Sunday, October 12, 2008

Dự thảo luật của CSVN cho phép “Việt kiều” có 2, 3 quốc tịch, là một cái bẫy?

Lê Minh
Lời mở đầu:
Trong bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ trong nước hồi tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường đã cho biết rằng quốc hội CSVN sẽ sửa đổi luật để cho phép “công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch”.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, theo thiển ý của mình, người viết chỉ xin phân tích một số khía cạnh pháp lý lợi hại có liên quan đến luật pháp của Úc, và cũng xin mời đọc giả triển khai, bổ túc thêm các khía cạnh pháp lý khác có liên quan đến luật pháp các nước có người tỵ nạn Việt Nam đang sinh sống.




Để thực thi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ĐCSVN, quốc hội CSVN hiện đang dự thảo Bộ luật quốc tịch sửa đổi để “công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch”. “Công dân Việt Nam” ở đây là “Việt kiều”, tức là người Việt Nam đã đi tỵ nạn, di dân ra nước ngoài và hiện đang định cư ở các nước này.

Luật hiện hành của CHXHCNVN quy định rằng, người Việt Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi dâu (kể cả con cháu trực hệ sinh ra ở ngoại quốc) cũng “bị” xem là công dân Việt Nam, bởi vì bộ luật này chi phối và ràng buộc “cả nơi sinh và huyết thống”. Điều này có nghĩa là, những người tỵ nạn Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài, nay cho dù đã định cư, nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng dưới cái nhìn của luật CHXHCNVN vẫn bị xem là “công dân Việt Nam”, bởi vì họ chưa hề chính thức “từ bỏ quốc tịch Việt Nam”. Câu thòng này chính là lý do để yêu cầu dẫn độ về nước hoặc là cái cớ để nhà nước CSVN có thể tùy tiện bắt bớ, giam cầm những “Việt kiều không yêu XHCN” mỗi khi về nước thăm quê hương.

Tình hình “song tịch” hiện nay trên thế giới và tại Úc

Trước khi đi vào bài phỏng vấn Bộ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường trên tờ Tuổi Trẻ, chúng ta hãy nhìn sơ một vòng tình hình “song tịch” hiện nay trên thế giới. (xem phụ bản phía dưới)

Theo Thư Viên online của Quốc hội Úc thì cả Việt Nam và Úc đều nằm trong danh sách các quốc gia không cho phép song tịch cũng như có thể “du di” cho phép song tịch trong một vài trường hợp đặc biệt.

Theo luật hiện hành của Úc, Phần 17 của Bộ luật Quốc tịch năm 1948 quy định rằng “bất cứ công dân Úc nào từ 18 tuổi trở lên, nếu vì một lý do nào đó (ngoại trừ việc kết hôn), mà có thêm một quốc tịch ngoại, thì việc có được quốc tịch đó sẽ chấm dứt việc mang quốc tịch Úc”. Điều này có nghĩa là, một khi trở thành công dân một nước khác thì đồng thời cũng đưa đến việc đánh mất quốc tịch Úc.

Luật quốc tịch CHXHCNVN định nghĩa “công dân” bằng nơi sinh và cả huyết thống

Luật pháp CHXHCNVN định nghĩa rằng hễ sinh ra tại Việt Nam, hoặc có huyết thống là Việt Nam (ông bà cha mẹ là người Việt Nam) thì phải là “công dân Việt Nam” (ràng buộc cả “nơi sinh và huyết thống”), trong khi luật quốc tế chỉ quy định “công dân” theo nơi sinh ra.

Cha mẹ mang quốc tịch VN, con cái phải thi hành
"nghĩa vụ quân sự"
Vậy mà khi phát biểu với tờ Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Tư Pháp CSVN Hà Hùng Cường đã nói “dư thừa” rằng “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch”. Sở dĩ có chuyện “trẻ em sinh ra ở VN có trường hợp không có quốc tịch” là vì trong thời gian vừa qua có những trường hợp các cô gái Việt lấy chồng Hàn, Đài Loan ly dị trở về nước khi đang mang thai rồi sinh con tại VN đã không được chính quyền địa phương cấp giấy khai sinh. Trong khi đó luật CHXHCNVN lại “quơ quào” rằng “trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN” cho dù đã định cư đến thế hệ thứ tư.

Ông Cường còn cho biết luật sửa đổi sẽ “mềm dẻo” để “Việt kiều” có thể có vài ba quốc tịch, tiện cho nhà nước CSVN “thống kê số liệu công dân” và để “thực hiện chính sách bảo hộ công dân” tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

Lạ đời thật, nhà nước CSVN có bao giờ thực tâm “bảo hộ công dân Việt Nam” trên xứ người bao giờ. Hãy nhìn xem thái độ “đem con bỏ chợ” của họ đối với “Việt kiều Campuchia”, hàng trăm ngàn cô dâu Việt tại xứ Đài, xứ Hàn và hàng trăm ngàn công nhân lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Hiển nhiên cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia chưa được nhà nước “quan tâm sâu sắc”, bởi vì họ quá nghèo, khác với “Việt kiều thứ thiệt” sinh sống tại các nước tư bản giàu có rất được nhà nước “quan tâm ưu ái” nên được gọi là “khúc ruột ngàn dặm”.

Công nhân VN đi làm lao động ở nước ngoài bị chủ bóc lột, đối xử tàn tệ nhưng có bao giờ các tòa đại sứ VC quan tâm đến họ đâu. Gần đây nhất, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã phải can thiệp giúp cho 176 nữ công nhân Việt ở Jordan được giải cứu khỏi cảnh bị bóc lột và đánh đập; và vụ việc nhà thầu may mặc của hãng Nike tại Mã Lai đối xử tàn tệ, nô lệ hóa công nhân (trong đó có công nhân VN) đã bị Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (UBBV) tố cáo với đài số 7 của Úc. Việc tố cáo này ( web ) đưa đến việc hãng Nike chính ở Mỹ phải can thiệp, và nhờ đó tình trạng lao động và điều kiện ăn ở của công nhân mới được cải thiện. Còn chuyện công nhân làm việc ở các hãng xưởng trong nước bị các chủ nhân ông Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc bóc lột, đối xử tàn tệ, thậm chí chuyện đánh đập cũng xảy ra như cơm bữa, nhưng có bao giờ nhà nước CSVN can thiệp hay phạt nặng đâu.

“Việt kiều” chưa thôi quốc tịch VN và có ước muốn nhập tịch trở lại quốc tịch VN?

Trong số khoảng hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống trong các cộng đồng trên khắp thế giới, nhà nước CSVN đã “ước đoán” là 75% trong số này đã nhập quốc tịch nước sở tại nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam.

Đúng là “Việt kiều” ở các nước hầu hết đã nhập quốc tịch, hoặc sẽ nhập tịch nước sở tại, tuỳ theo điều kiện của mỗi nước. Tuy nhiên con số 75% là không chính xác, bởi vì tuỳ theo luật của mỗi nước, khó hay dễ, lâu hay mau. Vả lại, có thể nói là đến hơn 99% người VN tỵ nạn CS muốn từ bỏ quốc tịch VN, mà nói chính xác hơn là từ bỏ quốc tịch CHXHCNVN.

Ông Cường cho rằng có đến 2.5 triệu trong số hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại “vẫn chưa thôi quốc tịch VN”. Đây là câu nói mơ hồ đầy hàm ý, bởi vì người Việt Nam chạy trốn Việt Cộng thì có ai muốn giữ quốc tịch CHXHCNVN. Càng hàm hồ hơn nữa khi ông Cường cho rằng “trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch Việt Nam”.

“Hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất” ư? Họ là ai? Họ là những quân, dân cán chính đã từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị tù tội, đọa đày, thì làm gì có chuyện “hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất” có ước nguyện quay trở về xin nhập tịch CHXHCNVN.

Quyền lợi và nghĩa vụ khi trở thành “công dân CHXHCNVN”


Sửa đổi luật quốc tịch để móc hầu bao
"Việt kiều" nhiều hơn nữa

Một khi trở thành công dân của một nước thì người đó đương nhiên phải có “quyền lợi và nghĩa vụ” đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, đối với “Việt kiều”, ông Cường có thêm rằng Việt kiều cũng có quyền đi bỏ phiếu (theo kiểu “Đảng cử dân bầu”), và cũng có quyền ra ứng cử “đại biểu quốc hội”. Tuy nhiên để ra ứng cử thì phải thường trú trong nước, phải có “nhận xét của nơi cư trú” và phải qua “hiệp thương của Mặt trận”, tức là phải có xác nhận của công an chính quyền địa phương, và phải được Mặt trận Tổ quốc đề cử. Như thế này thì chắc chắn chỉ có “Việt kiều yêu nước” mới “đạt yêu cầu”.


Báo chí trong nước cũng từng kháo rằng khi cầm cái Hộ chiếu CHXHCNVN thì “Việt kiều” sẽ được đối xử như người Việt bản địa trong cách tính giá. Cứ cho rằng một tí lợi này là có thật thì việc trở thành công dân Việt Nam, đồng nghĩa với việc sẽ phải thực thi “quyền lợi và nghĩa vụ” như người Việt Nam, kể cả việc “thực hiện nghĩa vụ quân sự” đối với nam công dân, thì liệu Việt kiều nào có đủ can đảm xin “đăng ký quốc tịch” CHXHCNVN không? Ngoài ra việc trở thành công dân CHXHCNVN sẽ thuận lợi hơn cho nhà nước CSVN khi truy tố, kể cả việc dẫn độ “Việt kiều không yêu nước” về Việt Nam.

Cách đây 1 năm trên trang web của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng CSVN kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nói rõ chiêu “miễn thị thực” (mtt ) là để thực thi Nghị quyết 36, nhằm dụ khị thêm “người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên”. Nay đi thêm bước nữa, nhà nước CSVN sẽ sửa đổi luật quốc tịch “theo hướng mềm dẻo” để “Việt kiều có thể có hai, ba quốc tịch” hầu có thể “về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên” thường xuyên hơn nữa, dễ dàng chuyển tiền bạc tài sản kể cả “lương hưu, bảo hiểm của họ” về nước nhanh hơn; Tức là nhà nước CSVN có thể móc hầu bao của “Việt kiều” nhiều hơn nữa, làm giàu nhanh hơn nữa cái túi tham không đáy của các quan chức nhà nước.

Úc Châu ngày 12/10/2008
Lê Minh






Nguồn: Thư Viện online ( web) của Quốc Hội Úc

src


Thứ Tư, 21/05/2008, 08:25 (GMT+7)

Dự thảo luật quốc tịch (sửa đổi): Công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch

TT - Hàng triệu người VN ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch VN có thể đăng ký quốc tịch VN. Những người này có thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để đăng ký quốc tịch VN.

Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt, có thể thực hiện đăng ký ở nước ngoài. Đó là một trong những nội dung của dự án Luật quốc tịch (sửa đổi).

Xung quanh vấn đề này, trước khi Quốc hội có những phiên họp riêng về dự án luật nêu trên, Tuổi Trẻ đã trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (ảnh) cho biết:

- Theo nguyên tắc hiện hành, Nhà nước chỉ công nhận công dân VN có một quốc tịch là quốc tịch VN, nghĩa là công dân VN không thể có quốc tịch nước khác. Nhưng thực tế nước ta có nhiều đồng bào đang định cư ở nước ngoài, hơn nữa đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì nguyên tắc nêu trên là không khả thi.

Về quốc tịch, nhiều nước qui định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước tôi là có quốc tịch nước tôi, không cần biết huyết thống như thế nào, còn nước ta qui định cả nơi sinh và huyết thống. Tức là trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch, nhưng mặt khác trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN. Trong khi đó, đồng bào ta ở nước ngoài nhiều gia đình đã định cư đến thế hệ thứ tư, có thể họ vẫn giữ quốc tịch VN nhưng hầu như không có giấy tờ chứng minh. Như vậy nguyên tắc nêu trên cũng trở thành hình thức. Và, ở đây cách làm luật của ta là cố gắng nhìn thẳng vấn đề, sao cho qui định sát thực tế.

* Vậy, dự án luật xử lý nguyên tắc một quốc tịch theo hướng nào, thưa ông?

- Theo hướng mềm dẻo. Nếu dự án luật được thông qua, có thể chấp nhận những trường hợp đang có hai quốc tịch, thậm chí ba quốc tịch, và anh được đăng ký đàng hoàng để một mặt chúng ta dễ thống kê số liệu công dân, mặt khác để thực hiện chính sách bảo hộ công dân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

* Được biết, khoảng 75% trong số hơn 3 triệu người VN đang sinh sống ở nước ngoài đều đã nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng chưa thôi quốc tịch VN?

- Hiện có xu hướng nhiều kiều bào về sống trong nước, họ muốn trở lại quốc tịch VN nhưng có nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài, vì các chế độ như lương hưu, bảo hiểm của họ đều ở nước ngoài. Để giải quyết, dự án luật mở ra hướng chấp nhận cho họ được trở lại quốc tịch VN.

Trong số hơn 3 triệu người VN ở nước ngoài, không kể những người vẫn có hộ khẩu thường trú trong nước, số còn lại hơn 2,5 triệu người đã ra nước ngoài từ lâu nhưng vẫn chưa thôi quốc tịch VN. Vấn đề pháp lý đặt ra là hơn 2,5 triệu người đó có còn tiếp tục là công dân VN nữa hay không? Tinh thần của dự án luật là vẫn công nhận họ có quốc tịch VN và qui định thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để những đồng bào đó đăng ký quốc tịch VN. Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN nêu trên, ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt. Chúng tôi dự tính nếu luật được ban hành, trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch VN.

* Khi đăng ký quốc tịch VN thành công thì kiều bào được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, liệu có được tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử?

- Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân VN phù hợp với hoàn cảnh sống xa Tổ quốc. Đó là những quyền và nghĩa vụ nào thì lại do những đạo luật cụ thể qui định, ví dụ như Luật bầu cử hiện hành qui định nếu anh về nước có đăng ký tạm trú anh được đi bỏ phiếu, nhưng nếu anh muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì anh phải thường trú trong nước, rồi có nhận xét của nơi cư trú, phải qua hiệp thương của mặt trận… Nghĩa là nếu anh không thường trú trong nước thì anh không được ứng cử.

* Vậy trong trường hợp kiều bào đăng ký quốc tịch VN và trở về thường trú trong nước thì sao, thưa ông?

- Xu hướng là bà con đã trở về VN để định cư và thường trú thì bà con sẽ được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ như mọi công dân VN.

* Đã có những người nước ngoài xin nhập quốc tịch VN như trường hợp thủ môn Santos, vậy theo dự án luật họ có được giữ quốc tịch vốn có, thưa ông?

- Dự án luật mở rộng ra một số trường hợp người nước ngoài có thể được Chủ tịch nước cho phép giữ hai quốc tịch, trong trường hợp họ xin nhập quốc tịch VN nhưng có lý do chính đáng để xin giữ quốc tịch vốn có của họ. Đơn cử như những người nước ngoài có những đóng góp cho sự nghiệp khoa học, thể thao, văn hóa... của VN.

* Dự án luật lần này đã hướng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quốc tịch?

- Chúng tôi đã cố gắng để giảm hẳn các loại giấy tờ, thủ tục. Ví dụ khi bà con trở lại quốc tịch VN thì không bắt buộc các điều kiện chặt chẽ như trước đây là phải lấy vợ (chồng) VN, hoặc trở về định cư ở VN. Chúng tôi chỉ qui định đơn giản trở lại quốc tịch VN là quyền của anh, và cơ bản Nhà nước tạo điều kiện cho anh thực hiện quyền và nguyện vọng chính đáng đó. Về mặt thời gian, có cái khó là các vấn đề liên quan đến quốc tịch, không những phải giải quyết từ nước ngoài về trong nước, mà còn phải giải quyết qua nhiều cơ quan như ngoại giao, công an, tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, lên đến Chủ tịch nước, nên chúng tôi dự kiến phấn đấu rút ngắn từ một năm xuống chín tháng và từ sáu tháng xuống ba tháng, thời gian tới ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn thì sẽ rút ngắn nữa.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

tt


- Cộng Sản: Mục đích biện minh cho phương tiện - Lm Chân Tín
- Đạo đức "cách mạng", thủ đoạn cs
- Ông Đại sứ Michael Michalak: Ngôn ngữ ngoại giao thiếu trung thực
- DỐI TRÁ
- Gian trá, đồng minh lý tưởng của Bạo lực
- + Thử phân tích về bộ máy Tuyên truyền của CSVN
- + Điểm nhận diện chung của tập đoàn cộng sản Việt ...
- + Nhận diện về cơ chế và các vai kịch trong guồng ...

- Phát biểu của KS ĐỖ NAM HẢI NHÂN CHUYẾN VIẾNG THĂM ÚC CHÂU CỦA THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG.
- Phát biểu của Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn trong buổi họp mặt kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Khối 1906 Úc Châu
- 20081009 VSR pv anh Đỗ Nam Hải (Saigon) & Lá thư quốc nội với NK Toan (HaNoi)


- Miễn Visa, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng
- Mẫu Đơn Miễn Visa: Nhận Quốc Tịch VN? - VIETCYBER
- Dè Dặt Với Việc Miễn Visa
- Không visa, du khách Trung Quốc vẫn được đi khắp Việt Nam

- search: quốc tịch, miễn visa


Ý kiến bạn đọc:
Giọng điệu cố hữu đạo đức giả, gian trá, tham lam của cs :

...
Thủ tướng khẳng định chính sách của Đảng, Nhà nước luôn coi kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của đất nước, luôn tạo điều kiện tốt nhất để kiều bào trở về quê hương sinh sống và làm ăn.

Với một số rất ít người Việt tại Australia do thiếu thông tin về đất nước nên vẫn còn mặc cảm, chưa khép lại quá khứ.

"Đã là người Việt Nam, không có ai lại giữ mãi thù hận với quê hương mình, đất nước mình, dân tộc mình. Quê hương, đất nước, dân tộc sẵn sàng bao dung, sẵn sàng chào đón", Thủ tướng nhắn nhủ.

- Đất nước sẵn sàng chào đón bà con kiều bào
- Đại biểu QH tán thành nguyên tắc một quốc tịch (12/10/2008)
- Liên quan đến quốc tịch VNcs

---------
Cái mà csvn quan tâm sâu sắc nhất từ xưa đến mãi mãi về sau là :
- ĐỘC QUYỀN & khống chế chính trị trong tay đảng !
- KIỂM SÓAT chặt chẻ người dân trong & ngoài nước, nhất là những người khác chính kiến cs !!
- Tìm mọi cách khống chế, móc túi người dân, VK !
- Dụ dỗ, lừa mị, xử dụng, lợi dụng những thế hệ trẻ sinh sống học tập làm việc ở nước ngoài ...
- Mâu thuẫn không giấu được ý đồ gian dối: Khi "đã là VN" thì Miễn visa là miễn visa vĩnh viễn, tại sao lại 5 năm ??
- Gây chia rẻ, lũng đoạn trong lòng dân Việt, tổ chức người Việt hải ngoại qua "những miếng mồi" bở mà thực tế sẽ là "vậy mà không phải vây" !! Bạn vẫn sẽ bị "phân biệt đối xử như thường về quyền lợi, an toàn" vì "có nhân tố nước ngoài" rất là lắt léo kiểu luật rừng cs !!

Vì thế:
Dự thảo VK có "2, 3 quốc tịch" chắc chắn nằm trong mục tiêu nêu trên !
Nếu chấp nhận, khi bạn về VN, bạn sẽ bị quản lý bởi bộ công an, thay vì bộ ngoại giao !!! Bộ ngoại giao nước ngoài nơi mà bạn có quốc tịch sẽ rất khó can thiệp khi bạn bị "chụp mũ, kiếm chuyện làm tiền, kết tội gì đó ".

Tại sao dân TQ tự do vào VN không cần xin visa, mà người gốc Việt lại bị "mọi rắc rối, cài bẫy, kéo dài ", phải xin visa về VN là nghĩa lý gì, âm mưu đen tối gì ???
Ai là "khúc ruột ngàn dặm" của csvn ??? Ai làm thái thú cho Tàu ???

Kết luận:
- Luật cs là luật RỪNG, nói 1 đường làm một nẻo, gian dối, tráo trở !
- KHÔNG bao giờ "xin/nhận" quốc tịch VN với cs, khi bạn đã có quốc tịch khác !!
- Khi bạn có quốc tịch nước ngoài, cũng nên xác định với Bộ nội vụ của nước thứ 2 này là bạn từ bỏ/không chấp nhận quốc tịch VN ! Mặt khác, bạn cũng có thể làm điều này với nhà nước VNcs, nhưng khá phức tạp, và tốn tiền. Tuy nhiên, có thể làm như sau: a/ gởi đơn báo từ tịch VN, gởi bảo đảm có hồi báo đến Sứ quán VN; đây là bằng chứng đã nộp; b/ viết 1 tuyên bố danh dự trước cơ quan sở tại nước ngoài rằng "bạn long trọng tuyên bố từ bỏ quốc tịch VN" !

- Giới hạn vệ VN tối đa ! Nếu phải làm đơn xin visa về VN PHẢI xem kỹ mẫu đơn và GẠCH đi những phần "gài bẫy bất lợi cho bạn" như : "đơn xin visa dành cho người Việt sống ở nước ngoài", trong khi bạn là người ngoại quốc GỐC Việt , được công pháp quốc tế & nước ngoài bảo vệ !

1 comment:

Unknown said...

bai bao nay khong chinh xac, tu ngay 4/4/ 2002 cong dan Uc khong bi mat quoc tich Uc khi nhap quoc tich khac.Toi dang co trong tay bo don do chinh BO NGOAI GIAO UC phat hanh.