Thursday, October 2, 2008

Bầu Cử 2008: Một Thế Giới đầy Thách Đố!

• Hùng Nguyễn





"Vị Tổng Thống Sắp Tới: Một Thế Giới Đầy Thử Thách - The Next President: A World of Challenges" đó là đề tài của một chương trình truyền hình được đài CNN đưa lên thứ Bảy, ngày 20-09-2008 vừa qua như một thông điệp mạnh gửi đến chẳng những các cử tri Mỹ mà còn là khán giả của nhiều nước khác. Nhận thấy đây là một buổi hội thảo đầy ý nghĩa, người viết xin hân hạnh gửi đến quý bạn đọc bản thảo tiếng Việt của toàn bộ chương trình này, với hy vọng nó giúp cho bạn đọc -- dù có là cử tri Mỹ hay không, dù có ở Mỹ hay không -- có được một tầm nhìn bao quát về tình hình rất đáng quan ngại của thế giới nói chung trong giai đoạn hiện tại.



Do kích thước bản thảo khá dài, người viết xin được miễn phần bình luận, chỉ cố gắng phiên dịch, ghi lại, và chú thích một phần nhỏ. Vì bịi giới hạn trong phạm vi khả năng về việc nghe tiếng Mỹ, Anh; trong khoảng thời gian vốn rất eo hẹp của mình; mọi trở ngại về kỹ thuật, do đó xin bạn đọc vui lòng tha thứ.

Cuộc hội thảo đã được tổ chức trong một hội trường Lisner của Đại học University of Washington, D.C., quy tụ chật ních, và đa số là khán giả trẻ. Ban hội thảo gồm 5 cựu ngoại trưởng Mỹ trong vòng 4 thập niên qua, do hai cộng tác viên Frank Sesno và Christiane Amanpour của đài truyền hình CNN điều hành.

Thiết nghĩ, buổi thảo luận này có thể giúp bạn đọc, nếu là cử tri Mỹ một cái nhìn bao quát hơn để từ đó có thể quyết định lá phiếu của mình một cách chính xác hơn. Cho các bạn ngoài nước Mỹ, buổi hội thảo chắc chắn sẽ cho các bạn thấy sinh hoạt dân chủ kiểu Mỹ thực sự nó như thế nào. Cho các bạn muốn giỏi nghe hoặc muốn học thêm tiếng Anh, Mỹ, xin mời các bạn vào 3 links sau đây cho 3 phần của buổi hội thảo:

Phần I: http://www.cnn.com/video/#/video/politics/2008/09/20/world.of.challenges.part.1.cnn?iref=videosearch

Phần II: http://www.cnn.com/video/#/video/politics/2008/09/20/world.of.challenges.part.2.cnn?iref=videosearch

Phần III: http://www.cnn.com/video/#/video/politics/2008/09/20/world.of.challenges.bonus.cnn?iref=videosearch

Vậy, bây giờ xin mời quý bạn ....




Phần I

Frank Sesno: Và xin chào quý vị đến với phòng hội nhỏ thuộc trường University of Washington, D.C. nằm ngay tại trái tim của thủ đô Washington, D.C. này. Xin cám ơn quý vị đã tham dự với chúng tôi.

Tôi là Frank Sesno.

Christiane Amanpour: Và tôi là Christiane Amanpour .... Vị TT kế tiếp của Mỹ sẽ thừa kế một thế giới rất nhiễu nhương, với nước Mỹ đang phải chiến đấu trên hai mặt trận, phải đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và các thế lực phương Đông đang nổi lên....

SESNO: Dĩ nhiên, có một số cơ hội, nhưng lại rất nhiều thách đố. Để quan sát trước các thử thách này, và vị tổng thống kế nhiệm phải đối phó với chúng như thế nào, chúng tôi có một nhóm các nhân vật ngoại hạng như quý vị thấy đây: gồm 5 cựu ngoại trưởng Mỹ, mà nhiệm kỳ của họ kéo dài đến 4 thập niên.

AMANPOUR: Từ giảm bớt căng thẳng với Liên Xô cho đến khi Mỹ mở cửa cho Tầu Cộng, từ việc can thiệp nhân quyền cho đến việc tham gia vào chiến tranh ở mức toàn phần; và việc phát triển dân chủ để chiến thắng khủng bố. Những vị ngoại trưởng này đã phải đối phó với tất cả chúng.

SESNO: Vì thế, tham gia với chúng tôi có Warren Christopher, người đã phục vụ trong nhiệm kỳ đầu của Clinton; Henry Kissinger, phục vụ nhiệm kỳ Nixon và Henry Ford; và Madeliene Albrights, phục vụ nhiệm kỳ II của Clinton...

AMANPOUR: Và James Baker, phục vụ nhiệm kỳ của Bush cha; và Tướng Colin Powell, phục vụ nhiệm kỳ đầu của Bush con.

Xin cảm ơn toàn thể quý vị hiện diện nơi đây. Và hôm nay, chúng tôi sẽ không xoa dịu các điểm tranh luận trên lằn ranh đảng phái. Tôi chắc rằng chúng ta sẽ không đi vào bất kỳ điểm nào trong đó. Cái mà chúng tôi thật sự mong muốn, là các lời khuyên chân thành, xây dựng, “thịt và khoai tây” cho bất kỳ vị tổng thống nào kế nhiệm. Dù người đó là ai đi chăng nữa. Tương lai của chúng tôi, tương lai của quý vị, lệ thuộc vào cái này.

SESNO: Vậy, hãy bắt đầu, xin một lần nữa cảm ơn quý vị đã tham gia với chúng tôi.

OK, vào ngày tuyên thệ nhậm chức 2009, toàn thể quý vị được mời đến tòa Bạch Cung, và quý vị quyết định đến, và quý vị ở đó, thì TT ghé sát, và hỏi: “Ông Powell, cái gì là điều tôi phải lo lắng nhất trên đời này ngoài ... Quốc Hội?” Vậy ông sẽ trả lời thế nào?

(Cười)

POWELL: Hiển nhiên là ông chưa bao giờ đến tòa nhà vòm rồi ...

Tôi sẽ nói với TT rằng ông đang đối diện với nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức trong nhiệm kỳ của ông. Một trong những việc ông phải làm ngay ngày mai là tái lập niềm tự tin của Mỹ, hãy cho cả mọi bạn bè lẫn đồng minh biết chúng ta đang tiến tới với họ. Chúng ta đang lắng nghe họ, và chúng ta sẽ làm bất kỳ điều gì có thể làm được để tăng cường mối quan hệ với đồng minh và bạn hữu trên khắp thế giới.

Và cho họ biết rằng trong khi hoạt động nhịp nhàng, chúng ta luôn luôn dành quyền hành động khi nào chúng ta cảm thấy chúng ta cần phải hành động theo quyền lợi của chúng ta mặc dù chúng ta hiểu sự quan trọng của đồng minh và liên minh.

Nhưng chúng ta cũng phải phải đối thoại với người dân Hoa Kỳ rằng chúng ta có thể gặp một số khó khăn tại Afghnistan, Iraq, nếu không chúng ta sẽ có khó khăn trong trong tháng Giêng tới. Là người Mỹ, chúng ta cần phải có tự tin nơi chính chúng ta, tự tin vào hệ thống của chúng ta, vươn ra phần còn lại của thế giới.

Và sẽ là điều quan trọng là vị tổng thống phải gửi được thông điệp này đến toàn thể dân chúng Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.

SESNO: Ngoại trưởng Albright, vậy bà sẽ nói gì?

ALBRIGHT: Trước tiên, tôi sẽ nói: “Xin nhớ rằng ông muốn làm công việc này”....

(Cười)

Và có vô số cơ hội cũng như thách đố. Tôi muốn nói rằng tôi đồng ý với Collin rằng điều rất quan trọng là phải có tự tin. Nhưng đồng thời, cũng cần hiểu rằng các vấn đề nêu lên chính yếu thuộc loại chỉ có thể giải quyết qua hợp tác với các nước khác.

Và vì thế, ý kiến của ông về việc vươn ra ngoài cần phải được thực hiện theo một cách khác mà tôi nghĩ rằng đây là một phần rất quan trọng. Và tôi cũng cho rằng người Mỹ cần hiểu rằng nếu chúng ta làm việc được với các nước khác thì đó thật sự là dấu hiệu của sức mạnh, ...

Và tôi nghĩ rằng đây là một thông điệp rất quan trọng.

SESNO: Ông Warren Christopher?

CHRISTOPHER: Tôi đồng ý với ông Collin.... Vị TT thật ra có rất giới hạn về thời gian ở chức vụ TT ... dù là ai đi nữa. Vì thế mà ngay lập tức chúng ta phải làm cho bạn cũng như thù biết rằng đây không phải là vấn đề “cùng” hay “chống” chúng ta ... mà nội các này đang muốn giải quyết qua hợp tác để giải quyết các vấn đề, vì thế có nhiều vấn đề quốc tế chúng ta cần hợp tác giải quyết, và đó là kế hoạch hàng đầu.

SESNO: Ông làm ơn vạch ra một nơi hay điểm cụ thể nào đó hay không, mà đó là điểm mà ông muốn quan sát kỹ hơn?

CHRISTOPHER: Hiện nay chúng ta đang phải đối phó với hai cuộc chiến một lúc, cũng như phải làm kinh tế hồi phục bình thường.

Tôi nhận ra rằng chúng ta đã gặp mấy khó khăn về kinh tế trong thời gian tôi làm. Năm đầu tiên, TT đã phải ra hai đạo luật nhằm làm giảm thâm thủng và chúng đã giúp rất nhiều... vậy tôi nghĩ rằng trong năm đầu tiên TT phải tìm cách phục hồi kinh tế để tái lập tự tin nơi chúng ta cũng như để làm an lòng các nước bạn rằng chúng ta có khả năng điều hành kinh tế của chúng ta, và rằng chúng ta là một đối tác đáng tin cậy.

SESNO: Ngoại trưởng Baker?

BAKER: Tôi có thể nói rằng trong suốt lịch sử cận đại, Mỹ đã tạo được sự kính trọng từ đồng minh và sự sợ hãi từ kẻ thù. Chúng ta cần phải bảo đảm rằng điều này được tiếp tục ... Có hai điều mà tôi nghĩ vị TT phải thực hiện ngay từ đầu.

Điểm đầu tiên là cấu trúc của công cụ an ninh quốc gia phải làm sao cung ứng được một lằn gianh rõ ràng giữa “quyền hành” và “trách nhiệm” ngõ hầu mọi người có thể chung lưng làm việc như một đội ngũ, và mọi người đều có thể nghĩ rằng họ từ “cùng một trang nhạc”.

Đây là điều cực kỳ quan trọng...

SESNO: Đây có phải là một sự thay đổi không? Vậy ông muốn nói rằng điều này chưa xảy ra?

BAKER: ... Một số nội các làm khá tốt, trong khi một số khác chưa được tốt ... nhưng nó là rất quan yếu cho công thức tạo hình các chính sách ngoại giao vững chắc.

Điều thứ hai tôi nghĩ tới là ... chúng ta cần tận dụng mọi yếu tố sức mạnh trong tay khi tạo hình chính sách ngoại giao; không phải chỉ là quân sự mà còn phải cả chính trị, ngoại giao, lực lượng và sức mạnh của các tư tưởng của chúng ta, quảng bá thị trường tự do khắp thế giới, .. tức là củng cố sức mạnh “mềm” của Mỹ.

SESNO: Tiến sĩ Kissinger, đây có phải là vấn đề gay go nhất hay không?

KISSINGER: Tôi muốn nói rằng điều mà ông cần làm là tập hợp toàn bộ cố vấn lại, và xét xem liệu ông có thể đạt được điều mong muốn hay không: Chúng ta đang ở đâu – chúng ta sắp làm gì – chúng ta có làm nổi hay không, và sau đó tôi sẽ mời thế giới đến tham gia...

Nhưng một trong những vấn đề khởi đầu trong nội các là là “lời qua tiếng lại” cho vai trò giữa các cố vấn ... vai trò của người có quan điểm mạnh, ... , thực hành việc tranh nhau về vai trò ... và rồi TT bị đẩy đến vị thế phải hòa giải các tranh luận xảy ra ....

SESNO: Có phải là cạnh tranh lẫn nhau, phải không?

KISSINGER: Cạnh tranh thì là tốt, nhưng nó phải được giải quyết ... để tiến tới một phương hướng được đồng thuận, .... và...

AMANPOUR : Và thế nào ...

KISSINGER: Và sau đó chúng ta có thể nói chuyện với thế giới bên ngoài. Tôi đồng ý với điều mà các đồng nghiệp khác trong này nói về tầm quan trọng của việc vươn ra thế giới....

AMANPOUR: Và thế giới hiện đang quan sát, như quý vị cũng biết, đây không chỉ là cuộc bầu cử của Mỹ, mà đối với nhiều người tại các nước khác trên thế giới, cuộc bầu cử này cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến định mệnh của họ. Ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới hiện nay đang ở mức thấp ... lịch sử.

Và để củng cố điều ông Collin nói, chúng ta cần phải có một số thay đổi. Chúng ta hãy coi xem vị thế của Mỹ hiện nay trên thế giới như thế nào

(qua đoạn phim ngắn, với lời bà):


… Iraq, Guatanamo, Abu Ghraib, và các tòa đại sứ, ngay cả tòa ĐS tại London trông giống các chiến lũy. Trên hầu hết các nơi trên thế giới, những hình ảnh này nói lên chuyện của Mỹ. Theo một cuộc nghiên cứu mới nhất về thái độ toàn cầu được thực hiện tại 24 nước, các cảm giác tiêu cực về Mỹ đang lan tràn.

Tại Ai-cập, Jordan, và Pakistan, mà tất cả đều là đồng minh của Mỹ, chỉ có 22% người được thăm dò thích Mỹ.

Tại Thổ-nhĩ-kỳ, một quốc gia thuộc NATO, có đến 70% số người được thăm dò mô tả Mỹ như kẻ thù.

Ngay cả tại Đức cũng chỉ có dưới 1/3 cho biết họ ngưỡng mộ Mỹ.

Cũng có một số một số tin vui, cũng như một số cải thiện tại một số nước, và tất cả đều nhờ người ta hy vọng vào các chính sách mới của một TT Mỹ mới.


(Chấm dứt đoạn phim)

AMANPOUR : Vậy vị TT tương lai nên làm gì để có thể đạt lại được niềm tin khắp thế giới?

Chuyện này không phải là việc trở nên nổi tiếng hay không; cũng chẳng phải loại na ná như vậy, mà là việc phải làm sao cho công cuộc của Mỹ được thực hiện....

Đây là một câu hỏi qua email mà tôi muốn đọc lên từ một người tên là “Người Mỹ ở ngã ba đường”:

“Diana, chúng ta đã trải rộng sức mạnh quân sự và đang sa lầy, nếu không hủy diệt quan hệ với các sức mạnh khác trên thế giới. Bà có nghĩ rằng thái độ can thiệp này có thể được hay không khi lãnh tụ Mỹ tiếp thục theo đuổi? Cần phải làm gì để Mỹ có thể đạt được sự kính trọng?”...

Ngoại trưởng Christopher, liệu Mỹ có thể tiếp tục là kẻ yêu cầu trên thế giới nữa hay không?

CHRISTOPHER: Không, tôi nghĩ rằng chúng ta phải có thái độ hợp tác hơn nhiều so với những gì chúng ta đã làm trong quá khứ. Hãy lắng nghe các nước khác, phải nhìn ra điểm mạnh của chúng ta, nhưng chúng ta phải tiến tới với thái độ sao cho các nước khác cảm thấy thích mình, về phía mình, giúp mình.

AMANPOUR: Tướng Powell, đây không phải là vấn đề theo kiểu nào, mà là vấn đề làm sao cho mọi việc được thực hiện. Mặc dù Mỹ là quốc gia mạnh nhất thế giới, nhưng theo các nguồn tin tình báo lại cho vị tổng thống tương lai thấy rằng vai trò của Mỹ sẽ không siêu việt như trong quá khứ.

Vậy ông sẽ nói với TT thế nào để Mỹ có thể tái hồi được sự kính trọng?

POWELL: Tôi nghĩ rằng các yếu tố của quan hệ ngoại giao quốc tế hiện đang thay đổi. Nó chẳng còn đơn thuần là tầm vóc và sức mạnh quân sự, mà còn là tầm vóc và sức mạnh của kinh tế.... Chúng ta phải nhận ra rằng có một số nước trên thế giới đang gia tăng kích thước và sức mạnh kinh tế và do đó ảnh hưởng của họ trên thế giới cũng tăng theo.

Tôi cũng không biết chúng nên sợ hay nên coi họ là bạn của chúng ta nữa.... Đây là điều mà chúng ta đã làm việc với vấn đề này từ mấy thập niên qua. Chúng ta muốn các nước này chỗi dậy và tham gia vào cộng đồng kinh tế thế giới. Và đó là những gì đang xảy ra....

Nay chẳng còn nghi ngờ gì nữa như xác suất bà đã chiếu trên màn ảnh, rằng chúng ta đã mất nhiều điều mong muốn trong vòng 10 năm qua. Tôi cho rằng Iraq là một phần trong đó; quá trình hòa bình Trung Đông mà chúng ta vẫn chưa nhìn thấy tiến triển đáng kể là một phần trong đó.

Đã có một cảm tưởng được tạo ra là Mỹ có khuynh hướng hành động “đơn phương và đòi hỏi” như là từ ngữ bà dùng đó.

Nhưng chúng ta đã hành động hầu hết là đa phương trong vấn đề Iran và Bắc Hàn; chúng ta đã hành động với thế giới để chống lại bệnh AIDS, mà kết quả là đã tăng đôi ngân sách dùng vào việc phát triển các hệ thống trên khắp thế giới. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta có thể dựa vào sức mạnh này và vị TT kế tiếp có thể tiếp cận cách khác, và một thái độ khác có thể đảo ngược vấn đề được.

Tôi không nghĩ rằng tình trạng tệ đến như các con số mà chúng ta vừa thấy, vì chúng cao hơn quá nhiều so với con số của 10 năm trước đây... tôi nghĩ rằng những con số này không cao đến độ đó đâu. Mà tôi thấy rằng mọi người tại các quốc gia có con số thấp nêu trên ... nếu bà đến tòa đại sứ hay lãnh sự Mỹ tại các quốc gia này, bà sẽ thấy các hàng người dài xếp hàng. Mà họ muốn gì? Họ muốn xin VISA vào Mỹ.

AMANPOUR: Điều này quá đúng đi chứ...

POWELL: Và vì thế cho nên, chúng ta vẫn là một nước mở cửa cho di dân, và chúng ta không nên tự coi rẻ chúng ta ... văn hóa của chúng ta, hệ thống kinh tế của chúng ta, hệ thống giáo dục của chúng ta, sự canh tân của chúng ta, ... vẫn là thứ lực lượng mạnh nhất trên thế giới hiện nay.

AMANPOUR: Và vâng, như chúng tôi đã nói đó, ngay cả tại những tòa đại sứ Mỹ ở những nước trung tâm của châu Âu, ở các nước đồng minh chính yếu như London, Anh Quốc chẳng hạn, có chiến lũy vây quanh.... Vậy có 3 điểm trọng yếu nào mà vị TT trong tương lai có thể làm để ít nhất tái hồi được hình ảnh Mỹ trong đoản kỳ?

BAKER: Thì, như tôi đã nói trước đây, một trong những cái đó là hiểu được cái nhu cầu cần dùng đến mọi yếu tố mạnh về sức mạnh quốc tế.... Và điều đó có nghĩa là ngoại giao, và các yếu tố chính trị, và các yếu tố kinh tế, và các chính căn cũng như giá trị của chúng ta.

Mà coi đó, như chúng ta biết, sự chống đối chẳng là gì ngoại trừ một “cái chớp hình” biểu lộ phong cảnh vào lúc đó; và thành thật mà nói, thì sự hợp tác đã có nhiều tiến bộ khả quan chỉ ngay trong năm ngoái mà thôi, và đã có những thái độ xoay chiều của một số các đồng minh châu Âu của chúng ta trước kia, mà phải nói là đã rất là không hài lòng chỉ vào lúc 8, 9 tháng trước đây.

SESNO: Còn về các điểm cụ thể làm cách nào để vị TT tương lai có thể làm để thay đổi chính sách hay để gửi ra một tín hiệu cho vấn đề này?

POWELL: Đóng cửa Guatanamo....

ALBRIGHT: Tôi nghĩ là phải đóng cửa Guatanamo....

BAKER: Đóng cửa Guatanamo,... chúng ta ở trong hội đồng mấy tháng trước đây và chúng ta đều đồng ý phải đóng. Một trong những điều tốt nhất chúng ta có thể làm là đóng cửa Guatanamo, là một trở ngại nghiêm trọng đến uy tín của chúng ta.

ALBRIGHT: Nếu tôi nói về cuộc trưng cầu này, thì đây là một cuộc trưng cầu đã khá cũ. Theo cuộc trưng cầu mới thì đã có một chút tiến bộ hơn.

Nhưng theo khuynh hướng chung, thì Mỹ đang đi theo một lối sai lầm trong bối cảnh chung. Mà một trong những vấn đề đó là có cách biệt giữa giầu và nghèo ngày càng gia tăng trên thế giới, và đang có một cảm tưởng là Mỹ đang góp phần làm gia tăng khoảng cách đó.

Và vì cảm tưởng về sự chia rẽ, và, theo tôi nghĩ, sự chia rẽ dường như là vấn đề chính ở đây, vì có sự tranh luận về cái “có” và cái “không”.

Tôi cho rằng điều chúng ta phải làm, như Colin nói, là sự giúp đỡ các nạn nhân HIV, và như James nói là phải dùng đến các yếu tố khác nhau của quyền lực và hãy thu gọn trong phạm vi này, trong phần là làm sao để chúng ta có lại tự tin và cùng lúc có một sự khiêm nhường nào đó; mà cái này thì không dễ thực hiện nếu quý vị ở chức vụ, theo cái khoản là sự giới hạn về thời gian của nhiệm kỳ trong khi quý vị phải nói với dân chúng Mỹ về sự quan trọng của sự tự tin và đồng thời lại phải nói rằng “tôi cần quý vị giúp đỡ”, và chúng ta không thể tự mình làm mọi việc.

Vì lý do này mà theo tôi thì vị TT tới phải lập tức nói chuyện với dân Mỹ về tầm quan trọng của việc này, và trong lúc vị TT này nói chuyện với người Mỹ, thì đồng thời cũng nói chuyện các thính giả ngoại quốc nữa.

SESNO: Ngoại trưởng Christopher?

CHRISTOPHER: Có hai việc mà tôi nghĩ một TT nên làm.

Trước hết là làm cách nào để việc tra tấn hợp pháp có thể tiến hành theo một cách thức có ý nghĩa – cách thức tương tự nên được áp dụng cho luật pháp và quân đội của chúng ta; áp dụng rộng rãi ra cho mọi cơ quan...

SESNO: Như ngâm nước và mọi thứ khác nữa???....

CHRISTOPHER: Ngâm nước và .....

SESNO: Công bố rõ ràng với thế giới,liệu có ảnh hưởng tốt không?

CHRISTOPHER: Đương nhiên, và ngay lập tức.

Và điều thứ hai là nội các mới nên hướng về vấn đề thay đổi khí hậu. Chúng ta phải là nước dẫn đầu thay vì dậm chân tại chỗ. Ông biết đó, chúng ta có một loại (thái độ) của một con chó nằm trong hang. Chúng ta không chịu chuyển động cho đến khi Tầu động chuyển động; chúng ta chỉ nhúch nhích khi Ấn độ di chuyển. Tôi nghĩ rằng Mỹ phải giữ vai trò lãnh tụ để làm những công việc tiếp theo hội nghị Kyoto theo một cách thức thật ý nghĩa và có hiệu quả.

Tôi nghĩ rằng nếu thực hiện 3 việc: Guatanamo, tra tấn, và khí hậu thay đổi, thì chúng ta đã có những khởi điểm rất thuận tiện.

SESNO: Ông muốn tham gia phải không Tiến sĩ Kissinger?

KISSINGER: Một cách chiến thuật mà nói, tôi không muốn giải quyết vấn đề theo kiểu cuộc trưng cầu phổ thông trên khắp thế giới.

Dĩ nhiên, chúng ta phải quan tâm đến những gì mà cuộc trưng cầu cho thấy. Nhưng điều trước tiên chúng ta phải hiểu, như tôi đã nói đến trước kia, cái thế giới hiện chúng ta đang sống là gì, làm sao, và theo chiều hướng nào thế giới thay đổi.

Còn hầu hết những vấn đề khác, như các quý vị đây đã nói rồi, đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu: nguyên tử, thay đổi khí hậu, năng lượng, ... và từ đó, chúng ta có thể đề xuất ra và tiến tới với các chính sách toàn bộ ....

Cũng có những loại vấn đề khác bị ảnh hưởng từ điều kiện trong nước, thí dụ việc Mỹ có được ưa chuộng tại Âu châu hay không. Khi sự thay đổi đã bắt đầu có tại Âu châu, thì nó sẽ ảnh hưởng sang các nước khác có truyền thống yêu nước, chấp nhận chuyển sự trung thành vào một đơn vị lớn hơn, như Cộng Đồng EU chẳng hạn.

Nhưng phải phân biệt rõ rệt giữa quá khứ có tính khám phá, và tương lai có tính vượt thoát, để CĐ Âu châu có khả năng hơn trong hoạt động mà chúng ta gọi là “quyền lực mềm – soft power”. Và sau đó từ căn bản của quyền lực trong quá khứ, Mỹ với cái vị thế tự nhiên, phải quan tâm, có thể thật nhiều, đến an ninh toàn cầu, là cái mà các chính phủ châu Âu rất khó lòng yêu cầu người dân nước họ chịu hy sinh.

Vậy, chúng ta phải hiểu rằng chẳng phải mọi việc ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng trên khắp thế giới đều là lỗi của chúng ta, hoặc giả chúng ta sẽ trở nên hoàn toàn tê liệt.

BAKER: Tôi xin góp chút ý kiến. Tôi rất ủng hộ ý kiến của ông Christopher về vấn đề thay đổi khí hậu.

Và tôi ủng hộ ý kiến này vì khi chúng tôi đang tại chức thì hội nghị Kyoto bắt đầu ló dạng. Lúc ấy chúng tôi cho rằng đây là một hiệp ước xấu đối với Mỹ. Tôi vẫn nghĩ là như vậy, nên chúng tôi đã không ký kết hiệp ước này.

Nhưng Mỹ sẽ phải dẫn đầu trong vấn đề chống thay đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một vấn đề toàn cầu, do đó chỉ có thể được giải quyết toàn cầu. Chúng ta phải đem mọi nước này lại, mà không một nước nào có thể đứng ngoài ... Tầu, Ấn, và các nước khác.

Nhưng chỉ Mỹ là có thể dẫn đầu trong việc này mà thôi.

SESNO: Ngoại trưởng James Baker nói về thay đổi khí hậu, chắc có lẽ ông đã tự kinh nghiệm với mấy cơn bão gần đây tại tiểu bang Texas của ông. Thế nó có thổi nhà ông không? Chắc ông không sao chứ? ...

... Vậy ông đã kinh qua trận giông bão tại Houston, nhưng chúng ta cũng đang có một cơn bão khác đổ vào Wall Street, ông đã từng làm Tổng trưởng Ngân Khố, Bear Stern, Lehman’s Brothers, Fradddie Mac, Fanny May,* ... chúng ta đang có cái này tiếp theo cái kia... Cái gì đang xảy ra, và ý nghĩa là gì đối với vị tổng thống kế tiếp trên quan điểm sức mạnh liên quan – sức mạnh kinh tế như một thủ đô tài chính thế giới của Mỹ?

BAKER: Vậy, hầu hết sức mạnh của Mỹ có được từ nền kinh tế này – là nền kinh tế lớn nhất thế giới, là nền kinh tế thành công nhất thế giới qua nhiều năm như chúng ta có bây giờ - ngay cả khi chúng ta có các vấn đề kiểu này - là con số lên đến 25% GNP của toàn thế giới.

Mà đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Tôi cũng không chắc chúng ta đã có chứng kiến tình trạng này trong lịch sử của chúng ta, ít nhất là trong một trăm năm qua, hay chưa...

SESNO: Vậy điều gì đang xảy ra, ông đã làm gì khi còn làm Tổng trưởng Bộ Ngân Khố?....

BAKER: Tôi nghĩ là tôi đã làm hệt như ông tổng trưởng bây giờ đang làm.

Có nghĩa là không có mua lại những công ty tài chính khác ở Wall Street rồi bắt người trả thuế phải chịu. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cứu Freddie Mac và Fanny May, vì hậu quả của sự thất bại của hai hãng này là quá nghiêm trọng và quá hệ thống đến độ chúng có thể gây ra tác hại nặng nề đến nền kinh tế của chúng ta theo một cách thức cực kỳ khốc liệt.

Chúng ta phải tìm cho ra cách giải quyết vấn đề này. Ông biết không, trong rất nhiều năm chúng ta đã “thuyết” người Nhật về sự phá sản các ngân hàng của họ.... Mà chúng ta thường nói, như quý vị biết đó, là “thị trường tự do” cho nên nhà băng phải thất bại khi họ gặp trở ngại với các khoản cho vay xấu. ...

Đó, họ thất bại, và chúng ta phải sống với cùng thông điệp ....

SESNO: Liệu vụ này có kéo chúng ta vào một sự trì trệ toàn cầu hay một tình trạng tệ hại hơn hay không, hay là thế nào?...

BAKER: Điều này sẽ ảnh hưởng rất nặng lên nền kinh tế toàn cầu. Nó sẽ gây ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Nền kinh tế Mỹ là đầu máy kinh tế toàn cầu. Vụ này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế của chúng ta trước tiên...

Mà đây mới chỉ là một phần của toàn bộ vấn đề. Chúng ta vẫn còn những vấn đề có tính cách hệ thống: chúng ta có vấn đề với thâm thủng ngân sách quốc gia; chúng ta có vấn đề với thâm thủng mậu dịch; chúng ta có vấn đề với tiền tệ của chúng ta.

Và cái cơn khủng hoảng tài chính địa ốc - subprime – này sẽ tạo ra một thứ “hỏa ngục” trong bộ phận tài chính sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả ba thứ, vốn đang bất quân bình hiện nay.

ALBRIGHT: Giờ trở lại vấn đề chúng ta có quan tâm đến việc được đồng tình hay không, thì tôi không quan tâm lắm về việc chúng ta có được đồng tình – popular – hay không.

Nhưng nó đi đến một điểm mà James Baker đang nói tới, đó là sau cùng chúng ta cũng trở thành một phần trong hệ thống toàn cầu.

Và tôi nghĩ rằng vấn đề không phải là chúng ta có được đồng tình hay không mà là chúng ta có được tôn trọng hay không và các nước khác có muốn hợp tác với chúng ta hay không.

Vì vậy vấn đề chẳng phải là họ có ... yêu ... chúng ta hay không, mà nếu quý bị nhìn lại cái vấn đề rất đặc biệt này, thì nó đòi hỏi một sự hợp tác quốc tế, và do đó hình ảnh của chúng ta nếu nhìn theo quan điểm là các nước khác có muốn hợp tác với chúng ta hay không trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến các nước khác cũng như đến mỗi người dân Mỹ...

Phụ chú:

* Bear Stearns 2.2 bán cho JPMorgan Chase với giá 2.2 tỉ.
Merrill Lynch bán cho Bank of America với giá 44.0 tỉ.
American International bán cho chính quyền liên bang với giá 85.0 tỉ.
Lehman Brothers bán cho Barclays plc với giá 1.3 tỉ.
Washington Mutual bán cho JPMorgan Chase với giá 1.9 tỉ.




Phần 2.

Mở đầu bằng một đoạn phim ngắn về Nga với giọng đọc nền:


Tháng Tám vừa qua gợi lại hình ảnh của thời Chiến Tranh Lạnh, khi xe tăng Nga lăn bánh trở lại, lần này tiến vào một quốc gia nhỏ bé là Georgia.

Nó làm người ta thêm lo lắng về một nước Nga mới thống nhất dưới sự kiểm soát độc tài của Vladimir Putin, tràn đầy lợi nhuận có được từ dầu thô và khí đốt, tức giận về điều mà nhiều người Nga coi là sự khiêu khích của Tây Phương, khi Mỹ xây dựng lá chắn chống hỏa tiễn lại các nước “sân sau” của Nga, và khi khối NATO mở rộng đến tận "thềm nhà."

Nga nhất quyết làm lại một “tay chơi” mạnh trên trường quốc tế và có thể thay đổi hẳn “cuộc chơi”.

SESNO: Tiến sĩ Kissinger, ông hãy trở lại từ đầu với toàn bộ câu hỏi là làm cách nào để có thể đối phó với Nga lúc đó là Liên Xô ...

Đã có các cuộc đối thoại về việc đá Nga ra khỏi khối G8, cứng rắn hơn trong khối WTO và buộc họ phải trả, các nước châu Âu muốn tình trạng hiện tại phải được kiểm soát theo đúng hướng.

Vậy vị TT kế tiếp sẽ làm gì với cái nước Nga này?

KISSINGER: Trước tiên, cần phải quyết định về cái ông muốn gọi là “cái nước Nga này – this Russia”. Nó là cái nước Nga nỗ lực giống Liên Xô trước đây cố gắng xoay ngược hệ thống quốc tế, hoặc đây là một nước Nga đang ngày càng khẳng định hơn so nước Nga trong 20 năm sống trong tình trạng xuất hiện, mà cách này hay cách khác, giống một cuộc khủng hoảng.

SESNO: Vậy ông nghĩ thế nào?

KISSINGER: Tôi cho rằng chúng ta cần và có một số vấn đề chung mà nếu được thì cần giải quyết với Nga. Chúng ta cần Nga trong vấn đề nguyên tử Iran; chúng ta có thể cần Nga trong vụ Pakistan nếu nước này đi theo một chiều hướng nào đó; và có thể sẽ có ích nếu chúng ta có thể hợp tác với Nga chẳng những về các nghi vấn trong việc phổ biến vũ khí nguyên tử, mà còn và về vấn đề năng lượng.

Điều không thể được, là nỗ lực thỏa hiệp không thể được quyết định vì sự kiện xảy ra tại Georgia. Chúng ta phải đối diện với thực tế là phát đạn đầu tiên của cả hai bên là từ phía Georgia, nhưng Nga đã phản ứng một cách quá đáng. Nhưng chúng ta không nên thiết lập quan hệ dựa hoàn toàn trên những điều mà ông vừa thấy.

Và tôi muốn thúc giục vị TT mới, khi vừa nhậm chức, phải khai thác các khả năng hợp tác với Nga và phải thật chắc chắn trước khi đi theo đường lối cắt bỏ WTO và các biện pháp quốc tế khác; vì sự hợp tác với Nga có thể rất quan trọng.

Và tôi cũng nghĩ là mặc dù Nga không phải là một nước dân chủ, nhưng nó cũng chẳng phải giống trước kia, mà người ta phải chờ một sự tiến hóa xảy ra.

SESNO: Ngoại trưởng Baker?

BAKER: Tôi đồng ý với điều ông Henry vừa nói. Tôi nghĩ tới lời ông Tổng trưởng Gates nói hồi tuần trước, là nội các sẽ hành động thống nhất trong việc giải quyết vấn đề Nga-Georgia, và như vậy có nghĩa là hãy nghiên cứu các vấn đề chiến lược chứ không phải là chiến thuật.

Như ông biết đó, Nam Ossetia và Abkhazia, khi Liên Xô sụp đổ và Georgia trở thành một nước độc lập trước đó vào năm 1991, thì cả hai vùng này đều không muốn gia nhập Georgia.

SESNO: Ông cũng có mặt ở đó....

BAKER: Lúc đó tôi cũng có mặt ở đó, và họ muốn theo -- họ muốn theo Nga chứ không phải là theo Georgia. Và vì vậy, tôi đoán rằng: chúng ta có những vấn đề của một bức tranh lớn nào đó mà chúng ta cần phải nhận ra khi chúng ta nghĩ đến tương lai của chúng ta với Nga.

Và chúng ta có thể hợp tác trong lãnh vực nào chúng ta có thể, khi nó có lý; nhưng chúng ta cũng cần phải sẵn sàng đương đầu với họ khi các quyền lợi sinh tử của chúng ta có liên can. Chúng ta phải hết sức ủng hộ cho sự độc lập của các quốc gia trước kia là những cộng hòa của Liên Xô.

Và điều này tiếp tục là vị thế của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải cử Sư Đoàn 101 Dù đến để canh gác vùng biên giới Nam Ossetia – cái này không hợp lý lắm, và không phải là cái chúng ta nên nghĩ đến nhiều.

AMANPOUR: Nhưng chúng ta hãy cắt cuộc rượt bắt ở đây.... Cả hai nội các Clinton và Bush đều đẩy mạnh việc phát triển NATO về phương đông đến tận các cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia.

Geogia muốn gia nhập NATO, Ukraine muốn gia nhập NATO. Bây giờ Nga xâm lăng Georgia. Vậy theo ý của bà thì bà có khuyên vị TT tiếp theo đánh Nga, để bảo vệ đồng minh NATO hay không?

ALBRIGHT: Trước hết, tôi nghĩ chúng ta phải hiểu sự bành trướng của NATO là thế nào. Là để xóa đi cái lằn ranh nhân tạo của thời Chiến Tranh Lạnh, chứ không phải là để chống Nga như ta thấy.

Đây không phải là NATO trước kia, mà là một NATO mới chống lại một nước Nga mới mà chúng ta đã từng bàn về việc Nga có thể là một hội viên. Do vậy, vấn đề không nên được nhìn theo cách này.

Nhưng mặt khác, thì tôi cho rằng mọi quốc gia đều có quyền tự do chọn lựa phía mà mình muốn theo. Và cái mà tôi hoàn toàn đồng ý là chúng ta không nên quay trở lại quá khứ của thời CTL để có một quan hệ thật xấu và tổn hại với Nga.

Nga không thể nghĩ theo cái kiểu là mấy quốc gia lân bang đe dọa họ. Thế cho nên tôi nghĩ, cá nhân tôi tin rằng, chúng ta nên tiếp tục tiến tới với kế hoạch gia nhập NATO cho Georgia và Ukaine. Và tiếp tục giải thích rằng điều này không ảnh hưởng gì đến Nga.

AMANPOUR: Ngoại trừ, Tướng Powell, căn bản là hy vọng rằng Nga không phải là một nước xâm lăng gây hấn. Mà nếu Nga là một nước như vậy, thì ông có muốn bảo vệ sự an ninh của một hội viên NATO hay không?

POWELL: Điều 5 của Hiệp Ước Washington, tức là Hiệp Ước NATO, là khi một nước hội viên bị một nước ngoài tấn công, tức là một nước không nằm trong giới hạn địa dư của NATO, thì các nước trong khối NATO coi đó là một cuộc tấn công.

Điều đó không có nghĩa là mọi nước thuộc NATO đều gửi quân đến nước bị xâm lăng, mà hoàn toàn do các quốc gia tự quyết định phản ứng của mình.

Điều 5 này chỉ được đem ra áp dụng có một lần trong lịch sử liên minh này, là vào ngày 12 tháng 9, 2001, điều khoản này đã được chúng ta đem ra yêu cầu, tức là chúng ta bị tấn công có nghĩa là toàn thể khối NATO bị tấn công.
Bây giờ hãy trở lại tình trạng hiện nay: người Nga đã hành xử tàn bạo, tôi nghĩ rằng dại dột, nhưng cái này cũng đã hoàn toàn được tiên liệu trước. Người Nga đã làm gì, họ đã rầm rộ chuyển quân.

Và tôi nghĩ rằng hoàn toàn TT Georgia, Mikheil Saakashvili, và chính phủ Georgia đã liều lĩnh khi họ có thể đá lăn cái bình xăng, quẹt diêm, châm lửa đốt trong một tòa nhà kín chứa đầy hơi xăng.

SESNO: Vậy ông nghĩ rằng Georgia đã gây sự trước hay ra sao?

POWELL: Họ đã làm thế. Có rất nhiều lý do rây ra sự gây hấn trong vùng. Nhưng cái “que diêm” gây ra biến cố là phát xuất từ phía Georgia.

AMANPOUR: Và người ta đã thấy trong một số lần vận động tranh cử khẩu hiệu: “Tất cả chúng ta đều là người Georgia.” Điều này nghĩa là làm sao? Cũng giống như điều người ta nói sau biến cố 911.

POWELL: Khi ứng cử viên nói thế, thì tôi sẽ để ông ta tự giải thích cho chính ông ta.

SESNO: Ông có thể giải thích rõ hơn không nếu được!

POWELL: Không, thực chất của vấn đề, là ông – ông phải rất thận trọng khi ở trong cái tình hình như thế này. Đừng có nhảy từ bên này sang bên kia cho đến khi ông phân tích thật kỹ toàn bộ tình hình...

SESNO: Vậy ông khuyên vị TT sắp tới không nên đứng về phía Georgia, có phải ông vừa nói vậy không?

POWELL: Không phải, tôi đâu có nói thế! Tôi nói là phân tích toàn bộ tình hình! (F. Sesno cười...)…

Nhưng ông coi đó, điều này có thể tránh khỏi. Người ta đã quan sát quân đội Nga đóng quân tràn ngập, người ta đã nhận ra rằng Nga rất nghiêm trọng trong vụ Nam Ossetia và Abkhazia, và có thể có những lời khuyên thích hợp cho TT Saakashvili giúp tránh khỏi tình trạng bị Nga tấn công.

Nhưng chuyện đã không xảy ra, đã qua rồi. Ngay bây giờ thì Nga đang ở vị thế chủ động.

Như ông có thể thấy đó, chúng ta không thể nói với Nga rằng chúng ta không cho phép Georgia, Ukraine, hay một nước nào đó ghi danh gia nhập NATO. Đây không phải là chuyện Nga có quyền quyết định.

Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên khôn ngoan nhìn vào toàn bộ tình trạng chiến lược và toàn bộ lượng định của chúng ta về tốc độ tiến hành cũng như đây có phải là lúc tiến hành việc (gia nhập NATO) hay không.

Liên Bang Nga sẽ không thể nào là một Liên Xô trở lại được nữa; cái nỗ lực này đã thất bại ngay từ trong trứng nước - box office. Nhưng họ có quyền lợi, và chúng ta cần nghĩ kỹ về quyền lợi của họ.

Và, thành thật mà nói, người Nga tin rằng chúng đang để mắt đến họ trong vòng khoảng mươi năm nay với sự tiếp tục bành trướng NATO, với việc đặt hệ thống chống hỏa tiễn tại Balan và Tiệp Khắc, rồi chúng ta lại đặt hỏa tiễn Patriot tại Balan, mà người Nga biết rằng các hỏa tiễn này thật sự không nhắm vào Iran, thế cho nên ông phải rất thận trọng với tình hình này mới được....

SESNO: Vậy có phải ông muốn vị TT kế tiếp rút các hỏa tiễn Patriot này về hay không?

POWELL: Tôi không nói thế.... không.

Đây là một thỏa ước đã xong. Chúng ta không rút về, nhưng chúng ta phải quan sát các phản ứng của Nga để có thể tiên liệu xem phải làm gì trong các bước kế tiếp. Ông phải giải quyết với người Nga theo cách thẳng thắn chứ không lòng vòng.

Chuyện đầu tiên xảy ra giữa chúng ta với Nga khi tôi mới lên nhậm chức, họ đã bị khám phá gian lận trong một số điệp báo viên tại Mỹ. Rồi FBI đã đến gặp tôi và nói chúng ta phải làm một cái gì đó. Thế rồi tôi kêu sang tòa đại sứ Nga nói rằng sáng mai chúng ta sẽ trục xuất 52 người của họ, PNG và toàn thể bọn họ. Họ chẳng thể nào tin nổi.

Nhưng sáng hôm sau bộ trưởng ngoại giao Nga gọi tôi, hỏi:
- Ông có chắc sẽ làm thế không?
- Chắc chứ, chắc chắn chúng tôi sẽ làm.
- Vậy ông có biết chúng tôi sắp làm gì không?
- Biết chứ, ông sắp trục xuất 52 người của chúng tôi khỏi Moscow.
- Vậy ông có làm gì sau đó không?
Tôi nói: “Không, hãy tiếp tục bình thường.”


Thế cho nên, ông giải quyết với người ta theo một cách thức thành thật và hợp lý. Về hiệp ước ABM, mọi người cho rằng sẽ có khủng hoảng, nhưng chẳng những khủng hoảng đã không xảy ra mà sáu tháng sau khi chúng ta ra bãi bỏ trách nhiệm về hiệp ước ABM, chúng ta đã ký hiệp ước giảm số đầu đạn nguyên tử tại Moscow.

Vì thế ông phải đối với Nga như một quốc gia vốn tự hào nhưng đã mất đi nhiều niềm kiêu hãnh mươi mười lăm năm trước đây và bây giờ đang củng cố lại, với một lãnh tụ rất được ủng hộ trong nước và một số tài sản chưa từng có trước kia, cũng như quan tâm về các nước láng giềng, và đối với họ theo một cách thức thẳng thắn, vô tư và không theo cảm tính.

BAKER: Theo đuổi vấn đề một cách chiến lược chứ đừng chiến thuật. Quý vị có một tranh chấp biên giới tại khắp nơi dọc theo biên giới Liên Xô trước kia.

Tại đó còn có các căng thẳng có tính chủng tộc, do Stalin gây ra. Và đó là những đốm lửa mà chúng ta phải theo dõi, chúng ta cần phải nhận ra tình trạng này mà giải quyết một cách thích đáng.

Nhưng chúng ta không thể coi đây là tín hiệu kêu gọi cắt đứt một quan hệ lớn trừ phi chúng ta không thể giữ được quan hệ này nhằm giải quyết tình trạng phổ biến võ khí nguyên tử, môi trường, thay đổi khí hậu, ...

AMANPOUR: Ngoại trưởng Baker à, hãy nói về chiến lược, không phải chiến thuật, hiện là một “nhức đầu” chiến lược, không phải chiến thuật, của Mỹ trong vòng 30 năm qua.

Hãy giả dụ là trong vòng vài tuần sau khi vị TT kế tiếp nhậm chức, có tín hiệu từ Iran rằng Iran muốn thương thuyết, mọi điều kiện “trên bàn”, thì lời cố vấn của ông cho vị TT kế tiếp là một lần nữa lại đặt mọi điều kiện sang một bên, để Iran “chơi chú” hoặc tiếp cận; nói cách khác, chúng ta cô lập Iran như chúng ta đã làm trong 30 năm qua, hay Mỹ nên tiếp cận Iran? Xin mời Ngoại trưởng Albright.

ALBRIGHT: Theo tôi thì chúng ta cần tiếp cận Iran. Điểm chung là chúng ta nên cố gắng tiếp cận và thương thảo với những quốc gia đang có vấn đề với Mỹ....

AMANPOUR: Vậy thì lời khuyên nào bà muốn dành cho vị TT kế tiếp khi ông nhận được tín hiệu này ngang qua bàn làm việc của ông ta hay thông qua bộ Ngoại Giao rằng Irang đang muốn thương thảo? ...

ALBRIGHT: Bà có thể bắt đầu bằng tầm mức thương thảo. Mà thật sự đã có chuyện như vậy xảy ra khi tôi còn tại chức. Và bà sẽ bắt đầu bằng việc tìm ra mức độ thương thảo. Tôi sẽ bắt đầu, có lẽ ở mức độ ngoại giao cấp thấp, nhưng có vị Ngoại Trưởng can dự vào.

Và tôi nghĩ đây là một trong những quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta đang tìm cách giải quyết; chúng ta không gặt hái được cái gì từ công việc này; nhưng sau cùng thì Iran là nước có lợi nhất từ cuộc chiến Iraq, và theo tôi chúng ta cần thương lượng với họ.

AMANPOUR: Lượng định tình báo cho thấy Iran vẫn tiếp tục tìm cách làm giầu uranium, nhưng họ lúc đó họ không thấy chứng cớ là Iran muốn sản xuất võ khí nguyên tử. Có thể nào Mỹ, bỏ qua mọi chuyện đã nói đến từ trước đến nay, có thể nào thế giới sống với một nước Iran nguyên tử?

POWELL: Lượng định tình báo cho chúng ta biết rằng chính quyền Iran nói họ đang phát triển một chương trình nguyên tử, và họ dùng nó cho các mục tiêu dân sự và phát điện. Một khi bà biết cách làm, thì bà có thể tăng việc làm giầu từ 5% lên đến mức 90% để chế tạo võ khí. Cho đến nay mọi đối thoại giữa chúng ta với Iran trong vòng 3 năm qua vẫn chưa ngưng ngang mà vẫn tiếp tục; vì vậy tôi đồng ý với bà Albright cũng như các đồng nghiệp khác là chúng ta nên khởi sự nói chuyện với họ; đừng đợi ... một lá thư rồi mới bắt đầu...

AMANPOUR: Chúng ta đề xuất?

POWELL: Có chứ, sao không? Chúng ta sợ cái gì chứ? Chúng ta đã bắt đầu thương lượng từ năm 2003 rồi, ... ở cấp thấp, và rồi chúng ta ngưng lại. Và lại tìm cách khác -- và không làm nữa. Chỉ họp lại và nói về chuyện nguyên tử hay để bàn tán về cái nọ cái kia. Bắt đầu ở cấp thấp, để rồi từ từ phát triển lên cao hơn theo thời gian.

SESNO: Xin hãy để tôi nói về chuyện này một chút nữa, chỉ một bước nữa thôi!

Ngoại trưởng Christopher, có lời từ phía Iran, và cuộc thương lượng đang hình thành, nhưng Israel lại nhất phone và nói, “khoan đã, chuyện này là không thể tha thứ được! Chúng tôi đã nói là chúng tôi không chấp nhận kiến thức nguyên tử, cách làm nguyên tử với một nước láng giềng, chúng tôi không chấp nhận cái sự ... lãng phí thời gian này, trong khi họ vẫn tiếp tục.” Vậy TT kế tiếp phải làm sao khi có chuyện Israel đòi họ phải rút lại?

CHRISTOPHER: Thành thật mà nói, hãy lui lại một chút! Tôi cho rằng bước đầu tiên khi nhận được một thông điệp từ phía Iran là xác định coi thông điệp này có thật hay không. Khi tôi thương thuyết với họ về vụ thả con tin, tôi đã nhận được một số thông điệp không thật. Vậy chúng ta phải xét đến sự chân thực cái đã ... rồi mới tiếp tục.

Tiếp theo tôi nghĩ quan hệ giữa chúng ta với Israel cần phải đủ thân thiết để nói với họ rằng, chúng ta đang có cuộc đối thoại phức tạp với Iran; chúng tôi không thể chấp nhận khả năng có nguyên tử tại Iran; nhưng dù sao đi nữa, chúng tôi không thể thể để một cuộc đối thoại này ngưng được.

Thành thật mà nói, thì chọn lựa quân sự trong trường hợp này là rất thấp; và trong trường hợp bị Israel ngăn cản, tôi nghĩ chúng ta phải nói với họ rằng khả năng quân sự là rất thấp và chúng ta không muốn đi theo đường lối này.

SESNO: Vậy cả hai đều ứng cử viên, cả hai đều phải loại trừ biện pháp quân sự?

CHRISTOPHER: Tôi không nói là phải loại trừ ...

BAKER: Tôi có thể phát biểu một điều nữa được không?

Khi tôi còn tại chức, chúng ta đã có một chính sách nhất quán với họ. Chúng tôi đã sẵn sàng đối thoại với họ, giả định là nó phải ở mức viên chức, và mức tổng trưởng ngoại giao. Và họ đã muốn - nhưng họ đã không được ủng hộ chính trị nội bộ cho việc này, khiến cho quá trình kéo dài quá lâu ... họ đã không có được sự ủng hộ chính trị nội bộ cần thiết để để thực hiện việc đối thoại này.

Vì đã coi chúng ta là “Đại Quỷ Vương” trong thời gian quá lâu, họ đã không thể có được sự ủng hộ nội bộ cần thiết để gặp chúng tôi. Vì thế đây không phải là trường hợp của chúng tôi -- chúng ta đã không cô lập Iran từ quan niệm đó. Chúng ta đã đồng ý đối thoại với họ ở tầm mức ngoại trưởng.

Điểm thứ hai tôi muốn nói đến là thế này: Ngày nay quý vị chưa nghe gì về khả năng của việc “be bờ”. Giờ tôi nhận ra rằng người ta sẽ nói quý vị là ... khờ hay điên. Họ không hiểu được việc “be bờ”. Chúng ta đã “be bờ” Liên Xô trong vòng 40 năm, và nhiều hội nghị đe dọa Tây Âu nhờ sức mạnh nguyên tử phòng vệ chiến lược (nguyên tử cản trở nguyên tử). Chúng ta không cần phải có một hệ thống nguyên tử kiểu này cho Tâu Âu nữa.

Và tôi nghĩ các buổi điện đàm âm thầm đến các lãnh tụ Iran thì quý vị có thể tìm ra người để đối thoại. Ông Christ. đã đưa ra quan điểm hay.... Để có được hiệu quả là, nếu bây giờ quý vị cứ hướng hỏa tiễn hay cái gì khác vào Israel hay vào chúng ta, thì tôi không nghĩ hệ thống nguyên tử chiến lược không thể được định hướng lại trong vòng 20 giây. Mà tôi nghĩ rằng họ hiểu được điều này.

AMANPOUR: Tôi chắc rằng họ hiểu. Nhưng câu hỏi là: ông có muốn thay đổi chính sách hay không và ông có muốn thật sự tiếp cận vùng chiến lược để giúp vào việc ...

BAKER: Chúng tôi đều muốn tiếp cận .... nhưng hình như Ngoại trưởng Kissinger muốn nói gì thì phải....

KISSINGER: Tôi ủng hộ việc thương lượng với Iran, và một khi thương lượng quý vị phải đặt trước mặt họ viễn kiến của chúng ta về vùng Trung Đông, một vùng Trung Đông ổn định, và khái niệm về phi nguyên tử của chúng ta ở mức độ ngoại giao đủ cao cấp ngõ hầu họ có thể nghiên cứu nó. Vì thế, tôi chọn việc đề xuất ở mức độ tổng trưởng ngoại giao để chúng ta có thể xác định mức độ chân thật ....

Điểm thứ nhì ... tôi cũng tin rằng cách tốt nhất khi vào thương thuyết là quý vị nên nói thẳng với đối phương chính những điều quý vị đang nghĩ cũng như quan điểm của quý vị về kết quả mà quý vị muốn đạt được, để họ có thể biết đường mà ứng phó.

Nay các hội viên của HĐ Thường Trực Bảo An LHQ, cùng Nhật và Đức, đã từng tuyên bố võ khí nguyên tử là không thể chấp nhận được. Họ chưa bao giờ giải thích họ muốn nói gì khi phát biểu như vậy. Vì thế, nếu thương thuyết, chúng ta phải làm sáng tỏ vấn đề là: chúng ta muốn ngăn cản cái gì; chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta không thể đạt được những điều chúng ta nói tới.

Trên phương diện võ khí nguyên tử có 3 vấn đề: hệ quả biểu tượng của việc Iran thách thức toàn thể cộng đồng nhân loại như họ đã tự tuyên bố, họ cũng đã tiếp tục rồi, .... hậu quả đối với các nước khác trên thế giới là gì; thứ hai – có liên quan đến việc phổ biến võ khí nguyên tử chứ không chỉ là vấn đề Iran có thể làm gì đối với chúng ta - vấn đề phổ biến võ khí nguyên tử đến các tổ chức phi nhà nước, vì vậy, việc phổ biến võ khí nguyên tử bừa bãi là một vấn đề hết sức cơ bản mà nội các mới phải đối diện, cả đối với Iran và trên toàn cầu; và chúng ta phải hiểu được rằng chúng ta có bao nhiêu thời gian, và hậu quả như thế nào.

Nhưng tôi không tin là chúng ta có thể tạo được điều kiện cho việc mở ra một cuộc thương thuyết. Nhưng chúng ta phải thật rõ ràng về nội dung thương thuyết, và giải quyết với các chính quyền khác và với chính quyền của chúng ta.

ALBRIGHT: Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng phải bảo đảm việc chúng ta làm là không phản tác dụng. Lúc này tôi nghĩ rằng chúng ta không hiểu xã hội Iran. Đây không phải là xã hội dựa trên khuôn mẫu. Có nhiều thực tế khác nhau cho thấy Mahmoud Ahmadinejad không được ủng hộ đặc biệt trong nước. Đã có nhiều vấn đề về kinh tế.

Nhưng khi công kích họ, chúng ta đã tạo ra, và đưa ông ta lên vị thế mạnh. Và vì vậy, chúng ta chẳng những nên theo các bước mà quý vị ở đây nói đến, mà chúng ta còn phải bảo đảm rằng chúng ta không làm giảm nhẹ cái chúng ta muốn làm bằng cách là không tạo ra vấn đề lớn hơn những gì chúng ta có.

POWELL: Hai điều mà tôi đồng ý với James, là ngay cả các lãnh tụ chính trị hoang dại nhất cũng không muốn tự sát; mà khi nào chúng ta còn có sức mạnh như chúng ta có thì họ thừa hiểu rằng việc dùng đến các loại võ khí này là ... tự sát.

Tôi đã có một cuộc họp với Ngoại trưởng Iran khi tôi còn là Ngoại trưởng, chúng tôi đã sắp xếp ăn bữa tối trong vòng vài giờ, và cả hai chúng tôi đều vô cùng cẩn trọng vì không muốn “lãnh đủ” với chính quyền của chúng tôi từ buổi đối thoại này. Nhưng để đẩy ông ta vào vấn đề, tôi đã nói với ông ta, “Vấn đề chính tại Iran ngày nay là gì?”

Thì ông ta nhìn tôi một lúc và nói, “Chúng tôi hiện có một thế hệ trẻ. Chúng tôi có thể tạo ra 600 ngàn việc làm mỗi năm.”

Đó là cái chúng ta có thể làm để khởi sự, chứ không phải chỉ là vụ võ khí nguyên tử và khủng bố. Họ có vấn đề rất nặng nề về kinh tế và chủng tộc, và trước sau gì, thì họ cũng sẽ phải gia nhập cộng đồng quốc tế, hoặc Iran sẽ bị bỏ lại phía sau.

SESNOR: Ngoại trưởng Christopher, Ấn và Tầu Cộng, hai sức mạnh đang lên mau chóng, đang thay đổi “phong cảnh” theo nhiều hướng – mà chúng ta có thể quan sát kỳ Thế vận vừa qua để nhận ra; điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với vị TT kế tiếp? Việc đối phó này có gì khác biệt về chính căn, nếu tính theo vị trí tương đối của Mỹ là đang giảm sút?

CHRISTOPHER: Trong một thế giới đa cực mà hiện đang hình thành rất giống như thế giới trước kia, mà Mỹ là một cường quốc đang xuống ít nhất trên phương diện kinh tế.... Chúng ta hiện nay vẫn là đầu tầu kinh tế thế giới, nhưng Tầu và Ấn hiện nay đang mau chóng theo sau. Nhưng chúng ta không nên tranh đấu, mà cần phải bảo đảm rằng họ không phải là kẻ thù mà là đối thủ cạnh tranh về kinh tế.

SESNOR: Tiến sĩ Kissinger, ông đã mở cửa cho Tầu, mà chẳng bao lâu sau, như hiện nay ông có Đài-loan, Darfur, nhân quyền, ... quá tệ.... Đây có phải là quan hệ cạnh tranh hay không?

KISSINGER: Điểm quan trọng nhất là cái cảm tưởng rằng khuynh hướng hiện nay sẽ đổi từ Đại-tây-dương sang Thái-bình-dương.

Đây là trên thực tế đời sống. Trong số mà ông liệt kê, Đài-loan đã hiện hữu khi chúng tôi cởi bỏ rào cản với Tầu; chúng ta đưa Darfur vào như một dị biệt như đã nói tới. Nhưng thực tế là, dĩ nhiên, là chúng ta không nhất thiết phải bất đồng với Tầu về mọi chính sách của họ.

Vấn đề ở đây là chúng ta có thể hình dung và sống trong một thế giới trong đó Tầu và Mỹ không coi nhau là kẻ thù, nhưng có thể hợp tác. Sẽ có những vấn đề chúng ta bất đồng, nhưng sẽ là một thảm họa nếu tại Tầu tinh thần quốc gia chống Tây Phương sẽ thay thế tư tưởng cộng sản trước đây, vì chúng ta và các nước khác sẽ không tìm ra con đường để đối phó với họ. Tôi rất lạc quan về quan hệ lâu dài với Tầu trong đó có nhiều bất đồng và căng thẳng.

AMANPOUR: Phi châu – Mọi thứ chúng ta nghe nói tới là nạn đói, giá cả tăng vọt, cánh tay vươn dài của Tây Phương, theo quan điểm trợ giúp nhân đạo. Vị TT tương lai có thể có quan hệ mậu dịch, chính trị, các quan hệ khác nhau với Phi châu hay không?

POWELL: Dĩ nhiên là ông ta nên rồi. Như ông TT hiện tại, TT Bush, đang làm việc tốt với Phi châu. Chúng ta trên thực tế đã tăng gấp đôi toàn bộ trợ giúp trong vòng 8 năm qua, tăng gấp 4 lần số trợ giúp và phát triển cho Phi châu, và chương trình của TT về HIV/AIDS đến 15 tỉ đô hầu hết đều đến châu Phi. Thách đố của thế kỷ này là làm sao đầu tư một cách hợp lý và thiết lập dân chủ ở các nước này. Chúng ta đã làm nhiều, và tôi nghĩ rằng tất cả những việc này cần được tiếp tục. Đạo luật Mở Mang Cơ Hội cho Phi châu – African Grow Opportunity Acts cần được lan rộng. Chúng ta đã giải quyết tranh chấp tại một số nơi. Tại Lybia, chúng ta đã loại bỏ được nhà độc tài kinh khủng; sức mạnh cứng của Mỹ đã thực hiện điều này, và sức mạnh mềm lập tức theo sau. Chúng ta đã ổn định được một số nơi. Nhưng nhu cầu vẫn còn rất nhiều trên các phương diện như giảm thiểu dân số, HIV, nước sạch, chống các bệnh dịch, ... là những ưu tiên hàng đầu cho vị TT sắp tới.

Và nếu là ngoại trưởng tôi sẽ đệ trình rằng tại châu Mỹ Latin, mặc dù chúng ta đã có thành tích tốt tại đây, nhưng vẫn còn Hugo Chavez vẫn lộng hành trên thế giới. Nhưng hầu hết các nước châu Mỹ Latin, nếu đem ra so sánh với tình trạng của 30 năm trước đây, dưới quyền thống trị của các tướng lãnh, các tay săn người, Castro, …. đã đàn áp bất kỳ ai, thì châu Mỹ Latin đang theo kịp và gia nhập hệ thống thế giới.



Phần Câu hỏi từ phía khán giả ….

SESNOR: Chúng ta có một số câu hỏi từ khán giả. Chúng tôi xin mời quý vị đứng lên, cho biết tên, và đặt câu hỏi, càng thẳng càng tốt. Nào, xin mời.


Câu hỏi 1 - Từ một nam khán giả trẻ:

Xin chào. Tôi tên là Harris Davidson, cư ngụ tại Greenwich, Connecticut.

Nhiều cơ quan truyền thông đề nghị rằng bầu một người Mỹ gốc Phi châu đầu tiên vào vị trí cao nhất nước sẽ gửi một hình ảnh mạnh mẽ cho các nước đồng minh. Vậy quý vị có nghĩ rằng việc bầu cho TNS Obama có gửi cùng một thông điệp như bầu cho TNS Mc Cain hay không?

BAKER: Tôi cho rằng việc bầu một TT Mỹ gốc Phi châu đầu tiên chẳng những gửi một thông điệp ra ngoại quốc mà còn gửi một thông điệp đến người dân trong nước nữa. Nói thế là, dĩ nhiên, tôi đã ủng hộ TNS Mc Cain rồi....

(Cười)

ALBRIGHT: Tôi đã tham dự hội nghị Đảng Dân Chủ, và tôi là chủ tịch Viện Quốc Gia Đảng Dân Chủ, và chúng tôi có hơn 500 khách đến từ ngoại quốc, trong số đó có quá nửa là người da mầu, và tôi nghĩ rằng việc này sẽ gửi một thông điệp lớn ra nước ngoài trên phương diện người Mỹ đại diện cho cái gì, phương diện đa dạng, và phương diện về khả năng, và dĩ nhiên là tôi sẽ ủng hộ TNS Obama.
...

(Vỗ tay)

POWELL: Tôi nghĩ rằng chẳng còn nghi ngờ gì về việc gửi một thông điệp kiểu này nữa, mà tôi nghĩ là nó sẽ lóe chớp – electricfying.

Tuy nhiên cùng lúc chúng ta phải có một sự phán đoán nơi đây, trong nội địa quốc gia, là ứng cử viên nào có khả năng đưa ra những phán đoán và biện pháp thích hợp cho công việc, và người nào là người tốt nhất cho nước Mỹ.

Tôi đã và đang quan sát cả hai ứng cử viên, tôi biết cả hai rất rõ, và tôi vẫn chưa quyết định sẽ bầu cho ai, và tôi rất hồi hộp chờ các cuộc tranh luận sẽ diễn tiến như thế nào. Vì chúng ta sẽ có “son văn phòng” bôi trên “con heo” vào các vấn đề.

(Vỗ tay)

AMANPOUR: Người thì nói ủng hộ Obama, kẻ nói ủng hộ Mc Cain, người nói đang đợi. Chỉ có ông là chưa quyết định, vậy chừng nào ông mới quyết định đây?

POWELL: Tôi nghĩ tôi sẽ quyết định khi nhìn thấy mọi thứ. Nay tôi đã nhìn thấy các ứng cử viên phó TT, tôi đã thấy hai kỳ Hội Nghị, nền tảng mà hai đảng đang từ đó tiến tới, và tôi muốn thấy một số cuộc tranh luận trước khi tôi có thể quyết định.

SESNOR: Không biết khó hơn đến mức nào cho ông khi ông là người gốc Phi châu đầu tiên giữ chức Ngoại trưởng? Đây là chuyện cá nhân.

POWELL: Tôi là một người Mỹ, đây là điều đầu tiên và trước nhất. Và tôi rất tự hào...

... Tôi đã từng nói - Tôi đã từng nói - Tôi nói với người bạn rất thân và cũng là đồng nghiệp, một người bạn 25 năm - là John Mc Cain - rằng John tôi rất quý bạn, nhưng tôi sẽ không bầu cho bạn theo tư cách bằng hữu hay phe nhóm.

Và tôi nói với Obama, rằng trên quan điểm cá nhân tôi hết sức ngưỡng mộ ông, nhưng tôi sẽ không bầu cho ông vì ông là một người da đen. Chúng ta phải đi ra ngoài mấy quan niệm này.

Và tôi hy vọng cử tri Mỹ ... Hãy quan sát cá nhân hai người này, để rồi quý vị không thể từ chối Obama là ai và “chủ nghĩa anh hùng” là một phần trang điểm của John Mc Cain. Nhưng ai là người sẽ có những chính sách tốt nhất cho kinh tế quốc gia; ai là người sẽ khích lệ sự tự tin của chúng ta và hình ảnh của Mỹ trên toàn thế giới; và ai sẽ giúp chúng ta được an toàn hơn; và ... ai sẽ có một phán đoán hay hơn cũng như kinh nghiệm hơn về công việc, và đó là những yếu tố tôi dựa vào để đánh giá, từ ngay cho đến ngày thứ Ba thứ nhì của tháng 11 này.

AMANPOUR: Chúng ta sang câu hỏi tiếp theo đi nhé.



Câu hỏi 2 - Từ một nam khán giả trẻ từ Charlie, tiểu bang North Carolina:

“Ban truyền thông của ứng viên TT hay ban phụ trách về dư luận quần chúng có bao giờ đưa ra vấn đề là ông phải làm công việc của ông ở mức độ tối đa của khả năng cho phép của ông hay không?”

BAKER: Không!!!

ALBRIGHT: Tôi chưa hề nói không, .... Nhưng tôi đang nghĩ và lắng nghe mọi người và tôi một trong những việc quan trọng của vị TT tiếp theo là phải chọn một vị Tổng trưởng Ngoại Giao có nhiều năng lực và muốn đến mọi nơi trên thế giới; nhưng cũng phải là chịu người lao mình vào công cuộc cải tổ chính sách ngoại giao lưỡng đảng hiện nay; vì tôi nghĩ đây là một phần, mà trên phương diện của buổi hội thảo của chúng ta ngày hôm nay, nó trở thành hiển nhiên, cho dù chúng ta có nói gì đi nữa vệ cuộc bầu cử, thì sau cùng, tôi vẫn tin rằng chúng ta đều là người Mỹ, và đó cũng là phần quan trọng, và là một tổng trưởng Ngoại giao thì đó là nhiệm vụ của bạn, chứ đừng để ban truyền thông nhúng tay vào.

AMANPOUR: Xin mời tất cả theo dõi câu hỏi sau cùng...



Câu hỏi 3 - Từ Một nam khán giả trẻ tên Michael Herman, từ Minneapolis, bang Minnesota:

“Mỹ nên ứng phó thế nào với các cuộc khủng hoảng, thí dụ như cuộc khủng hoảng tại Darfur?”

CHRISTOPHER: Tôi nghĩ rằng chúng rất nhận thức được các sự kiện ấy, và làm bất cứ gì chúng ta có thể làm được. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể cũng nên dùng Iraq làm một kinh nghiệm: Chúng ta không thể vào các vùng ấy cho đến khi chúng ta biết rằng chúng ta có thể hoàn tất được điều gì tại đó, rằng chúng ta có thể thực hiện được một số chính sách của chúng ta và một chiến lược lui binh thích hợp.

Nếu chúng ta quan sát các vấn đề trên thế giới, chúng ta cần phải làm việc thông qua các quốc gia trên thế giới, các các tổ chức khác trong vùng; và điều này gần đây lại đặc biệt đúng tại Darfur.

Tuy đây là một cuộc khủng hoảng rất khẩn thiết và gây chấn động, nhưng tôi không chắc là đưa nhiều quân Mỹ đến đó mà không nghĩ đến những vấn đề thì đó có phải là điều hợp lý đối với chúng ta hay không.

POWELL: Tôi đồng ý và có thêm vài lời ông Christ ạ. Hãy xem tình trạng giống tại Darfur đã làm cõi lòng quý vị tan nát. Nhưng nếu chỉ tìm một giải pháp thuần túy quyền lực cứng sức mạnh quân sự cho vùng này thì quý vị sẽ chẳng tìm đâu ra; quý vị sẽ không tìm thấy tại Âu châu; quý vị sẽ không tìm thấy tại Mỹ; mà nơi tìm kiếm chính là tại chỗ đó.

Vậy quý vị chỉ có nước làm tất cả những gì làm được qua các tổ chức thiện nguyện, làm tất cả những gì có thể làm qua LHQ, mà chúng ta đã và đang làm nhiều thứ; chúng ta đã bỏ ra rất nhiều tiền để giúp đỡ dân chúng tại Darfur; và làm tất cả những gì có thể làm được dưới áp lực chính quyền tại Khartoum. Nhưng giải pháp cuối cùng cho khủng hoảng tại Darfur phải là một giải pháp chính trị giữa quân phiến loạn và chính quyền tại Khartoum. Chúng ta đã viện trợ nhân đạo rất nhiều cho các nơi giống như vậy.

AMANPOUR: Không đi vào chi tiết vấn đề này! Cũng giống điều chúng ta đang bàn về Bosnia, Rwanda, và v.v.... Vì tất cả quý vị tại chức trong một giai đoạn của lịch sử Mỹ và lịch sử thế giới, vậy quý vị có thể đi sâu thêm hay không?

Mỹ đã gọi điều xảy ra tại Darfur là diệt chủng. Ngoại trưởng Albright, điều gì vị TT kế tiếp nên làm đây?

ALBRIGHT: Tôi nghĩ là điều này trong thực tế nằm trong phạm vi quyền lợi của Mỹ khi chúng ta cần làm một cái gì đó cho tình trạng nhân đạo dẫn đến hoặc là việc “diệt chủng.” Vấn đề ở đây là làm sao để có được thiện chí ủng hộ của dân chúng Mỹ; mà đây là điều không dễ dàng.

Nhưng tôi có thể nói thế này, nếu quý vị là Mỹ, quý vị có thể bị lên án điều mà quý vị làm hoặc không làm. Chúng ta đã can thiệp vào Somalia thì người ta nghĩ rằng đó là một lỗi lầm; chúng ta đã không can thiệp vào Rwanda và dân chúng cũng cho đó là một lỗi lầm.

Và điều quan trọng là chúng ta phải làm sáng tỏ việc đến mức độ nào thì sự viện trợ nhân đạo và can thiệp nhân đạo là còn nằm trong quyền lợi Mỹ. Mà nếu nó nằm trong quyền lợi Mỹ như tôi tin rằng như vậy, thì chúng ta phải có đủ nguồn lực khác nhau và quân đội, và phải giải thích cho dân Mỹ biết rằng điều này nằm trong quyền lợi Mỹ như một vấn đề an ninh.

BAKER: Khi bà tạo công thức cho các chính sách ngoại giao, thì tôi đoán rằng tất cả quý vị nơi đây đều đồng ý rằng: quý vị phải đưa các chính căn và giá trị của Mỹ vào trong quyết định. Chúng ta đã nói hôm nay về chính căn và giá trị; nhưng chúng ta cũng phải có có một quyền lợi quốc gia nào đó, vì nếu không quý vị sẽ mất đi sự ủng hộ của dân Mỹ. Chính sách ngoại giao của Mỹ chỉ có thể tồn tại lâu dài được nếu quý vị lôi kéo được dân chúng Mỹ tham gia; họ là trọng tài sau cùng của chính sách ngoại giao và nền dân chủ của chúng ta.

Chúng ta không thể làm cảnh sát cho thế giới; chúng ta không nên bị đòi hỏi như vậy; và chúng ta cũng không thể làm nếu chúng ta muốn làm.

AMANPOUR: OK, vậy thì có rất nhiều thành viên thuộc nhiều tổ chức tại Mỹ tự tách biệt bằng cách tạo ra các phong trào tận gốc rễ khác nhau cho Darfur. Tôi nhớ rằng ông và nội các của ông cho rằng chúng ta không có một “con chó” trong cuộc tranh đấu này – về các nước trong vùng Balcan, quanh khu vực Bosnia ....

BAKER: Đấy không phải thật là những gì tôi nói, nhưng vấn đề này đã bay hơi, nhưng quý vị sẽ không bao giờ thoát khỏi.

AMANPOUR: Vậy chứ ông đã nói gì?

BAKER: Tôi không nói như vậy! Tôi không nói như lời tường thuật lại rằng tôi nói như vậy. Nhưng tôi không nói! Tôi không có nói.

AMANPOUR: Rồi, nhưng mà dù sao đi nữa chúng ta cũng đã chẳng làm gì vào lúc đó. Giờ câu hỏi là...

BAKER: Thật ra chúng ta đã chẳng làm gì cả trong khoảng 5 năm, nếu tôi không lầm...

AMANPOUR: ... vị TT Mỹ có nên dẫn đầu trong các vấn đề có liên quan đến quyền lợi nhân quyền quan yếu?

BAKER: TT nên dẫn đầu, nhưng ông nên dẫn đầu một cách khôn khéo và đưng hy sinh tính mạng người Mỹ trong một công việc mà sẽ không được người dân Mỹ ủng hộ. Chúng ta nên làm việc theo cách thức mà Collin đã nói: bằng các tổ chức thiện nguyện tư, làm việc qua các quốc gia có liên quan đến Darfur, cụ thể là chính quyền Sudan, Tầu, và các nước khác, để đem lại một giải pháp.

Nhưng đừng bắt đầu bàn về chuyện gửi quân đến những vùng tương tự tại khắp nơi trên thế giới, vì chúng ta sẽ mất người Mỹ và do đó sẽ mất các chính sách của Mỹ.

ALBRIGHT: Nếu vậy ông không nên công bố đó là "diệt chủng" vì một khi ông công bố đó là diệt chủng...

BAKER: Tôi đã không gọi đó là “diệt chủng”...

...

POWELL: Tôi gọi đó là “diệt chủng”. Tôi đã gửi một phái đoàn quan sát đến tận nơi, và bản tường trình gửi về, và tôi đã yêu cầu một phán đoán trong phần của tôi.

Nhưng dựa trên những gì tôi thấy, những gì mà John Garang làm với tư cách lãnh tụ của chế độ Khartoum, và nó ảnh hưởng thế nào lên dân chúng, và tôi đã đến thăm vùng này, thì tôi nghĩ rằng nó hội đủ điều kiện tiêu chuẩn để gọi đó là “diệt chủng”.

Và trách nhiệm của chúng tôi khi công bố như thế là tường trình lên LHQ để yêu cầu có phán đoán độc lập theo pháp luật – luật quốc tế đó mà.

Rồi phái bộ LHQ phân tích, và đã không gọi đó là “diệt chủng”. Nên chúng tôi đã theo khá sát trong định nghĩa của cộng đồng quốc tế về vụ đó; mà cho đến nay cá nhân tôi vẫn nghĩ đó là “diệt chủng”.

Tuy nhiên, chúng ta đã không có nguồn lực cũng như khả năng để gửi quân Mỹ đến canh chừng tại các vùng sa mạc tại Darfur, không phải để chiến đấu chống ai hết mà chỉ là để có mặt tại đó.

Tôi cũng không nghĩ rằng gọi đó là “diệt chủng” thì có thể có được sự ủng hộ của dân chúng Mỹ cho kiểu đầu tư sức mạnh quân đội cũng như các chi phí liên quan khác. Chúng ta cũng không thấy CĐ Châu Âu thành lập một quân đội Âu châu gửi đến đó vì họ cũng không thành lập nổi.

Điều duy nhất quý vị có thể làm là dùng đến lực lượng LHQ là thứ thiếu hiệu năng; vì đây là vấn đề phải dùng đến một lực lượng tiếp vận khổng lồ cho một quân đội đóng quân đó đây trong vùng với hy vọng giải quyết được vấn đề. Cho nên vấn đề này chỉ có thể giải quyết bằng chính trị giữa chính quyền Khartoum và phe phiến quân mà thôi.

SESNOR: Tôi xin được theo sát vấn đề một cách vắn gọn, Ngoại trưởng Albright; nếu vậy chẳng lẽ lại không có một điểm quan trọng được Mỹ và thế giới đưa vào kỷ lục, rằng có một điểm để bảo rằng “đây là diệt chủng”, cứ công nhận các giới hạn ông (Collin) đề cập đi, thì điều này rõ ràng hình thành một điểm – một điểm quan trọng có tính lịch sử – có phải không?

ALBRIGHT: Tôi nghĩ là có, nhưng có quá nhiều khía cạnh khác của vấn đề. Chúng ta cần phải nghĩ cách làm sao để cản trở nạn diệt chủng. Và một trong những điều ....

SESNOR: Bà vừa mới nói là bà không nên công bố nếu bà không thể bảo đảm có thể dùng quân đội bảo đảm nếu nó đang xảy ra?

ALBRIGHT: Tôi nghĩ đến là có một vấn đề, không phải chỉ trên phương diện gửi quân, là liệu chúng ta có nên cung ứng tiếp liệu hoặc hợp tác với một quân đội nào đó muốn vào. Củng cố sức mạnh của Liên Đoàn Phi Châu, quyết định về một vùng phi cấm, ....

SESNO: Làm một cái gì đó ....

Nhưng tôi phải nói rằng tôi tức giận vì nhận ra nó khó khăn đến mức nào. Chúng ta đã không làm gì cho Bosnia trong một thời gian, nhưng sau cùng chúng ta cũng đã làm, và chiến thắng; và rồi chúng ta cũng đã làm tại Kosovo, và đây là một điều đáng làm.

Và tôi nghĩ chúng ta phải tìm cho ra nguồn lực ở đâu. Khi ông nói rằng điều này tùy thuộc vào TT Mỹ, tôi đồng ý. Và vì thế cho nên chúng ta phải hình dung ra vai trò của Mỹ là gì; đây chính là lý do tại sao phải bầu cử, và cố gắng giải thích nó thay vì chỉ nói chuyện “son môi”*, chúng ta thật sự cần bàn đến: Vai trò của vị Tổng thống kế tiếp là gì trong thế kỷ 21; liệu nền kinh tế chúng ta có được củng cố hay không khi chúng ta hoạt động tại hải ngoại, ... là những vấn đề rộng lớn mà chúng ta cần bàn đến ....

Phụ chú: "lipstick" hay "son môi" - tức là "màu mè hoa lá cành", là kiểu "thùng rỗng kêu to". Gần đây người ta nói đến "lipstick on the pig" hay "son môi bôi trên con heo" để chỉ sự phô trương không đúng chỗ, "bình mới rượu cũ", v.v...





Phần III

AMANPOUR: Xin chào toàn thể quý vị hiện diện trở lại nơi đây. Thính Đường Lisner. Tôi là Christiane Amanpour ...


SESNO: Và tôi là Frank Sesno. Chúng ta đã bàn về điều khuyên gì mà 5 vị cựu ngoại trưởng có thể dành cho vị TT kế nhiệm.

Ban diễn giả gồm Henry Kissinger, Madaliene Albright, James Baker, và Colin Powell.

AMANPOUR: Chúng ta sẽ nói về Afghanistan.

Chúng ta thấy rằng cuộc phản công đã có một số kết quả tại Iraq; cùng lúc thật ra Mỹ còn tham gia một cuộc chiến khó khăn tại Afghanistan, đã làm nóng hơn lên trong đó cả quân đồng minh lẫn quân Afghanistan bị giết nhiều hơn.

Ngũ Giác Đài tin rằng cuộc chiến tại Iraq đang hạ màn trong khi cuộc chiến tại Afghanistan đang gia tăng. Và vị tướng chỉ huy liên quân đã nói, “Tôi không thấy thuyết phục rằng chúng ta đang thắng tại Afghanistan," nhưng ông lại nói thêm rằng chúng ta có thể chiến thắng.

Điều gì vị TT kế tiếp phải làm để có thể bảo đảm rằng trận chiến tại Afghanistan có thể thắng trong vòng 6 năm sau?

POWELL: Trước hết chúng ta phải thêm vào đây cái động cơ vào lúc ông ta phát biểu câu này là ông ta muốn nói lên điều gì cũng như ông cần gì để có thể khiến hiện thực xảy ra....

AMANPOUR: Tăng thêm quân số là điều chắc rồi ...

POWELL: Thêm quân là một điều, và Tướng Petraeus hiện nay đang chịu trách nhiệm về “cái rạp” này hay là “rạp phụ”, như chúng ta gọi.

Và tăng quân là một chuyện ông phải làm, ngoài ra tôi cũng nghĩ rằng ông ta phải can thiệp với chính quyền Afghanistan, vì chính quyền này đã không hoạt động được một cách hữu hiệu như họ phải làm để có thể trở thành một chính quyền dân chủ vững mạnh. Có nhiều vụ tham nhũng xảy ra, bà phải làm việc thật nhiều cho tình trạng buôn lậu ma túy tại Afghanistan.

Nhưng có lẽ vấn đề gây ra khó khăn nhất hiện nay là vùng bộ tộc tại Pakistan mà đang trở thành một “vùng tự do” cho phe Taliban. Và do đó quân Taliban có khả năng tự sinh và tự phát triển. Và do đó, một trong những vai trò quan trọng nhất của vị TT kế tiếp là phải tạo ra một quan hệ chân thành trong đó chúng phải có được sự hợp tác toàn diện của chính phủ Pakistan và các hoạt động khác để bảo đảm là vùng biên giới phải nằm trong tầm kiểm soát. Nếu không, sẽ có một vùng an toàn khu, mà có thể bị vi phạm hoặc vượt biên thường xuyên gây ra các vấn đề tại Aghanistan.

Afghanistan, theo tôi, là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Kế hoạch phản công quân sự đã thành công tại Iraq; bây giờ kế hoạch phản công chính trị đang được khởi động để xem chúng ta có đạt được điều chúng ta mong muốn hay không.

Tuy nhiên sự căng thẳng nay chuyển qua Afghanistan, mà khi hướng về Afghanistan, chúng ta lại phải liên hệ đến Pakistan, vì đây là hai nước có liên quan.


AMANPOUR: Ông xem Pakistan: Vậy có cần phải có một chính sách mới về Pakistan không? Ngay bây giờ, cho đến bây giờ, cho đến khi ông ta từ chức – chính sách tại Pakistan vẫn là một chính sách kiểu Musharraf?

BAKER: Phải, nhưng chúng ta mới có một chính quyền mới tại Pakistan; tuy nhiên chính sách của Mỹ theo tôi không nên thay đổi nhiều, như ông Colin đã chỉ ra. Chúng ta phải làm thế nào để chính quyền Pakistan hợp tác với chúng ta nhằm kiểm soát các vùng bộ tộc đó.

Nhưng, hãy để tôi nói lại về câu hỏi đầu tiên mà bà nêu ra cho tôi – Chúng ta cần gia tăng các thành phần của quyền lực mềm. Ngoài việc gia tăng quân số, chúng ta còn cần đến các đạo quân tái thiết, phát triển kinh tế, các phái đoàn, các nhân viên dân sự, các chuyên viên hoạt động tại ngoại quốc ....

Tôi cho rằng hiện có khoảng 6,500 nhân viên ngoại giao, nhiều chưa đủ để chứa trên một hàng không mẫu hạm. Chúng ta cần thêm nhiều; chúng ta cần thêm các nhân viên chuyên phục vụ tại ngoại quốc, mà đã liên tục giảm số lượng hàng năm trong vòng khoảng 15 năm qua.

Vậy thì làm sao mà chúng ta có thể tái thiết các xứ sở này được nếu chúng ta không có các thành phần quyền lực mềm cần thiết để làm công việc đó?

SESNO: Vậy không phải chỉ là quân đội, nhưng có phải chức năng của quân đội là làm cái họ đang làm hay sao: có người đang đào giếng và tìm cách tụ hợp dân chúng trở lại. Ngoại trưởng Christopher, ông sẽ nói với vị TT kế tiếp nếu ông ta muốn xây dựng trên các thành phần sức mạnh mềm này để thắng tại Afghanistan, thì chiến lược kết hợp giữa quân sự và sức mạnh mềm phải như thế nào?

CHRISTOPHER: Một cách rõ ràng mà nói, thì Tổng trưởng (Quốc Phòng) Gates là phát ngôn viên mạnh mẽ nhất cho việc phát triển quyền lực mềm. Ông đã biết rằng ...

SESNO: Xin được phép ngắt lời ông một chút .... Ông có nhắc đến lời Tổng trưởng Gates. Xin hãy coi xem TT Gates nói gì ...

(chiếu trên màn...):

- “Dựa trên kinh nghiệm đã phục vụ 7 đời TT của tôi, là một cựu Giám đốc CIA, hiện nay là Tổng trưởng Quốc Phòng, tôi có mặt nơi đây để tăng cường khả năng của chúng ta trong việc xử dụng quyền lực mềm, và để kết hợp nó với sức mạnh cứng một cách tốt hơn.

- Một trong những bài học quý giá nhất tại Iraq và Afghanistan là sự thành công về quân sự là chưa đầy đủ để chiến thắng.”



Ngoại trưởng Chirstopher, ông TT Quốc Phòng đã tuyên bố rằng “sự thành công về quân sự là chưa đủ để chiến thắng.” Vậy làm cách nào chúng ta chiến thắng?

CHRISTOPHER: Đây là một lời phát biểu rất hay của ông ấy. Quý vị biết rằng ngân sách quốc phòng lớn hơn ngân sách Ngoại Giao khoảng 20 lần. Tôi không có gì chống lại giới luật sư cả, nhưng trong Ngũ Giác Đài còn có nhiều luật sư hơn số nhân viên phục vụ tại hải ngoại. Thật là điều đáng kinh ngạc.

Nếu chúng muốn -- Nếu chúng ta thực sự tin vào thương thuyết, nếu chúng thực sự tin vào ngoại giao thì chúng ta phải củng cố thật mạnh cái ngành đó của chính quyền. Tôi sẽ khuyên vị TT nên củng cố thật sâu rộng lãnh vực này và phân phối ngân sách thích hợp với tầm mức của nó.

KISSINGER: Tôi xin phép nói đôi chút về vấn đề này. Tôi đồng ý rằng xây dựng một xã hội cần đến những yếu tố mà hai ông Colin và Warren đã nói. Nhưng tại Iraq, có một tầng lớp trung lưu, và một hệ thống giáo dục rộng rãi hơn nhiều. Afghanistan sẽ là một cuộc chiến lâu dài hơn nhiều nếu quý vị đi theo con đường này, cũng là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng tối hậu.

SESNO: Vậy làm sao chúng ta chiến thắng đây?

KISSINGER: Để chiến thắng, chúng ta phải áp dụng nhiều đến biện pháp quân sự, và thứ hai, chúng ta phải giáo dục dân chúng thế giới tại các nước tham chiến rằng đây sẽ là một nỗ lực lâu dài.

SESNO: Có phải là kêu gọi nhiều nhân lực tham gia hơn, nhiều nước hơn tham gia hơn?

KISSINGER: Không, nó mất nhiều thời gian hơn. Afghanistan là vùng có vị trí hiểm yếu hơn nhiều.

Khi nói về vùng bộ tộc tại Pakistan, thì thực tế là trong mấy thế kỷ qua, cả thời đế quốc Anh lẫn thời chính phủ Pakistan, cái vùng bộ tộc này chưa bao giờ do chính quyền trung ương cai trị. Vùng bộ tộc được cai trị bởi một kết hợp của các lãnh chúa địa phương và các thủ lãnh khác khi họ không còn trong hệ thống.

Vì thế cho nên, điều không công bằng là lại yêu cầu chính phủ Pakistan làm điều mà họ chưa từng có khả năng làm trong suốt lịch sử của họ. Nhưng chúng ta vẫn phải làm một điều gì đó, vì chúng ta không có cách nào để tránh né.

ALBRIGHT: Ông đang đưa ra câu hỏi về cá nhân một quốc gia. Tôi nghĩ rằng điều phải xảy ra là quý vị phải nhìn vấn đề theo tính vùng nhiều hơn. Đây không phải là vấn đề của chỉ một mình Afghanistan, hay ngay cả của Pakistan để có thể kết hợp mọi thứ nhằm cung ứng cho quốc tế một chuyện nhức đầu.

Nhưng đây, Ấn có thể giữ một vai trò, Iran có thể giữ một vai trò, và chúng ta có thể quan sát vấn đề này theo một tầm nhìn có tính vùng rộng lơn hơn nhiều. Điều này cũng đúng khi quý vị nói về Iran; điều này cũng đúng khi quý vị bàn về Nga.

Và tôi nghĩ là một trong những phần trong thế kỷ 21 này là phải bắt đầu nhìn vấn đề theo một cách khác với cách nhìn trước kia, là chỉ quan sát trên bình diện song phương với một nước nào đó.

POWELL: Tôi xin phép nói về một điểm.

Tôi hiển nhiên đồng ý với việc dùng quyền lực mềm mà ông Tổng trưởng QP Robert Gates đã nói. Nhưng thực tế là tại những nơi như Iraq hay Afghanistan, trước khi quyền lực mềm của quý vị trở thành hữu dụng và hiệu quả, quý vị phải tạo ra điều kiện an ninh. Đó là lý do tại sao chúng ta đã không dùng đến nó trong mùa hè và mùa xuân năm 2003, và đây là điều mà tướng Petraeus đã làm trong suốt năm qua.

Tại Afghanistan, chúng ta đã không làm điều này trong những năm trước. Và vì thế, quyền lực mềm cũng có vai trò trong một kết hợp sức mạnh. Nhưng đừng đánh giá thấp nhu cầu phải làm đầu tiên mà mọi chính quyền đều phải làm là bảo đảm an ninh cho dân chúng.

AMANPOUR: OK, vậy tức là, từng phần từng phần một. Ông Colin, Afghanistan đang trên đường đi đến thành công. Và ông đã có mặt tại đó, nội các của ông có mặt tại đó. Tôi muốn nói là tôi có sự đồng thuận để chuyển sự tập trung sang Iraq.

Bây giờ ông phải đối diện với cái đã lẽ ra thành công và là một thí dụ cho việc ổn định trong vùng. Như vậy ông cần phải đảo ngược chiến thắng từ chiến bại.

Vậy thì, thật sự, một cách thực tế, một cách thực dụng, điều gì ông có thể nói với vị tổng trưởng ngoại giao - TT kế tiếp, với tư cách là một nhà ngoại giao và một chuyên viên quân sự, ông nói điều gì? Làm cách nào ông có thể lấy lại Afghanistan?

POWELL: Nếu chúng ta có thể tạo ra một mức độ an ninh cho Iraq bằng quân số còn lại với sự cải tiến của quân đội Iraq, thì ta có thể chuyển sự tập trung -- chuyển cả tập trung về quyền lực mềm lẫn sức mạnh cứng vào Afghanistan; bởi vì tôi nghĩ sự bất ổn tại Afghanistan gần hơn với sự bất ổn tại Iraq mà chúng ta phải đối phó trong giai suốt 3 năm qua.

SESNO: Tôi xin được chuyển câu hỏi sang cho NT Albright và NT Baker một chút.

Cuộc chiến Charles Wilson*, con đường của Charles Wilson mà cách đây không lâu người ta gọi là Nền Hòa Bình của Charles Wilson. Ông ta đã nói: “Nếu chúng ta tiếp tục có mặt tại Afghanistan, nếu chúng ta phát triển hệ thống y tế, giáo dục, và kinh tế, thì thế giới hiện nay đã khác xa rồi."

Và bây giờ chúng ta tiếp tục và chỉ ra rằng ngân sách giáo dục liên bang chỉ có 1%, mà như tôi được biết là dưới 1%, trong khi chi phí cho quân đội và võ khí lên đến 20% . Cả hai quý vị đều nói chúng ta phải gia tăng chi phí giáo dục và trợ cấp, vị TT mới lên, phải điều hành một quốc gia mà người ta nói: “Đường xá của tôi chưa được sửa, nhà trường của tôi chưa được sửa; tôi đang mất phần hưu liễm 401K của tôi hay một cái gì đó tương đương!” Đây thật là một trường hợp rất khó khăn.

Làm cách nào vị TT kế tiếp có thể làm; làm cách nào hai ứng cử viên có thể đối phó?

Phụ chú: *Charles Wilson, một chính trị gia Texas, một cựu nhân viên Hải quân Mỹ, sau đó là dân biểu Texas, đã đệ nạp lên Quốc hội Mỹ một kế hoạch hoạt động mật tại Afghanistan trong thời Liên Xô xâm lăng Afghanistan.


ALBRIGHT: Tôi nghĩ là đây là chuyện rất khó. Và trước khi trận bão Ike xảy ra mà ông đã nhắc đến, là hiệu ứng Katrina. Vì khi tôi đến đó thì người ta đã nói hệt như ông nói vậy. Tại sao ông phải chi tiền cho một quốc gia nào đó mà ông còn không biết ngay cả việc nước ấy ở chỗ nào, khi họ phải tự lo cho họ.

Nhưng tôi nghĩ là nhiệm vụ của một TT là phải giải thích vấn đề cho toàn thể quốc dân Mỹ, cũng như giải thích nó sẽ ảnh hưởng lên đời sống thường nhật của chúng ta như thế nào.

Colin đã nói về vụ ma túy tại Afghanistan, sau cùng rồi thì nó cũng sẽ trở về Mỹ, hoặc việc người ta phải chiến đấu hay phải hy sinh tính mạng tại vì chúng ta không lưu tâm đủ, và sự thật là chúng ta là một nước giầu, và đó là lý do tại sao chúng ta khởi động cuộc tranh luận này. Nhưng vấn đề không phải là “cắt bớt chiếc bánh”, mà là làm lớn nó lên. Và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm mọi điều nêu trên, nhưng điều này đòi hỏi các chính sách thuế khóa mới.

BAKER: TT Mỹ có các chính sách “bully popet”*. ... Đã thường có sự thống nhất ý kiến về trợ giúp ngoại quốc. Tôi nghĩ rằng vị TT mới có thể tái thành lập một hệ thống mới, đặc biệt là trường hợp mà quý vị đang bàn đến là Afghanistan, là nơi có đe dọa là khủng bố, khủng bố đã tấn công Mỹ trong cuộc tấn công 911.

Và có những lãnh vực khác mà vị tân TT có thể dùng đến bully popet để tập hợp quần chúng Mỹ, và đó là thực tế là chúng ta đã mất đi sự đồng thuận trong lãnh vực mậu dịch tự do. Hãy để tôi nói về mậu dịch và đầu tư – Chúng không còn có được một sự ủng hộ nào từ cả cánh tả của Đảng Dân Chủ lẫn cánh hữu của Đảng Cộng Hòa, là điều mà thường là rất mạnh.

Và chúng ta đang ngồi đây đối diện với cái viễn tượng một vòng đàm phán Doha thất bại. Chúng ta đã không có được một thỏa ước Mậu Dịch Tự Do cho người Mỹ mà TT Clinton đã nói tới vào thời điểm 1996. Và như quý vị đã biết, trong 60 năm qua Mỹ đã thúc đẩy các tư tưởng dân chủ, mậu dịch tự do, thị trường và đầu tư tự do.

Nhiều nước đã chuyển hướng về cái đó, nhưng trong 10 năm qua, sự đồng thuận cho nó đã biến mất, và chẳng có gì có thể làm hơn được trong việc giải quyết sự bất quân bình kinh tế Mỹ mà tôi đã nhắc đến trước đây; rồi một thỏa ước mậu dịch tự do; rồi một sự thịnh vượng lớn hơn đến từ kinh tế và mậu dịch tự do. Đó là một trong những trách nhiệm chính của vị tân TT.

AMANPOUR: Israel – Palestine là một thách đố cho nhiều nhiệm kỳ TT Mỹ kể từ khi biến cố bộc phát. Liệu có có được một thỏa ước nào đó, Ngoại trưởng Baker, cho Israel, Palestine, Syria hay bất kỳ đâu đó hay không?

BAKER: Hiện nay thì tôi không nghĩ là có. Nhưng tôi nghĩ là cho vị tân TT thì có thể có.

AMANPOUR: Vậy thì lời khuyên cho vị TT mới về Syria?

BAKER: Tôi sẽ khuyên vị TT mới phải toàn diện và hoàn toàn tiếp cận Syria.

Tôi là người đưa ra ý kiến cho rằng chúng có thể tách Syria khỏi Iran. Cuộc “hôn nhân” giữa Syria và Iran là một cuộc “hôn nhân” miễn cưỡng. Tôi cho rằng Syria thật sự muốn có một quan hệ ngoại giao tốt với Mỹ hay một quan hệ hợp lý với Mỹ trong trường kỳ hơn là với Iran, nếu nhìn lại quan hệ tốt với các nước Ả-rập Sunni bạn của Syria như Ai-cập, Jordan, Ả-rập Saudi, ....

Vì thế tôi nghĩ là điều nực cười nếu chúng ta không nói chuyện với Syria trong khi đó Israel lại đi thương thuyết hòa bình với họ trong vòng 6 đến 8 tháng qua. Vì cuộc tranh chấp này xảy ra trong nội địa Israel về phần đất mà Israel chiếm đóng. Tôi không nghĩ họ sẽ đạt được một thoả ước nào. Nhưng tôi nghĩ có thể thương lượng với Syria theo một cách dễ hơn nhiều nhiều lần so với việc thương lượng với Palestine.

SESNO: Ngoại trưởng Christopher, tôi muốn quay trở lại với ông về vấn đề Iraq một chút. Điều người ta biết đến là kế hoạch phản công tại Iraq đã tạo ra một số tiến triển. Vị TT kế tiếp muốn tiếp tục công việc này vì hiển nhiên quyền lợi Mỹ không cho phép làm khác. Các tranh luận ứng cử bàn về việc tiếp tục ở lại Iraq 100 năm hay lui binh khỏi Iraq trong vòng 16 tháng.

Vị TT kế tiếp nên làm gì để bảo đảm có thể thành công và tiếp tục cải thiện tình hình tại Iraq?

CHRISTOPHER: Vị TT kế tiếp nên tạo nhiều áp lực vào dân chúng Iraq để họ tiến tới việc hòa giải chính trị, là điều đã không tiến triển theo chiều hướng đó. Tôi nghĩ rằng để có thể làm như vậy, TT kế tiếp phải tạo áp lực lên họ bằng cách cho thấy chúng ta sắp buộc lòng phải rút lui có trật tự khỏi Iraq, mà đây là điều trung tâm. Nếu không sẽ không có áp lực nào tạo ra sự tiến triển chính trị tại Iraq.

Nhưng tôi nghĩ vấn đề hàng đầu phải thực hiện tại Iraq, là phải tạo áp lực - cách này hay cách khác, bằng cách là hoặc tạo áp lực, hoặc khuyến khích - phải có được sự hòa giải chính trị; là cái mà họ còn lâu mới đạt được. Mọi diễn tiến trong mặt trận này vài tuần qua cho thấy là đáng lo hơn là đáng khích lệ.

SESNO: Tướng Powell, tôi tự hỏi không biết ông đồng ý với quan điểm này, hay đồng ý với việc đưa ra một thời khóa biểu, hay sự vận hành quân sự thế nào? Nó tiến hành ra sao?

POWELL: Tôi đồng ý với Christ là phải tạo áp lực nhiều hơn lên chính giới Iraq để họ có được một sự hòa giải chính trị -- sau cùng cũng là giải pháp -- và xây dựng lực lượng an ninh của chính họ.

SESNO: Thời khóa biểu rút quân?

POWELL: Họ phải cho chúng ta một thời khóa biểu. Họ sẽ cho chúng ta biết họ muốn chúng ta rời khi nào. Họ không muốn chúng ta ở lại một ngày nào lâu hơn thời gian cần thiết. Vì thế, tôi không muốn đưa ra một thời khóa biểu nhân tạo nào; nhưng tôi muốn làm sáng tỏ rằng việc rút quân sẽ được tiếp tục....

SESNO: Ông muốn nói gì khi dùng chữ “thời khóa biểu nhân tạo”?

POWELL: “Thời khóa biểu nhân tạo” là cái mà tôi có thể lập ra ngay lúc này...

SESNO: Vậy, 16 tháng, thí dụ như vậy, là một “thời khóa biểu” nhân tạo?

POWELL: Mà không đi theo hoàn cảnh hiện hữu đã tại đó ...

SESNO: Vậy có một thời điểm nào được đưa ra, một thời điểm nhất định nào không phải là một “thời khóa biểu nhân tạo” hay không?

POWELL: Không, vì một thời khóa biểu kiểu đó thì tốt trong vòng chính trị lưng đối lưng. Nhưng bất kỳ thời khóa biểu nào sau cùng cũng nên dựa trên tình hình nơi diễn tiến. Nếu ông cảm thấy điều kiện tốt, thì ông tiến hành; nếu cảm thấy không tốt, thì chậm lại; và tôi thì sẽ ...

SESNO: Nghe giống như là ông nói với Obama rằng ông ta phải rút lui cái này....

POWELL: Không, tôi đang nói tới việc TT thố lộ rằng ông muốn chắc chắn từng ngày. Và hãy cố gắng cho ông ta điều ông yêu cầu. Nhưng cùng lúc, hãy thực hiện công việc theo một cách thức hợp lý. Và nếu mà tình trạng trở nên khá hơn, thì gia tăng rút quân; nếu tình trạng trở nên kém hơn, thì tạm ngưng, nhưng phải bảo đảm rằng chúng ta không mất những gì chúng ta đã đạt được.

KISSINGER: Chúng ta không nên bị mơ hồ ở đây.

Chúng ta phải nghiên cứu tại sao TT Bush đã yêu cầu chính phủ Iraq đưa ra một hạn chót. Ông ta muốn có một cuộc tranh luận chính trị. Ông ta biết rằng một trong hai đảng đang ra sức cổ võ một hạn chót. Ông ta nghĩ rằng họ có thể thắng, và ông ta phải đối phó với họ.

Cho nên điều khôn ngoan là ông ta không chờ vị TT mới, mà lấy ngay ý kiến về một hạn chót. Thất lợi của hạn chót là khi ấy, ông ta có thể dành cho mọi đối thủ cơ hội chờ cho đến khi được cái hạn chót ấy... Nó làm cho chúng ta có thể xác định được cấu trúc nội bộ của Iraq, và một cách tử tế trên phương diện tạo áp lực lên chính quyền Iraq, và do đó khiến cho việc khó hơn nhiều để có thể đạt được một cuộc thương thuyết rộng rãi.

Tôi nghĩ rằng kết quả lập tức là cứ tiếp tục những gì chúng ta đang làm: rút quân khi có thể, tùy theo tình hình nhưng không đưa ra một thời khóa biểu.

Và một lúc nào đó khi tiến triển đủ, kêu gọi một hội nghị quốc tế về Iraq, để cho phép một số vấn đề được giải quyết, và đạt được một số chính danh để tiếp tục; nhưng chúng ta không nên thực hiện theo khuynh hướng là chúng ta cần phải tạo áp lực lên chính quyền Iraq để có thể đạt được sự hòa giải chính trị, trong khi các nhóm khác nhau, gồm chính là Sunni và Shia, đang đánh nhau.

ALBRIGHT: Tôi nghĩ rằng chúng ta phải tạo áp lực, vì quân đội đã làm việc xuất sắc, họ đã thực hiện xong việc họ muốn làm. Nhưng sự hòa giải chính trị đã không xảy ra cho đến khi chúng ta nói rằng chúng ta sẽ không ở đó mãi mãi; và rằng có một nhu cầu rút quân một cách có hệ thống. Tôi nghĩ điều quan trọng là đừng để vị thế hai ứng cử viên phải liên quan hay làm cái gì, thành thật mà nói.

Tôi muốn nói là điều đang diễn ra là ý kiến quân đội phải rút lui theo một cách hệ thống, chỉ chừa lại một số nhỏ ở lại mà thôi.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Henry là phải có một giải pháp chính trị, và ý kiến của James về việc Syria là một phần của giải pháp này. Vì bộ quốc phòng Iraq gần đây có nói rằng quân Mỹ phải ở lại đến năm 2018 vì các biên giới trở nên bất an hơn với đầy người và các loại võ khí kinh khủng.

Cho nên tệ hại nhất là Syria sẽ là một phần của nó. Điều này không thường hay xảy ra với tôi, nhưng tôi là ngoại trưởng trẻ nhất tại đây. Trong một tháng, và tôi sẽ mau chóng ... không phải là một vị TT Ngoại Giao .... Nhưng điều tôi nghĩ là quan trọng là phải tạo áp lực để chính quyền tiến tới, và cả người Sunni lẫn Shiah đều phải lọc lựa thế nào đó khi chúng ta cần đến....

KISSINGER: Madeliene, vấn đề không phải là áp lực. Vấn đề là chúng ta có đe dọa rút quân đối với một nhà nước đang ở trong tình trạng sửa chữa hay không, như một phương tiện tạo áp lực – Đó là vấn đề. Dĩ nhiên, chúng ta phải đề nghị, phải thúc giục, và dùng đến ngay cả biện pháp kinh tế, nhưng vấn đề chính là phải bảo đảm chúng ta sẽ lui quân trong tình trạng ổn định, để có thể rút lui như một áp lực; mà đó tôi tin là không nên xảy ra.

ALBRIGHT: Có sự khác biệt giữa việc nói rằng: “Chúng ta sẽ lui binh trong vòng 16 tháng” và “trong vòng X phút chúng ta sẽ rút lui.” Và nếu quý vị nghe một cách kỹ lưỡng, thì điều được nói tới là quân đội phải rút lui một cách hệ thống, chỉ để lại một quân số nhỏ. Thì nội các hiện tại bất thần quyết định rằng điều này là có thể được.

AMANPOUR: Điều lớn nữa chúng ta bàn đến trên tinh thần của sự cố vấn cho vị TT mới là sự thay đổi khí hậu. Trước hết liệu chúng ta có thể bảo đảm có sự đồng thuận trong tất cả quý vị rằng sự thay đổi khí hậu gây ảnh hưởng nhiều lên toàn thể nhân loại, con người là yếu tố gây ra sự hâm nóng toàn cầu hay không?

....

Vậy thì tập họp các tư tưởng giống nhau về nguyên do của sự thay đổi khí hậu, và có lẽ chúng ta cần làm thêm. Vậy chúng ta cần phải làm gì để có thể dẫn đầu trong cái mà quá sinh tử một cách toàn cầu như thế.

BAKER: Giết hết bò, vì hầu hết ô nhiễm bay ra từ ruột già của chúng.

(Cười)

AMANPOUR: Chúng ta cứ để cái đó trong đó đi.

BAKER: Tôi biết mà.

SESNO: Ông nói chuyện sao mà ngoại giao quá!

(Cười)

AMANPOUR: Bò chống Baker.

BAKER: Bò, đúng rồi.

...

BAKER: Như tôi đã nói trước kia, là Mỹ cần đi đầu trong một nỗ lực – nỗ lực toàn cầu vấn đề toàn cầu – để tập họp các nước quy tụ lại , các nước thải khí carbon dioxide (CO2) nhiều nhất để có một hiệp ước. Nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu chính phủ Mỹ không dẫn đạo nó.

Và đây là một công việc rất khó! Như quý vị đã biết đó, Tầu, Ấn đã nói: “ Đó, quý vị xả khí suốt bao nhiêu năm. Nay chúng tôi chỉ xả bằng quý vị thôi.” Thì lúc đó chúng ta sẽ không đồng ý có một thỏa ước. Tôi nghĩ đây là nhiệm vụ của vị tân TT phải làm một cái gì đó. Nhưng dù sao đi nữa, một hiệp ước kiểu này không tiêu diệt nền kinh tế Mỹ, lại càng không làm nguy hại đến Mỹ như kiểu hiệp nghị Kyoto, trong đó đã loại trừ một số nước xả khí căn bản.

AMANPOUR: Điều ngoại hạng là George Washington University có thể quy tụ và thuyết phục được cả 5 vị có mặt nơi đây. Câu hỏi là lý do tại sao quý vị lại nhận lời đến đây; vì có vấn đề vẫn chưa được bàn tới, hay vì có vấn đề quý vị muốn bàn đến! Tướng Powell, ông có nghĩ rằng vị ứng cử viên nên nói mà họ chưa nói đến hay không?

POWELL: Bà biết, trong cái thế giới kỳ diệu này mà bà và Frank đã tạo ra, .... Không may, chúng ta bị thúc đẩy liên tục vì cái tính “phẩm chất” và khía cạnh tự do của đời sống chính trị.

Và ông thấy hệ thống đài cable của chương trình tối nay làm ăn rất khá; họ có cổ phần chứng khoán trong đó. ... Chúng ta nên nói về vấn đề kinh tế; chúng ta nên nói về vấn đề giáo dục.

Ra ngoài hội trường này thì tôi đang hoạt động trong lãnh vực trẻ em đang thôi học – 50% số học sinh thiểu số và 74% trẻ em tại Detroit. Chuyện này gây ảnh hưởng đến nền an ninh của chúng ta hơn bất cứ vấn đề nào khác mà chúng ta đã bàn tối nay.

Tôi muốn được nghe thêm về kinh tế, giáo dục, về năng lượng. Vì chúng có liên quan với nhau, kinh tế, giáo dục, năng lượng, và toàn cầu hóa.

CHRISTOPHER: Ông biết buổi diễn thuyết không phải là một lớp học về chính trị. Sẽ tuyệt vời nếu họ nói thêm về những điều chúng ta không nói ở đây. Nhưng thành thật mà nói, tôi nghĩ cuộc tranh luận sắp xảy ra, và cuộc vận động cho đến nay là tốt đẹp, sau khi hai bên đã có hội nghị, trong đó người dân Mỹ muốn nghe về các vấn đề rất quan trọng. Tôi nghĩ chúng ta nên tiến tới với cuộc vận trong trong mấy tuần tới.

KISSINGER: … để đổ lỗi cho các ứng cử viên, tôi nghĩ chu kỳ 24 giờ và các đòi hỏi liên tục về việc cung cấp các điều cần thiết về ứng cử viên trong việc họ vờ không có giải đáp cho mọi vấn đề, trong khi trên thực tế là có nhiều vấn đề không thể trả lời trong một thời gian ngắn được.

Họ quy tụ nhiều vấn đề thành các câu nói kiểu “đây không phải là một năm tốt…”. Bà biết đó, chẳng có ứng cử viên nào muốn nói như vậy với bà hết.

AMANPOUR: Nhưng họ là những người trưởng thành, họ không thể đổ lỗi cho giới truyền thông…

BAKER: Họ không nói thế, nhưng đó chính là việc cuộc tranh luận không nên được tổ chức. Và tôi nghĩ rằng cả hai ứng cử viên đều bị công chúng làm cho tả tơi … họ muốn có một số các diễn thuyết nghiêm chỉnh; điều này cần đến rất nhiều nỗ lực và chuyên viên; và rồi có các nhóm chuyên môn nghiên cứu về các chữ mà quần chúng muốn nghe; và họ phải xuất hiện X lần trên các chương trình nói chuyện. Vì thế làm hệ thống chậm lại, là điều tôi không nghĩ khả thi, hiển nhiên góp phần vào việc cải thiện các cuộc tranh luận. Trong thế kỷ thứ 19, thường thì các ứng cử viên có các cuộc tranh luận tầm mức lớn trong đó họ có thể nói chuyện hàng giờ, tại Anh và Mỹ.

SESNO: Thế còn trước thời cable (TV) thì sao?

KISSINGER: Phải, trước thời cable, trước thời Internet. Vì thế không nên đổ lỗi cho các ứng cử viên vì đã không đưa ra được vấn đề.

BAKER: Điểm tôi muốn nói tới, là tôi tương đối công bình từ kinh nghiệm trong các cuộc vận động tranh cử. Là chẳng có gì bất thường về những gì xảy ra trong năm nay hết.

Đây là lời phàn nàn mà quý vị được nghe mỗi lần, như chúng ta không hoàn tất việc nói về một vấn đề, chỉ lo giải quyết các “vòng trong”. Đây chính là kiểu mà tôi nghĩ khoảng 10 hay 12 kỳ vận động tranh cử trong quá khứ đã trải qua. Và như Christ vừa nói, sắp có một cuộc tranh luận, mà có lẽ là về vấn đề chính sách ngoại giao. Chúng ta cần nói thêm về kinh tế, giáo dục, năng lượng và nói về điều đang xảy ra trên Wall Street.

Và tôi nghĩ các ứng cử viên sẽ nói nhiều về năng lượng, giáo dục, và môi trường trong thời gian tới. Vì vậy, tôi không nghĩ đây là vấn đề của điều hành, chúng ta không thể có sẵn “mưa trên tay” (ý chỉ mọi việc từ trời rơi xuống).... Cuộc vận động lần này, trên thực tế, đã xảy ra rất tốt đẹp.

ALBRIGHT: Tôi nghĩ rằng thời gian còn lại rất ít và đây là điều tôi muốn tập trung vào.

Và tôi hy vọng cuộc tranh luận sẽ tốt đẹp; và tôi nghĩ rằng các cơ quan truyền thông cũng đóng một vai trò nào đó trong việc trả lời các câu hỏi trong kỳ tranh luận.

Nên tôi hy vọng, dù cho có ai nói gì đi nữa, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các cơ quan truyền thông phải đóng góp vào việc trả lời các câu hỏi ngõ hầu qua cuộc tranh luận, người ta có thể thấy đươc sự khác biệt giữa hai bên.

SESNO: Các thăm dò cho thấy, mà tôi chưa nói đến, là các nhận định của bà ngày hôm nay rất là hay.

Và đây chính là lý do chúng ta có cuộc hội luận ngày hôm nay, và cũng chính là lý do tại sao chúng ta đã đóng khuôn chương trình này: Trình bày cho quý vị khán giả của chúng tôi nhiều chi tiết hơn, và bàn về các vấn đề do những người ngoài cuộc đặt ra, giúp đẩy mạnh quá trình tranh cử.

AMANPOUR: Không may là chúng ta đang hết giờ. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm tạ hội thảo đoàn hôm nay, gồm cựu NT Warren Christopher, Henry Kissinger, Madeliene Albright, James Baker, và Colin Powell. Xin cám ơn toàn thể quý vị rất nhiều vì đã hiện diện nơi đây.

(Vỗ tay)


SESNO: Và chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tổ chức đã làm cho buổi hội thảo này được diễn ra: Phân Khoa Truyền Thông và Công Việc Công Cộng cũng như phân khoa khác, Công Việc Quốc Tế thuộc ĐH George Washington, Center for a New American Security, Viện James A. Baker III cho Chính Sách Công Cộng thuộc of Rice University, và Trung Tâm Colin Powell về Nghiên Cứu Chính Sách tại City College thuộc New York.

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị cũng như tổ chức của quý vị.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đối tác truyền thông của chúng tôi, gồm có CNN và America of Broad Media đã làm cho chương trình này được thực hiện.

Sau cùng, xin cám ơn thật nhiều quý vị thân hào nhân sĩ như GW and Beyond, đã tụ tập những quý vị quan khách tại đây, làm cho chương trình thành hiện thực.

Tôi là Frank Sesno, Và tôi là Christiane Amanpour.

Xin cám ơn toàn thể quý vị đã tham gia với chúng tôi.

No comments: