Công an mật vụ CSVN đang hoạt động đắc lực ở Ba Lan
Grzegorz Lisic, Gazeta Wyborcza 8/10/08, Khánh Ðăng lược dịch
Lính Biên phòng Ba Lan
Chức năng của họ là bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến người Việt ở Ba Lan. Và lần nữa họ lại được cảnh sát biên phòng Ba Lan trợ giúp trong việc này.
Công an Việt Nam hành động trên căn bản của một hiệp ước song phương được ký kết hồi năm 2004. Hiệp ước giúp cho hai nước cùng hợp tác trong việc trao trả công dân của họ lại cho nhau. Warsaw đã dùng hiệp ước này cho đến nay chỉ có vài trường hợp, chẳng hạn như giúp cho những người bị mất giấy tờ tuỳ thân khi đang đi nghỉ hè. Hà Nội thì dùng hiệp ước này như một công cụ để săn đuổi những người bất đồng chính kiến di dân vào Ba Lan. Ðây là một điều có lợi cho chế độ Hà Nội vì các nhà bất đồng chính kiến thường không có giấy phép thường trú của Ba Lan.
Chợ trời ở Biala Podlaska, nơi lính biên phòng Ba Lan thường ruồng bố
Chuyến viếng thăm đầu tiên của nhân viên Phòng A18 thuộc cơ quan An ninh Nhân dân, với nhiệm vụ theo dõi người di dân gốc Việt (Ba Lan là một trung tâm quan trọng của thành phần đối lập chống lại chế độ Việt Nam), đã xảy ra vào tháng Hai. Chuyến viếng thăm của công an Việt Nam xảy ra trước khi có một vụ ruồng bố do Lực lượng Biên phòng Ba Lan thực hiện ở Wólka Kosowska gần thủ đô Warsaw. Khoảng 100 người Việt Nam đã bị bắt. Trong các cuộc thẩm vấn do Phòng A18 thực hiện, họ bị áp lực để trở thành mật thám chỉ điểm cho công an Việt Nam vì nỗi đau khổ lo sợ bị trục xuất ngay lập tức. Vào tháng Năm, công an A18 quay trở lại. Tại một trung tâm tạm giam ở Przemyśl thuộc phía đông nam Ba Lan, họ đã thẩm vấn 120 đồng bào của họ do cảnh sát biên phòng Ba Lan đưa đến từ khắp nơi trên nước Ba Lan.
Chuyến viếng thăm lần thứ ba vừa mới xảy ra. Ông Wioletta Paprocka phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Ba Lan nói rằng : “Mục đích của chuyến viếng thăm là xác minh lý lịch và cấp phát giấy tờ đi lại”
Lần này cũng thế, Lực lượng Biên phòng vây bắt hàng chục người Việt. Ngay cả trước khi công an A18 đến, họ được bảo phải điền chi tiết cá nhân vào các mẫu đơn in sẵn.
“Các mẫu đơn này được gởi đến từ Việt Nam và chứa đựng nhiều câu hỏi đặc biệt là rất tọc mạch về địa chỉ chỗ ở, tiếp xúc liên lạc với ai và chi tiết về thân nhân bạn bè”, theo ông Robert Krzysztoń, một nhà hoạt động tự do dân sự của tổ chức Stowarzyszenie Wolnego Słowa, một hiệp hội ủng hộ quyền tự do ngôn luận cho biết.
Các mẫu đơn này là một sự kiện mới lạ. Nhờ đó mà công an A18 không cần phải thẩm vấn tất cả những người bất đồng chính kiến bị bắt, vì họ đã biết rất nhiều từ các mẫu đơn rồi.
“Cái gọi là xác minh lý lịch thực ra có nghĩa là lôi ra những người bất đồng chính kiến mà công an A18 muốn truy tìm dựa trên danh sách mang đến từ Việt Nam”, ông Krzysztoń cho biết.
“Khi một người nào đó có tên trên danh sách xác nhận các chi tiết cá nhân trong cuộc thẩm vấn, thì ngay lập tức Sứ quán Việt Nam sẽ làm các giấy tờ trục xuất cho họ. Trở lại Việt Nam, người đó lập tức bị đưa vào tù hoặc trại lao động cải tạo".
“Chúng tôi biết là các cuộc thẩm vấn được thực hiện ở văn phòng của nhân viên Lực lượng Biên phòng. Có một máy quay phim ở đó, cho nên có thể là họ đã thu hình”, theo cô Tôn Vân Anh, một người tranh đấu đối lập ở Ba Lan cho biết. “Các buổi thẩm vấn được thực hiện trong một không khí rất gay gắt và do đó đi ngược với pháp luật, nhân viên Biên phòng Ba Lan lại không có mặt. Hai mật vụ của A18 “quay” người bị thẩm vấn, gả mật vụ thứ ba gõ phím đưa chi tiết vào một máy computer.”
Người di dân gốc Việt cũng báo cho biết rằng lần này công an A18 đến thăm viếng gia đình thân nhân của những người bị bắt giữ ở Ba Lan. "Họ (công an) hứa là sẽ phóng thích (những người bị bắt giữ) để đổi lấy việc hợp tác với họ", chúng tôi được nghe kể từ một người di dân gốc Việt.
“Hiệp ước đang được dùng để tống khứ những người di dân không ai muốn nhận cho vào. Ðó là điều nằm trong lợi ích của Lực lượng Biên phòng, vì theo cách này thì họ có thể chứng tỏ rằng họ đang dọn dẹp cho Ba Lan sạch sẽ khỏi những người nước ngoài xâm nhập bất hợp pháp. Ông Krzysztoń nói. “Công an mật vụ Việt Nam cũng có một mối lợi ở đây. Và đó là lối mà nền dân chủ Ba Lan ủng hộ một chế độ cộng sản”.
Tổ chức nhân quyền Helsinki Foundation tại Ba Lan cách đây không lâu đã kêu gọi cho việc xem xét lại bản hiệp ước trên về những lợi ích mà hiệp ước đó tạo ra cho mỗi nước. Ông Seweryn Blumsztajn nhà tranh đấu công đoàn Ðoàn kết Ba Lan trước đây đã thúc giục chính phủ Ba Lan hãy thực sự từ bỏ không thừa nhận hiệp ước đó, khi ông viết trong tờ Gazeta: “Ðã từ lâu kể từ khi tôi cảm thấy nhục nhã cho đất nước tôi”.
Nhưng Bộ Nội vụ Ba Lan đã bịt tai không nghe những lời kêu gọi đó. Bản hiệp ước trên là đề tài của 3 câu hỏi chất vấn trong quốc hội của dân biểu Dariusz Lipiński thuộc đảng Civic Platform (Diễn đàn Công dân). Một trong những câu hỏi này được đặt ra cho Phó Thủ tướng Grzegorz Schetyna kiêm Bộ trưởng Nội vụ Grzegorz Schetyna, thắc mắc tại sao Ba Lan lại mời an ninh mật vụ của Việt Nam đến đây; tại sao bản hiệp ước lại cho phép nhân viên mật vụ nước ngoài được hoạt động ngay trên lãnh thổ Ba Lan; và dưới điều kiện nào thì bản hiệp ước có thể bị huỷ bỏ.
Một lá thư phúc đáp được gởi đến từ Thứ trưởng Nội vụ Minister Piotr Stachańczyk, viết rằng có nhiều lý do tốt để duy trì bản hiệp ước. “Hiện tại có nhiều quốc gia, bao gồm nhiều nước của Liên hiệp Âu Châu, đang cố gắng để ký kết hiệp ước này với Việt Nam. Những cuộc thương thuyết như vậy đang được thực hiện bởi nước Cộng hoà Czech và Pháp”. Ông Stachańczyk viết.
“Bộ Nội vụ vẫn chưa trả lời những câu hỏi của tôi”, ông Lipiński.nói.
Trong thư trả lời, ông Stachańczyk nói rằng “Bộ Nội vụ sẽ có nỗ lực để các cuộc thẩm vấn được thu hình lại”.
“Ðiều này xác nhận những gì mà chúng tôi đã nghe về trung tâm tạm giam ở Przemyśl là sự thật” cô Tôn Vân Anh nhấn mạnh. “Công an mật vụ Việt Nam đang nắm quyền ở đó”
Translated by Marcin Wawrzyńczak
Źródło: Gazeta Wyborcza
http://wyborcza.pl/1,76842,5783418,Vietnamese_Security_Police_Again_Active_in_Poland.html
An ninh VN 'tái hoạt động' ở Ba Lan
09 Tháng 10 2008 - Cập nhật 14h25 GMT
Luật Ba Lan không cho phép chủ nghĩa cộng sản hoạt động
Nhật báo lớn của Ba Lan, tờ Wyborcza một lần nữa lên tiếng về vụ việc mà họ mô tả là biên phòng Ba Lan giúp an ninh Việt Nam bắt những người Việt bất đồng chính kiến.
Trong bản tiếng Anh của bài báo, phóng viên Grzegorz Lisicki mô tả cơ quan an ninh A18 tiếp tục quay lại Ba Lan đến lần thứ ba để thẩm vấn những người bị biên phòng Ba Lan bắt giữ.
Các lần làm việc trước của phía Việt Nam cũng đầu gặp sự phản đối của một số báo chí Ba Lan mà đều đặn nhất là tờ nhật báo thuộc hàng lớn nhất - Gazeta Wyborcza.
Lần đầu có khoảng 100 người Việt bị thẩm vấn ở Wolka Kosowska, lần thứ hai vào tháng Năm có chừng 120 người phải gặp công an Việt Nam ở Przemysl.
Lần này, phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ Ba Lan, Wioletta Paprocka cũng giải thích theo luận điểm "công việc của họ là thẩm định nhân thân và cấp giấy thông hành".
Công việc của họ [A18] là thẩm định nhân thân và cấp giấy thông hành
Vài chục người bị bắt phải điền vào các tờ khai, và có ý kiến cáo buộc A18 đến gặp các gia đình thân nhân để "đòi hợp tác đổi lại việc thả người", tờ báo trích lời một người Việt.
Hoạt động của các nhân viên an ninh Việt Nam trên đất Ba Lan là theo thỏa thuận song phương được ký năm 2004 về việc phối hợp trao trả công dân, mà bài báo coi là phương tiện để Việt Nam lợi dụng để săn đuổi các nhà bất đồng chính kiến di tản sang Ba Lan.
Quĩ nhân quyền Helsinki tiếp tục kêu gọi xem lại thỏa thuận giữa hai nước để đôi bên cùng có lợi.
Một cựu thành viên Công đoàn Đoàn kết, Seweryn Blumsztajn thậm chí còn đòi chính phủ Ba Lan ngưng áp dụng hiệp định này.
Tuy nhiên cho đến 9/10, Bộ Nội vụ vẫn chưa trả lời các kiến nghị từ chính giới như của ông Dariusz Lipinski, phó chủ tịch Cương lĩnh Công dân (PO), đảng cầm quyền tại Ba Lan hiện nay
BBC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment