Wednesday, July 30, 2008

CUỘC CHIẾN MUÔN THUỞ GIỮA THIỆN VÀ ÁC

Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người Phụ nữ“ (Sáng Thế 3, 15)

Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh


1. Sự Ác từ đâu ra

Trải qua bao thời đại, trải qua bao nhiêu những thăng trầm của cuộc chiến, trải qua bao nhiêu những đau thương chém giết hận thù của lịch sử loài người, thế giới đã luôn và có lẽ sẽ còn phải mãi chứng kiến những cuộc trận chiến giữa Thiện và Ác kế tiếp của con người với con người, -Cuộc chiến ý thức hệ giữa Thiện và Ác-. Mỗi khi xẩy ra chiến tranh chúng ta tìm nguyên nhân của vấn đề và đưa ra hằng ngàn những câu hỏi „Tại sao“. Con người đã thật sự học được cái khôn qua những bài học đau thương của hai đệ chiến?

Nước Mỹ là một trong những nước tham chiến nhiều nhất kể từ thời đệ nhất thế chiến. Nhưng nước Mỹ không phải là nước gây ra chiến tranh, song là quốc gia tham chiến chống sự bành trướng của sự Ác. Mỹ quốc không gây ra chiến tranh vì cơ chế chính trị kiểm soát lạm dụng tự do quyền lực. Và tự do quyền lực tại đây kiểm soát được.

Không một thời đại nào, không một mảnh đất nào, không một giai đoạn nào trên hành tinh này vắng bóng hận thù chiến tranh.

Câu hỏi chúng tôi được nêu ra đây là, nguyên nhân nào gây ra sự ác? Sự Ác ở đâu mà ra? Chúng ta bàn về nguyên nhân gây ra sự ác trên bình diện tôn giáo. Chúng tôi không xét nguyên nhân qua lịch sử, chính trị hay kinh tế, xã hội hay di truyền học, song chúng tôi hỏi khởi nguyên sự dữ từ đâu tới? Và do đâu có sự dữ?

Chiến tranh, hận thù chém giết chỉ là hậu qủa của sự Ác. Vậy sự ác từ đâu ra? Câu hỏi: „sự Ác từ đâu ra“ cũng giống như chúng ta hỏi cái gì có trước: con gà hay qủa trứng?!

Nếu chúng ta nói: Qủa trứng có trước. Vậy thì qủa trứng ở đâu ra?

Chúng ta đều biết con gà đẻ ra qủa trứng. Cũng vậy. Nếu chúng ta nói con gà có trước, thì lý luận của chúng ta cũng bị bí tắt, vì con gà chui ra từ qủa trứng. Vậy, cái gì có trước con gà và qủa trứng?!

Cũng vậy. Hậu qủa của sự Ác là chiến tranh hân thù, chém giết, là chết chóc là khủng bố trù dập vv. Vậy sự Ác từ đâu trước khi có chiến tranh hận thù bạo lực?


Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng lên mọi vật, trong đó có con người. Mọi thụ tao được Thiên Chúa dựng lên đều tốt. Và mỗi một hiện hữu Thiên Chúa tạo lên đều có nhiệm vụ cần thiết trong vai trò toàn hoàn vũ. Và nhiệm vụ của mỗi tạo vật hỗ trợ nhau cần thiết trong chương trình thụ tạo này. Thiếu một trong những thụ tạo và vai trò của chúng chương trình của Chúa chưa hoàn hảo được. Ví dụ: Vai trò con rắn là cám dỗ. Có nghĩa, có sự hiện hữu của sự cám dỗ có nọc độc nguy hiểm.

Nếu thiếu con chiên thì con sói chết đói, vì mục đích sói được Thiên Chúa tạo dựng là để ăn chiên. Mục đích chiên là để ăn cỏ mang lại lông da sữa thịt cho con người vv.

Cũng vậy. Tuy con chuột là loài bẩn thỉu mang mần dịch, và là loại phá hoại mùa màng. Nhưng không có con chuột thì không có con mèo. Vai trò con mèo là bắt chuột. Nếu chỉ có con chuột mà không có con mèo, thì sẽ gây sự tai hại cho mọi toàn tạo vật, không riêng gì cho con người vv.

„Bắt chuột“, „ăn thịt chiên“ vv. là bẩm sinh của mèo và sói, có nghĩa bản tính này đã được ông Trời ấn định, vượt qua không gian và thời gian. Dù bạn nuôi con mèo bằng thức ăn đồ hộp trong chuồng ở Đức. Nhưng khi bạn thả nó về Việt Nam nó sẽ bắt chuột, vồ cấu xé con chuột mặc dù trước đó nó chưa biết mặt con chuột bao giờ.

Nói chung, mỗi một thụ tạo đều có sự liên hệ mật thiết quan trọng đến một thụ tạo khác và mỗi thụ tạo hỗ tương cần thiết cho nhau để sinh tồn. (Học thuyết sinh tồn). Đây là quy luật chuyển động khách quan của vạn vật, hay còn gọi là vũ trụ quan, là sản phẩm của tạo hóa.

Mỗi một thụ tạo có một nhiệm vu riêng của nó để hoàn thành nhiệm vụ cho toàn mọi vật. Tuy nhiên, Thiên Chúa tạo dựng lên con người là để hưởng thụ, bảo trì vào quản lý mọi thụ tạo này. Quyền cai quản này cũng ảnh hưởng đến sự tiền định của mọi thụ tạo. Đồng thời con người cũng được tạo dựng để nhận biết những kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa mà ngợi khen Ngài. Đó là nhiệm vụ và “bẩm sinh con người”. Vì thế quyền tự do tín ngưỡng là quyền Thiêng liêng, quyền bẩm sinh Thiên Chúa ban cho con người. Quyền tự do tự quyết (Autonomie): chọn tốt bỏ xấu, hay chọn xấu bỏ tốt, theo chính nghĩa hay bỏ tà gian, đều là quyền bẩm sinh. Trong quyền tự do quyết định lựa chọn luôn có sẵn “con rắn” cám dỗ và rình mò. (Chúng tôi không chỉ nói về sự cám dỗ tình dục. Có rất nhiều sự cám dỗ. Cám dỗ vì danh vọng, vì tiền bạc, cám dỗ vì chức tước hưởng lợi lộc cá nhân, vì có công thưởng với Việt Cộng, nhưng không có gương xem tốt hay xấu…)

Nhưng, khi con người với trí năng hiểu biết đã tự đặt mình ngang hàng cùng với Đấng Tạo dựng, thì họ đã vượt qua ranh giới hàng rào Thiên Chúa đã ấn định. Và hành động „ăn táo cấm“, quyền tự quyết chọn sự ác, chỉ là hành động theo sau từ tư tưởng: “Ta ngang hàng với Thiên Chúa”. “Vì từ lòng mà ra những ác tưởng, những tị hiềm giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.” (Mt 15, 19)


Như vậy, sự Ác đến từ a) sự kêu ngạo cùng ngang hàng với Đấng Tạo Hóa, b) và đã lạm dụng quyền tự do bẩm sinh Thiên Chúa ban.

Vì con người có bẩm tính tự do lựa chọn, nên họ đã lợi dụng quyền tự do này mà làm (chọn) điều dữ „ăn qủa táo cấm”. “Qủa táo” là những giới ranh cấm đoán, là làn ranh Thiện và Ác. Như vậy, khởi nguyên sự ác là từ bởi sự lạm dụng tự do và sự kiêu ngạo. Chỉ cần khích động sự kiêu ngạo này con người sẽ dễ không tuân phục Thiên Chúa, không phục tùng những gì Thiên Chúa đã tạo dựng. Họ sẽ dễ trở thành ma qủy gây ra điều ác.

Từ rày trở đi, sự ác sẽ luôn hiện hữu trong nhân loại, trong con người của mọi thời đại, vì đã phạm làn ranh giữa Thiên Chúa và phàm nhân. Đó là nguyên nhân tại sao trong mọi thời đại, trong lịch sử thế giới đâu đâu cũng thấy chiến tranh, đâu đâu cũng thấy hận thù ghen ghét xẩy ra.


Sự ác gây thiệt hại không những vật chất mà cả tinh thần và sinh mạng con người. Vậy làm sao diệt sư ác? Ai có thể diệt sự ác?
Vì sự lạm dụng tự do con người, qua sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài đã gián tiếp „đặt mối thù giữa con rắn (sự ác), và người phụ nữ” (con người, sự thiện). Đấy là Cuộc Chiến muôn thủa giữa Thiện và Ác. (Sáng thế 3, 15)

Và người phụ nữ sẽ đạp đầu bay! Có nghĩa, sự thánh thiện con người, qua đại diện là Đức trinh Nữ Maria, sẽ chiến thắng sự dữ qua mọi thời đại.

Trước khi Đức Giêsu về trời, ngài trao Đức Mẹ cho ông thánh Gioan và nói: „Thưa Bà, đây là con của Bà“. Rồi Ngài nói với môn đệ: „Này là mẹ của con!“ (Gioan 19, 26-27). Đây là mẹ của các con, mẹ của nhân loại mà Đức Giêsu trao cho nhân loại, khi Người không còn ở trong thế gian này nữa, để „xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần“. (Gioan 17, 15a).

„Mối thù truyền kiếp giữa con rắn và người phụ nữ“ là sự tiền định gián tiếp của Thiên Chúa. Gián tiếp là bởi vì Thiên Chúa không tạo dựng lên Cuộc chiến giữa Thiện và Ác. Như vậy, từ thời khởi nguyên lập địa, gián tiếp, đã có „Cuộc chiến giữa Thiện và Ác“, và cuộc chiến này sẽ còn tái diễn mãi trên qủa hành tinh chúng ta. Nhưng trái tim mẹ sẽ thắng! Sự dữ (con rắn) chỉ đáng cắn vào gót chân Người (Sáng Thế 3, 15). Đấy là lời tiên đoán kinh nghiệm cho mọi thời đại!


2. Trận chiến giữa thiện và ác trong mỗi con người chúng ta

a)- Trong mỗi người chúng ta ngự trị hình ảnh một Thiên Thần: Ngài bảo vệ sự gian ác, bảo vệ sự sống, ham chuộng sự tốt lành, chống lại điều ác rủi ro. Nhưng đồng thời trong mỗi người chúng ta cũng tiềm ẩm diện mạo Ma qủy. Nó là hiện thân con rắn luôn tìm mọi cách để cám dỗ chúng ta để nó có dịp tác quái.

Chúng ta có bản đối chiếu giữa Thiện và Ác sau:

Thiện < === Ác

Thiên thần Qủy

Chim bồ câu rắn

Chiên sói

Tự do con người (Qủa táo=những điều cấm trong Mười điều răn)


Sự ác được biểu hiện qua ma qủy (Teufel). Tiếng Hy Lạp “diabolos”, có nghĩa làm xáo trộn, chia rẽ. Như vậy, chúng ta đã hiểu bản chất của ma qủy: Bản chất Ma qủy là phá rối ly gián, là âm mưu chia rẽ, làm xáo trộn trật tự tạo hóa Thiên Chúa xếp đặt. Kẻ nào có mục đích xấu chia rẽ này, kẻ đó là hiện thân ma qủy. Cộng Sản VN lập ra những “Ủy ban đoàn kết công giáo yêu nước”. Đây là hình ảnh ma qủy. Ủy ban này đòi chia rẽ giáo hội, phá rối sự trật tự quyền năng của Thiên Chúa đã xếp đặt.

Những nhóm Linh mục quốc doanh ngăn cản không cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận (lúc đó Ngài là GM Nha Trang) và Giám Mục Huỳnh Văn Nghi địa phận Phan Thiết về Sàigòn nhậm chức toà Tổng Giám Mục do Tòa thánh bổ nhiệm. Họ muốn chia rẽ giữa Giáo Hội Việt Nam với giáo hội hoàn vũ. Họ xua đuổi trục xuất Đức Khâm Sứ Tòa thánh Henri Lemaitre. Họ kiêu ngạo: Họ cao hơn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, họ muốn phải là GM Sàigòn, họ phải cao hơn Tòa Thánh. Họ tìm cách làm xáo trộn và gây chia rẽ Giáo Hội Việt Nam.

Trong cơ chế độc tài, cả những vị tu hành cũng dễ để con “rắn” cám dỗ vì ham danh háo lợi. Họ lạm dụng quyền tự do bất chính mà cơ chế đó thừa nhận và “bật đền xanh” cho họ hành động. Chúng tôi nghĩ, nếu họ không biết ăn năn sám hối rồi ra họ cũng sẽ chỉ là nạn nhân cho sự cám dỗ nhẹ dạ đòi vinh danh phì da.


b)- Trong bài diễn văn của ĐHY Pell, trong dịp khai mạc đại hội giới trẻ (WYD) tại Barangaroo, Úc ngày 15/7/08, ngài nhắc tới trận chiến giữa thiện và ác trong mỗi con người chúng ta, mà bắt buộc chúng ta phải có sự lựa chọn. Sự dung hòa giữa „hai chiến tuyến“ chưa đủ, mà phải có sự phản kháng, chống kháng. Người thiện tâm chỉ bằng mặt với sự ác nhưng không bao giờ bằng lòng với nó, và phải có những hành động lời nói rõ ràng minh bạch. ĐHY Pell còn phải thừa nhận: Chính ngài già rồi mà cũng luôn phải chống lại sự cám dỗ: „Cuộc đời là một trận chiến đấu không ngừng, kể cả những người già cả như cha đây“. Sự ác phát xuất từ tư tưởng. Chỉ cần tư tưởng nghĩ xấu cho người khác, làm tổn hại thanh danh người khác cũng đã là điều chúng ta không được phép nghĩ rồi.

Khi Thiên Chúa tạo dựng lên con người thì Thiên Chúa tạo sự ngăn cấm giữa Thiện và ác. Bằng cách họ được phép ăn mọi thứ hoa qủa (Thiện) chỉ trừ „qủa táo“ (Ác). (x. Sáng thế 2, 16-17). Ađam và Evà là những người thánh thiện hoàn hảo sống trong Thiên đàng. Họ không thiếu thốn thứ gì. Nhưng rồi họ cũng vấp phạm sa ngã làm điều gian trái, vì không ai kiểm soát được tự do của họ. „Vườn địa đàng Eden“ của Adam và Eva được phản ảnh lại trong cuộc sống hằng ngày khi Thiên Chúa đã cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh lao tù bóc lột tại Ai Cập, dẫn về đất hứa. Ngài đặt giao ước với con người, ngài đưa ra ranh giới giữa Thiện và Ác. Ai vuợt qua những điều cấm trong Mười điều răn là gây ra sự Ác. Cường độ tai hại của sự ác tùy vào tội gây ra và do ai gây ra.

Ví dụ giới răn thứ năm: „Chớ giết người!“ hay giới răn thứ tám: „Chớ làm chứng dối!“.

· Giết người là phạm giới răn, là làm điều ác. Lên tiếng chống sự ác, bảo vệ sự ác là làm điều lành. Việt Cộng và tay sai của chúng đã gây bao thiệt hại và biết bao sinh mạng? Bao nhiêu người đã phải chết trong tù, bị xử bắn, bị thủ tiêu chỉ vì họ làm điều tốt, họ đứng về phía bên Thiện. Hoặc vấn đề phá thai hiện nay trong nước. Bao nhiêu quyền sinh sống trẻ thơ đã không đuợc bảo vệ!? Bao nhiêu? Ai lên tiếng công khai chống lại sự „văn hóa chết“ này?

· Điều răn thứ tám: „Chớ làm chứng dối!“. Nghe ra, điều răn này không có gì là nguy hại khi ai phạm. Nhưng chúng ta suy xét cho kỹ đi! Một khi chế độ phạm tội này, họ có thể đưa hằng trăm ngàn, hàng triệu thanh niên đồng bào thí mạng cho sự lừa đảo. Ví dụ như nhà độc tài gian ác Hitler hay chiến dịch „Sinh Bắc Tử Nam“ với chiêu bài „giải phóng niềm Nam“, „chống Mỹ cứu nước“ tuyên truyền của đảng Cộng Sản VN. Họ đã lường gạt biết bao thanh niên của cả một thế hệ!? Cả dân tộc bị họ gạt gẫm. Giờ đây họ còn dâng đất bán biển cho Trung Cộng, đưa dân tộc VN vào chỗ diệt vong. Thế không phải một tội tày trời?!

c)- Hằng ngày chúng ta được mời gọi kiểm điểm lại hành động của chúng ta có làm điều ác (Böse) không? Trước khi dâng lễ, trong Kinh Cáo Mình, người tín hữu thú nhận „ich habe Böses getan und Gutes unterlassen“ (Tôi đã làm những điều dữ và tránh không làm điều tốt). Như vậy, tội là tội „trong tư tưởng lời nói, việc làm và những điều thiếu xót“. Điều „thiết xót“ là biết điều Tốt mà tránh không làm. Biết điều dữ mà không lên tiếng là cũng phạm tội a dua. Chúng ta nói ra sợ bị liên lụy, sợ bị người khác cho rằng mình làm chính trị, là nhẫn tâm, là không có tình yêu thương?! Biết điều tốt mà không làm là đồng loã với tội ác. Vì Kinh thánh có chép: ”Kẻ biết điều lành mà chẳng làm là phạm tội” (Jakobus 4,17).

Như vậy, trong mỗi chúng ta “trận chiến giữa Thiện và Ác” luôn căng thẳng giằng co. Biết điều tốt không ra tay nghĩa hiệp cũng là điều xấu là phạm tội.

Nói đến những điều kể trên, chắc có người sẽ thắc mắc rằng: Nếu không ”xét đoán kẻ khác” thì tại sao lại nói ra những điều đó? Xin thưa: Chúng ta phải phân tích chữ xét đoánkết án. Chúng ta không là quan toà để kết án người khác. Nhưng Đức Giêsu không cấm chúng ta sử dụng bộ óc Thiên Chúa ban cho để phân biệt điều thiện, điều ác, hầu góp phần ngăn chận nó, hoặc xa lánh nó. Xét đoán có nghĩa nhận xét phân biệt phải trái. Dựa vào Kinh Thánh để phân tích thế nào là tàn ác, thế nào là nhân đạo, để giúp mọi người làm đúng những gì Chúa dạy.


d)- Đức Giêsu là con Thiên Chúa, hành động của ngài đầy lòng nhân hậu đầy lòng bác ái yêu thương luôn thương xót. Thế mà ngay cả tông đồ, là những người thân cận nhất của mình cũng phản bội và bất trung với ngài. (Guiđa)

Hay trường hợp thánh Phaolô và Augustinô. Họ là những con người yếu đuối tội lỗi, là những người gây ra tội ác, gây ra thiệt hại cho người khác. Thế mà họ trở thành thánh!? Ai học được chữ ngờ?! Sau này, chính họ lại là những người hy sinh dấn thân cho sự Thiện, cho sự tốt lành nhiều hơn cả.

Đó, Chúng ta thấy! Mỗi người chúng ta đều đứng giữa hai làn ranh thiện và ác, xu hướng làm thiện và làm ác. Khi chúng ta chọn thiện, thì chúng ta chống ác. Và khi chúng ta chọn tà thì gây ra mọi sự điều gian ác. Con người đổi trắng thay đen là vậy. Cần có lập trường chọn lựa dứt khoát để chúng ta tránh sa ngã vấp vào sự gây ra tội lỗi.

Chẳng hạn Thủ Tướng Việt Cộng Võ Văn Kiệt: Khi hết thế lực thì kêu gào tự do dân chủ đa nguyên. (Thể hiện bản chất thiện). Nhưng khi còn tại chức thì ban hành những sắc lệnh hại người, như sắc lệnh 31/CP. Võ Văn Kiệt thể hiện sự ác khi lạm dụng quyền lực tự do.

Trong mỗi người chúng ta mang bản tính SÓI (Ác) và CHIÊN (Thiện). Vì vậy, chúng ta cần ơn khôn ngoan của Chúa Thánh linh. Ngài hướng dẫn cho chúng ta biết điều ác để tránh và biết điều thiện để dấn thân!


3)- Sự ác đến từ sự lạm dụng tự do, từ một cơ chế

Cơ chế chủ nghĩa Cộng Sản tại VN hiện nay là cơ chế độc tài bảo thủ gian ác. Một cấu trúc cơ chế càng ít cơ quan kiềm chế tự do tới đâu thì sự lạm dụng tự do càng lớn bấy nhiêu. Và việc lạm dụng tự do càng nhiều bao nhiêu, thì hậu qủa càng tai hại to lớn bấy nhiêu. „Bẩm sinh“ cơ chế độc tài của Cộng Sản là không tôn trọng sự sống con người, là miệt thị khinh miệt nhân phẩm tự do con người. Nếu cơ chế này không hội đủ những điều tệ hại kể trên thì chế độ này sẽ không là cơ chế độc tài Cộng Sản trị. Cũng giống như kiểu nói con mèo sẽ không bắt chuột.

a/- Những điều ác thật dã man xẩy ra tại Việt nam đã chứng minh điều này, ví dụ:

· những vụ cải cách ruông đất,

· vụ Nhân văn giai phẩm,


· chiêu bài giải phóng miền Nam đưa người anh em từ Bắc vào Nam gây chiến tranh;

· Vụ thảm sát tập thể tại Huế năm 1968. Vụ Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy năm 1973, chết bao nhiêu trẻ em vô tội.

· Hoặc sau ngày đau thương của dân tộc 30/4/1975 như những vụ đổi tiền, đánh tư bản, „trại tâp trung cải tạo“….

· Cái thâm hiển gian ác của Cộng Sản thêm nữa, đó là vào những năm 1977-78 chúng lùa thành phần lớp trẻ miền Nam vào „đội ngũ thanh niên xung phong“ làm mồi cho Ca-nông đại bác bên Cam-Bốt và tại ranh giới Việt-Tầu Cộng. Họ là những con em của những người lính VN Cộng Hòa. Họ là những thành phần đã được hấp thụ bầu khí tự do nguy hại đến cơ chế Cộng Sản...

Tất cả những hành động dã man này xẩy ra hoàn toàn do sự lạm dụng tự do trong một cơ chế độc tài không kiểm soát đuợc, vì chính cơ chế này đã „ban phép lạm dụng tự do“. Đây là hậu qủa việc lạm dụng tự do quyền lực trên bình diện quốc gia. Tội ác Việt Cộng gây ra trồng chất cao như núi!

b/- Lạm dụng tự do trên bình diện cá nhân. Ví dụ: Một con nai béo đến gần nhà, người ta có thể bắt con nai này làm thịt. Nhưng nếu có điều luật cấm bắt nai và điều luật này khả thi kiểm soát được, thì chắc chắn con nai sẽ không bị làm thịt.

Tuy nhiên, trong một xã hội có qúa nhiều luật pháp thì sẽ hạn chế sinh hoạt con người. Vì vậy, con người cần nhiều tự do có thể như cần thiết. Và luật pháp đưa ra cần có nhiều có thể như cần thiết.

c/- Khi Tự Do không kiểm soát và kiềm chế được bản tính con người thì nó sẽ gây ra rất nhiều điều nguy hại cho mọi người và cho nhân loại. Chỉ trong một thể chế dân chủ pháp trị đa nguyên thì quyền tự do con người mới kiểm soát được.

Tất cả những đại hoạn xẩy ra kể trên đều bắt nguồn từ những thể chế độc tài một khi tự do con người bị lạm dụng tuột vòng kiểm soát của một cơ quan khác. Dù con người có thiện chí thế nào đi chăng nữa, nhưng một khi họ sống trong một môi trường này, thì chính những người mang bản tính thiện cũng có khó có thể không gây ra điều ác. Hoặc họ bị cám dỗ gây sự ác làm tay sai cho kẻ dữ, vì sự lạm dụng tự do được cơ chế đó cho phép. Tượng bất chính hạ tất loạn là vậy.

Ai dám vỗ ngực sẽ khống cự lại được sự cám dỗ vì danh lợi hưởng lộc cá nhân, nếu không có ai, không có cơ quan kiểm soát tự do của mình!?

Mọi người dân, những cán bộ Việt Cộng cao cấp, các nhân viên phục vụ trong guồng máy cơ chế này đều là nạn nhân của „cơ chế lạm dụng tự do“.


Trong cuộc diễn biến Đại Hội giới trẻ WYD 2008 vừa qua, theo bài tường thuật của Mai Ly, (21. Juli 08) thì Việt Cộng đã gài người vào đại hội. Họ gặp những „đặt công“ này. Nhưng, những em này đã không dám thi hành lệnh của những tay anh chị cấp trên. Trong môi trường tự do kiểm soát được, kẻ gây ra sự dữ khó thực hiện được mưu đồ. Việc các em này có tốt hay xấu, chúng tôi không bàn đến. Chúng tôi chỉ trình bày nhận định rằng tại sao các em không làm, là vì các em đang hiện diện trong một Cơ Chế Dân Chủ Tự Do Pháp Trị tại Úc. Cơ chế này không tạo cho các em „dịp may“ gây sự xáo trộn bất ổn công khai. Theo tin chúng tôi được biết, kẻ nào phá rối sẽ bị phạt đến 3000 Mỹ kim Úc.

Nếu tại Việt Nam có những cuộc biểu tình chống Cơ chế Việt Cộng thì lại đúng! Vì đây là hình thức chống sự gian ác. Mọi hành động chống sự ác đều tốt, vì mục đích tốt! Tuy nhiên phương thức chống sự ác được kiếm chứng.


Ngược lại, nếu chính những em này hiện diện ở VN, các em vô tư này gọi như thế đi, sẽ có thể tuân lệnh của kẻ gian ác, bởi vì cơ chế tạo thuận lợi cho các em làm. Họ làm, không phải vì tâm họ ác, song là bởi vì họ không thể nhận ra được điều ác họ làm. Hoặc các em nghĩ lương tháng hơn lương tâm. Và các em sẽ chọn lương tháng. Các em bị cám dỗ vì tiền bạc. Cơ chế tạo sự thuận lợi cho họ làm điều ác. Chúng tôi đã có lần nhắc đến việc này, và so sánh việc này như con heo ở chuồng lợn: Ở chuồng lợn thúi, có dính c.., nó cũng không nhận ra. (Xin lỗi kiểu so sánh như thế).

Chúng tôi xin đưa ra một thí dụ tại Đức Quốc: Ngày 20-07-1944 biến cố đại tá Stauffenberg. Stauffenberg âm mưu cùng nhiều sỹ quan tướng tá trong quân đội đã can đảm đứng lên „đặt bom giệt sự ác, qua con người Hitler“. Âm mưu bất thành. Vợ con của Stauffenberg và những người chủ mưu bị đày nhốt giam tại Bad Sachsa. (Kiểu tru di tam tộc như Việt Cộng). Hành động này của Stauffenberg bị chế độ coi là hành động điên rồ, hành động phản quốc hại dân và đã bị chế độ kết án tử hình. Nhóm những người này bị kết án hành xử và phạt khổ tù.

Chỉ hơn một năm sau, khi chế độ gian Ác Hitler xụp đổ, thì bao nhiêu đường, thành phố công viên đặt tên Stauffenberg và tên của những thành viên tham gia diệt sự ác trong ngày đó. Ngày 20-Juli đã trở thành ngày cách mạng của người dân Đức chống lại sự Ác. Và đại tá Stauffenberg biểu tượng nghĩa hiệp anh hùng chống sự ác của dân tộc Đức.

Đệ Nhị thế chiến chấm dứt, dân tộc Đức như vùa trải qua cơn ác mộng. (Khi chiến tranh tại Kosovo bùng nổ, đâu đâu họ cũng giăng biểu ngữ: „Deutschland wache auf!“ (Nước Đức hãy thức tỉnh!) Họ xấu hổ ăn năn cảm giác nhục nhã khi gián tiếp ủng hộ cho sự ác, một „Symtom mặc cảm tội lỗi“. Họ không thể ngờ chuyện đó có thể xẩy ra trong một quốc gia của mình với 95% là Thiên Chúa Giáo, gồm Kytô giáo và Tin lành. Họ đổ tội phải chu toàn trách nhiệm là lính, là công dân vv. Dân tộc Đức viện mọi lý lẽ để giảm tội ác và lương tâm của mình. Vì thế, hình ảnh đại tá Stauffenberg làm dân tộc Đức cũng cảm thấy nhẹ bớt sự tũi nhục sự dã tâm của mình. Còn dân tộc Việt Nam chúng ta? Cũng viện mọi lý lẽ để trốn tránh trách nhiệm chống lại sự ác?

d)- „Gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn!“

Đức Giêsu sinh ra trong chuồng chiên, bị dính “mùi chiên” và hiện thân đúng là con chiên hiền lành, hy sinh mạng sống cho người khác. Nhưng qủa thật! Ngài là HOA SEN trong cách đồng bùn rộng bao la.

Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay giống như bãi ruộng bùn lầy. Ai là bông sen không lây “mùi bùn”? Hay tổ quốc Việt Nam phải ăn năn vì gián tiếp làm tay sai cho sự gian ác của Việt Cộng.

Cũng vậy. Hiện nay ở VN, chế độ Cộng Sản cho toàn dân ăn mừng ngày 30/4, „ngày giải phóng miền Nam“. Người dân cũng hưởng ứng ăn mừng. Cơ chế này đã làm cho con người trở nên mù quáng a dua một cách vô ý thức. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng, ngày 30/4 sẽ là ngày „Đau thương của cả dân tộc Việt Nam“, không phân biệt người Bắc kẻ Nam, Cộng Sản hay Quốc gia.

Dân tộc Việt Nam hãy tỉnh thức!!!


4. Hậu qủa vô thần trong trận chiến giữa Thiện và Ác

Cộng sản vô thần gạt tôn giáo ra khỏi sinh hoạt xã hội cuộc sống hằng ngày của người dân. Họ không tin sự hiện hữu của Thiên Chúa trong chương trình xếp đặt trật tự vũ trụ, ví dụ, bẩm sinh con mèo là bắt chuột.

Nhưng kẻ Việt Cộng vô thần thì cho rằng mọi việc gì họ đều làm được vì ta là đỉnh cao trí tuệ loài người. Tư tưởng kêu ngạo! Kẻ vô thần gián tiếp tự cho mình là người tạo dựng mọi sự. Họ nghĩ rằng, sự kiện trại tập trung vĩ đại như Ausschwitz, Gulag, những „trại cải tạo vĩ đại VN“, không cầu nguyện được. Thiên Chúa của các ngươi đâu sao không giang tay ra giải thoát? Khi kẻ vô thần gây ra sự ác, và sự ác vẫn tồn tại tái diễn thì họ cho rằng không còn (có) sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, sao Ngài vẫn cứ để sự dữ, sự đau khổ mãi tái diễn?

Chính Đức Giêsu, trên cây thập giá cũng phải đau đớn kêu rằng: „Lạy cha, sao cha bỏ con“, có nghĩa, tại sao cha để con đau khổ? Tại sao có sự đau khổ xẩy ra?

Sự đau khổ Thiên Chúa là sự hy sinh tế lễ đẹp lòng cha. Như vậy, Thiên Chúa là đấng thích sự đau khổ? Cần sự đau khổ để đẹp lòng người? Xin thưa, không phải vậy! Thiên Chúa chấp thuận sự đau khổ, vì sự lạm dụng tự do con người (chọn sự ác), để đưa con người đến tuyệt đỉnh của sự vinh quang. Đó là đời sống hạnh phúc vĩnh cửu muôn đời.


5. Kết luận
a/- Bất cứ ai sống trong một cơ chế mà quyền tự do không kiểm soát được, thì họ rất khó chống cự lại những cơn cám dỗ của cơ chế đó đưa lại. Một cơ chế xấu, sẽ tạo ra con người xấu. (Ở đây, Chúng tôi không dám vơ đũa cả nắm). Nhìn qủa biết cây! Đức Giêsu và Thánh Gioan Tiền Hô đã vào sa mạc ăn chay. Gioan ăn cả châu chấu để tránh trước sự cám dỗ. Ngài phải đi ra khỏi cơ chế xã hội hiện thành. Còn chúng ta? Chúng ta có vì một vài tư lợi nho nhỏ, bị cám dỗ mạ lỵ nhau?

b/- Cơ chế Cộng Sản VN là cơ chế độc tài không kiểm soát sự lạm tự do quyền lực. Vì thế, chế độ này sẽ còn gây ra thật nhiều đau khổ tan thương cho dân tộc. Mọi người, tu sĩ hay giáo dân, quốc gia hay Cộng Sản phải có trách nhiệm quyết tâm thay đổi triệt để cơ cấu Cộng Sản vô thần này qua một cơ chế kiểm soát tự do quyền lực. Thể chế đó là thể chế Tự do Dân chủ đa đảng với ba cơ chế độc lập: hành pháp, tư pháp và luật pháp, với tất cả những quyền tự do căn bản được thể hiện. Chỉ khi nào một cơ chế có cấu trúc chính trị gồm ba cơ quan độc lập thì tự do quyền lực mới kiểm soát được.

c/- Ngay cả những người làm tay sai cho cơ chế này, những nhân viên phục vụ cho cơ chế này, chính họ cũng sẽ là nạn nhân của cơ chế này. Vì ai gieo gió, sẽ gặp bão. Ở hiền gặp lành, ở dữ thì gặp ác. (Quy luật hậu qủa). Ai nói CS tốt rồi, thay đổi rồi thì cũng giống như nói bẩm tính con mèo hết bắt chuột, sói hết xơi chiên!

d/- Những kẻ làm tay sai cho sự ác như Bs Dương Quỳnh Hoa, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Thị Bình, Lý Qúi Chung, Ngô Bá Thành, Huỳnh Liên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hoặc Hoàng Văn Hoan, Lê Chiêu Thống, Trịnh Đình Thảo, Trương Như Tản, Phan Anh của cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời, dưới sự tay sai chủ tịch là Ls Huỳnh Tấn Phát. Tất cả thành phần vì háo danh, khi tiếp tay làm tay sai cho cơ chế này, họ đã đều là nạn nhân của sự lường gạt. Một cơ chế „đẻ con ác“, thì những „bà đỡ con ác“ cũng sẽ chỉ là „vật thí“ cho guồng máy này thôi. Không giã cũng trầy! Đó là quy luật!

e/- Cơ chế Cộng Sản là cơ chế bẩm sinh hại con người, cơ chế khinh miệt sự sống và nhân phẩm tự do con người. Con người phải chịu đựng đau khổ, phải phấn đấu để tìm thấy sự chiến thắng vinh quang trong Cuộc Chiến Muôn Thủa Giữa Thiện và Ác.

(Đức Quốc, ngày 27-07-2008)

No comments: