Friday, October 24, 2008

Luận điêu bố láo cố hữu của người cs, ví dụ bà TM Hoa

24 Tháng 10 2008

Phỏng vấn cựu phó Chủ tịch nước, bà Trương Mỹ Hoa



http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2008/10/081024_hoa_montage_new?size=16x9&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1
Phỏng vấn cựu phó Chủ tịch nước, bà Trương Mỹ Hoa


Bà Trương Mỹ Hoa, phó Chủ tịch nước Việt Nam (2002-2007)
Tiếp tục loạt bài về những phụ nữ nổi tiếng của Việt Nam, tuần này là cuộc phỏng vấn của Xuân Hồng, BBC Tiếng Việt với bà Trương Mỹ Hoa, phó Chủ tịch nước từ 2002 đến 2007.
Trước câu hỏi bà đại diện cho những người Việt Nam trong nước hay cả người Việt ở nước ngoài, bà xác nhận quan điểm rằng "cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng là một phần cơ thể của Việt Nam, là một nguồn lực của Việt Nam,"

"Vị trí những người Việt Nam ở nước ngoài rất quan trọng đối với quá trình hội nhập của chúng ta. Họ là con Hồng cháu Lạc."


Xem phỏng vấn video

BBC cũng hỏi và về sự nghiệp chính trị, từ một người trưởng thành từ môi trường sinh viên tại Nam Việt Nam trước 1975, cơ hội nào khiến bà vươn lên vị trí Phó Chủ tịch nước.

Bà Trương Mỹ Hoa nói rằng bà "là một cán bộ, một người yêu nước", nhưng qua tham gia cách mạng, bị tù đày bà đã trưởng thành hơn.

Và sau năm 1975, bà hoạt động trong phong trào phụ nữ, làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiều năm.


Hội Phụ nữ có trách nhiệm tham gia trong vấn đề đẩy lùi tham nhũng


Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (2002-2007)

Bà không đồng ý với câu hỏi của phóng viên rằng "Hội Phụ nữ có phải chỉ là cánh tay nối dài của Đảng?" mà cho rằng hội này là một tổ chức chính trị-xã hội.

Bà cho rằng Hội có trách nhiệm quan trọng trong việc chống tham nhũng:

"Tham nhũng là một quốc nạn. Đảng và chính phủ chúng tôi đã nói rằng đây là việc hàng đầu đặt ra, phải chống để làm lành mạnh hóa từ trên xuống dưới."

Bà cho biết vấn đề xã hội bà quan tâm nhất hiện nay là hiện tượng "phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài".

"Tôi luôn luôn trăn trở. Pháp luật Việt Nam cũng cho phép thôi nhưng có những cái không bình thường. Phải cân nhắc để làm sao người phụ nữ Việt Nam không bị thiệt thòi, làm sao để từ tình yêu đến hôn nhân được bền vững, để người phụ nữ Việt Nam được bình đẳng."

Bà cho rằng phân hóa giàu nghèo nay là một "thực tế" nhưng nếu người làm giàu theo đúng pháp luật thì không phải là vấn đề.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2008/10/invmadametruongmyhoa.shtm





BBC phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình


Xuân Hồng phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình tháng Tám ở Hà Nội
35 năm sau Hiệp định Paris với mục đích lập lại hòa bình ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình đã dành cho BBC cuộc nói chuyện, bàn về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một số vấn đề hậu chiến và những suy tư hiện nay của bà.
Bà Nguyễn Thị Bình nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán hiệp định Paris năm 1973.

Sau năm 1975, bà tiếp tục được trọng dụng và giữ chức Phó Chủ tịch nước từ năm 1992 đến 2002.

Cuộc phỏng vấn của Xuân Hồng thực hiện ở văn phòng ở Hà Nội của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, mà hiện bà Bình là Chủ tịch.

http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2008/10/081010_mme_binh?size=16x9&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1
Xem phỏng vấn video ngắn (10 phút)

Câu hỏi thời hậu chiến

Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn ghi hình tại Hà Nội tháng 8/2008 về số phận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sau 1975, bà Bình nói tổ chức này khi ấy đã hoàn thành "nhiệm vụ lịch sử".

http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2008/10/081010_mme_binh_phan2?size=16x9&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1
Hiệp định Paris 1973 và Hiệp thương 1976 (8 phút)

Bà nói: "Những ai có thể tham gia vào tổ chức nhà nước, đoàn thể...cũng đã tích cực tham gia. Chúng tôi hòa vào cái chung của dân tộc, cùng nhau xây dựng đất nước."

Bà thừa nhận "không phải ai cũng vừa lòng với cái mình có, nhưng cơ bản, những người nào còn tiếp tục đóng góp thì vẫn được đánh giá tốt."

Sau năm 1975, nhiều thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bị vô hiệu hóa và được giao những chức vụ hình thức.

Những người như Trương Như Tảng, người sau này sống lưu vong ở Pháp, cho rằng những đóng góp và vị trí của họ đã không được thừa nhận đầy đủ sau chiến tranh.

BBC cũng hỏi bà Bình nghĩ gì về những phong trào bất đồng chính kiến, mà một điển hình là Câu lạc bộ Kháng chiến cũ, xuất hiện cuối thập niên 1980.

Nhóm này hình thành năm 1986, với phần lớn hội viên là cựu chiến binh cộng sản miền Nam. Nó tồn tại được vài năm trước khi bị thay thế bởi Hội cựu chiến binh Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2008/10/081010_mm_binh_part1?size=16x9&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1
Bà Nguyễn Thị Bình tham gia ký Hiệp định Paris năm 1973

Bà Bình không trả lời thẳng câu hỏi nhưng cho rằng "mỗi người có suy nghĩ của mình, nhưng nếu có ý thức xây dựng thì nhà nước không xem đó là chuyện nặng nề."

"Hiện nay cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng hành động phải đi một hướng, mới có kết quả. Những gì thống nhất, ta thực hiện; những gì chưa thống nhất, ta tiếp tục trao đổi," theo bà Bình.

Đặt so sánh về hoạt động "ngoài luồng" thời trẻ của bà Bình với những người bất đồng chính kiến gần đây như luật sư Lê Thị Công Nhân, Xuân Hồng của BBC hỏi bà có suy nghĩ gì.

http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2008/10/081010_mme_binh_phan4?size=16x9&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1
Về những người bất đồng chính kiến (9 phút)

Bà Bình cười, cho rằng phóng viên BBC "mở rộng vấn đề".

"Tại sao tôi tham gia kháng chiến? Ông Hồng nên nhớ nhân dân Việt Nam bắt buộc phải cầm vũ khí chống xâm lược. Nhưng bây giờ chúng tôi chủ trương đoàn kết dân tộc, trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp."

"Những việc làm của họ [những người đấu tranh chính trị] trong tình hình này không đem lại lợi ích cho đất nước," bà Bình nhấn mạnh.

Tâm sự cuộc đời

http://www.bbc.co.uk/mediaselector/check/vietnamese/meta/dps/2008/10/081010_mm_binh_part1?size=16x9&bgc=003399&lang=vi&nbram=1&nbwm=1&bbram=1&bbwm=1
Giáo dục Việt Nam 'không phá sản' (7 phút)

Vào lúc cuối cuộc phỏng vấn, trong một tâm sự có vẻ phần nào khái quát cuộc đời bà, bà Bình nói:

"Khi nhận thức đó là việc phải làm, cho đất nước, cho bản thân mình, thì không cứ gì hồi trẻ đã làm, bây giờ không tiếp tục làm. Tôi vẫn hăng hái như thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp."

"Dĩ nhiên sự hăng hái của mình bây giờ vì mục tiêu khác. Đã độc lập, thống nhất, tôi mong nhân dân được hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn."


Đã độc lập, thống nhất, tôi mong nhân dân được hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn


Bà Nguyễn Thị Bình

Bà khẳng định "tôi không có sai lầm gì hết. Con đường mình đi hoàn toàn đúng, chỉ có là một số việc mình đã có thể làm tốt hơn để đóng góp công việc chung."

Cuộc phỏng vấn của BBC với bà Nguyễn Thị Bình là một phần trong loạt chương trình giới thiệu một số gương mặt phụ nữ tiêu biểu trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử cận đại Việt Nam.

Chuyến công tác của biên tập viên Xuân Hồng về Việt Nam đã gặp bảy người phụ nữ có thể xem là tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực.

Mục đích chuyến đi là để tìm hiểu cuộc sống và suy nghĩ của các nhân vật này hơn 30 năm sau khi tiếng súng đã im.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081010_nguyen_thi_binh_interview.shtml

No comments: