Trách nhiệm của trí thức
Hoàng Cúc
Cuộc sống của những người khác và Trách nhiệm của trí thức
Mới đây, tôi có dịp xem bộ phim Cuộc sống của những người khác (Das Leben Der Anderen) của Florian Henckel Von Donnersmarck. Đây là một bộ phim giúp người xem, nhất là những người chưa từng sống dưới chế độ cộng sản, hiểu được phần nào bầu khí giả dối, ngột ngạt và tù túng trong bàn tay sắt của một đảng tự xưng là khoa học, nhưng lại hành xử cứ như mình là chúa trời toàn năng. Bộ phim đồng thời cũng giúp tôi trở lại với một vài kinh nghiệm quá khứ và hiểu hơn đôi điều trong hiện tại.
Phim mở đầu bằng cảnh một nhân viên an ninh của Cộng Hoà Dân Chủ Đức (Đông Đức) hỏi cung một người dân. Ngày này qua ngày khác, những câu hỏi giống nhau được lặp đi lặp lại. Người dân bị hỏi cung cũng lặp đi lặp lại chính xác đến từng từ ngữ các câu trả lời, ngay cả khi ông ta đã rã rời và trả lời trong tiếng nấc. Tất cả các cuộc hỏi cung đều được ghi âm và được chính nhân viên an ninh nọ, một giảng viên của một trường an ninh, đem ra phân tích tại một lớp học. Khi được hỏi về nhận định của mình đối với những cuộc hỏi cung, một học viên đã cho biết rằng các câu trả lời giống hệt nhau. Vị giảng viên hỏi các học viên xem những câu trả lời như thế cho thấy điều gì. Mọi người im lặng. Giảng viên nhận định rằng người bị hỏi cung đã nói dối, bởi nếu anh ta nói thật, nội dung các câu trả lời có thể giống nhau, nhưng anh ta không thể trả lời hàng trăm lần y hệt như nhau, chính xác đến từng từ ngữ.
Kinh nghiệm quá khứ
Bộ phim giúp tôi trở về với những gì mình đã từng trải nghiệm. Tôi nói với bạn bè mình rằng những chuyện đại loại như cuộc hỏi cung như thế, chính tôi đã từng trải qua.
Tôi từng có nhiều dịp bị cơ quan an ninh triệu tập. Ngày này qua ngày khác, vẫn những câu hỏi được lặp đi lặp lại và kẻ bị hỏi phải ghi ra giấy các câu trả lời của mình. Lúc đó, tôi đã từng thầm tự hỏi mình rằng chẳng lẽ trên đời này không còn chuyện gì đáng quan tâm hay sao mà ngành an ninh lại lôi tôi đi làm cái chuyện chán ngắt và vô bổ là lặp đi lặp lại những câu hỏi và những câu trả lời mà cả hai bên hầu như đã thuộc lòng. Lúc đó tôi cũng lờ mờ đoán rằng người ta sẽ soi xét, so sánh các lần trả lời của tôi để tìm ra các kẽ hở, để rồi bắt bẻ hành hạ tôi. Cũng may tôi đã không lặp lại những câu trả lời chính xác đến từng từ ngữ.
Ngoài ra, cách làm đó, một cách hành hạ tinh thần, còn khiến cho nạn nhân nhanh chán nản, mệt mỏi. Đó chính là điều nhà chức trách chờ đợi. Trong tình trạng như thế người ta dễ dàng thiếu tỉnh táo, những âm mưu thù địch sẽ bị phát hiện. Mà trong con mắt đa nghi của nhà chức trách thì chỗ nào mà chẳng có địch! Đó cũng chính là biện pháp người ta dùng để bẻ gẫy ngay từ trong trứng nước mọi mầm mống chống đối. Đó hình như cũng là điều mà Vũ Thư Hiên đề phòng như ông nói tới trong cuốn Đêm giữa ban ngày, chương 22:
“Nhưng vẫn cứ phải cẩn thận - ở Việt Nam tư tưởng sai là tội, người ta trừng trị tư tưởng là chuyện thường ngày ở huyện. Hơn thế, mình nhận tư tưởng sai thì ắt phải khai tiếp đã chia sẻ tư tưởng ấy với ai, có khi lại làm hại người khác.”
Phạm Thanh Nghiên, đứng đầu bảng người tù dự khuyết.
Nguồn: PTN
---------------------------------------------------------------------------
Bộ phim Cuộc sống của những người khác giúp tôi nhận ra rằng cơ quan an ninh của các nước XHCN dường như đều giống nhau ở chỗ nó mài mòn mọi góc cạnh, đè bẹp mọi ý nghĩ tự do mà với giới cầm quyền, tự do là chống đối. Để sống tương đối yên ổn trong một xã hội như thế, người ta buộc phải trở nên tròn vo như những viên bi ngoan ngoãn lăn theo định hướng của một vài kẻ có quyền. Để tồn tại, người ta tự cho phép mình hèn, vì cũng theo kiểu nói trong cuốn Đêm giữa ban ngày, chương 11, ở Việt Nam, “mỗi công dân chỉ là một người tù dự khuyết.”
Chuyện trong hiện tại
Những ngày qua, nhiều người từng viết bài bày tỏ ý kiến, hoặc tham gia cách này cách khác vào vụ giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ liên tục bị cơ quan an ninh triệu tập và thẩm vấn. Vẫn lại những món nghề cũ với kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều chế độ, theo kiểu Bùi Ngọc Tấn nhận xét về nhà tù của chế độ XHCN trong chương 4, cuốn Chuyện kể năm 2000:
“Đúng là nhà tù của ta đã cải tiến rất nhiều. Những khe hở của nhà tù đế quốc đã bị bịt kín.”
Nguyễn Thái Bạch Liên trong cuốn Lưu Thiếu Kỳ & ân oán Trung Nam Hải cũng đưa ra lời nhận xét tương tự:
“Nhiều năm sau đó, khi Mao-Lâm qua đời, Giang Thanh vào nhà đá, các vị lão thành cách mạng được phóng thích đều có chung một nhận xét, đã từng ngồi tù trong nhà lao của phát xít Nhật, của Quốc Dân Đảng, nhưng sợ nhất lại là nhà lao của ‘chúng ta’, của cộng sản kiểu Mao Trạch Đông, còn phát xít hơn cả phát xít!”
Bùi Ngọc Tấn và các vị lão thành cách mạng đã không đúc kết kinh nghiệm ấy bằng những nghiên cứu hàn lâm, mà từ những năm tháng đằng đẵng họ được đảng ưu ái cho vào sống trong những trại học tập cải tạo.
Ngay hôm nay, khi tôi đang ngồi viết những dòng này, rất nhiều rất nhiều những người, những người tôi quen biết và không quen biết, những người ấy cũng đang ngồi viết, nhưng không phải là những bài viết hay những áng văn chương cho đời, mà là những câu trả lời, những câu trả lời vô bổ cho tất cả chúng ta nhưng lại được coi là ích lợi cho một vài ai đó. Những người tôi quen biết và không quen biết đó đang từng ngày gánh chịu những hình thức hành hạ về tinh thần và thể xác của CÁI ÁC ĐÃ ĐƯỢC KIỆN TOÀN.
Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 rồi, thế mà ai đến Toà Tổng Giám mục Hà Nội trong những ngày này chịu khó quan sát xung quanh có thể nhận ra khắp nơi những máy quay, máy chụp, máy thâu âm đang ngang nhiên chĩa thẳng về phía Toà Tổng Giám mục. Có lẽ cũng cần phải nhắc lại rằng thực ra nội dung chính của bộ phim Cuộc sống của những người khác là về chuyện ngành an ninh đặt máy nghe lén vào căn hộ của một cặp vợ chồng nghệ sĩ, rồi cắt cử nhân viên thay phiên nhau theo dõi và ghi chép từng chi tiết nhỏ suốt ngày đêm. Bức tường Bá Linh sụp đổ đã ngót nghét hai mươi năm, vậy mà ở một thành phố cách Bá Linh khoảng chín ngàn cây số, những trò hề cũ vẫn tiệp tục được lặp lại một cách công khai và trơ tráo, bất chấp luật pháp và dư luận!
Lỗi tại ai?
Màn kịch quê mùa kệch kỡm với đám diễn viên mặt mũi bôi quệt loè loẹt vừa được diễn cách gượng ép tại Thái Hà và Toà Khâm Sứ, màn tiểu nhân bỉ ổi đối với những người viết bài hoặc tham gia cách nào đó trong những vụ việc này, nhưng lại không chịu cun cút đi theo định hướng do ai đạo diễn? Tô Huy Rứa? Phạm Quang Nghị? Nguyễn Tấn Dũng? Nông Đức Mạnh? Hay là sản phẩm đỉnh cao của mười bốn cái đầu hầu chắc là không hơn bã đậu bao nhiêu?
Kẻ chủ mưu dĩ nhiên là đáng bị định tội rồi. Nhưng hãy khoan trả lời câu hỏi đó. Phải làm sao thì đám lãnh đạo mới đủ tự tin diễn trò ngang ngược đến mức như thế chứ.
Đảng tự tin vì đã nô dịch được đám văn nô bồi bút, đám trí thức theo nghĩa đơn giản nhất là những người được ăn học, nhưng vì miếng cơm manh áo đã sẵn sàng bán rẻ lương tâm, đem thân luồn cúi CÁI ÁC. Trong cuốn tiểu thuyết Giã từ bóng tối, Tạ Duy Anh đã ví đám trí thức vô sỉ đó như đàn vịt, khi người chăn vịt vãi ra một nắm thóc, chúng rào rào lao tới, thậm chí có con còn đớp và nuốt luôn cả lưỡi con khác!
Đám trí thức mang tội với dân tộc vì đã đem thân cung phụng CÁI ÁC, đã đánh mất hoàn toàn vai trò ngăn ngừa, cảnh báo và chống lại CÁI ÁC, nhất là Cái Ác Có Tổ Chức
Nhiều người sẽ an ủi lương tâm nhầu nát của mình bằng một cái chậc lưỡi đại loại rằng một mình tôi thì làm được gì, bây giờ ai mà chả thế, để rồi yên tâm tự loại mình ra khỏi mọi biến thiên của xã hội, nhưng đó thực ra lại chính là hành động đồng loã, tiếp tay cho CÁI ÁC. Cũng vì những cái chậc lưỡi để tự coi mình vô can đối với hiện tình xã hội, hiện tình đất nước, mà CÁI ÁC mới có dịp tự tung tự tác.
Là trí thức, tôi không nói thì ai sẽ nói?
Martin Luther King từng nói rằng:
“We shall have to repent in this generation, not so much for the evil deeds of the wicked people, but for the appalling silence of the good people.” – Thế hệ chúng ta sẽ phải sám hối, không phải vì những việc làm xấu xa của kẻ độc ác, nhưng vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.
Thế hệ chúng ta sẽ phải sám hối, không phải vì những việc làm xấu xa của kẻ độc ác, nhưng vì sự im lặng đáng sợ của người tốt. (Matin Luther King Jr., 1929-1968)
Nguồn: africawithin.com
---------------------------------------------------------------------------
Lời này thật đúng đối với giới trí thức Việt Nam hiện tại.
Thử ngẫm xem!
Sau mấy chuyện dài dòng ở trên, tôi có vài suy nghĩ vớ vẩn như sau.
Gần đây, một du khách châu Âu mới đi du lịch ở Cuba. Gặp tôi, ông cho tôi biết rằng sau gần năm chục năm ông mới trở lại Cuba. Nhà cửa đường phố chỉ cũ kỹ hơn chứ không khác xưa bao nhiêu. Hoá ra CNXH ở Cuba cũng có cái hay là nó bảo tồn được đất nước thành như một bảo tàng sống, sinh động hơn rất nhiều so với khám phá hoá thạch của những trận phun nham thạch ngày xưa khiến những nhà khảo cổ đôi khi đào bới được cả những thành phố với bộ xương con người và thú vật vẫn còn nguyên trong tư thế của ngày núi lửa tàn phá cả thành phố.
Dù sao tôi cũng phải nhận rằng đất nước Việt Nam sau hai mươi năm mở cửa, với kiểu phát triển mà Vương Trí Nhàn gọi là khối tự phát khổng lồ, đã không còn cái cơ may trở thành bảo tàng sống như Cuba. Sau khi đã phủ nhận triệt để quá khứ dân tộc, phá tan tành đất nước, quay lưng lại với tri thức và văn minh nhân loại, những kẻ mải miết xây dựng thiên đường XHCN mới tỉnh giấc nhờ cú sụp đổ rầm trời của một loạt các nước XHCN. Họ chợt nhận ra mình đang mấp mé ngay bên bờ vực chết đói! Thế là vơ bèo vạt tép, họ vội vàng giật ngay cái phao tư bản hoang dã, với mầu áo đỏ lòm theo kiểu tiếp thu có sáng tạo.
Im lặng trước bất công là đồng lõa với tội phạm
Nguồn: iwka.files.wordpress.com
--------------------------------------------------------------------------------
Đã một thời người ta phồng mang trợn má nói lấy được rằng mình đi tắt đóng đường, cứ như cả thế giới văn minh là một lũ khờ ngờ nghệch sẽ bị cái dân tộc thông minh tuyệt đỉnh qua mặt cái vèo! Ngày nay, hẳn ai đó cũng đã tự nhận thấy kiểu nói đó đặc sệt lối suy nghĩ nông dân. Những từ ngữ khác được thay vào trám chỗ rằng chúng ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững.
Các vị cứ ra rả nhắc đi nhắc lại mãi rằng nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững, khiến tôi, trong vài lúc mơ màng mê ngủ, cũng muốn tin các vị nói thật, nhưng rồi khi chợt tỉnh tôi lại rất nghi ngờ về hướng tiến của quí vị. Tôi nghi rằng hướng quí vị đang dẫn dắt cả dân tộc này đi theo hình như ngược lại với hướng đi của thế giới văn minh.
Vậy nên với kiểu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững, tôi e rằng chẳng mấy chốc nữa người Việt Nam chúng ta sẽ trở thành một sắc dân quái đản lạc lõng trên địa cầu như một giống người của thời tiền sử, một kiểu bảo tàng sống đậm đà bản sắc dân tộc.
Bộ phim Cuộc sống của những người khác phải chăng là một lời nhắc nhở người Việt nói chung, đặc biệt là giới trí thức, biết phản tỉnh và nhìn lại vị trí của mình?
Nhưng biết đâu sau bài viết này tôi lại chẳng bị ăn đòn của công cụ chuyên chính vô sản khiến cả tôi cũng câm họng nốt!
---------------------------------------------------------------------------
DCVOnline biên tập, đề tựa và minh hoạ.
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5595
Re: Trách nhiệm của trí thức
2008-10-20 02:35:01
Nguyễn Hữu Viện
Gần 10.000 BÁO NÔ và hơn 600 TỜ BÁO LÁ CẢI trong Nước im lặng trước bản án cho Nhà Báo Tự Do có Lương tâm và Lương tri
Hội Nhà Văn Việt Nam và cả một lũ VĂN NÔ THI NÔ .....
Re: Trách nhiệm của trí thức
2008-10-20 01:00:45
LaGiang
CS là một thí nghệm trong đó tất cả thú tính và hèn hạ của một dân tộc có dịp phát khởi. Vấn đề không riêng gì cho lớp học thức và "trí thức". Vì lớp học thức hay "trí thức" cũng từ dân ấy ra.
Như thế mới biết là không có gì để hãnh diễn. Một dân tộc không bị ngoại cảnh áp chế. Nhưng vẫn cố giam hãm vào bùn lầy.
Ngày xưa, trong chyện Nguyễn Trường Tộ, là đám hủ nho. Qua ba bào học của sách Tàu và vài bài thi phú, đã tự mãn nguyện và xem là cao siêu. Đợi cho đến khi chết vẵn chưa tĩnh ngộ.
Ngày nay, thay cho hủ nho, lại vào tròng chạy theo miếng cơm hay một ít của cải. Nhưng không khác thái độ của đám hủ nho ngày truớc. Bao giờ cũng có lý do. Nhưng những lý do nêu ra chỉ là lý do chủ quan. Thật ra lý do khách quan là cái dân ấy là thế đó. Dân tộc nào, hiểm họa ấy. Một vài cánh én không làm nỗi mùa xuân. Chỉ có ăn cướp lẫn nhau và gieo đau khổ cho nhau. Vấn nạn là điểm nầy.
Nếu học thức và "trí thức" xem như là các hoa của một thân cây. Cây nào hao nấy là lẽ thường. Trách hoa hay trách cây? Vì TGM NQK rất có lý. Và truớc đó Gorbatchev có cùng nhận định.
Nay phải nói dân VN ngày nay là một dân tộc khiếp nhược. Trừ một số cánh én.
Re: Trách nhiệm của trí thức
2008-10-20 01:19:34
LaGiang
tiếp..
Tại quốc nội. Vì nhiều lý do. Nên khó trách. Còn hải ngoại. Với thành phần đã xé cả áo lẫn quần tìm tự đuợc tự do và nhân phẩm. Với đầy đủ thông tin và điểu kiện kinh tế. Nhưng có một số, tuy có hai đặc trưng : Học thức và "trí thức", đã và đang cộng tác cách nầy hay cách khác vời đám cầm quyền CSVN. Thì thử hỏi cần điều kiện gì nữa để họ mở mắt ra?
Cho nên phải nói là dân Việt Nam phần đông không có một căn bản nhân bản cũng như cái thiện chứa trong tâm can để có thề tạo ra cho dân tộc một cái vẻ vang. Chỉ là một đám bùn hôi mà ngày nay CSVN đang bốc ra. Một đám bùn hôi sẽ tạp đuợc cơ ngơi gì đây? Một mạt vận của một dân tộc là từ đó.
Re: Trách nhiệm của trí thức
2008-10-20 01:57:02
LaGiang
Đi so vời dân Congo đi. Với tình thế dân như vậy mà còn dơ cái mõm kêu tự hào là cái gì?
Re: Trách nhiệm của trí thức
2008-10-20 02:09:24
LaGiang
1.- Trong nước cả đám bồi bút hùa đấu tố TGM Ngô Quang Kiệt và đánh các bà mẹ khiều kiện.
2.- Cả đám có học thức như Nguyễn Thế Thảo đang tìm cách ăn cướp của dân nghèo và các tôn giáo.
3.- Cả đám không biêt cách nào hơn đem bọn nghiện ngập và đoàn thanh niên khốn nạn nào đó ra làm ô uế nơi thờ phuợng.
4.- Riệng đối vời Tàu Cộng, nhường đất tổ tiên như thế!
5.- Kính tế lạm phát tời 30 % và dân làm lụng cả ngày không đủ ăn!
6.- Mội truờng nhiễm độc và hủy hoại đến thế làm sao thế hệ hiện tại và tương lai có thể sống được?
7.- Cai trị vời 600' 000 chó công an chỉ biết cắn xé và không hết lý thuyết cai trị thì chỉ có đi ăn mày cà nước.
8.- Đảng cầm quyền là lũ chăn trâu và ăn hút. Dân sẽ đi về đâu?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment