Friday, October 24, 2008

China South Sea Fleet - Giặc từ phương Bắc?

Hoàng Tứ Duy


Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc: Mối Đe Dọa cho Việt Nam?


Gần đây, các websites tại Trung Quốc đăng kế hoạch quân sự tấn công Việt Nam. Theo một bản đồ trên mạng Sina (1), Quân Giải Phóng Nhân Dân sẽ tràn qua biên giới Việt-Trung qua đường bộ và một lực lượng thứ nhì sẽ đổ bộ vào Thanh Hoá từ đường biển.

Giới chức Bắc Kinh khéo léo phủ nhận là tác giả kế hoạch xâm lăng, sau khi họ để cho tài liệu này xuất hiện trên mạng nhiều ngày gây chú ý trong dư luận.

Trong cuộc chiến năm 1979, quân Trung Quốc đã một lần tràn qua biên giới từ phía bắc. Liệu ngày nay họ có chiến lược tấn công Việt Nam từ phía đông? Nhìn lại hai thập niên qua, Trung Quốc đã đầu tư vào chính khả năng này qua Hạm Đội Nam Hải (2) của họ.

Hải quân Trung Quốc được tổ chức thành ba hạm đội. Hạm Đội Bắc Hải trách nhiệm vùng biển gần Hàn Quốc và Nhật Bản. Hạm Đội Đông Hải phụ trách vùng biển xung quanh Đài Loan. Hạm Đội Nam Hải trách nhiệm toàn Biển Đông, kể cả các căn cứ của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Theo truyền thống và cơ cấu chỉ huy, ba hạm đội hoạt động gần như độc lập với nhau.

Trong những năm đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hạm Đội Nam Hải không phải là trọng tâm. Các tàu chiến của hạm đội này là những tàu cũ của Quốc dân Đảng để lại. Lúc bấy giờ, ưu tiên của hải quân Trung Quốc là chiến tranh Triều Tiên và, trong nhiều năm sau đó, vấn đề Đài Loan.

Hạm Đội Nam Hải bắt đầu được tân trang từ khi Bắc Kinh cải cách kinh tế và các nhà lãnh đạo ý thức vai trò kinh tế và an ninh của Biển Đông. Tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc đã dẫn đến chương trình hiện đại hóa quân đội, đồng thời gia tăng các nhu cầu về tài nguyên, lương thực, và thể diện quốc gia.

PLA south Sea fleet 2nd destroyer flotilla in exercise

Căn cứ tàu ngầm tại Tam Á
Nguồn: dailymail.co.uk

Biển Đông là nơi có tiềm năng dầu lửa và giầu về hải sản. Bởi vậy, Bắc Kinh đã chính thức coi Biển Đông như là một nội hải (territorial sea) và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của họ, mặc dù vùng biển này cũng là nơi một phần tư mậu dịch thế giới vận chuyển qua.

Bộ Tư lệnh Hạm Đội Nam hải đặt tại bờ phía đông của bán đảo Lôi Châu (tỉnh Quảng Châu). Hạm đội này bao gồm 2 hải đội tiềm thuỷ đĩnh, 2 hải đội khu trục hạm và nhiều hộ tống hạm; với tổng số lên đến 50 tàu chiến. Theo các nguồn tin tình báo, Hạm Đội Nam Hải là hạm đội có nhiều tàu chiến nhất và được trang bị các chiến hạm hiện đại như tàu ngầm hạt nhân Type 094 đầu tiên của hải quân Trung Quốc.

Để hiểu một phần nhiệm vụ của Hạm Đội Nam Hải, chúng ta hãy coi một sự kiện đặc biệt: Tất cả lực lượng thủy quân lục chiến và phần lớn tàu đổ bộ của Trung Quốc trực thuộc hạm đội này. Như vậy có nghĩa là lãnh đạo quân sự Bắc Kinh dự trù nơi có nhu cầu lớn nhất cho lực luợng đổ bộ chính là vùng hoạt động Biển Đông. Một vùng giáp với đất liền Việt Nam và các đảo tại Trường Sa có quân đội Việt Nam đồn trú.

Một sự kiện quan trọng khác là người ta khám phá một căn cứ bí mật cho tàu ngầm tại Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam. Theo các hình chụp từ vệ tinh Hoa Kỳ, Trung Quốc đang xây cất các hầm dưới nước có thể chứa được trên 20 tầu ngầm. Khi hoàn tất, Tam Á sẽ là căn cứ thứ nhì của Trung Quốc cho tàu ngầm hạt nhân.


Căn cứ tàu ngầm tại Tam Á
Nguồn: dailymail.co.uk

Đồng thời, căn cứ hải quân này còn có bến tàu cho các tàu nổi. Theo các chuyên viên Tây phương, Tam Á có xác xuất sẽ là nơi đồn trú các hàng không mẫu hạm mà Trung Quốc có thể hạ thủy trong 5 đến 10 năm tới. (Để học nghề, họ đã mua của Nga máy bay Sukhoi Su-33 cất cánh trên tàu và của Ukraine hàng không mẫu hạm Varyag của Liên Xô cũ).

Cho nên từ địa điểm chiến lược Tam Á, Hạm Đội Nam Hải có thể khống chế Biển Đông, và gây không ít khó khăn cho hải quân Hoa Kỳ trong việc bảo vệ tự do hàng hải.

Thái độ của Bắc Kinh đối với Biển Đông càng ngày càng được thể hiện rõ. Cuối năm 2007 Quốc Vụ Viện Trung Quốc cho thành lập huyện Tam Sa để chính thức quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng vào thời điểm đó, Hạm Đội Nam Hải tổ chức tập trận lớn ở vùng Hoàng Sa gồm các kế hoạch tiếp vận và đổ bộ lên đất liền.

Mối đe đọa từ Trung Quốc nói chung và Hạm Đội Nam Hải nói riêng không chỉ là vấn đề giả thuyết. Năm 1974, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, họ lại chiếm một số đảo tại Trường Sa từ quân đội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Năm 1995, Trung Quốc đã nổ súng với Phi Luật Tân tại Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Và còn bao nhiêu lần khác Trung Quốc giết hại ngư dân Việt Nam hay đụng độ với hải quân Việt Nam nhưng đã không được công bố.

Kế hoạch tấn công Việt Nam trên mạng Sina chỉ là sự nhắc nhở.


Trung Quốc đi quá đà

Tuy nhiên, không chỉ có Việt Nam để ý. Nhiều quốc gia trong vùng Thái Bình Dương, có kinh tế dựa vào mậu dịch và tự do hàng hải, đang theo dõi kỹ dự tính và khả năng quân sự của Trung Quốc.

Nước Úc, với một thủ tướng thân Tàu nói thông thạo tiếng Quan Thoại, đang phải duyệt xét chính sách quốc phòng. Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và kể cả Ấn Độ e dè về Hạm Đội Nam Hải. Họ thấy Trung Quốc áp dụng “chính sách chuỗi hạt trai” qua việc thành lập nhiều căn cứ hải quân để phóng sức mạnh, từ bờ phía nam của Miến Điện, đến đá Vành Khăn tại Trường Sa, rồi Đảo Phú Lâm (Woody Island) tại Hoàng Sa, và Tam Á tại Hải Nam.

Qua thái độ hung hăng, để xác định tư thế quốc gia và tránh bị phong toả, Bắc Kinh đang góp phần tạo kết quả ngược lại ý muốn của họ, cho người ta thấy sự thiếu tự tin và tự cô lập chính mình.


Đối sách của Việt Nam?



Tàu ngầm thuộc South Sea Fleet
Nguồn: YouTube

Có lẽ giải pháp cho những người Việt Nam yêu nước nằm trong các bài học ngàn đời của lịch sử. Trung Quốc là nước lớn. Để đối phó với cường quốc phía Bắc, Việt Nam cần xây dựng nội lực và theo đuổi chính sách đối ngoại sáng suốt, đặt quyền lợi đất nước trên hết. Chọn lựa này bao gồm (ít nhất) ba khía cạnh.

Thứ nhất, để giảm thiểu rủi ro xung đột quân sự với Trung Quốc, Việt Nam phải xây dựng khả năng quốc phòng để tạo thế gián chỉ (deterence). Trong nhiều năm qua, chính quyền Hà Nội đã duy trì quân đội theo mục tiêu chính trị để bảo vệ chế độ thay vì có khả năng bảo vệ đất nước.

Thứ nhì, Việt Nam cần phối hợp với các nước trong ASEAN cùng với các quốc gia khác muốn tìm kiếm giải pháp hoà bình cho tranh chấp Biển Đông. Hơn nữa, quan niệm muốn làm bạn với mọi quốc gia là phải sáng suốt để phân biệt giữa các nước coi trọng tự do và có một chế độ tiến bộ với những nước là chỗ dựa cho độc tài và lạc hậu xã hội.

Thứ ba, Việt Nam phải có tự do dân chủ. Chỉ một thể chế dân chủ mới có thể huy động đại đoàn kết dân tộc và tạo điều kiện cho dân giầu, nước mạnh.

Thật ra, kế hoạch tấn công Việt Nam trên mạng Sina ở đầu thế kỷ 21 khá giống kế hoạch xâm lăng Việt Nam (đã thất bại xưa kia) của quân Mông Cổ vào cuối thế kỷ 13. Lúc bấy giờ nhà Trần đã phát huy tinh thần Diên Hồng để huy động toàn dân đánh thắng quân Nguyên Mông, mặc dù quân Nguyên đã đánh chiếm toàn Châu Á, cộng với nửa Châu Âu. Câu hỏi đặt ra là nhờ đâu mà dân tộc Việt Nam đã đánh thắng một đế quốc hùng mạnh như vậy?

Thử thách hôm nay là cần biết dựa vào sức mạnh dân tộc để đổi mới đất nước và tránh gây ra chiến tranh với bất cứ quốc gia nào.

---------------------------------------------------------------------------

Bài do tác giả gởi đến. DCVOnline biên tập, đề tựa, chú thích và minh hoạ.

(1) Về sina.com — Theo Alexa.com sina.com là một website rất nhiều người truy cập; tên miền sina.com thuộc Sina.Com Technology (China) co., Ltd
Beijing Ideal Plaza, 20f #58, NW 4th Ring Rd, Haidian
Beijing 100080,
CHINA
Phone: +86 10 58983009
Fax: +86 10 82607527
guomin [at] staff.sina.com.cn
Máy chủ ở Mỹ của sina.com đặt tại 71.5.7.191.ptr.us.xo.net, IP Address: 71.5.7.191, gần Wichita, Kansas, Hoa Kỳ
(2) Hạm đội Nam Hải (南海舰隊, South Sea Fleet, SSF): Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Đam Giang (湛江) thuộc tỉnh Quảng Đông (廣東). Hạm đội nầy có khu vực trách nhiệm vùng biển Đông Hải. Soái hạm là tuần dương hạm AOR/AK 953 Nam Xương (南昌, Nanchang) - 23.000 tấn. Hạm đội này là lực lượng trực tiếp giao tranh với Hải quân Việt Nam trong những cuộc tranh chấp lãnh hải vào các thập niên 70 và 80. (Nguồn: Tự điển Bách khoa Toàn thư mở)

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5613


Re: China South Sea Fleet - Giặc từ phương Bắc?


2008-10-23 23:42:02

Trúc Lê

"Có lẽ giải pháp cho những người Việt Nam yêu nước nằm trong các bài học ngàn đời của lịch sử. Trung Quốc là nước lớn. Để đối phó với cường quốc phía Bắc, Việt Nam cần xây dựng nội lực và theo đuổi chính sách đối ngoại sáng suốt, đặt quyền lợi đất nước trên hết. Chọn lựa này bao gồm (ít nhất) ba khía cạnh..." (trích lời tác giả Hoàng Tứ Duy)

Tác giả Hoàng Tứ Duy nói rất đúng và 3 khía cạnh tác giả đề ra cũng rất hợp lý, nhất là việc dân chủ hóa thật sự đất nước để gây nội lực dân tộc hầu có thể chống lại áp lực của TQ.

Nhưng rất tiếc là đảng CSVN sẽ không bao giờ chịu thực hiện điều thứ 3 về việc dân chủ hóa đất nước. Tôi tin là đảng CSVN biết hết và biết rõ là đàng khác. Nhưng họ không thể làm được gì cả vì họ sợ mất đảng. Họ hầu như đã quyết định từ lâu rồi là THÀ MẤT NƯỚC NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ CHỊU MẤT ĐẢNG. Việc đảng CSVN ký kết các Hiệp định Biên giới 1999 và 2000 dâng nhiều đất biển cho TQ là một hành động bán nước rõ ràng, nhưng họ vẫn làm. Tại sao ? Vì chỉ có thế họ mới được TQ bảo hộ cho đảng họ tiếp tục cai trị nước ta. Nhưng than ôi, TQ không chỉ muốn đơn giản là để cho đảng CSVN làm Thái thú cai trị xứ Giao Chỉ hiện đại (tức là nước CHXHCN VN) mà họ chỉ muốn THÔN TÍNH, SÁP NHẬP Việt Nam thành một tỉnh của TQ (như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông v.v...). Đó chính là nguy cơ và cũng là nguồn gốc của việc mất nước VĨNH VIỄN của VN ta nếu toàn dân ta không có can đảm vùng lên giành lại quyền LÀM CHỦ đất nước.

Một bạn nào đó trên Diễn Đàn ĐCV (tôi quên mất tên) đã có lần nói rất chí lý rằng chính nhân dân VN đã làm thành quốc gia, đất nước VN, vì thế chỉ có họ mới giữ được nước hay không. Nếu họ không còn muốn giữ nước nữa thì còn gì đâu nữa để mà bàn. Bạn ấy đã nói một cách chua chát (và rất đúng) rằng khi nhân dân VN còn không nghĩ đến đất nước nữa thì cái xứ sở này chó dù chó có đến ỉa đầy ra cũng không ai buồn đuổi. Đấy gần như là tình trạng của đất nước ta hiện nay sau hơn 60 năm sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do "Bác" Hồ xây dựng. Buồn năm phút.

Trân kính,

Trúc Lê

Phải chi vào năm 1945 mà không có Hồ Chí Minh thì chính phủ Trần Trọng Kim với nhiều trí thức có tâm và có tài (như Hoàng Xuân Hãn là một) đã đưa đất nước ta dần dần đến độc lập, tự do ít nhất cũng như Indonesia (với Sukarno và các đồng sự của ông) và nước ta đã hoàn toàn không mất một tấc đất, một hòn đảo nào. Và chắc chắn nếu như thế nước ta ngày hôm nay có lẽ ít lắm cũng ngang hàng với Đại Hàn (tức Hàn Quốc) và được thế giới kính nễ (kể cả TQ) chứ không nhục nhã cúi đầu để cho Tàu nó lấn đất, cướp biển, giết ngư dân ta ngoài Biển Đông hàng ngày như hiện nay.

Nhìn Indonesia (ở Miền Nam ngày trước gọi là Nam Dương) tôi thèm nhỏ dãi, vì nước này khi giành lại được độc lập từ tay Hòa Lan (không kinh qua cuộc chiến "thần thành" chó nào cả) đã tiếp thu tất cả lãnh thổ do Hòa Lan đô hộ trước đó gồm nhiều đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển rộng mênh mông, chạy từ Sumatra (gần Thái Lan) đến Timor (gần Úc). Nếu không có "Bác" Hồ có khi VN ta cũng đã được Pháp trao lại toàn thể Đông Dương (do Pháp đô hộ) tương tự như Hòa Lan đã làm cho Indonesia vậy. Mà cho dù chỉ lấy lại được phần đất của VN thôi, ta cũng đương nhiên ẳm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chứ đâu có như ngày nay đang từ từ mất sạch hết (cũng vì "Bác" Hồ đấy - Công hàm Phạm Văn Đồng đó).

Nhưng than ôi, lịch sử, tiếc thay, không bắt đầu bằng chữ NẾU, và sự thật là ngày nay HCM vẫn đang nằm phơi xác ở Ba Đình, ngốn không biết bao công quỹ của nhân dân ta.

Trân kính,

Trúc Lê

No comments: