10/29/2008
Nếu gia đình bạn hửơng quy chế song tịch, sẽ phải tôn trọng các “quyền và nghĩa vụ,” nghĩa là con bạn có thể sẽ bị nhà nứơc Hà nôi gọi về đi bộ đội và bạn sẽ phải đóng thuế hàng năm... theo một bản tin về dự thảo Luật Quốc Tịch đăng trên báo Hà Nội Mới.
Bản tin trên báo này hôm 28-10-2008 nhan đề “Dự thảo Luật Quốc tịch (sửa đổi) - Đơn giản hóa các thủ tục về quốc tịch” nói rằng, trích:
“3 vấn đề nổi bật mà Luật Quốc tịch (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận, xem xét theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính các vấn đề liên quan đến quốc tịch.
Trong đó, thời hạn tối đa để giải quyết các việc nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam… đều giảm một nửa so với hiện nay, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất cho biết.”
Tuy nhiên, bản tin cũng ghi lời ông Trần Thất rằng khối người Việt hải ngoại 3.6 triệu người là trường hợp phức tạp với Luật Quốc Tịch.
Bản tin viết:
“Ông Trần Thất khẳng định, Dự thảo Luật Quốc tịch (sửa đổi) lần này vẫn tiếp tục quán triệt nguyên tắc một quốc tịch. Tuy nhiên, Dự luật có mở rộng hơn những trường hợp ngoại lệ công dân Việt Nam đồng thời mang quốc tịch nước ngoài. Mặc dù vậy, không nên hiểu Dự thảo Luật chủ trương công nhận đa quốc tịch.
Việc cho phép ngoại lệ đa quốc tịch là nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng và tình cảm đối với Tổ quốc của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Song, điều đó cũng sẽ làm phát sinh những khó khăn nhất định trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và trong xử lý những trường hợp phát sinh do đa quốc tịch.
Hiện nay, việc xác định rõ ràng về tình trạng quốc tịch của khoảng 3,6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài (ai đang còn mang quốc tịch Việt Nam, ai muốn giữ quốc tịch Việt Nam và ai không muốn giữ) đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, ông Trần Thất cho rằng, cần phải định ra một thời hạn nhất định để giải quyết vấn đề này.”
Đặc biệt, Việt Kiều hưoỏng song tịch cũng phải có các nghĩa vụ như nộp thuế hay đi nghĩa vụ quân sự...
Bản tin viết:
“...Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch của nước sở tại thì việc quản lý thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân Việt Nam của họ như: nghĩa vụ quân sự, lao động công ích, thuế, bầu cử,... là vấn đề cần được quan tâm.
Ông Trần Thất khẳng định, về nguyên tắc, mọi công dân của nước ta đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không phân biệt bởi bất kỳ lý do nào. Tuy nhiên, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài do hoàn cảnh sống xa đất nước không thuận lợi để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân bằng ở trong nước...”
Bản tin ghi là dựa theo bản tin gốc ở “Cổng TTĐT Chính phủ.”
(Theo Vietbao )
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment