Friday, July 25, 2008

Những Đóng góp của World Bank Cho nạn Tham nhũng

Ngày July 23, 2008; từ bản báo in-trang A16
Permanent Link


Ngân hàng Thế giới sẽ chỉ là con số không nếu như không biết kiên trì bền bỉ. Vào những tuần lễ gần đây, ngân hàng này đã loan báo những khoản cho vay lãi suất thấp gồm 320 triệu đô la cho mỗi quốc gia Bangladesh và Việt Nam, bất chấp các kỷ lục tham nhũng khủng khiếp của các nước này.

Kể từ tháng Năm, chính phủ do quân đội hậu thuẫn ở Bangladesh đã bắt giữ một số lượng ước tính khoảng 12.000 người mà không có lời buộc tội và đã giam hãm họ trong những nhà tù chật ních. Tổ chức Giám sát Nhân quyền đã tố cáo về "những kiểu tra tấn và ngược đãi người bị giam giữ đã được ghi nhận rõ ràng." Chính phủ đã huỷ bỏ các kế hoạch cho một cuộc bầu cử vào tháng 12 trước những phản đối của hai chính đảng chủ yếu, cũng là những tổ chức hiện đang có các nhà lãnh đạo đã từng hoặc đang bị giam cầm.

Không có điều nào trong các sự kiện đó ngăn cản được ngân hàng này đi tới xúc tiến một khoản "tín dụng ưu đãi chuyển đổi" 200 triệu đô la," mà theo họ thì chính phủ cần để đối phó với tình trạng giá cả hàng hoá đang tăng cao và hậu quả của Cơn lốc Cyclone vào năm ngoái. Còn có một khoản "tín dụng trợ giúp chính sách phát triển lĩnh vực năng lượng" trị giá 120 triệu đô la sẽ "giúp cho chương trình cải cách toàn diện lĩnh vực năng lượng của chính phủ." Ngân hàng Thế giới đã thanh minh cho những khoản vay này là một phần trong tài khoản của "những thành quả phát triển kinh tế và xã hội đầy ấn tượng" mà ngân hàng này quả quyết là Bangladesh đã thực hiện, và phần vì nó cho rằng có thêm tiền sẽ thực sự giúp cho việc xác định những nan đề của nạn tham nhũng.

Bằng một cuộc kiểm tra thực tế, ngân hàng này có thể đã tham vấn các chuyên gia của riêng mình. Theo như dữ liệu nội bộ của ngân hàng dựa trên "các chỉ số đo lường mức độ điều hành” ở Bangladesh, các tiêu chuẩn để đánh giá về sự hiệu lực của chính phủ, sự ổn định chính trị, "tiếng nói và ý chí nhận lãnh trách nhiệm", năng lực điều chỉnh, và kiểm soát tham nhũng, tất cả đều sụt giảm trong khoảng thời gian từ 1998 và 2007. Một báo cáo của tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng có được đánh giá tương tự.

Dưới thời cựu Chủ tịch Paul Wolfowitz, ngân hàng này đã đình chỉ 14 hợp đồng xây dựng đường xá tại Bangladesh sau khi có những bằng chứng làm sáng tỏ tình trạng tham nhũng trong đấu thầu. Thế nhưng với sự ra đi của ông Wolfowitz, việc cho vay của ngân hàng này dưới thời Chủ tịch Robert Zoellick đối với Bangladesh đã được tăng lên gấp đôi với 753 triệu đôi la chỉ trong một năm qua.

Cũng tương tự, Việt Nam đã nhận được phần vay mượn của mình với Ngân Hàng Thế Giới, gia tăng hơn 1 tỉ đô la kể từ năm 2004, đạt tới 4,1 tỉ năm nay. Ông Zoellick là một người hâm mộ đặc biệt quốc gia này, ông đã xếp đặt Hà Nội là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình sau khi nhận chức vào năm ngoái. Khoản cho vay gần đây nhất của ngân hàng này gồm có một ngân khoản 150 triệu đô la tín dụng ưu đãi tương tự khoản tín dụng chuyển đổi đã cấp cho Bangladesh. Khoản khác trị giá 170 triệu đô la sẽ được cấp cho cái gì đó được gọi là Dự án Phát triển Giao thông vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Khoản tiền mặt mới này đang được tuôn vào bất chấp một báo cáo đáng tin cậy năm 2007 từ ban chống tham nhũng (INT) của ngân hàng về hai dự án làm đường tại Việt Nam có hiện tượng tham nhũng. Trong Dự án Cải thiện Mạng lưới Đường bộ 232 triệu đô la - hiện vẫn đang được thực hiện - các nhân viên điều tra của ngân hàng đã phát hiện rằng "hơn một nửa các hợp đồng được xem xét lại đã xác định là có những chỉ dấu cho thấy những hiện tượng làm sai nguyên tắc để giành được hợp đồng thầu."

Những quan hệ ràng buộc, thông đồng và gian lận trong đấu thầu cũng đã được chứng tỏ trong Dự án Giao thông Nông thôn Thứ hai [RTP2] của Việt Nam trị giá 110 triệu đô la. Trường hợp này đang gây ấn tượng đặc biệt bởi dự án tiền thân của nó, được biết đến với cái tên RTP1, đã được điều tra bởi INT, và đã phát hiện những chỉ dấu tham nhũng. Chẳng sao cả. Ngân hàng này giờ đây đang tiến tới với dự án RTP3, với một khoản bổ sung 106 triệu đô la.

Nạn tham nhũng này có lẽ sẽ ít đáng trách hơn nếu như các dự án chí ít đã xảy ra trên các con đường được xây dựng tốt hơn cho những người nghèo. Nhưng INT đã phát hiện là chúng ở vào một tình trạng khác. "Nguyên vật liệu thứ cấp rẻ tiền và có chút ít hoặc không có sự kết dính để cho các con đường có chút cơ hội sống sót sau những trận ngập lụt," đó là bản báo cáo về một con đường ở tỉnh Long An. Tại tỉnh Quảng Bình có nhiều đồi núi, "những trường hợp về hệ thống thoát nước được xây dựng tồi tệ cho thấy việc giám sát thi công và chế độ kiểm tra soi xét công trình yếu kém và/hoặc có khả năng xảy ra tham nhũng."

Người phát ngôn của ngân hàng cho hay rằng các khoản cho Bangladesh vay gần đây nhất sẽ tập trung nhiều vào việc chặn đứng những khuyết điểm gây ung thối lâu dài và từng bị chỉ trích do trách nhiệm điều hành từ bên trong," và hiện đang có những báo động và lời xì xào thường xuyên tố cáo chống lại nạn tham những trong các dự án của Việt Nam. Đó là những gì mà ngân hàng này luôn luôn nói. Vấn đề là Ngân hàng Thế giới cũng luôn tiếp tục khôi phục lại việc cho vay, bất chấp những báo cáo có bằng chứng được phát hiện, cho nên các quốc gia đi vay hiểu rằng sẽ chẳng có hình phạt nào cho những khoản tiền của ngân hàng bị lạm dụng.

Một năm tại vị, ông Zoellick chưa từng đình chỉ một khoản vay nào với lý do là có tham nhũng.

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008



THE WALL STREET JOURNAL

World Bank Shots on Corruption
July 23, 2008; Page A16
The World Bank is nothing if not persistent. In recent weeks, the bank has announced low-interest loans of $320 million apiece to Bangladesh and Vietnam, despite their awful corruption records.

Since May, Bangladesh's military-backed government has arrested an estimated 12,000 people without charge and confined them to overcrowded prisons. Human Rights Watch reports "well-documented patterns of torture and mistreatment of detainees." The government has cancelled plans for a December election over the objections of the two main political parties, whose leaders have also been in and out of jail.

None of this has deterred the bank from going forward with a $200 million "transitional support credit," which it says the government needs to deal with rising commodity prices and last year's Cyclone Sidr. There is also a $120 million "power sector development policy credit" that will "support the government's overall power sector reform program." The bank justifies these loans partly on account of the "impressive economic and social gains" it claims Bangladesh has made, and partly because it thinks more money would actually help address the corruption problems.

For a reality check, the bank might have consulted its own experts. According to the bank's internal data on "governance indicators" in Bangladesh, measures of government effectiveness, political stability, "voice and accountability," regulatory quality and control of corruption all declined between 1998 and 2007. A report from Transparency International reaches similar judgments.

Under former President Paul Wolfowitz, the bank cancelled 14 road contracts in Bangladesh after evidence came to light of corrupt bidding. But with Mr. Wolfowitz gone, bank lending to the country under President Robert Zoellick has doubled in the past year alone, to $753 million.

Vietnam, too, has seen its cut of World Bank funds rise by more than $1 billion since 2004, to $4.1 billion this year. Mr. Zoellick is a particular fan of the country, having made Hanoi his first foreign port of call after coming to the bank last year. The bank's latest bequest consists of a $150 million budgetary support credit similar to the transitional credit given to Bangladesh. Another $170 million will go to something called the Northern Delta Transport Development Project.

This new cash is flowing despite a confidential 2007 report by the bank's anticorruption unit (INT) about two corrupt roads projects in Vietnam. In the $232 million Road Network Improvement Project -- which remains active today -- bank investigators found that "over one-half of the contracts reviewed were confirmed to have indicators of irregularities in contract procurement."

Bid-rigging, collusion and fraud also marked Vietnam's $110 million Second Rural Transport Project. This case is particularly striking because the precursor project, known as RTP1, had already been investigated by INT, which found the usual indicators of corruption. No matter. The bank is now moving ahead with RTP3, for an additional $106 million.

This corruption might be less objectionable if the projects had at least resulted in better roads for the poor. The INT found otherwise. "Inferior materials and little or no compaction gave the embankments little chance of surviving flood conditions," it reported about a road in Long An Province. In hilly Quang Binh province, "instances of poorly implemented drainage indicated poor supervision and testing regimes and/or possible corruption."

A bank spokesman says the latest Bangladesh loans will be "heavily focused on tackling critical and long-festering weaknesses in core governance functions," and there are the usual anticorruption bells and whistles in the Vietnam projects. That is what the bank always says. The problem is that it also always resumes lending, regardless of the track record, so the borrowing countries know there is no penalty for misusing bank money.

A year into his tenure, Mr. Zoellick has yet to suspend a single loan on account of corruption.
See all of today's editorials and op-eds, plus video commentary, on Opinion Journal.
And add your comments to the Opinion Journal forum.

No comments: