Thursday, August 14, 2008

Ảnh hưởng hành động quân sự của Nga và quan hệ với phương Tây

14/08/2008
Ảnh hưởng hành động quân sự của Nga và quan hệ với phương Tây (MP3 2.19 MB) - Tải xuống (MP3)
Ảnh hưởng hành động quân sự của Nga và quan hệ với phương Tây (MP3 2.19 MB) - Nghe trực tiếp trên mạng (MP3)


Các nhà phân tích cho rằng hành động quân sự của Nga ở Gruzia sẽ có tác động nhiều mặt đối với những nước thuộc Liên Xô cũ đang muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh về chính trị và quân sự với Tây phương và đối với chính các nước Tây phương. Mời quí vị theo dõi thêm các chi tiết sau đây dựa theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Bill Rogers.


Binh sĩ Nga tại thành phố Gori, Gruzia

Hành động quân sự của Nga để chiếm lấy Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia bị Hoa Kỳ và nhiều nước ở Âu châu xem như một hành động xâm lăng một nước dân chủ.

Hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ, ông George W Bush, lại một lần nữa, bày tỏ sự hậu thuẫn cho Gruzia và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Ông cũng yêu cầu Moskova nhanh chóng triệt thoái các lực lượng Nga ra khỏi Gruzia.

Tổng thống Bush nói: "Những hành động mà Nga tiếp tục thực hiện nêu ra những nghi vấn về ý đồ của Nga ở Gruzia và khu vực này. Để bắt đầu sữa chữa những sự hư hại trong mối quan hệ của mình với Hoa Kỳ, Âu châu và các nước khác, và để bắt đầu phục hồi vị thế của mình trên thế giới, liên bang Nga phải giữ đúng lới hứa và phải hành động để chấm dứt vụ khủng hoảng này."

Có nhiều sự diễn giải khác nhau về động cơ đưa tới hành động quân sự của Nga. Ông Ariel Cohen, một chuyên gia về Nga của Quĩ Heritage ở Washington, cho rằng Nga đang phản ứng trước sự ủng hộ của Tây phương đối với Gruzia và vị tổng thống được dân chúng bầu lên một cách dân chủ của nước này. Ông cũng cho rằng hành động của Nga là một mưu toan nhằm nới rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

Ông Cohen nói: "Nga vẫn còn có lối suy nghĩ của thế kỷ thứ 19 và muốn dùng sức mạnh quân sự để xây dựng lại khu vực ảnh hưởng của mình. Họ xem những vùng này thuộc phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nga hay là lãnh thổ của Liên Sô cũ. Có lẽ ngoại trừ vùng Balkan thì đó là những vùng mà họ nhất định muốn chiếm cho được."

Gruzia, Ukraina và những quốc gia độc lập vốn là một phần của Liên Sô cũ. Trong thời Chiến tranh lạnh, Moskova cũng nắm quyền khống chế Đông Âu và đã sử dụng sức mạnh quân sự để duy trì thế lực của mình ở Tiệp Khắc năm 1968 và ở Hungarie năm 1956.

Nước Nga ngày nay, dưới sự lãnh đạo của nguyên tổng thống và đương kim thủ tướng Vladimir Putin, có lẽ đang theo đuổi một đường lối tương tự. Theo nhận xét của ông Ruth Wedgwood, giáo sư môn ngoại giao và quốc tế công pháp của Đại học Johns Hopkins, hành động quân sự này là một tín hiệu gởi tới các nước Trung Âu.

Giáo sư Wedgewood nói: "Ý đồ rõ rệt của họ là có được ảnh hưởng -- không chỉ về kinh tế, mà là cả kinh tế lẫn chính trị, ở Trung Âu. Tôi nghĩ rằng khu vực này đang đối diện với một sự đe dọa tương tự như lời đe dọa đối với Hungarie năm 1956 - (đó là) nếu các anh không tuân thủ một giới hạn bất thành văn nào đó thì chúng tôi sẽ ra tay xâm chiếm. Tôi nghĩ rằng đó là một điều khá rõ ràng."

Sự hăm dọa này có lẽ là lý do khiến các nhà lãnh đạo của 5 nước thuộc Liên Xô cũ đã tụ họp ở thủ đô của Gruzia hôm thứ 3 để bày tỏ tình đoàn kết với Tổng thống Mikhail Saakashvili. Tổng thống Ukraina, ông Viktor Yushchenko cho biết hành động này có mục đích cho mọi người thấy rằng 'Gruzia không cô độc'.

Những sự lựa chọn của Washington và các nước đồng minh trong khối Nato bị giới hạn rất nhiều trong việc thay đổi tình hình ở Gruzia. Tuy nhiên, Tổng thống Bush và các giới chức khác của Mỹ đã nói rõ là sự tham gia của Nga trong khối G-8 có thể bị tổn hại.

Mặc dù vậy, các nước Tây phương vẫn cần tới sự hợp tác của Nga trong nhiều vấn đề, như ngăn chận những tham vọng hạt nhân của Iran. Về việc này, ông Charles Kupchan, người từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, cho biết như sau.


Tổng Thống Bush ra lệnh cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates chỉ đạo các nỗ lực cứu trợ cho Gruzia
Ông Kupchan nói: "Hoa Kỳ cần Nga để ngăn chận chương trình hạt nhân của Iran. Hoa Kỳ cần Nga để đối phó với vấn đề giá năng lượng và nguồn cung ứng năng lượng. Hoa Kỳ cần Nga ở Afghanistan và trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Vì vậy cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta cần có thêm bằng chứng là Nga đang quay lại với đường lối hành xử kiểu đế quốc trước khi chúng ta gạt qua một bên những chương trình hành động quan trọng ở những phần đất khác của thế giới."

Mặc dù vậy, Tổng thống Bush hôm qua cho biết rằng ông đã ra lệnh cho Ngũ giác đài thực hiện một kế hoạch cứu trợ qui mô lớn để giúp đỡ cho dân chúng ở Gruzia.
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-08-14-voa4.cfm


- Toán nhân viên quân sự Hoa Kỳ đến Gruzia
- Tổng Thư Ký Ban Ki-moon Tuyên Bố Sẵn Sàng Gửi Quân Gìn Giữ Hòa Bình Ðến Georgia **
- audio SH : thời sự chiến tranh Nga - Gruzia ... ***
- Từ cuộc chiến "Nga-Georgia" nhìn về tương lai "Việ...

- Ảnh hưởng hành động quân sự của Nga và quan hệ với... ***
- Tổng Thư Ký Ban Ki-moon Tuyên Bố Sẵn Sàng Gửi Quân... ***
- Géorgie: des explosions entendues à Gori
- CS Bắc Việt chuẩn bị giao 4 thành phố cho Bắc Kinh... **
- Ai Ép Ai Trong Vụ Georgia?
- Đảng ta đang chống ai?
- Xung đột Nga–Gruzia chưa thể chấm dứt
- 'Nga đối diện nguy cơ bị cô lập'
- Bài học Georgia sang Việt Nam **
- Mường Giang: Việt Nam đi về đâu khi VC bỏ Tàu theo... **

No comments: