Stalin một cách an toàn. Tóm lại những bật mí của Gouzenko vào ngày 7-9-1945, đã làm cho cả Tổng Thống Mỹ là Truman và tân Thủ Tướng Anh Clement Attlee như từ trên trời rớt xuống. Sự xấu hổ vì bị cọng sản qua mặt, đã manh nha một cuộc chiến tranh lạnh và chấm dứt đồng minh giữa Liên Xô cùng Tây Phương ngay khi thế chiến 2 kết cuộc.
Sáng ngày 16-7-1945 hai quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại, đã chính thức thành công tại phòng thí nghiệm đặc biệt của Mỹ ở Los Alamos, sau 2 năm miệt mài thử nghiệm, qua dự an Manhattan giữa ba nước Hoa Kỳ-Anh-Canada. Theo kế hoạch, thì hai quả bom trên được phe Đồng Minh đem thả tại Bá Linh của nước Đức. Nhưng bom chưa xong mà Đức đã thua trận đầu hàng. Do trên mục tiêu phải thay đổi và Nhật là nạn nhân bị chọn để làm vùng thử nghiệm.
Cũng theo sử liệu thì việc Nhật bị giội bom do mục tiêu chính trị hơn là quân sự, vì lúc đó các mật trân Phi-Âu Châu đã kết thúc. Tất cả đồng mình đều dồn hết sức tàn, để diệt Nhật, thì cần gì phải thả bom nguyên tử ? Tóm lại hai quả bom thả xuống nước Nhật, không phải nhằm chấm dứt chiến tranh mà Mỹ muốn lấy đó, để ran đe và cảnh cáo Stalin trên bàn hội nghị.
Nhưng mọi sự lại trở thành lố bịch, tại hội nghị thượng đỉnh Potsdam-Berlin vào ngày 15-7-1945 giữa Truman, Churchill và Stalin, vì mọi bí mật quốc phòng Nga đã biết trước. Léo Szilard nhà bác học Hung gia Lợi, một trong những người đã thuyết phục Tổng Thống Mỹ Roosevelt, thực hiện chế tạo quả bom A đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những nhà khoa học ngăn cản thuyết phục Tổng Thống Truman, đừng thả hai trái bom nguyên tử vừa chế được xuống nước Nhật. Theo Léo, thì lý do Mỹ không nên sử dụng bom nguyên tử, vì đó là cái cớ để chạy đua vũ khí nguyễn tử với Liên Xô.
Hai trái bom nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ, gồm một trái lớn mang tên là Fat Man , loại bom Uranium, có sức tàn phá manh bằng 20.000 tấn chất nổ TNT (trinitrotoluene). Riêng trái thứ 2 nhỏ hơn, mang tên Little Boy, là loại bom Plutonium, dù rằng trọng lượng cũng là 20.000 tấn chất nổ ( Bây giờ bom nguyên tử nao cũng có sức manh trên cả triệu tấn TNT).
Phi Đoàn số 509 gồm các pháo đài bay B29 của Hoa Kỳ, do Đại Tá P.W. Tibbets chỉ huy, từ năm 1944 đã bắt đầu thực tập việc thả các loại bom nguyên tử. Trong lúc đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Stimson của TT.Truman, cũng được lệnh thành lập một ‘ Ủy Ban Mục Tiêu ‘, đề nghị những thành phố Nhật, có thể bị ném bom. Các thành phố được chấm theo ưu tiên như sau : 1-Hải cảng Hiroshima lúc đó là bản doanh của quân đoàn. 2-Kokura là trung tâm đóng tàu chiến lớn nhất của nước Nhật. 3-Niigata là hải cảng và trung tâm lọc dầu. 4-Kyoto vừa là cố đô, cũng là trung tâm sản xuất quân trang dụng nhưng giờ chót , chính Bộ Trưởng Stimson cho rằng Kyoto có nhiều di tích lịch sử, nên đem thành phố Nigasaki thay thế.
Cuối cùng Tổng Thống Mỹ là Truman quyết định ném trái bom Fat Man xuống thành phố Hiroshima, vào lúc 8 giờ 15 giờ địa phương ngày 6-8-1945, vừ a để chấm dứt chiến tranh cũng vừa để răn đe Liên Xô.
Sau khi thả xong trái bom lớn xuống Hiroshima, thì ngày 7-9-1945 nội bộ Nhật cực kỳ hỗn loạn, tuy nhiên lúc đó từ hoàng thân Takamatsu là nhà bác học, cho tới thủ tướng Togo, vẫn không chịu tin vào sức mạnh của nguyên tử, bởi thế không chịu ngưng chiến. Do trên, ngày 9-8-1945, trái bom thứ hai Plutonium được thả xuống Nagasaki. Trái bom này đáng lẽ phải thả xuống thành phố Kokura nhưng vì hôm đó, mây mù dầy đặc toàn đảo Kyushu, không thể nào thực hiện được phi vụ. Do trên, trưởng toán là thiếu tá Sweney, phải đổi mục tiêu tới thành phố Nagasaki.
Theo các nhân chứng, thì trái bom thứ hai dù tên gọi là thằng nhỏ nhưng sức công phá lớn hơn trái thứ nhất. Do ảnh hưởng của nó, sau khi thả bom, đã suýt làm nổ tung máy bay làm phi cơ phải hạ cánh khẩn cấp xuống Okinawa.. Riêng sức sát hại tại Nagasaki, chỉ có 74.000 người chết, cũng nhờ các đồi chung quanh thành phố che chở, làm giảm bớt sự tàn phá. Riêng tại Hiroshima, trái bom nguyên tử đã giết chết 186.940 người, bao gồm cả người Nhật , lẫn các tù binh Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Hoa và Cao Ly. Những nạn nhân chết vì bỏng và phóng xạ nhưng tử thần vẫn không chịu tha cho họ, mà còn kéo dài cho tới ngày nay, qua các chứng bệnh ung thư, dị tật nơi trẻ sơ sinh.
+ VỤ NỔ BỂ CHỨA CHẤT THẢI NGUYÊN TỬ TẠI MAYAK-LIÊN XÔ NĂM 1957: Trong khu vực thử nghiệm vũ khí nguyên tử của Liên Xô mang ký hiệu là tổ hợp Mayak, có một cái hồ Karachay, dùng để chứa các chất thải phóng xạ từ năm 1951, trước khi xây một bể chứa. Đây là một cái hồ thiên nhiên, không co lối thoát và đã tích tụ một số lượng khổng lồ chất phóng xạ, lên tới 120 Ci, cộng thêm các phóng xạ Strongti-90 và Cesi-157. Tất cả lượng phóng xạ, lớn gấp 100 lần vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986.
Theo người Nga, thì chất thải phóng xạ chứa trong hồ Karachay, sẽ không thoát ra ngoài sông biển được, vì đây là cái hồ chết. Nhưng vào năm 1989, tiến sĩ Thomas Cochran, người Mỹ cũng là một khoa học gia, sau khi thăm viếng hồ Karachay, đã phát hiện 93% trọng lượng chất phóng xạ, đã ngấm vào đất dưới đáy hồ và nguy hiểm nhất là lượng chất thải dưới đất này, đã hòa vào nguồn nước tại các sông biển quanh vùng. Năm 1966, trời bỗng dưng hạn hán, làm cho nước trong hồ cạn sạch, để lại một lớp bụi phóng xạ từ dưới đa lên tới lớp vách quanh hồ . Năm 1967 lớp bụi phóng xạ này lại bị những trận cuồng phong, thổi xa tới một vùng rộng lớn, chiếm một diện tích tớo 25.000 km2 và gây hại gần nửa triệu người.
Đó là chuyện nhỏ bên ngoài không hề có thống kê thiệt hại, dù tổng lượng chất phóng xạ lên tới 5 triệu Ci, tương đương bằng sức tàn phá của trái bom nguyên tử đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thả xuống thành phố Hiroshima, vào tháng 8-1945.
Vào ngày 29-9-1957, khu hồ chứa nước thải chất phóng xạ tại khu vực Mayak, được xây dựng vào năm 1953, để thay thế Hồ chứa thiên nhiên Karachay, đo hệ thống làm lạnh hồ bị hỏng, nên nước thải đã nóng lên tới 350 độ C, làm tung chiếc nắp đậy bể, nặng hằng chục tấn, phóng một đám mây phóng xạ vào không khí. Thảm kịch đã làm thương vong trên 270.000 người, sống quanh vùng, khiến cho cây cỏ lẩn con người chết dần mòn vì độc chất phóng xạ. Tóm lại thảm họa hạt nhân tại khu vực Chelyabinsk, đã được giữ kín như một bí mật quốc gia hơn 40 năm và đã được cựu Tổng Thống Liên Bang Nga là Mikhail Gorbachev, báo cáo tại hội nghị thượng đỉnh, về môi trường thế giới, tại Ba Tây vào tháng 6-1992.
+ THẢM HỌA NGUYÊN TỬ TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN CHERNOBYL NĂM 1986: Lúc 1 giờ 23 ‘ ngày 25-4-1986, một trong 4 lò phản ứng , của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Liên Xô củ, đã bị nổ. Dù chính quyền Nga lúc đó đã cố gắng giữ an toàn cho nhà máy, như xây tường dầy bao bọc chung quanh và đúc những nắp đậy thật kiên cố. Thế nhưng theo báo cáo, nói là do sơ suất kỹ thuật, khiến một lò phản ứng đã bị nổ , làm bật tung chiếc nắp đậy bằng bê tông cốt thép trên 2000 tấn, làm thoát chất phóng xạ ra ngoài. Đây là một tai họa nguyên tử nghiêm trọng nhất từ xưa tới nay, trong lịch sử năng lượng nguyên tử dân dụng. Sau khi xảy ra tai nạn, Liên Xô đã dùng mọi biện pháp phương tiện dập tắt hỏa hoạn, ngăn chận chất phóng xạ lan tràn
Cũng từ ngày đó, địa danh Chelyabimsk hay Chernobyl của Nga, vẫn xuất hiện thường trực trong tâm khảm của mọi người, như họ đã nhớ tới hai trái bom nguyên tử đầu tiên, mà Hoa Kỳ đã ném xuống Trường Kỳ và Quang Đảo năm 1945.
Theo thống kê chính thức của đảng CS.LX, thì ngay khi xảy ra thảm họa, đầu tiên đã có 32 người chết vì chất phóng xạ, 130.000 dân phải sơ tán và một diện tích 3.000km2, chung quanh nhà máy điện, trở thành khu vực tử thần, cấm địa vì có sự hiện diện của chất phóng xạ. Do lịnh, đã có 600.000 người tham gia công tác tại chỗ, để càng bịt kín câu chuyện càng sớm càng tốt. Nhưng chất phóng xạ thì có cánh, cứ bay và bay chẳng những đầy trời Ukraine, Belarus, Nga.. mà còn tít thấu Đông Âu, Tây Bá Lợi Á.
+ TAI NẠN PHÓNG XẠ NGUYÊN TỬ LỚN NHẤT TẠI TOKAIMURA-NHẬT : Cách Tokyo về hướng đông bắc chừng 120 km, Tokaimura là một trung tâm nghiên cứu nguyên tử lớn nhất của Nhật Bổn, với 6 cơ sơ, 2 lò phản ứng trong 1 nhà máy điện nguyên tử.
Vào lúc 10 giờ 35’ ngày 30-9-1999, tai nan nguyên tử lại xảy ra tại một xưởng sản xuất nhiên liệu uranium cho lò phản ứng thí nghiệm Joyo của công ty tư nhân JCO, một chi nhánh thuộc đại công ty khai thác kim loại Sumitomo. Phòng thí nghiệm này nằm cách Tokaimura 30 km. Theo báo cáo, trong lúc công nhân đang làm việc, tới giai đoạn điều chế Hesafluorrure uraium (UF6) thành bột Oxyde Uranium (UO2), thì tai nạn xảy ra qua một phản ứng, gọi là hiện tượng tới hạn. Theo cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), thì tai nạn được xếp ở cấp 4/7, có một hậu quả rất nghiêm trọng, kể từ khi có tai nạn nguyễn tử năm 1986 tại Nga. Trong tai nạn này, có điểm khác là không có vụ nổ như bom nguyên tử, vì uranium không bị nén và nhờ hiện tượng tới hạn, nên lượng phóng xạ cũng bị dồn ép trong khu vực thí nghiệm.
2-NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ:
Năm 1986 nhà máy điện nguyên tử Bataan tại Phi Luật Tân với hai lò phản ứng, chuẩn bị khánh thành. Đây cũng là nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của vùng Đông Nam Á. Nhưng thảm họa đã xảy ra tại nhà máy nguyên tử Chernobyl ố Liên Xô, vào tháng 6-1986, nên quốc hội nước này, đã quyết định tạm ngưng hoạt động cũng như đình chỉ sự xây dựng kế tiếp một lò phản ứng còn đang dang dở. Một vấn đề chết người là, dù không hoạt động nhưng chính phủ cũng phải bỏ mỗi năm hằng triệu mỹ kim, để bảo toàn và chạy thử máy, nếu không chúng sẽ trở thành khối sắt vụn vô dụng nhưng phải tốn hằng tỷ đô la mới có.
Mười năm qua (1986-1996), trong khi cả thế giới chưa hết kinh hoàng về thảm cảnh trên, thì tại Âu Châu, Phần Lan là một nước Bắc Âu đã tiền phong làm sống lại thời vàng son của điện nguyên tử. Một nhà máy và khu chứa chất thải phóng xạ, đã được xây dựng tại vùng rừng núi hoang dã Olkiluoto, cách thủ đô Helsinki, của Phần Lan chừng 350 km. Việc làm trên, lập tức đã bị các nước trong Liên Hiệp Âu Châu như Thụy Điển, Đức, Bỉ .. chỉ trích gay gắt, khiến cho Bộ Trưởng Môi Trường Phần Lan là Satu Hassi, phải từ chức. Hiện Pháp, Thụy Điển.thì lưỡng lự nhưng nước Đức vẫn cương quyết, loại các nhà máy điện nguyên tử ra khỏi danh sách nguồn cung cấp năng lượng tại nước này.
Ngược dòng lích sử ta biết từ năm 1942, lần đầu tiên đã thành công, qua thử nghiệm phản ứng nguyên tử dây chuyền, tại Trường Đại Học Tổng Hợp Chicago ( Hoa Kỳ). Đây cũng là khởi điểm của thời đại nguyên tử ( Atomic age), mà mục tiêu phụng sự hòa bình suốt thời gian qua, được coi như một thành công vượt bực và đầy ý nghĩa của nhân loại., trong tiến trình phát triển nền văn minh hiện đại.
Do vấn đề sống còn của đất nước, nhiều quốc gia tiền tiến và đang phát triển, đã gạt bỏ việc bảo vệ mội trường, để phát triển điện nguyên tử, nhằm cung cấp điện năng, phát triển năng lượng. Hiện trên thế giới có 438 nhà máy điện nguyên tử, đang hoạt động tại 32 nước gồm : Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada,Mexico, Argentina, Brazil), Tây Âu (Đức, Bỉ, Tây Ban Nha,Phần Lan, Hà Lan, Anh, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ), Đông Âu (Bảo, Hung,Tiệp Khắc, Lỗ, Nga,Slovakia, Ukaraine,Armenia), Phi Châu (Nam Phi) vá Châu Á (Trung Cộng, Đài Loan, Đại Hàn, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật và Pakistan).
Hiên nay trước tình hình sôi động của thế giới nhất là vùng Trung Đông, Trung Á, thêm vào đó là sự cạn kiệt dần mòn các mỏ dầu trên đất liền cũng như ngoài thềm lục địa, khiến cho giá dầu tăng vọt như tên bắn. Thêm vào đó năng lượng của gió còn quá đắt, không thể thay thế nguồn năng lượng dầu được. Cho nên chỉ có điện nguyên tử, mới cung ứng nổi nhu cầu của nhân loại hiện nay.
Sau những thảm họa do chất phóng xạ của những nhà máy điện nguyên tử gây ra, liên tiếp tại Liên Xô, Pháp, Nhật và nhiều nơi khác, đã thúc đẩy các nước phải ngồi lại, để cùng lo ngăn chận và chống đỡ hiểm họa vô hình, luôn xảy ra ngoài sự mong muốn của con người. Nói chung, muốn hưởng được lợí ích, từ một ân huệ của lưởi hái tử thần, đòi hỏi con người phải có sẵn tiền, kỹ thuật và nhất là sự thực tâm trách nhiệm. Phương châm của các nước đang sử dụng năng lượng nguyên tử, là nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như tính an toàn cho đồng bào mình. Sự kiện quốc tế đã ký chung hai công ước, cũng không ngoài nhanh chóng cùng nhau ngăn chận được những hiểm họa xảy ra, cũng như bảo đảm được sự an toàn tương đối nhà máy phát điện.
Tất cả thật sự đều nằm trong bàn tay con người, nhất là hiện nay, khoa học kỹ thuật đã tiến tới gần như tuyệt đỉnh. Nói chung, muốn có an toàn khi thực hiện nhà máy điện nguyên tử, quốc gia sở quan phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh những điều lệ của công ước quốc tế, qua việc chọn địa thế và vị trí xây dựng. Phải có những máy móc thiết bị an toàn, bảo đảm chống được những sự cố. Cuối cùng là sự hiện của những chuyên viên trong ngành, để điều hành máy móc thiết bị cũng như ứng phó kịp thời khi có tai nạn.
Qua hai kinh nghiệm đã xảy ra tại Liên Xô và Nhật Bản, cho ta một bài học về tính thành thật trách nhiêm. Ở Nga, biến cố xảy ra vì nhân viên thiếu trình độ, cẩu thả và vô trách nhiệm. Tại Nhật trái lại, tai nạn do kỹ thuật không báo trước. Về phương diện giải quyết cấp cúu, do đã chuẩn bị sẵn sàng, nên người Nhật đã kịp thời phần nào chận được thảm họa, trái lại Liên Xô chỉ biết chờ đợi sự giúp đỡ của các nước ngoài, trong lúc chỉ giải quyết cho có lệ.
Ngày nay, Pháp là nước xuất cảng điện hạt nhân và công nghệ làm lò phản ứng, nhiều nhất trên thế giới, đem về lợi nhuận hằng năm cho ngân sách quốc gia tới 2,6 tỷ Euro. Hơn 3/4 nguồn điện cả nước Pháp, được cung cấp từ 59 lò phản ứng , thuộc Công ty Điện lực EdF , cung cấp khoảng 420 tỷ Kwh. Sự phát triển các nhà máy điện nguyên tử tại Pháp, bắt đầu từ năm 1974, nhằm giải quyết sự khan hiếm dầu khí lúc đó, vì Pháp không có tài nguyên thiên nhiên về dầu mõ, giúp Pháp là nước có giá điện rẽ nhất tại Âu Châu.
Năm 1999, quốc hội Pháp đã bàn thảo về chính sách năng lượng quốc gia, bao gồm việc nhập cảng dầu, sự bảo vệ môi trường do khí thải gây hiệu ứng nhà kính và quan trọng nhất là vấn đề quản lý chất thải phóng xạ từ các nhà máy điện NT. Năm 2003 đã có cuộc tranh luận sôi nổi tại Pháp qua vấn đề nên hay không xữ dụng điện nguyên tử.. Năm 2005 tại Âu Châu đã có một dự luật mới sắp được ban hành, gồm ba yếu tố có liên hệ tới việc quản lý nhu cầu, quản lý năng lượng và tái tạo năng lượng từ cac lò phản ứng nguyên tử.
Về kinh phí để xây dựng một nhà mấy điện nguyên tử, căn cứ vào tài liệu của nước Pháp là một quốc gia tiền tiến, giàu có nhưng cũng thật là nhiêu khê, chứ không phải chuyện làm lấy lệ. Năm 1993, phải cần một kinh phí khoảng 400 tỷ FF đó là tiền vốn chưa kể lãi suất phải trả theo khoản vay ngân hàng.
Hiện Pháp đã chuyển giao công nghệ lò phản ứng dạng PWR, dựa vào khả năng làm giàu chất Uranium mới , cho các nước Bỉ, Nam Phi, Nam Hàn và Trung Cộng. Tóm lại, xây dựng một nhà máy điện nguyên tử, ngoài việc phải tuân thủ theo những luật lệ được qui định của Cơ quan an toàn nguyên tử (ASN), có trách nhiệm bảo đãm sự kiểm soát an toàn về tác hại nguyên tử và chất phóng xạ, để bảo vệ sinh mệnh của con người, cùng môi trường của những quốc gia đã xữ dụng điện hạt nhân.
Tóm lại điều quan trọng nhất hiện nay trong vấn đề xữ dụng điện nguyên tử, không phải là vấn đề thực hiện mà là bảo trì , tức là vận hành tốt, an toàn cho người dân. Tuy Pháp từ trước tới nay chưa bị một biến cố nghiêm trọng nào từ các nhà máy điện nguyên tử như đã từng xãy ra tại Three Mile Isaland (Hoa Kỳ) vào năm 1979, Chemobyl (Ukraine) năm 1986, Tokai (1999) và Mihama(2004) tại Nhật và Sellafiels (Anh ) vào tháng 5-2005. Với các nước tiền tiến giàu có Âu Mỹ và Nhật vẫn chưa tạo đủ niềm tin trong giới chuyên gia khoa học và đồng bào về sự an toàn tuyệt đối của nhà máy điện NT. Xem như thế, chừng nào CSVN mới có đủ phương tiện và nhất là trách nhiệm trong vấn đề bảo trì tốt một nhà máy điện NT, đó là chưa nói tới sự kiện VC tham nhũng, ăn xén tiền bạc để hoàn thành một nhà máy điện NT dõm, chừng đó không biết bao nhiêu là hậu quả kinh khiếp đối vời đồng bào cả nước, chứ không phải riêng gì các tỉnh Ninh- Bình Thuận và vùng phụ cận.
3-NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ VIỆT NAM:
Sau khi được tham dự hai hội nghị quốc tế 1986 và 1994, do cơ quan năng lượng quốc tế tổ chức. Thêm vào đó vào tháng 10-1995, một hội nghị nguyên tử quốc tế, cũng đã diễn ra tại Hà Nội khiến cho VC phát sinh ý tưởng , muốn bắt chước các nước giàu có Âu Mỹ, Nhật, Đài Loan.. đem điện nguyên tử vào VN. Tuy nhiên mộng du trên đã bị dập tắt ngay, vì dư luận trong đảng, trong nhóm chia năm xẻ bậy, đa số nói rằng điện nguyên tử nguy hiểm bởi chất phóng xạ, chất thải, nổ máy và nổ bom nguyên tử.
.Nhưng thực tế trước mắt là VN lúc đó và ngay cả bây giờ, vẫn không có vốn cũng như nhân lực và các cơ sở hạ tầng, cần thiết trong khi xây dựng cũng như điều hành nhà máy. Hiện nay, việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử tại những nước đang phát triển, đều trông cậy vào các nước văn minh tiền tiến. Ác nổi VC từ trước tới nay, mọi sự đều nhắm vào Nga-Tàu hay các nước Đông Âu củ, một phần là cá mè một lứa cùng biết tẩy nhau, cho nên dễ dàng trong sự giao kèo, mua bán , đổi chác. Những phanh phui liên tiếp trong mấy năm qua, về vụ đảng mua máy móc, tàu bè, tăng pháo.. cũ kỹ mốc rêu hư hại của Trung Cộng-Liên Xô.. đem sửa sơn, rồi về nước, tính như đồ mới, là chuyện nhỏ xưa nay.
Xây dựng nhà máy điên nguyên tử lại là chuyện lớn, có liên quan tới quốc tế. Do trên các nước ký giao kèo rất khó, ngoài ra nuớc sở quan, phải chứng minh được là mình đã chuẩn bị mọi sự liên tục suốt thời gian pháp định, là 15 năm. Một yếu tố đầu tiên cũng không thể thiếu , đó là có số tiền sơ khởi chỉ 2 tỷ đô la. Đây là chuyện khó đối với VN, hiện đã mang quá nhiều nợ nần vay mượn.. va trên hết kinh tế đang tuột dốc không biết chừng mới hồi phục.
Trong lúc khắp nước còn nhiều công trình khác cần thiết hơn để xây dựng.Nói chung, nếu VC vô tâm, vô lương, vô trách nhiệm, vì ham tiền chia chác, nhập khẩu một NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ HƯ CỦ CUẢ NGA, TRUNG CỘNG hay bất cứ một quốc gia nào khác, là đồng nghĩa rước về quê hương nước VIỆT, một thảm kịch Chernobyl hay hai trái bom nguyên tử mà Mỹ đã thả trên nước Nhật vào tháng 8-1945. Đó chưa nói tới. NỢ NẦN CHÚA CHỔM .mà các thế hệ VN phải gánh trả cho các nước giàu, hiện nay cũng như đời đời kiếp kiếp, do đảng VC vay mượn suốt 70 năm qua.
Không một quốc gia nào kể cả Mỹ, dám tuyên bố là sẽ không có thảm họa Chermobyl trên nước mình.. VN có chương trình xây dựng một nhà máy điện nguyên tử vào năm 2010. Theo nhận xét của một khoa học gia VC, thì các nước sở dĩ phải xây dựng nhà máy điện nguyên tử, là vì muốn được lợi nhuận kinh tế, nhất là các quốc gia như Nhật,, Đại Hàn, Âu Châu.. luôn luôn phải nhập cảng than, dầu, khi lỏng. Thực hiện được điện nguyên tử, giá thành sẽ rẽ hơn nhiều lần, dù luôn luôn phải đối mặt với sự tiềm ẩn nguy cơ phóng xạ. Trái lại VN không nhập cảng các nhiên-nguyên liệu trên, vậy thực hiện nhà máy điện nguyên tử để làm gì, vừa mắc nợ, lại lo lắng ngày đêm, trong khi chính VN chưa sẵn sàng hay đủ khả năng ngăn ngừa và đối phó với các biến cố nếu có.
4- VC CHỌN NINH THUẬN LÀM ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁYĐIỆN NT:
Theo sử liệu, Chiêm Thành vong quốc vào tháng 1 năm Nhâm Thân (1692), châu Panduranga bị đổi thành Thuận Trấn và tới năm 1697, chúa Nguyễn phúc Chu cải thành dinh Bình Thuận. Từ đó đến nay hơn ba trăm năm qua, miền đất phiên trấn này không lúc nào yên ổn, dù tiền nhân đã đặt cho một cái tên rất thân thương ‘Bình Thuận’ hàm ý gọi miền biển mặn là chốn mưa gió thuận hòa, lòng người an bình hạnh phúc. Ngoài ra, cương thổ tỉnh Bình Thuận cũng bị thay đổi liên miên từ thời nhà Nguyễn, Pháp thuộc, Việt Nam Cộng Hòa và sau năm 1975.. nên có lúc to lớn nhất nước (1692-1888), có khi bị mất hẳn tên trên bản đồ (1976-1992), và từ năm 1993 tới nay, lãnh thổ chỉ còn thu hẹp trong phạm vi hai tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận cũ mà thôi. Nhưng có điều dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, người Bình Thuận luôn mở rộng từ tâm và vòng tay chào đón khách muôn phương, không bao giờ phân biệt Kinh, Thượng, Trung, Nam, Bắc. Đây là nét đặc trưng và lẽ huyền diệu tạo thành cái hồn đất, hồn người Bình Thuận trong suốt mấy trăm năm qua.
Thuận Trấn xưa có diện tích rất lớn, bao gồm phần đất phía nam tỉnh Darlac (sau trở thành tỉnh Quảng Đức thời VNCH), Bình Thuận, Ninh Thuận và Đồng Nai Thượng. Điều này tại các tác phẩm cổ của Việt Nam như ‘Ô châu lục’ của Dương văn An, ‘Phủ biên tạp lục’ của Lê quý Đôn đã có xác nhận: ‘Người Việt (kinh Yan), từ thế kỷ XVII đã có mặt ở các sơn động, man động hay thuộc, trên phần đất cao, nằm về phía tây của tỉnh Bình Thuận’. Theo thống kê năm 1943 của Viện Quốc Gia Thống Kê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1957, cho biết năm đó, Bình Thuận bị cắt thành 4 tỉnh là Bình Thuận (6600 km2 - 145.900 người), Ninh Thuận hay Phan Rang (3300 km2 - 81.200 người), Đồng Nai Thượng (8600km2 - 42.550 người) và 8000km2 với dân số 40.000 người, ở về phía nam tỉnh Darlac.
Như vậy, lãnh thổ Bình Thuận xưa có diện tích khoảng 31.900 km2 và dân số năm đó chừng 305.870 người mà thôi. Riêng công việc đạc điền được hoàn thành vào đời Minh Mệnh thứ 17 (1836), chỉ được thực hiện trên địa phận hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận, là nơi tập trung người Kinh và người Chàm tại miền duyên hải; còn phần đất rộng lớn ở phía tây tỉnh là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc Trường Sơn, bao đời theo lối du canh, du mục, nên triều đình không tính thuế mà chỉ nhận cống phẩm từ các Tiểu vương, Bộ tộc mà thôi.
Cũng qua các sổ địa bạ, điền bạ của Bình Thuận hiện còn lưu trữ trong văn khố, phân biệt rõ ràng từ loại ruộng trong vùng, cho ta thấy được chính sách nâng đỡ và trọng hậu đối với tôn thất hoàng gia Chiêm quốc, qua việc miễn thuế các loại ‘tộc điền’ như phiên liêu điền, trà nương điền, dương điền.. để tế tự. Sau năm 1836, hằng năm triều đình cấp hẳn một ngân khoản cho hoàng gia, nên các loại ruộng đặc biệt trên phải đóng thuế như ruộng thường. Ngoài ra, tại Bình Thuận còn có chính sách ruộng KỲ TẠI, để phân biệt phân canh với phụ canh giống như các tỉnh khác khắp nước, nhưng đặc điểm tại đây qua chính sách nông nghiệp trên, chính quyền xác nhận sự hòa hợp Việt-Chiêm, nghĩa là bất cứ thổ địa nơi nào trong tỉnh, cũng phải tôn trọng chế độ sở hữu cũng như nền văn hóa đặc thù của mọi dân tộc cùng sống chung trên một địa bàn. Nhờ tinh thần tôn trọng luật pháp và tình người, trước năm 1975, chỗ nào tại Bình Thuận, Phan Thiết.. cũng đều có đền miếu và mộ chí của người Chàm.
Tình hình phân ranh hành chánh của Bình Thuận xưa tồn tại tới năm 1955 lại có sự thay đổi quan trọng theo cơ chế mới của Việt Nam Cộng Hòa tại phần đất phía tây trên cao nguyên nam Trung phần thuộc tỉnh. Đó là việc cắt tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut Donai) lập hai tỉnh Tuyên Đức - Đà Lạt và Lâm Đồng - Di Linh. Lại lấy phần đất giáp ranh phía nam Darlac lập tỉnh Quảng Đức, tách Hàm Tân - Tánh Linh ra khỏi Bình Thuận để lập tỉnh mới Bình Tuy. Sau năm 1976-1992, Bình Thuận xưa chỉ còn lại hai tỉnh: Thuận Hải (Bình Thuận, Bình Tuy, Ninh Thuận) và Lâm Đồng - Đà Lạt (Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng). Từ năm 1993 tới nay, Bình Thuận xưa lại thay đổi, gồm có Bình Thuận (Bình Thuận, Bình Tuy), Ninh Thuận (Phan Rang) và Lâm Đồng - Đà Lạt.
+ NINH THUẬN : Là phần đất phía bắc của Bình Thuận xưa. Năm 1922 thành Đạo Ninh Thuận và trở thành tỉnh từ năm 1943. Vì là phần đất cuối cùng của vương quốc Chiêm Thành nên hiện nay còn lưu lại nhiều đền, tháp Chàm như Ba Tháp, Hòa Lai (Po Klong Garai), Po Romé. Ninh Thuận là quê hương của Phan Trung vị tướng lãnh đồng chí của Trương công Định, Nguyễn Thông, cũng là quê của danh sĩ Nguyễn thị Bích, tức Nguyễn nhược Thị, tác giả tập truyện ký bằng quốc âm ‘Hạnh Thục Ca’, thuật lại giai đoạn lịch sử nhiễu nhương của đất nước trong năm 1885, khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn thất Thuyết phò vua Hàm Nghi xuất bôn, ban hành huyết thư Cần Vương chống Pháp.
Ninh Chữ cách tỉnh lỵ Phan Rang chừng 6 km, bãi biển đẹp và thơ mộng với rừng dương liễu đó đây, cũng là sinh quán của cố Tổng Thống Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu (1967-1975). Ninh Thuận khí hậu khô hạn nhất nước, nổi danh là tam Phan (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết), có nhiều núi cao như Hòn Chàm, Truân, Gia Rích, núi Oạng, Hòn Bà.. có sông Dinh (Koong Binh) vói nhiều phụ lưu như Krong Pha, Ma Lâm, Quao, Lu.. chảy ra cửa Phan Rang.
Trong tỉnh ngoài người Kinh còn có nhiều người Chàm, Raglai, Churu, Kôhô.. Theo tài liệu HES năm 1956, Tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3422km2 và dân số 191.435 người, gồm 5 quận An Phước (xã Diêm Hải, Đại Phước, Định Hải, Hậu Phước, Hữu Phước, Phước Hải, Tà Dương, Thái Sơn), Bửu Sơn (An Sơn, Mỹ Sơn, Phú Sơn, Phước Sơn, Tân Sơn, Tri Phước), Du Long (Cam Ly, Cam Thọ, Cát Hải, É Lâm hạ), Sông Pha (xã Bửu Lâm, É Lâm thượng) và Thanh Hải (xã An Hải, Đông Hải, Hộ Hải, Khánh Hải, Mỹ Hải, Phan Rang ‘4.3km2 - 35.167 người’, Tân Hải và Vĩnh Hải). Thị xã Cam Ranh với diện tích 459km2 - 106.904 người cũng trực thuộc tỉnh Ninh Thuận. Năm 1993, Ninh Thuận tách ra khỏi Thuận Hải và thành Tỉnh với thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.
Tất cả nay vẫn còn đó sau mùa chinh chiến, dù người xưa đã rủ nhau đi vào nẽo khuất trong hồn người, thành quách, lâu đài, tịch dương, hoài cổ đã như những mành rèm cửa nhỏ, không che nổi cát bụi thời gian nhuộm đầy lá rụng.
Mũi Cà Ná là biên giới thiên nhiên giữa Ninh-Bình Thuận, nằm sát quốc lộ 1 và đường xe lửa xuyên Việt. Màu nước biển ở đây luôn xanh vắt, phẳng lặng, ngoại trừ tháng chín hay nổi cơn sóng gió bất thường.
‘..gió mưa tháng chín bất ngờ,
ghe buôn phải liệu, vô bờ mới yên.. ’ ’
Ninh Thuận nằm vào vĩ độ khô hạn nhất trên thế giới (11-12), nên ở đây mưa ít, khắp đất chỉ có xương rồng, bàn chải mới thiên thu với tuế nguyệt. Người Phan Thiết đi xa về, dù bằng gì chăng nữa trên khô dưới nước, khi tới Cà Ná thì thở phào nhẹ nhõm, coi như đã bước vào nhà dù thực tế còn hơn trăm cây số đường đất. Marcel Monier ngày xưa trong chuyến hải hành vòng ngang Châu Á, đã viết trong ‘Le tour d’Asie’ nức nở khen vẽ đẹp của chốn này. Nay Dufiel cũng chẳng tiếc lời khi hạ bút nói Cà Ná là miền biển đẹp nhất Đông nam Á, với những đợt sóng mỹ lệ phù trầm đâu có thua gì biển xanh Địa trung Hải.
Viết về xứ Chàm Ninh Thuận, không thể nào không nói tới Plây Răm hay Văn Lâm, một làng Chàm Bani, được thành lập hơn hai thế kỷ qua, cách thị xã Phan Rang chừng 10 km về hướng nam, trên QL1. Theo sử liệu, vào thời Tây Sơn (1771-1802), làng ở sát biển, nằm cách địa điểm hiện tại chừng 20 km, cho nên dù đã di chuyển, vẫn còn lưu lại đây một nghĩa trang cổ, mà người Chàm gọi là GHURYAW, trở thành một địa điểm chung để mọi người tới cúng giỗ.
Theo lịch Hồi, tháng 9 là mùa lễ Ramandan, tức là tết của Chàm Bàni, nhưng ờ Bình Thuận và Ninh Thuận, do tính chất hòa hợp đạo Hồi với phong tục cổ truyền của dân tộc Chàm, nên đã trở thành một lễ hội Thanh Minh náo nhiệt, không thua tết Katê, đó là ngày RAMƯVAN. Trong dịp này, người ta thường tổ chức lễ tảo mộ thân quyến, kéo dài từ 2-5 ngày, tuỳ theo khoảng cách xa gần của khu nghĩa địa. Đây là vùng đất thiêng của người Chàm qua cái tên Ghưr Răm, thuộc 4 tộc lớn của người Chiêm Thành, nằm trong một cánh rừng thưa, kế cận núi Chà Bàn và bãi cát vàng sát biển, cách xã Sơn Hải của người Việt chừng 800 m. Nghĩa trang của người Chàm Bàni, nhìn giống như khu đất bằng phẳng, mỗi một mộ phần có ba hòn đa trơn đánh dấu mà thôi.
Do đất đai chật hẹp, nên các khu mộ của các tộc gần như nằm kế nhau, qua một khoảng cách từ năm đến mười bước. Riêng KÚT, tức là nghĩa trang tro cốt của người Chàm Bà La Môn, cũng rất hạn chế trong việc tiết kiệm đất đai. Tuy cùng theo mẫu hệ, nhưng nghĩa trang của hai sắc tộc Chàm Hồi Bàni và Ba La Môn khác biệt, vì theo Bàni thì Plây chỉ dành cho một Ghưr, tức là một họ, còn KÚT Bà La Môn thì chứa chung cho cả một Tộc Mẹ bao đời. Theo phong tục cổ truyền của đạo Bà La Môn, thì sau khi hỏa thiêu, thân nhân giữ lại 9 miếng xương trán của người quá cố, được đem cất trong một chiếc lọ có nắp đậy kín, bằng đồng hay gốm, gọi là Klaung, có dung tích chừng 1/2 dm3. Lọ này được người thân đem cất giấu tại một nơi kín đáo, dưới gốc cây hay hốc đá trong rừng. Sau đó từ 10-20 năm, người ta đem tập trung tất cả Klaung vào trong Kút.
Tóm lại lễ thanh minh của người Chàm Bàni rất đơn giản, có cấp Achar( gíáo sĩ), đọc kinh, con cháu và thân quyến người quá cố quỳ lạy, cầu khẩn. Cuộc lễ liên tục từ họ này tới họ khác, cọng chung số tộc chôn ở đây hơn 50 họ, sống trong bảy làng Chàm Bàni tại tỉnh Bình Thuận. Gần hơn về hướng Phan Rang chừng 5 km, có làng Thành Tín cũng là một làng Chàm Bàni. Làng này vì nằm trong một địa thế rất khô hạn, chỉ có một ít ruộng xấu vì thiếu nước, ngoài ra toàn là rừng thưa và cát biển khô cằn đến nỗi cỏ cũng không mọc được, vì vậy người Chàm mới gọi nơi này là Chwan Patih, nên coi như là một trong những xóm nghèo.
Tuy nhiên ở đây lại có một khu nghĩa trang rộng lớn, không ai có thể đếm được là bao nhiêu, dù trước mặt hàng hàng lớp lớp đá hòn nằm thẳng tắp trên một bãi cát, làm cho khung cảnh thêm thê lương ảm đạm qua tiếng rít của gió bụi miên trường. Buổi tối tại thánh đường có các thầy Chang đang chay tịnh. Bên ngoài từng đoàn thiếu nữ Chàm quần áo đủ màu sặc sở, tấp nập đội mâm bánh trái đi dâng lễ. Gái Chiêm Thành tuy có nước da bánh mật, không trắng thanh như gái Việt, nhưng nhìn vào thật dễ thương với hàng lông mi dày và cong vút, cùng với cái liếc sắt lẻm, có thể đâm nát trái tim người đối diện không biết đâu mà mò. Cũng nhờ vậy mà đêm thanh minh Ramưvan bớt đi phần nào cái không khí u tịch trùng hằng.
Điểm đặc biệt trong vùng đất Ninh-Bình Thuận có người Chàm cư ngụ, đó là người Chàm theo Hồi giáo dù chính thống hay Bàni, họ vẫn còn tuân thủ những tập tục cổ truyền của tổ tiên để lại, khác với Chàm theo Hồi giáo chính thống tại Sài Gòn, Tây Ninh, Lộc Ninh và Châu Đốc, chỉ biết có đạo mà thôi. Còn một điều thú vị khác, trong thời gian các chức sắc Bàni chay tịnh, thì có nhiều người Chàm Bà La Môn đội bánh trái sang cúng dường. Chúng ta biết, Hồi giáo và Bà La Môn đối chọi nhau như nước với lửa, giống như Aãn Độ và Pakistan xưa nay.
Theo thống kê dân số năm 2000, người Chàm hiện đang sinh sống tại VN có chừng 200.000 người. Ngoài người Chiêm chính thống, tại các xã Xuân Quang, Xuân Hội, Tuân Giáo và Tuân Mục thuộc quận Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận còn có một số Kinh-Cựu, mà người Chàm gọi là Juon Chàm. Họ là con cháu của những người Chàm có chồng hay vợ Việt, hoặc tổ tiên đã tuân phục triều đình Đại Việt, nên đổi theo họ Việt. Trên rừng núi miền tây tỉnh Quảng Ngãi, có sắc tộc Hré cùng nói chung một ngôn ngữ với người Chàm, nhưng họ lại theo tôn giáo và tập quán của người Thượng cao nguyên Trung phần.
Tóm lại dù hiện nay người Chàm chỉ còn là một sắc tộc nhỏ, trong đại gia đình dân tộc VN nhưng ảnh hưởng của họ về mọi phương diện vẫn bàng bạc trong cuộc sống của người Việt suốt miền Trung. Theo báo chí loan tải, từ tháng chạp năm ngoái Ninh Thuận là trung tâm khô hạn của VN, vì đây là chốn đã nổi tiếng muôn đời của nắng,gió và cát động. Nắng đã biến toàn thể sông suối, kênh rạch, ao hồ trong tỉnh hầu như khô quánh tới tận đáy. Nắng đã biến đồng ruộng vụ mùa đông-xuân tại các thôn làng trở thành xơ xác, đến nổi cỏ cũng không thể mọc được, làm cho người và súc vật đã khổ vì đói gạo lại thêm khốn đốn trăm chiều bởi khát nước. Ruộng đồng xơ xác vì thiếu mưa, khiến cho sông ngòi không còn nước chảy vào các Hồ chứa Thành Sơn, Ông Kính (Ninh Hải) , Tân Giang (Ninh Phước),vốn là nguồn tưới của hầu hết đất đai canh tác cả tỉnh, trong số này nông dân Chàm chiếm đa số.
Việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại VN, hiện vẫn là một đề tài còn tranh cải sôi nổi tuy đảng rất muốn. Nguyên do sự chống đối trong nước là điều ai cũng thấy : Đó là nổi lo sợ những tai nạn nguyên tử mà người dân VN phải gánh chịu, vì bọn VC chóp bu tham nhũng, mua lại những thiết bị cũ, quá đáp, hư hỏng của các nhà máy điện NT đã xài lâu năm , trong đó tệ nhát là đồ của Nga, lại là nước hy vọng trúng thầu.
Trên đất nước VN hiện nay còn không biết bao nhiêu công việc , mà nhà nước cần phải làm , để cải thiện cuộc sống vô cùng thiếu thốn của đồng bào. Mới đây trên truyền hình được trực tiép từ VN sang, qua các hình ảnh người nghèo trong nước , xếp hàng chờ nhận mười ký gạo bố thí của nhà thờ, do tiền của các Việt Kiều mua tặng. Trong lúc đó, xen vào hầu hết là các chương trình quảng cáo các tour du lịch khắp nước thật là hào nhoáng. Rồi thì không biết bao nhiêu phim ảnh, những sản phẩm văn nghệ của Việt kiều thực hiện, toàn nói lên cảnh giàu sang văn minh đổi đời trong nước hiện nay, làm mờ mắt người Việt đang sống lưu vong nơi hải ngoại, khiến ai cũng ao ước được trở về, để chia sẻ với quê hương mình cảnh thanh bình, hạnh phúc đang có trong phim ảnh được chiếu hàng ngày.
Nhưng hỡi ôi đó chỉ là cảnh ảo trong cuộc đời thật, hay đúng hơn là cảnh thật của một thiểu số thuộc tầng lớp đảng đang cầm quyền hiện tại. Tất cả được tuyên truyền bằng phim ảnh, son phấn, chứ mặt thật đời sống của tuyệt đại đồng bào trong nước, đang cùng khổ, lầm than không còn một bực thang nào để đem ra so sánh, Nguyên do vì tất cả kế hoạch kinh tế , mà nhà nước đã và đang thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đều thất bại gần như hoàn toàn, từ việc nuôi tôm, cá fish, trong cà phê, hàng may mặc, nuôi gia cầm, các đồ án xây cất khách sạn, văn phòng cho mướn.. đả khiến cho cả nước phá sản vì tính cách nửa vời, làm thiệt ăn giả và nhất là sự tham nhũng của mọi tầng lớp đảng. Mặt khác, đảng đã thực sự đầu hàng Trung Cộng, nên bất chấp mọi hậu quả, đã mở hết mọi cánh cửa biên giới, để cho hàng Trung Cộng tràn ngập cả nước, đè bẹp sản phẩm nội điện, khiến cho người dân cả nước bị sạt nghiệp, tay trắng, vì không thể cạnh tranh được với hàng ngoại quốc, vừa rẽ lại được đảng công khai khuyến khích quảng cáo.
Cho nên đâu có lạ, khi thấy cuối cùng người Việt cả nước lại ùn ùn kéo nhau xuất ngoại, đưới đủ mọi hình thức như làm công nhân, làm cô dâu tại Trung Cộng, Đài Loan, Nam Hàn, Nhựt Bổn,Tân Gia Ba .. và bi thảm nhất là lao vào con đường bán thịt nuôi thân trong nước.
Đó là tất cả mặt thật trong ngàn muôn câu chuyện VN hiện nay., và chuyện nào cũng đều có nước mắt và máu người. Chế độ nào cũng vậy, huy hoàng rồi sụp đổ nhưng quan trong nhất là hậu quả của nó. Ngày 1-5-1975 , Bắc Việt vào tiếp thu VNCH, dù đất nước có bị tàn phá bằng bom đạn của cả hai phía nhưng hầu hết lãnh thổ từ bờ nam vĩ tuyến 17 tại Bến Hải vào tới Cà Mâu-Hà Tiên đều đẹp đẻ, ruộng vườn, làng quê xanh tươi no ấm. Chính phủ Miền Nam không hề cắt một phân đất nào để nhượng bán hay thế chấp cho ngoại quốc, Đặc biệt đối với quốc tế , VNCH không thiếu nợ ngân hàng, trái lại còn có 16 tấn vàng y để nguyên tại Sài Gòn, cũng như mấy trăm triệu mỹ kim ký thác, mà Mỹ đã phong tỏa sau tháng 4-1975. VNCH cũng để lại một xã hội trong sáng, văn hiến, giáo dục, một nền kinh tế thị trường, một hạ tầng kiến tạo . Tất cả đã bị VC tàn phá gần như trọn vẹn, mãi cho tới đầu thập niên 90, khi mở cửa đổi mới, cứu đảng, mới bắt đầu hàn gắn tô phét lại như chúng ta hôm nay đã thấy.
Nhưng đó là tiền đầu tư của ngoại quốc, chứ không phải do ngân sách quốc gia thực hiện. Cái gì cũng phải trả tiền, thả thuế khi muốn được hưởng. Tiền trả cho chủ nợ, thuế đóng cho nhà nước, đó là chưa nói tới nợ cao ngất Trường Sơn, nay đã tràn ra biển Đông, mà đảng lén lút vay và vay nếu được nhà băng đồng thuận.
Bởi vậy, mai này không biết ai sẽ trả nợ đây, nếu một mai có cuộc đổi đời, mà chắc chắn là phải có, dù sớm hay muộn -/-
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 8-2008
MƯỜNG GIANG
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=132796
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment