Tuesday, July 29, 2008

Trung Cộng Ép Việt Cộng Dùng Quốc Hội Bù Nhìn Thông Qua Hiệp Ứơc Vùng Biển Giữa 2 Nước

Tác giả: Vũ Hữu San
Thể lọai: Biên Giới Việt-Trung

1. Trung Cộng Ép Việt Cộng Dùng Quốc Hội Bù Nhìn Thông Qua Hiệp Ứơc Vùng Biển Giữa 2 Nước


Vũ Hữu San

Đất, Nước cùng Biển Đông trong những niên, kỷ mới:

Duyên-hải miền Trung

Sách Địa-lý Việt-Nam thường ghi-nhận một cách tổng quát là biển miền Trung sâu, bờ biển dựng đứng. Nếu chỉ đọc và hiểu sơ sài như vậy thì thật là tai-hại vì có người đã từng nghĩ rằng Hoàng-Sa không liên-hệ gì tới thềm lục-địa Việt-Nam.

Sự thực, nhận-xét này chỉ có nghĩa tương-đối khi biển miền Trung được các tác-giả mang ra so-sánh với biển miền Bắc và biển miền Nam mà thôi. Đi sâu vào chi-tiết, chúng ta thấy chỉ có một đoạn ngắn bờ biển miền Trung khá dốc tại Bình-Định, Phú-Yên và Khánh-Hoà. Suốt từ Thanh-Hoá chạy qua các tỉnh Nghệ-An, Hà-Tĩnh, Quảng-Bình, Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam cho tới Quảng-Ngãi; biển rất nông cạn. Tình-trạng đáy biển chạy thoai-thoải ra ngoài khơi, gần tương-tự như tại vịnh Bắc-Việt. Xa xa hơn về phía Nam, kể từ M&# 361;i Dinh Ninh-Thuận qua Bình-Thuận, đáy biển trở lại nông cạn hơn và thoai-thoải nối dài ra phiá Trường-Sa.

Nếu lại quan-sát địa-hình đáy biển, người ta thấy quần-đảo Hoàng-Sa nằm sát với thềm lục-địa của Việt-Nam. Tuy toàn thể khu-vực quần-đảo nổi cao hơn vùng biển vây quanh nó, nhưng nền đất Hoàng-Sa được nối thẳng vào thềm lục-địa Việt-Nam như là qua một cái cửa ngõ thông vào vùng cù-lao Ré và bờ biển Quảng-Ngãi. Hành-lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500 m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung-Hoa, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa.

Những hải-đồ có ghi độ sâu đáy biển chứng-minh rõ rệt quần-đảo Hoàng-Sa là phần nối dài của lục-địa Việt-Nam. Đường đồng-thâm (iso-depth contour) 1000 thước bao kín các vùng về phía Bắc và Đông, trong khi các đường nông cạn lại mở rộng qua phía Việt-Nam theo chiều hướng Tây Tây Nam.

Nói một cách khác, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600 tới 700 m thì Hoàng-Sa dính vào Việt-Nam như một khối đất liền và xa cách hẳn Trung-Hoa bằng một vùng biển nước sâu tới cả 1,000m.


Đồng-bằng sông Mã

Trong những thời Băng Đá xa xưa, đồng-bằng Sông Mã đã nhiều lần dính liền vào đồng-bằng Sông Hồng. Bốn hệ-thống sông ngòi của các sông Hồng, sông Mã, sông Thái-Bình và sông Cả hợp-đoàn mang phù-xa xây đắp cả duyên-hải Bắc-phần lẫn Bắc Trung-phần. Vùng đồng-bằng rộng lớn này lan ra gần kín vịnh Bắc-Việt. Bản-đồ 3 chiều của đáy biển cho chúng ta nhìn rõ hình-thể sự liên-kết đồng-bằng hồi đó vói dấu vết của các con sông.

Theo Gorman, khi mực nước Biển Đông dâng lên thì xảy ra hiện-tượng di-dân và thay đổi văn-hoá. Những người thuộc nền văn-minh Hoà-Bình sinh sống bằng cách săn bắn, hái lượm và trồng trọt trong những thung-lũng nhỏ hẹp bao quanh bởi các giẫy núi đá vôi. Sau đó cư-dân Hoà-Bình đã dần dần di-chuyển từ thung-lũng miền núi xuống phía biển khi vùng đồng-bằng được tái-lập. Các loại ngũ-cốc được thích-hợp-hoá cho các ruộng nước. 3,500 năm TTL, hiển-nhiên đã có sự trồng trọt cây lúa. (The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early Recent Periods, báo World Archaeology 2, No. 3, 1971: 300-320.)

Dọc theo "bờ biển" lúc xưa, tại các vùng chân núi đá vôi từ Nghệ-An qua Thanh-Hoá, Ninh-Bình, Hoà-Bình, Hà Tây ngày nay; các nhà khảo-cổ tìm thấy rất nhiều cổ-vật của những giai-đoạn đó. Địa-điểm quan-trọng nhất trong thời-đại Đồ Đồng là Đông-Sơn mà từ đó, trống đống được phân-phối đi khắp Đông-Nam-Á bằng đường biển.

Trong những thiên-kỷ tới khi chu-kỳ địa-chất tái-diễn, sinh-hoạt của dân ta sẽ phải thích-nghi với môi-trường thay đổi. Tuy nậy nhờ tiến-bộ kỹ-thuật, sư tiên-đoán tương-lai thêm chính-xác, hoàn-cảnh đất nước sẽ muôn-phần tốt đẹp hơn thời quá-khứ.


Hoàng-Sa và việc tranh-chấp hải-phận

Quần-đảo Hoàng-Sa đã bị Trung-Cộng cưỡng-chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Tuy có bị cưỡng-chiếm, nhưng Hoàng-Sa chưa phải hoàn-toàn mất hẳn nếu như người Việt-Nam chúng ta còn ý-chí phục-hoàn đất cũ, không chịu buông xuôi. Biến-cố Hoàng-Sa 1974 cần được ngàn đời nhắc nhở để nung nấu lòng yêu nước của con dân Hồng-Lạc chống kẻ thù truyền-kiếp phương Bắc.

Vì Tiên Lễ Hậu Binh, Việt-Nam sẵn sàng thương-thuyết trên căn-bản Công-pháp Quốc-tế. Là một dân-tộc kiên-trì sau cả ngàn năm Bắc-thuộc mà còn dành lại được quyền tự-chủ, chúng ta không quản-ngại gì trong kế-sách trăm năm thu-hồi lãnh-thổ và hải-phận đã mất. Tâm-lý của kẻ xâm-lược là vội vã đánh nhanh, chiếm lẹ. Mục-đích của kẻ thực-dân là khai-thác tài-nguyên, nên ước mong của Trung-Công là cố gắng đẩy mạnh cuộc thương-thuyết cho hoàn-tất sớm sủa để hưởng lợi. Như đã từng đề-cập ở trên, thờ i-gian là yếu-tố đứng về phía chúng ta. Không vì ảo-tưởng miếng mồi thơm ngon mà sa vào cái bẫy sập của kẻ thù.

Một khi hạ quyết-tâm, không những ta đã bền chí trường-kỳ tranh-đấu mà còn làm đối-phương không thể nào ăn ngon ngủ yên, lúc nào cũng sợ bị quấy-phá. Như vậy, chúng làm sao an-tâm trong việc khai-thác tài-nguyên cho được. Chúng ta không tài giỏi đã để mất Hoàng-Sa, nhưng hãy bảo nhau biến Hoàng-Sa thành một miếng xương lớn móc trong cổ họng con hạm Trung-Hoa, khiến nó một ngày nào đó không nuốt trôi đành lòng nhả ra mà thôi.

Trời cao có mắt, một khi nước Tàu đại-loạn, Việt-Nam hãy chờ đợi để lấy lại mảnh đất của mình đã mất. Quá-khứ cho biết suốt dòng lịch-sử, nước Trung-Hoa ít khi được hưởng thái-bình lâu dài. Quốc-gia ta cần nghiên-cứu một kế-sách tái-chiếm này cho hoàn-bị. Những vị anh-hùng trong tương-lai sẽ hiên-ngang trở lại Hoàng sa. Sẵn có địa-lợi vì Hoàng-Sa gần sát với quân-cảng Việt hơn Tàu, một khi thiên-thời và nhân-hoà hợp nhất, việc này tưởng như khó khăn mà sẽ đương-nhiên xảy ra .

Thượng-sách là như vậy, nhưng theo suy-luận của một số người thông-thạo Luật Biển thì Việt-Nam cũng không thiệt-hại hay mất mát nhiều về hải-phận (cho dù Trung-Cộng xâm-chiếm mất Hoàng-Sa) nếu như các phe thương-thuyết đều tôn-trọng Luật Biển LHQ. Những ưu-thế của Việt-Nam đã được trình-bày ở trên, riêng Hoàng-Sa nằm trong một số trường-hợp đặc-biệt như sau:

― Việc chiếm-đóng bằng bạo-lực không đưa đến chủ-quyền.

― Hoàng-Sa gồm nhiều đảo nhỏ, không có cư-dân, không tự-túc kinh-tế nên không được hưởng quy-chế hải-phận đăc-quyền kinh-tế.

― Nền đất quần-đảo Hoàng-Sa nằm trên thềm lục-địa, lại đặc-biệt nối liền với Cù-lao Ré và tỉnh Quảng-Ngãi.

― Yếu-tố thời-gian rõ rệt đang giúp cho Việt-Nam một thế đứng vững mạnh hơn trên trường quốc-tế công-pháp. Trong khi đó thế-giới luật-gia lại đang gia-tăng áp-lưc nặng nề lên phía Trung-Cộng. Hoả-mù tuyên-truyền của họ trong những thập-niên 1970, 1980 nay đã đang tan rã thành từng mảng. Chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa Trường-Sa thực-sự là một chính-nghiã sáng ngời.


Thời-đại "màu đỏ máu" của Cộng-Sản Nga-Hoa bao trùm 1/3 nhân-loại và cả chiến-thuật "Biển Người" lỗI-thờI của Trung-Cộng đến nay thực-sự qua rồi. Đã đến lúc ánh sáng công-lý của thế-kỷ 21 có khả-năng hoá-giải sách-lược "Biển Sách" nguỵ-tạo lịch-sử của Trung-Cộng. Số lượng những luật-gia hàng đầu khắp Á, Âu, Mỹ bênh-vực Việt-Nam tăng lên nhiều, đặc-biệt là một vài tên tuổi lớn sau đây:


― Mark Valancia và các Chuyên-gia thuộc Viện Đông Tây ở Honolulu đã dựa trên Luật Biển, phủ-nhận các tuyên-cáo của Trung-Cộng, vẽ ra hải-phận Việt-Nam dựa theo nhiều giải-pháp phân chia. Theo giả-thuyết của Valancia, các đảo Hoàng-Sa Trường-Sa không thể được hưởng quy-chế "Đặc-quyền kinh-tế", vùng biển sở-hữu của Việt-Nam có thể tới 1,000,000 cây sô vuông hay 3 lần lớn hơn lãnh-thổ. (Valencia, Mark J. with Jon M. Van Dyke and Noel Ludwig. Sharing the Resources of the South China Sea. The Hague: Martinus Nijhoff for Kluwer Law International (1997). [also Honolulu: University of Hawaii Press (1999)]


― Nữ giáo-sư Monique Chemillier-Gendreau trình-bày mọi lý lẽ chủ-quyền mà Trung-Hoa nói là lịch-sử. Bà trả lời lần lượt từng điểm một, mang sách sử cả Hoa, cả Việt, Pháp, Anh ra làm bằng-cớ; hoàn-toàn bác bỏ được mọi luận-cứ mập mờ của kẻ xâm-lăng.

Cũng qua sử sách, với hàng chục dẫn-chứng, tác-giả đã quả quyết: Việt-Nam là nước độc nhất đã thực-sự hành-sử chủ-quyền quốc-gia trên hai quần-đảo từ thế-kỷ 18.

Đọc xong cuốn sách , cả thế-giới luật-gia, sử-gia, học-giả nào cũng phải thấy rõ rằng Trung-Quốc chưa hề bao giờ có chủ-quyền tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. (Monique Chemillier-Gendreau La Souverainete sur les Archipels Paracels et Spratleys, Paris: Editions L'Harmattan, 1996. Pp. 306.).

― Gần đây nhất, một nhà báo Anh là Templer nhận-xét rằng dù Trung-Cộng có cố-ý khoa-trương nhưng các nước Âu Mỹ dần dần thấy răng lý-lẽ chủ-quyền Việt-Nam mạnh mẽ hơn vì đã Việt-Nam đã thực-sự từ lâu chiếm đóng những quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. (Robert Templer, Shadows and Wind: A View of Modern Vietnam, Viking Penguin.

2008-07-21 05:30:10

http://baotoquoc.com/baotoquoc/index.php?view=story&subjectid=1703

No comments: