Lao Động số 228 Ngày 03/10/2008 Cập nhật: 8:32 AM, 03/10/2008
http://www.laodong.com.vn/Home/Do-choi-tre-em-Ai-quan--quan-ai/200810/108916.laodong
Hầu hết các mặt hàng ĐCTE ở VN đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
(LĐ) - Báo Lao Động ra ngày 27.8 có bài viết "Đồ chơi trẻ em (ĐCTE): Kẻ thù trước mặt" (http://www.laodong.com.vn/Home/Do-choi-tre-em-Ke-thu-truoc-mat/20088/104019.laodong ) - phản ánh tình trạng nguy hiểm của ĐCTE bao gồm cả khả năng gây sát thương, mù mắt và hoá chất độc hại của những ĐC này.
Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu thì thấy: Mặt hàng ĐCTE gần như bị thả nổi, mà trách nhiệm quản lý thì bỏ ngỏ, còn ý thức cộng đồng trước mối nguy hại này cũng quá lơ là.
Thoải mái nhập, tự do bán, vô tư chơi
Theo quy định của pháp luật, mặt hàng ĐCTE dù không nằm trong diện cấm NK, nhưng phải chịu sự quản lý cả về hoạt động thương mại cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn chất lượng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là sự quản lý này được thực hiện như thế nào?
Theo khẳng định của đại diện Bộ KHCN thì gần như 100% ĐCTE hiện nay đều là hàng NK; trong đó, đa số là hàng Trung Quốc.
Qua khảo sát ban đầu thì cũng gần như 100% ĐCTE là hàng nhập lậu. Đây chính là "lỗ hổng khổng lồ" đầu tiên mà năm này qua năm khác, thị trường VN "NK độc hại" với số lượng rất lớn. Dù chưa có công bố chính thức, nhưng rõ ràng đã có hàng vạn tấn hàng hoá "độc hại" này vẫn có thể lọt qua hàng loạt khâu kiểm soát như hải quan, thuế vụ... để vào VN.
Chưa hết, chính vì nhập lậu nên gần như 100% mặt hàng này vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hoá... Thế nhưng một lần nữa, nó lại được vô tư bày bán công khai, cho dù VN có cả hệ thống quản lý thị trường, quản lý chất lượng...
Đáng lưu ý là, cho dù tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm như khả năng sát thương, gây mù mắt, có hóa chất, kim loại nặng có thể gây độc thì toàn bộ hệ thống y tế, quản lý chất lượng... đều không hề có bất kỳ cảnh báo chính thức nào về nguy hại này.
Bao giờ mới quản?
Liên tục trong vài tháng qua, các cơ quan quản lý VN đặt vấn đề "tổng kiểm tra" mặt hàng ĐCTE trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cũng đã hoàn tất Quy chuẩn về ĐCTE. Tuy nhiên, thêm một vấn đề bức xúc là: Việc kiểm tra, áp dụng quy chuẩn để làm gì, nếu như các cơ quan chức năng vẫn bỏ ngỏ khả năng kiểm soát thương mại biên giới, nội địa và thả nổi thị trường?
Để chứng minh lập luận này, ngày 2.10 - tức là sau vài tháng các cơ quan chức năng "tổng kiểm tra" - PV Lao Động vẫn có thể mua bất cứ loại súng đạn, đồ chơi, hạt nở độc hại nào tuỳ y được bày bán công khai trên hầu hết các phố như Hàng Cá, Hàng Mã, Lương Văn Can... tại Hà Nội. Trao đổi với PV, một chuyên gia cho rằng: Thực ra, có không ít ĐC đã ghi rõ những khuyến cáo như có thể gây nguy hiểm, không dùng cho TE dưới 3 tuổi, không được ngậm, nuốt... Tuy nhiên, hầu hết khuyến cáo này đều bằng tiếng Anh và ghi chữ rất nhỏ.
Trong nhiều lần hội thảo, trao đổi; hầu hết các cơ quan chức năng đều cho rằng "khó kiểm soát", thậm chí mặt hàng này còn không nằm trong diện "ưu tiên" phải kiểm soát. Trong khi đó, lực lượng "hậu kiểm" thì cũng chỉ kiểm tra, phát hiện vi phạm rồi... phạt hành chính và cho tồn tại. Với cách quản lý lỏng lẻo như trên thì có lẽ quy trình thoải mái nhập - tự do bán - vô tư chơi với ĐC độc hại vẫn được khép kín một cách "chặt chẽ".
Kiểm tra đồ chơi trẻ em (ĐCTE): Quá nhiều vi phạm
Ngày 2.10, đại diện Bộ KHCN cho biết: Qua đợt kiểm tra chất lượng ĐCTE từ tháng 7.2008 đến nay cho thấy, hầu hết mặt hàng này đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Những vi phạm rất phổ biến như: Không có nhãn phụ, có nhãn nhưng thiếu thành phần, xuất xứ, không có tên và địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về hàng hoá, không ghi cảnh báo an toàn.
Đặc biệt, một số loại ĐC như súc sắc, chút chít dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, nhưng ghi nhãn là dành cho trẻ trên 36 tháng tuổi để tránh bị kiểm tra theo Danh mục hàng hoá phải kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi thực tế đã xảy ra hiện tượng ngộ độc hoá chất từ ĐCTE, nhưng qua xét nghiệm hơn 100 mẫu sản phẩm thì đoàn kiểm tra... chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm quy định về mức độ xâm nhập các độc tố, kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, crom (?). A.X
Phạm Anh - Tú Mai
- * Môi sinh môi trường, đạo lý, con người VN bị tàn phá ...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment