Saturday, August 9, 2008

Ô nhiễm sông Thị Vải: Công nhân cảng Gò Dầu kêu cứu!

07-08-2008 14:08:36 GMT +7

Theo V.Hoà – G.Khánh (SGTT)

http://www.phapluattp.vn/news/nha-nuoc/view.aspx?news_id=223589

Trong khi chính quyền xã Phước Bình và huyện Long Thành tỏ ra bất ngờ trước thông tin hàng chục hộ dân tại ấp 2, xã Phước Bình không có nước sinh hoạt vì nguồn nước giếng ô nhiễm, thì mới đây, hầu hết cán bộ, công nhân làm việc tại cảng Gò Dầu (nằm trong khu công nghiệp Gò Dầu) đã viết đơn kêu cứu vì nhiễm bệnh tật từ sông Thị Vải.

Đối Thoại: Chất độc màu “môi trường” đang gây tổn hại sức khoẻ cho đồng bào khắp nước. nhà nước và đảng CSVN có biết không? (1) không biết ? (2) biết mà vẫn làm ngơ ? (3) Vì điều 4 Hiến pháp cấm đảng CSVN biết ?

Điều 4 (Hiến pháp 1992)
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


Đau ốm liên tục vì mùi hôi

Trong kiến nghị gửi bộ Khoa học và công nghệ, UBND tỉnh Đồng Nai và nhiều cơ quan hữu quan, ban giám đốc công ty cổ phần cảng Đồng Nai (đơn vị quản lý, khai thác cảng Gò Dầu) nhận định: “Do tình trạng ô nhiễm tại khu vực sông Thị Vải, hầu hết cán bộ công nhân viên làm việc tại cảng Gò Dầu đều gặp vấn đề về sức khoẻ. Mọi người đều bị viêm xoang, nhức đầu, sức khoẻ giảm sút, đau ốm liên tục”.

Nguyên nhân của tai vạ trên, lãnh đạo cảng cho biết: “Do ngửi phải mùi hôi thối từ các chất hoá học thải ra hàng ngày của các nhà máy xí nghiệp có trụ sở đóng tại hoặc sát khu công nghiệp Gò Dầu. Điển hình như nhà máy bột ngọt Vedan, nhà máy phốt phát Long Thành”.

Bên cạnh sức khoẻ của cả trăm con người đang bị đe doạ, lãnh đạo cảng Đồng Nai còn cho biết, tình trạng ô nhiễm ở cảng Gò Dầu làm tài sản của công ty như bê tông, sắt thép cầu cảng, máy móc thiết bị, tàu thuyền… bị ăn mòn rất nhanh, giảm đáng kể tuổi thọ, khiến công ty liên tục sửa chữa, bảo trì. Hiện nay, cảng Đồng Nai cũng đang nhận được hàng loạt đơn thư của các công ty, hãng tàu có hoạt động sản xuất tại cảng Gò Dầu, kiến nghị về tình trạng ô nhiễm. Nhiều hãng tàu đã khuyến cáo sẽ không đưa tàu đến đây nữa vì thân tàu bị ăn mòn nghiêm trọng. Mặt khác, sức khoẻ của thuỷ thủ, thuyền viên nước ngoài cũng bị ảnh hưởng khi neo đậu tại đây. Trong kiến nghị, lãnh đạo cảng Đồng Nai nói rõ nếu không giải quyết được vấn nạn này, hai cảng Gò Dầu (A và B) sẽ phải đóng cửa vì thất nghiệp.

Bất lực!

Qua khảo sát của phóng viên SGTT (báo ra ngày 4.8 đã đưa tin), hiện hơn chục hộ dân tại ấp 2, xã Phước Bình, Long Thành trong hơn một năm trở lại đây đã phải đi xin hoặc mua nước ở nơi khác về ăn uống, tắm giặt vì hệ thống giếng ở đây đã bị ô nhiễm.

Ông Nguyễn Khắc Toà, chủ tịch xã Phước Bình, cho biết: “Xã cũng chưa khảo sát việc này nên cũng chưa xác định được có bao nhiêu hộ dân bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Xã cũng nhận được nhiều kiến nghị của dân ấp 2 và chuyển kiến nghị lên huyện nhưng chờ lâu mà chưa thấy ai về đo đếm”.

Ông Toà cho rằng, nguyên nhân do nước sông Thị Vải ngấm vào tầng nước ngầm vì từ sông đến khu dân cư chỉ khoảng 1km đường thẳng. Ông kể lại, trước đây, cũng nhiều đoàn của bộ, và tỉnh về kiểm tra, khảo sát, lấy mẫu nước nhưng đến nay chẳng thấy xử lý gì, tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Cho nên, ông Toà lắc đầu: “Bộ còn không làm được gì, thì xã chịu thua”. Với xã, gặp được lãnh đạo các công ty gây ô nhiễm đã là việc khó, chứ nói gì họ cũng chẳng nghe. Theo ông Toà, xã nào cũng bị ô nhiễm nguồn nước kể từ khi có khu công nghiệp, nhưng chỗ nào dân không chịu được nữa, kêu lên thì chính quyền mới biết.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Ấm, chủ tịch UBND xã Phước Thái cũng có những cái lắc đầu, xua tay như bên xã Phước Bình khi trả lời về tình trạng ô nhiễm nơi đây. Ông cho biết, bốn ấp của xã đều bị ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Kêu mãi đến năm 2007, sở Khoa học và công nghệ tỉnh về lấy mẫu nước sinh hoạt rồi im cho đến nay, không thấy kết quả gì. Tỉnh bảo chuyển đổi nghề cho gần 100 hộ nuôi tôm nhưng chuyển sang làm gì để sống, ông cũng chịu vì nghề nghiệp, vốn liếng… họ không có. Ông Ấm còn kể thêm, dân 5 xã (Tân Hiệp, Bàu Cạn, Long Phước, Phước Thái, Phước Bình) hàng chục năm nay phải ngửi mùi hôi thối mỗi ngày được thải ra từ Vedan, Super lân… Chuyện viêm đường hô hấp, nhức đầu là phổ biến, ít lâu nay còn xuất hiện nhiều ca đột tử khi đang ăn, ngủ.

Thế nhưng khi trao đổi những việc trên với phòng Tài nguyên và môi trường huyện Long Thành, chúng tôi nhận được một câu trả lời bất ngờ “huyện chưa nắm được tình hình vì chưa thấy xã báo lên”. Một cán bộ phòng hứa: “sẽ xuống ấp kiểm tra việc này”.

Hôm (6.8), theo lịch, một đoàn kiểm tra liên ngành do phó giám đốc sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai, Phan Văn Hết làm trưởng đoàn sẽ xuống kiểm tra những kiến nghị của công ty cổ phần cảng Đồng Nai tại khu vực cảng Gò Dầu.

http://www.doi-thoai.com/baimoi0808_141.html





Hòa thượng Thích Quảng Độ:

CHẤT ĐỘC NGUY HIỂM NHẤT TRÊN ĐẤT NƯỚC VN, và cs cũ LÀ

CHẤT ĐỘC CỘNG SẢN !!!

2008:
- Xứ Lạng : Vịt quay “tắm”... hóa chất
- Sông Thị Vải ô nhiễm: Tàu Singapore "chê”, công nhân đổ bệnh
- Ô nhiễm sông Thị Vải: Công nhân cảng Gò Dầu kêu cứu...
- Lê Minh: Báo trong nước đưa tin “5,000 dân bị kẹt giữa hai kho thuốc trừ sâu”
- Nông dân VN và môi sinh môi trường
- Cả làng đi chặt tai ngựa!
- Thuốc giả của Trung Quốc Không phải là Chuyện đùa
- Không có rừng vàng!
- Giá muối Tăng Vọt Gấp 3, Lần Đầu VN Nhập Cảng Muối...
- Lúa ngoại tràn vào vựa lúa
- Động vật hoang dã VN cạn kiệt
- 'Phía VN đòi 15% tiền dự án'

No comments: