Friday, October 24, 2008

Liên hiệp châu Âu tái xét việc đối thoại nhân quyền với Việt Nam

DCVOnline

Liên hiệp châu Âu tái xét việc đối thoại nhân quyền với Việt Nam

STRASBOURG, Bỉ - Quốc hội châu Âu nói rằng Liên hiệp châu Âu (EU) phải xét lại sự hợp tác của LHCA với Việt Nam về vấn đề nhân quyền và nhấn mạnh Hà Nội phải chấm dứt sự vi phạm nhân quyền và dân chủ một cách có hệ thống đang xảy ra ở Việt Nam.

Các nghị viên của Quốc hội châu Âu đã thông qua một nghị quyết về “Hiệp định mới về Đối tác và Hợp tác EU-Vietnam” (PCA) hôm thứ Tư ngày 22 tháng Mười với 479 phiếu thuận và 21 phiếu chống, nói rằng đối thoại về vấn đề nhân quyền giữa Liên hiệp châu Âu và Việt Nam “phải đưa đến những cải thiện rõ ràng, xác thực ở Việt Nam.”
Họ kêu gọi Ủy ban châu Âu, là cơ quan hành pháp của Liên hiệp, đánh gía lại chính sách hợp tác với Việt Nam, dựa trên sự tôn trọng những quyền căn bản và những nguyên tắc dân chủ.


Hiệp ước Euro-VN cần phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, khi Liên hiệp châu Âu đã phát triển bao gồm 27 quốc gia, và Việt Nam giờ đã là một thành viên thứ 150 của WTO. Nguồn: DCVOnline
---------------------------------------------------------------------------

Nghị viên Quốc hội châu Âu đặc biệt lên án sự không dung nạp tôn giáo, và kêu gọi sự thả tự do cho tất cả những người đang bị bỏ tù hay bị bắt giữ vì bày tỏ một cách ôn hòa những niềm tin vào tôn giáo hay chính trị của họ.

Bao gồm hơn 300 người Thượng du theo đạo Tin lành, cũng như những tu sĩ Phật giáo thuộc giáo phái Khmer Krom, những tín đồ Thiên Chúa giáo và tín đồ đạo Cao Đài cũng như những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ, những người dân oan đi kiện đất và những người lãnh đạo công đoàn độc lập.

Bản thông cáo của Nghị viện châu Âu cho rằng quyền tự do hội họp, tự do báo chí, và tiếp cận internet vẫn còn bị hạn chế trong lúc một vài nhóm tôn giáo và người thiểu số vẫn còn bị trấn áp.

Các nghị viên Quốc hội châu Âu nóí rằng, cho đến nay “nhiều nhà báo Việt Nam đã bị bắt hay bị rút thẻ nhà báo vì đã tường thuật chuyện tham nhũng của viên chức nhà nước, và, vào hôm 19 tháng Chín năm 2008, trưởng văn phòng hãng thông tấn AP ở Hà Nội ông Ben Stocking đã bị bắt và bị hành hung bởi cảnh sát chỉ vì ông này tường thuật một buổi tập trung ôn hòa của Giáo dân Thiên Chúa giáo ở Hà Nội.”

Trong lúc đó ở Hà Nội, phái đoàn của Ủy ban châu Âu vừa đàm phán với Việt Nam xong vòng 2 những chi tiết của Hiệp định Đối tác và hợp tác EU-Việt Nam này. Theo bản Tuyên bố chung sau cuộc đàm phán vòng hai giữa hai bên: "Tại vòng đàm phán này, hai bên đã trao đổi về các vấn đề tính chất, phạm vi Hiệp định, bao gồm các vấn đề về nhân quyền, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) và chống khủng bố, các vấn đề về quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU cũng như hợp tác phát triển và hợp tác chuyên ngành."


European Union
lib.uwo.ca
--------------------------------------------------------------------------------

Tuy nhiên, một số báo chí trong nước khi đưa tin này trong bản tin tiếng Việt đã hoàn toàn không đề cập đến vấn đề nhân quyền được nêu lên trong bản tuyên bố chung, như là một trong những chủ đề hai bên đang đàm phán, mà chỉ đề cập đến những lãnh vực khác. Theo báo điện tử của đảng Cộng sản Việt Nam: "Tại vòng đàm phán này, hai bên đã trao đổi về các vấn đề tính chất, phạm vi của Hiệp định PCA, hợp tác hai bên trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại - đầu tư, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, y tế."

Và hôm qua thứ Năm ngày 23 tháng Mười, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao CHXHCNVN ông Lê Dũng nói: “Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết không phản ánh đúng tình hình Việt Nam, đặt ra những điều kiện không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Minh châu Âu là không thể chấp nhận được.”

Được biết cuộc đàm phán vòng 3 sẽ xảy ra đầu năm sau ở Brussels, Bỉ và hai bên sẽ cố gắng đạt đến thỏa hiệp trong cuối năm tới 2009. Hiệp ước đã ký trước đây giữa hai bên là vào năm 1995 có nhiều giới hạn, cần phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, khi Liên hiệp châu Âu đã phát triển bao gồm 27 quốc gia, và Việt Nam giờ đã là một thành viên của WTO.


© DCVOnline
---------------------------------------------------------------------------
Nguồn:

(1) EU calls for reassessment of Vietnam human rights dialogue. Radio Australia (http://www.radioaustralia.net.au/news/stories/200810/s2399003.htm?tab=latest ) , 22 October 2008
(2) Joint Press Release of EC-VIETNAM Joint Commission (http://www.delvnm.ec.europa.eu/news/vn_news/vn_news55.html ), second round. European Union, 22 October 2008
(3) Kết thúc vòng 2 đàm phán Hiệp định khung hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (http://www.cpv.org.vn/tiengviet/thoisu/details.asp?topic=1&subtopic=104&leader_topic=174&id=BT23100872760 ). Minh Anh, Báo Điện tử đảng Cộng sản Việt Nam, 22 October 2008
(4) Nghị viện Châu Âu không phản ánh đúng tình hình Việt Nam (http://http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/809920/ ). Xuân Linh, Vietnamnet, 23 October 2008
(5) EU should review Vietnam ties due to rights abuses: MEPs. EUBusiness, 23 October 2008 (http://eubusiness.com/news-eu/1224700321.35 )


dcv
* Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị yêu sách Hà Nội tạo cơ chế cụ thể cho nhân quyền dân chủ

No comments: