15 Tháng 10 2008
Tuyên án đối với hai nhà báo
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến khẳng định "không làm gì sai trái"
Sáng 15/10, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra phán quyết, theo đó nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị kết án hai năm tù giam.
Ông Phạm Hồng Hải, luật sư bào chữa cho ông Chiến, cho BBC hay: “Theo tôi, mức án 24 tháng tù giam đối với ông Nguyễn Việt Chiến như vậy là nhẹ. Vì khoản 2, điều 258 bộ luật hình sự quy định ba đến bảy năm tù giam”.
Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) nhận mức án 24 tháng cải tạo không giam giữ.
Chủ tọa phiên tòa Trần Văn Vy nói ông Hải, 33 tuổi, đã "tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và tỏ ra hối lỗi" .
Theo luật sư Phạm Hồng Hải đó chính là "tình tiết giảm nhẹ đặc biệt theo luật hình sự Việt Nam".
"Còn anh Chiến cho rằng mình không phạm tội và tất các tài liệu đều lấy từ cơ quan điều tra và đó không phải là bí mật công tác. Các bài viết chưa ảnh hưởng tới ai”.
Trước khi tòa tuyên án, ông Chiến, 56 tuổi, vẫn khẳng định "không làm gì sai trái" và không có động cơ vụ lợi nào trong việc tường thuật vụ PMU18.
Một luật sư biện hộ khác nói "bản thân bị cáo sẽ phải quyết định có kháng kiện hay không".
Luật sư Hà Đăng nói ông Chiến có 15 ngày để quyết định việc này.
Cùng ra tòa với hai nhà báo có hai cựu quan chức công an, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH (C14), và thượng tá Đinh Văn Huynh, nguyên Trưởng phòng 9 (C14).
Hai ông bị buộc tội "cố ý làm lộ bí mật công tác". Ông Huynh bị kết án một năm tù trong khi ông Quắc chỉ bị cảnh cáo.
Gia đình tôi rất thất vọng về bản án này. Bố tôi là người chống tham nhũng đến cùng mà giờ lại phải nhận mức án như vậy
Nguyễn Tuấn - con trai nhà báo Việt Chiến
Sau phiên xử, anh Nguyễn Tuấn, con trai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, nói với BBC: “Gia đình tôi rất thất vọng về bản án này. Bố tôi là người chống tham nhũng đến cùng mà giờ lại phải nhận mức án như vậy”.
Về chuyện kháng án, anh Tuấn cho biết gia đình sẽ có quyết định “sau khi tham khảo ý kiến của bố tôi”.
Con trai nhà báo Việt Chiến cũng nói với BBC rằng anh không muốn so sánh mức án nhẹ hơn dành cho ký giả Nguyễn Văn Hải vì “đều là nhà báo với nhau”.
Được biết ông Nguyễn Văn Hải sẽ phải hoàn tất một số thủ tục trước khi có thể được tự do ngay trong ngày.
Hối lỗi
Mức án tòa phán quyết đã thấp hơn so với đề xuất của bên công tố.
Một nhà báo không muốn nêu tên cho BBC biết giới nhà báo trong nước “buồn vui lẫn lộn vì phán quyết”.
“Tôi mừng cho đồng nghiệp Hải, nhưng cũng buồn khi anh Chiến bị kết án như vậy”.
Nguồn tin từ Hà Nội này nói: “Anh Chiến nói trước tòa cũng có cái lý của anh ấy. Nếu lấy nguồn từ cơ quan chức năng thì nếu thông tin sai thì nguồn tin hoặc tờ báo đăng tin đó phải chịu trách nhiệm”.
Hôm thứ Ba 14/10 ông Phạm Xuân Quắc bị Viện kiểm sát đề nghị một năm tù treo. Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị đề nghị nhận án tù treo từ 18 cho đến 24 tháng. Phóng viên Nguyễn Việt Chiến và ông Đinh Văn Huynh bị đề nghị mức án cao nhất từ 24 cho đến 30 tháng tù.
Trả lời trước tòa hôm 14/10, ông Hải đã thừa nhận “sai lầm khi tiếp nhận và xử lý thông tin mà không hề biết đó là thông tin sai sự thật”.
"Tôi không cố ý đưa tin sai sự thật gây ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức khác. Nhưng tôi đã sai và xin chịu trách nhiệm về hành vi của mình."
Tôi không cố ý đưa tin sai sự thật gây ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức khác. Nhưng tôi đã sai và xin chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải
Còn ông Nguyễn Việt Chiến nói mình vô tội đồng thời khẳng định nguồn tin viết bài là “từ những người có thẩm quyền" và "không vụ lợi cho bản thân".
Phiên tòa đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Giáo sư Tương Lai từ TP Hồ Chí Minh nói với BBC ông vẫn cho rằng việc bắt hai phóng viên là biện pháp 'xử lý thiếu khôn ngoan'.
"Có thể họ có sai lầm về nghiệp vụ và phải rút kinh nghiệm, nhưng trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, khi VN muốn mở rộng dân chủ, tạo không khí cởi mở, hòa hợp, thì việc bắt họ là không ổn."
Ông nói thêm: "Ngay cả việc bắt họ với một tội danh, nhưng khi đưa ra xử lại với một tội danh khác, cũng là chuyện không hay".
Tuy nhiên theo giáo sư, "công khai hóa trước tòa cũng là việc làm cần thiết" để dư luận đánh giá sự việc.
--------------------------------------------------------------------------------
PETER, AUSTRALIA
Tôi cảm thấy rất thất vọng về hệ thống luật pháp của Việt Nam, bởi càng ngày tôi càng thấy Pháp luật không có giá trị cán cân công lý, sự thật và chuẩn mực cho xã hội nữa mà là công cụ để cho các phe phái trong giới lãnh đạo đấu đá nhau. Tôi thấy rất cảm ơn nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã rất dũng cảm đấu tranh cho sự thật và đấu tranh đến cùng mặc dù phải vào tù. Còn Nhà báo Nguyễn Văn Hải chắc không có đủ dũng cảm nên phải "cuốn theo chiếu gió". Tất cả họ đều là nạn nhân - là những con tốt đen trên bàn cờ mà 2 người chơi là Phe cấp tiến và Phe bảo thủ thí trong ván đấu này. Có thể ván này phe bảo thủ thắng nhưng ván sau không biết thế nào. Chờ xem vậy. Dân việt nam còn khổ nếu như chưa có sự thay đổi lớn mà rất nhiều người đang hy vọng.
TNT, Binh Duong
Thành thật chia buồn với ký giả Nguyễn Việt Chiến và gia đình của ông. Tai nạn mà ông phải gánh chịu thật phi lý! Tôi không còn tin tưởng vào hệ thống luật pháp ở Việt Nam nửa rồi.
Micheal Dao, Đồng Nai
Có lẽ đây là một hình thức cảnh cáo với những nhà báo đang có "âm mưu" phơi bày những vấn nạn về tham nhũng của các quan chức. Không biết sau này có còn ai dấn thân như anh Chiến nữa không, và không biết có nên bỏ tiền mua báo để đọc không nữa. Cám ơn những cống hiến của 2 anh trong thời gian qua. Chúc 2 anh sức khỏe.
Vip sai gon
Buồn, rất buồn khi nhưng người kêu gọi chống tham nhũng chính là những người tuyên án cho những người lam công việc phê phán tham nhũng.
AB HCM
ĐCS Việt Nam muôn năm! Từ bây giờ trở đi thì cái gì Đảng làm cũng đúng, sẽ chẳng bao giờ có tham nhũng ở nước Việt Nam này nữa. Chúc mừng Đảng CS Việt Nam đã hoàn toàn dẹp được nạn tham nhũng trên mặt báo.
Minh
Một cú giáng mạnh vào nhiệt huyết chống tham nhũng của những ai tâm huyết. Dù có viện dẫn trăm ngàn lý do để khởi tố cũng không thể xua đi sự ngờ vực của chúng sinh vào nguyện vọng chống tham nhũng của chính quyền.
Thông điệp chính quyền gửi đi đã quá rõ rang: chống tham nhũng ư? phải biết điểm dừng. Niềm tin vào hệ thống chính trị này chưa bao giờ đáng kể nhưng nó chưa bao giờ sụp đổ khủng khiếp thế này.
Kẻ tham nhũng thì nhởn nhơ, người chống tham nhũng thì tù tội. Nhưng hãy tin, hai mươi, ba mươi năm sau sẽ có những con đưòng mang tên họ - những “bị cáo” - những người hùng.
MT
Qua vụ việc này tôi thấy Nhà nước đã tự mình đánh mất lòng tin của dân chúng, tự mình đánh mất cơ hội chống tham nhũng đang lan tràn ở các cấp các ngành. Cái được có lẽ là Nhà nước muốn tạm thời ngăn chặn làn sóng chống tham nhũng có thể gây mất ổn định chính trị chăng?
Vô danh
Hai phóng viên báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên kỳ này hết cứu vì lãnh đạo của họ "đã đem con bỏ chợ".
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081015_trial_latest.shtml
Vụ xử phóng viên: “nguyên tắc nền của luật hình sự” đã bị vi phạm
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-10-14
Hai phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị mang ra toà xét xử vào ngày 14 và 15 tháng Mười.
Photo: AFP
Hai phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên tại phiên toà xét xử vào ngày 14 và 15 tháng Mười.
Một số ý kiến cho rằng, vụ xử sẽ không diễn ra công khai, trong khi một luật sư thì nói là cơ quan bảo vệ pháp luật đã “làm trái nguyên tắc nền của luật hình sự” ngay từ thời điểm bắt tạm giam và khởi tố 2 phóng viên. Biên tập viên Thiện Giao có bài ghi nhận sau đây.
Một vài ngày trước, và kéo dài cho đến đêm trước khi vụ xử 2 phóng viên bắt đầu khai diễn tại Hà Nội, giới báo chí Việt Nam cho rằng họ đang làm việc trong một “bầu không khí căng thẳng.”
Lúc 2 nhà báo này bị bắt, họ bị khởi tố với tội danh khác với tội danh bây giờ. Lúc đó, tôi đã viết một bài báo phân tích, khẳng định rằng khởi tố với tội danh đó là sai, vì họ không phạm tội ấy. Còn bây giờ, với tội danh mới, tôi không thể biết được là đúng hay sai, vì phải có chứng cứ mới. Tôi không được tiếp xúc, mà báo chí cũng không đăng tải.
Nhà báo Tạ Phong TầnHai phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị đưa ra xét xử trong phiên toà dự trù kéo dài 2 ngày, 14 và 15 tháng Mười, với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà Nước.”
Cùng bị xét xử với 2 ông Chiến và Hải còn có 2 sĩ quan công an cao cấp thuộc Bộ Công An, một người từng mang quân hàm thiếu tướng, người kia mang quân hàm thượng tá.
Trong những ngày qua, trên mạng Internet, người ta thấy loan truyền một đoạn ghi âm dài được nói là âm thanh của một buổi “hội thảo” tại Ban Tuyên Giáo Trung Ương, trong đó có sự tham dự của ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, và 2 báo cáo viên là trung tướng công an Vũ Hải Triều và phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Hoàng Nghĩa Mai.
Lý do bắt tạm giam
Trong đoạn âm thanh này, trung tướng Vũ Hải Triều nêu lý do bắt tạm giam 3 người, là thượng tá công an Đinh Văn Huynh cùng 2 phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải.
“Có mấy lý do phải bắt giam 3 người này. Thứ nhất, đã không hợp tác cơ quan điều tra. Hai là, có dấu hiệu thông cung, và ba là, vận động dư luận. Sau khi cơ quan an ninh điều tra có báo cáo, được sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, cơ quan an ninh điều tra đã ra lệnh bắt tạm giam 3 bị can này ngày 12 tháng Năm, 2008.
Việc cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam với 3 bị can nêu trên là có căn cứ, và đã được thực hiện theo đúng các qui định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, theo đúng qui định của Luật Báo Chí và trình tự thủ tục giải quyết của một vụ án hình sự.”
Trái với nguyên tắc“Cũng không hẳn là đúng với các qui định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự.” Một luật sư đưa ra nhận định như vậy vào buổi sáng trước khi phiên xử bắt đầu.
Luật sư này, yêu cầu không nêu tên, nói rằng vì “thời điểm bắt tạm giam trùng với thời điểm khởi tố,” nên sự viện dẫn lý do “bất hợp tác, thông cung, và vận động dư luận” để bắt giam là “trái với nguyên tắc nền của luật hình sự.”
Luật sư này cũng nhấn mạnh thêm yếu tố “vận động dư luận” mà phía công an đưa ra làm lý lẽ bắt giữ. Ông nói, “phát biểu như vậy là thừa nhận dư luận có thể tác động lên hệ thống toà án.”
Một ngày trước khi phiên xử bắt đầu, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, thì nhiều lãnh đạo của báo chí đã phải hội họp với các cơ quan chức năng. Và cuộc họp này diễn ra sau khi báo chí đã nhận được chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, do Bộ Thông Tin – Truyền Thông truyền đạt lại.
Những vụ này lại xảy ra ở thời điểm rất nguy hiểm. Chúng ta vừa phá hội trường Ba Đình xong, gây bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa họp Quốc Hội, việc sáp nhập Hà Tây và Hà Nội cũng gây rất nhiều bức xúc. Bây giờ thả Nguyễn Việt Tiến, bắt công an, bắt nhà báo, nó cộng hưởng dư luận rất nguy hiểm. Trong nghị quyết Đảng chúng ta bao giờ cũng có câu “lòng tin của dân vào Đảng bị giảm sút.” Thế những việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.
Một tham dự viên tại Hội ThảoĐược biết, hơn 21 nhà báo của nhiều tờ báo trên cả nước bị triệu tập ra Hà Nội trong nhiều vai trò khác nhau để phục vụ cho phiên xử. Trong số này, tờ Tuổi Trẻ bị triệu tập đông nhất, gồm một tổng biên tập, hai phó tổng biên tập, trưởng văn phòng đại diện Hà Nội, một biên tập viên và một phóng viên.
Nói chuyện với một nhà báo tự do và cũng là một blogger, là bà Tạ Phong Tần, thì bà nhận định rằng khó biết được tội danh mới với 2 nhà báo là đúng hay sai, vì “không có thông tin về chứng cứ.”
“Lúc 2 nhà báo này bị bắt, họ bị khởi tố với tội danh khác với tội danh bây giờ. Lúc đó, tôi đã viết một bài báo phân tích, khẳng định rằng khởi tố với tội danh đó là sai, vì họ không phạm tội ấy. Còn bây giờ, với tội danh mới, tôi không thể biết được là đúng hay sai, vì phải có chứng cứ mới. Tôi không được tiếp xúc, mà báo chí cũng không đăng tải.”
Bà Tạ Phong Tần cũng cho biết là bà không tin vụ xử sẽ diễn ra công khai, mà sẽ “giống y như vụ xử Điếu Cày cách đây vài tuần.”
Bất mãn lan rộng
Hành động và thời điểm bắt 2 nhà báo và 2 sĩ quan công an liên quan đến vụ PMU 18, theo như đoạn ghi âm cuộc hội thảo đã được đề cập, cho thấy một sự bất mãn lan rộng, ngay cả trong giới Đảng viên. Chẳng hạn, một tham dự viên tại Hội Thảo nói rằng “việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.”
“Những vụ này lại xảy ra ở thời điểm rất nguy hiểm. Chúng ta vừa phá hội trường Ba Đình xong, gây bức xúc trong dư luận. Chúng ta vừa họp Quốc Hội, việc sáp nhập Hà Tây và Hà Nội cũng gây rất nhiều bức xúc. Bây giờ thả Nguyễn Việt Tiến, bắt công an, bắt nhà báo, nó cộng hưởng dư luận rất nguy hiểm. Trong nghị quyết Đảng chúng ta bao giờ cũng có câu “lòng tin của dân vào Đảng bị giảm sút.” Thế những việc làm này rõ ràng cộng hưởng càng làm cho lòng tin của dân vào Đảng giảm sút hơn.”
Cho đến thời điểm bài viết này được thực hiện, nhiều người tin rằng, hai phóng viên sẽ không bị xử nặng, vì áp lực của dư luận.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viet-lawyers-authorities-violating-the-basis-of-the-law-in-the-trial-of-2-reporters-tgiao-10142008160034.html
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment